Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Lịch sử ra đời và phát triển của quyền con người thông qua các công ước quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HẰNG

LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUYỀN
CON NGƯỜI THÔNG QUA CÁC CÔNG ƯỚC
QUỐC TÊ

LUẬN VĂN THẠC SI KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HẰNG

LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUYỀN
CON NGƯỜI THÔNG QUA CÁC CÔNG ƯỚC
QUỐC TÊ
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SI KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. TĂNG THỊ THANH SANG


NGHỆ AN - 2013


MỤC LỤC
Trang
A. MƠĐÂU............................................................................................................6
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................9
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu..............................................10
5. Đóng góp luận văn.....................................................................................10
6. Bố cuc Luận văn.........................................................................................11
B. NÔI DUNG.....................................................................................................12
Chương 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬRA ĐỜI CỦA QUYỀN CON NGƯỜ..............12
I
1.1. Thời cổ đại...............................................................................................13
1.1.1. Phương Tây cổ đại.........................................................................
1.1.2. Phương Đông cổ đại......................................................................
1.2. Thời trung đại.........................................................................................19
1.2.1. Phương Tây thời trung đại.............................................................
1.2.2. Phương Đông thời trung đại..........................................................
1.3. Thời cận đại............................................................................................22
1.4. Thời hiện đại...........................................................................................30
Tiểu kết chương 1...........................................................................................33
Chương 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VỀQUYỀN CON NGƯỜI THÔNG QUA
CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ.................................................................................35
2.1. Hiến chương Liên hợp quốc...................................................................35
2.1.1. Sự ra đời của Liên hợp quốc..........................................................
2.1.2. Hiến chương Liên hợp quốc..........................................................
2.2. Bộ luật quốc tế về quyền con người.......................................................45

2.2.1. Bối cảnh lịch sư.............................................................................
2.2.2. Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người..............................
2.2.3. Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966..................
2.2.4. Tuyên bố Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
1966.........................................................................................................
2.3. Quyền con người trong một số Công ước quốc tế.................................59
2.3.1. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948
.................................................................................................................
2.3.2. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội Apacthai.........................
Tiểu kết chương 2...........................................................................................73


4
Chương 3 SỰẢNH HƯƠNG CỦA CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀQUYỀN CON
NGƯỜI ƠMÔT SỐKHU VỰC VÀ QUỐC GIA..................................................75
3.1. Đối với châu Âu.......................................................................................75
3.2. Đối với khu vực châu Á...........................................................................80
3.2.1. Đối với Trung Quốc......................................................................
3.2.2. Đối với khu vực Đông Nam Á......................................................
3.3. Đối với Việt Nam..................................................................................103
C. KẾT LUÂN....................................................................................................116
D. TÀI LIÊU THAM KHẢO..............................................................................118
E. PHU LUC.....................................................................................................124


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AICHR

Ủy ban liên chính phủ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam


ANC
ASEAN
CEDAW

Á về Nhân quyền
Đại hội dân tộc Phi
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xư

CRC
EU
FAO
ICCPR
ILO
IMF
PAC
SACP
TCN

chống lại phụ nư
Công ước về quyền trẻ em
Liên minh châu Âu
Tổ chức Nông Lương
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
Tổ chức lao động quốc tế
Quỹ tiền tệ quốc tế
Đại hội toàn châu Phi
Đảng Cộng sản Nam Phi
Trước công nguyên


UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa

UNGA

Đại hội đồng Liên hợp quốc

UNHRC

Hội Đồng Nhân Quyền Liên hợp quốc

WB
WHO

Ngân hàng thế giới
Tổ chức Y tế thế giới


6
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quyền con người (Nhân quyền) là giá trị chung của nhân loại, được
cộng đồng quốc tế thừa nhận và trở thành vấn đề cơ bản trong pháp luật quốc
tế và quốc gia, một giá trị đặc biệt trong quá trình phát triển của nền văn minh
nhân loại.
Quyền con người là nhưng yếu tố cơ bản, nền tảng của một xã hội dân
chủ, văn minh. Tư tưởng về quyền con người đã hình thành từ rất sớm trong
lịch sư nhân loại, nhưng không phải trong bất cứ hình thái kinh tế - xã hội
nào, trong bất cứ kiểu Nhà nước nào nó cũng được tồn tại và thừa nhận một

cách đầy đủ. Vì thế quyền con người là một phạm trù lịch sư và là kết quả của
quá trình đấu tranh không ngừng của toàn nhân loại vươn tới nhưng lý tưởng,
giải phóng hoàn toàn con người nhằm xây dựng một xã hội thật sự công bằng,
dân chủ, văn minh.
Ngay trong cuộc cách mạng tư sản do giai cấp tư sản thực hiện đã coi
quyền con người như một vũ khí của mình để tranh giành quyền lực với giai
cấp phong kiến và tập hợp lực lượng trong xã hôi. Do đó từ thế kỉ XVIII, vấn
đề về quyền con người đã được giai cấp tư sản đề cập đến như Tuyên ngôn
độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776, Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền Pháp năm 1789.
Trong bối cảnh lịch sư đầy biến động từ sau cuộc Chiến tranh thế giới
thứ hai kết thúc thì vấn đề về quyền con người trở thành mối quan tâm của cả
Nhà nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, nên khi tổ chức Liên hợp
quốc ra đời thì vấn đề cơ bản, đầu tiên của tổ chức này là vấn đề về nhân
quyền. Thật vậy nhân quyền trở thành vấn đề quan trọng, thường xuyên được
đề cập đến trong quan hệ quốc tế. Liên hợp quốc đã ban hành hàng loạt các


7
văn kiện khẳng định quyền tự do của con người, đặc biệt là Hiến chương Liên
hợp quốc 1945 và Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người 1948, và từ
đây vấn đề về nhân quyền đã xuất hiện sang một bước ngoặt mới trong lịch sư
nhân loại, trở thành một vấn đề cơ bản được điều chỉnh bằng pháp luật quốc
tế. Trong thời gian tiếp theo là hàng loạt các công ước quốc tế về quyền con
người đã được nhân loại đón nhận trong hân hoan, phấn khởi.
Ở Việt Nam, trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tư tưởng về
Nhân quyền đã được dân tộc ta khẳng định qua quá trình dựng nước và giư
nước. Đồng thời được khẳng định bằng nhưng nhân vật đã đi vào nhưng trang
sư hào hùng của dân tộc. Hơn hết kể từ khi giành được độc lập cho đất nước
(năm 1945), Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng quyền con người. Tuyên ngôn

độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
tại quảng trường Ba Đình lịch sư, Hà Nội ngày 2/9/1945 được coi là một văn
kiện có tính lịch sư trên phương diện quốc tế về quyền con người.
Như vậy, có thể thấy vai trò của các công ước quốc tế từ khi được ra
đời đã được khẳng định sự phát triển của quyền con người. Xuất phát từ
nhưng vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây Luận văn xin được mạnh dạn chọn
lựa đề tài “Lịch sử ra đời và phát triển của quyền con người thông qua các
công ước quốc tê” để làm Luận văn thạc sĩ của mình. Hy vọng sẽ góp phần
nghiên cứu đầy đủ hơn về lịch sư ra đời, cũng như vạch ra cho bạn đọc một
hướng nhìn về quyền con người thông qua các công ước quốc tế và nhưng tác
động nhất định tới các quốc gia và khu vực trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên,
vì điều kiện và khả năng còn hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi nhưng
thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
2. Lịch sử vấn đề
Có thể nhận thấy xây dựng quyền con người là một vấn đề không phải
nằm trong phạm vi một quốc gia mà nó là vấn đề được quan tâm trên toàn thế


8
giới. Bởi lẽ, nhưng ý nghĩa nhân văn vô cùng to lớn của nó đã ảnh hưởng tới
từng cá nhân trong một môi trường sống về tự do, bình đẳng, bác ái.
Quyền con người là đề tài tương đối phổ biến, và được nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới hết sức quan tâm. Có nhưng công trình nghiên cứu
hết sức sâu sắc và chi tiết đối với ngành Luật, ngành Triết học... Nhưng chỉ có
số ít cách tác giả nghiên cứu, tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu đối với ngành
Lịch sư. Có chăng cũng chỉ là nhưng bài viết tương đối khái quát.
Đề tài dựa trên các văn kiện quốc tế quan trọng nhất về quyền con
người, bao gồm: Hiên chương của Liên hợp quốc, các Bộ luật quốc tê về
quyền con người.
Ngoài ra có tác giả là GS.TS Võ Khánh Vinh, Phó chủ tịch Viện khoa

học xã hội Việt Nam có tác phẩm gồm hai tập “Quyền con người - tiêp cận
đa ngành và liên ngành luật học” đã tập trung đưa ra nhưng vấn đề lý luận,
lịch sư về con người, bảo vệ quốc tế quyền con người đồng thời Giáo Sư cũng
nêu ra nhưng vấn đề chung về quyền con người ở Việt Nam.
Giáo trình “Quyền con người” do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên của
Học viện Khoa học xã hội là cuốn giáo trình giảng dạy sau đại học đã đưa ra
các vấn đề về lịch sư, lý luận về quyền con người đặc biệt giáo trình cũng đã
khái lược quyền con người trong lịch sư tư tưởng nhân loại.
Tác giả Nguyễn Linh Giang với bài viết “Các công ước quốc tê về
quyền con người”. Bài viết đã dưa ra các bộ luật quốc tế về quyền con người
cũng như liệt kê một số Công ước tiêu biểu và quan trọng của Liên hợp quốc.
Còn tác giả Đinh Ngọc Vượng với bài viết “Chuyển hóa các điều ước
quốc tê về quyền con người vào pháp luật Việt Nam”. Tác giả Nguyễn Thị
Báo với bài viết “Nội luật hóa các công ước quốc tê trong pháp luật Việt
Nam”. Cả hai tác giả đã tóm tắt quá trình chuyển hóa các công ước quốc tế
phù hợp với pháp luật Việt Nam.


9
Để giúp giáo dục nhận thức về quyền con người trong xã hội Việt Nam
GS. TS Võ Khánh Vinh có sách “Giáo dục quyền con người: những vấn đề li
luận và thực tiễn” đã đưa ra nhưng hạn chế về giáo dục quyền con người ở
Việt Nam, đồng thời đưa ra nhưng phương pháp cách thức nhằm giáo dục
nhận thức về quyền con người.
Tuy nhiên nhưng nghiên cứu trên chưa đưa ra được vấn đề quyền con
người theo một chiều dài lịch sư nhất định đặc biệt là phân tích sâu hơn về
lịch sư ra đời và phát triển của các công ước quốc tế về quyền con người.
Nhưng nhân tố ảnh hưởng, tác động đến xã hội Việt Nam cũng chưa được
đánh giá rõ ràng, lôgic.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhưng vấn đề cơ bản về lịch sư quá trình phát trình
phát triển về quyền con người thông qua các công ước quốc tế. Đồng thời
đánh giá về sự tác động tới quyền con người trong xã hội Việt Nam. Nhưng
nội dung được đề cập ở đây bao gồm: Khái quát sự ra đời của quyền con
người trong tiên trình lịch sử, quá trình phát triển về quyền con người thông
qua các công ước quốc tê quan trọng. Từ đó có một số nhận xét về sự ảnh
hưởng của các công ước quốc tê đên quyền con người đối với một số khu vực,
quốc gia trong đó có Việt Nam. Đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm
để cùng nhau nội luật hóa hợp lý nhân quyền.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Lịch sử ra đời và phát triển của quyền con người
thông qua cá Công ước quốc tê”. Được chúng tôi giới hạn như sau:
Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu khái quát từ xã hội nguyên thủy
với nguyên tắc vàng là nền tảng của quyền con người. Tuy nhiên trọng tâm
nghiên cứu nhất vẫn là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) kết thúc đến
ngày nay.


10
Về mặt nội dung: Luận văn bao gồm Khái quát sự ra đời của quyền con
người trong tiến trình lịch sư nhân loại, tìm hiểu quá trình phát triển về quyền
con người thông qua các điều ước quốc tế quan trọng. Từ đó có một số nhận
xét về nhưng ảnh hưởng của Công ước quốc tế đến quá trình nội luận hóa ở
một số khu vực vào quốc gia tiêu biểu trong đó có Việt Nam.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tài liệu
Luận văn chủ yếu dựa trên nguồn tài liệu tiếng Việt được lấy từ viện
Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Nhân quyền, các trang Web, các
bài báo, tạp chí Nhà nước và pháp luật, tin tức, bình luận truyền hình, Luận văn...

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đây được xem là một đề tài khoa học Lịch sư vì vậy các phương pháp
nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nền tảng phương pháp luận
của: Phương pháp luận sư học Mác xit, sư dụng phương pháp lịch sư, phương
pháp lôgic, kết hợp với phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp đối chiếu, so sánh.
Luận văn sư dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học:
tổng hợp, phân tích, chứng minh, thống kê, so sánh, kết hợp nghiên cứu lý
luận với thực tiễn…
5. Đóng góp luận văn
Thông qua việc thực hiện đề tài, Khóa luận mong muốn bước đầu khái
quát lịch sư ra đời của quyền con người giúp người đọc có cách nhận thức,
cách nhìn cụ thể hơn. Đồng thời đưa ra nhưng đánh giá về quá trình phát triển
của quyền con người thông qua các công ước quốc tế, đặc biệt từ sau Tuyên
ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948.
Bằng nhưng vấn đề được nghiên cứu, góp phần đưa ra nhưng nhân tố
khách quan, chủ quan tác động, đánh giá quá trình ảnh hưởng của Công ước


11
quốc tế về quyền con người trên thế giới. Cuối cùng là quá trình hình thành,
nội luật hóa Công ước để rồi rút ra phương pháp giáo dục nhận thức về quyền
con người ở nước ta.
Nội dung và tư liệu của luận văn sẽ đóng góp vào tài liệu tham khảo,
phục vụ cho công tác nghiên cứu về lịch sư phát triển quyền con người thông
qua các công ước quốc tế quan trọng đồng thời giúp bạn đọc quan tâm, nhận
thức hơn về quyền con người trên thế giới và Việt Nam trong xu thế toàn cầu.
6. Bố cục Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1. Khái quát lịch sư ra đời của quyền con người.
Chương 2. Quá trình phát triển về quyền con người thông qua các
công ước quốc tế.
Chương 3. Sự ảnh hưởng của các công ước quốc tế về quyền con
người đối với ở một số khu vực và quốc gia.


12
B. NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA QUYỀN CON NGƯỜI
Quyền con người gắn chặt với mọi hoạt động xã hội, đó chính là các
mối quan hệ xã hội và các phương thức sống cá nhân. Quyền con người là
biểu hiện của các tiêu chí tác động qua lại, củng cố các mối quan hệ, phối hợp
hành động và hoạt động giưa con người với con người, ngăn ngừa các mâu
thuẫn đối đầu và xung đột giưa họ trên cơ sở kết hợp tự do cá nhân với tự do
của người khác, với hoạt động bình thường của nhà nước và xã hội. Nhưng
quyền như được sống, quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, được bất
khả xâm phạm về thân thể, được tự do ngôn luận, tự do chính kiến, tự do tín
ngưỡng, được tham gia vào các quá trình chính trị là nhưng điều kiện cần
thiết để con người tổ chức đời sống trong xã hội văn minh.
Thiết nghĩ, quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sư
xã hội loài người, là giá trị tinh thần quý giá nhất của nền văn minh nhân loại.
Khái niệm “quyền con người” (Human Rights) xuất hiện đầu tiên ở phương
Tây thế kỷ XVII - XVIII. Trong một số tác phẩm của các nhà tư tưởng như
J.J. Rousseau, T. Hobbes, J. Locke.v.v.. đã đề cập đến khái niệm này. Sau đó
khái niệm này đã được cụ thể hóa trong một số văn bản có tính chất pháp lý
của một số quốc gia như: Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn
về quyền con người và quyền công dân ở Pháp năm 1789,v.v… Cuối cùng
quyền con người cũng trở thành vấn đề quốc tế mà các quốc gia cùng quan

tâm và bảo hộ khi hàng loạt các điều ước quốc tế ghi nhận.
Và theo như quan điểm của chủ nghĩa duy vật, “quyền con người”,
“quyền dân tộc” là nhưng phạm trù lịch sư có quá trình hình thành, phát triển
phản ánh nhưng quy luật vận động khách quan của con người mà là thành quả


13
của quá trình đấu tranh lâu dài trong lịch sư. Mỗi thời đại, nhân dân lao động
và các dân tộc đều phải trải qua sự đấu tranh, hy sinh cũng vì quyền con
người. Vấn đề quyền con người luôn là trung tâm của mọi cuộc cách mạng xã
hội và tiến bộ của nhân loại. Trong khi lịch sư phát triển của xã hội loài người
tùy thuộc vào từng hình thái kinh tế - xã hội khác nhau mà vấn đề quyền con
người cũng được lý giải và thực hiện theo nhiều cấp độ khác nhau.
1.1. Thời cổ đại
Trong xã hội nguyên thủy, nguyên tắc được đặt lên hàng đầu hay còn
gọi là “nguyên tắc vàng” đó việc trong cuộc sống sinh hoạt con người luôn
tôn trọng và hoàn toàn bình đẳng với nhau. Kéo theo, các dân tộc (theo nghĩa
là thị tộc, bộ lạc) cũng tồn tại mối quan hệ bình đẳng. Mà ở đó, trong mỗi thị
tộc, bộ lạc mọi người đều có quyền ngang nhau. Họ cùng sống, cùng lao động
và cùng thừa hưởng mọi thành quả lao động mà tập thể làm ra. Tuy nhiên tất
cả sự bình đẳng ấy đều dựa trên cơ sở đời sống vật chất còn khá thô sơ lạc
hậu thấp kém [1,7].
Đến khi tất yếu của lịch sư loài người đã tạo ra nhiều cách thức để đấu
tranh với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên. Như vậy tất yếu kéo theo
chính là sức sản xuất phát triển và lúc này của cải dư thừa càng nhiều, càng
lớn. Và tư hưu cũng dần dần xuất hiện đồng thời lại kéo theo sự ra đời của
một xã hội có giai cấp và nhà nước. Theo đó nhưng nguyên tắc vàng trước
đây của xã hội nguyên thủy cũng bị xé nhỏ ra, nhưng bình đẳng bị mất dần.
Như vậy lịch sư loài người bước sang thời kỳ cổ đại đã đánh dấu sự mờ
nhạt của tính bình đẳng giưa bộ lạc (dân tộc) này với bộ lạc (dân tộc) khác đã bị

xóa nhòa. Thay vào đó nhưng sự bất bình đẳng đã ngày càng được thể hiện rõ.
1.1.1. Phương Tây cổ đại
Xã hội phương Tây cổ đại là một xã hội chiếm hưa nô lệ mang tính
chất điển hình. Trong đó hai giai cấp chủ yếu là chủ nô và nô lệ. Do đó, mâu


14
thuẫn chủ yếu là chủ nô và nô lệ tức mâu thuẫn giai cấp. Nô lệ là lực lượng
chính sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng họ lại bị coi như súc vật
và hàng hóa để trao đổi, buôn bán. Còn giới chủ nô lại nắm trong tay mọi đặc
quyền đặc lợi.
Giai cấp nô lệ đã đứng lên để giành lại sự tự do, và đòi lại phẩm giá của
họ. Sự uất hận của họ bùng lên thành các cuộc khởi nghĩa. Một trong nhưng
cuộc khởi nghĩa tiêu biểu diễn ra vào năm 74 - 71 TCN do Xpacstacút lãnh
đạo đòi xóa bỏ áp bức và nô dịch. Song cuộc khởi nghĩa đã bị thất bại không
đề ra được cương lĩnh, không tuyên bố được mục đích, chưa vượt qua giới
hạn của giai cấp nên họ bị đàn áp rất dã man. Tuy nhiên, mọi thứ đều không
vô nghĩa, và phong trào đấu tranh dù thất bại nhưng đã ảnh hưởng to lớn tới
sự phát triển nhận thức về quyền con người đòi quyền lợi.
Trong xã hội phương Tây cổ đại, nổi bật hơn cả đó là thời kì Hy Lạp La Mã cổ đại. Trước hết, có thể nói tư tưởng về quyền con người ở đây đầu
tiên xuất hiện trong các tư tưởng, học thuyết triết học, chính trị - xã hội. Đặc
biệt, tưởng về quyền con người gắn chặt với nhưng tư tưởng, học thuyết về
con người, về giải phóng, về mối quan hệ giưa con người với con người, con
người và xã hội, con người và nhà nước, v.v… Nhưng tư tưởng và học thuyết
đó có thể coi là nhưng tiền đề, mầm mống đầu tiên của các tư tưởng về quyền
con người. Tư tưởng về quyền con người ở đây đã được đề cập đến trong các
học thuyết của Platon, Aristotelos, Protagore, v.v.. Tuy nhiên, lúc này quyền
con người mới chỉ là nhưng tư tưởng manh nha, chưa được quan tâm nghiên
cứu và chưa được thừa nhận như một giá trị phổ biến của con người. Xã hội
thời kỳ Hy Lạp - La Mã cổ đại có sự phân hóa giai tầng sâu sắc giưa giai cấp

thống trị và giai cấp bị trị, giưa tầng lớp chủ nô và tầng lớp nô lệ, do vậy
quyền con người lúc này cũng mang tính giai cấp sâu sắc, chỉ nhưng tầng lớp
quý tộc trong xã hội mới có các quyền con người, còn nô lệ thì không hề có
quyền chút nào và Aristotelos cho rằng, chỉ nhưng công dân (nam giới từ 18


15
tuổi trở lên) mới có quyền công dân, còn phụ nư, trẻ em, nô lệ, v.v… không
có các quyền con người như các công dân khác. Lúc này, các tầng lớp dưới
của xã hội, như tầng lớp nô lệ thậm chí được xem như công cụ biết nói, chứ
không phải là con người. Chẳng hạn, Platon coi nông dân và thợ thủ công là
hạng người thấp nhất. Trong “Nhà nước lý tưởng của ông” [39,150]. Platon
cho rằng: "Trong xã hội cần phải duy trì các hạng người khác nhau và do đó
không thể có sự hoàn toàn bình đẳng giữa mọi người được” [39,129].
Do phần lớn các nhà tư tưởng thời kỳ Hy Lạp - La Mã cổ đại xuất thân
từ tầng lớp quý tộc, do vậy họ ra sức bảo vệ quý tộc và nhà nước của giai cấp
đó. Chẳng hạn, tuy Đêmôcrit là một trong nhưng nhà triết học đầu tiên đặt ra
vấn đề đấu tranh cho dân chủ, nhưng đại diện cho tầng lớp chủ nô, ông bảo vệ
nền dân chủ chủ nô, còn đối với nô lệ thì ông cũng cho rằng phải tuân theo
người chủ (nghĩa là không có quyền con người) [39,176]. Trong quan điểm
của các nhà tư tưởng của thời kỳ này, cá nhân phải tuyệt đối phục tùng nhà
nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chưa thể có cái gọi là quyền công
dân, quyền cá nhân.
Bên cạnh thực tế lịch sư như trình bày ở trên, trong thời kỳ Hy Lạp - La
Mã cổ đại, thậm trí trong nhưng giai đoạn trước đó cũng đã xuất hiện nhưng
tư tưởng đấu tranh đòi quyền con người phải trở thành nhưng quyền phổ biến
cho tất cả mọi người. Nghĩa là nhưng người nông dân, nô lệ được hưởng các
quyền đó. Nhưng tư tưởng đó gắn liền với cuộc đấu tranh cho sự tự do, bình
đẳng của các tầng lớp tận cùng của xã hội - tầng lớp nô lệ [34,36].
Tiếp theo, vào thế kỷ VI TCN, nhiếp chính quan người Hy Lạp ở La

Mã là Arokhont Salon, đã ban bố một đạo luật trong đó xác định một số khía
cạnh của dân chủ và quy định một số quyền của các công dân tự do trong mối
quan hệ với các quan lại nhà nước. Trong thời kỳ diễn ra sự tàn bạo khủng
khiếp của chế độ ở La Mã cổ đại, thời kỳ mà quyền con người là một thứ “rất
xa lạ”, người ta đã đề cập đến quyền không vâng lời và quyền chống lại áp


16
bức của nhưng người nô lệ như là một số nỗ lực bảo vệ tầng lớp nô lệ. Đến
thế kỷ thứ V TCN, Protagore (490 - 420) và các nhà triết học thuộc trường
phái ngụy biện Sophism đã đưa ra quan điểm về sự bình đẳng và tự do giưa
các cá nhân trong xã hội: “Thượng đê tạo ra mọi người đều là tự do, không ai
biên thành nô lệ cả”[32,59]. Cùng với câu nói nổi tiếng của Socrate, nhà triết
học Hy Lạp cổ đại: “Con người hãy nhận thức lấy chinh mình” thì đây có thể
được xem như là mầm mống đầu tiên về quyền con người và đấu tranh cho
quyền con người. Rõ ràng, tư tưởng quyền con người trước hết phải xuất phát
từ việc đề cao con người, tôn trọng giá trị con người.
Sự bất lực của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh với bọn bóc lột
đã dẫn tới sự gia tăng tâm lý tín ngưỡng của, họ tìm kiếm “niềm an ủi tinh thần”
trong tôn giáo. Vào thế kỷ I, từ sự xáo trộn tín ngưỡng cổ xưa với triết học Hy
Lạp được thị dân hoá đã xuất hiện Thiên chúa giáo như Ph. Ănghen nhận xét
rằng: “Thiên chúa giáo như một phong trào của quần chúng bị áp bức: ban đầu
nó như là tôn giáo của người nô lệ và người được trả tự do, nghèo khổ và các
dân tộc không có quyền, bị chinh phục hoặc ở rải rác khắp La Mã”[32,32].
Trong các tác phẩm sơ khai của giáo lý Thiên chúa giáo đã nói lên sự
căm hờn lũ “hoàng đê thú vật” bọn quan chức nhà giàu, thương nhân. Nhưng
tín đồ Thiên chúa giáo buổi bình minh đã mơ ước tiêu diệt đế chế La Mã chủ
nô và thiết lập “vương quốc ngàn năm”. Và, trong khi chờ đợi “sứ giả giáng
trần”các tín đồ đã hướng tới “sự cam chịu”[1,10]. Dần dần, Thiên chúa giáo
đã bị giai cấp thống trị lợi dụng và biến thành công cụ cai trị tinh thần đối với

quần chúng nhân dân.
1.1.2. Phương Đông cổ đại
Ở xã hội phương Đông cổ đại bao gồm hai giai cấp chủ yếu. Thứ nhất
là giai cấp thống trị bao gồm vua, quan lại, tăng nư chủ yếu đi bóc lột. Thứ
hai là giai cấp bị trị gồm nông dân công xã và một ít nô lệ thì lại bị bóc lột.


17
Việc này đồng nghĩa với việc diễn ra sự kì thị, mang đến sự bất bình đẳng
giưa con người với con người.
Một trong nhưng biểu hiện rõ nét nhất của sự bất bình đẳng chính là
chế độ phân biệt chủng tộc Vácna trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Đây là chế độ
phân biệt đẳng cấp nghiêm ngặt, hà khắc, là sự bất bình đẳng giưa tộc người
Arian và tộc người Đravitđa bản địa. Còn ở Trung Quốc cổ đại, cũng chia xã
hội thành hai hạng người “quân tử” và “tiểu nhân”. Người phụ nư thì bị coi
thường và đối xư hà khắc. Tầng lớp nô lệ ở phương Đông cổ đại mặc dù
không điển hình như phương Tây nhưng cũng không có đặc quyền, đặc lợi
nào thậm chí được coi như tài sản của tầng lớp quý tộc.
Nhận thấy được nhưng mâu thuẫn xã hội, giai cấp gay gắt như vậy điều
tất yếu sẽ nảy sinh ra nhưng cuộc đấu tranh ở nhưng quy mô, cách thức khác
nhau. Đặc biệt hơn cả, trong lĩnh vực tư tưởng đã xuất hiện nhưng tư tưởng
tiến bộ thể hiện được quyền con người và muốn vươn lên để được có quyền
cơ bản cho mình. Nổi bật hơn cả đó là sự ra đời của Phật giáo, Nho giáo hay
nhưng tư tưởng của Lão Tư, Mặc Tư... Tất cả đều mong muốn xây dựng một
xã hội tốt đẹp, được hưởng quyền con người một cách đúng nghĩa. Mặc dù
không tránh khỏi nhưng hạn chế về điều khiện lịch sư, xã hội mang lại (mang
lại quyền lợi cho giai cấp trí thức, thống trị, còn đại đa số nhân dân lao động
thì phải an phận)[1,11].
Đáng chú ý trong thời kì cổ đại có nhưng thành tựu chủ yếu về tư tưởng
ở Trung Quốc, Ấn Độ thì nhất thiết không thể bỏ qua được nền văn minh

Lưỡng Hà cổ đại.
Lưỡng Hà là khu vực có nhưng bộ luật sớm nhất. Từ thời Vương triều
III của thành bang Ua, ở Lưỡng Hà đã ban hành bộ luật cổ nhất thế giới.
Nhưng ngày nay chỉ còn lại được một số đoạn. Vào khoảng thế kỷ XX TCN
nước Etnuna ở Đông Bắc Babilon cũng ban hành một bộ luật. Bộ luật này viết


18
trên hai tấm đất sét - rất đặc biệt. Và bộ luật quan trọng nhất ở Lưỡng Hà cổ
đại là bộ luật Hammurabi [67]. Theo lịch sư ghi lại thì nó được khắc trên một
bia đá. Đây là bộ luật cổ sớm nhất hầu như còn nguyên vẹn mà ngày nay đã
phát hiện được.
Năm 1902, phái đoàn khảo cổ học Pháp phát hiện ở Sura một cây trụ
đá hoa cương khắc toàn bộ văn bản bộ luật Hammurabi. Toàn bộ cây trụ đá
ghi lại 282 điều luật cùng một lời nói đầu và lời bạt đề cập tới hầu hết các vấn
đề từ kinh tế xã hội đến mối quan hệ giưa người với người [67]. Người dân có
ruộng đất, phụ nư được đối xư bình đẳng, đồng thời các quyền khác cũng
được nới lỏng rất nhiều. Rõ ràng, trong nhưng điều khỏan của bộ luật
Hammurabi, đã phần nào thể hiện được ý thức về các quyền cơ bản cho nhân
dân Babylon cũng như nhân loại.
Nhà vua Hammurabi xứ Babylon đã ban hành một bộ luật mang tên
mình là bộ luật Hammurabi (ban hành khoảng năm 1780 TCN) với câu tuyên
bố nổi tiếng, theo đó, mục đích của đức vua khi thiết lập ra đạo này là để:
“ngăn ngừa các kẻ mạnh áp bức kẻ yêu,… làm cho người cô quả có nơi
nương tựa ở thành Babylon,… đem lại hạnh phúc chân chinh và đặt nền
thống trị nhân từ” [32,59]. Đây có thể xem như một trong nhưng bộ luật sớm
nhất đề cập đến quyền con người.
Hẳn cũng không ít người biết đến câu chuyện về thần Anu vĩ đại và
thần Enlin trong việc quyết định vận mệnh của đất nước. Câu chuyện kể rằng
vì hạnh phúc của loài người và cũng vì sự yên ổn của nhân loại, hai thần đã

quyết định ra lệnh cho Hammurabi, một vị vua quang minh và ngoan đạo phát
huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ nhưng kẻ gian ác không tuân theo pháp luật,
làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho Hammurabi giống như
thần Samát (Thần Mặt trời, ánh sáng và xét xư) soi đến dân đen, tỏa ánh sáng
khắp mặt đất.


19
Như vậy, trong thời kỳ cổ đại trong các nhà thuyết triết học, chính trị,
pháp lý đã xuất hiện nhưng tư tưởng đầu tiên về quyền con người. Ngay từ
thời kỳ này, quyền con người đã gắn với cuộc đấu tranh đòi quyền tự do, bình
đẳng - nhưng quyền cơ bản nhất của con người. Quyền con người ở đây cũng
gắn liền với đấu tranh của giai cấp nô lệ và giai cấp chủ nô, giưa giai cấp
thống trị và giai cấp bị trị. Do đó, có thể thấy quyền con người ngay từ đầu đã
mang tính giai cấp sâu sắc, nó cũng liên quan chặt chẽ đến việc giải quyết mối
quan hệ giưa cá nhân cộng đồng, đặc biệt là mối quan hệ giưa cá nhân và nhà
nước. Quan niệm phổ biến trong thời kỳ này là quyền con người không phải
là một giá trị phổ biến, hay nói cách khác, quyền con người chỉ được dành
cho một bộ phận người trong xã hội. Do đó con người thời kì này cũng phản
ánh cuộc sống đấu tranh giưa xu hướng: xu hướng đấu tranh đòi quyền giai
cấp công nhân, nô lệ và xu hướng bảo vệ của giai cấp chủ nô, phủ nhận quyền
của giai cấp nô lệ [12,37].
Mặc dù còn sơ khai và nhiều hạn chế nhưng nhưng quan điểm về quyền
con người ở các quốc gia cổ đại phương Đông được xem như nhưng quan
điểm đầu tiên trong lịch sư nhân loại. Mặt khác đây cũng được coi như
phương thức để đưa ra tiếng nói của mình và phần nào xoa dịu được ách áp
bức, bóc lột mà từ trước họ phải chịu đựng.
1.2. Thời trung đại
1.2.1. Phương Tây thời trung đại
Sau khi chế độ chiếm hưu nô lệ tan rã, xã hội cũng bước sang hình thái

kinh tế xã hội phong kiến với tất cả biểu hiện của sự bảo thủ, trì trệ, lạc hậu và
bất bình đẳng. Trong đó, vua là người kết hợp cao độ giưa vương quyền và thần
quyền. Còn nhà thờ đóng vai trò thống soái trong hệ tư tưởng của xã hội phong
kiến. Thời kỳ này không phải chỉ là bước lùi về văn hóa, khoa học, tưởng,
v.v… mà còn là bước lùi về quyền con người. Xã hội thời kỳ trung đại vừa là


20
bước thụt lùi về mặt xã hội vừa là sự suy đồi về mặt kinh tế, người nông dân là
một lực lượng đông đảo nhưng bị tước mọi quyền hành và là tầng lớp “tối tăm
về tri tuệ”. “Người nông dân không chỉ bị lệ thuộc về mặt ruộng đất vào địa
chủ mà còn cả về mặt cá nhân, thân thể, không có quyền về chinh trị. Sự lệ
thuộc đó C. Mác gọi là sự cưỡng bức phi kinh tê” [35,215]. Có thể thấy thời kỳ
này với sự thống trị tuyệt đối của nhà thờ đã không chấp nhận bất kì quyền tự
do nào của con người, ngoài quyền tự do phục tùng nhà thờ, phục tùng Thượng
đế. Như vậy, giáo hội Thiên chúa giáo bao bọc chế độ phong kiến bằng vầng
hào quang thánh thần và bảo vệ nó qua nhưng quy định về đặc quyền, đặc lợi
của các lãnh chúa. Theo đó, sự bất công xã hội và áp bức nông nô là do “ý
chúa”. Nhưng lời kêu gọi “phục tùng chinh quyền” và “nô lệ cam chịu các
ông chủ của mình” mà từ thời chiếm hưu nô lệ giai cấp thống trị đã áp dụng thì
giờ đây nó lại được nhà thờ Thiên chúa giáo sư dụng nhằm duy trì và biện minh
cho sự tồn tại của trật tự phong kiến - trật tự bất bình đẳng. Bởi vậy, khi nhận
định về hệ tư tưởng trung đại, Ph. Ănghen viết: "Trong tay bọn giáo sĩ, chinh
trị và luật học, cũng như tất cả các ngành khoa học khác, vẫn chỉ là những
ngành thần học… Những giáo lý của giáo hội đồng thời cũng là những định lý
chinh trị. Còn những đoạn kinh thánh cũng có hiệu lực lớn hơn toà án như là
pháp luật. (Do vậy) để có thể đả kich vào những quan hệ xã hội hiện tồn thì
cần phải tước bỏ cái hào quang thiêng liêng của chúng" [39,132].
Ôguýtxtanh, nhà thần học nổi tiếng thời này cùng các nhà thần học
khác đại diện cho giáo hội và thần quyền thời kỳ này đã rất tích cực bảo vệ

cho sự bất bình đẳng trong xã hội. Ông cho rằng, một số người thì được chúa
ban cho quyền hưởng sự sung sướng vĩnh viễn, còn một số người khác thì
phải chịu khổ vĩnh viễn [12,38]. Với nhưng quan niệm có tính chất nguyên lý
nền tảng của thời trung đại. Như vậy, dễ hiểu vì sao thời kỳ này con người
không có các quyền của mình, vấn đề quyền con người không được chú ý.


21
Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng chủ yếu là nhân quyền phải khuất phục
thần quyền thời kì trung đại ở phương Tây cũng xuất hiện tư tưởng khai
sáng về quyền con người. Chẳng hạn, trong Hiến chương Magna Carta của
nước Anh cũng ban hành năm 1215 đã đề cập và khẳng định một số quyền
con người, cụ thể như: quyền sở hưu, quyền thừa kế tài sản; quyền tự do
buôn bán và không bị đánh thuế quá mức; quyền của phụ nư góa chồng
được quyết định tái hôn hay không; quyền được xét xư đúng đắn và được
bình đẳng trước pháp luật,.v.v… Quan trọng hơn, bản Hiến chương này
được coi là một trong nhưng văn bản pháp luật đầu tiên của nhân loại đề cập
cụ thể đến việc tiết chế quyền lực của nhà nước để bảo vệ các quyền của
công dân, mà biểu hiện cụ thể ở hai quy phạm vẫn còn có giá trị đến tận
ngày nay, đó là quy phạm về lệnh đình quyền giam giư (hay còn gọi là Luật
bảo thân - Habeas Corpus) trong đó bắt buộc mọi trường hợp tư hình đều
phải qua xét xư và quyết định trước Tòa và quy phạm về luật tôn trọng tất cả
các quyền hợp pháp của công dân.
1.2.2. Phương Đông thời trung đại
Và nếu như tư tưởng về quyền con người được nền móng trong xã hội
cổ đại thì bước sang thời trung đại nó lại bị chế độ phong kiến kìm hãm, vùi
dập. Trong các quốc gia phong kiến phương Đông đã hình thành chế độ
phong kiến chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mà điển hình là Trung
Hoa. Các triều đại phong kiến Trung Hoa đã tìm thấy nhưng điểm có thể lợi
dụng trong học các học thuyết Nho giáo như thuyết “thiên mệnh”. Theo đó,

vua được coi là “thiên tử” tức con trời và thay trời trị dân. Ở các quốc gia
phong kiến phương Đông, vua là người kết hợp giưa vương quyền và thần
quyền nên có quyền lực cao độ tức ý vua là ý trời.
Trong các quốc gia phong kiến, mâu thuẫn giai cấp chủ yếu là mâu
thuẫn giưa đông đảo quần chúng nhân dân mà nhất là nông dân với địa chủ


22
phong kiến. Do đó, xuất hiện nhiều cuộc đấu tranh của nông dân, và có nhưng
lúc trở thành khởi nghĩa nông dân. Từ trong nhưng phong trào đó cũng đã
xuất hiện nhiều tư tưởng tiến bộ về quyền con người. Tuy nhiên, tất cả các
cuộc khởi nghĩa nông dân dưới chế độ phong kiến đều không thể vượt qua
được hạn chế giai cấp. Khi khởi nghĩa thành công, nhưng người lãnh đạo lại
thiết lập một trật tự xã hội cũ - xã hội phong kiến và đi vào phản động, ăn
chơi sa đoạ, bóc lột nhân dân.
Bên cạnh áp bức giai cấp, chà đạp lên quyền con người thì chế độ
phong kiến còn tồn tại hiện tượng áp bức dân tộc của các nước lớn đưa quân
xâm lược và nô dịch các dân tộc nhược tiểu. Do đó, ý thức dân tộc và quyền
dân tộc cũng trổi dậy mạnh mẽ.
Một trong nhưng quốc gia tiêu biểu cho nhưng cuộc đấu tranh đó là
quốc gia phong kiến Đại Việt. Trải qua các triều đại, họ đã đấu tranh không
mệt mỏi để khẳng định quyền con người và quyền dân tộc. Dân tộc Việt Nam
từ thời Văn Lang - Âu Lạc cho đến thế kỷ XX, gần như không thế kỷ nào là
không vang lên tiếng va chạm của binh đao chống xâm lược. Kẻ thù càng
hùng mạnh bao nhiêu thì ý thức độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ càng trỗi dậy mạnh mẽ bấy nhiêu. Để rồi truyền thống ý thức dân tộc ngày
càng được hun đúc và trở thành một chất men không thể thiếu trong quá trình
hình thành và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt. Trong phong
trào đấu tranh đó của quốc gia phong kiến Đại Việt đã xuất hiện nhưng nhà tư
tưởng vĩ đại về quyền con người và quyền dân tộc với nhưng bản “hùng ca

lập quốc vĩ đại” như Lý Thường Kiệt với “Nam quốc sơn hà…” hay Nguyễn
Trãi với “Bình Ngô đại cáo”…[1,12].
1.3. Thời cận đại
Đến thời kỳ Phục hưng vấn đề quyền con người có sự phát triển đột
phá so với các giai đoạn trước. Sở dĩ như vậy là vì thời kỳ Phục hưng không


23
chỉ phục hồi và phát huy tất cả nhưng giá trị tốt đẹp trong thời kỳ Hy Lạp La Mã cổ đại ở phowng Tây đã bị xóa bỏ trong thời kỳ trung đại mà còn có
xu hướng chống lại một cách mạnh mẽ nhưng “gông cùm” của thời trung đại.
Trong số nhưng giá trị tốt đẹp mà thời kỳ Phục hưng hết sức đề cao đó là tư
tưởng nhân văn về con người, tư tưởng giải phóng con người. Con người thời
kỳ này không còn lấy Thượng đế mà lấy chính mình làm trung tâm và thước
đo tất thẩy mọi vật. Các giá trị hiện thực của con người được đề cao. Hình
tượng con người cường tráng ngẩng cao đầu đòi tự do và công lý, không
khuất phục trước mọi trở ngại… đã trở thành phương châm tư tưởng và văn
hóa thời kỳ này [35,253]. Tôn trọng con người, đề cao con người, do đó tất cả
nhưng gì thuộc về con người, như quyền con người đều phải được tôn trọng
và đảm bảo, đó là tinh thần nhân bản của thời kỳ Phục hưng.
B. Spinoza (1632 - 1677), nhà triết học duy vật người Hà Lan đã tiếp
thu và phát triển nhưng giá trị tích cực của thời kỳ Phục hưng, đặc biệt là
nhưng tư tưởng về tự do. Ông nhận thấy tất cả các quyền tự do của con
người đều bị xâm phạm trong xã hội hiện tại. Khi đề cập đến tự do trong
khuôn khổ các điều kiện xã hội và các hệ thống chính trị, ông đã chỉ ra làm
thế nào để đạt được tự do của con người trong phạm vi tất yếu. Theo B.
Spinoza, trong các điều kiện xã hội và chính trị hiện tại có thể đạt tới tự do
tối thiểu nhưng hiện thực, cần thiết cho con người. Theo quan điểm của ông
khái niệm “tự do” có nội dung cụ thể, riêng biệt, đặc thù, đó là: tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tự do lập pháp, tự do tư tưởng, v.v… Nói cách khác đây
là các quyền tự do mà sau này được gọi là quyền tự do dân chủ. Để đạt được

quyền tự do cho mọi người, B. Spinoza đã kiến nghị các nhà cầm quyền
thực hiện các nguyên tắc quản lý hợp lý tối đa và bản thân họ cũng cần tuân
thủ các nguyên tắc ấy. Chính quyền nhà nước cần được tổ chức phù hợp với
quan niệm về lương tri và tính nhân văn. Chính B. Spinoza đã đưa ra lối suy
luận như vậy về tự do [12,40].


24
Nhưng tư tưởng đề cao quyền dân tộc và đặc biệt là quyền con người
đã trở thành phong trào đấu tranh rầm rộ từ thời Phục hưng (thế kỷ XIV XV). Sau đó nó được sự “tiêp sức” bởi các nhà Duy lý (thế kỷ XVII) và phát
triển mạnh mẽ ở thế kỷ XVIII mà lịch sư vẫn thường gọi là “Thê kỷ Ánh
sáng” hay “Triêt học Ánh sáng” để rồi được khẳng định trong các bản Tuyên
ngôn của cách mạng tư sản.
“Khai sáng” là một trong nhưng trào lưu chính của hệ tư tưởng chính
trị Pháp thế kỷ XVIII. Nó thể hiện mong muốn của đẳng cấp thứ ba trong xã
hội Pháp. Đại diện tiêu biểu cho “Thê kỷ Ánh sáng” ở Pháp là Vônte (1694 1778), Môngtexkiơ (1689 - 1775) và Rútxô (1712 - 1778). Về mặt khách
quan, “khai sáng” được thể hiện như là hệ tư tưởng của giai cấp tư sản. Bởi
lẽ, thực hiện “chương trình khai sáng” sẽ dẫn tới thiết lập chế độ tư sản.
Song, về mặt chủ quan, “khai sáng” là hệ tư tưởng của toàn bộ đẳng cấp thứ
ba trong xã hội Pháp tiền cách mạng. Nhiều nhà khai sáng là nhưng nhà tư
tưởng của quần chúng nhân dân bị áp bức đã đứng lên nhân danh toàn xã hội
đòi quyền con người. Họ đã phê phán chế độ chuyên chế, đặc quyền đẳng
cấp, ngu muội tăm tối của nhà thờ phong kiến.
Nhưng tư tưởng giải phóng con người, đề cao con người thời kỳ này
tiếp tục được các nhà tư tưởng thời cận đại khẳng định và phát triển, trong
đó tiêu biểu là Thomas Hobbes (1588 - 1679), J. Locke (1632 - 1704) và
Thomas Paine (1731 - 1809), J.J. Rousseau (1712 - 1778), v.v… Thomas
Hobbes cho rằng quyền tự nhiên cốt yếu của con người là “được sử dụng
quyền lực của chinh mình để đảm bảo cuộc sống của bản thân mình và do
đó, được làm bất cứ điều gì mà mình cho là đúng đắn và hợp lý…” [12,40].

Trong các tác phẩm của mình, J. Locke cho rằng các Chính phủ chẳng qua
chỉ là một dạng “khê ước xã hội” giưa nhưng kẻ cai trị và người bị trị (đa số
công dân) tự nguyện kí vào bản khế ước này với kì vọng và mong muốn sư


25
dụng Chính phủ như là một phương tiện để bảo vệ các “quyền tự nhiên” của
họ chứ không phải là ban phát và quy định các quyền cho họ. Từ cách tiếp
cận đó, J. Locke cho rằng các Chính phủ chỉ có thể “chinh danh” hay “hợp
pháp” khi thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền bẩm sinh, vốn
có của công nhân. J. Locke cho rằng: “Con người sinh ra, như đã được
chứng minh, với một địa vị tự do hoàn hảo và sự thụ hưởng không bị kiểm
soát đối với tất cả các quyền và những ân huệ của luật tự nhiên, một cách
bình đẳng như bất kỳ ai khác hay như với tất cả lượng người trên thê giờ
này”. J.Locke còn chỉ ra rằng: “quyền tự nhiên của con người là quyền
sống, quyền tự do, quyền tư hữu” [32,40]. Còn Thomas Paine, trong tác
phẩm nổi tiếng Các quyền của con người (Rihgts of Man, 1791) thì nhấn
mạnh rằng các quyền không thể nào được ban phát bởi bất kì Chính phủ nào,
bởi lẽ, điều đó không đồng thời cho phép các Chính phủ được rút lại các
quyền ấy theo ý chí của họ… Như thế Thomas Paine đã gián tiếp khẳng định
rằng “các quyền của con người là những giá trị tự nhiên” [32,43-45]. Một
trong nhưng đại diện tiêu biểu của triết học khai sáng Pháp là J.J. Rousseau.
Nhưng tư tưởng của ông và các nhà khai sáng Pháp đã tạo ra cơ sở cho sự
phát triển quyền con người nói chung và sự phát triển quyền con người ở
Pháp nói riêng. Trong tác phẩm Khê ước xã hội (1762), J.J. Rousseau tập
trung bàn về lý tưởng tự do, bình đẳng của con người. Tất cả mọi người đều
có quyền tự do, bình đẳng, bất kể có nguồn gốc xuất thân như thế nào. Ông
khẳng định con người sinh ra đã tự do, tự do là từ bản chất của con người,
“nhưng đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xich”. Để đấu tranh cho tự
do, bình đẳng, J.J.Rousseau cho rằng cần đến khế ước xã hội. Nội dung cơ

bản của khế ước xã hội là “mỗi thành viên trong khi khép mình vào tập thể,
dùng sức mạnh tập thể, vẫn được tự do đầy đủ như trước, vẫn chỉ tuân theo
chinh bản thân mình” [9,115].


×