Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đề cương môn lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.61 KB, 90 trang )

ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUÂT THẾ GIỚI
1. Tên và thời lƣợng môn học
Tên môn học : Lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật Thế giới
Thời lƣợng môn học : 15 tiết
2. Vị trí môn học
Đây là môn học bắt buộc trong chƣơng trình đào tạo đại học Luật, là một trong
những nội dung quan trọng của đào tạo cử nhân luật, nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện
cho ngƣời học.
Môn học này đƣợc thiết kế học sau các môn : Lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Việt
Nam, môn Lý luận về Nhà nƣớc và Lý luận về Pháp luật. Và có thể bố trí học vào bất kỳ
học kỳ nào trong khóa học.
3. Mục tiêu môn học
Sau khi hoàn tất chƣơng trình môn học này, ngƣời học có thể :
+ Nắm biết đƣợc các kiến thức cơ bản về quá trình ra đời, tồn tại và phát triển
của Nhà nƣớc và Pháp luật thế giới từ kiểu nhà nƣớc : chủ nô, phong kiến, tƣ sản…ở
phƣơng Đông và phƣơng Tây.
+ So sánh và phân tích đƣợc những quy định về tổ chức và hoạt động của Nhà
nƣớc cũng nhƣ của pháp luật ở phƣơng Đông và phƣơng Tây qua các giai đoạn phát
triển của lịch sử.
+ Nhận thức và lý giải đƣợc những nguyên nhân đã dẫn đến sự hình thành, thay
đổi của những quy định về tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc cũng nhƣ pháp luật ở ở
phƣơng Đông và phƣơng Tây qua các giai đoạn lịch sử.
4. Yêu cầu môn học
- Đối với ngƣời học : để học môn này có kết quả cần phải có sự tham gia đầy đủ
và nghiêm túc của ngƣời học, việc đọc các tài liệu đƣợc giảng viên giới thiệu trƣớc và
sau khi đến lớp cũng hết sức cần thiết. Trong các buổi giảng và thảo luận trên lớp, ngƣời
học phải nắm bắt đƣợc các nội dung cơ bản, cần có sự trao đổi khi gặp khó khăn, đồng
thời khuyến khích thảo luận, tranh luận và giải thích các vấn đề đƣợc đƣợc đặt ra của
môn học.
- Đối với nhà trƣờng : trang bị đầy đủ các tài liệu cần thiết để phục vụ cho môn


học, đảm bảo về cơ sở vật chất cho việc giảng dạy.
5. Nội dung môn học
- Trong chƣơng trình đào tạo cử nhân luật tại trƣờng Đại học Cần Thơ, môn học
Lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật Thế giới là môn học nghiên cứu một cách cơ bản quá
trình hình thành và phát triển của bộ máy Nhà nƣớc ở phƣơng Đông và phƣơng Tây qua
các kiểu nhà nƣớc trong lịch sử.
1


6. Phƣơng pháp giảng dạy và đánh giá môn học
- Nội dung và các mục tiêu của môn học sẽ đƣợc làm rõ bằng sự kết hợp của các
phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp thuyết giảng (nhằm cung cấp những thông tin, kiến
thức cơ bản, nền tảng cho ngƣời học) và phƣơng pháp thảo luận, tranh luận (nhằm giúp
ngƣời học kiểm tra lại khả năng tiếp thu và phát triển khả năng đánh giá, phân tích, so
sánh và làm việc nhóm). Ngoài ra, các buổi thuyết trình theo các đề tài đƣợc giáo viên
định hƣớng sẽ giúp ngƣời học có thêm nhiều kỹ năng và kiến thức.
- Trong quá trình giảng dạy, giảng viên sẽ đặt ra các câu hỏi dƣới nhiều hình thức
khác nhau, nhƣ: câu hỏi trắc nghiệm giúp ngƣời học nhớ lại những nội dung cơ bản của
bài, câu hỏi nhận định giúp ngƣời học có thể kiểm tra mức độ hiểu bài của mình và câu
hỏi tổng hợp, phân tích hay so sánh giúp ngƣời học làm quen với dạng đề thi sẽ làm
trong kiểm tra cuối môn học
- Mỗi học phần gồm tối thiểu 2 phần đánh giá trong các phần: phần thực hành,
đánh giá nhận thức, thảo luận, chuyên cần, kiểm tra giữa kỳ, đồ án, thi kết thúc. Phần thi
kết thúc là bắt buộc phải có và chiếm tỷ lệ không dƣới 50%.
- Thực hành 30 %
- Kiểm tra giữa kỳ: 10%
- Thi kết thúc 60 % (tỷ lệ không dƣới 50%)

2



CHƢƠNG I

NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT CỔ ĐẠI PHƢƠNG ĐÔNG
I. QUÁ TRÌNH XUẤT HIỆN, PHÁT TRIỂN VÀ SUY VONG Ở CÁC QUỐC GIA
PHƢƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.
1.1. Điều kiện tự nhiên
+ Nằm trên lƣu vực các con sông lớn => đất mềm, nhiều phù sa nhƣng phải đối
mặt với lũ lụt hàng năm. Công tác trị thủy đóng vai trò quan trọng.
- Ai Cập: sông Nil
- Lƣỡng Hà: sông Tigris và sông Ơphrat
- Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng
- Trung Quốc: sông Trƣờng Giang và sông Hoàng Hà.
+ Địa hình xung quanh là sa mạc, rừng núi, biển… => các tộc ngƣời sinh sống
trong khu vực tập trung về lƣu vực các con sông => chiến tranh thƣờng xuyên xẩy ra
để tranh giành nguồn nƣớc.
- Ai Cập: phía bắc là địa trung hải; phía nam là vùng rừng núi nubi, phía
đông
là hồng hải, phía tây là sa mạc Libi. Xung quang ai cập bị bao bọc bởi những
dãi núi đá thẳng đứng.
- Lƣỡng Hà: đông bắc giáp dãi núi Acmênia và cao nguyên Iran; phía tây giáp
thảo nguyên Xiri và sa mạc Arập, phía nam là vịnh Pecxich.
- Ấn Độ: phía bắc là dãi núi Hymalaya, phía đông nam và tây nam giáp biển.
+ Khí hậu nhiệt đới => mƣa nhiều, đa dạng sinh vật => Thuận lợi cho việc phát
triển nền kinh tế nông nghiệp
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Kinh tế:
- Công cụ lao động bằng đồng xuất hiện
- Ba lần phân công lao động

=> Năng suất lao động tăng, sản phẩm dƣ thừa.
+ Xã hội:
- Công xã thị tộc tan rã : Nguyên nhân: Kinh tế phát triển => Khi công xã thị tộc
tan rã, công xã nông thôn xuất hiện và thế chổ – là đơn vị xã hội tồn tại lâu đời và có
nhiều ảnh hƣởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, chính trị ở phƣơng đông.
- Chế độ tƣ hữu xác lập : Trong quá trình tan rã của công xã thị tộc tan rã, khi các
tiểu gia đình tách khỏi “đại gia đình” của mình, họ chiếm đoạt tƣ liệu sản xuất nhƣ:
ruộng đất, công cụ lao động của công xã nông thôn làm tài sản riêng của gia đình mình
=> xuất hiện chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất.
+ Phân hoá giai cấp trong xã hội
- Trong quá trình chiếm đoạt tài sản công làm của riêng: Đại đa số nông dân
công xã giữ đƣợc một ít tài sản => nông dân.
3


- Một thiểu số chức sắc trong xã hội nguyên thủy nhƣ: tộc trƣởng, tù trƣởng, thủ
lĩnh liên minh bộ lạc chiếm đƣợc nhiều tài sản hơn. Ngoài ra, họ còn dựa vào sức mạnh,
ƣu thế của mình để cƣớp bóc, chiếm đoạt tài sản, ruộng đất của nông dân trong bộ lạc
của mình đồng thời tiến hành chiến tranh cƣớp tài sản của các bộ lạc khác; biến dân cƣ
của những bộ lạc này thành nô lệ nên họ càng ngày càng giàu có => quý tộc thị tộc. Do
đó, dân cƣ trong xã hội lúc này phân hoá thành:
 Giai cấp chủ nô
 Nông dân nghèo
 Nô lệ
(Theo học thuyết của Mac – Lê nin về nguồn gốc nhà nƣớc, khi mâu thuẫn giai cấp
trong xã hội trở nên gay gắt, không thể tự điều hoà đƣợc thì gia cấp mạnh hơn sẽ thành
lập một tổ chức để điều hoà những mâu thuẫn ấy và đàn áp những cuộc đấu tranh của
giai cấp đối kháng đồng thời quản lý xã hội theo một khuôn khổ nhất định, phù hợp với
ý chí của họ. Tổ chức đó gọi là nhà nƣớc.
Nhƣng ở các quốc gia phƣơng đông cổ đại, khi trong xã hội đã phân hoá giai cấp, đã

xuất hiện mâu thuẫn giai cấp. Tuy nhiên, mâu thuẫn ấy chƣa đến mức gay gắt, chƣa trở
thành mâu thuẫn đối kháng nhƣng nhà nƣớc đã xuất hiện.) Đây là một ngoại lệ trong
học thuyết về nguồn gốc nhà nƣớc của Mac – Lênin vì ở phƣơng đông ngoài hiện tƣợng
phân hóa giai cấp, quá trình hình thành nhà nước ở vùng này còn bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố sau:
- Công cuộc xây dựng các Công trình thủy lợi: Trong quá trình xây dựng các công
trình thủy lợi, để công việc đạt đƣợc hiệu quả cao, cần phải có sự quản lý thống nhất
trong một tập thể. Chính yếu tố quản lý này là tiền đề của việc quản lý nhà nƣớc sau
này.
- Chiến tranh: Để tiến hành chiến tranh, cần phải có trật tự, kỷ cƣơng trong 1 tập
thể, đặc biệt cần phải có ngƣời thống lĩnh quân đội. Nếu chiến thắng, vai trò, quyền lực
và uy tín của ngƣời thủ lĩnh này càng tăng cao.
Trong bối cảnh chung, khi chế độ tƣ hữu manh mún xuất hiện thì với quyền lực
ngày càng đƣợc tập trung cao độ của mình, thủ lĩnh quân sự cùng với những tùy tùng
thân tín của ông chiếm giữ đƣợc nhiều tài sản hơn các thành viên khác trong công xã.
Sau mỗi chiến thắng, thủ lĩnh quân sự và tuỳ tùng của ông:
+ Xác định biên giới lãnh thổ;
+ Thiết lập một bộ máy quản lý và quản lý dân cƣ theo đại bàn lãnh thổ mà họ
sinh sống (không còn quản lý theo huyết thống dòng họ nhƣ trƣớc đây).
+ Thu thuế để nuôi sống bộ máy đó;
+ Xây dựng pháp luật làm chuẩn mực xử sự cho mọi ngƣời theo ý chí của giai
cấp cầm quyền.
+ Tiếp tục xây dựng và củng cố lực lƣợng quân đội để bảo vệ vùng lãnh thổ của
mình và tiếp tục đi xâm lƣợc các vùng đất khác.
=> Các dấu hiệu của nhà nƣớc xuất hiện.
Đến một thời điểm nhất định, khi quyền lực tập trung cao độ, thủ lĩnh quân sự tự
xƣng mình là vua. Đây cũng là nguyên nhân để lý giải vì sao trong buổi đầu thành lập
nhà nƣớc, chính thể của các nƣớc ở phƣơng đông là Quân chủ tuyệt đối với quyền lực
đƣợc tập trung vào tay vua ngày càng cao độ.
Nhìn chung : Sự ra đời của các quốc gia này không hề mâu thuẫn với học thuyết

về nguồn gốc nhà nƣớc của Mac-Lênin, vì chính sự phân hoá giai cấp trong xã hội mới
4


chính là nguyên nhân chính làm xuất hiện nhà nƣớc. Còn yếu tố quản lý và vai trò của
ngƣời thủ lĩnh trong công cuộc xây dựng công trình thủy lợi và chiến tranh là yếu tố
thúc đẩy nhà nƣớc ra đời sớm hơn.

Thủy lợi

Chiến tranh

Nhà nƣớc

Chế độ tƣ hữu ra
đời

Phân hoá giai
câp

Mâu thuẩn giai
cấp

Mâu thuẩn giai
cấp gay gắt

Mô hình về quá trình xuất hiện nhà nước của các quốc gia phong kiến cổ đại ở
Phương Đông
2. Các quốc gia cổ đại phƣơng Đông.
2.1. Ai Cập.

Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi, dọc vùng hạ lƣu của lƣu vực sông Nil, sông
Nil bắt nguồn từ vùng xích đạo của châu Phi, dài 6700 km, nhƣng phần chảy qua Ai
Cập chỉ dài 700 km. Miền đất đai do sống Nil bồi đắp chỉ rộng 15-25 km, phía Bắc có
nơi rộng 50 km vì ở dây sông Nil chia thành nhiều nhánh trƣớc khi đổ ra biển. Do đó,
nền kinh tế nơi đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bƣớc vào xã hội văn
minh sớm nhất thế giới. Ai Cập đƣợc các sử gia chia thành 4 thời kỳ :
- Tảo Vƣơng Quốc (3200-3000 TCN) : do sự phát triển của lực lƣợng sản xuất
và sự phân hoá giàu nghèo, các công xã nông thôn đã liên hiệp lại thành những nhà
nƣớc nhỏ đầu tiên gọi là châu. Dần dần, những châu ấy hợp lại thành hai miền Thƣơng
và Hạ Ai Cập. Khoảng năm 3200BC, hai vùng đất đƣợc gọi là Thƣợng và Hạ Ai Cập
đầu tiên đƣợc thống nhất bởi Menes. Ông ta đã sáng lập ra các luật lệ và triều đại đầu
tiên. Thủ đô của thời kỳ đó là Memphis lập ra vƣơng triều I và tiếp theo là vƣơng triều
II (không rõ, chƣa có tài liệu) gọi chung là thời Tảo Vƣơng Quốc.
(Thời đại này để lại cho nhân loại rất nhiều di sản văn hóa : cách tính toán và
ngôn ngữ chữ viết được phát triển (Chữ viết tượng hình ), và một nhà thiên văn học ở
Heliopolis phát minh ra lịch (calendar), cho phép các nông dân dự đoán được thời tiết,
cũng như sự lên xuống của dòng lũ sông Nile)
- Cổ Vƣơng Quốc : Bao gồm các vƣơng triều sau đây :
+ Vƣơng triều thứ ba ( 2815 - 2700 TCN) : Vua Djoser sai Imhotep xây dựng
kim tự tháp có bậc đầu tiên ở Saqqara.
+ Vƣơng triều thứ tƣ ( 2700 - 2400 TCN ) : gồm có các vua Sneferu, Kheops,
Mykerinos, Khephren... ).
+ Vƣơng triều thứ năm: Vua Sahure, còn gọi là con của thần Rê.
+ Vƣơng triều thứ sáu: Vua Pepi I, Pepi II.
5


+ Vƣơng triều thứ bảy và thứ tám ( 2400 - 2200 TCN ) là thời kỳ Ai Cập bị phân
chia thành nhiều tiểu vƣơng quốc.
+ Vƣơng triều thứ chín, X và XI ( 2200 - 2050 TCN ) là thời kỳ chiến tranh liên

miên giữa các tiểu vƣơng quốc, và kết thúc bằng sự tái thống nhất của Mentouhotep II.
- Trung vƣơng quốc : Bao gồm các vƣơng triều sau đây
+ Vƣơng triều thứ XII ( 2000 - 1800 TCN) : : Vua Amenemhat I thống nhất Ai
Cập. Kế tục là các vua Sesostris I, Sesostris III và Amenemhat IV tiến hành nhiều cuộc
chiến tranh để mở rộng lãnh thổ Ai Cập.
+ Vƣơng triều thứ XIII, XIV ( 1800 - 1750 TCN) : là thời kỳ đen tối, hoan lạc
của vƣơng quốc Ai Cập.
+ Vƣơng triều thứ XV, XVI, XVII (1700 - 1590 TCN) : là thời kỳ Ai Cập chống
lại sự xâm lƣợc của ngƣời Hyksos.
- Tân vƣơng quốc : Bao gồm các vƣơng triều sau đây :
+ Vƣơng triều thứ XVIII (1590 - 1310 TCN) : Vua Ahmose I tái thống nhất Ai
Câp.
+ Vƣơng triều thứ XIX ( 1310 - 1200 TCN) : gồm có các vua Seti I, Ramses II
và Merneptah…..
Từ thế kỷ X TCN, Ai Cập hết bị chia cắt lại bị ngoại tộc thống trị. Đặc biệt, từ
năm 525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tƣ ở Tây Á. Năm 323 TCN, Ai Cập bị
Alexandre ở Machedonia chinh phục. Sau khi đế quốc Machedonia tan rã, Ai Cập thuộc
quyền thống trị của một vƣơng triều Hy Lạp gọi là vƣơng triều Ptoleme. Đến năm 30
TCN, Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
2.2. Lƣỡng Hà.
- Lƣỡng Hà là vùng thung lũng giữa 2 con sông Tigris và Euphrates , ngƣời Hy
Lạp cổ đại gọi là Mesopotamia. Từ thƣở xa xƣa nó đã nổi tiếng là vùng đất phì nhiêu ,
thuận lợi cho nền sản xuất nông nghiệp trồng nho , ôliu đại mạch và nhiều loại hoa quả
khác .
- Biên giới phía bắc là dãy núi Armenia, phía tây là sa mạc Syria, phía đông giáp
Ba Tƣ , phía nam là vịnh Pecxich. Cả Lƣỡng Hà là một đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu.
Sông Tigris và Euphrates hàng năm tƣới mát cho dải đất mênh mông này, đem lại nguồn
nƣớc và phù sa vô tận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá. …
Đó là một thuận lợi để cho cƣ dân nhiều nơi hội tụ về đây. Tuy vậy, sự phức tạp về dân
cƣ cũng làm cho Lƣỡng Hà khó thống nhất lãnh thổ .

- Dân cƣ : ngƣời Xumer, từ thiên niên kỉ IV tr. CN đã di cƣ tới và sáng lập ra
nền văn minh cổ đại đầu tiên ở lƣƣ vực Lƣỡng Hà, kế đến là ngƣời Xemites đến đầu
thiên niên kỉ thứ III tr.CN Từ nhũng bộ lạc chăn nuôi, họ dần dần chuyển thành những
bộ lạc nông nghiệp và đồng hóa với ngƣời Sumer. Ngoài ra còn rất nhiều bộ lạc thuộc
nhiều ngữ hệ khác nhau ở các vùng xung quanh di cƣ đến.
Trải qua hàng nghìn năm, qua quá trình lao động, họ đã hòa nhập thành một cộng
đồng dân cƣ đông đúc và xây dựng một quốc gia mạnh nhất ở Tây Á .
- Năm 3000 TCN, với sự tồn tại của nhiều quốc gia nhỏ của ngƣời Xume nhƣ :
Ua, Êriđu, Lagash… khoảng đầu thế kỷ 23 TCN, miền nam Lƣỡng Hà thống nhất với sự
cai trị của ngƣời Xemites, đặt tên nƣớc là Accat.

6


- Vào thế kỷ 21 -20 TCN, quyền thống trị Lƣỡng Hà rơi vào tay của vƣơng quốc
Ua của ngƣời Xume. Thế nhƣng, họ không giữ đƣợc sự thống nhất lâu. Những năm
cuối của thế kỷ 20 TCN, Lƣỡng Hà lại bị phân hoá thành những quốc gia nhỏ.
- Năm 1894 TCN, Lƣỡng Hà thống nhất dƣới quyền cai trị của ngƣời Amôrit,
thuộc vƣơng quốc Babilon. Đây là thời kỳ cực thịnh nhất của Lƣỡng Hà, đặc biệt dƣới
triều đại của Hammurapi. Sau khi Hammurapi chết, Babilon bị diệt vong, Lƣỡng Hà liên
tiếp bị các tộc ngƣời bên ngoài thống trị gần 1000 năm. Năm 626 TCN, nhà nƣớc Tân
Babilon đƣợc khôi phục và thống trị Lƣỡng Hà trong gần 1 thế kỷ. Năm 538 TCN,
Lƣỡng Hà bị Ba Tƣ thôn tính.
2.3. Ấn Độ
+ Thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn (từ đầu thiên kỷ III đến giữa thiên kỷ II
TCN)
Từ khoảng đầu thiên kỷ III TCN, nhà nƣớc Ấn Độ đã ra đời, nhƣng cả giai đoạn
từ đó cho đến khoảng giữa thiên kỷ II TCN, trƣớc đây chƣa đƣợc biết đến. Mãi đến năm
1920 và 1921, nhờ việc phát hiện ra hai thành phố Harappa và Môhenjô Đarô cũng rất
nhiều hiện vật bị chôn vùi dƣới đất ở vùng lƣu vực sông Ấn, ngƣời ta mới biết đƣợc thời

kỳ lịch sử này. Những hiện vật khảo cổ học chỉ giúp ngƣời ta biết đƣợc tình hình phát
triển của các ngành kinh tế và văn hóa, qua đó có thể suy ra đây là thời kỳ đã có nhà
nƣớc, chứ chƣa biết đƣợc lịch sử cụ thể, vì vậy ngƣời ta gọi thời kỳ này là thời kỳ văn
hóa Harappa hoặc thời kỳ văn minh lƣu vực sông Ấn.
+ Thời kỳ Vêđa (từ giữa thiên kỷ II đến giữa thiên kỷ I TCN)
Thời kỳ này, lịch sử Ấn Độ đƣợc phản ánh trong các tập Vêđa nên gọi là thời
Vêđa. Vêđa vốn là những tác phẩm văn học, gồm có 4 tập là: Rich Vêđa, Xama Vêđa,
Atácva Vêđa và Yagiva Vêđa, trong đó Rich Vêđa đƣợc sáng tác vào khoảng giữa thiên
kỷ II đến cuối thiên kỷ II TCN, còn 3 tập Vêđa khác thì đƣợc sáng tác vào khoảng đầu
thiên kỷ I TCN.
Chủ nhân của thời kỳ Vêđa là ngƣời Arya (nghĩa là "Ngƣời cao quý") mới di cƣ
từ Trung á vào Ấn Độ. Địa bàn sinh sống của họ trong thời kỳ này chủ yếu là vùng lƣu
vực sông Hằng. Trong giai đoạn đầu của thời Vêđa, ngƣời Arya đang sống trong giai
đoạn tan rã của xã hội nguyên thủy đến khoảng cuối thiên kỷ II TCN, họ mới tiến vào
xã hội có nhà nƣớc. Chính trong thời kỳ này, ở Ấn Độ đã xuất hiện hai vấn đề có ảnh
hƣởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội nƣớc này, đó là chế độ đẳng cấp (varna) và
đạo Bàlamôn.
- Từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ XII
Các quốc gia ở miền Bắc Ấn Độ và sự xâm lƣợc của Alêchxăngđrơ
MakêđôniaBắt đầu từ thế kỷ VI TCN, Ấn Độ mới có sử sách ghi chép về tình hình
chính trị của đất nƣớc mình. Lúc bấy giờ ở miền Bắc Ấn Độ có 16 nƣớc, trong đó mạnh
nhất là nƣớc Magađa hạ lƣu sông Hằng.
Năm 327 TCN, sau khi tiêu diệt Ba Tƣ, quân đội Makêđônia do Alêchxăngđrơ
chỉ huy đã tấn công Ấn Độ. Quân đội của nƣớc họ đã chiến đấu rất dũng cảm nhƣng
cuối cùng bị thất bại. Alêchxăngđrơ định tiến sang phía Đông tấn công nƣớc Magađa
nhƣng quân sĩ đã quá mệt mỏi sau một cuộc trƣờng trinh nhiều năm nên phải rút lui, chỉ
để lại một lực lƣợng chiếm đóng ở hai cứ điểm đã chiếm đƣợc mà thôi.
+ Vương triều Môrya (321 - 187 TCN) : Ngay sau khi Alêchxăngđrơ rút lui, ở
Ấn Độ đã dấy lên phong trào đấu tranh giải phóng chống lại sự chiếm đóng của quân
7



Makêđônia. Thủ lĩnh của phong trào này là Sanđragupta, biệt hiệu là Môrya (chim
công). Quân Makêđônia bị đuổi khỏi Ấn Độ, Sanđragupta làm chủ đƣợc cả vùng
Pungiáp. Tiếp đó, ông tiến quân về phía Đông giành đƣợc ngôi vua ở Magađa; lập nên
một triều đại mới gọi là vƣơng triều Môrya, triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Ấn
Độ cổ đại.
Đến thời Axôca (273-236 TCN), vƣơng triều Môrya đạt đến giai đoạn cƣờng
thịnh nhất. Nhƣng sau khi Axôca chết, vƣơng triều Môrya suy sụp nhanh chóng, nƣớc
Magađa thống nhất dần dần tan rã, đến năm 28 TCN thì diệt vong.
+ Nước Cusan: Trong khi tình hình chia cắt ở Ấn Độ đang diễn ra trầm trọng thì
vào thế kỷ I, tộc Cusan (cùng một huyết thống với ngƣời Tuốc) từ Trung á tràn vào
chiếm đƣợc miền Tây Bắc Ấn Độ lập thành một nƣớc tƣơng đối lớn. Vua nƣớc Cusan
lúc bấy giờ là Canixca (78-123). Sau khi Canixca chết, nƣớc Cusan ngày càng suy yếu,
lãnh thổ chỉ còn lại vùng Pungiáp và tồn tại đến thế kỷ V thì diệt vong.
+ Vương triều Gupta : HacsaTrong thế kỷ III, Ấn Độ lại bị chia cắt trầm trọng.
Năm 320, vƣơng triều Gupta đƣợc thành lập, miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ
tạm thời thống nhất một thời gian. Từ năm 500-528, phần lớn miền Bắc Ấn Độ bị ngƣời
Eptalil xâm chiếm và thống trị, đến năm 535, triều Gupta diệt vong.
+ Vương triều Hácsa : Năm 606, vua Hácsa lại dựn lên một vƣơng triều tƣơng
đối hùng mạnh ở miền Bắc Ấn Độ ( Chính trong thời kỳ này nhà sƣ Huyền Trang của
Trung Quốc đã sang Ấn Độ để tìm kinh Phật ). Năm 648, Hácsa chết, quốc gia hùng
mạnh do ông dựng lên cũng tan rã.Từ đó cho đến thế kỷ XII, Ấn Độ bị chia cắt càng
trầm trọng và nhiều lần bị ngoại tộc xâm nhập. Đặc biệt từ đầu thế kỷ XI, Ấn Độ thƣờng
bị các vƣơng triều hồi giáo ở Ápganixtan tấn công và đến năm 1200 toàn bộ miền Bắc
Ấn Độ bị nhập vào ápganixtan.
2.4. Trung Quốc.
Khoảng 3000 năm TCN, Trung Quốc bƣớc vào giai đoạn dân chủ quân sự, là giai
đoạn quá độ từ công xã thị tộc sang xã hội có giai cấp. Năm 2140 TCN, ông Khải là con
của Hạ Vũ, không cần đƣợc cộng đồng bầu cử, vẫn lên ngôi kế vị, mở đầu cho thòi kỳ

cha truyền con nối, thành lập nhà Hạ, nhà nƣớc đầu tiên của Trung Quốc. Vua cuối cùng
của triều Hạ là Kiệt, hoang dâm, tàn bạo làm cho vƣơng triều bị diệt vong.
Năm 1711 TCN, nhà Thƣơng thay thế nhà Hạ. Nhà Thƣơng còn đƣợc gọi là nhà
Ân, vì nhà Thƣơng dời đô về đất Ân Khƣ. Vua cuối cùng cùa Nhà Thƣơng là Trụ
Vƣơng say mê sắc đẹp của Đắc Kỷ hoang dâm, tàn bạo làm cho vƣơng triều suy yếu.
Nhà Chu lợi dụng tình hình này tiến quân tiêu diệt nhà Thƣơng. Thành lập nhà Chu.
Nhà Chu thực hiện chính sách phân phong đất đai cho con cháu của mình làm chƣ hầu.
- Nhà Chu có 2 thời kỳ:
+ Tây Chu (1066 – 770 TCN) đóng đô ở hạo Kinh. Vua cùng của Tây Chu là U
vƣơng.
+ Đông chu (771 – 256 TCN), có 2 thời kỳ:
* Xuân Thu (771 – 475 TCN) : Chính quyền trung ƣơng nhà chu hoàn toàn suy
yếu, gần 100 nƣớc chƣ hầu gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau, xƣng bá để khống chế
nhà chu và các nƣớc khác. Đây là thời ký suy sịp những giá trị đạo đức, xã hội rối ren,
loạn lạc… do đó, xuất hiện nhiều tƣ tƣởng, học thuyết chính trị nhằm ổn định xã hội
(thời kỳ bách gia chƣ tử).
8


* Chiến Quốc (475 – 256 TCN) : Trải qua hàng trăm năm chiến tranh thoôn tính
lẫn nhau, các nƣớc nhỏ đã bị các nƣớc lớn tiêu diệt, sang thời chiến quốc chỉ còn lại 7
nƣớc lớn Tề, Yên, Hàn, Sở, Triệu, Nguỵ, Tần và một số nƣớc nhỏ. Năm 256, nhà Chu bị
nhà Tần tiêu diệt. Sau đó, nhà Tần lại lần lƣợt thôn tính các quốc gia còn lại, thống nhất
Trung Quốc. Đây là mốc thời gian đánh dấu sự chấm dứt của chế độ chiếm hữu nô lệ.
Trung Quốc bƣớc sang chế độ phong kiến.
3. Bối cảnh xã hội.
3.1. Quan hệ giai cấp: Trong xã hội lúc này hình thành 3 giai cấp chính, đó là chủ
nô, nô lệ và nông dân công xã.
- Giai cấp chủ nô: Gồm có quý tộc thị tộc (vua, quan lại); quý tộc tăng lữ và những
ngƣời giàu có khác. Họ đồng thời là giai cấp thống trị trong xã hội, nắm giữ nhiều ruộng

đất, của cải trong cả nƣớc; đồng thời có nhiều quyền lợi chính trị.
- Giai cấp nô lệ:
+ Tù binh chiến tranh,
+ Nông dân công xã bị phá sản,
+ Là con của nô lệ…
Thân phận:
+ Không có quyền chính trị,
+ Thuộc quyền sở hữu của chủ nô (chủ nô có quyền bán, chuyển nhƣợng, trao
tặng hoặc giết nô lệ của mình)
+ Bị xem là đồ vật hay công cụ lao động, không đƣợc xem là con ngƣời (Họ
phải lao động khổ sai không giờ giấc nhƣng không đƣợc hƣởng những giá trị của cải do
họ làm ra)
+ Quan hệ nô lệ trong xã hội phƣơng đông cổ đại mang nặng tính gia trƣởng:
+ Số lƣợng nô lệ không chiếm đa số trong xã hội;
+ Lực lƣợng lao động chủ yếu trong xã hội không phải là nô lệ mà là nông dân
công xã, nô lệ chủ yếu làm công việc hầu hạ, phục dịch trong nhà chủ nô;
+ Mâu thuẫn đối kháng giai cấp trong xã hội không phải là mâu thuẫn giữa chủ
nô và nô lệ mà lại là mâu thuẫn giữa chủ nô và nông dân công xã.
- Nông dân công xã:
+ Số lƣợng chiếm đa số và là lực lƣợng lao động chủ yếu của xã hội. Sống
trong các công xã nông thôn.
+ Phần lớn họ là những ngƣời nghèo, ít ruộng đất phải nhận ruộng đất của nhà
nƣớc từ các công xã nông thôn để cày cấy và đóng thuế cho nhà nƣớc hoặc thuê ruộng
của các chủ nô và nộp tiền thuê đất hay hoa lợi thu hoạch đƣợc.
+ Họ đƣợc quyền làm ngƣời nhƣng là đối tƣợng bóc lột chủ yếu của giai cấp
chủ nô. Ngoài ra, họ còn phải cùng với nô lệ lao động khổ sai để xây dựng các công
trình cho vua và nhà nƣớc.
- Bên cạnh đó, còn có tầng lớp thợ thủ công, thƣơng nhân, chiếm thiểu số trong
dân cƣ. Thành phần của họ khá phức tạp nhƣng nhìn chung họ là những ngƣời nghèo,
chịu sự bóc lột của giai cấp chủ nô.

Nhƣ vậy, trong xã hội phƣơng Đông cổ đại kết cầu giai cấp đã hoàn chỉnh. Giai
cấp bóc lột bao gồm chủ nô nhƣ vua, quan lại, tăng lữ, ngƣời giàu có. Giai cấp bị trị bao
gồm nô lệ, nông dân công xã, thợ thủ công và thƣơng nhân.
9


3.2. Chế độ đẳng cấp : Bên cạnh sự phân hoá xã hội thành giai cấp, xã hội phƣơng
Đông còn phân biệt dân cƣ theo chế độ đẳng cấp:
+ Giai cấp thống trị là đẳng cấp cao quý nhất;
+ Nông dân nghèo, thợ thủ công, nô lệ bị xem là tầng lớp thấp hèn nhất.
Đặc biệt, ở Ấn Độ phân biệt thành 4 đẳng cấp (chế độ Vacna):
+ Đẳng cấp Bà La Môn: gồm tăng lữ Bà La Môn, là đẳng cấp cao quý nhất,
đƣợc sinh ra rừ miệng thần Brama, đọc kinh, giảng đạo, không phải lao động sản xuất
vật chất.
+ Đẳng cấp Ksatơria: sinh ra từ cánh tay của thần Brahma. Đẳng cấp này có
nhiệm vụ bảo vệ chế độ (gồm vua, quan lại, và những ngƣời trong quân đội) cũng không
phải lao động sản xuất.
+ Đẳng cấp Vaisia: gồm những ngƣời làm nông nghiệp, buôn bán và thợ thủ
công, sinh ra từ đùi của thần Brama. Họ có nghĩa vụ sản xuất để nuôi sống 2 đẳng cấp
trên.
+ Đẳng cấp Suđra: gồm những ngƣời cùng khổ nhất trong xã hội, là con cháu của
những bộ tộc bị thất trận, không có tƣ liệu sản xuất và ở ngoài công xã, sinh ra từ bàn
chân của thần Brama. Họ có nghĩa vụ phụ vụ cho 3 đẳng cấp trên.
Sự phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ rất khắc nghiệt. Ngƣời thuộc đẳng cấp dƣới phải
tôn trọng và phục tùng ngƣời thuộc đẳng cấp trên, những ngƣời khác đẳng cấp không
đƣợc kết hôn với nhau, …Nguyên nhân của sự phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ: để duy trì
sự thống trị của những ngƣời có trình độ thấp kém hơn những ngƣời có trình độ phát
triển cao hơn.
3.3. Chế độ ruộng đất
+ Tất cả ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Vua lập những trang trại lớn

của mình, bắt nô lệ cày cấy.
+ Ngoài ra, vua dùng đất để thƣởng cho các quan lại, quý tộc. Ruộng thƣởng
thuộc quyền sở hữu của quan lại, quý tộc. Điển hình ở Trung Quốc, thời kỳ nhà Chu,
Vua dùng đất đai để phân phong cho các chƣ hầu. Các chƣ hầu nhận đất đai, chức tƣớc
từ tông chủ (nhà Chu), có nghĩa vụ nộp cống và cử lính tham gia quân đội của nhà vua
khi có chiến tranh. (chế độ tông pháp)
+ Số ruộng đất ở địa phƣơng Vua giao cho các công xã nông thôn quản lý. Công
xã có quyền chia đất cho nông dân cày cấy. Nông dân phải nộp tô thuế cho nhà nƣớc
thông qua công xã. Ở Trung Quốc, Nhà Chu phân phối đất đai ở địa phƣơng theo chế độ
tỉnh điền. Mỗi hộ nông dân đƣợc chia một mãnh ruộng bằng 100 mẫu (2 ha) gọi là một
điền. Để chia ruộng đất thành những phần nhƣ vậy và để đẫnn nƣớc vào ruộng, ngƣời ta
đắp những bờ vùng, bờ thửa và đảo những con kênh, mƣơng ngang dọc, do dó, tạo
thành những hình nhƣ chữ điền – gọi là chế độ tỉnh điền.
4. Tổ chức bộ máy nhà nƣớc.
4.1. Quản lý nhà nƣớc ở trung ƣơng.
- Ở trung ƣơng:
+ Vua: là ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, có quyền lực tối cao.
+ Mọi mệnh lệnh của vua có giá trị thi hành nhƣ pháp luật.
10


+ Vua có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của quốc gia, quyết định
bổ nhiệm, cách chức, trừng phạt bất cứ ai.
+ Vua là ngƣời có thẩm quyền xét xử cao nhất
+ Vua là chỉ huy quân sự cao nhất
+ Bên cạnh đó, vua đƣợc thần thánh hoá, vua đƣợc xem là con hoặc đại diện
hoặc chính là hiện thân của thần linh.
+ Quan đầu triều: Là một vị quan hay một hội đồng thân tín nhất của nhà vua,
nắm giữ các công việc quan trọng trong triều.
+ Hệ thống các cơ quan giúp việc: Gồm một số quan lại cao cấp. Tùy từng

nơi, từng thời kỳ mà có sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng hay không.
4.2. Ở địa phƣơng.
Quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng thƣờng dựa vào công xã nông thôn. Ngƣời đứng
đầu là ngƣời của chính địa phƣơng đó (vƣơng công, tù trƣởng…). Quyền lực của họ nhƣ
một vị vua nhỏ ở địa phƣơng, có quyền thu thuế, đặt pháp luật, xây dựng quân đội,
quyết định mọi vần đề ở địa phƣơng.
Do đó, khi chính quyền trung ƣơng suy yếu, họ là những thế lực phản loạn, nổi
day chống lại chính quyền trung ƣơng, thành lập nhà nƣớc riêng, tạo nên trạng thái cát
cứ phân quyền.
Sau mỗi lần cát cứ nhƣ thế, chính quyền trung ƣơng thực hiện nhiều biện
pháp để quản lý chặt chẽ hơn địa phƣơng. Nhƣ: cử quan ở triều đình về giám sát hoặc
trực tiếp quản lý, chia nhỏ địa phƣơng và phân cấp quản lý chặt chẽ. Ví dụ nhƣ ở Ấn
Độ.riêng trung quốc, nhà tây chu thiết lập hệ thống các nƣớc chƣ hầu để thông qua các
nƣớc chƣ hầu quản lý toàn bộ lãnh thổ rộng lớn.
4.3.Quân đội.
Do đặc điểm thƣờng xuyên xẩy ra chiến tranh nên các quốc gia này rất chú trong
việc xây dựng và phát triển quân đội.
+ Vua là ngƣời chỉ huy quân đội tối cao hoặc vua sẽ chỉ định ngƣời thân cận nhất
của mình làm chỉ huy quân đội, nhƣng ngƣời này phải tuân theo mọi ý kiến chỉ đạo và
chịu trách nhiệm trƣớc vua.
+ Về lực lƣợng: rất đông, rất đa dạng. Gồm lính thƣờng trực, lính đánh thuê.
Đƣợc phân loại nhƣ quân lính của vua, của địa phƣơng, …
+ Về binh chủng: tƣơng đối đa dạng, gồm bộ binh, kỵ binh, tƣợng binh, chiến xa.
+ Về chế độ đãi ngộ quân lính; thông thƣờng lính phải tự trang bị vũ khí và có
quyền nhận các chiến lợi phẩm. Về sau, họ đƣợc nhà nƣớc trả lƣơng, cấp đất tuỳ theo
chức vị và quân công
4.4.Tôn giáo.
Do trình độ khoa học kỹ thuật hạn chế nên tôn giáo là công cụ hổ trợ đắc lực cho
việc quản lý của nhà nƣớc.
4.4. Cơ quan xét xử.

Vua luôn là ngƣời có quyền xét xử tối cao. Vua có thể xét xử bất kỳ vụ án nào
mà vua muốn, quyết định của nhà vua là quyết định sau cùng.
+ Ở trung ƣơng, có cơ quan chuyên trách việc xét xử.
+ Ở địa phƣơng, việc xét xử đƣợc giao cho ngƣời quản lý địa phƣơng đó hoặc
giao cho hội đồng công xã hoặc các vị bô lão có uy tín.
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
11


+ Các nhà nƣớc ở phƣơng đông trong thời kỳ cổ đại xuất hiện “sớm” do sự tác
động của công cuộc xây dựng công trình thủy lợi và các cuộc chiến tranh đến quá trình
xuất hiện nhà nƣớc.
+ Về chính thể nhà nƣớc; luôn là hình thức chính thể quânchủ chuyên chế trung
ƣơng tập quyền.
+ Bộ máy nhà nƣớc là bộ máy bạo lực lớn, đƣợc thần thánh hóa nhằm bảo vệ giai
cấp thống trị một cách đắc lực nhất. Điều này làm cho bản chất giai cấp của các nhà
nƣớc này nổi trội hơn bản chất xã hội của nó.
+ Sự tồn tại lâu dài của các công xã nông thôn ảnh hƣởng đến tổ chức chức bộ
máy nhà nƣớc. Nhà nƣớc quản lý địa phƣơng thông qua công xã nông thôn.
Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ cho giai cấp của mình, nhà nƣớc chiếm hữu
nô lệ phƣơng đông đã làm nồng cốt cho nhân dân sáng tạo, xây dựng và phát triển văn
hóa. Do đó, các quốc gia phƣơng đông cổ đại đã đạt nhiều thành tựu huy hoàng về văn
hoá trở thành một trong những trung tâm của văn minh thế giới cổ đại.
II. PHÁP LUẬTCÁO QUỐC GIA PHƢƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
1. BỘ LUẬT HAMMURAPI
- Về mặt nguồn gốc, Bộ luật Hammurabi đƣợc xây dựng trên cơ sở pháp điển hoá
nhiều văn bản trƣớc đó và trên cơ sở kế thừa luật lệ của ngƣời Xu-me, ngƣời Amôrít. Bộ
luật Hammurapi đƣợc các nhà khảo cổ ngƣời Pháp tìm ra vào năm 1901 - đây là bộ luật
thành văn sớm nhất đƣợc phát hiện trong lịch sử nhân loại. Luật đƣợc khắc trên tảng đá
Bazan cao 2 mét. Phần trên cùng của tấm đá có hình Hammurapi đứng trƣớc thần mặt

trời Samat (vị thần bảo vệ tòa án). Điều này chứng tỏ Hammurapi đã ý thức đƣợc hiệu
quả của việc kết hợp giữa vƣơng quyền, thần quyền và pháp quyền để tiến hành cai trị
dân chúng.
1.1. Về nguồn của bộ luật:
+ Nguồn của bộ luật là những tiền lệ pháp, các tập quán pháp của ngƣời Xume
trong xã hội trƣớc đó : Về mặt nguồn gốc, Bộ luật Hammurabi đƣợc xây dựng trên cơ sở
pháp điển hoá nhiều văn bản trƣớc đó và trên cơ sở kế thừa luật lệ của ngƣời Xu-me,
ngƣời Amôrít. Bộ luật Hammurabi đƣợc phát hiện năm 1901 của đoàn khảo cổ ngƣời
Pháp, khắc trên đá bazan cao 2,25 m và dựng tại quảng trƣờng thành phố cho nhân dân
đọc mà thi hành.
+ Phần mở đầu : Vua Hammurabi tuyên bố rằng các vị thần đã trao đất nƣớc cho
nhà vua thống trị để làm cho đất nƣớc giàu có, nhân dân no đủ. Ở phần kết luận
Hammurabi tuyên bố sẽ trừng trị tất cả những ai xem thƣờng và định huỷ bỏ đạo luật.
+ Phần mở đầu và phần nội dung : Khẳng định rằng đất nƣớc Babilon là một
vƣơng quốc do các thần linh tạo ra. Và chính các thần linh này đã trao đất nƣớc cho
Hammurapi thống trị để làm cho đất nƣớc giàu có, nhân dân no đủ. Hammurapi kể công
lao của mình đối với đất nƣớc. Riêng ở phần nội dung Hammurapi tuyên bố sẽ trừng trị
tất cả những ai xem thƣờng và có ý định hủy bỏ bộ luật.
- Phần nội dung : Bộ luật Hammurabi là Bộ luật tƣơng đối hoàn chỉnh thời kỳ
cổ đại, gồm 282 điều (hiện chỉ đọc đƣợc 247 điều) bao gồm ba phần: Phần mở đầu,
phần nội dung và kết luận. Đây là một bộ luật tổng hợp đƣợc xây dựng dƣới dạng luật
hình, bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ
yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến lợi ích của giai cấp thống trị.
Điều 1 đến điều 4 : về thủ tục tố tụng;
12


Điều 6 –11: về tội trộm cắp;
Điều 15 – 16: về tội xâm phạm nô lệ của ngƣời khác;
Điều 21 – 25: tội xâm phạm tài sản của ngƣời khác;

Điều 26 – 41: chế độ ruộng đất của Rêdum và Bairum;
Điều 42 – 66: thuê ruộng và trách nhiệm của ngƣời cày cấy;
Điều 98 – 107: về việc vay tiền;
1.2. Các chế định trong bộ luật :
a). Chế định hợp đồng:
Hợp đồng mua bán. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
+ Ngƣời bán phải là chủ thật sự của tài sản (Điều 7)
+ Tài sản phải bảo đảm giá trị sử dụng (Điều 108)
+ Khi ký kết hợp đồng, phải có ngƣời làm chứng (Điều 7)
Thiếu 1 trong 3 điều kiện trên, hợp đồng không có giá trị, ngƣời vi phạm sẽ bị xử phạt
bằng hình phạt.
Hợp đồng vay mượn :
+ Quy định mức lãi suất khác nhau đối với từng loại: vay thóc và vay tiền (
Điều 89)
+ Nếu ngƣời cho vay lấy lãi suất cao hơn mức quy định thì sẽ mất vật cho
vay ( Điều 91)
+ Dùng thân thể con ngƣời làm vật bảo đảm hợp đồng ( Điều 115 – 117
Hợp đồng lĩnh canh ruộng đất :
+ Quy định mức thu tô đối với từng loại lĩnh canh: vƣờn và ruộng.( Điều 46
và Điều 64)
+ Quy định trách nhiệm của ngƣời lĩnh canh trong từng trƣờng hợp không
chuyên cần canh tác. (Điều 42, 43,44)
+ Quy định mức bồi thƣờng thiệt hại đối với ngƣời lĩnh canh nếu làm thiệt hai
hoa màu trên ruộng ngƣời bên cạnh (Điều 53, 554, 55, 56)
 Có dấu hiệu của sự phân biệt lỗi cố ý và vô ý.
Hợp đồng gởi giữ :
+ Khi gởi giữ phải có ngƣời làm chứng (Điều 122) nếu không, ngƣời nhận giữ
sẽ bị xem là ăn trộmvà bị xử tử (Điều 7).
+ Mức thù lao gởi giữ (Điều 121)
b). Chế định hôn nhân gia đình

+ Thủ tục kết hôn: phải có giấy tờ (Điều 128)
+ Công khai thừa nhận sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Đề cao vai trò và
bảo vệ quyền lợi của ngƣời chồng. Ngƣời vợ bị xem là tài sản của ngƣời chồng (Điều
141, 143, 129)
Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp, luật cũng bảo vệ quyền lợi của ngƣời phụ
nữ (Điều 130, 148). Ngoài ra, luật còn bảo vệ một số giá trị đạo đức trong xã hội (Điều
155)
c). Chế định thừa kế
+ Có 2 hình thức thừa kế: theo luật và theo di chúc (Điều 165)
+ Căn cứ để chia thừa kế theo cha, không theo mẹ (Điều 162, 163, 167)
+ Có sự phân biệt trong việc hƣởng thừa kế giữa con trai, con gái, con của nữ
nô lệ nếu đƣợc ngƣời tự do thừa nhận (Điều 170, 179, 180, 182, 183)
+ Điều kiện tƣớc quyền thừa kế (Điều 169)
13


d). Chế định hình sự
+ Bảo vệ các quan hệ xã hội nhƣ: quyền sở hữu (Điều 6,7,8,…) bảo vệ chế độ
nô lệ (Điều 15, 16, 226), bảo vệ nhân phẩm, danh dự, của con ngƣời.
+ Quan niệm hình phạt là sự trừng trị tội lỗi, mang tính chất trả thù ngang
bằng nhau ( đồng thái phục thù) (Điều 196, 197, 229). Tuy nhiên, do bộ luật cũng thừa
nhận sự phân biệt đẳng cấp, giai cấp tính chất đồng thái phục thù chỉ là tƣơng đối (Điều
198, 199, 201).
+ Chế tài phạt tiền cũng đã đƣợc áp dụng. Mức tiền phạt tuỳ vào địa vị xã hội
của các đƣơng sự.
+ Các hình thức của hình phạt thƣờng rất dã man, nhƣ: chặt tay, chân, thiêu,
dìm xuống nƣớc, đóng cọc…
e). Chế định tố tụng
+ Xét xử công khai
+ Coi trọng giá trị chứng cứ, không phân biệt chứng cứ thuộc đẳng cấp nào.

+ Trách nhiệm của ngƣời xét xử. Nếu có quyết định không đúng trong phiên
toà, thì phải nộp tiền phạt và bị truất quyền xét xử.
Tố tụng là thủ tục giải quyết các vụ án. Bộ luật đã có nhiều qui định về thủ tục
bắt giữ, giam cầm, qui định những nguyên tắc khi xét xử nhƣ xét xử phải công khai,
phải coi trọng chứng cứ, phán quyết phải đƣợc thi hành nghiêm minh...Có hai qui định
rất đặc thù về tố tụng của Bộ luật này:
- Thứ nhất, qui định về trách nhiệm của thẩm phán.”Nếu thẩm phán xử một vụ
kiện mà ra phán quyết bằng văn bản, nếu sau đó phát hiện lỗi trong văn bản là do lỗi của
thẩm phán, thẩm phán sẽ phải trả 12 lần giá trị tiền phạt mà ông ta đã yêu cầu bồi
thƣờng trong vụ kiện, đồng thời ông ta sẽ bị buộc phải rời khỏi ghế thẩm phán vĩnh viễn
và không bao giờ có thể trở thành thẩm phán lần nữa”
- Thứ hai, về hình thức xét xử : Nếu một ngƣời kiện một ngƣời khác, bị đơn sẽ
phải đi đến một dòng sông và nhảy xuống, nếu anh ta chìm, bị dòng nƣớc cuốn đi,
nguyên đơn sẽ sở hữu nhà của bị đơn. Nhƣng ngƣợc lại, nếu dòng sông chứng minh
rằng bị đơn là không có tội, tức là anh ta còn sống sót, thì nguyên đơn sẽ bị giết chết, và
bị đơn sẽ sở hữu nhà của nguyên đơn”
2. BỘ LUẬT MANU
2.1. Đặc điểm của bộ luật Manu
+ Là bộ luật hoàn chỉnh nhất trong tất cả các luật lệ cổ ở Ấn độ, đƣợc xây
dựng vào khoảng thế kỷ thứ II – I TCN bởi các giáo sĩ Bà La Môn. Thực chất nó là
những luật lệ, những tập quán pháp của giai cấp thống trị đƣợc các giáo sĩ Bà La Môn
tập hợp lại dƣới dạng trƣờng ca, đƣợc trình bày dƣới dạng câu song vần.
+ Gồm 2685 điều, chia thành 12 chƣơng. Nội dung của bộ luật không chỉ là
những quan hệ pháp luật mà còn là những vấn đế khác nhƣ chính trị, tôn giáo, quan
niệm về thế giới và vũ trụ. Nhƣng xét trên phƣơng diện pháp lý, chúng ta có thể phân bộ
luật Manu thành những chế định cụ thể.
2.2. Các chế định pháp luật :
a). Chế định quyền sở hữu
+ Đối với ruộng đất: giống nhƣ phần chế độ ruộng đất đã trình bày. Đối với
đất thuộc quyền sở hữu của tƣ nhân thì đƣợc quyền mua bán nhƣng phải chịu sự giám

sát của nhà nƣớc (nếu ngƣời bán động sản nhận đƣợc số tiền nhiều hơn giá quy định thì
nhà nƣớc sẽ thu hồi số tiền dƣ đó)
14


+ Đối với những tài sản khác, nhà nƣớc chỉ thừa nhận quyền sở hữu khi có
chứng cứ cụ thể chỉ rõ nguồn gốc của nó (mua bán, thừa kế, ban thƣởng).
b). Chế định hợp đồng
+ Quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: Không đƣợc ký với ngƣời
điên, ngƣời say rƣợu, ngƣời già yếu, ngƣời chƣa đến tuổi thành niên. Không đƣợc lừa
dối hay dùng áp lực để ký hợp đồng.
+ Phải đƣợc ký công khai.
Đề cập nhiều đến hợp đồng vay mượn, cầm cố:
+ Trong đó quy định mức lãi tối đa phải trả mỗi tháng, mức lãi suất này tùy
thuộc theo từng đẳng cấp trong xã hội.
+ Bà la Môn: 2% - Ksatơria: 3% - Vaisia: 4% - Suđra: 5%
+ Nếu con nợ không trả đƣợc nợ thì bị biến thành nô lệ. Hoặc nếu con nợ có
khả năng trả nợ nhƣng không chịu trả thì chủ nợ có quyền đánh đập, hành hạ con nợ cho
đến khi đòi đƣợc nợ.
c). Chế định hôn nhân gia đình
+ Hôn nhân mang tính chất mua bán. Ngƣời vợ đƣợc chồng mua về và tất cả
của hồi môn của ngƣời vợ thuộc quyền sở hữu của chồng.
+ Thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng:
+ Lúc nào ngƣời phụ nữ cũng phải chịu sự bảo hộ của đàn ông (tam tòng)
+ Vợ không đƣợc quyền ly dị chồng trong mọi trƣờng hợp. Ngƣời chồng dù
tàn bạo, ngoại tình vợ cũng phải tôn trọng và xem nhƣ một thánh nhân của đời mình.
+ Ngƣợc lại, chồng có quyền ly dị vợ nếu vợ không có con hoặc sinh toàn con
gái. Ngoài ra chồng đƣợc quyền đánh đập hành hạ vợ con mà không bị tội.
+ Bộ luật quy định chỉ đƣợc kết hôn trong cùng đẳng cấp. Tuy nhiên, đàn ông
vẫn có thể lấy vợ thuộc đẳng cấp dƣới.

d). Chế định thừa kế
+ Ban đầu, ở Ấn Độ chỉ thừa nhận hình thức thừa kế theo pháp luật (khi
ngƣời cha chết, mọi tài sản đƣợc chia đều cho các con còn sống). Về sau, do ảnh hƣởng
của văn hoá phƣơng tây, ngƣời Ấn cũng lập di chúc. Đẳng cấp Bà La Môn ủng hộ tục lệ
mới này vì điều này làm cho tài sản của giáo hội tăng lên, nếu ngƣời dân lập di chúc để
lại tài sản cho giáo hội.
+ Tất cả các con đều có quyền thừa kế tài sản của ngƣời cha. Con gái nhận tài
sản thừa kế để làm của hồi môn.
e). Chế định hình sự
+ Những chế đình sự đề ra theo nguyên tắc: khoan dung đối với những ngƣời
chà đạp lên quyền lợi của kẻ dƣới, trừng trị thẳng tay đối với những ngƣời xâm phạm
đến tính mạng, quyền lợi, nhân phẩm của đẳng cấp trên.
+ Các hình phạt trong bộ luật rất dã man:
+ Luật quy định hình phạt rất nặng đối với tội trộm cắp. Trộm cắp vào ban
đêm hay khoét ngạch vào nhà thì bị chặt tay hoăïc ngồi trên chiếc cọc nhọn, nếu phạm
tội lần thứ ba thì bị tử hình. Nếu trộm cắp tài sản của vua hay của đến chùa thì bị xử tử
mà không cần xét xử.
+ Phạm tội gây rối trong dân chúng sẽ bị thiêu chết
+ Cũng giống nhƣ luật Hammurapi, chế định hình sự của luật Manu cũng
mang tính trả thù ngang bằng nhau.
+ Sử dụng phép thử tội: dầu sôi + phân bò hay rắn độc
15


f).Chế định tố tụng
+ Rất coi trọng chứng cứ (nhân chứng, vật chứng)nhƣng giá trị của chứng cứ
lại phụ thuộc vào đẳng cấp và giới tính.
+ Ngƣời làm chứng phải cùng đẳng cấp và giới tính với bị can.
+ Khi có sự mâu thuẫn giữa các chúng cứ thì chứng cứ của đẳng cấp trên thì
có giá trị hơn so với đẳng cấp dƣới.

3. PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC
Đến ngày nay, ngƣời ta vẫn chƣa tìm thấy bộ luật cổ đại nào ở trung quốc. Ngƣời
ta chỉ biết đến nó thông qua các sách sử cổ.
a). Thời Hạ, Thương:
+ Hình thức pháp luật chủ yếu là mệnh lệnh của nhà vua.
+ Hình pháp đã rất đƣợc chú trọng với nhiều hình phạt dã man nhƣ: đóng dấu
nung đỏ, cắt mũi, gông cùm, xữ tử bằng các hình thức: chôn sống, mổ bụng, xẻo từng
mãnh nhỏ bỏ vào nƣớc sôi, bỏ vào cối giã.
b).Thời nhà Chu:
Do cơ chế chính trị nhà Chu dựa trên chế độ tông pháp (quan hệ đẳng cấp huyết
thống) nên Nhà Chu đặt ra Lễ. Lễ dùng để phân biệt sang hèn, trật tự tôn ty trong xã hội,
những nghi thức về ăn, ở, hội họp, ma chay cúng lễ, cƣới xin… do đó, ngƣời ta làm theo
lễ một cách tự nguyện. Lễ trở thành quy tắc sử xự của mọi ngƣời trong xã hội, nếu ai
không tuân theo lễ sẽ bị cƣời chê là không có chính nghĩa, không biết lễ…
Hệ thống Lễ gồm 5 loại, gọi là Ngũ Lễ:
+ Cát lễ: lễ tế các thần linh
+ Cung lễ:lễ cúng tế, ma chay, mất mùa
+ Quân lễ: lễ ra quân
+ Tân lễ: lễ tiếp đón các chƣ hầu
+ Gia lễ: lễ hôn nhân, lễ đặt con trƣởng.
Chính vì đặc điểm đó của lễ nên Nhà Chu dựa vào lễ để quản lý xã hội và hình
pháp lúc này dùng để trừng trị những ai không tuân theo Lễ. Dần dần Lễ trở thành một
cơ chế chính trị trong nhà Chu. Hình phạt của nhà Chu rất tàn bạo, gồm 5 thang bậc, gọi
là phép Ngũ Hình:
+ Mặc: thích chữ vào trán
+ Tỵ : cắt mũi
+ Phị: chặt chân
+ Cung: thiến hoặc nhốt vào nhà kín
+ Đại tịch: tử hình (mổ tim, bêu đầu, xẻo thịt thành từng mãnh nhỏ…)
- Thời Xuân Thu, nƣớc Trịnh soạn ra Hình Thƣ và khắc lên đỉnh đúc bằng sắt.

(công bố pháp luật thành văn đầu tiên ở Trung Quốc). Thời Chiến Quốc, để tranh thủ
ủng hộ của các tầng lớp địa chủ mới xuất hiện, các nƣớcc ban hành một loạt các bộ luật
nhƣ:
+ Nƣớc Hàn ban hành Hình Phù;
+ Nƣớc Sở có Hiến Lệnh;
+ Nƣớc Tề có Thất Pháp;
+ Nƣớc Việt có Quốc Luật

16


+ Nƣớc Hàn tổng hợp kinh nghiệm lập pháp của các nƣớc soạn ra bộ Pháp
Kinh. Bộ luật này đã thất truyền nhưng theo sử sách thì đây là bộ luật hoàn chỉnh và
nổi tiếng nhất của Trung Quốc cổ đại. Nội dung của nó gồm 6 chƣơng:
+ Đạo pháp: quy định về tội cƣớp
+ Tặc pháp: quy định về tội giả mạo
+ Tƣ pháp; quy định vvề tố tụng, xét xử
+ Bộ pháp: quy định về bắt giam
+ Tạp pháp: tạp luật
+ Bối pháp: quy định những nguyên tắc chung.
Theo Pháp Kinh, những hành vi xâm phạm đến vua và làm nguy hại đến triều
đình đều bị coi là trọng tội, bị xử tru di cả họ.

Nhận xét và đánh giá.
+ Công khai thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ giai cấp, đẳng cấp bảo vệ
quyền lợi và địa vị của giai cấp chủ nô và những ngƣời thuộc đẳng cấp trên trong xã hội
nhằm củng cố sự thống trị tuyệt đối của giai cấp chủ nô.
+ Trong quan hệ gia đình, thừa nhận sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa các
con với nhau, do ảnh hƣởng của chế độ thống trị gia trƣởng.
+ Trọng hình, khinh dân, ranh giới giữa hình sự và dân sự rất mờ nhạt.

+ Mang tính chất đồng thái phục thù
+ Có dấu hiệu của sự phân biệt lỗi cố ý và vô ý
+ Bị ảnh hƣởng bởi tôn giáo, lễ và các hệ tƣ tƣởng chính trị.
+ Về hình thức, không có tính hệ thống, từ ngữ sử dụng rất cụ thể, không mang
tính khái quát.
CÂU HỎI :
1. Quá trình hình thành và tồn tại nhà nƣớc Ai Cập cổ đại?
2. Quá trình hình thành và tồn tại nhà nƣớc Lƣỡng Hà cổ đại?
3. Quá trình hình thành và tồn tại nhà nƣớc Ấn Độ cổ đại?
4. Quá trình hình thành và tồn tại nhà nƣớc Trung Quốc cổ đại?
5. Tổ chức nhà nƣớc các quốc gia phƣơng đông cổ đại?
6. Nội dung căn bản của bộ luật Hămmurabi?
7. Nội dung căn bản của bộ luật Manu?
8. Trình bày nội dung pháp luật Trung Quốc.

17


CHƢƠNG II

NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƢƠNG TÂY CỔ ĐẠI
I. QUÁ TRÌNH XUẤT HIỆN, PHÁT TRIỂN VÀ SUY VONG Ở CÁC QUỐC GIA
PHƢƠNG TÂY CỔ ĐẠI.
1. HY LẠP.
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cƣ : Hy Lạp xƣa rất rộng hơn, bao gồm 3 vùng :
- Hy Âu: Ở miền nam bán đảo Balcan, có hơn 80% là núi, có vịnh Corinthe chia
ra bốn phía: Bắc là dãy Pinde, tây là Eùpia, đông là bình nguyên Thessalie, nam là bán
đảo Péloponèse có hình bàn tay với bốn ngón xòe gồm các vùng dất phì nhiêu.
- Hy Á: Gồm những tỉnh dựng lên ở những bình nguyên hẹp ven bán đảo Tiểu
Á.

- Quần đảo và đảo: Biển Eùgée có nhiều đảo lớn hợp thành dãy đảo. Quan trọng
nhất là đảo Crèce ở phía nam là trung tâm của nền văn minh tối cổ Crèce -Mycène. Bờ
biển đông và tây bán đảo Balcan và Tiểu Á có hình răng cƣa gồ ghề lởm chởm, có nhiều
vịnh và hải cảng an toàn, thuận lợi cho sự phát triển hàng hải.
Với địa hình phức tạp đó của Hy Lạp đã ảnh hƣởng lớn đến xu hƣớng phát triển
của lịch sử xã hội Hy Lạp thời cổ đại. Trƣớc hết là xu hƣớng phát triển ngành mậu dịch
hàng hải của họ. Ngƣời Hy Lạp cổ đã biết lợi dụng mặt biển Eùgée phẳng lặng để đi rất
xa ra khơi,
Dân cƣ Hy Lạp : Trƣớc thiên niên kỷ thứ III TCN, trên một số vùng đất của Hy
Lạp và các quần đảo lớn ở biển Êgiê đã có con ngƣời sinh sồng. Chính họ là ngƣời sản
sinh ra nền văn minh Crét và Mycène.
+ Ngƣời Đorien định cƣ ở bán đảo Polopone, đảo Crete…
+ Ngƣời Ionien thì định cƣ ở vùng đồng bằng Attich, đảo Ôbe
+ Ngƣời Akean chủ yếu định cƣ ở miền trung Hy Lạp.
1.2. Nền văn minh Crece và Mycenae
Vào Thời kỳ Đồ Đồng, tại Hy Lạp đã xuất hiện hai nền văn minh lớn là nền văn
minh Minos trên đảo Crece và nền văn minh Mycenae trên bán đảo Peloponnese thuộc
miền nam Hy Lạp (thế kỉ XI-IX TCN). Nền văn minh Crece và Mycene đƣợc phản ánh
qua hai bộ sử thi Iliad và Odyceseey của Homer. Qua hai tập Iliad và Odyseey, ngƣời ta
nhận thấy xã hội Hy Lạp đƣợc mô tả trong giai đoạn này là một xã hội nguyên thuỷ
đang trên đƣờng tan rã, xã hội có nhà nƣớc đang hình thành.
Khoảng năm 1200 TCN, trƣớc sự đe dọa của ngoại xâm, các thành trì tại
Mycenae đã bị bỏ phế, buôn bán với nƣớc ngoài bị đình trệ. Nền văn minh Mycenae sụp
đổ đã dẫn tới một thời kỳ khủng hoảng tại Hy Lạp kéo dài hơn 3 thế kỉ với tên gọi kỷ
nguyên bóng tối.
+ Thời kỳ thành bang ( thế kỉ VII I- IV TCN): Khoảng thế kỉ 8 trƣớc Công
nguyên, Hy Lạp bắt đầu thoát ra khỏi kỷ nguyên bóng tối. Nền kinh tế phát triển đã
khiến Hy Lạp trở nên rất giàu có. Đơn vị hành chính cơ bản ở Hy Lạp cổ đại là các
18



thành bang. Thông thƣờng giữa các thành bang hay xảy ra xung đột với nhau để tranh
giành lãnh thổ, trong đó hai thành bang Athena và Sparta là có ảnh hƣởng khá lớn trong
lịch sử của Hy Lạp. Đây là thời kì hình thành ở Hy Lạp hàng trăm nhà nƣớc nhỏ mà
ngƣời ta gọi là các thành bang. Trong hàng trăm thành bang thời đó thì quan trọng nhất
là Xpác và Athèn.
1.3. Nhà nƣớc Spác ( Sparta )
Nhà nƣớc Spác có quá trình hình thành khác biệt hơn so với đại đa số các thành
bang còn lại của Hy Lạp, do đó, tổ chức bộ máy nhà nƣớc của nó cũng khác so với các
thành bang khác, đặc biệt là thành bang Aten.
Vào giữa thế kỷ thứ 9 TCN, bộ lạc ngƣời Đôrian xâm nhập vào vùng đồng bằng
Lacôni thuộc bán đảo Pêlôpône nơi sinh sống của ngƣời Akêan. Khi xâm nhập vào đây,
ngƣời Đôrian có trình độ văn hoá, xã hội thấp kém hơn so với ngƣời Akêan, nhƣng với
đội quân hùng mạnh, đƣợc rèn luyện trong chiến đấu và cuộc sống du mục gian khổ,
nên họ chiến thắng đƣợc ngƣời Akêan và làm chủ vùng đất này. Đất đai, dân cƣ vùng
Lacôni thuộc quyền sở hữu chung của ngƣời chiến thắng. Mỗi gia đình ngƣời Đôrian
đƣợc chia một mãnh đất bằng nhau (khoảng 20 ha).
Sau khi đã củng cố vững chắc nền thống trị ở vùng Lacôni, giữa thế kỷ 8 TCN,
ngƣời Đôrian lại xâm nhập sang vùng đồng bằng Métxini và biến toàn bộ dân cƣ ở đây
thành nô lệ, gọi là nô lệ Hillôt. Lúc này, trong xã hội Spac hình thành 3 hạng ngƣời khác
nhau:
+ Ngƣời Spac (ngƣời Đôrian): là giai cấp thống trị, công việc của họ là cai trị và
đánh giặc. Họ không phải lao động, tuy nhiên họ đƣợc nô lệ Hillôt nuôi sống bằng việc
nộp lại ½ số hoa màu thu hoạch đƣợc trên phần đất đƣợc công xã chia.
+ Ngƣời Pêriet: là ngƣời Akêan bị chinh phục, họ là ngƣời tự do, có ruộng đất
để cày cấy và tài sản riêng, nhƣng không có quyền lợi về chính trị và không đƣợc quyền
kết hôn với ngƣời Spac. Họ phải cống nạp và đi lính cho ngƣời Spac, nhƣng trong quân
đội họ đƣợc tổ chức thành đội ngũ riêng.
+ Ngƣời Hillôt: là nô lệ chung của cả xã hội ngƣời Spac, họ không lệ thuộc vào
cá nhân chủ nô nào. Họ phải cày cấy trên những cánh đồng của ngƣời Spac và nộp ½

sản phẩm thu hoạch, phần còn lại họ đƣợc quyền giữ lại làm tài sản, (thân phận của họ
giống nông nô trong thời kỳ phong kiến hơn).
- Tổ chức bộ máy nhà nƣớc: Nhà nƣớc Sparte có chính thể cộng hòa quý tộc
chủ nô, với cơ cấu tổ chức gồm: hai vua, Viện nguyên lão, Đại hội nhân dân và Hội
đồng 5 Giám chế quan.
+ Hai Vua : Đồng thời là thành viên của Hội đồng trƣởng lão. Chức vụ này
theo chế độ thế tập, đƣợc tôn kính hết mực. Tuy nhiên, quyền lực của nhà Vua bị hạn
chế nhiều. Thời bình, vua chỉ lo việc tế lễ và xét xử; thời chiến, thì thống lĩnh quân đội.
+ Hội đồng trƣởng lão : Gồm 30 vị bô lão từ 60 tuổi trở lên, là những quý tộc
danh vọng nhất trong hàng ngũ quý tộc Spac. Đây là cơ quan soạn thảo pháp luật và
thảo luận trƣớc mọi vấn đề trƣớc khi đƣa ra quyết định tại Đại hội nhân dân.
+ Đại hội nhân dân : Thành viên của đại hội gồm những công dân nam, ngƣời
Spac từ 30 tuổi trở lên. Đại hội chỉ đƣợc tổ chức khi có lệnh triệu tập của nhà vua.
Về hình thức, đây là cơ quan có quyền lực cao nhất, có quyền thông qua những
văn bản luật do Hội đồng trƣởng lão soạn thảo, có quyền phê chuẩn những nghị quyết
của Hội đồng trƣởng lão. Tuy nhiên, khi thông qua những vấn đề này, đại hội nhân dân
19


không đƣợc quyền bàn bạc, thảo luận, họ chỉ đƣợc quyền biểu quyết bằng cách hô to :
“Đồng ý” hay “Phản đối” hoặc đối với những vấn đề quan trọng thì đƣợc biểu quyết
bằng cách xếp hàng. Do đó, Đại hội nhân dân chỉ có quyền lực vể mặt hình thức, trên
thực tế, quyền lực thuộc về Hội đồng trƣởng lão.
+ Hội đồng 5 quan giám sát : Về sau, do mâu thuẫn quý tộc và bình dân Spac
ngày càng gay gắt, thể hiện thông qua mâu thuẫn giữa Hội đồng trƣởng lão và Đại hội
nhân dân. Giai cấp quý tộc Spac (Hội đồng trƣởng lão) nắm quyền lực thực tế (quyền
phân chia ruộng đất, quyền lực kinh tế…) nên trong cuộc đấu tranh này, giai cấp quý tộc
Spac bảo vệ quyền lợi cho mình bằng cách thành lập một cơ quan mới, có nhiệm vụ chủ
yếu là bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ, bảo vệ nền cộng hoà quý tộc chủ nô, cơ quan đó
là Hội đồng năm quan giám sát.

Thành viên của cơ quan này là những quý tộc bảo thủ nhất, danh vọng nhất của
giai cấp quý tộc. Có chức năng và quyền hạn rất lớn, là cơ quan lãnh đạo tối cao, nhằm
tập trung quyền lực vào tay giai cấp quý tộc chủ nô :
+ Giám sát vua, hội đồng trƣởng lão.
+ Triệu tập và chủ trì cuộc họp hội đồng trƣởng lão, hội nghị công dân.
+ Giải quyết mọi công việc quan trọng (ngoại giao, tài chính, tƣ pháp…)
+ Kiểm tra tƣ cách công dân.
Nhận xét về nhà nƣớc cộng hoà quí tộc chủ nô Xpác :
Nhà nƣớc Xpác là nhà nƣớc của thế lực chủ nô lạc hậu và phản động, chống lại
những thành bang theo chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô. Quyền lực nhà nƣớc đƣợc
tập trung đến mức tối đa vào tay tầng lớp quí tộc chủ nô. Ngƣợc lai, quyền dân chủ của
ngƣời tự do bị hạn chế đến mức tối thiểu. Do đó, đây đƣợc xem là nƣớc cộng hoà quí
tộc chủ nô điển hình.
- Thứ nhất, về cơ sở kinh tế :
+ Ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nƣớc.
+ Ngƣời bình dân Xpác đƣợc chia ruộng đất nhƣng phụ thuộc tầng lớp quí tộc.
Mặc khác, sự thiết lập nhà nƣớc theo quá trình phân hoá giai cấp, nhằm hạn chế tầng lớp
Pêriet làm giàu, phát triển thế lực, nhà nƣớc Xpác thi hành chính sách hạn chế công
thƣơng nghiệp, mà chỉ tập trung vào nông nghiệp, do đó nhà nƣớc Xpác đƣợc xem là
quốc gia nông nghiệp.
- Thứ hai, về chính trị và xã hội : nhà nƣớc Xpác là kết quả của quá trình chiến
tranh và xâm lƣợc, cho nên quyền lực nhà nƣớc chỉ tập trung trong tay một số ít ngƣời (
quí tộc ). Ngƣời Xpác chỉ có quyền chính trị, còn những ngƣời khác thì không có. Chính
do cơ sở kinh tế và đặc thù về chính chính trị - xã hội, nên ở Xpác phát sinh và tồn tại
chính thể cộng hoà quí tộc chủ nô .
2. Nhà nƣớc Cộng hoà Dân chủ chủ nô Athena ( Thế kỷ VII – VI TCN).
Cũng nhƣ nhiều vùng khác ở Hy Lạp, khoảng thế kỷ thứ VIII – VI TCN, Aten dần
dần bƣớc vào xã hội có giai cấp và nhà nƣớc. Athena ( Aten ) là trung tâm của vùng
đồng bằng Attích, thuộc miền trung Hy Lạp. Bờ biển phía tây của Aten có nhiều hải
cảng tốt. Do đó, ở Aten, công thƣơng nghiệp phát triển rất sớm và với tốc độ nhanh; bên

cạnh tầng lớp quí tộc chủ nô củ đã xuất hiện tầng lớp chủ nô mới – đó là ( chủ xƣởng,
chủ thuyền, thƣơng nhân…xuất hiện ngày một nhiều.
Trƣớc khi nhà nƣớc Aten ra đời, ở bán đảo Attích có 4 bộ lạc, mỗi bộ lạc bao gồm
30 thị tộc sinh sống ở 4 khu vực khác nhau. Theo truyền thống, “ đại hội nhân dân “ là
20


cơ quan quyền lực cao nhất của bộ lạc. Ngoài ra, mỗi bộ lạc đều có một hội đồng quí tộc
( gồm các tộc trƣởng của 30 thị tộc ).
Qua quá trình phát triển của kinh tế - xã hội, 4 bộ lạc liên kết thành liên minh bộ
lạc, lấy Aten làm thủ phủ. Đây là điều kiện và tiền đề cho việc xuất hiện xã hội có giai
cấp, và hình thành nên nhà nƣớc.
2.1. Sự ra đời của nhà nƣớc :
Sự hình thành nhà nƣớc Aten có những đặc trƣng riêng. Cụ thể nhƣ :
+ Không có sự can thiệp, xâm lƣợc của thế lực bên ngoài. Nhà nƣớc hình thành
trên cơ sở của sự tan rã của xã hội thị tộc của chính cƣ dân vùng Attích.
+ Nhà nƣớc hình thành không phải qua các cuộc chiến tranh, xung đột mà nó đƣợc
hình thành dần dần qua hàng loạt các cuộc cải cách xã hội. Từ cải cách của Thésée đến
cải cách cuối cùng của Pêricơlét. Những tàn dƣ của xã hội nguyên thuỷ đã bị đẩy lùi và
bị thủ tiêu một cách triệt để.
+ Nhà nƣớc Aten đƣợc xây dựng và hoàn thiện theo hƣớng xây dựng thiết chế nhà
nƣớc dân chủ chủ nô. Một thiết chế hết sức đƣợc đề cao, và đảm bảo những quyền lợi
kinh tế, chính trị của công dân tự do.
=> Theo lịch sử Hy Lạp, ngƣời đặt nền móng xây dựng nhà nƣớc Aten là Thésée.
Đó là việc thống nhất tòan bộ dân cƣ ở 4 bộ lạc ( vốn sống ở 4 khu vực khác nhau ) theo
nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng.
+ Thésée đã chia toàn xƣa Attích thành 48 địa khu ( gọi là nôcơrari ), mỗi bộ lạc
cũ đƣợc chia thành 12 nôcơrari.
+ Sau đó Thésée chia toàn thể dân cƣ Aten thành 3 tầng lớp ngƣời có địa vị và
nghĩa vụ khác nhau :

- Quí tộc.
- Nông dân
- Thợ thủ công.
Có thể nói rằng Thésée là người đầu tiên thiết lập trật tự xã hội mới ở Aten : trật
tự xã hội có giai cấp. Với cải cách của mình, Thésée cũng đã bước đầu tấn công vào chế
độ thị tộc.
+ Hội đồng trƣởng lão : gồm những đại biểu quí tộc thị tộc, là ngƣời có nhiều
quyền hành nhất. Họ bầu ra Hội đồng quan chấp chính. Mặt dù Ðại hội nhân dân vẫn
tồn tại nhƣng nó đã biến thành một cơ quan tƣ vấn.
+ Hội đồng trƣởng lão có quyền lập pháp, tƣ pháp, giám sát và quyết định mọi
công việc quan trọng của đất nƣớc.
+ Ngƣời thủ lĩnh quân sự bị bãi miễn, thay vào đó bằng 9 thành viên quan chấp
chính ( đƣợc cử ra từ tầng lớp quí tộc ).
Nhƣ vậy là tổ chức thị tộc của ngƣời Aten đã bị tan rã và nhƣờng chổ cho một xã
hội có giai cấp; nền chính trị toàn dân của chế độ bộ lạc cũ đã nhƣờng chổ cho nền
chuyên chính của gia cấp quí tộc thị tộc.
a) Cải cách của Xôlông.
Năm 549 TCN, Xôlông - ngƣời đại diện cho tầng lớp chủ nô công thƣơng đƣợc
bầu làm quan chấp chính. Ông thực hiện chính sách cải cách nhƣ sau :
+ Tuyên bố xóa bỏ những nợ nần, nhổ hết những thẻ cầm cố ruộng đất khắp đồng
bằng Attích.

21


+ Giải phóng cho những ngƣời nô lệ vì nợ nần và cấm quí tộc biến những ngƣời
nông dân không trả đƣợc nợ thành nô lệ. Cấm không cho ký kết những văn tự lấy bản
thân con nợ làm bảo đảm.
+ Xôlông chia dân cƣ tự do thành 4 đẳng cấp, theo cải cách đó thì tất cả công dân
A-ten không phân biệt thành phần quí, tiện, đều chia thành 4 đẳng cấp căn cứ theo mức

thu nhập hàng năm của mỗi ngƣời cao hay thấp.
- Đẳng cấp thứ nhất : bao gồm những công dân hàng năm có thu nhập từ 500
mêdim thóc trở lên.
- Đẳng cấp thứ hai : bao gồm những công dân hàng năm có thu nhập từ 300
mêdim thóc trở lên.
- Đẳng cấp thứ ba : bao gồm những công dân hàng năm có thu nhập từ 200
mêdim thóc.
- Đẳng cấp thứ tư : bao gồm những công dân hàng năm có thu nhập dƣới 200
mêdim thóc.
Theo qui định, chỉ có những ngƣời thuộc đẳng cấp thứ nhất mới có đủ tƣ cách
tham gia vào các chức vụ cao cấp của nhà nƣớc nhƣ Quan chấp chính; thành viên của
Hội đồng trƣởng lão…
Trong quân đội, những ngƣời thuộc đẳng cấp 1 & 2 đƣợc phép tham gia vào
những đội kỵ binh; còn đẳng cấp 3 & 4 chỉ đƣợc tham gia vào bộ binh.
Đẳng cấp thứ 4 chỉ đƣợc tham gia đại hội nhân dân để bầu cử những quan chức
trong bộ máy nhà nƣớc.
+ “ Hội đồng 400 ngƣời “: Trên cơ sở 4 bộ lạc cũ ( Đôrien, Iônien; Akeên,
Êôlien ) Xôlong thành lập Hội đồng 400 ngƣời, mỗi bộ lạc đƣợc cử 100 ngƣời thuộc các
đẳng cấp trên.
“ Hội đồng 400 ngƣời “ có chức năng nhƣ một cơ quan thƣờng trực của đại
hội nhân dân, để giải quyết công việc hàng ngày của nhà nƣớc. Bên cạnh đó, để tránh lối
xét ử tuỳ tiện, Xôlông cho thành lập toà án nhân dân có nhiều bồi thẩm, thảo luận, xét
xử.
* Nhận xét về cải cách của Xôlông :
+ Cải cách của Xôlông đã giáng một đòn khá mạnh vào chế độ thị tộc, căn bản là
thủ tiêu quyền lực của quí tộc thị tộc; bƣớc đầu xác lập đƣợc một trật tự xã hội mới theo
thể chế dân chủ.
+ Cải cách của Xôlông phần nào đã hy sinh quyền lợi của giai cấp quí tộc thị tộc (
nhất là quí tộc ruộng đất ) để giành lại quyền sở hữu ruộng đất về cho nông dân; tạo điều
kiện cho lớp bình dân duy trì cuộc sống của họ, ngăn cản sự phá sản của nông dân và

thủ tiêu chế độ nô lệ vì nợ, tạo cơ sở xã hội cho sự tồn tại của thể chế dân chủ.
+ Cải cách trên của Xôlông đã thay đổi hẳn cơ cấu chính trị của nhà nƣớc A-ten.
Trên cơ sở 4 bộ lạc củ, Xôlông thiết lập cơ quan quyền lực mới -Hội đồng bốn trăm.
Hội đồng bốn trăm này song song tồn tại với hội đồng quí tộc nhƣng khác hẳn về thành
phần với hội đồng này. Ðại hội nhân dân trong thời kỳ quí tộc thị tộc nắm chính quyền,
đã gần hết vai trò chính trị của nó thì nay đƣợc khôi phục lại quyền lực cũ.
+ Cải cách của Xôlông cũng đem lại nhiều quyền lợi và ƣu thế cho quí tộc chủ nô
công thƣơng - tầng lớp quí tộc ủng hộ thể chế dân chủ - tạo điều kiện cho kinh tế công
thƣơng nghiệp Aten phát triển mạnh mẽ.
b) Cải cách của Clixten ( Clisthène ) :
22


Do cải cách của Xôlông không triệt để. Ông không đoạn tuyệt hẳn với giai cấp quí
tộc thị tộc, mà cũng không hoàn tòan thỏa mãn những yêu sách của quần chúng nhân
dân. Vì vậy, vào năm 560 TCN, Pisistrate tổ chức một cuộc đảo chính và thành công.
Pisistrate nắm quyền ở Aten.
Năm 527 TCN, Pisistrate chết, liên minh hai đảng Miền núi và Duyên hải, đã đƣa
thủ lỉnh đảng Duyên hải là Clisthènes giữ chức đệ nhất chấp chính quan. Nền dân chủ
đƣợc phục hƣng. Từ năm 508 –506 TCN, Clisthènes thực hiện một cuộc cải cách chính
trị quan trọng nhất, nhằm dân chủ hóa trình độ cao hơn một chế độ chính trị và xã hội ở
Aten.
+ Cải cách quan trọng nhất của Clisthènes là việc phân chia công dân Aten theo
những khu vực hành chính ( không dựa vào khu vực cƣ trú của 4 bộ lạc cũ ). Toàn bộ
xứ Áttích đƣợc chia thành 10 khu hành chính. Sau đó, mỗi khu chia thành 10 tiểu khu.
Cƣ dân sống ở mỗi tiểu khu phải đăng ký vào sổ hộ tịch để nhà nƣớc theo dõi, quản lý.
Lối gọi tên ngƣời theo dòng họ thị tộc bị bác bỏ thay bằng lối gọi theo tên riêng của
từng ngƣời.
Nhƣ vậy, cải cách của Clixten thì ranh giới, bộ lạc, ( cùng với thế lực của tập đoàn
quí tộc thị tộc ) bị xoá bỏ hẳn. Tàn tích cuối cùng của chế độ thị tộc bị thủ tiêu. Clixten

cải tổ các cơ quan quyền lực nhà nƣớc Aten theo hƣớng dân chủ.
+ “Hội đồng 500 ngƣời “ : Clixten thay thế Hội đồng 400 ngƣời dƣới thời Xôlông
bằng Hội đồng 500 ngƣời.
Theo qui chế, tất cả các công dân tự do nam giới Aten, tuổi từ 18 trở lên đều có
quyền tham gia vào Hội đồng 500 ngƣời. Mỗi tiểu khu bầu 50 ngƣời. Đây là cơ quan
hành chính cao nhất ở Aten.
Hội đồng 500 ngƣời, thay mặt toàn thể công dân, giải quyết thƣờng trực các công
việc của nhà nƣớc suốt cả năm. Ngoài ra, Hội đồng 500 ngƣời, còn có nhiệm vụ kiểm
tra tƣ cách của công dân và tƣ cách cách thành viên trong bộ máy nhà nƣớc.
+ Hội đồng 500 ngƣời đƣợc phân chia thành 10 uỷ ban thƣờng trực ( mỗi uỷ ban
50 ngƣời với nhiệm kỳ 1/10 của năm ( khoảng 36 –39 ngày ) có chức năng thay mặt Hội
đồng giải quyết các công việc hàng ngày.
+ Đại hội nhân dân : Clixten đã tăng cƣờng vai trò của Đại hội nhân dân. Đây
đƣợc xem là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nƣớc Aten. Đại hội nhân là đại hội của
toàn thể công dân Aten từ 18 tuổi trở lên. Đại hội nhân dân có quyền thảo luận và biểu
quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nƣớc, thông qua hay phủ quyết các dự luật,
chính sách của Hội đồng 500 ngƣời; Chọn cử những viên chức của bộ máy nhà nƣớc.
+ Hội đồng 10 tƣớng lĩnh : đƣợc bầu hàng năm, theo cách biểu quyết trong hội
nghị công dân.Thành viên của hội đồng có thể đƣợc bầu nhiều nhiệm kỳ. Nhiệm vụ của
Hội đồng 10 tƣớng lĩnh là :
- Chỉ huy quân đội.
- Thực hiện chính sách đối ngoại, nhƣng chịu sự giám sát của hội nghị công dân.
Để ngăn chặn âm mƣu đảo chính hoặc phá hoại, Clixten cho thực hành chế độ “ bỏ
phiếu bằng võ sò “. Bất kỳ công dân Aten nào ( kể cả ngƣời có chức vụ ) nếu bị nghi
ngờ là có những âm mƣu, hành vi đe doạ an ninh, xã hội, nền dân chủ nhân dân… thì
toàn thể công dân sẽ tham gia tiến hành bỏ phiếu kín, bằng cách ghi tên ngƣời mà họ
nghi ngờ lên võ sò hoặc mãnh gốm. Nếu có 6.000 phiếu cùng ghi tên một ngƣời, thì 10
ngày sau, ngƣời có tên đó phải rời Aten trong thời hạn 10 năm.
* Nhận xét về cải cách của Clixten :
23



+ Những cải cách của Clixten đã tạm thời hoà hoản đƣợc những xung đột và thoả
mãn hầu hết các quyền lợi của các phe phái tạo nên xã hội ở Aten một khối công dân tự
do có quyền lợi chính trị ngang nhau, cùng thống trị, bốc lột sức lao động của nô lệ.
+ Cải các của Clixten mở đƣờng cho nền kinh tế nói chung và kinh tế công thƣơng
nghiệp phát triển mạnh mẽ, tạo ra một Aten hùng cƣờng về kinh tế và quân sự; tiến bộ
về thể chế dân chủ, góp phần cho Aten chiến thắng sự can thiệp, xâm lƣơc của để quốc
Ba Tƣ trong những thế kỷ tiếp theo ( Chiến tranh Hy Lạp – Ba Tƣ ( 492 – 448 TCN ) )
2.2. Chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô phát triển đến đỉnh cao :
Giai cấp thống trị ở Aten gồm 2 bộ phận : Quí tộc chủ nô ruộng đất và quí tộc chủ
nô công thƣơng. Quí tộc chủ nô ruộng đất chủ trƣơng thiết lập nền chuyên chính theo
chính thể cộng hoà quí tộc; ngƣợc lại, quí tộc chủ nô công thƣơng chủ trƣơng xây dựng
bộ máy nhà nƣớc theo thiết chế dân chủ, chủ nô. Sự đối lập và xung đột giữa hai chủ
trƣơng của hai bộ phận thuộc giai cấp thống trị đã diễn ra ngày càng quyết liệt. Tuy
nhiên, xu hƣớng dân chủ ngày càng lấn át và thắng thế trƣớc xu hƣớng bảo thủ của quí
tọc ruộng đất, nhờ vậy nên nền dân chủ chủ nô Aten đƣợc củng cố và hoàn thiện và đạt
đến đỉnh cao của nó, thành niềm tự hào vĩnh cửu của nhân loại.
a) Cải cách của Ephiatét ( Ephialtes ) :
Năm 462 TCN, sau khi nắm quyền, Ephiatét bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách
theo hƣớng dân chủ. Trƣớc hết, ông tƣớc bỏ quyền lực của Hội đồng trƣởng lão - một tổ
chức, mà theo Ephiatét là phản dân chủ về thành phần cũng nhƣ chức năng và quyền
hạn. Do đó, Hội đồng trƣởng lão dƣới thời Ephiatét có chức năng điều hành các nghi lễ,
xét xử các vụ án tôn giáo.
+ Quyền lập pháp : (Trƣớc đây do Hội đồng trƣởng lão nắm giữ), nay đƣợc trao
cho Đại hội nhân dân.
+ Quyền hành pháp : đƣợc trao cho Hội đồng 500 ngƣời.
+ Quyền tƣ pháp : đƣợc trao về cho toà án.
Một điều đáng quan tâm trong cải cách của Ephianét đó là việc qui định cho các
nhà soạn luật phải chịu trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc về nội dung và hậu quả của những

dự luật mà họ soạn thảo. Cải cách của Ephianét đã ngăn chặn những mƣu đồ phá hoại
nền dân chủ. Tuy nhiên, phái bảo thủ đã tìm mọi cách để ngăn chặn việc cải cách và họ
đã tổ chức mƣu sát ông vào năm 461 TCN.
b). Cải cách của Pêriclét :
Pêriclét ( Pecricles 499 – 429 TCN ) đại diện cho tầng lớp chủ nô mới đồng thời
cũng là nhà lãnh đạo cao nhất cuả Aten lúc bấy giờ. Pêriclét chủ trƣơng tiếp tục duy trì
và phát triển các tổ chức và sinh hoạt dân chủ vốn đã có từ trƣớc.
Để thực sự mở rộng quyền dân chủ cho các công dân Aten, ông đã thực hiện chế
độ bầu cử các quan chức nhà nƣớc bằng hình thức bốc thăm. Nhờ đó mà các công dân
Aten đều có cơ hội nắm giữ các chức vụ của bộ máy nhà nƣớc, kể cả các chức vụ cao
nhất : quan chấp chính.
Mặt khác, ông còn thực hiện chế độ trả lƣơng cho viên chức nhà nƣớc; thực hành
rộng rãi chế độ phúc lợi trợ cấp đối những công dân gặp khó khăn. Nhìn chung, dƣới
thời Pêriclét, Aten trở thành một thành bang phát triển nhất về kinh tế, có một thiết chế
nhà nƣớc tiến bộ nhất. Nền dân chủ chủ nô đạt đến mức độ hoàn hảo nhất, đỉnh cao của
văn minh cổ đại, là cội nguồn của văn minh châu Âu, niềm tự hào và kinh nghiệm của
nhân loại.
24


Nhận xét chung về nhà nước Aten :
+ Nền dân chủ Athena đƣợc xác lập trên kết quả của quá trình đấu tranh giữa quí
tộc mới và quí tộc cũ; giữa quí tộc với ngƣời bình dân, thông qua các cuộc cải cách.
+ Nền dân chủ trong thời kỳ cực thịnh mang đặc trƣng của nền dân chủ trực tiếp,
mọi công dân thực hiện quyền của mình thông qua Đại hội nhân dân hoặc tham gia vào
bộ máy của mình bằng cách rút thăm. Quyền công dân đƣợc đảm bảo thực hiện bằng sự
giám sát của Hội đồng nhân dân, bằng rút thăm giữ các chức vụ và việc thực hiện chi trả
lƣơng cho các “ công chức “ trong bộ máy nhà nƣớc.
+ Nếu nhƣ ở chính thể cộng hoà quí tộc chủ nô, quyền lực nhà nƣớc tập trung vào
hội đồng nguyên lão, thì ở chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô, quyền lực nhà nƣớc thể

hiện ở Hội nghị công dân. Đó là điểm khác nhau giữa hai chính thể - hai hình thức nhà
nƣớc cộng hoà. Tuy nhiên, Nhà nƣớc Aten, về hình thức là cộng hoà dân chủ nhƣng bản
chất của nó vẫn là chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô.
+ Về bản chất nhà nƣớc : Cũng nhƣ các nhà nƣớc khác, nhà nƣớc Aten xây dựng
trên cơ sở chế độ tƣ hữu và quan hệ bóc lột nô lệ. Nó bảo vệ quyền lợi và địa vị chủ nô.
Chỉ có bọn chủ nô và rất ít ngƣời lao động tự do mới đƣợc hƣởng quyền chính trị, còn
phụ nữ, kiều dân, nô lệ thì ở ngoài vòng sinh hoạt chính trị. Luật pháp qui định, ai có
cha mẹ là ngƣời Aten mới đƣợc hƣởng quyền công dân. Đối với những ngƣời lao động
ngheo khó, ở vùng Át-tích xa xôi khó có thể thực hiện quyền công dân của mình. Trên
thực tế, chỉ có khoảng 30% công dân tự do thực hiện quyền công dân đầy đủ. Ngoài ra,
hoạt động bầu cử, hội họp chỉ diễn ra ở thành thị và chỉ trong thời gian nhất định, cho
nên chỉ có những công dân ở thành thị mới có thể tham gia.
Thời kì Hy Lạp hoá ( từ năm 337 đến 30 TCN):
Dƣới thời Alexander Đại đế, một vị vua của Vƣơng quốc Macedonia, Các thành
bang Hy Lạp biến thành chƣ hầu của đế quốc Makêđônia.Vua Makêđônia là
Alechxăngđơ thống lĩnh quân đội tấn công Ba Tƣ, thôn tính đƣợc đế quốc này và một
phần của Ấn Độ. Sau khi Alechxăngđơ chết, các tƣớng lĩnh của ông ta tranh giành
quyền lực với nhau. Vào thế kỷ 3 TCN, đế quốc Makêđônia bị chia thành 3 nƣớc lớn :
+ Makêđônia và Hy Lạp do dòng họ Antigôn cai trị
+ Xini do dòng họ Xêlơcút cai trị
+ Ai Cập do dòng họ Prôtêmê nắm chính quyền.
2. LA MÃ
2.1. Điều kiện tự nhiên, dân cƣ :
a) Điều kiện tự nhiên :
La Mã (Rôma) là tên của một quốc gia cổ đại mà nơi phát nguyên là ở bán đảo Italia.
Đây là một bán đảo dài và hẹp ở Nam Âu hình chiếc ủng vƣơn ra Địa Trung Hải, diện
tích khoảng 300.000 km2, phía Bắc có dãy núi Anpơ ngăn cách Italia với châu Âu, phía
Nam có đảo Xixin, phía Tây có đảo Coócxơ và đảo Xacđenhơ.
Italia có nhiều đồng bằng màu mỡ và nhiều đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn
nuôi gia súc. Italia có nhiều kim loại nhƣ đồng, chì, sắt để chế tạo công cụ sản xuất và

vũ khí. Bờ biển phía Đông không thuận tiện cho thuyền bè đi lại nhƣng bờ biển phía
Nam có nhiều vịnh và cảng tốt, do đó có quan hệ sớm với Hy Lạp.
25


×