Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 133 trang )

1

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................6
2.3. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước.........................9
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu........................................................10
4. Nguồn tư liệu..........................................................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................11
6. Đóng góp của luận văn...........................................................................................11
7. Bố cục luận văn......................................................................................................12
B. NỘI DUNG............................................................................................................13
Chương 1....................................................................................................................13
SỰ DI CƯ CỦA NGƯỜI ẤN ĐẾN BÁN ĐẢO MALAYA.....................................13
TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN TRƯỚC THỜI KỲ THUỘC ANH....................13
1.1. Cơ sở di cư của người Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á..................................13
1.1.1. Tiếp cận lý luận........................................................................................13
1.1.1.1. Một số khái niệm về di dân ..............................................................13
1.1.1.2. Tộc người và sự hình thành tộc người..............................................14
1.1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................15
1.1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.....................................................15
1.1.2.2. Điều kiện lịch sử - xã hội..................................................................18
1.2. Sự di cư của cộng đồng người Ấn đến bán đảo Malaya trước thời kỳ thuộc Anh
.....................................................................................................................................21
1.2.1. Những dấu vết đầu tiên của người Ấn Độ trên bán đảo Malaya.............21
1.2.1.1. Thời kỳ các vương quốc cổ đại (từ thế kỷ I đến thế kỷ VII)............21
1.2.1.2. Thời kỳ các quốc gia phong kiến độc lập (từ thế kỷ VII đến giữa thế
kỷ XVI)...........................................................................................................24
1.2.2. Phương thức và con đường “Ấn Độ hóa” ở bán đảo Malaya .................25
1.2.2.1. Phương thức......................................................................................25


1.2.2.2. Con đường.........................................................................................27
1.3. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ trên bán đảo Malaya trước thời thuộc Anh...29
1.3.1. Ảnh hưởng về chính trị............................................................................29
1.3.2. Ảnh hưởng về tôn giáo, tín ngưỡng.........................................................31
1.3.3. Ảnh hưởng về chữ viết.............................................................................34
1.3.4. Ảnh hưởng về văn học.............................................................................35
1.3.5. Ảnh hưởng về nghệ thuật.........................................................................38
* Tiểu kết chương 1:......................................................................................40
Chương 2....................................................................................................................42
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ẤN ......................................................................................42
TRÊN BÁN ĐẢO MALAYA THỜI KỲ THUỘC ANH ........................................42
(TỪ NĂM 1786 ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX).............................................................42


2

2.1. Quá trình hình thành cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya thời thuộc
Anh (1786 - 1957)......................................................................................................42
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử.....................................................................................42
2.1.2. Quá trình hình thành cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya thời
thuộc Anh (1786 - 1957)....................................................................................46
2.1.2.1. Giai đoạn từ năm 1786 – 1873.........................................................46
2.1.2.2. Giai đoạn từ năm 1874 – 1957..........................................................47
2.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, giáo dục của cộng đồng người
Ấn Độ trên bán đảo Malaya.......................................................................................53
2.2.1. Tình hình kinh tế......................................................................................53
2.2.1.1. Sở hữu đất đai của cộng đồng người Ấn..........................................53
2.2.1.2. Nông nghiệp......................................................................................54
2.2.1.3. Ngư nghiệp .......................................................................................58
2.2.1.4. Công nghiệp, thương mại và tài chính..............................................59

2.2.1.5. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc............................................63
2.2.2. Tình hình chính trị....................................................................................64
2.2.2.1. Mức độ tham gia chính trị của người Ấn Độ....................................64
2.2.2.2. Sự thành lập và hoạt động của các tổ chức chính trị........................66
2.2.3. Tình hình xã hội.......................................................................................73
2.2.3.1. Nguồn gốc, thành phần dân tộc và ngôn ngữ...................................73
2.2.3.2. Sự phân bố của cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya........................77
2.2.4. Tình hình văn hóa, giáo dục.....................................................................83
2.2.4.1. Văn hóa..............................................................................................83
2.2.4.2. Giáo dục.............................................................................................96
* Tiểu kết chương 2:....................................................................................101
Chương 3..................................................................................................................104
MỘT VÀI NHẬN XÉT............................................................................................104
3.1. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ trước thời kỳ thuộc Anh là nền tảng cho sự
thành lập cộng đồng người Ấn trên bán đảo Malaya...............................................104
3.2. Sự thành lập cộng đồng người Ấn trên bán đảo Malaya là hệ quả của chủ nghĩa
thực dân....................................................................................................................107
3.3. Tính đa dạng và không thống nhất trong cộng đồng người Ấn.......................108
3.4. Đóng góp của cộng đồng người Ấn và những vấn đề hiện tại.........................112
3.4.1. Về kinh tế................................................................................................112
3.4.2. Về chính trị.............................................................................................114
3.4.3. Về văn hóa – xã hội................................................................................116
C. KẾT LUẬN..........................................................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................124
PHỤ LỤC.................................................................................................................129


3

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về tính cấp thiết và giá trị thực tiễn
Sự lan tỏa, giao lưu và tiếp biến văn hóa (cultural exchanges) là một quy luật
trong sự vận động và phát triển của các dân tộc. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu
hóa hiện nay, giao lưu và tiếp xúc giữa các nền văn hóa trở thành hiện tượng phổ
biến, với phạm vi rộng lớn, mức độ tác động mang tính toàn diện và sâu sắc đến
nhiều lĩnh vực khác, như kinh tế, chính trị, xã hội. Việc lựa chọn và tiếp thu những
ảnh hưởng của các luồng văn hóa bên ngoài là một trong những vấn đề đặc biệt
quan trọng để xây dựng nền văn hóa đa dạng, đặc trưng riêng, nằm trong mục tiêu
chiến lược phát triển của mỗi quốc gia.
Đông Nam Á được biết đến là một trong những khu vực có thành phần dân
tộc phong phú nhất trên thế giới. Cả 11 nước ở Đông Nam Á đều là những quốc gia
đa tộc. Tính đa tộc của các nước trong khu vực vừa làm nên tính đặc sắc trong nền
văn hóa, vừa là một trong những nguyên nhân làm cho các quốc gia này phải đối
diện với những bài toán khó khăn trong việc giải quyết các mối quan hệ tộc người.
Do vậy, vấn đề tộc người và quan hệ dân tộc ở Đông Nam Á nói chung, ở Malaysia
và Singapore nói riêng, là một vấn đề cần thiết và quan trọng đối với người nghiên
cứu về khu vực học cũng như chính phủ các nước.
Tìm hiểu về cộng đồng người Ấn ở Malaya góp phần giải thích rõ hơn về
nguồn gốc và đặc điểm của nền văn hóa đa sắc tộc ở Malaysia và Singapore hiện
tại. Cùng với việc nghiên cứu về đặc điểm các dân tộc khác, đây là một trong những
điều kiện thuận lợi để hướng tới sự thành lập Cộng đồng văn hóa ASEAN. Bởi
ngoại trừ những yếu tố văn hóa riêng biệt, các nước Đông Nam Á sẽ thấy được
những yếu tố văn hóa chung đồng nhất, góp phần vào việc tìm hiểu, giao lưu và hợp
tác về văn hóa giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Cộng đồng người Ấn có những nét chung, nhưng cũng có nhiều đặc điểm
riêng biệt so với các cộng đồng khác trên bán đảo Malaya. Tìm hiểu về cộng đồng


4


người Ấn giúp chính phủ các nước Malaysia và Singapore đưa ra những chính sách
phát triển phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Từ đó góp phần ổn định xã hội, giảm
bớt được những xung đột về sắc tộc, văn hóa, đồng thời tăng cường sự đoàn kết,
thống nhất dân tộc, tạo động lực cho công cuộc phát triển đất nước.
Theo số liệu thống kê năm 2008, tỷ lệ người gốc Ấn tại Malaysia chiếm
khoảng 8,5% và ở Singapore vào khoảng 6,9% [54; 339]. Những khu phố của người
Ấn là một trong những nơi tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách nước ngoài.
Vì vậy, cộng đồng cư dân Ấn Độ trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống
văn hóa - xã hội tại hai quốc đảo này. Tìm hiểu về nguồn gốc và sự hình thành cộng
đồng cư dân Ấn Độ để thấy được những đóng góp quan trọng của họ đối với sự
hình thành và phát triển của bán đảo Malaya nói chung, Malaysia và Singapore hiện
đại nói riêng.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam và ASEAN ngày càng tăng cường và
mở rộng quan hệ hợp tác với Ấn Độ. Riêng đối với Ấn Độ, quốc gia này cũng đang
chuyển từ “Chính sách hướng Đông” (Look East policy) sang “Chính sách hành
động phương Đông” (Act East policy) nhằm tăng cường hoạt động, cân bằng thế và
lực với Trung Quốc ở ASEAN. Vì vậy, nghiên cứu về cộng đồng người Ấn trên bán
đảo Malaya có giá trị thực tiễn trong nghiên cứu về cộng đồng người Ấn ở Đông
Nam Á nói chung, đồng thời góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa các nước trong
khu vực và Ấn Độ.
1.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Khi nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á, chúng ta không thể không có sự
hiểu biết về hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy vậy, cộng đồng
người Hoa ở Đông Nam Á đã có rất nhiều công trình đề cập đến, riêng cộng đồng
người Ấn thì vẫn chưa được quan tâm đúng mực do những nguyên nhân khách quan
lẫn chủ quan.
Ấn Độ là quốc gia có nền văn hóa đa dạng và phong phú, là một trong những
trung tâm văn hóa lớn của châu Á và là quê hương của nhiều tôn giáo lớn trên thế
giới. Cho đến những thế kỷ đầu Công nguyên, do những tác động khách quan và



5

chủ quan, sự phát triển của nền văn hóa Ấn Độ vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ và
giống như một “vết dầu loang”, nó ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, mà
ảnh hưởng sâu đậm nhất là khu vực Đông Nam Á, trong đó có vùng bán đảo
Malaya.
Bán đảo Malaya như chiếc cầu nối giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương,
giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, và là trạm dừng chân cho các
tàu thuyền từ Ấn Độ Dương đi vào khu vực Đông Bắc Á. Vì vậy, từ rất sớm, bán
đảo Malaya trở thành nơi giao lưu và tiếp xúc của nhiều nền văn hóa, mà ảnh hưởng
lớn nhất là văn hóa Ấn Độ thông qua đường biển.
Nền văn minh Ấn Độ đã góp phần to lớn vào việc phá vỡ bức tường mông
muội tồn tại trong một thời gian dài, đưa Malaya bước vào giai đoạn có giai cấp và
nhà nước. Quá trình thiên di và truyền bá văn minh của người Ấn đã có tác động rất
lớn đến sự hình thành của hàng loạt các tiểu quốc sơ kỳ trên bán đảo này. Những
nhà thám hiểm, thương nhân và các nhà truyền giáo đóng vai trò vừa là cầu nối giữa
hai nền văn hóa, vừa giống như những kiến trúc sư kiến tạo ra những yếu tố văn hóa
mới hết sức độc đáo ở khu vực này.
Như vậy, tìm hiểu về sự thiên di của người Ấn và những ảnh hưởng của văn
minh Ấn Độ trên bán đảo Malaya góp phần vào việc nghiên cứu sâu hơn về những
ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á nói chung. Từ đó
hiểu rõ hơn về bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú của khu vực này.
Ngoài một số yếu tố khách quan, sự hình thành cộng đồng người Ấn ở
Malaya chủ yếu là hệ quả trong chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh
trên bán đảo này. Để đáp ứng nhu cầu về nhân công giá rẻ với số lượng lớn, lao
động Ấn Độ với đủ mọi thành phần đã được tuyển dụng sang làm việc tại Malaya.
Từ đó, tạo điều kiện cho sự ra đời một cộng đồng cư dân nhập cư lớn thứ hai (sau
cộng đồng người Hoa) trên bán đảo. Tìm hiểu về cộng đồng người Ấn trên bán đảo

Malaya giúp phần nào hiểu thêm về chế độ thực dân nói chung, về đặc điểm của
chủ nghĩa thực dân Anh ở Ấn Độ và Đông Nam Á nói riêng.


6

Nghiên cứu một cách có hệ thống về sự di cư của người Ấn đến bán đảo
Malaya từ nhiều góc độ, xâu chuỗi lịch sử từ quá khứ đến hiện tại thực sự là vấn đề
có ý nghĩa về lý luận và khoa học.
Từ những lý do trên, cùng với đam mê muốn khám phá những nét độc đáo
riêng trong nền văn hóa mỗi dân tộc, những giá trị văn hóa to lớn của nhân loại
được cóp nhặt từ những mảnh ghép văn hóa của mỗi tộc người và đặc điểm của mỗi
cộng đồng dân cư, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quá trình hình thành
cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya từ đầu Công nguyên đến giữa thế kỷ
XX” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ đầu thế kỷ XX, nghiên cứu về Ấn Độ và những ảnh hưởng của văn minh
Ấn Độ đến các vùng ngoại Ấn, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, đã được nhiều sử
gia tư sản quan tâm, với mục đích nghiên cứu sâu thêm về những vùng đất mà họ
đang thống trị. Với giai đoạn trước khi chủ nghĩa thực dân đặt chân tới khu vực
Đông Nam Á, đã xuất hiện hai quan điểm cho rằng, người Ấn trực tiếp và gián tiếp
đã tạo dựng nên những quốc gia và nền văn hóa của mình ở khu vực này. Đến thời
kỳ hiện đại, bên cạnh việc nghiên cứu về cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở khu vực
Đông Nam Á, nhiều sử gia châu Á và Việt Nam cũng đã quan tâm đến việc nghiên
cứu về cộng đồng cư dân Ấn trên bán đảo Malaya, từ khi thực dân Anh xâm lược
cho đến nay.
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Với sự ra đời của ngành châu Á học, nghiên cứu về Ấn Độ và Đông Nam Á
ở nước ta được nhiều học giả quan tâm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
lịch sử và văn hóa Ấn Độ cũng như khu vực Đông Nam Á từ thời cổ đại cho đến

ngày nay, mang tính chất thông sử và chuyên sâu, trong đó có đề cập đến những ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ và cộng đồng người Ấn ở Malaysia và Singapore.
Về mặt thông sử, các tác giả Lương Ninh (Chủ biên), Đỗ Thanh Bình, Trần
Thị Vinh với cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” được Nxb Giáo dục phát hành năm
2005; Vũ Dương Ninh với chuyên đề “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với văn hóa


7

Đông Nam Á” được in trong “Một số chuyên đề Lịch sử Thế giới”, tập II do Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2007, đã đề cập đến quá trình di cư lần đầu
tiên của người Ấn đến khu vực Đông Nam Á và những ảnh hưởng của nền văn
minh Ấn Độ tại đây.
Trong cuốn “Các nước Đông Nam Á” của Nxb Sự thật Hà Nội (1974), “Lịch
sử Malaysia, Singapore và Brunei từ thế kỷ XVI đến đầu thập niên 80” của Huỳnh
Văn Tòng được Viện Đào tạo mở rộng TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 1993 đã đề
cập tương đối cụ thể về sự ra đời của những nhà nước đầu tiên trên bán đảo Malaya
và khẳng định sự tác động mạnh mẽ của nền văn hóa Ấn Độ đối với khu vực này.
Nguyễn Từ Chi, Ngô Văn Doanh, Lê sĩ Giáo, Hoàng Nam, Trần Khánh,
Nguyễn Hữu Ưng đồng biên tập cuốn “Các dân tộc ở Đông Nam Á”, và cuốn “Đại
cương về các dân tộc ở Đông Nam Á” của Nguyễn Duy Thiệu (Chủ biên) do Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội cùng phát hành năm 1997 đã nói rõ hơn về nguồn gốc,
thành phần và sự hình thành cộng đồng người Ấn trên bán đảo Malaya bắt đầu từ
khi thực dân Anh đặt chân lên bán đảo Malaya. Đồng thời, những cuốn sách này
cũng phác thảo đôi nét về hoạt động kinh tế và văn hóa của cộng đồng người Ấn từ
khi thành lập cho đến ngày nay.
Giáo sư Mai Ngọc Chừ đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Đông
Nam Á nói chung, đặc biệt là văn hóa của cộng đồng người nói tiếng Melayu, như
“Văn hóa Đông Nam Á” (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999), “Cộng đồng
Melayu: Những vấn đề ngôn ngữ” (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002), “Cộng

đồng Melayu: Ngôn ngữ - Văn hóa” (Nxb Đại học KHXH & NV, 2011), “Giới
thiệu văn hoá phương Đông”, (Nxb Hà Nội, 2008). Qua những công trình nghiên
cứu của ông giúp chúng ta có thể hình dung được những ảnh hưởng sâu sắc của nền
văn hóa, đặc biệt là ngôn ngữ Ấn Độ đối với ngôn ngữ Mã Lai hiện nay.
Giáo sư Trần Khánh là người đi sâu tìm hiểu về Singapore từ trước khi độc
lập đến nay. Các cuốn sách của ông có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu về
cộng đồng người Ấn trên bán đảo Malaya, như “Lịch sử Đông Nam Á”, (Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2012), “Các dân tộc ở Đông Nam Á” (Nxb Văn hóa dân tộc,


8

Hà Nội, 1997), “Các nước Đông Nam Á - Lịch sử và hiện tại: Cộng hòa
Singapore” (Nxb Sự thật, 1990). Những công trình nghiên cứu này đã làm sáng tỏ
hơn về hoàn cảnh lịch sử đưa tới sự di cư của người Ấn đến Malaya, thành phần,
các hoạt động kinh tế và chính trị chủ yếu của người Ấn trên bán đảo.
Gần đây, với xu hướng phát triển các đề tài nghiên cứu khoa học về khu vực,
lịch sử Đông Nam Á nói chung và các vấn đề lịch sử liên quan tới ảnh hưởng của
văn hóa Ấn Độ ở khu vực cũng như cộng đồng các dân tộc ở Đông Nam Á được đề
cập nhiều trong các công trình: đề tài cấp nhà nước, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
hoặc các bài báo đăng tải trên các tạp chí khoa học trong nước.
Trong số các công trình nghiên cứu đó, điển hình nhất phải kể đến tác giả
Phan Thị Hồng Xuân với rất nhiều bài nghiên cứu về cộng đồng người Ấn và văn
hóa của cộng đồng người Ấn ở bán đảo Malaya, như “Bản sắc văn hóa của cộng
đồng người Ấn ở Malaysia” (Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường
ĐHKHXH và NV TPHCM, số 29, 2004), “Cộng đồng người nhập cư và mối quan
hệ tộc người ở Liên bang Malaysia” (Luận án Tiến sĩ Lịch sử, ĐHQG TP. HCM,
2007), “Cộng đồng người Ấn ở Đông Nam Á - cầu nối cho mối quan hệ giữa
ASEAN với Ấn Độ trong giai đoạn phát triển mới” (Nxb TP Hồ Chí Minh, 2009).
Các công trình này đã đi sâu phân tích về văn hóa Ấn Độ của người Ấn ở Malaysia

nói chung, cũng như ảnh hưởng của nó đối với khu vực Đông Nam Á. Qua đó có
thể hình dung phần nào về cộng đồng người Ấn trên bán đảo Malaya giai đoạn
trước và sau khi Liên bang Mã Lai tách ra thành các quốc gia độc lập.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tiêu biểu cho các học giả phương Tây khi nghiên cứu về cổ sử các quốc gia
Đông Nam Á thì G. E. Coedes là người nghiên cứu sâu sắc và toàn diện nhất. Tổng
hợp nhất cho các công trình nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á của ông là cuốn
sách “Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông”, được tái bản nhiều lần, và gần
đây nhất là bản dịch của Nguyễn Thừa Hỷ, Nxb Thế giới ấn hành năm 2011. Liên
quan đến nội dung đề tài, cuốn sách đã nêu lên khái quát vị trí địa lý của khu vực
Đông Nam Á, những nguyên nhân, thời kỳ, phương thức, những kết quả ban đầu


9

của sự Ấn Độ hóa ở khu vực Viễn Đông từ thời cổ đại cho đến khi những người
châu Âu tới.
Với học giả Ấn Độ, người nghiên cứu mang tính hệ thống nhất về cộng đồng
người Ấn trên bán đảo Malaya thời kỳ thuộc Anh là Giáo sư Kernial Singh Sandhu,
tiêu biểu với hai cuốn sách: “Indians in Malaya Immigration and Settlement 1786 –
1957”, Cambridge University Press, 1969 và “Indian Communities in Southeast
Asia”, Singapore: Times Academic Press, 1993. Những công trình nghiên cứu này
đã cung cấp những mốc thời gian cụ thể nhất về quá trình hình thành và phát triển,
thành phần, không gian, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Ấn
trên bán đảo Malaya.
Ngoài ra, các tác phẩm như “Malaya” của Norton Ginsburg, Chester F.
Roberts, JR, University of Washington Press, Seatle Donald Moore, Singapore,
1958; “Indians in Singapore Society” của A. Mani, Singapore: Institute of
Southeast Asian Studies, 2006; “Takuapa and its Tamil Inscription” của Sastri, KA
Nilakanta, Part I, Malayan Branch of the Royal Asiatic Society, 1949; “Singapore's

little Indian. Past, Present and Future” của Saron Siddque, Nirmala Pura Shotarn,
Singapore, ISEAS, 1982, cũng cung cấp nhiều thông tin có giá trị về cộng đồng
người Ấn trên bán đảo Malaya.
2.3. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước
- Sự di cư của người Ấn đến bán đảo Malaya đã được nhiều học giả trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Với quan điểm khách quan, các học giả (phần
nhiều là các học giả Đông Nam Á), đã chỉ ra sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối
với khu vực này chỉ như “một lớp vécni” bao phủ lên một số nền văn hóa tiêu biểu
Đông Nam Á. Tuy nhiên, nằm sâu ở lớp dưới vẫn là một nền văn hóa “bản địa”, đa
dạng và mang bản sắc riêng.
- Các học giả Ấn Độ thì có nhiều quan điểm trái chiều. Một bộ phận lớn vẫn
khẳng định, Ấn Độ chính là “chủ nhân” của các nền văn minh Đông Nam Á thời cổ,
trung đại. Cộng đồng cư dân người Ấn đóng một vai trò quan trọng trong việc hình
thành các quốc gia ở Đông Nam Á.


10

- Hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào một khoảng thời gian nhất
định, hoặc là trước thời thuộc Anh, hoặc là từ thời thuộc Anh đến nay. Vì thế, nó
chưa tạo nên tính hệ thống trong quá trình di cư của người Ấn đến khu vực này. Do
đó, việc hiểu hết những giá trị mà cư dân Ấn Độ tạo ra trên bán đảo Malaya còn
nhiều hạn chế.
Do vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, tiếp cận cả lý luận và thực
tiễn về sự di cư của người Ấn và sự thành lập cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo
Malaya nhằm khỏa lấp những khoảng trống đang còn bỏ ngỏ.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về quá trình hình thành cộng đồng cư dân Ấn Độ trên
bán đảo Malaya. Quá trình này được chia thành hai giai đoạn: Từ những thế kỷ đầu

Công nguyên đến trước thời thuộc Anh, và từ thời thuộc Anh đến giữa thế kỷ XX.
- Với đối tượng nghiên cứu đó, nhiệm vụ đặt ra cho luận văn là phải làm
sáng tỏ những vấn đề sau:
+ Sự di cư và hình thành cộng đồng người Ấn trên bán đảo Malaya dựa trên
cơ sở nào?
+ Quá trình hình thành cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya diễn ra
như thế nào?
+ Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và giáo dục của cộng đồng cư
dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya.
+ Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống, rút ra những nhận xét và
những đóng góp quan trọng của cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo Malaya thời
kỳ thuộc Anh cũng như ở Malaysia và Singapore hiện đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Sự di cư và thành lập cộng đồng cư dân Ấn Độ trên bán đảo
Malaya, thuộc phạm vi đất nước Singapore và một phần của Malaysia hiện nay. Đề
tài cũng mở rộng không gian nghiên cứu ra phạm vi các nước Đông Nam Á.


11

- Thời gian: Từ đầu Công nguyên (thời điểm bắt đầu những cuộc thiên di ồ
ạt với quy mô lớn, số lượng đông đảo của cư dân Ấn Độ đến khu vực ngoại Ấn,
trong đó có bán đảo Malaya), đến giữa thế kỷ XX (mốc kết thúc chế độ thuộc địa
của thực dân Anh trên bán đảo này). Để làm rõ tính thực tiễn của vấn đề, đề tài
được nghiên cứu đến thời kỳ hiện nay.
4. Nguồn tư liệu
- Đề tài có tham khảo những công trình nghiên cứu bao gồm sách xuất bản,
tạp chí, tham luận, luận văn, luận án... của các tác giả trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài.
- Tài liệu từ các báo online và các ấn phẩm sách nước ngoài, các trang web

trong và ngoài nước có giá trị khoa học cao.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài đã được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng, đặc biệt là chủ nghĩa
duy vật biện chứng lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về các vấn đề lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là
phương pháp lịch sử và lôgíc: nghiên cứu, chứng minh các vấn đề lịch sử bằng các
sự kiện lịch sử cụ thể, phân tích các giai đoạn và sự phát triển của hệ thống chính
sách thực dân theo lôgíc, hệ thống và mang tính liên kết.
Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên
ngành. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phân tích, tổng hợp, so sánh... Phương
pháp liên ngành được sử dụng từ các bộ môn liên quan tới sử học như dân tộc học,
văn hóa học, ngôn ngữ học... để xử lý tư liệu, phân tích và đánh giá các vấn đề
nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính chất hệ thống hóa một
cách chân thực quá trình di cư của người Ấn đến bán đảo Malaya và sự hình thành


12

cộng đồng cư dân Ấn Độ ở khu vực này, làm rõ hơn về những đóng góp của người
Ấn đối với nền văn minh Malaya và nền văn hóa Malaysia, Singapore hiện nay.
Thông qua luận văn này có thể giúp ích cho việc tìm hiểu một phần văn hóa
tộc người ở các nước Đông Nam Á. Đây thực sự là yếu tố cần thiết trong quá trình
giao lưu và hợp tác văn hóa, hướng tới Cộng đồng văn hóa ASEAN, và cũng là điều
kiện để các nước khác hiểu sâu hơn về văn hóa tộc người của khu vực Đông Nam
Á.
Đây là tài liệu tốt cho sinh viên, học viên khi nghiên cứu những vấn đề có

liên quan đến đề tài. Đồng thời, luận văn có phạm vi rộng, vì vậy, nó mở ra hướng
nghiên có tính chất chuyên sâu hơn đối với những vấn đề có liên quan đến nội dung
này.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm những nội dung cơ bản sau đây:
Chương 1: Sự di cư của người Ấn đến bán đảo Malaya từ đầu Công nguyên
đến trước thời kỳ thuộc Anh.
Chương 2: Cộng đồng người Ấn trên bán đảo Malaya thời kỳ thuộc Anh (từ
năm 1786 đến giữa thế kỷ XX).
Chương 3: Một vài nhận xét.


13

B. NỘI DUNG
Chương 1
SỰ DI CƯ CỦA NGƯỜI ẤN ĐẾN BÁN ĐẢO MALAYA
TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN TRƯỚC THỜI KỲ THUỘC ANH
1.1. Cơ sở di cư của người Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á
1.1.1. Tiếp cận lý luận
1.1.1.1. Một số khái niệm về di dân
Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong không
gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn.
Với khái niệm này, di dân đồng nhất với sự di động dân cư. Theo nghĩa hẹp, di dân
là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác,
nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định. Khái niệm
này khẳng đinh mối liên hệ giữa sự di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới.
Với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi cho rằng, những
thay đổi nơi ở tạm thời, không mang tính lâu dài, như thăm viếng, du lịch, buôn

bán, làm ăn, kể cả qua lại biên giới, thì không nên phân loại là di dân; mà ở đây, “di
dân phải gắn liền với sự thay đổi các quan hệ xã hội của người di chuyển” [1; 17].
Trong nghiên cứu di dân, người ta còn phân biệt hai yếu tố cấu thành quá
trình này, đó là khái niệm “xuất cư” và “nhập cư”.
- Xuất cư là việc di chuyển nơi cư trú từ nơi này sang nơi khác trong khuôn
khổ một quốc gia hay ngoài biên giới quốc gia để sinh sống tạm thời hay vĩnh viễn,
thời gian ngắn hoặc dài. Các địa bàn xuất cư thường là những nơi có mức sống thấp,
điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa chậm phát triển.
Với sự xuất cư của người Ấn đến Malaya, họ đều là những nhóm tộc người
đến từ quốc gia có nền văn minh phát triển sớm trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình
xuất cư của họ mang tính tự nguyện do tác động của nhiều yếu tố như những biến
cố của lịch sử, thương mại, truyền giáo…. Đó là chưa kể đến nguyên nhân di dân


14

không tự nguyện của một bộ phận người Ấn trong giai đoạn Malaya là thuộc địa
của thực dân Anh.
- Nhập cư là sự di dời của một cá nhân hay nhóm người đến một quốc gia
khác nhằm mục đích sinh sống lâu dài. Sự nhập cư thường là bước tiếp theo của sự
di cư. Thông thường, dòng di dân phụ thuộc vào chính sách nhập cư của nước đến
và tình hình kinh tế, chính trị nước đi. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cộng đồng
nhập cư người Ấn ở bán đảo Malaya.
1.1.1.2. Tộc người và sự hình thành tộc người
Thuật ngữ “tộc người” (ethnic) được giới khoa học sử dụng hiện nay bắt
nguồn từ một từ trong Hy Lạp cổ là “ethnos”, có nghĩa là bầy, đám đông, một
nhóm người, bộ lạc, dân tộc…. Khái niệm “ethnos” chính thức được sử dụng với ý
niệm chỉ tộc người khoảng từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX [35; 9 – 11].
Ở Việt Nam, giai đoạn trước năm 1975, tồn tại song song hai trường phái
khác nhau liên quan đến quan niệm và cách sử dụng thuật ngữ “dân tộc”. Ở miền

Bắc, thuật ngữ “dân tộc” được dùng để chỉ người Kinh (Việt) và các dân tộc khác
đang sinh sống trên đất nước Việt Nam. Ở miền Nam, “dân tộc” để chỉ người Kinh
và “sắc tộc” (race) dùng để phân biệt các tộc người không phải là người Kinh sinh
sống trên đất nước Việt Nam [55; 31].
Thuật ngữ “sắc tộc” với hàm ý miệt thị đã không còn được giới khoa học sử
dụng nữa. Còn thuật ngữ “dân tộc” nếu như được dùng như trước đây lại gây nên
nhiều sự nhầm lẫn. Khi ta nói, dân tộc Việt Nam, dân tộc Ấn Độ…, thì “dân tộc” ở
đây là chỉ quốc gia, quốc gia dân tộc. Còn khi nói, có 54 dân tộc đang sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam (như dân tộc Kinh, dân tộc Thái…), thì “dân tộc” trong trường
hợp này là để chỉ một tộc người trong một quốc gia có nhiều tộc người cùng chung
sống. Trong Luận văn này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ “cộng đồng
người” để chỉ một tộc người đang sinh sống trong một quốc gia đa dân tộc.
Tộc người – cộng đồng người, dù được định nghĩa ở phương diện nào cũng
bao gồm các đặc trưng cơ bản: ngôn ngữ, ý thức tự giác và văn hóa riêng để có thể
phân biệt với các tộc người, cộng đồng người khác.


15

Sự hình thành cộng đồng người chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan khác nhau. Mỗi cộng đồng người tồn tại trong một không gian
nhất định và có mối quan hệ với các cộng đồng người xung quanh. Vì vậy, lịch sử
hình thành và phát triển của mỗi cộng đồng người cũng không giống nhau. Ở các
quốc gia đa dân tộc thì đặc điểm này càng biểu hiện rõ nét.
Trong một quốc gia, mỗi cộng đồng người có sự giao lưu kinh tế, văn hóa
với các cộng đồng người khác. Có thể giữa các cộng đồng người sẽ tồn tại những
xung đột, bất đồng, nhưng đều hướng đến sự thịnh vượng chung của đất nước. Do
vậy, xét một cách toàn diện, mỗi cộng đồng người ít nhiều đều có vai trò và đóng
góp nhất định cho sự phát triển của mỗi quốc gia ở mọi thời điểm.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn

1.1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Đông Nam Á ngày nay là một khu vực rộng lớn của châu Á, bao gồm các
nước nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Ôxtrâylia,
rộng 4.494.047 km², bao gồm 11 quốc gia nằm ở cả vùng lục địa và hải đảo:
Brunây, Campuchia, Đông Timo, Inđônêxia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippin,
Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đến năm 2000, dân số của cả khu vực là 521
triệu người [42; 151].
Khu vực này từ xa xưa vẫn được coi là “ngã tư đường”, là hành lang, cầu nối
giữa thế giới Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây Á và Địa Trung Hải. Vì thế,
không phải ngẫu nhiên mà mối liên hệ của khu vực này với thế giới đã được xác lập
ngay từ thời cổ đại.
Chính người Ấn Độ đã biết đến Đông Nam Á từ rất sớm. Khu vực Đông
Nam Á hải đảo được họ gọi là “Đảo Vàng”, bao gồm cả vùng bán đảo Malaya.
Arthasatra do Kautilya soạn thảo bắt đầu từ thế kỷ IV TCN đã nói tới xứ Đất Vàng
(Suvarnabhumi), Đảo Vàng (Suvanardvipa), để chỉ miền đất Đông Nam Á phía
Đông Ấn Độ, gần gũi trực tiếp là Myanmar ngày nay và các vùng hải đảo Đông
Nam Á. Ở đó cũng nói: “Ai đi đến Java thì không bao giờ thấy trở lại. Nếu may mà
về được thì vàng bạc tiêu đủ được đến 7 đời”. Tài liệu thời muộn hơn


16

Sasanavamsaappadipika cũng cho biết vua Asoka (thế kỷ III TCN) đã cử tới 3 đoàn
truyền giáo do các vị cao tăng Gavampti, Sona và Uttara đi truyền bá Phật giáo đến
xứ Đất Vàng, tức đến Thatin và vùng Nam sông Sittang (Myanmar) [45; 16].
Do vị trí các xứ Miến Điện, bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra mà miền ngoại
Ấn có mặt phía Tây quay về Ấn Độ Dương, ở đó theo lời Silvain Lévi, “chế độ các
dòng hải lưu và chế độ gió định kỳ vẫn điều khiển việc giao thông đường thủy,
được duy trì rất lâu đời một hệ thống trao đổi mà miền duyên hải châu Phi, nước Ả
Rập, vịnh Ba Tư, Ấn Độ, Đông Dương và sau đó là Trung Quốc đã liên tiếp trao đi

và nhận lại phần chia sẻ của mình” [12; 30]. Ở phía bên kia hàng rào thiên nhiên do
bán đảo Mã Lai và các đảo kéo tiếp dài ra dựng lên, giống như một Địa Trung Hải
được tạo thành bởi biển Trung Hoa, vịnh Xiêm La và biển Java. Lợi dụng vị trí gần
gũi và hướng gió thổi theo mùa, các hoạt động giao thương trên biển trở nên thuận
lợi hơn rất nhiều.
Là một bộ phận của khu vực Đông Nam Á hải đảo, bán đảo Malaya gồm
lãnh thổ của Singapore, một phần của Thái Lan và phần bán đảo phía Tây của
Malaysia hiện nay. Trước khi người Anh đặt chân đến, Malaya bao gồm nhiều tiểu
vương quốc: Penang, Johore, Kedah, Perak, Tambralinga, Tumasic…. Đến năm
1965, bán đảo này chính thức bị chia tách thành hai bộ phận là quốc gia Singapore
và một phần nước Malaysia.
Malaya vừa có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi của khu
vực, vừa có những thuận lợi riêng. Phía Bắc là eo Kra, một bộ phận của Thái Lan
nối bán đảo với lục địa châu Á. Phía Đông giáp với biển Đông và thông ra Thái
Bình Dương. Cực Nam giáp với biển Java. Phía Tây là eo Malacca nằm xen giữa
Sumatra và bán đảo. Có thể thấy, Malaya như chiếc cầu nối giữa Ấn Độ Dương với
Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo và là trạm
dừng chân cho các tàu thuyền từ Ấn Độ Dương đi vào khu vực Đông Bắc Á. Vì
vậy, bán đảo Malaya sớm trở thành nơi giao lưu và tiếp xúc của nhiều nền văn hóa,
mà ảnh hưởng lớn nhất là văn hóa Ấn Độ thông qua đường biển. Về sau, nơi đây


17

được xem như một khu vực địa – chiến lược đối với chủ nghĩa thực dân phương
Tây.
Cũng như các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, Malaya nằm trong khu
vực châu Á gió mùa và thuộc vành đai xích đạo với hai mùa tương đối rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô. Khí hậu xích đạo và cận xích đạo tạo ra những cơn mưa nhiệt đới
với lượng nước lớn cùng mạng lưới sông ngòi dày đặc đã cung cấp đủ nước cho đời

sống và sản xuất; hình thành nên các thảm thực vật và động vật phong phú, đa dạng.
Gần ¾ mặt đất được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới, ẩm ướt quanh năm. Nơi đây
có thảm thực vật với nhiều chủng loại, nhiều nhất là cọ, dừa, các loại dương xỉ và
tre. Động vật thuộc hệ động vật Mã Lai – Inđô, phong phú về chủng loại, như: voi,
tê giác, gấu, hổ, trâu rừng, khỉ, vượn, đười ươi,… Bán đảo Malaya cũng là nơi chứa
nhiều khoáng sản trong lòng đất như thiếc, vàng, sắt, kẽm, bôxit, than đá, dầu
mỏ…. Những đô thị đông đúc và thịnh vượng ra đời từ rất sớm như: Takola, Kuala
Lampur, Singapore.
Như vậy, với sự gần gũi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên hết sức thuận
lợi đã biến nơi đây thành một trong những khu vực hết sức giàu có của “phương
Đông huyền bí”. Do đó, ngay từ rất sớm, bán đảo Malaya đã tạo ra sự thu hút đối
với những thám hiểm và thương nhân Ấn Độ, Trung Quốc cũng như nhiều khu vực
khác đến giao lưu buôn bán và truyền bá văn minh. Malaya trở thành nơi giao lưu
và tiếp xúc của nhiều nền văn hóa, mà ảnh hưởng lớn nhất là văn hóa Ấn Độ thông
qua đường biển từ những thế kỷ đầu Công nguyên.
Từ thế kỷ XVI, do vị trí địa – chính trị của bán đảo, chủ nghĩa thực dân đã
đặt chân đến nơi đây và dần biến nó thành thuộc địa của mình. Bán đảo Malaya
không những là thuộc địa khai thác, mà còn được xem như bàn đạp để chủ nghĩa
thực dân bành trướng sang các khu vực khác ở Đông Nam Á và châu Á Thái Bình
Dương nói chung. Quá trình khai thác và bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa thực dân,
đặc biệt là thực dân Anh, đưa tới sự di cư và thành lập cộng đồng cư dânTrung
Quốc, Ấn Độ trên bán đảo. Chính họ đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát
triển của khu vực này.


18

1.1.2.2. Điều kiện lịch sử - xã hội
Trong việc di cư của người Ấn Độ đến bán đảo Malaya cũng như các nơi
khác ở khu vực Đông Nam Á vào những thế kỷ đầu Công nguyên, người ta đã tìm

ra những nguyên nhân sâu xa ở thế kỷ III TCN, trong cuộc chinh phục đẫm máu xứ
Kalinga ở bờ biển miền đông Ấn Độ bởi hoàng đế Asoka, và trong cuộc di tản dân
mà cuộc chinh phục đó gây ra [12; 57]. Tuy nhiên, cuộc di cư lớn chỉ diễn ra sau đó
ba thế kỷ. Vì vậy, giả thiết trên không được tất cả các học giả chấp nhận.
Người ta đã nghĩ tới áp lực do những cuộc xâm lược của người Kushanas tác
động lên khối cư dân Ấn Độ vào thế kỷ đầu Công nguyên, điều đó theo niên biểu là
có thể chấp nhận được.
Như vậy, có thể giả định về dòng nhập cư từ thời kỳ Asoka là do sức ép về
quân sự. Bởi ngay cả sau khi Asoka qua đời đến đầu Công nguyên, người Ấn luôn
phải đối mặt với nhiều cuộc xâm lấn từ các bộ tộc từ Trung Á tràn xuống và các
cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Hy Lạp, Ba Tư. Sự không ổn định về chính
trị và xã hội đã đẩy số lượng lớn người Ấn Độ từ bỏ đất nước mình đến những vùng
đất mới ở vùng ngoại Ấn.
Người ta đã có hàng loạt những dấu hiệu chỉ dẫn chứng tỏ rằng sự bành
trướng của người Ấn Độ vào những thế kỷ đầu Công nguyên là có nguồn gốc từ
thương mại.
Năm 175 TCN, sau khi chinh phục được Ấn Độ, người Hy Lạp thành lập nên
vương quốc Ấn Độ – Hy Lạp và tồn tại đến năm 10 TCN. Sự tiếp xúc với người Hy
Lạp đem lại cho nền thương mại Ấn Độ những “mặt hàng xa xỉ”, mà trong số đó,
nhiều sản phẩm quý hiếm có xuất xứ từ những vùng đất phía Đông của Ấn Độ. Đó
là chưa kể đến những “thành phố vàng” mà nó đã sớm xuất hiện trong những ghi
chép của Ptôlêmê và trở thành cơn khát của thương nhân nhiều nước.
Tuy nhiên, sự thịnh vượng trong nền thương mại của Ấn Độ lại chủ yếu dựa
vào con đường buôn bán qua các nước Trung Á. Nhưng khoảng hai thế kỷ cuối
TCN đã diễn ra những cuộc chuyển động lớn của cư dân miền Trung Á nhằm tìm
kiếm những vùng đất mới. Sau khi chiếm được Bactriane, những người Saka xâm


19


chiếm Ấn Độ và thành lập vương quốc Indo – Pathian. Theo sau những người Saka
là tộc người Yuezhi từ Trung Hoa tràn xuống. Với sức mạnh của mình, họ đã nhanh
chóng lập ra đế chế Kushan và cho đến năm 75 sau CN thì chiếm luôn những vùng
đất mà người Saka và người Pathian đã cai trị trước đó [5; 28 – 29].
Điều quan trọng đáng nói ở đây là con đường mà những thương đoàn mua
vàng từ Siberie đến Ấn Độ phải đi qua xứ Bactriane. Nhưng chính những biến động
nói trên làm cho con đường này bị cắt đứt, và làm cho Ấn Độ thiếu số lượng vàng
cần dùng. Họ đã khắc phục bằng cách mua những đồng tiền vàng của người La Mã.
Mặc dù vậy, tình trạng này cũng không duy trì được lâu, bởi hoàng đế La Mã đã
sớm nhận ra sự thất thoát khối lượng vàng lớn như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đối với
nền kinh tế của đế chế. Và Ấn Độ không thể không muốn đi tìm một nguồn khác.
Đó là lý do cho những kẻ phiêu lưu di tản tới “bán đảo giấu vàng” [12; 59].
Tất nhiên, nếu không có đủ điều kiện thuận lợi thì dù mạo hiểm đến đâu,
những tham vọng của người Ấn Độ cũng khó có thể thực hiện được. Nhưng việc
người Ấn Độ học được cách đóng thuyền lớn của người Ba Tư và phát hiện ra sự
luân chuyển định kỳ của gió mùa đã tạo ra những điều kiện to lớn về vật chất để họ
chinh phục những vùng đất mới.
Hơn nữa, sự xuất hiện của Phật giáo đã xóa bỏ ranh giới và những rào cản về
đẳng cấp, cho phép sự truyền bá tôn giáo từ bộ phận các đẳng cấp trên trước đây lan
ra toàn xã hội. Nó trở thành điều kiện tinh thần để tôn giáo vượt ra khỏi phạm vi
quốc gia và trở thành công cụ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập vai trò của
người Ấn ở những nơi họ di cư tới.
Cũng không loại trừ trường hợp, các tộc trưởng bản xứ, vì muốn tăng thêm
uy thế và quyền lực của mình hay củng cố thế lực, đã mời những người Ấn thuộc
đẳng cấp Bàlamôn tới, vì những người Bàlamôn này nổi tiếng là thạo phép thuật
thần thông. Danh tiếng của những người Bàlamôn lại được lan truyền bởi những
thương nhân Ấn Độ, nên họ có uy tín rất lớn đối với cư dân bản xứ.
Như vậy, người ta đã có thể đi tới việc hình dung sự bành trướng của nền
văn minh Ấn Độ về phương Đông vào đầu Công nguyên như là kết quả của những



20

công việc buôn bán, của một đợt sóng liên tục những nhà hàng hải, về nguồn gốc đã
được tuyển mộ trong giới “thương nhân đứng biển” mà rất nhiều những mẫu người
đã được mô tả trong nền văn học Phật giáo cổ đại, và hình như đã có một niềm sùng
tín đặc biệt đối với “đức Phật Dipankara có phép màu làm yên sóng gió” [12; 61].
Do những điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, từ thời cổ – trung đại,
bán đảo Malaya luôn bị những vương quốc láng giềng chinh phục. Những tiểu quốc
trên bán đảo là thuộc quốc của Phủ Nam từ thế kỷ III – VI. Sau đó bị Vương triều
Srivijaya ở Sumatra chinh phục. Cuối thế kỷ XIII, quân Xiêm từ phía Bắc tràn
xuống và chiếm đóng một thời gian dài cho đến giữa thế kỷ XIV, khi vương triều
Môjôpahit mạnh lên thì hầu hết các tiểu quốc ở phía Nam bán đảo đều trở thành
những nước lệ thuộc vào vương triều này. Tuy nhiên, quá trình đó cũng tạo ra sự
giao lưu tiếp xúc từ các trung tâm văn hóa lớn như Trung Hoa, Ấn Độ, Ả rập… qua
các vương quốc đi xâm lược vào bán đảo.
Đặc biệt, từ sau thế kỷ XV, do ảnh hưởng mạnh mẽ của Hồi giáo Ả rập,
vương quốc Hồi giáo Malacca hùng mạnh và mở rộng quyền lực tới tận Perak,
Kedah, phía tây và tây bắc bán đảo, Tumasic, quần đảo Riau và Linga ở phía Nam.
Ở đó, họ đã thiết lập sự kiểm soát cửa ngõ đi ra vịnh Malacca và biến nơi đây thành
một trung tâm buôn bán sầm uất với Trung Quốc, Ấn Độ, Giava. Trên bán đảo
Malaya xuất hiện những tầng lớp thương nhân mới người Ấn đến khu vực này giao
lưu thương mại và lập những điểm buôn bán đầu tiên.
Khi chủ nghĩa thực dân phương Tây bắt đầu quá trình bành trướng, bán đảo
Malaya đã trở thành một trong những nơi bị nô dịch sớm nhất so với các quốc gia
khác ở khu vực Đông Nam Á. Hầu như tất cả các cường quốc hàng đầu của phương
Tây đều có mặt tại Đông Nam Á, chỉ có điều kẻ đến trước, người đến sau. Đầu tiên
là thực dân Bồ Đào Nha, tiếp đó là Tây Ban Nha, Hà Lan, rồi Anh và Pháp. Kẻ đến
trước như Bồ Đào Nha cũng đứng chân ở khu vực không được bao lâu. Khu vực
của Hà Lan cũng dần bị thu hẹp. Cuối cùng Bồ Đào Nha, chỉ còn giữ lại vùng đất

nhỏ xíu (Đông Timo…), Hà Lan cũng chỉ còn Inđônêxia; khu vực còn lại lần lượt
rơi vào tay thực dân Anh – tên thực dân hùng mạnh nhất lúc bấy giờ.


21

Việc bóc lột và khai thác của chủ nghĩa thực dân, đặc biệt là thực dân Anh,
đã gây ra những tác động tiêu cực lâu dài đối với khu vực. Tuy nhiên, quá trình đó
cũng là điều kiện cho một công cuộc di dân và nhập cư với số lượng lớn của người
Ấn Độ đến bán đảo Malaya. Theo đó, một cộng đồng cư dân Ấn Độ được hình
thành và trở thành một bộ phận quan trọng trong thành phần dân cư trên bán đảo.
Cộng đồng người Ấn Độ đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng và phát triển nói chung ở khu vực này.
1.2. Sự di cư của cộng đồng người Ấn đến bán đảo Malaya trước thời kỳ thuộc
Anh
1.2.1. Những dấu vết đầu tiên của người Ấn Độ trên bán đảo Malaya
1.2.1.1. Thời kỳ các vương quốc cổ đại (từ thế kỷ I đến thế kỷ VII)
Trên thực tế, người ta chưa tìm được một tài liệu khoa học nào của thời kỳ
này ghi chép một cách hệ thống về những dấu vết của người Ấn trên bán đảo
Malaya. Vì vậy, việc xác định được mốc thời gian chính xác mà người Ấn lần đầu
tiên đặt chân tới nơi này cũng như tới khu vực Đông Nam Á nói chung là một điều
rất khó khăn.
Người Ấn Độ đã tới bán đảo Malaya từ rất sớm, có thể từ thời đá mới muộn.
Tuy nhiên, số lượng người di cư và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực này
chưa nhiều, chủ yếu là những hoạt động giao lưu kinh tế nguyên thủy giữa hai khu
vực có vị trí địa lý tương đối thuận lợi.
Sự lan tỏa rộng rãi của nền văn hóa Ấn Độ bắt đầu từ những thế kỷ đầu sau
Công nguyên. Bởi lẽ, những bằng chứng hiện vật, những ghi chép của người Trung
Quốc, cũng như nền văn học bất thành văn về giai đoạn này cho thấy, văn hóa Ấn
Độ để lại dấu vết ở khắp mọi nơi trên bán đảo và khu vực Đông Nam Á nói chung,

ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội, và cũng là một trong những nhân tố căn
bản thúc đẩy sự hình thành các vương quốc cổ đại đầu tiên ở khu vực.
G. Coedes đã dùng thuật ngữ “Ấn Độ hóa”, “sự bành trướng của nền văn hóa
Ấn Độ” để chỉ “sự truyền bá một nền văn hóa có tổ chức được xây dựng trên quan
niệm của người Ấn về vương quyền, có đặc trưng là những lễ thức thờ cúng Hinđu


22

hoặc Phật giáo, thần thoại trong Puranas, sự tuân thủ giáo luật Pharmacastras và có
phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ chữ Phạn” [12; 52].
Đây không phải là lần đầu tiên người Ấn đặt chân tới vùng bán đảo và khu
vực Đông Nam Á như nhà thám hiểm Christopher Columbus lần đầu tiên đặt chân
đến châu Mĩ, “mà vì lần này họ đến với số lượng đông đảo hơn, và là lần đầu tiên
họ mang theo những yếu tố trí thức để có thể truyền bá những tôn giáo, nghệ thuật
của Ấn Độ cùng với ngôn ngữ chữ Phạn” [12; 52]. Trên bán đảo Mã Lai, những
người Trung Hoa đã nói tới các tiểu quốc Ấn Độ hóa kể từ thế kỷ II sau Công
nguyên. Những văn bia chữ Phạn cũng có từ trước thế kỷ IV.
Nước cổ xưa nhất có lẽ là nước Lang-ya-sieou mà Lương thư (502 – 556) đã
cho là được thành lập “từ hơn 400 năm”, nghĩa là vào đầu thế kỷ II, vương quốc này
lại xuất hiện lại vào thế kỷ VII với tên gọi Liang-kia-chou và vào thế kỷ XII với tên
Lang-ya-sse-kia. Đó chính là Lankasuka trong các sách sử biên niên của Mã Lai và
Java mà trong địa lý học hiện đại, tên gọi đó vẫn còn tồn tại để gọi một nhánh của
thượng nguồn sông Perak [12; 52].
Nước Tambralinga, người Trung Quốc gọi là Tan-mei-lieou..., nơi phát hiện
ra một tấm bi ký chữ Phạn có niên đại từ thế kỷ VI hoặc muộn hơn. Tên nước này
đã được Phật điển chữ Phạn Pali ghi là Tambralinga chứng tỏ rằng vương quốc này
đã từng tồn tại từ khoảng thế kỷ II [12; 55].
Cũng như trường hợp của Takkola, được kể đến trong một văn bản Phật giáo
khác với tên gọi là Milindapanha, người ta nhất trí đặt vị trí của thành phố ở Takna

trên bờ biển phía tây của eo biển Kra, nhưng nó có thể đã nằm quá về phía nam.
Cảng biển này được người Trung Quốc phiên âm thành T’eou-kiu-li, là nơi vào thế
kỷ III, một sứ bộ do Phù Nam cử đã xuống thuyền để đi tới Ấn Độ.
Nếu như chúng ta không kể đến những ngôi mộ cự thạch ở Perak và Pahang,
cùng những hạt ngọc trai Ấn Độ và “La Mã”, được tìm thấy ở Tingi, trong vùng
Johore, những hiện vật thuộc về thời kỳ sơ sử, thì chính vùng Kedah và Perak là nơi
đã có dấu tích minh văn và khảo cổ lâu đời nhất của bán đảo Mã Lai.


23

Trên bán đảo Mã Lai, các vương quốc cổ đã xuất hiện từ khoảng thế kỷ II –
III. Đó là các nước Kedah hay còn gọi là Katahe ở vùng Kedac nước Tambralinga
(ở phía Bắc Lankasuka) và nước Tumasic ở địa điểm Singapore ngày nay.
Có những bằng chứng khẳng định trước khi và thậm chí trong suốt quá trình
thành lập các vương quốc Chămpa ở Việt Nam, đã có sự tồn tại lâu đời của các
Vương quốc Ấn giáo khác thuộc khu vực Quần Đảo Vàng (Suvaranadvipa), bao
gồm các đảo Malaya, Sumatra, Java, Bali, Borneo và những đảo thuộc Đông Ấn
Độ.
Cũng có một giả thuyết khác, theo đó bán đảo Mã Lai đã từng đóng vai trò
như một điểm đến chính, đón những chuyến cập bến quá cảng đầu tiên của các
thương nhân hàng hải Ấn Độ. Những người này về sau đã lập nên một Vương quốc
Ấn giáo tại đây và cũng xuất phát từ đây họ bắt đầu quá trình định cư ở Việt Nam
sau này.
Những bi ký khác trên đá tảng rải rác được tìm thấy ở Cherok Tekun, đối
diện với Penang, được cho là vào thế kỷ IV. Tấm bi ký Bukit Meriam ở Kedah,
chép lại hai câu kệ nhà Phật, có thể ở vào cùng thời hoặc muộn hơn chút ít. Những
cuộc tìm kiếm khảo cổ học ở vùng phụ cận Kedah đã phát hiện ra một bi ký ở thế
kỷ V – VI, có chép ba khổ thơ Phật bằng chữ Phạn [49; 36].
Ngoài ra, người ta còn tìm được nhiều bi ký khác ở phía bắc tỉnh Wellesley,

xứ sở Đất Đỏ mà người Trung Hoa gọi là Tche-t’ou cũng có niên đại khoảng thời
gian trên.
Ở Perak, di chỉ đá mới muộn Kuala Selinsing có thể đã bị các nhà hàng hải
Ấn Độ chiếm cứ từ lâu, đã cung cấp một chiếc ấn bằng đá quý cornaline, có khắc
tên Cri Vishnuvarman, đã gây ra nhiều tranh cãi tốn giấy mực chữ viết tỏ ra có
trước thế kỷ VI.
Ở xứ Lang – ya-sieou hay Lankasuka, đến năm 515 nhà vua có tên là
Bhagadatta. Lương thư viết: “Dân chúng đàn ông và đàn bà đều để xõa tóc, mặc áo
không ống tay, may bằng thứ vải mà họ gọi bằng kan – man, dệt bằng sợi bông ki –
pei…” [12;115].


24

Về phía bắc, bán đảo Malaya giáp với xứ Panpan, nằm ở bên bờ vịnh Xiêm
La. Sứ bộ của nước này đến Trung Quốc là vào khoảng năm 424 – 453. Cũng trong
thời gian này, có một nhân vật tên là Kaundinya khác đã từ Panpan đến thực hiện
công cuộc “Ấn Độ hóa” lần thứ hai ở đất nước Phù Nam.
1.2.1.2. Thời kỳ các quốc gia phong kiến độc lập (từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XVI)
Ảnh hưởng của Ấn Độ mạnh mẽ nhất diễn ra vào thời kỳ đế chế Srivijaya trị
vì cả Sumatra và bán đảo Mã Lai từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Những bằng chứng
về ảnh hưởng của đạo Phật từ Ấn Độ đối với điêu khắc kiểu Phật giáo còn lại trong
thung lũng Bujang ở Kedah. Trước Srivijaya, ảnh hưởng của Ấn Độ trên quần đảo
này chỉ xoay quanh đạo Hinđu.
Khi Hồi giáo du nhập đến bán đảo Malaya, quá trình giao lưu thương mại
giữa khu vực này với Ấn Độ được đẩy mạnh, hình thành nên những trung tâm
thương mại của người Ấn ở Kedah, và đến thế kỷ XV cũng có các khu định cư của
Ấn Độ trong vùng Perak. Có thể coi đây như các tiểu bang của Ấn Độ mà nền văn
hóa tương tự như các quốc gia hiện đại ở miền Nam Ấn Độ. Sản xuất thiếc để xuất
khẩu sang Baghdad là một hoạt động kinh tế quan trọng của các thương nhân Ấn

Độ bên cạnh nhiều hoạt động kinh tế khác.
Đến năm 1403, vua Mã Lai ở Palembang kết hôn với công chúa Môjôpahit,
thành lập ra xứ Malacca. Vua này tên là Parametxoara, phát triển Malacca thành
một hải cảng thu hút việc buôn bán trước đây thịnh hành ở Kedah, qua người Trung
Quốc, Ấn Độ và Mã Lai [50; 143]. Bán đảo Malacca trở thành trung tâm thương
mại sầm uất, là nơi tàu thuyền từ Trung Quốc, Ấn Độ, Giava và khắp nơi ra vào tấp
nập. Người Ấn Độ đưa đến các loại vải của Ấn Độ, mua về các đồ gia vị là các thổ
sản của vùng Malacca, của quần đảo và những thứ của người Trung Quốc đưa sang
như đường, tơ nguyên liệu, đồ sứ, tơ lụa Damat, vải thêu kim tuyến, xa lanh, xạ
hương, cây đại hoàng, bạc, ngọc, hộp mạ, quạt và các đồ trang sức khác. Ở giai
đoạn này, những người Ấn Độ đến Malaya chủ yếu là thương nhân, lái buôn và các
nhà truyền giáo. Với sự phát triển của thương mại ngày càng tăng, các thương nhân
Ấn Độ thành lập các thương điếm riêng của mình, như Chetties Malacca, Chulias và


25

Jawi… đặt cơ sở cho sự di cư với số lượng lớn của người Ấn lên bán đảo Malaya ở
giai đoạn sau này.
Được triều đình ưu đãi, các nhà buôn Ấn Độ đi lại tự do giữa những nhà quý
tộc và thật sự nhiều người đã bị đồng hóa vào các gia đình thuộc tầng lớp cai trị
trong thời gian vương quốc Hồi giáo Malacca thống trị. Có những chứng cứ cho
thấy, các nhà buôn Ấn Độ tiếp tục giữ địa vị được ưu đãi cho đến tận thế kỷ XVIII.
Điển hình là ở Perak, địa vị đặc biệt của thương nhân quý tộc (Saudagar Raja) lúc
bấy giờ được các thương nhân người Ấn nắm giữ [12; 117].
Penang là một hải cảng hàng đầu ở vịnh Malacca vào cuối thế kỷ XVIII, và
thực tế thì người Ấn là những công nhân bốc vác duy nhất hoạt động ở đây. Cũng ở
Malacca trong cùng thời kỳ này, các thương nhân Ấn Độ từ Kalinga đến đã được
giao giữ những thứ bậc cao trong xã hội địa phương. Họ là những thương nhân,
đồng thời cũng là những thầy giáo dạy đạo Hồi nổi tiếng nhất đến từ đất nước Ấn

Độ.
Việc chuyển sang đạo Hồi của Malacca và việc mở rộng đạo Hồi ở những
nơi còn lại của Malaysia đã kết thúc một ngàn năm ảnh hưởng của văn hóa Hinđu.
Đến giai đoạn này, những đền thờ Ấn Độ giáo và nhiều di tích của nó đã bị phá hủy.
Việc thực hành đạo Hinđu ở nhiều nơi bị nguyền rủa. Tuy nhiên, các yếu tố của văn
hóa Hinđu vẫn tồn tại trong một số khía cạnh của văn hóa Mã Lai hiện đại như khăn
lau thánh tước, lễ chào đời, nghi thức dậy thì, giáo dục, hôn nhân…. Hai khía cạnh
của văn hóa Malay hiện đại vẫn có ảnh hưởng lớn nhất từ văn hóa Hinđu là lễ nhậm
chức của Sultan Mã Lai và hình thức rối bóng với những câu chuyện sử thi huyền bí
được lấy cảm hứng từ tác phẩm Ramayana của Ấn Độ. Tiếng Phạn tuy không được
sử dụng phổ biến như trước đây nhưng được tích hợp và ảnh hưởng nhiều đến ngôn
ngữ Mã Lai sau này.
1.2.2. Phương thức và con đường “Ấn Độ hóa” ở bán đảo Malaya
1.2.2.1. Phương thức
G. Ferrand dựa vào sự thâm nhập của người Hồi giáo đối với những người
Sakalaves ở đảo Madagascar, ông đã đưa ra giả thiết về phương thức hình thành


×