Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.96 KB, 97 trang )

Lịch sử nhà nước và
pháp luật Thế Giới
CHƯƠNG 1
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI KỲ CỔ ĐẠI
BÀI 1
NHÀ NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC
1. Điều kiện tự nhiên
- Nằm trên lưu vực các con sông lớn => đất mềm, nhiều phù sa nhưng phải đối mặt với lũ lụt
hàng năm. Công tác trị thủy đóng vai trò quan trọng.
o Ai Cập: sông Nil
o Lưỡng Hà: sông Tigris và sông Ơphrat
o Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng
o Trung Quốc: sông Trường Giang và sông Hoàng Hà.
- Địa hình xung quanh là sa mạc, rừng núi, biển… => các tộc người sinh sống trong khu vực
tập trung về lưu vực các con sông => chiến tranh thường xuyên xẩy ra để tranh giành nguồn
nước.
o Ai Cập: phía bắc là địa trung hải; phía nam là vùng rừng núi nubi, phía đông là hồng
hải, phía tây là sa mạc Libi. Xung quang ai cập bị bao bọc bởi những dãi núi đá thẳng
đứng.
o Lưỡng Hà: đông bắc giáp dãi núi Acmênia và cao nguyên Iran; phía tây giáp thảo
nguyên Xiri và sa mạc Arập, phía nam là vịnh Pecxich.
o Ấn Độ: phía bắc là dãi núi Hymalaya, phía đông nam và tây nam giáp biển.
- Khí hậu nhiệt đới => mưa nhiều, đa dạng sinh vật
=> Thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp
2. Điều kiện xã hội và quá trình hình thành nhà nước
- Kinh tế:
• Công cụ lao động bằng đồng xuất hiện
• Ba lần phân công lao động
=> Năng suất lao động tăng, sản phẩm dư thừa.
- Xã hội:


• Công xã thị tộc tan rã
• Nguyên nhân:
o Kinh tế phát triển =>
Khi công xã thị tộc tan rã, công xã nông thôn xuất hiện và thế chổ – là đơn vị xã hội tồn tại
lâu đời và có nhiều ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, chính trị ở phương đông.
• Chế độ tư hữu xác lập
Trong quá trình tan rã của công xã thị tộc tan rã, khi các tiểu gia đình tách khỏi “đại gia
đình” của mình, họ chiếm đoạt tư liệu sản xuất như: ruộng đất, công cụ lao động của công xã nông
thôn làm tài sản riêng của gia đình mình => xuất hien chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
• Phân hoá giai cấp trong xã hội
Trong quá trình chiếm đoạt tài sản công làm của riêng:
• Đại đa số nông dân công xã giữ được một ít tài sản => nông dân
• Một thiểu số chức sắc trong xã hội nguyên thủy như: tộc trưởng, tù trưởng, thủ lĩnh
liên minh bộ lạc chiếm được nhiều tài sản hơn. Ngoài ra, họ còn dựa vào sức mạnh,
ưu thế của mình để cướp bóc, chiếm đoạt tài sản, ruộng đất của nông dân trong bộ lạc
của mình đồng thời tiến hành chiến tranh cướp tài sản của các bộ lạc khác; biến dân
cư của những bộ lạc này thành nô lệ nên họ càng ngày càng giàu có => quý tộc thị
tộc.
Do đó, dân cư trong xã hội lúc này phân hoá thành:
• Giai cấp chủ nô
• Nông dân nghèo
• Nô lệ
(Theo học thuyết của Mac – Lê nin về nguồn gốc nhà nước, khi mâu thuẫn giai cấp trong xã hội
trở nên gay gắt, không thể tự điều hoà được thì gia cấp mạnh hơn sẽ thành lập một tổ chức để điều
hoà những mâu thuẫn ấy và đàn áp những cuộc đấu tranh của giai cấp đối kháng đồng thời quản lý
xã hội theo một khuôn khổ nhất định, phù hợp với ý chí của họ. Tổ chức đó gọi là nhà nước.
Nhưng ở các quốc gia phương đông cổ đại, khi trong xã hội đã phân hoá giai cấp, đã xuất hiện
mâu thuẫn giai cấp. Tuy nhiên, mâu thuẫn ấy chưa đến mức gay gắt, chưa trở thành mâu thuẫn đối
kháng nhưng nhà nước đã xuất hiện.)
Đây là một ngoại lệ trong học thuyết về nguồn gốc nhà nước của Mac – Lênin vì ở phương

đông ngoài hiện tượng phân hóa giai cấp, quá trình hình thành nhà nước ở vùng này còn bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố sau:
- Công cuộc xây dựng các Công trình thủy lợi:
∗ Các tiểu gia đình tách khỏi công xã thị
tộc
∗ Đời sống sinh hoạt xã hội mới phá vỡ
biên giới và trật tự của công xã thị tộc
Trong quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, để công việc đạt được hiệu quả cao,
cần phải có sự quản lý thống nhất trong một tập thể. Chính yếu tố quản lý này là tiền đề của
việc quản lý nhà nước sau này.
- Chiến tranh:
Để tiến hành chiến tranh, cần phải có trật tự, kỷ cương trong 1 tập thể, đặc biệt cần
phải có người thống lĩnh quân đội. Nếu chiến thắng, vai trò, quyền lực và uy tín của người
thủ lĩnh này càng tăng cao.
Trong bối cảnh chung, khi chế độ tư hữu manh mún xuất hiện thì với quyền lực ngày
càng được tập trung cao độ của mình, thủ lĩnh quân sự cùng với những tùy tùng thân tín của
Ông chiếm giữ được nhiều tài sản hơn các thành viên khác trong công xã.
Sau mỗi chiến thắng, thủ lĩnh quân sự và tuỳ tùng của ông:
• Xác định biên giới lãnh thổ;
• Thiết lập một bộ máy quản lý và quản lý dân cư theo đại bàn lãnh thổ mà họ sinh
sống (không còn quản lý theo huyết thống dòng họ như trước đây).
• Thu thuế để nuôi sống bộ máy đó;
• Xây dựng pháp luật làm chuẩn mực xử sự cho mọi người theo ý chí của giai cấp cầm
quyền.
• Tiếp tục xây dựng và củng cố lực lượng quân đội để bảo vệ vùng lãnh thổ của mình
và tiếp tục đi xâm lược các vùng đất khác.
=> Các dấu hiệu của nhà nước xuất hiện.
Đến một thời điểm nhất định, khi quyền lực tập trung cao độ, thủ lĩnh quân sự tự
xưng mình là vua. Đây cũng là nguyên nhân để lý giải vì sao trong buổi đầu thành lập nhà
nước, chính thể của các nước ở phương đông là Quân chủ tuyệt đối với quyền lực được tập

trung vào tay vua ngày càng cao độ.
Sự ra đời của các quốc gia này không hề mâu thuẫn với học thuyết về nguồn gốc nhà nước
của Mac-Lênin, vì chính sự phân hoá giai cấp trong xã hội mới chính là nguyên nhân chính làm
xuất hiện nhà nước. Còn yếu tố quản lý và vai trò của người thủ lĩnh trong công cuộc xây dựng
công trình thủy lợi và chiến tranh là yếu tố thúc đẩy nhà nước ra đời sớm hơn.
Nhà nước
Chế độ tư hữu
xuất hiện
Phân hoá giai
cấp
Mâu thuẫn giai
cấp
MTGC gay gắt
Thủy lợi Chiến tranh
MÔ HÌNH VỀ QUÁ TRÌNH XUẤT HIỆN NHÀ NƯỚC Ở CÁC QUỐC GIA PHƯƠNG
ĐÔNG CỔ ĐẠI
3. Quá trình xuất hiện, phát triển và suy vong nhà nước ở các quốc gia phương đông cổ đại
- Ai Cập
Khoảng 3000 TCn, Ai cập đã bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước. Lịch sử Ai Cậpp được
các sử gia chia thành 4 thời kỳ: tảo vương quốc, cổ vương quốc (thiên niên kỷ 3 – 2 TCN) đây
là thời kỳ hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ Ai Cập; Trung vương quốc (thế kỷ 20 đến thế
kỷ 16 TCN) đâylà thời kỳ vũng mạnh nhất của Nhà nước Ai Cập; Tân vương quốc. Trong đó,
thời kỳ trung vương quốc là thời kỳ vững mạnh nhất của nhà nước Ai Cập. Năm 225 TCN, Ai
Cập bị Ba Tư xâm lược, chế độ chiếm hữu nô lệ Ai Cập kết thúc.
- Lưỡng Hà
Xuất hiện vào khoảng 3000 TCN, với sự tồn tại của nhiều quốc ia nhỏ của người Xume như: Ua,
Êriđu, Lagash… khoảng đầu thế kỷ 23 TCN, miền nam Lưỡng Hà thống nhất với sự cai trị của
người Xêmit, đặt tên nước là Accat. Vào thế kỷ 21 -20 TCN, quyền thống trị Lưỡng Hà rơi vào tay
của vương quốc Ua của người Xume. Thế nhưng, họ không giữ được sự thống nhất lâu. Những
năm cuối của thế kỷ 20 TCN, Lưỡng Hà lại bị phân hoá thành những quốc gia nhỏ. Năm 1894

TCN, Lưỡng Hà thống nhất dưới quyền cai trị của người Amôrit, thuộc vương quốc Babilon. Đây
là thời kỳ cực thịnh nhất của Lưỡng Hà, đặc biệt dưới triều đại của Hammurapi. Sau khi
Hammurapi chết, Babilon bị diệt vong, Lưỡng Hà liên tiếp bị các tộc người bên ngoài thống trị
gần 1000 năm. Năm 626 TCN, nhà nước Tân Babilon được khôi phục và thống trị Lưỡng Hà trong
gần 1 thế kỷ. Năm 538 TCN, Lưỡng Hà bị Ba Tư thôn tính.
- Ấn Độ
Khoản đầu thiên niên kỷ 3 đến giữa thiên niên kỷ thứ 2 TCN, Ở Ấn Độ đã tồn tại nền văn minh
Harappa và Môhenjô-Đarô ở lưu vực sông Ấn. Lúc này, dân cư là người Đravida đang sống trong
quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy để chuyển sang xã hợi có giai cấp, có nhà nước.
Nữa sau thiên niên kỷ thứ 2 TCN, cùng với sự lan rộng của sa mạc Thar là sự thiên di ồ ạt của
người Arya (tộc người nói ngôn ngữ Ấn Âu) từ Nam Au, Đông Địa Trung Hải,… đã làm cho nền
văn minh sống Ấn tàn lụi và dần dần di chuyển sang lưu vực sông Hằng, gọi là nền văn minh sông
Hằng.
Khi người Arya xâm chiếm ấn độ, họ còn sống trong giai đoạn tan rã của công xã thị tộc, trình độ
thấp kèm hơn so với người Đravida, do đó, họ dùng những biện pháp … để cai trị, đồng thời tiếp
thu dần những thành tựu văn minh của họ. Từ những công xã trước đó, hàng loạt tiểu quốc được
thành lập ven bờ sông Hằng. Đến khoảng thế kỷ thứ 6 TCN, vương quốc Magađa triển hùng mạnh
và thống nhất miền bắc Ấn Độ.
Năm 327 TCN, vua Maxêđônia là Alechxăngdrơ trong quá trình chinh phục các vùng đất phía
đông đã tiến vào Ấn Độ. Trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược Alechxăngdrơ, chanđra gupta
thủ lĩnh của tầng lớp bình dân chiến thắng. Sau đó, ông thẳng tiến về kinh đô, lật đổ sự thống trị
của Magađa, thành lập vương tiều môria, một vương triều hưng thịnh nhất ở An Độ.
Từ thế kỷ 1 TCN đến thế kỷ 3, Ấn Độ rơi vào tình trạng phân quyền cát cứ. Đến thế kỷ 4, ấn độ
mới thống nhất dưới vương triều mới, vương triều Gupta, đây cũng là bước ngoặt đánh dấu sự kết
thúc của chế độ chiếm hữu nô lệ và bắt đầu của chế độ phong kiến.
- Trung Quốc
Khoảng 3000 năm TCN, Trung Quốc bước vào giai đoạn dân chủ quân sự, là giai đoạn quá độ từ
công xã thị tộc sang xã hội có giai cấp. Năm 2140 TCN, ông Khải là con của Hạ Vũ, không cần
được cộng đồng bầu cử, vẫn lên ngôi kế vị, mở đầu cho thòi kỳ cha truyền con nối, thành lập nhà
Hạ, nhà nước đầu tiên của Trung Quốc. Vua cuối cùng của triều Hạ là Kiệt, hoang dâm, tàn bạo

làm cho vương triều bị diệt vong.
Năm 1711 TCN, nhà Thương thay thế nhà Hạ. Nhà Thương còn được gọi là nhà Ân, vì nhà
Thương dời đô về đất Ân Khư. Vua cuối cùng cùa Nhà Thương là Trụ Vương say mê sắc đẹp của
Đắc Kỷ hoang dâm, tàn bạo làm cho vương triều suy yếu. Nhà Chu lợi dụng tình hình này tiến
quân tiêu diệt nhà Thương. Thành lập nhà Chu. Nhà Chu thực hiện chính sách phân phong đất đai
cho con cháu của mình làm chư hầu.
Nhà chu có 2 thời kỳ:
Tây Chu (1066 – 770 TCN) đóng đô ở hạo Kinh. Vua cùng của Tây Chu là U vương,
Đông chu (771 – 256 TCN), có 2 thời kỳ:
Xuân Thu (771 – 475 TCN)
Chính quyền trung ương nhà chu hoàn toàn suy yếu, gần 100 nước chư hầu gây chiến tranh thôn
tính lẫn nhau, xưng bá để khống chế nhà chu và các nước khác. Đây là thời ký suy sịp những giá
trị đạo đức, xã hội rối ren, loạn lạc… do đó, xuất hiện nhiều tư tưởng, học thuyết chính trị nhằm
ổn định xã hội (thời kỳ bách gia chư tử).
Chiến Quốc (475 – 256 TCN)
Trải qua hàng trăm năm chiến tranh thoôn tính lẫn nhau, các nước nhỏ đã bị các nước lớn tiêu diệt,
sang thời chiến quốc chỉ còn lại 7 nước lớn Tề, Yên, Hàn, Sơ, Triệu, Nguỵ, Tần và một số nước
nhỏ. Năm 256, nhà Chu bị nhà Tần tiêu diệt. Sau đó, nhà Tần lại lần lượt thôn tính các quốc gia
còn lại, thống nhất Trung Quốc. Đây là mốc thời gian đánh dấu sự chấm dứt của chế độ chiếm hữu
nô lệ. Trung Quốc bước sang chế độ phong kiến.
II. CHẾ ĐỘ XÃ HỘI
1. Quan hệ giai cấp
Trong xã hội lúc này hình thành 3 giai cấp chính, đó là chủ nô, nô lệ và nông dân công xã.
- Giai cấp chủ nô :
• Gồm có: quý tộc thị tộc (vua, quan lại); quý tộc tăng lữ và những người
giàu có khác.
• Họ đồng thời là giai cấp thống trị trong xã hội, nắm giữ nhiều ruộng đất,
của cải trong cả nước; đồng thời có nhiều quyền lợi chính trị.
- Giai cấp nô lệ:
• Nguồn:

o Tù binh chiến tranh,
o Nông dân công xã bị phá sản,
o Là con của nô lệ…
• Thân phận:
o Không có quyền chính trị,
o Thuộc quyền sở hữu của chủ nô (chủ nô có quyền bán, chuyển
nhượng, trao tặng hoặc giết nô lệ của mình)
o Bị xem là đồ vật hay công cụ lao động, không được xem là con
người (Họ phải lao động khổ sai không giờ giấc nhưng không
được hưởng những giá trị của cải do họ làm ra)
• Quan hệ nô lệ trong xã hội phương đông cổ đại mang nặng tính gia
trưởng:
o Số lượng nô lệ không chiếm đa số trong xã hội;
o Lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội không phải là nô lệ mà là
nông dân công xã, nô lệ chủ yếu làm công việc hầu hạ, phục dịch
trong nhà chủ nô;
o Mâu thuẫn đối kháng giai cấp trong xã hội không phải là mâu
thuẫn giữa chủ nô và nô lệ mà lại là mâu thuẫn giữa chủ nô và
nông dân công xã.
- Nông dân công xã :
• Số lượng chiếm đa số và là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. Sống
trong các công xã nông thôn.
• Phần lớn họ là những người nghèo, ít ruộng đất phải nhận ruộng đất của
nhà nước từ các công xã nông thôn để cày cấy và đóng thuế cho nhà
nước hoặc thuê ruộng của các chủ nô và nộp tiền thuê đất hay hoa lợi thu
hoạch được.
• Họ được quyền làm người nhưng là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai
cấp chủ nô.
• Ngoài ra, họ còn phải cùng với nô lệ lao động khổ sai để xây dựng các
công trình cho vua và nhà nước.

- Bên cạnh đó, còn có tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, chiếm thiểu số trong dân cư.
Thành phần của họ khá phức tạp nhưng nhìn chung họ là những người nghèo, chịu sự bóc
lột của giai cấp chủ nô.
Như vậy, trong xã hội phương đông cổ đại kết cầu giai cấp đã hoàn chỉnh. Giai cấp bóc lột bao
gồm chủ nô như vua, quan lại, tăng lữ, người giàu có. Giai cấp bị trị bao gồm nô lệ, nông dân công
xã, thợ thủ công và thương nhân.
 Chế độ đẳng cấp
Bên cạnh sự phân hoá xã hội thành giai cấp, xã hội phương đông còn phân biệt dân cư theo chế
độ đẳng cấp:
- Giai cấp thống trị là đẳng cấp cao quý nhất;
- Nông dân nghèo, thợ thủ công, nô lệ bị xem là tầng lớp thấp hèn nhất.
Chế độ đẳng cấp điển hình nhất là ở Ấn Độ, phân biệt thành 4 đẳng cấp (chế độ Vacna):
- Đẳng cấp Bà La Môn: gồm tăng lữ Bà La Môn, là đẳng cấp cao quý nhất,
được sinh ra rừ miệng thần Brama, đọc kinh, giảng đạo, không phải lao
động sản xuất vật chất.
- Đẳng cấp Ksatơria: sinh ra từ cánh tay của thần Brama. Đẳng cấp này có
nhiệm vụ bảo vệ chế độ (gồm vua, quan lại, và những người trong quân đội)
cũng không phải lao động sản xuất.
- Đẳng cấp Vaisia: gồm những người làm nông nghiệp, buôn bán và thợ thủ
công, sinh ra từ đùi của thần Brama. Họ có nghĩa vụ sản xuất để nuôi sống 2
đẳng cấp trên.
- Đẳng cấp Suđra: gồm những người cùng khổ nhất trong xã hội, là con cháu
của những bộ tộc bị thất trận, không có tư liệu sản xuất và ở ngoài công xã,
sinh ra từ bàn chân của thần Brama. Họ có nghĩa vụ phụ vụ cho 3 đẳng cấp
trên.
Sự phân biệt đẳng cấp ở An Độ rất khắc nghiệt. Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn trọng và phục
tùng người thuộc đẳng cấp trên, những người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau, …
Nguyên nhân của sự phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ: để duy trì sự thống trị của những người
có trình độ thấp kém hơn những người có trình độ phát triển cao hơn.
2. Chế độ ruộng đất

- Tất cả ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Vua lập những trang trại lớn của mình,
bắt nô lệ cày cấy.
- Ngoài ra, vua dùng đất để thưởng cho các quan lại, quý tộc. Ruộng thưởng thuộc quyền sở
hữu của quan lại, quý tộc.
Điển hình ở Trung Quốc, thời kỳ nhà Chu, Vua dùng đất đai để phân phong cho
các chư hầu. Các chư hầu nhận đất đai, chức tước từ tông chủ (nhà Chu), có nghĩa vụ
nộp cống và cử lính tham gia quân đội của nhà vua khi có chiến tranh. (chế độ tông
pháp)
- Số ruộng đất ở địa phương Vua giao cho các công xã nông thôn quản lý. Công xã có quyền
chia đất cho nông dân cày cấy. Nông dân phải nộp tô thuế cho nhà nước thông qua công xã.
Ở Trung Quốc, Nhà Chu phân phối đất đai ở địa phương theo chế độ tỉnh điền. Mỗi
hộ nông dân được chia một mãnh ruộng bằng 100 mẫu (2 ha) gọi là một điền. Để chia
ruộng đất thành những phần như vậy và để đẫnn nước vào ruộng, người ta đắp những bờ
vùng, bờ thửa và đảo những con kênh, mương ngang dọc, do dó, tạo thành những hình
như chữ điền – gọi là chế độ tỉnh điền.
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
Hình thức chính thể: quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
 Quản lý nhà nước
- Ở trung ương:
• Vua: là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao.
- Mọi mệnh lệnh của vua có giá trị thi hành như pháp luật.
- Vua có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của quốc gia, quyết định
bổ nhiệm, cách chức, trừng phạt bất cứ ai.
- Vua là người có thẩm quyền xét xử cao nhất
- Vua là chỉ huy quân sự cao nhất
- Bên cạnh đó, vua được thần thánh hoá, vua được xem là con hoặc đại
diện hoặc chính là hiện thân của thần linh.
• Quan đầu triều: Là một vị quan hay một hội đồng thân tín nhất của nhà vua,
nắm giữ các công việc quan trọng trong triều.
• Hệ thống các cơ quan giúp việc: Gồm một số quan lại cao cấp. Tùy từng nơi,

từng thời kỳ mà có sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng hay không.
- Ở địa phương
Quản lý nhà nước ở địa phương thường dựa vào công xã nông thôn. Người đứng đầu là
người của chính địa phương đó (vương công, tù trưởng…). Quyền lực của họ như một vị vua
nhỏ ở địa phương, có quyền thu thuế, đặt pháp luật, xây dựng quân đội, quyết định mọi vần đề
ở địa phương.
Do đó, khi chính quyền trung ương suy yếu, họ là những thế lực phản loạn, nổi day chống lại
chính quyền trung ương, thành lập nhà nước riêng, tạo nên trạng thái cát cứ phân quyền.
Sau mỗi lần cát cứ như thế, chính quyền trung ương thực hiện nhiều biện pháp để quản lý chặt
chẽ hơn địa phương. Như: cử quan ở triều đình về giám sát hoặc trực tiếp quản lý, chia nhỏ địa
phương và phân cấp quản lý chặt chẽ. Ví dụ như ở Ấn Độ.riêng trung quốc, nhà tây chu thiết
lập hệ thống các nước chư hầu để thông qua các nước chư hầu quản lý toàn bộ lãnh thổ rộng
lớn.
 Cơ quan xét xử
- Vua luôn là người có quyền xét xử tối cao. Vua có thể xét xử bất kỳ vụ án nào mà vua
muốn, quyết định của nhà vua là quyết định sau cùng.
- Ở trung ương, có cơ quan chuyên trách việc xét xử.
- Ở địa phương, việc xét xử được giao cho người quản lý địa phương đó hoặc giao cho hội
đồng công xã hoặc các vị bô lão có uy tín.
 Quân đội
Do đặc điểm thường xuyên xẩy ra chiến tranh nên các quốc gia này rất chú trong việc xây
dựng và phát triển quân đội.
- Vua là người chỉ huy quân đội tối cao hoặc vua sẽ chỉ định người thân cận nhất
của mình làm chỉ huy quân đội, nhưng người này phải tuân theo mọi ý kiến chỉ
đạo và chịu trách nhiệm trước vua.
- Về lực lượng: rất đông, rất đa dạng. Gồm lính thường trực, lính đánh thuê. Được
phân loại như quân lính của vua, của địa phương, …
- Về binh chủng: tương đối đa dạng, gồm bộ binh, kỵ binh, tượng binh, chiến xa.
- Về chế độ đãi ngộ quân lính; thông thường lính phải tự trang bị vũ khí và có quyền
nhận các chiến lợi phẩm. Về sau, họ được nhà nước trả lương, cấp đất tuỳ theo

chức vị và quân công
 Tôn giáo
Do trình độ khoa học kỹ thuật hạn chế nên tôn giáo là công cụ hổ trợ đắc lực cho việc quản lý
của nhà nước.
IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1. Các nhà nước ở phương đông trong thời kỳ cổ đại xuất hiện “sớm” do sự tác động của công
cuộc xây dựng công trình thủy lợi và các cuộc chiến tranh đến quá trình xuất hiện nhà nước.
2. Về chính thể nhà nước; luôn là hình thức chính thể quânchủ chuyên chế trung ương tập
quyền.
3. Bộ máy nhà nước là bộ máy bạo lực lớn, được thần thánh hóa nhằm bảo vệ giai cấp thống
trị một cách đắc lực nhất. Điều này làm cho bản chất giai cấp của các nhà nước này nổi trội
hơn bản chất xã hội của nó.
4. Sự tồn tại lâu dài của các công xã nông thôn ảnh hưởng đến tổ chức chức bộ máy nhà nước.
Nhà nước quản lý địa phương thông qua công xã nông thôn.
5. Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ cho giai cấp của mình, nhà nước chiếm hữu nô lệ
phương đông đã làm nồng cốt cho nhân dân sáng tạo, xây dựng và phát triển văn hóa. Do
đó, các quốc gia phương đông cổ đại đã đạt nhiều thành tựu huy hoàng về văn hoá trở thành
một trong những trung tâm của văn minh thế giới cổ đại.
BÀI 2
PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
I. GIỚI THIỆU CÁC BỘ LUẬT CỔ Ở PHƯƠNG ĐÔNG
1. BỘ LUẬT HAMMURAPI
a. Đặc điểm của luật Hammurapi

Bộ luật Hammurapi được các nhà khảo cổ người Pháp tìm ra vào năm 1901 - đây là
bộ luật thành văn sớm nhất được phát hiện trong lịch sử nhân loại. Luật được khắc trên tảng
đá Bazan cao 2 mét. Phần trên cùng của tấm đá có hình Hammurapi đứng trước thần mặt
trời Samat (vị thần bảo vệ tòa án). Điều này chứng tỏ Hammurapi đã ý thức được hiệu quả
của việc kết hợp giữa vương quyền, thần quyền và pháp quyền để tiến hành cai trị dân
chúng.

- Về nguồn của bộ luật:
• Nguồn của bộ luật là những tiền lệ pháp, các tập quán pháp của người Xume trong xã
hội trước đó,
• Những quyết định của tòa án và các phán quyết của tòa án cao cấp lúc bấy giờ.
• Mệnh lệnh, chiếu chỉ của nhà vua
- Về cơ cấu của bộ luật:
• Phần mở đầu và phần nội dung : Khẳng định rằng đất nước Babilon là một vương
quốc do các thần linh tạo ra. Và chính các thần linh này đã trao đất nước cho
Hammurapi thống trị để làm cho đất nước giàu có, nhân dân no đủ. Hammurapi kể
công lao của mình đối với đất nước. Riêng ở phần nội dung Hammurapi tuyên bố sẽ
trừng trị tất cả những ai xem thường và có ý định hủy bỏ bộ luật.
• Phần nội dung : Chứa đựng 282 điều luật – đây là phần chủ yếu của bộ luật. Tuy nội
dung của bộ luật chưa phân chia thành từng ngành luật riêng biệt, nhưng tác giả của
bộ luật đã có ý thức phân chia các điều khỏan ra từng nhóm riêng theo nội dung của
chúng. Điều này thuận tiện cho việc tìm hiểu và xét xử.
Điều 1 đến điều 4 : về thủ tục tố tụng;
Điều 6 –11: về tội trộm cắp;
Điều 15 – 16: về tội xâm phạm nô lệ của người khác;
Điều 21 – 25: tội xâm phạm tài sản của người khác;
Điều 26 – 41: chế độ ruộng đất của Rêdum và Bairum;
Điều 42 – 66: về việc thuê ruộng và trách nhiệm của người cày cấy;
Điều 98 – 107: về việc vay tiền;

b. Nội dung
- Chế định hợp đồng
• Hợp đồng mua bán
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
• Người bán phải là chủ thật sự của tài sản (đ 7)
• Tài sản phải bảo đảm giá trị sử dụng ( đ 108)
• Khi ký kết hợp đồng, phải có người làm chứng (đ7)

Thiếu 1 trong 3 điều kiện trên, hợp đồng không có giá trị, người vi phạm sẽ bị xử
phạt bằng hình phạt.
• Hợp đồng vay mượn
o Quy định mức lãi suất khác nhau đối với từng loại: vay thóc và vay tiền (đ 89)
o Nếu người cho vay lấy lãi suất cao hơn mức quy định thì sẽ mất vật cho vay (đ
91)
o Dùng thân thể con người làm vật bảo đảm hợp đồng (đ 115, 116, 117)
• Hợp đồng lĩnh canh ruộng đất
o Quy định mức thu tô đối với từng loại lĩnh canh: vườn và ruộng.( đ 46 và đ 64)
o Quy định trách nhiệm của người lĩnh canh trong từng trường hợp không
chuyên cần canh tác. (đ 42, 43,44)
o Quy định mức bồi thường thiệt hại đối với người lĩnh canh nếu làm thiệt hai
hoa màu trên ruộng người bên cạnh (đ 53, 554, 55, 56)
 Có dấu hiệu của sự phân biệt lỗi cố ý và vô ý.
• Hợp đồng gởi giữ
o Khi gởi giữ phải có người làm chứng (đ 122) nếu không, người nhận giữ sẽ bị
xem là ăn trộmvà bị xử tử (đ 7).
o Mức thù lao gởi giữ (đ 121)
- Chế định hôn nhân gia đình
o Thủ tục kết hôn: phải có giấy tờ ( đ 128)
o Công khai thừa nhận sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Đề cao vai trò và bảo vệ
quyền lợi của người chồng. Người vợ bị xem là tài sản của người chồng ( đ
141, 143, 129)
o Tuy nhiên trong một số trường hợp, luật cũng bảo vệ quyền lợi của người phụ
nữ (đ 130, 148)
o Ngoài ra, luật còn bảo vệ một số giá trị đạo đức trong xã hội (155)
- Chế định thừa kế
o Có 2 hình thức thừa kế: theo luật và theo di chúc ( đ 165)
o Căn cứ để chia thừa kế theo cha, không theo mẹ ( đ 162, 163, 167)
o Có sự phân biệt trong việc hưởng thừa kế giữa con trai, con gái, con của nữ nô

lệ nếu được người tự do thừa nhận (đ 170, 179, 180, 182, 183)
o Điều kiện tước quyền thừa kế ( đ 169)
- Chế định hình sự
o Bảo vệ các quan hệ xã hội như: quyền sở hữu (đ 6,7,8,…) bảo vệ chế độ nô lệ
(đ 15, 16, 226), bảo vệ nhân phẩm, danh dự, của con người.
o Quan niệm hình phạt là sự trừng trị tội lỗi, mang tính chất trả thù ngang bằng
nhau ( đồng thái phục thù) ( 196, 197, 229)
o Tuy nhiên, do bộ luật cũng thừa nhận sự phân biệt đẳng cấp, giai cấp tính chất
đồng thái phục thù chỉ là tương đối (đ 198, 199, 201).
o Chế tài phạt tiền cũng đã được áp dụng. Mức tiền phạt tuỳ vào địa vị xã hội của
các đương sự.
o Các hình thức của hình phạt thường rất dã man, như: chặt tay, chân, thiêu, dìm
xuống nước, đóng cọc…
- Chế định tố tụng
o Xét xử công khai
o Coi trọng giá trị chứng cứ, không phân biệt chứng cứ thuộc đẳng cấp nào.
o Trách nhiệm của người xét xử. Nếu có quyết định không đúng trong phiên toà,
thì phải nộp tiền phạt và bị truất quyền xét xử.
2. BỘ LUẬT MANU
a. Đặc điểm của bộ luật Manu
- Là bộ luật hoàn chỉnh nhất trong tất cả các luật lệ cổ ở Ấn độ, được xây dựng vào khoảng
thế kỷ thứ II – I TCN bởi các giáo sĩ Bà La Môn. Thực chất nó là những luật lệ, những tập
quán pháp của giai cấp thống trị được các giáo sĩ Bà La Môn tập hợp lại dưới dạng trường
ca, được trình bày dưới dạng câu song vần.
- Gồm 2685 điều, chia thành 12 chương.
- Nội dung của bộ luật không chỉ là những quan hệ pháp luật mà còn là những vấn đế khác
như chính trị, tôn giáo, quan niệm về thế giới và vũ trụ. Nhưng xét trên phương diện pháp
lý, chúng ta có thể phân bộ luật Manu thành những chế định cụ thể.
b. Nội dung
- Chế định quyền sở hữu

o Đối với ruộng đất: giống như phần chế độ ruộng đất đã trình bày. Đối với đất
thuộc quyền sở hữu của tư nhân thì được quyền mua bán nhưng phải chịu sự
giám sát của nhà nước (nếu người bán động sản nhận được số tiền nhiều hơn
giá quy định thì nhà nước sẽ thu hồi số tiền dư đó)
o Đối với những tài sản khác, nhà nước chỉ thừa nhận quyền sở hữu khi có chứng
cứ cụ thể chỉ rõ nguồn gốc của nó (mua bán, thừa kế, ban thưởng).
- Chế định hợp đồng
o Quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
• Không được ký với người điên, người say rượu, người già yếu, người
chưa đến tuổi thành niên.
• Không được lừa dối hay dùng áp lực để ký hợp đồng.
• Phải được ký công khai.
o Đề cập nhiều đến hợp đồng vay mượn, cầm cố:
• Trong đó quy định mức lãi tối đa phải trả mỗi tháng, mức lãi suất này
tùy thuộc theo từng đẳng cấp trong xã hội.
• Bà la Môn: 2%
• Ksatơria: 3%
• Vaisia: 4%
• Suđra: 5%
• Nếu con nợ không trả được nợ thì bị biến thành nô lệ.
• Nếu con nợ có khả năng trả nợ nhưng không chịu trả thì chủ nợ có quyền
đánh đập, hành hạ con nợ cho đến khi đòi được nợ.
- Chế định hôn nhân gia đình
o Hôn nhân mang tính chất mua bán. Người vợ được chồng mua về và tất cả của
hồi môn của người vợ thuộc quyền sở hữu của chồng.
o Thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng:
• Lúc nào người phụ nữ cũng phải chịu sự bảo hộ của đàn ông (tam
tòng)
• Vợ không được quyền ly dị chồng trong mọi trường hợp. Người
chồng dù tàn bạo, ngoại tình vợ cũng phải tôn trọng và xem như một

thánh nhân của đời mình.
• Ngược lại, chồng có quyền ly dị vợ nếu vợ không có con hoặc sinh
toàn con gái. Ngoài ra chồng được quyền đánh đập hành hạ vợ con
mà không bị tội.
o Bộ luật quy định chỉ được kết hôn trong cùng đẳng cấp. Tuy nhiên, đàn ông
vẫn có thể lấy vợ thuộc đẳng cấp dưới.
- Chế định thừa kế
o Ban đầu, ở Ấn Độ chỉ thừa nhận hình thức thừa kế theo pháp luật (khi người
cha chết, mọi tài sản được chia đều cho các con còn sống). Về sau, do ảnh
hưởng của văn hoá phương tây, người Ấn cũng lập di chúc. Đẳng cấp Bà La
Môn ủng hộ tục lệ mới này vì điều này làm cho tài sản của giáo hội tăng lên,
nếu người dân lập di chúc để lại tài sản cho giáo hội.
o Tất cả các con đều có quyền thừa kế tài sản của người cha. Con gái nhận tài sản
thừa kế để làm của hồi môn.
- Chế định hình sự
o Những chế đình sự đề ra theo nguyên tắc: khoan dung đối với những người chà
đạp lên quyền lợi của kẻ dưới, trừng trị thẳng tay đối với những người xâm
phạm đến tính mạng, quyền lợi, nhân phẩm của đẳng cấp trên.
o Các hình phạt trong bộ luật rất dã man:
• Luật quy định hình phạt rất nặng đối với tội trộm cắp. Trộm cắp vào ban
đêm hay khoét ngạch vào nhà thì bị chặt tay hoăc ngồi trên chiếc cọc
nhọn, nếu phạm tội lần thứ ba thì bị tử hình. Nếu trộm cắp tài sản của
vua hay của đến chùa thì bị xử tử mà không cần xét xử.
• Phạm tội gây rối trong dân chúng sẽ bị thiêu chết
o Cũng giống như luật Hammurapi, chế định hình sự của luật Manu cũng mang
tính trả thù ngang bằng nhau.
o Sử dụng phép thử tội: dầu sôi + phân bò hay rắn độc
- Chế định tố tụng
o Rất coi trọng chứng cứ (nhân chứng, vật chứng)nhưng giá trị của chứng cứ lại
phụ thuộc vào đẳng cấp và giới tính.

• Người làm chứng phải cùng đẳng cấp và giới tính với bị can.
• Khi có sự mâu thuẫn giữa các chúng cứ thì chứng cứ của đẳng cấp trên
thì có giá trị hơn so với đẳng cấp dưới.
3. PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC
Đến ngày nay, người ta vẫn chưa tìm thấy bộ luật cổ đại nào ở trung quốc. Người ta chỉ biết
đến nó thông qua các sách sử cổ.
a. Thời Hạ, Thương:
- Hình thức pháp luật chủ yếu là mệnh lệnh của nhà vua.
- Hình pháp đã rất được chú trọng với nhiều hình phạt dã man như: đóng dấu nung đỏ, cắt
mũi, gông cùm, xữ tử bằng các hình thức: chôn sống, mổ bụng, xẻo từng mãnh nhỏ bỏ vào
nước sôi, bỏ vào cối giã.
b.Thời nhà Chu
 Pháp luật
- Do cơ chế chính trị nhà Chu dựa trên chế độ tông pháp (quan hệ đẳng cấp huyết thống) nên
Nhà Chu đặt ra Lễ. Lễ dùng để phân biệt sang hèn, trật tự tôn ty trong xã hội, những nghi
thức về ăn, ở, hội họp, ma chay cúng lễ, cưới xin… do đó, người ta làm theo lễ một cách tự
nguyện. Lễ trở thành quy tắc sử xự của mọi người trong xã hội, nếu ai không tuân theo lễ sẽ
bị cười chê là không có chính nghĩa, không biết lễ…
Hệ thống Lễ gồm 5 loại, gọi là Ngũ Lễ:
• Cát lễ: lễ tế các thần linh
• Cung lễ:lễ cúng tế, ma chay, mất mùa
• Quân lễ: lễ ra quân
• Tân lễ: lễ tiếp đón các chư hầu
• Gia lễ: lễ hôn nhân, lễ đặt con trưởng.
- Chính vì đặc điểm đó của lễ nên Nhà Chu dựa vào lễ để quản lý xã hội và hình pháp lúc này
dùng để trừng trị những ai không tuân theo Lễ. Dần dần Lễ trở thành một cơ chế chính trị
trong nhà Chu.
- Hình phạt của nhà Chu rất tàn bạo, gồm 5 thang bậc, gọi là phép Ngũ Hình:
• Mặc: thích chữ vào trán
• Tỵ : cắt mũi

• Phị: chặt chân
• Cung: thiến hoặc nhốt vào nhà kín
• Đại tịch: tử hình (mổ tim, bêu đầu, xẻo thịt thành từng mãnh nhỏ…)
- Thời Xuân Thu, nước Trịnh soạn ra Hình Thư và khắc lên đỉnh đúc bằng sắt. (công bố pháp
luật thành văn đầu tiên ở Trung Quốc)
- Thời Chiến Quốc, để tranh thủ ủng hộ của các tầng lớp địa chủ mới xuất hiện, các nướcc
ban hành một loạt các bộ luật như:
• Nước Hàn ban hành Hình Phù;
• Nước Sở có Hiến Lệnh;
• Nước Tề có Thất Pháp;
• Nước Việt có Quốc Luật
• Nước Hàn tổng hợp kinh nghiệm lập pháp của các nước soạn ra bộ Pháp Kinh. Bộ
luật này đã thất truyền nhưng theo sử sách thì đây là bộ luật hoàn chỉnh và nổi tiếng
nhất của Trung Quốc cổ đại. Nội dung của nó gồm 6 chương:
• Đạo pháp: quy định về tội cướp
• Tặc pháp: quy định về tội giả mạo
• Tư pháp; quy định vvề tố tụng, xét xử
• Bộ pháp: quy định về bắt giam
• Tạp pháp: tạp luật
• Bối pháp: quy định những nguyên tắc chung.
Theo Pháp Kinh, những hành vi xâm phạm đen vua và làm nguy hại đến triều đình đều bị coi
là trọng tội, bị xử tru di cả họ.
 Các tư tưởng chính trị
Trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, công cuộc trị quốc của các quốc gia còn bị ảnh
hưởng bởi các học thuyết, các hệ tư tưởng của những chính trị gia như: Nho Giáo (lễ trị kết hợp
với đức trị) của Khổng Tử, trường phái Pháp Gia (thuyết pháp trị) của Quản Trọng, Thương
Ưởng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Hàn Phi; thuyết vô vi của Lão Tử, thuyết kiêm ái của Mặc
Gia… Trong đó, ảnh hưởng lớn đến phương pháp cai trị của các nhà nước Trung Quốc là nho
giáo và thuyết pháp trị.
Tuy nhiên, do Nho giáo không phù hợp với đặc điểm tình hình lúc bấy giờ nên không được

giai cấp thống trị áp dụng. Về sau, đến đời Hán Võ Đế, Nho giáo mới trở thành quốc giáo. Còn
thuyết pháp trị thích ứng với tình hình lúc bấy giờ nên được giai cấp thống trị sử dụng và thể
chế thành đường lối chính sách pháp luật của nhà nước.
Thuyết pháp trị đề cao vai trò của pháp luật. Về nội dung, nó gồm 3 yếu tố: pháp, thế,thuật.
o Pháp: pháp luật và mệnh lệnh của vua phải rõ ràng, mạch lạc. Việc chấp pháp phải
nghiêm minh.
o Thế: uy quyền của nhà vua.
o Thuật: phương pháp điều hành, quản lý con người: bổ nhiệm (căn cứ vào tài năng để bổ
nhiệm, không kể đến dòng dõi), khảo hạch (căn cứ vào trách nhiệm để kiểm tra hiệu quả
công viêc) và thưởng phạt (căn cứ vào kết quả khảo hạch, thưởng nhiều, phạt nặng)
Theo Pháp Gia, với 3 yếu tố pháp, thế, thuật vua có thể trở thành một vị vua tốt mà không cần
nhân nghĩa, không cần trí tuệ,…
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
1. Nền kinh tế
Kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp => giao thương mua bán ít => pháp luật về dân sự,
thương mại không phát triển.
2. Chế độ chính trị
Với nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua là người có quyền ban hành
pháp luật => không có trí tuệ tập thể, không dân chủ.
Với chế độ chiếm hữu nô lệ => quyền lợi của chủ nô được bảo vệ tối đa.
3. Tôn giáo
Các giáo sĩ có ảnh hưởng lớn đến nội dung của pháp luật. Đặc biệt là ở Ấn Độ, các giáo
sĩ Bà La Môn căn cứ vào những quy định của tôn giáo, vào quyền lợi của giáo phái mà ban
hành, điều chỉnh pháp luật.
4. Lễ và các hệ tư tưởng chính trị
Điều này chúng ta thấy rõ nhất là ở trung quốc. Lễ và hệ tư tưởng chính trị đã ảnh
hưởng rất lớn đến pháp luật.
III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
- Công khai thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ giai cấp, đẳng cấp bảo vệ quyền lợi và
địa vị của giai cấp chủ nô và những người thuộc đẳng cấp trên trong xã hội nhằm củng cố sự

thống trị tuyệt đối của giai cấp chủ nô.
- Trong quan hệ gia đình, thừa nhận sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa các con với
nhau, do ảnh hưởng của chế độ thống trị gia trưởng.
- Trọng hình, khinh dân, ranh giới giữa hình sự và dân sự rất mờ nhạt.
- Mang tính chất đồng thái phục thù
- Có dấu hiệu của sự phân biệt lỗi cố ý và vô ý
- Bị ảnh hưởng bởi tôn giáo, lễ và các hệ tư tưởng chính trị.
- Về hình thức, không có tính hệ thống, từ ngữ sử dụng rất cụ thể, không mang tính khái quát.
Bài 3:
NHÀ NƯỚC PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC
1. Điều kiện tự nhiên
- Hy lạp nằm trên bán đảo Bankan, các đảo trên biển Êgiê và vùng đất phía Tây Tiểu
A, giáp với đông Địa Trung Hải, đất đai cằn cổi và bị chia cắt thành nhiều khu vực
nhỏ bởi đồi, núi, đèo, sông suối…
- La mã nằm trên bán đảo Italia, đất đai tương đối phì nhiêu.
- Cả Hy Lạp và La Mã đều có nhiều khoáng sản quý, nằm trong vùng khí hậu ôn đới.
Do đó:
- Cả Hy Lạp và La Mã có nhiều vịnh và hải cảng tốt, rất thuận lợi cho việc phát triển
nghề thương nghiệp, đặc biệt là mậu dịch hàng hải.
- Kinh tế thủ công nghiệp rất phát triển.
- Kinh tế nông nghiệp kém phát triển, không đóng vai trò kinh tế chủ đạo của quốc gia.
- Ngoài ra, do địa hình của Hy Lạp bị chia cắt thành nhiều khu vực nhỏ nên xu hướng
thống nhất về lãnh thổ và chính trị không đặt ra cấp thiết, lịch sử của Hy Lạp là lịch
sử của các thành bang tồn tại độc lập với nhau.
2. Điều kiện kinh tế xã hội và quá trình hình thành nhà nước
a. Hy Lạp
- THỜI KỲ VĂN MINH TỐI CỔ CRET – MYXEN
+ Xã hội đã phân hoá giai cấp, nhà nước đã xuất hiện
+ Người Hy Lạp tràn vào tấn công và hủy hoại không kế thừa nền văn minh này.

- Thời kỳ hôme
+ Xã hội đang là xã hội thị tộc mạt kỳ
+ Cuối thời đại này, xã hội xuất hiện sự phân hoá giai cấp. Chế độ nô lệ hình
thành nhưng còn mang tính gia trưởng
- THỜI KỲ THÀNH BANG
+ Kinh tế phát triển mạnh, làm cho chế độ tư hữu diễn ra nhanh chóng, tư hữu cả
về ruộng đất làm cho phân hoá xã hội diễn ra mạnh mẽ:
• Những gia đình có thế lực trong công xã thị tộc trước kia như tù trưởng, thủ
lĩnh quân sự chiếm nhiều ruộng đất và tư liệu sản xuất, ngày càng trở nên
giàu có trở thành giai cấp quý tộc thị tộc ( còn gọi là quý tộc chủ nô ruộng
đất hay quý tộc cũ)
• Thương nhân, thợ thủ công, bình dân trong quá trình tìm vùng đất thực dân
… ngày càng trở nên giàu có. Khi chế độ tư hữu ruộng đất xuất hiện, họ tậu
được nhiều ruộng đất, nô lệ… trở thành tầng lớp quý tộc chủ nô công
thương nghiệp hay còn gọi là quý tộc mới.
• Cùng với sự giàu có của quý tộc chủ nô là sự bần cùng của nông dân, họ
giải quyết sự bần cùng của mình bằng 3 cách sau đây:
 Lĩnh canh ruộng đất của chủ nô để cày cấy hoặc đi làm thuê và trở
thành tầng lớp bình dân Đêmôt
 Một số quá nghèo, bán mình làm nô lệ.
 Một số rời bỏ quê hương tìm vùng đất khác sinh sống. Họ vượt biển
đến các đảo và vùng Tây Tiểu A, dần dần họ biến những vùng đất này
thành thuộc địa, là nơi cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành sản
xuất trong nước và tiêu thụ hàng hoá từ chính quốc. Do đó, những
người này ngày càng giàu có và gia nhập vào tầng lớp quý tộc chủ nô
công thương nghiệp, làm cho tầng lớp này ngày càng đông hơn.
+ Do phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ nên mâu thuẫn giai cấp trở nên rất gay
gắt. Trong đó, giai cấp chủ nô bóc lột sức lao động của nô lệ là chủ yếu. Quan
hệ nô lệ ở hy lạp nói riêng và ở phương tây nói chung mang tính chất điển hình.
Giai cấp nô lệ phản kháng lại sự áp bức bóc lột bằng nhiều cuộc nổi dậy, để

dập tắt những cuộc đấu tranh đó, giai cấp chủ nô thiết lập ra nhà nước để quản
lý và đàn áp giai cấp bị trị.
+ Nhận xét:
• Các nhà nước ở Hy Lạp xuất hiện vào khoảng thế kỷ 8 TCN, và tồn tại dưới
dạng các nhà nước thành bang. Trong đó, có hai thành bang lớn, có vai trò
quan trọng trong lịch sử của Hy Lạp là thành bang Spac và Aten.
• Quá trình hình thành nhà nước ở Hy Lạp là sự thoát thai trực tiếp từ các
công xã thị tộc, do sự phân hóa giai cấp, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh
giai cấp, không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài.
- THỜI KỲ MAKÊĐÔNIA
+ Các thành bang Hy Lạp biến thành chư hầu của đế quốc Makêđônia. Vua
Makêđônia là Alechxăngđơ thống lĩnh quân đội tấn công Ba Tư, thôn tính được
đế quốc này và một phần của Ấn Độ. Sau khi Alechxăngđơ chết, các tướng lĩnh
của ông ta tranh giành quyền lực với nhau.
+ Vào thế kỷ 3 TCN, đế quốc Makêđônia bị chia thành 3 nước lớn:
• Makêđônia và Hy Lạp do dòng họ Antigôn cai trị
• Xini do dòng họ Xêlơcút cai trị
• Ai Cập do dòng họ Prôtêmê nắm chính quyền.
b. La Mã
- THỜI KỲ VƯƠNG CHÍNH
+ Vào thế kỷ 8 TCN, xã hội La Mã đang sống trong giai đoạn tan rã của công xã
nguyên thủy.Trên đồng bằng Latium là nơi sinh sống của 3 bộ lạc, gọi họ là
người Latinh. Mỗi bộ lạc có 10 bào tộc (Curi). Mỗi Curi lại chia thành 10 thị
tộc.
+ Để quản lý xã hội, các bộ lạc cùng nhau thiết lập một tổ chức gồm các cơ quan
sau:
• Đại hội nhân dân (Đại hội Curi) : gồm tất cả các công dân nam của cả 3 bộ
lạc. Có quyền quyết định các vấn đề quan trọng như tuyên chiến hay nghị
hoà, thông qua hoặc bác bỏ những đạo luật do Viện nguyên lão thảo luận
trước, bầu vua và các chức quan cao cấp khác, có vai trò là toà án tối cao.

Khi tham gia đại hội, các công dân nam của mỗi Curi sẽ tập hợp lại thành
một đơn vị. Khi biểu quyết, mỗi curi được quyền có một lá phiếu.
• Viện nguyên lão (Senat) : gồm thủ lĩnh của 300 thị tộc. Mỗi thị tộc cử 1
người tham gia, thông thường là những người thuộc những gia đình giàu có,
danh vọng nhất trong thị tộc. Viện nguyên lão có thẩm quyền quyết định các
công việc quan trọng giữa hai kỳ họp của Đại hội nhân dân, thảo luận các
đạo luật trước khi trình trước đại hội công dân.
Về sau, quyền lực của Viện nguyên lão dần dần lớn mạnh và trở thành
cơ quan chính quyền trọng yếu của La Mã.
• Vua (rex): do Đại hội Curi bầu ra, thực tế chỉ là tù trưởng liên minh bộ lạc.
Thời chiến là tổng tư lệnh quân đội, thời bình chỉ lo việc tế lễ và xét xử.
+ Thời kỳ này còn là thời kỳ dân chủ quân sự.
- THỜI KỲ CỘNG HOÀ
+ Vào thế kỷ ……….., người La Mã bị người Êtrucxơ thống trị. Do đó, các vua
đều là người Êtrucxơ.
+ Do sự phát triển kinh tế hàng hoá và chính sách mở rộng xâm lược, nhiều cư
dân mới đến sinh sống trên lãnh thổ La Mã. Những cư dân này không thuộc bộ
tộc nào của người La Mã, do đó, không được xem là dân La Mã chính gốc nên
họ không được hưởng bất kỳ quyền lực chính trị nào cả. Tuy nhiên, thân phận
của họ không giống như nô lệ, họ là dân tự do, phải nộp thuế và đi lính cho
người La Mã, có quyền tự do kinh doanh, được quyền sở hữu ruộng đất. Họ
chính là tầng lớp bình dân Pơlep.
+ Khi lực lượng này lớn mạnh về kinh tế và quân đội, họ đấu tranh để đòi hưởng
quyền chính trị. Trước tình thế đó, người La Mã phải nhượng bộ, thực hiện cải
cách để đáp ứng yêu cầu của họ.
+ Giữa thế kỷ thứ 6 TCN, vua Xecvius Lutius tiến hành cải cách xã hội với
những nội dung như sau:
• Ba bộ lạc trước kia bị xoá bỏ, thay vào đó là 4 bộ lạc mới, thực chất là 4 khu
vực hành chính.
• Căn cứ theo tài sản, ruộng đất, ông chia dân cư thành 5 đăng cấp, cứ 5 năm

đăng ký lại đẳng cấp một lần.
 Đẳng cấp 1: là những người có từ 20 jujêra đất trở lên. (1 jujêra đất =
52,5 ha)
 Đẳng cấp 2: là những người có từ 15 đến 20 jujêra đất.
 Đẳng cấp 3: là những người có từ 10 đến 15 jujêra đất.
 Đẳng cấp 4: là những người có từ 5 đến 10 jujêra đất.
 Đẳng cấp 5: là những người có từ 2,5 đến 5 jujêra đất.
• Bỏ đại hội Curi và thay vào đó là đại hội Xenturi. Đại hội Xenturi vừa là đại
hội tổ chức theo đơn vị quân đội của các đẳng cấp vừa là đại hội mang tính
chất hành chính, vì nó được quyền quyết định những vấn đề quan trọng,
được quyền bầu ra những quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước.
 Đẳng cấp 1: được tổ chức thành 80 Xenturi bộ binh và 18 Xenturi kỵ
binh.
 Đẳng cấp 2,3,4: mỗi đẳng cấp được tổ chức thành 20 Xenturi bộ binh
 Đẳng cấp 5: được tổ chức thành 30 Xenturi bộ binh
 Những người không có ruộng đất thì không được xếp vào đẳng cấp
nào cả, tuy nhiên vẫn được tổ chức thành 5 Xenturi.
• Trong các kỳ đại hội, các Xenturi được quyền bỏ 1 là phiếu để thể hiện ý
kiến của mình. Nếu có quá bán số phiếu tán thành thì vấn đề được thông
qua. Như vậy, đẳng cấp 1 bao giờ cũng có số phiếu đông nhất.
+ Cuộc cải cách của vua Xecvius Lutius đánh dấu sự sụp đổ của chế độ công xã
thị tộc và sự ra đời của nhà nước.
+ Song song với cuộc đấu tranh giữa bình dân Pơlép và quý tộc thị tộc, còn có
cuộc đấu tranh của người La Mã nhằm lật đổ ách thống trị của người Êtrucxơ.
Năm 509 TCN, người La Mã đánh đuổi vị vua cuối cùng của người Êtrucxơ là
Taccanh II và thiết lập nhà nước La Mã.
- THỜI KỲ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ
c. Nhận xét
+ Nhà nước phương tây cổ đại ra đời do sự phân hoá xã hội thành giai cấp, là kết
quả của sự thoát thai trực tiếp từ công xã thị tộc.

+ Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế nên chế độ tư hữu về
ruộng đất sớm ra đời, là nguyên nhân hình thành nền chính thể cộng hòa ở các
quốc gia chiếm hữu nô lệ phương tây.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1. Nhà nước Hy Lạp
a. Thành bang Spac
 Tổ chức xã hội
- Nhà nước Spac có quá trình hình thành khác biệt hơn so với đại đa số các thành
bang còn lại của Hy Lạp, do đó, tổ chức bộ máy nhà nước của nó cũng khác so với
các thành bang khác, đặc biệt là thành bang Aten.
- Vào giữa thế kỷ thứ 9 TCN, bộ lạc người Đôrian xâm nhập vào vùng đồng bằng
Lacôni thuộc bán đảo Pêlôpône nơi sinh sống của người Akêan. Khi xâm nhập vào
đây, người Đôrian có trình độ văn hoá, xã hội thấp kém hơn so với người Akêan,
nhưng với đội quân hùng mạnh, được rèn luyện trong chiến đấu và cuộc sống du
mục gian khổ, nên họ chiến thắng được người Akêan và làm chủ vùng đất này. Họ
dồn đuổi một bộ phận khác đến miền trung và bắc Pêlôpône và nô dịch một bộ
phận người Akêan:
+ Đất đai, dân cư vùng Lacôni thuộc quyền sở hữu chung của người chiến thắng.
Mỗi gia đình người Đôrian được chia một mãnh đất bằng nhau (khoảng 20 ha).
+ Người Đôrian chủ trương duy trì tổ chức công xã thị tộc để thống trị những
người có trình độ văn hoá cao hơn mình.
- Sau khi đã củng cố vững chắc nền thống trị ở vùng Lacôni, giữa thế kỷ 8 TCN,
người Đôrian lại xâm nhập sang vùng đồng bằng Métxini và biến toàn bộ dân cư ở
đây thành nô lệ, gọi là nô lệ Hillôt.
- Lúc này, trong xã hội Spac hình thành 3 hạng người khác nhau:
+ Người Spac (người Đôrian): là giai cấp thống trị, công việc của họ là cai trị và
đánh giặc. Họ không phải lao động, tuy nhiên họ được nô lệ Hillôt nuôi sống
bằng việc nộp lại ½ số hoa màu thu hoạch được trên phần đất được công xã
chia. (người Spac không được quyền sở hữu mãnh đất mà họ được chia, họ chỉ
được quyền hưởng hoa lợi thu trên mãnh đất đó). Toàn bộ đất đai và nô lệ

thuộc quyền sở hữu chung của nhà nước.
+ Người Pêriet : là người Akêan bị chinh phục, họ là người tự do, có ruộng đất để
cày cấy và tài sản riêng, nhưng không có quyền lợi về chính trị và không được
quyền kết hôn với người Spac. Họ phải cống nạp và đi lính cho người Spac,
nhưng trong quân đội họ được tổ chức thành đội ngũ riêng.
+ Người Hillôt: là nô lệ chung của cả xã hội người Spac, họ không lệ thuộc vào
cá nhân chủ nô nào. Họ phải cày cấy trên những cánh đồng của người Spac và
nộp ½ sản phẩm thu hoạch, phần còn lại họ được quyền giữ lại làm tài sản,
(thân phận của họ giống nông nô trong thời kỳ phong kiến hơn).
 Tổ chức bộ máy nhà nước
- Hai Vua :
+ Đồng thời là thành viên của Hội đồng trưởng lão.
+ Chức vụ này theo chế độ thế tập, được tôn kính hết mực.
+ Tuy nhiên, quyền lực của nhà Vua bị hạn chế nhiều. Thời bình, vua chỉ lo việc
tế lễ và xét xử; thời chiến, thì thống lĩnh quân đội.
- Hội đồng trưởng lão :
+ Gồm 30 vị bô lão từ 60 tuổi trở lên, là những quý tộc danh vọng nhất trong
hàng ngũ quý tộc Spac.
+ Đây là cơ quan soạn thảo pháp luật và thảo luận trước mọi vấn đề trước khi đưa
ra quyết định tại Đại hội nhân dân.
- Đại hội nhân dân :
+ Thành viên của đại hội gồm những công dân nam, người Spac từ 30 tuổi trở
lên.
+ Đại hội chỉ được tổ chức khi có lệnh triệu tập của nhà vua.
+ Về hình thức, đây là cơ quan có quyền lực cao nhất, có quyền thông qua những
văn bản luật do Hội đồng trưởng lão soạn thảo, có quyền phê chuẩn những nghị
quyết của Hội đồng trưởng lão. Tuy nhiên, khi thông qua những vấn đề này, đại
hội nhân dân không được quyền bàn bạc, thảo luận, họ chỉ được quyền biểu
quyết bằng cách hô to : “Đồng ý” hay “Phản đối” hoặc đối với những vấn đề
quan trọng thì được biểu quyết bằng cách xếp hàng. Do đó, Đại hội nhân dân

chỉ có quyền lực vể mặt hình thức, trên thực tế, quyền lực thuộc về Hội đồng
trưởng lão.
- Hội đồng 5 quan giám sát :
+ Về sau, do mâu thuẫn quý tộc và bình dân Spac ngày càng gay gắt, thể hiện
thông qua mâu thuẫn giữa Hội đồng trưởng lão và Đại hội nhân dân. Giai cấp
quý tộc Spac (Hội đồng trưởng lão) nắm quyền lực thực tế (quyền phân chia
ruộng đất, quyền lực kinh tế…) nên trong cuộc đấu tranh này, giai cấp quý tộc
Spac bảo vệ quyền lợi cho mình bằng cách thành lập một cơ quan mới, có
nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ, bảo vệ nền cộng hoà quý
tộc chủ nô, cơ quan đó là Hội đồng năm quan giám sát.
+ Thành viên của cơ quan này là những quý tộc bảo thủ nhất, danh vọng nhất của
giai cấp quý tộc.
+ Có chức năng và quyền hạn rất lớn, là cơ quan lãnh đạo tối cao, nhằm tập trung
quyền lực vào tay giai cấp quý tộc chủ nô:
• Giám sát vua, hội đồng trưởng lão.
• Triệu tập và chủ trì cuộc họp hội đồng trưởng lão, hội nghị công dân.
• Giải quyết mọi công việc quan trọng (ngoại giao, tài chính, tư pháp…)
• Kiểm tra tư cách công dân.
 Nhận xét
- Qua tổ chức bộ máy nhà nước, chúng ta có thể khẳng định rằng nhà nước Spac là
nhà nước được tổ chức theo hình thức chính thể Cộng hoà Quý tộc Chủ nô.
b. Thành bang Aten
 Tổ chức xã hội
- Aten là một thành bang gồm 4 bộ lạc chung sống với nhau trên vùng đồng bằng
Attic.
- Ban đầu nhà nước Aten cũng được tổ chức theo chính thể Cộng hoà Quý tộc Chủ
nô, quyền lực tập trung vào tay giai cấp quý tộc thị tộc (quý tộc ruộng đất).
- Khi kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế công thương nghiệp dần dần chiếm vai
trò chủ đạo thì thế lực của quý tộc chủ nô công thương cũng dần phát triển theo.
Họ liên kết với nông dân tự do đấu tranh với giai cấp quý tộc thị tộc để nắm quyền

lực chính trị.
- Giai cấp quý tộc thị tộc buộc phải nhượng bộ, chấp nhận một vài đại diện của quý
tộc công thương được đứng trong hàng ngũ quan lại. Thông qua cải cách xã hội,
các vị quan chấp chính này dần dần chuyển nền cộng hòa quý tộc chủ nô thành
nền cộng hoà dân chủ chủ nô.
+ Cải cách của Xôlông:
Năm 594 TCN, Xôlông, một đại biểu của tầng lớp quý tộc công thương
nghiệp được bầu vào chức quan chấp chính. Trong thời gian đương nhiệm, ông
thựa hiện cải cách mang lại dân chủ cho rộng rãi dân chúng, xoá bỏ đặc quyền của
quý tộc thị tộc:
• Bãi bỏ nợ nần cho dân chúng, nhổ hết các thể cầm cố ruộng đất, trả ruộng
đất cho nông dân tự do, cấm việc biến dân tự do thành nô lệ vì nợ. Điều này
làm cho lực lượng của dân tự do đông hơn và củng cố được địa vị của mình,
do đó, sau này dân tự do là lực lượng ủng hộ cho quý tộc mới thực hiện các
cuộc cải cách sau này.
• Thành lập Hội đồng 400 người. Mỗi bộ lạc được cử 100 người thuộc đẳng
cấp 1,2,3 tham gia vào hội đồng này. Hội đồng này có quyền tư vấn cho
Quan chấp chính, soạn thảo những nghị quyết trước khi đưa ra bàn bạc,
quyết định tại Hội nghị công dân; giải quyết các công việc thường ngày khi
Hội nghị công dân không họp.
• Căn cứ theo tài sản, Xôlông chia dân cư thành 4 đẳng cấp. Người dân được
hưởng quyền chính trị tương ứng với đẳng cấp của mình (xoá bỏ đặc quyền
của quý tộc thị tộc):
 Đẳng cấp 1: gồm những người có thu nhập hàng name từ 500 mêđim
thóc trở lên (1 mêđim = 52,5 lít). Đẳng cấp này được hưởng đầy đủ
quyền chính trị, được ứng cử vào các chức quan cao cấp (quan chấp
chính, thành viên hội đồng trưởng lão…)và có nghĩa vụ cung cấp tiền
của cho nhà nước để xây dựng các hạm đội, các công trình công
cộng,…
 Đẳng cấp 2: thu nhập hàng name từ 300 đến 500 mêđim thóc

 Đẳng cấp 3: thu nhập hàng name từ 200 đến 300 mêđim thóc.
Đẳng cấp 2 và 3 được quyền ứng cử vào hội đồng 400 người.
 Đẳng cấp 4: có ít hoặc không có ruộng đất, đẳng cấp này chỉ được
quyền tham gia vào hội nghị công dân, không được quyền tham gia
vào các cơ quan khác.
• Thành lập toà án công dân. Tại toà án này, mọi công dân đếu được quyền
bào chữa và kháng án.
+ Cải cách của clixten:
• Bỏ 4 bộ lạc cũ và chia dân cư theo 3 khu vực. Mỗi khu vực chia thành 10
phân khu, và cứ 3 phân khu hợp lại thành một liên khu. Như vậy, ở aten lúc
bấy giờ có tất cả là 10 liên khu.
• Vì 4 bộ lạc trước kia không cón nữa , do đó hội đồng 400 người cũng bị huỷ
bỏ theo. Thay vào đó, clixten thành lập hội đồng 500 người. Mỗi một liên
khu sẽ cử 50 người tham gia, không kể thuộc đẳng cấp nào.
• Thành lập Hội đồng 10 tướng lĩnh
• Để bảo vệ nền Cộng hoà Dân chủ và chống lại âm mưu thiết lập nền độc tài
nên Clixten cón đặt ra luật bỏ phiếu bằng vỏ sò. Theo đó, nếu ai bị ghi tên
trên hơn 6000 vỏ sò, tức bị hơn 6000 ý kiến cho là có âm mưu thiết lập nền
độc tài thì sẽ bị trục xuất ra khỏi Hy Lạp trong vòng 10 năm.
• Bên cạnh đó, ông còn khuyến khích mọi người tham gia bảo vệ chế độ dân
chủ bằng cách khen thưởng hoặc sẽ giải phóng thân phận cho nô lệ thành
kiều dân hoặc từ kiều dân được công nhận là công dân Aten.
+ Cải cách của Pêriclet:
• Trả lương cho những người tham gia vào cơ quan nhà nước. Điều này tạo
điều kiện cho dân nghèo có thể tham gia quản lý nhà nước.
• Thay chế độ bầu bằng chế độ bóc thăm để chọn ra nhân viên nhà nước.
 Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Hội nghị công dân :
+ Thành viên: toàn thể công dân nam người aten (có cha và mẹ đều là người
aten) từ 18 tuổi trở lên.

+ Hoạt động và quyền hạn:
• Cứ 10 ngày họp 1 lần. Trong buổi họp, các công dân có quyền tự do bàn
bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng, bầu những chức quan
cao cấp, giám sát các cơ quan khác thông qua các đạo luật, ban hoặc tước
quyền công dân…
- Hội đồng 500 người :
+ Chia thành 10 ủy ban. Một ủy ban gồm 50 người cua một liên khu, hoạt động
trong thời gian 1/10 năm tức 36 đến 39 ngày. Tên của các thành viên của ủy
ban này được lập thành một danh sách và theo danh sách đó, mọi người theo
thứ tự của bản danh sách đảm nhiệm chức vụ chủ tịch ủy ban một ngày.
+ Quyền hạn, nhiệm vụ:
• Thi hành những quyết nghị của hội nghị công dân
• Giải quyết những vấn đề quan trọng giữa hai kỳ họp của hội nghị công dân.
• Giám sát công việc của các viên chức nhà nước
• Quản lý tài chính
• Thảo luận những vấn đề quan trọng trước khi trình ra quyết định tại hội nghị
công dân.
- Hội đồng 10 tướng lĩnh :
+ Thành viên của hội đồng này không được cấp lương và được bầu ra tại hội nghị
công dân bằng cách biểu quyết giơ tay.

×