Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Họ Ếch nhái (Ranidae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.97 MB, 106 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-----o0o-----

CHÂU THỊ THANH HẢI

HỌ ẾCH NHÁI (Ranidae) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGHỆ AN, 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-----o0o-----

CHÂU THỊ THANH HẢI

HỌ ẾCH NHÁI (Ranidae) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: ĐỘNG VẬT
MÃ SỐ: 60.420.103



LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG XUÂN QUANG
NCS. ĐẬU QUANG VINH

NGHỆ AN, 2013


3
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh quá trình học tập và nghiên cứu của bản
thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường Đại
học Vinh, Lãnh đạo Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Sinh, Tổ Bộ môn Động vật
sinh lý và các phòng ban của Trường, UBND huyện Quế Phong, người dân địa phương tại
khu vực nghiên cứu đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: PGS.TS. Hoàng Xuân
Quang, NCS. Đậu Quang Vinh đã trực tiếp định hướng và hướng dẫn tôi trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, và nhất là những người thân trong gia đình đã
động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Vinh ngày tháng năm 2013
Tác giả

Châu Thị Thanh Hải



4
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục các hình

Trang
Mở đầu............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................................3

1.1. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát................................................................3
1.1.1 Lược sử nghiên cứu ENBS ở Việt Nam.....................................................................3
1.1.2 Lược sử nghiên cứu ENBS ở Nghệ An......................................................................6

1.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu....................................7
1.2.1 Vị trí địa lí...................................................................................................................7
1.2.2. Địa hình, thổ nhưỡng.................................................................................................7
1.2.2.1. Địa hình..................................................................................................................7
1.2.2.2. Thổ nhưỡng ............................................................................................................8
1.2.3. Khí hậu thuỷ văn........................................................................................................8
1.2.3.1. Đặc điểm khí hậu....................................................................................................8
1.2.3.2. Đặc điểm sông ngòi và thủy văn............................................................................9
1.2.4.
Khu
hệ
động
vật


thực
vật
................................................................................................................................................
10
1.2.4.1.
Khu
hệ
thực
vật
................................................................................................................................................
10
1.2.4.2.
Khu
hệ
động
vật
................................................................................................................................................
12
1.2.5.
Đặc
điểm

hội

nhân
văn
................................................................................................................................................
13
CHƯƠNG

2.
ĐỐI
TƯỢNG

PHƯƠNG
PHÁP
NGHIÊN
CỨU
..........................................................................................................................................................

15


5
2.1.

Địa

điểm,

thời

gian

................................................................................................................................................
15
2.1.1.
Địa
điểm
................................................................................................................................................

15
2.1.2.
Thời
gian
................................................................................................................................................
18

2.2.

liệu
nghiên
cứu
...........................................................................................................................
18

2.3.
Phương
pháp
nghiên
cứu
...........................................................................................................................
18
2.3.1.
Phương
pháp
điều
tra
thu
mẫu
................................................................................................................................................

18
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại
................................................................................................................................................
18
2.3.3.
Phương
pháp
định
loại
................................................................................................................................................
20
2.3.4.
Phương
pháp
điều
tra
phỏng
vấn
................................................................................................................................................
20
2.3.5.
Phương
pháp
xử

số
liệu
................................................................................................................................................
21
CHƯƠNG


3:

KẾT

QUẢ



BÀN

LUẬN

...........................................................................................................................
22

3.1. Đa dạng thành phần loài họ Ranidae ở Pù Hoạt
...........................................................................................................................
22
3.1.1.
Thành
phần
loài
họ
Ranidae
................................................................................................................................................
22


6

3.1.2. Nhận xét về cấu trúc loài trong họ Ranidae ở Pù Hoạt
................................................................................................................................................
.25

3.2. Đặc điểm hình thái các loài trong họ ếch nhái Ranidae
...........................................................................................................................
26
3.2.1.
Giống
Amolops
Cope,
1865
................................................................................................................................................
27
3.2.1.1. Khóa định loại các loài trong giống Amolops ở KVNC
................................................................................................................................................
27
3.2.1.2.

tả
đặc
điểm
hình
thái
các
loài
................................................................................................................................................
27
1.
Amolops

compotrix
(Bain,
Stuart
and
Orlov,
2006)
................................................................................................................................................
27
2.
Amolops
cremnobatus Inger
and
Kottelat, 1998
................................................................................................................................................
30
3.
Amolops
mengyangensis
Wu
&
Tian,
1995
................................................................................................................................................
33
4.
Amolops
ricketti
(Boulenger,
1899)
................................................................................................................................................

34
3.2.1.3. Nhận xét về hình thái phân loại các loài trong giống Amolops ở KVNC
................................................................................................................................................
35
3.2.2.
Giống
Babina
Thompson,
1912
................................................................................................................................................
35
Babina
chapaensis
(Bourret,
1937)
................................................................................................................................................
35
3.2.3.

Giống
Hylarana
Tschudi,
1838
....................................................................................................................................
37


7
3.2.3.1.
Khóa

định
loại
các
loài
trong
giống
Hylarana
................................................................................................................................................
38
3.2.3.2.

tả
đặc
điểm
hình
thái
các
loài
................................................................................................................................................
38
1.
Hylarana
guentheri
(Boulenger, 1882).
................................................................................................................................................
38
2.
Hylarana
macrodactyla
Günther,

1858
................................................................................................................................................
40
3.
Hylarana
maosonensis
Bourret,
1937
................................................................................................................................................
40
4.
Hylarana
nigrovittata (Blyth, 1856)
................................................................................................................................................
43
5.
Hylarana
taipehensis
(Van
Denburgh,
1909).
................................................................................................................................................
45
3.2.3.3. Nhận xét về hình thái phân loại các loài trong giống Hylarana ở KVNC
................................................................................................................................................
46
3.2.4.
Giống
Odorrana
Fei,

Ye
&
Huang,
1991
................................................................................................................................................
46
3.2.4.1.
Khóa
định
loại
các
loài
trong
giống
Hylarana
................................................................................................................................................
47
3.2.4.2.

tả
đặc
điểm
hình
thái
các
loài.
................................................................................................................................................
47
1. Odorrana bacboensis (Bain, Lathrop, Murphy, Orlov and Ho, 2003)
................................................................................................................................................

47
2.
Odorrana
nasica
(Boulenger,
1903)
................................................................................................................................................
50


8
3.
Odorrana
orba
(Stuart
and
Bain,
2005)
................................................................................................................................................
52
4.
Odorrana
sp.
................................................................................................................................................
54
3.2.4.3. Nhận xét về hình thái phân loại các loài trong giống Odorrana ở KVNC
................................................................................................................................................
56
3.2.5.
Giống

Rana
Linnaeus,
1758
................................................................................................................................................
57
Rana
johnsi Smith, 1921
................................................................................................................................................
57

3.3.
Sự
phân
bố
các
loài
...........................................................................................................................
58
3.3.1.
Phân
bố
theo
sinh
cảnh
................................................................................................................................................
58
3.3.2.
Sự
phân
bố

theo
độ
cao
................................................................................................................................................
60
3.3.3.
Sự
phân
bố
theo
nơi
sống
................................................................................................................................................
61

3.4. Hiện trạng bảo tồn họ Ranidae ở khu vực nghiên cứu
...........................................................................................................................
62

3.5.
Áp
lực
đe
dọa
lên
LCBS
...........................................................................................................................
62
3.5.1.
Khai

thác
gỗ
................................................................................................................................................
62
3.5.2.

Phá

rừng

làm

rẫy


9
................................................................................................................................................
63
3.5.3.
Tình
hình
săn
bắt

buôn
bán
................................................................................................................................................
64
3.5.4. Tác động từ các dự án thủy điện và làm đường
................................................................................................................................................

65
3.5.5.
Hoạt
động
khai
thác
lâm
sản
phi
gỗ
................................................................................................................................................
65
3.5.6. Mạng lưới buôn bán động vật hoang dã lưỡng cư, bò sát ở Khu đề xuất BTTN Pù
Hoạt
................................................................................................................................................
66

3.6.
Một
số
biện
pháp
về
quản
lí,
bảo
tồn
...........................................................................................................................
66
3.6.1

Tình
hình
quản

................................................................................................................................................
66
3.6.2
Một
số
giải
pháp
bảo
tồn
................................................................................................................................................
67
KẾT
LUẬN

KIẾN
NGHỊ
..........................................................................................................................................................

70
CÔNG
TRÌNH
ĐÃ
CÔNG
BỐ
CỦA
TÁC

GIẢ
..........................................................................................................................................................

71
TÀI
LIỆU
THAM
KHẢO
..........................................................................................................................................................

72


10


11
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH

Đa dạng sinh học

cs.

Cộng sự

ENBS

ếch nhái bò sát


KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KVNC

Khu vực nghiên cứu

NXB

Nhà xuất bản

pp.

Trang (ký hiệu tắt bằng tiếng Anh)

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

VQG

Vườn quốc gia


12
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Khí hậu vùng Tây Nghệ An .........................................................................9
Bảng 1.2. Thành phần loài thực vật ở KBTTN Pù Hoạt ..............................................10

Bảng 1.3. Thành phần các loài động vật có xương sống ở KVNC ...............................12
Bảng 1.4: Đất đai và dân cư ở các xã KVNC ...............................................................13
Bảng 2.1. Các điểm khảo sát ........................................................................................15
Bảng 3.1 : Hệ thống phân loại các loài trong họ Ranidae ở Pù Hoạt ...........................23
Bảng 3.2: Sự đa dạng bậc taxon của họ Ếch nhái Ranidae ở KVNC ...........................25
Bảng 3.3. So sánh với vùng lân cận...............................................................................26
Bảng 3.4. So sánh một số đặc điểm hình thái của loài Amolops compotrix .................29
Bảng 3.5. So sánh một số đặc điểm hình thái của loài Amolops cremnobatus .............32
Bảng 3.6. So sánh một số đặc điểm hình thái của loài Babina chapaensis ..................37
Bảng 3.7. So sánh một số đặc điểm hình thái của loài Hylarana guentheri..................39
Bảng 3.8. So sánh một số đặc điểm hình thái của loài Hylarana maosonensis............42
Bảng 3.9. So sánh một số đặc điểm hình thái của loài Hylarana nigrovittata..............45
Bảng 3.10. So sánh một số đặc điểm hình thái của loài Odorrana bacboensis............49
Bảng 3.11. So sánh đặc điểm hình thái các loài trong giống Odorrana........................56


13
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ Khu đề xuất BTTN Pù Hoạt....................................................................17
Hình 2.2. Sơ đồ đo ếch nhái không đuôi ............................................................................19
Hình 2.3. Màng da...............................................................................................................19
Hình 3.1. Tỉ lệ số loài trong mỗi giống của họ Ếch nhái Ranidae ......................................25
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố theo sinh cảnh ..........................................................................59
Hình 3.3. Biểu đồ phân bố theo độ cao...............................................................................60
Hình 3.4. Biểu đồ phân bố theo nơi sống ...........................................................................61


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam được công nhận là một trong những quốc gia có tính ĐDSH cao của thế
giới, được quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận là 1 trong 200 vùng sinh thái
tiêu biểu toàn cầu. Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần mà còn nhiều
nét đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Riêng lưỡng cư nước ta hiện nay hiện biết 176 loài
và hơn một nửa trong số đó được liệt kê vào các loài bị đe dọa [44].
Nghệ An thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, miền trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh
Thanh Hoá, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh và phía Đông giáp Biển Đông,
với diện tích 16.478 km2 bằng 4,98% diện tích cả nước, địa hình đa dạng từ đồng bằng ven
biển phía đông cho đến núi cao ở phía Tây, và có nhiều đỉnh núi cao, trong đó có đỉnh Pù
Hoạt cao 2.452 m ở Tây Bắc, thuộc huyện Quế Phong, giáp biên giới Lào, không những
thế, Nghệ An có vị trí điạ lí đặc biệt, nằm ở vùng chuyển tiếp giữa khu hệ địa lí động vật
Tây Bắc và Bắc Trường Sơn với ranh giới là sông Cả, phía Nam sông Cả chính là điểm bắt
đầu của dãy Trường Sơn dài khoảng 1400 km [15].
Nghệ An còn được biết đến là nơi có tính ĐDSH cao. Năm 2007 Khu Dự trữ sinh
quyển Tây Nghệ An đã được thành lập gồm VQG Pù Mát, KBTTN Pù Huống và KBTTN
Pù Hoạt, cùng với các KBTTN, VQG ở phía bắc (Bến En, Pù Luông, Xuân Liên - Thanh
Hoá) và Phía nam (Vũ Quang, Kẽ Gỗ - Hà Tĩnh, Phong Nha Kẻ Bàng - Quảng Bình) tạo
thành hành lang xanh phía Tây, là điểm nghiên cứu ĐDSH được các nhà khoa học trong và
ngoài nước quan tâm, được Chính phủ ưu tiên bảo tồn.
KBTTN Pù Hoạt được xem lá phổi xanh của khu vực miền Tây Nghệ An, có diện
tích gần 68.000ha, có hệ động, thực vật đa dạng, phong phú với nhiều loài động, thực vật
đặc hữu, được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và thế giới.
Tuy nhiên hiện nay các hoạt động sinh kế của người dân diễn ra thường xuyên cùng
với việc xây dựng các nhà máy thủy điện đã tác động mạnh mẽ đến khu hệ động vật, thực
vật ở đây nói chung và quần thể lưỡng cư nói riêng.
Họ Ranidae là một họ có số lượng loài khá lớn trong số các họ lưỡng cư ở Việt
Nam. Trước đây, họ Ranidae còn bao gồm cả các loài trong họ Dicroglossidae hiện nay,
được tách ra từ năm 2009. Các nghiên cứu về lưỡng cư ở Việt Nam từ trước đến nay tập

trung vào nghiên cứu về thành phần loài, các nghiên cứu chuyên sâu về từng nhóm đang
còn ít được thực hiện. Trong giai đoạn hiện nay, khi các nghiên cứu về đa dạng loài được
thực hiện khá đầy đủ thì việc nghiên cứu chuyên sâu phục vụ cho việc xây dựng động vật


2
chí Việt Nam đang được đẩy mạnh. Tuy nhiên đối với lưỡng cư thì hiện nay chưa được
thực hiện. Chính vì vậy, nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp tư liệu cho việc biên
soạn Động vật chí Việt Nam phần lưỡng cư. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở
cho việc đánh giá tính đa dạng sinh học của KBTTN Pù Hoạt, một trong các KBT thuộc
khu Dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An còn ít được quan tâm nghiên cứu.
Trên cơ sở thực tiễn đó chúng tôi đã chọn đề tài “Họ ếch nhái Ranidae ở KBTTN
Pù Hoạt tỉnh Nghệ An”.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu hình thái phân loại, đặc điểm sinh học các loài lưỡng cư
trong họ Ranidae ở KBTTN Pù Hoạt góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho các biện pháp
bảo vệ và phát triển bền vững loài động vật này.

3. Nội dung nghiên cứu
- Thành phần loài và đặc điểm hình thái phân loại.
- Sự phân bố các loài theo sinh cảnh và độ cao, nơi sống.
- Hiện trạng tài nguyên LCBS và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài họ Ranidae.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lược sử nghiên cứu ENBS
1.1.1 Lược sử nghiên cứu ENBS ở Việt Nam
Nghiên cứu ENBS ở Việt Nam có thể được chia làm ba thời kỳ: Trước năm 1954,
từ sau năm 1954 - 1975 và từ sau năm 1975 đến nay.
a. Trước năm 1954



3
Tuệ Tĩnh (1623 - 1713) nhà y học dân tộc, người đầu tiên đã ghi nhận 16 vị thuốc có
nguồn gốc từ ENBS. Sau ông, những nghiên cứu về ENBS hoàn toàn do người nước ngoài
thực hiện như Tirant (1885), Boulenger (1903), Smith (1921, 1923, 1924). Các kết quả
nghiên cứu được xuất bản trên nhiều ấn phẩm khác nhau cả trong và ngoài nước cho một
khu vực hay chung cho cả vùng Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Theo Nguyen Van
Sang et al. (2009), trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX có 84 loài mới được các tác giả
Bourret (1920, 1937,1939, 1942), Cuvier (1829), Smith (1921, 1922, 1924), Boulenger
(1903, 1927), Angel (1927, 1928, 1933)...mô tả ở Việt Nam [36].
Các kết quả nghiên cứu ENBS ở thời kỳ này đã được Bourret tổng kết trong các
chuyên khảo gồm: Les Serpents de I’Indochine (1936) mô tả 189 loài và phân loài rắn xuất
bản năm 1936, Les Tortues de I’Indochine (1941) mô tả 44 loài và phân loài rùa xuất bản
năm 1941 và Les Batraciens de I’Indochine (1942) mô tả 171 loài và phân loài ếch nhái,
các công trình này được coi là các tài liệu đầy đủ nhất về ếch nhái và bò sát của vùng Đông
Dương (chủ yếu là Việt Nam, Lào và Campuchia).
Các nghiên cứu chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài tiến hành đặt nền móng cho
khoa học động vật nói chung và bộ môn Herpetology phát triển.
b. Từ năm 1954 đến năm 1975
Đất nước chia làm hai miền Bắc và Nam. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.
Nhiều công trình nghiên cứu về ENBS do các nhà khoa học Việt Nam thực hiện đã được
công bố. Năm 1960, Đào Văn Tiến nghiên cứu khu hệ Động vật có xương sống ở Vĩnh
Linh thống kê có 12 loài ENBS bổ sung cho vùng nghiên cứu 3 loài và mô tả 1 loài mới.
Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981) [17] nghiên cứu Õch nhái, Bò sát từ
1956 - 1976 trên toàn miền Bắc thống kê được 228 loài trong đó có 159 loài Bò sát thuộc 2
bộ, 19 họ và 69 loài Õch nhái thuộc 3 bộ, 9 họ.
Các công trình nghiên cứu ENBS ở thời kỳ này không nhiều, tập trung vào thống
kê phân loại thành phần loài, bước đầu tìm hiểu giá trị kinh tế, giá trị sử dụng của chúng
trong nhân dân. Kết quả dừng lại ở các báo cáo khoa học mà chưa được công bố trên các

tạp chí hay sách chuyên khảo. Đây là thời gian có nghiên cứu nhưng chưa có công trình
mang tính chất tổng kết của một giai đoạn nghiên cứu.
c. Từ năm 1976 đến nay
Đây là thời kỳ phát triển của bộ môn Herpetology ở Việt Nam. Nhiều trường Đại
học và Viện Nghiên cứu được thành lập, công tác nghiên cứu khoa học cơ bản trong đó có
ENBS được qua tâm hơn trước. Về đào tạo, ngoài ba cơ sở chính như trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện sinh vật học. Nhà nước còn cử cán bộ


4
đi đào tạo ở Liên Xô (cũ). Nghiên cứu tập trung ở các KBTTN, VQG rồi đến các vùng sâu
vùng xa có hợp tác mạnh mẽ với các nhà khoa học nước ngoài. Thời kỳ này có nhiều công
trình nghiên cứu được công bố như:
Năm 1977, Đào Văn Tiến [38] xây dựng đặc điểm phân loại và khoá định loại
cho các loài ếch nhái ở Việt Nam. Sau đó ông tiếp tục có các công bố về khóa định
loại các nhóm thằn lằn, rắn, rùa.
Năm 1981, trong công trình nghiên cứu “Kết quả điều tra cơ bản động vật miền
Bắc Việt Nam”, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, đã thống kê ở miền Bắc có
159 loài bò sát thuộc 72 giống, 19 họ, 2 bộ, 69 loài ếch nhái thuộc 16 giống, 9 họ, 3 bộ
(Dẫn theo Hoàng Xuân Quang,1993) [24].
Năm 1993, Hoàng Xuân Quang [24], nghiên cứu ENBS các tỉnh thuộc Bắc Trung
Bộ đã xác định được 128 loài, kèm theo phân tích về sự phân bố địa hình, sinh cảnh đặc
điểm sinh học của các nhóm và quan hệ thành phần loài với các khu phân bố ENBS trong
nước và các khu vực lân cận.
Năm 1995, Ngô Đắc Chứng [12] nghiên cứu thành phần loài ENBS ở VQG Bạch
Mã (Thừa Thiên Huế) đã thống kê 19 loài ếch nhái, 30 loài bò sát thuộc 3 bộ, 15 họ. Có 3
loài ếch nhái và 8 loài bò sát quý hiếm cần được bảo vệ.
Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc [34], công bố danh sách ENBS Việt
Nam gồm 256 loài bò sát, 82 loài ếch nhái (chưa kể 14 loài bò sát và 5 loài ếch nhái chưa
xếp vào danh lục).

Những năm gần đây, nghiên cứu ENBS ở nước ta vẫn tiếp tục được tiến hành, đặc
biệt là ở các VQG và KBTTN. Đó là nghiên cứu về ếch nhái ở VQG Bạch Mã (Võ Văn Phú,
Lê Trọng Sơn, Lê Vũ Khôi, Ngô Đắc Chứng, 2003) [1]; nghiên cứu thành phần loài ENBS ở
các tỉnh phía Tây miền Đông Nam Bộ gồm Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh ( Ngô
Đắc Chứng, Hoàng Xuân Quang, Phạm Văn Hoà, 2004) [13]; nghiên cứu đa dạng thành
phần loài ENBS khu vực núi Hoàng Liên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (Nguyễn Văn Sáng,
Nguyễn Quảng Trường, Hồ Thu Cúc, 2004) [35] . Cũng trong thời gian này Hoàng Xuân
Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Hồ Anh Tuấn nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm
phân bố theo sinh cảnh của ENBS vùng đệm VQG Pù Mát đã ghi nhận 41 loài, bổ sung 7
loài ếch nhái và 8 loài bò sát cho danh sách loài của VQG [28].
Các nghiên cứu về họ ếch nhái Ranidae đã được chú ý như: Năm 2008, Nghiên cứu
của Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Nguyễn Văn Sáng về khu hệ ENBS Bắc
Trung Bộ đã thống kê được họ Ranidae ở đây có 34 loài, 10 giống, trong đó giống Rana có


5
8 loài [27]. Năm 2009, theo Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường
[44] thì họ Ranidae ở Việt Nam có 7 giống và 43 loài.
Thời kỳ này đã có thêm 7 chuyên khảo về ENBS ở Việt Nam : Danh lục bò sát và
ếch nhái Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc năm 1996, Die Amphibian Und
Reptilien Elnes Tieflandfeuchtwald-SchageMetes in Việt Nam của Ziegler T năm 2002.
Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc và Nguyễn
Quảng Trường năm 2005, Động vật chí Việt Nam - Phân bộ rắn của Nguyễn Văn Sáng
năm 2007, Thằn lằn Việt Nam của BoBrov B.B, Cemenov D.B năm 2008, ếch nhái bò sát
ở KBTTN Pù Huống của Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Andrew Grieset Johns,
Cao Tiến Trung, Hồ Anh Tuấn, Chu Văn Dũng 2008, Herpetofauna of Việt Nam của
Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường năm 2009 [36].
Từ năm 1976 đến nay đã phát hiện 113 loài ENBS mới ( riêng thời kỳ 1988 đến
tháng 3 năm 2009 có 106 loài) [36], họ Ranidae có 43 loài thuộc 7 giống, xem đây là mốc
tổng kết một thời kỳ nghiên cứu LCBS ở Việt Nam.

1.1.2 Lược sử nghiên cứu ENBS ở Nghệ An
Những nghiên cứu về ENBS khu vực Tây Bắc Nghệ An chưa nhiều. Từ 1982 - 1993
Hoàng Xuân Quang đã có điều tra, thu mẫu và xác định thành phần loài ENBS ở các tỉnh
Bắc Trung Bộ. Kết quả tác giả đã thống kê được 128 loài thuộc 42 giống, 24 họ, 4 bộ [24].
Trong đó có 4 điểm thuộc Tây Bắc Nghệ An đã được thu mẫu là: Châu Thôn (Quế Phong),
Châu Hạnh, Châu Phong (Quỳ Châu), Châu Quang (Quỳ Hợp) gồm 6 loài (2 loài rắn, 2 loài
rùa và 2 loài thằn lằn).
Năm 1994 - 1995, FIPI đã tiến hành nghiên cứu khảo sát ĐDSH KBTTN Pù Huống và
đã thống kê được 35 loài bò sát, 17 loài ếch nhái thuộc 3 bộ, 18 họ [4].
Năm 2001, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang [23] nghiên cứu kết quả điều tra
bước đầu về thành phần loài ENBS ở KBTTN Pù Mát tỉnh Nghệ An thống kê được họ
Ranidae có 12 loài.
Năm 2002, Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Thị Bích Mẫu, Cao Tiến
Trung [18], Bước đầu nghiên cứu thành phần loài ếch nhái bò sát và mật độ của chúng ở
đồng ruộng và khu dân cư của thành phố Vinh và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An thống
kê được họ Ranidae có 5 loài.
Năm 2004, Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Hồ Anh Tuấn [28] nghiên cứu
đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố theo sinh cảnh lưỡng cư-bò sát vùng đệm
VQG Pù Mát thống kê được họ Ranidae có 8 loài chiếm 19,51% số loài của VQG.


6
Năm 2003 - 2004, Bộ môn Động vật – Trung tâm môi trường và phát triển nông thôn
(Trường Đại học Vinh) triển khai đợt nghiên cứu đánh giá nhanh ĐDSH KBTTN Pù Huống,
thu thập dẫn liệu về ĐDSH các nhóm động vật trong đó có ENBS nhằm góp phần quản lí về
tài nguyên nhiên nhiên. Qua đó đã nêu ra đặc điểm phân bố theo sinh cảnh 20 loài bò sát và
19 loài ếch nhái, đồng thời thống kê 13 loài rùa có trong Khu bảo tồn cũng như đề xuất các
biện pháp kiểm soát các hoạt động săn bắt và buôn bán rùa [33,28].
Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Nguyễn Thị Quý, Hồ Anh Tuấn, Nguyễn Văn
Quế, Trần Thị Khánh Tùng, 2004 [32] điều tra cơ bản rùa tại khu bao tồn thiên nhiên Pù

Huống và đề xuất các giải pháp bảo tồn, DANIDA - Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, đã thống
kê 13 loài rùa thuộc 4 họ và 1 bộ.
Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Cao Tiến Trung (2005), đã thống kê được ở
KBTTN Pù Huống có 87 loài gồm 25 loài ếch nhái trong đó họ Ranidae có 14 loài và 62 loài
bò sát thuộc 21 họ, 3 bộ, trong đó có 3 loài chưa được định danh [29].
Hoàng Xuân Quang 2006 [25], Bảo vệ ĐDSH động vật có xương sống (Cá, Lưỡng
cư - bò sát ) hệ sinh thái rừng khu vực Tây Bắc Nghệ An thống kê được 88 loài (25 loài
lưỡng cư, 53 loài bò sát) thuộc 21 họ, 3 bộ.
Đến năm 2012, Hoàng Ngọc Thảo, Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Ông
Vĩnh An, Nguyễn Thị Lương (2012) [37] nghiên cứu đa dạng thành phần loài ENBS ở khu
dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An thống kê họ Ranidae có 14 loài chiếm 7,96 % so với tổng
số loài ếch nhái cả nước.
Cho đến nay, nghiên cứu về họ Ranidae ở Pù Hoạt mới được biết đến bởi các cuộc
khảo sát ban đầu làm cơ sở cho việc đề xuất thành lập KBTTN Pù Hoạt. Kết quả nghiên
cứu chỉ đề cập đến một số loài ENBS chung cho khu bảo tồn.
Như vậy cho đến trước nghiên cứu này ở Nghệ An các tác giả đã thống kê được họ
Ranidae có 4 giống, 16 loài (Phụ lục II).

1.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu
1.2.1 Vị trí địa lí
KBTTN Pù Hoạt có tọa độ địa lí 19 0 25’ - 200 00’ vĩ Bắc, 1040 37’ - 1040 14’ kinh
Đông, thuộc địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Phía Bắc giáp với tỉnh Thanh Hóa,
phía Tây giáp biên giới Việt - Lào; phía Nam là xã Tri Lễ, Nậm Giải và phía Đông là xã
Tiền Phong, tổng diện tích của khu vực hiện có 67.943 ha (Theo Viện quy hoạch rừng)
(Hình 2.1) [15].
1.2.2. Địa hình, thổ nhưỡng
1.2.2.1. Địa hình


7

KBTTN Pù Hoạt nằm dọc biên giới Việt - Lào theo hướng Đông Bắc- Tây Nam dài
47 km, bề ngang rộng nhất ở bắc sông Chu 25 km, hẹp nhất về phía Nam 12 km. Pù Hoạt
có địa hình núi cao và núi trung bình, nơi thấp nhất là bề mặt các suối Nậm Giải, Nậm
Viếc, sông Chu cao 120 - 150 m so với mực nước biển. Độ cao trung bình 800 - 1400 m.
Các đỉnh cao nhất 2452 m, 2330 m, 1723 m, 1530 m... tập trung ở phía núi Pù Hoạt - Pù
Pha Lâng nằm ở phía nam KBTTN Pù Hoạt; Phía bắc giáp với Tỉnh Thanh Hóa có núi Pù
Nhích cao 1250 m, ở vùng trung tâm có núi Pù Phá Nhà cao trên 1500. Địa hình chia cắt
tương đối sâu. Các hệ suối xâm thực giật lùi về phía tây với dòng chảy mạnh, các sườn núi
dốc và hiểm trở, 3 hệ suối ở độ cao 150 m với 3 đường phân thủy ở độ cao trên 1500 m đã
tạo nên sự hiểm trở, các hệ suối có nhiều ghềnh thác. Giữa phía Lào và Việt Nam cũng là
đỉnh dông và đường phân thủy cao 1200 - 1500 m, rất dốc về phía Việt Nam và dốc nhẹ về
phía Lào.
Ngoài ra một diện tích nhỏ núi đá vôi phân bố ở phía sông Chu, núi Pù Nhích, trên
sườn Pù Phá Nhà và phía Tây Bắc đỉnh Pù Hoạt [10].
1.2.2.2. Thổ nhưỡng
Địa chất khu vực có khác nhau giữa các phân khu. Phía Nam của khu bảo tồn chủ
yếu là granit: Đỉnh Pù Hoạt và vùng phụ cận được tạo ra do sự xâm nhập của marma chứa
syenit và granit felspar kiềm, bao quanh phân khu này là granit genit. Phía Tây Nam của
khu vực có một giải hẹp đá vôi kéo dài theo hướng Tây Nam; Tiếp đến là một vùng đất sa
thạch rộng, đất bùn, đất sét, đá vôi, đá cuội, sỏi và đất cát. Phía Bắc của khu vực là một
giải đất rộng được tạo bởi axít phun trào và đá tro núi lửa có diện tích tương đối rộng. Khu
vực này có khí hậu nóng và ẩm, trên cao 1000 m có lớp thảm khô chưa phân hủy triệt để, ở
độ cao trên 1500 m tầng mùn chưa phân hủy khá dày, 3 loại đất chủ yếu:
- Đất feralit đỏ vàng có mùn trên núi. Phân bố ở độ cao trên 1000 m có ở Pù Hoạt,
Pù Phá Nhà, Pù Cao Mạ có hàm lượng mùn cao 13 – 18%, chua (pH < 4); đá mẹ chủ yếu
là Riolit. Đất đai được che phủ bởi rừng lá rộng thường xanh vùng núi trung bình và núi
cao, có một tỉ lệ nhỏ cây lá kim (chiếm khoảng 24% diện tích).
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch dưới 800 m, tầng đất dày, đá mẹ
chủ yếu là riolit và granit, phân bố ở sườn dông và gần khe suối, phong hóa mạnh. Rừng có
độ che tán 80%.

- Đất phát triển do phong hóa đá vôi. Phân bố trên các đỉnh dông của Nậm Giải,
Thông Thụ tạo thành các đám nhỏ, các sản phẩm phong hóa tích tụ ở các khe vách tạo nên
các tầng mùn mỏng lấp đầy các khe đá, tạo điều kiện cho một số loài thực vật phát triển
[10].


8
1.2.3. Khí hậu, thuỷ văn
1.2.3.1. Đặc điểm khí hậu
Theo phân chia của Vũ Tự Lập (1970) [19], huyện Quế Phong nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa.
Mùa hạ nóng chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (tháng 5, 6) từ vịnh Bengal
qua Hủa Phăn và tác động mạnh mẽ đến sườn tây Pù Hoạt, Khi vượt qua sườn đông bị hiện
tượng "fơn", gió mùa Đông Bắc vào mùa đông có yếu đi khi tới Pù Hoạt và càng yếu hơn
khi vượt qua Pù Hoạt [10].
Bảng 1.1: Khí hậu vùng Tây Nghệ An [10]
Nhiệt độ trung bình năm
32,10C
Nhiệt độ không khí cao nhất 41,30 C

Số ngày mưa phùn năm
Lượng bốc hơi trung bình năm

19,6
703,9

tuyệt đối
Nhiệt độ tối thấp trung bình 0,40 C

Độ ẩm trung bình năm


86 %

tuyệt đối
Nhiệt đố mặt đất trung bình năm
Lượng mưa trung bình năm

26,40 C
1734,5 mm

Độ ẩm tối thấp trung bình năm
65 %
Lượng mưa trung bình ngày 290

150

lớn nhất
Số ngày mưa phùn năm

Số ngày mưa trung bình năm

mm
19,6

Quế Phong chế độ mưa tương đối đồng nhất đến độ cao 300 - 400 m; về phía Tây,
độ cao càng tăng lên thì lượng mưa tăng lên và nhiệt độ giảm xuống. KBTTN Pù Hoạt
lượng mưa hàng năm tăng lên 1900 mm, lên đến vùng núi cao của Pù Cao Mạ, Pù Phá
Nhà, Pù Hoạt (trên 1700 m) lượng mưa tăng lên 2200 mm. Đây là một trong các điểm có
lượng mưa cao nhất tỉnh Nghệ An. Về nhiệt độ, khu vực trung tâm của KBTTN Pù Hoạt có
hạ xuống, mát mẻ hơn vùng chân núi phía ngoài, nhiệt độ trung bình vào khoảng 19 200C. Chế độ mưa ẩm nhiệt thay đổi rõ nét ở các đai khác nhau [15].

1.2.3.2. Đặc điểm sông ngòi và thủy văn
Ở KBTTN Pù Hoạt có hai lưu vực sông chính: Đó là lưu vực sông Chu (ở phía
Bắc) và lưu vực sông Con (ở phía Nam).
a. Lưu vực sông Chu: Sông Nậm Sam bắt nguồn từ cao nguyên Hủa Phăn (Lào) chảy vào
Việt Nam ở Tây Bắc huyện Quế Phong với tên gọi sông Chu. Ở đây sông Chu nhận thêm
các chi lưu từ các dãy núi cao khu vực Tây Bắc (giáp biên giới Việt Lào) và phía Bắc giáp
với Thanh Hóa.
Ngoài ra có dòng Huổi Đinh thu nhận hệ thống sông suối khu vực Mường Piệt qua
Bản Lốc hợp lưu với dòng chính sông Chu ở Bản Mai.


9
b. Lưu vực sông Con: Ở phía Nam KVNC, gồm có 3 dòng chính: Nậm Quang (Cắm
Muộn, Quang Phong), Nậm Giang (Nậm Giải, Mường Nọc) và sông Hiếu (Hạnh Dịch,
Tiền phong). Trong đó, khe suối đầu nguồn Nậm Quảng ( ở xã Tri Lễ) thuộc KVNC. Các
khe suối và dòng chính chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
1.2.4. Khu hệ động vật và thực vật
1.2.4.1. Khu hệ thực vật
Khu hệ thực vật ở KBTTN Pù Hoạt có 763 loài thuộc 427 chi và 124 họ (Bảng 1.3),
trong đó có 30 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam [2].
Bảng 1.2. Thành phần loài thực vật ở KBTTN Pù Hoạt [10]
Nhóm phân loại

Số họ

Số chi

Số loài

Ngành Quyết thực vật ( Polydiophita )


15

24

59

Ngành hạt trần ( Pinophita)

4

7

6

Ngành hạt kín ( Magnoliophita ):

105

397

697

87

330

585

18


67

112

124

427

763

- Lớp 2 lá mầm
- Lớp 1 lá mầm
Tổng số

Về tài nguyên thực vật đã thống kê được: Cây cho gỗ có giá trị 72 loài. Cây cho
quả và hạt ăn được 25 loài. Cây làm rau 15 loài. Cây thuốc 95 loài. Cây cho tinh dầu 14
loài. Cây cho dầu béo 28 loài. Cây cho sởi và đan tát 22 loài. Cây cho chất nhuộm 6 loài.
Cây cho nhựa 5 loài. Cây cảnh và bóng mát, trang trí 65 loài.
KBTTN Pù Hoạt có 56.232 ha rừng tự nhiên, chiếm 83 % tổng diện tích, nhưng chỉ
có 33.555 ha rừng ít bị tác động, rừng tự nhiên ở Pù Hoạt bao gồm 3 kiểu rừng chính: [10]
a. Rừng thường xanh mưa nhiệt đới núi cao hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim
Phân bố ở các đai cao trên 1.600 m của các khối núi chính là: Pù Hoạt, Pù Pha
Luông, Pù Phá Nhà, Pù Cao Mạ và một phần nhỏ ở biên giới phía Bắc giáp huyện thường
Xuân - Thanh Hóa, rừng phát triển trên đất mùn thô, trên đá riolit xen kẽ đá feralit. Có các
yếu tố khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm dưới 20.00 C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất
10-130 C. Lượng mưa hàng năm trên 2.000 mm. Số tháng khô 1-2 tháng. Số ngày mưa 100
- 150 ngày. Độ ẩm không khí trung bình 82–86%.
Kiểu rừng này ít bị tác động, thực vật chiếm ưu thế là cây lá rộng, cây lá kim có
một số loài cỡ lớn nhưng mật độ và sinh khối không vượt quá 30%. Họ ưu thế là:

Lauraceae, Fagaceae, Theaceae, Araliacea, rừng chia làm 3 tầng. Tầng ưu thế sinh thái


10
tạo thành tán rừng với các loài cây lá rộng và các loài cây lá kim: Bách xanh ( Calocedrus
macrolepis), Thông tre (Podocarpus neriifolius). Tầng cây gỗ nhỏ và cây tái sinh với các
loài thuộc họ Ngũ Gia bì (Araliaceae), như các loài Chân chim (Schefflera), Đúng
(Trevesia), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), Họ cà phê (Rubiaceae). Tầng vượt tán với 2
loài cây lá kim có giá trị là Pơ mu (Fokienia hodginsii) và Sa mu (Cunninhamia konishii),
những loài cây này với đường kính trung bình 50 - 80 cm, chiều cao 40 - 50 m vươn lên
khỏi tán rừng một cách rõ rệt.
b. Rừng kín lá rộng thường xanh mưa nhiệt đới núi trung bình
Phân bố ở độ cao 800 - 1500 m, phân bố rộng khắp vùng sườn núi từ các tiểu khu
giáp Thanh Hóa, sông Chu cho tới núi Pù Phá Nhà, Pù Cao Mạ, Pù Pha Lâng và phía Đông
núi Pù Hoạt. Rừng phát triển trên đất feralit màu vàng, đá mẹ chủ yếu là riolit và granit,
phong hóa mạnh, tầng đất dày đến trung bình, độ xói mòn yếu, độ tán che 80%. Các yếu tố
khí hậu: Nhiệt độ trung bình 20 - 220 C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 13 - 150 C.
Lượng mưa hàng năm trên 1.600 mm. Số tháng khô 3 tháng. Số ngày mưa 100 - 150 ngày.
Độ ẩm không khí trung bình > 82%.
Đây là rừng nguyên sinh, đôi chỗ làm nương rẫy với từng đám nhỏ, thực vật chiếm
ưu thế là cây lá rộng sinh trưởng tốt như Họ dẻ (Fagaceae); Họ re (Lauraceae), Họ Mộc
lan (Magnoliaceae)…Rừng chia làm 4 tầng: Tầng vượt tán ở đây có loài Chò chỉ
(Parashorea chiensis). Tầng ưu thế sinh thái tạo nên tán rừng tương đối đồng đều cao từ
18–20 m với đa số cây lá rộng: Táu muối (Vatica chevalieri), Táu mật (Vatica odorata),
Lát

(Chukrasia

tabularis),


Đinh

(Markhamia

stipudata),

Dẻ

(Castanopsis

symmetricupulata)…Tầng dưới tán bao gồm nhiều loài của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
như: Mã rạng (Macaranga henryi), Nàng hai (Sumbaviopsis macrophylla); Họ Cà phê
(Rubiaceae), như Vàng kiền (Nauclea purpuntea), và các loài phổ biến như Máu chó
(Knema pachycarpa), Chân chim (S. crassbracteata). Tầng quyết có loài Dương xỉ
(Epuisetum diffusum), Ráy (Alocasia macrorrhzos), Thiên niên kiện (Homalomera
occumla)…
c. Rừng kín lá rộng thường xanh mưa nhiệt đới núi thấp
Phân bố ở độ cao dưới 800 m, trên đất feralit đỏ vàng phát triển trên nền granit, sa
phiến thạch, tầng đất mỏng đã bị rửa trôi mạnh ở một số diện tích, do có những giai đoạn
mà thảm che bị phá vỡ do đốt nương làm rẫy. Các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ trung bình 22 240 C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 15 - 190 C. Lượng mưa hàng năm 1.600 – 2.000
mm. Số tháng khô dưới 3 tháng. Số ngày mưa 100 - 150 ngày. Độ ẩm không khí trung bình
86%.


11
Rừng chia làm 3 tầng: Tầng ưu thế sinh thái tạo thành tán rừng với các loại: Chẹo
(Engelhrdtia), Bứa (Garcinia), Vạng (Endospermum), Đa (Ficus). Tầng dưới tán có nhiều
loại và thay đổi theo địa hình, chủ yếu các loài Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Họ cà phê
(Rubiacaea)…Tầng cỏ quyết: Dương xỉ (Equisetum diffusum), Cọ (Elaeis guineensis) và
có nhiều nứa (Neohouzeaua), Giang (Dendrocalamus pasllaris)…

* Kiểu phụ rừng kín thường xanh lá rộng trên núi đá
Kiểu phụ này nằm trong vành đai rừng lá rộng thường xanh núi thấp dưới 800 m
phát triển trên núi đá vôi, phân bố ở xã Thông Thụ phía bắc sông Chu và một diện tích nhỏ
ở Pù Phá Nhà. Rừng có 3 tầng, tầng ưu thế tạo thành tán rừng không đều với các loài ưu
thế: Long não (Pterospermum), Ô rô (Taxotrophis), Na hồng (Miliusa), Bưởi bung
(Acronychia). Trên các lập địa hơi bằng hoặc tích tụ mùn có một số cây tầm vóc lớn vượt
khỏi ưu thế như: Sâng (Pometia), Sấu (Dracontomelum), Thung (Tetremeles nudiflora).
Tầng cây bụi với các loài Ba chạc (Euodia lepta), Cau rừng (Pinangan annamensis)…
* Kiểu phụ tre nứa
Kiểu phụ tre nứa phân bố ở độ cao dưới 600 m dọc theo các suối, rừng tre nứa xuất
hiện sau nương rẫy bỏ lại lâu ngày với các loài Nứa (Neohouzeaua), Lùng (Lingnalia),
Giang (Dendrocalamus pastellaris).
1.2.4.2. Khu hệ động vật
Những khảo sát bước đầu ở Pù Hoạt đã thống kê được 193 loài động vật có xương
sống thuộc 4 lớp (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Thành phần các loài động vật có xương sống ở KVNC [10]
Lớp

Bộ

Họ

Loài

Thú

6

16


45

Chim

10

33

131

Bò sát

2

6

11

Lưỡng cư

1

2

6

Tổng số

19


57

193

Như vậy, bước đầu đã thống kê được 17 loài ENBS nhưng với điều kiện tự nhiên
phong phú và đa dạng ở Pù Hoạt thì số lượng loài như vậy còn quá ít, do đó số loài lưỡng
cư và bò sát ở đây chưa được khám phá hết.
1.2.5. Đặc điểm xã hội và nhân văn


12
Trong phạm vi của KBTTN Pù Hoạt có 6 xã: Đồng Văn, Thông Thụ, Tiền Phong,
Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ thuộc huyện Quế Phong. Diện tích đất đai (trong đó có đất
nông nghiệp) và dân cư phân bố không đều ở các xã trong KVNC (bảng 1.4) bao gồm các
dân tộc: Thanh, Thái, Khơ-mú, Mường, H’mông và Kinh với tổng dân số 37.365 người.
Ngoài sản xuất và chăn nuôi, đời sống của dân còn phụ thuộc nhiều vào khai thác các loại
tài nguyên rừng (gỗ, măng, tre, lá cọ, ong mật, cây thuốc, săn bắt động vật…). Việc sản
xuất nông nghiệp của người dân địa phương ở đây gặp nhiều khó khăn do còn thiếu
phương tiện kỹ thuật, giống, phân bón…Do giao thông trong khu vực không thuận tiện nên
sản phẩm sản xuất chủ yếu để tự cung tự cấp [10].
Bảng 1.4: Đất đai và dân cư ở các xã KVNC [10]
TT



1
2
3
4
5

6

Đồng Văn
Thông Thụ
Tiền Phong
Hạnh Dịch
Nậm Giải
Tri Lễ
Tổng

Diện tích (ha)

Đất nông nghiệp (ha)

28.555
42.131
14.479
17.879
14.420
20.735
138.002

Dân số (người)

516
783
1272
648
387
1157

4763

4.784
4.980
11.900
3.585
1.665
10.214
37.365

Sử dụng đất nông nghiệp: Lương thực được sản xuất chủ yếu là lúa gồm lúa nương
và lúa nước với diện tích 2.885 ha, năng suất trung bình 17 tạ/ha, ruộng bậc thang có diện
tích nhỏ ở các bản Sài, Mường Đán, bản Púc, sắn có diện tích 1.317 ha, năng suất 63 tạ/ha.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển trong vùng
kể cá số lượng và chất lượng, bình quân mỗi hộ có 1 đến 2 con trâu.
Giáo dục, y tế:
- Các xã trong vùng nghiên cứu đều có trường tiểu học và trung học cơ sở. Công
tác phổ cập học sinh trong độ tuổi đến trường vẫn chưa huy động hết, đội ngũ giáo viên
còn thiếu. Trình độ văn hóa nói chung còn thấp, nguyên nhân chủ yếu do kinh tế còn khó
khăn, cơ sở hạ tầng phục vụ giảng dạy còn thiếu, giao thông không thuận lợi.
- Mạng lưới y tế đã có tới các xã, 100% các xã trong vùng đều có trạm y tế nhưng
công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn hạn chế, thuốc chữa bệnh và cán bộ làm
công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn thiếu.
Giao thông: Mạng lưới giao thông trong vùng khá phát triển, các xã đều có đường
ô tô đến trung tâm xã. Tuy nhiên vào mùa lũ giao thông gặp nhiều khó khăn.


×