Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phương tây vào ấn độ từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.59 KB, 64 trang )

Mục lục.
trang
Lời cảm ơn.
1

Phần mở đầu.
1. lý do chọn đề tài.
2
2. Lịch sử vấn đề.
4
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4
4. Phơng pháp nghiên cứu.
6
5. Bố cục của đề tài
6
B. phần nội dung.
Chơng 1: Tình hình ấn Độ trớc khi thực dân phơng Tây xâm lợc.
1.1.

9

Vài nét khái quát về điều kiện địa lí tự nhiên và lịch sử ấn Độ.
9

1.1.1. Điều kiện địa lí tự nhiên.
9
1.1.2. Khái quát quá trình lịch sử.
12
1.2.


Tình hình ấn Độ trớc khi thực dân Phơng Tây xâm lợc.

15


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thÕ kû thø XIX
1.2.1. T×nh h×nh Kinh tÕ.
15
1.2.2. T×nh h×nh chính trị.
19
1.2.3. Tình hình xà hội.
22
Chơng 2: Quá trình xâm nhập của thực dân phơng Tây vào ấn Độ

26

(từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX).
2.1.

Sự phát triển kinh tế t bản chủ nghĩa và nhu cầu về thuộc địa.
26

2.2.

Quá trình xâm nhập của thực dân phơng Tây vào ấn Độ.
28

2.2.1. Bồ Đào Nha xâm nhập ấn Độ.
29

2.2.2. Hà Lan xâm nhập ấn Độ.
32
2.2.3. Thực dân Anh xâm nhập ấn Độ.
33
2.2.4. Sự tranh giành giữa Anh và Pháp trong việc độc chiếm ấn Độ.

37

2.2.5. Thực dân Anh độc chiếm ấn Độ.
41
Chơng 3: Chính sách cai trị của thực dân Anh và phong trào phản kháng
của nhân dân ấn Độ (từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX).
45
3.1.

Chính sách cai trị của thực dân Anh ở ấn Độ.
2


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
(từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thÕ kû XIX).
45
3.1.1. VỊ kinh tÕ.
45
3.1.2. VỊ chÝnh trÞ.
51
3.1.3. VỊ văn hoá - giáo dục.
55
3.1.4. Hậu quả.

57
3.2.

Phong trào phản kháng của nhân dân ấn Độ.
(từ giữa thế kỷ XVIII đến gi÷a thÕ kû XIX).
60

3.2.1. Cuéc khëi nghÜa 1858 – 1859.
63
3.2.2. Một vài nhận xét.
68
c. Kết luận.
71.
d. Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
Lời cảm ơn.

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực của bản
thân.Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Bùi Văn Hào- ngời đà trực tiếp h-

3


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
ớng dẫn tôi rất tận tình và chu đáo từ khi tôi nhận đề tài cho đến khi hoàn
thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Lịch Sử- Trờng Đại
Học Vinh, tổ chuyên nghành lịch sử thế giới đà tạo điều kiện và thời gian giúp
tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.

Tuy nhiên do hạn chế về nguồn t liệu và khả năng nghiên cứu của bản
thân. Nên khoá luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đợc
sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để khoá luận hoàn chỉnh hơn.

Vinh tháng 5 năm 2005
Tác giả
Lê Thị Minh Nguyệt

a. Phần mở đầu.
1. lý do chọn đề tài:

Trong lịch sử các quốc gia từ trớc tới nay, ấn Độ có thể coi là một trờng
hợp rất đặc biệt, đó là một thế giới đợc coi là đầy hun bÝ, kú diƯu, phong phó

4


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
lâu đời, là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Nền văn minh đó
đà có sức sống và lan toả mạnh mẽ ra bên ngoài trong đó có Việt Nam chúng ta.
Bớc sang thời cận đại, cũng nh Việt Nam nhân dân ấn Độ lại vơn lên tiến
hành một cuộc đấu tranh bền bỉ, lúc âm thầm khi sôi nổi nhằm thoát khỏi nanh
vuốt của bầy sói thực dân để bảo vệ nền văn hoá truyền thống và nền dộc lập dân
tộc. Sức sống đó đà có những tác động mạnh mẽ thôi thúc các dân tộc khác trên
thế giới đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.
Từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX, các quốc gia Châu á, Châu Phi và
Châu Mĩ La Tinh đà phải đối mặt với cơ hội và thách thức, đó là đứng trớc sự
xâm nhập của thực dân phơng Tây và câu hỏi lúc này đặt ra là làm thế nào để bảo
vệ, giữ vững đợc nền độc lập dân tộc?

Riêng đối với Việt Nam chúng ta, cũng vào thời điểm ấy đà cùng chung số
phận với ấn Độ đó là rơi vào tay thực dân phơng Tây, nên việc Tìm hiểu quá
trình xâm nhập của thực dân phơng Tây vào ấn Độ từ thế kỷ XVI đến giữa thế
kỷ XIX giúp cho chúng ta có một cách nhìn nhận khách quan hơn về lịch sử dân
tộc, để chứng minh một điều rằng: với Việt Nam lúc đó việc mất độc lập cũng là
điều khó tránh khỏi!
Có thể nói trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại chủ nghĩa thực
dân xâm lợc thuộc địa là một vết nhơ của chủ nghĩa t bản đà gây ra một giai
đoạn lịch sử đầy bi thơng đối với nhân dân thuộc địa.
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, đế quốc thực dân đà đặt gót chân tàn bạo
lên các nớc Châu á, khu vực Mĩ La Tinh, phần lớn đất đai Châu Phi và bành trớng ra cả Châu Đại Dơng. Khi nền kinh tế T bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ
thì vấn đề thuộc địa trở nên cấp thiết và đóng một vai trò rất quan trọng đối với
các nớc t bản. Do vËy, trong mÊy thÕ kû liỊn chđ nghÜa thùc dân đà biến các thuộc
địa thành nơi cung cấp nguyên liệu và nguồn nhân công rẻ mạt, thành thị trờng
tiêu thụ hàng hoá và là hậu phơng chiến lợc của chđ nghÜa ®Õ qc .
5


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
Nằm trong hệ thống thuộc địa, ấn Độ là một mục tiêu quan trọng của thực
dân phơng Tây, đó là phơng Đông huyền bí và quyến rũ, là toàn bộ phơng Đông
mà bấy lâu ngời ta hằng mong ớc. ấn Độ một trong những cái nôi của nền văn
minh nhân loại đang đứng trớc sự đe doạ nghiêm trọng, là trung tâm của sự tranh
chấp của các đối thủ: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp nhằm độc chiếm ấn Độ.
Thông qua việc nghiên cứu, Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân
phơng Tây vào ấn Độ từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX cho phép chúng ta
hiểu một cách sâu sắc hơn bản chất tàn bạo của bọn thực dân phơng Tây trong
quá trình xâm chiếm thuộc địa cũng nh truyền thống độc lập, tự cờng của nhân
dân ấn Độ đà đợc hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử.

Mặt khác, cũng qua đây cho phép chúng ta có một cách nhìn đúng đắn hơn
về thực tiễn đang diễn ra hiện nay, nhất là khi xu hớng thế giới đà từ đối đầu sang
đối thoại, xu hớng hợp tác toàn cầu, xu hớng đầu t của các nớc giàu vào các nớc
nghèo. Trong xu thế ấy, để phát triển kinh tế ấn Độ cũng nh Việt Nam và các nớc
khác trên thế giới đều thực hiện chính sách mở cửa, kêu gọi đầu t. Tuy nhiên, phải
hoà nhập chứ không đợc hoà tan nghĩa là phải luôn luôn nâng cao ý thức độc lập
tự chủ của mỗi quốc gia dân tộc.
Có thể khẳng định với một truyền thống hoà bình, hữu nghị, hợp tác bền
lâu, nhân dân ấn Độ đà có những mối quan hệ rất tốt đẹp với bè bạn năm châu
đặc biệt là đối với nhân dân Việt Nam. Do đó, nhìn nhận về đất nớc ấn Độ qua
một giai đoạn lịch sử chúng tôi không có tham vọng tìm ra những điều mới mẻ
mang tính phát hiện, mà chỉ đặt ra nhiệm vụ thông qua nghiên cứu sẽ có dịp tìm
hiểu, củng cố thêm nhận thức của bản thân với hy vọng sẽ đóng góp một phần
nhỏ vào công trình nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề:

6


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
Từ quá khứ đến hiện tại, ấn Độ luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tiến
trình phát triển của lịch sử nhân loại. Chính vì thế, ấn Độ là cả một kho tàng bí
ẩn, là một đề tài vô cùng hấp dẫn, lý thú và đang đợc các nhà khoa học tìm hiểu,
khám phá và nghiên cứu.
Quá trình xâm nhập của thực dân phơng Tây vào ấn Độ từ thế kỷ XVI đến
giữa thế kỷ XIX đà đợc rất nhiều tác giả trong và ngoài nớc đề cập đến. Vì điều
kiện thời gian và t liệu chúng tôi cha thể đề cập đến hết công trình nghiên cứu vấn
đề này. Song, qua một số t liệu mà chúng tôi đà trực tiếp tham khảo thì vấn đề này
mới chủ yếu đợc trình bày rải rác ở một số giáo trình, sách chuyên khảo về lịch sử

cũng nh sách chuyên sâu về các lĩnh vực của ấn Độ.
Tác phẩm: ấn Độ hôm nay và ngay mai (Bản dịch tiếng việt) của R.
Panmơđớt, từng là phó chủ tịch Đảng Cộng Sản Anh là công trình nghiên cứu quý
báu về lịch sử ấn Độ, trong tác phẩm này ông đà nghiên cứu tơng đối sâu về quá
trình xâm nhập của thực dân phơng Tây vào ấn Độ và nền thống trị của thực dân
Anh ở ấn Độ, tác phẩm cũng nhấn mạnh đến sự biến đổi của xà hội thuộc địa ấn
Độ.
Bớc sang thời cận đại lịch sử Việt Nam cũng nh lịch sử ấn Độ đều là lịch
sử lầm than, đau thơng dới ách nô dịch ngoại xâm, là lịch sử đấu tranh chống xâm
lợc dành độc lập dân tộc, mối đồng cảm ấy đợc thể hiện bằng những tác phẩm,
những công trình nghiên cứu về lịch sử ấn Độ, từ những tri thức phong kiến nh:
Nguyễn Trờng Tộ, Phan Bội Châu cũng đà chú ý tới việc nghiên cứu lịch sử ấn
Độ. Với tinh thần đó, tháng 10/1946 nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đà cho
xuất bản cuốn: Cách mạng ấn Độ của tác giả Minh Tranh để giới thiệu khái
quát về lịch sử ấn Độ. Tác giả Văn Tân trong ấn Độ và đế quốc Anh cũng đÃ
nghiên cứu sơ lợc về chế độ cai trị của đế quốc Anh ở ấn Độ.

7


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
Với sự ra đời của ngành ấn Độ học cho đến nay đà gặt hái đợc những
thành công, một số công trình ít nhiều đề cập đến phạm vi nghiên cứu của đề tài:
ã Nớc cộng hoà ấn Độ do Nhà xuất bản sự thật in năm 1983.
ã ấn Độ qua các thời đại, Tìm hiểu văn hoá ấn Độ của Nguyễn Thừa Hỷ đợc ấn hành năm 1986.
ã Đặc biệt cuốn: Lịch sử ấn Độ do giáo s Vũ Dơng Ninh (chủ biên), Phan
Văn Ban, Nguyễn Công Khanh, Đinh Trung Kiên đợc xuất bản năm 1996 đÃ
là chuyên khảo đầu tiên viết về lịch sử ấn Độ.
ã Các giáo trình: Lịch sử thế giới cổ đại, Lịch sử thế giới trung đại, Lịch sử

thế giới cận đại, Lịch sử thế giới hiện đại của các trờng Đại học trong nớc
đà đề cập đến lịch sử ấn Độ.
ã Các báo, tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chí nghiên cứu Đông Nam á xuất bản
đà cung cấp thêm những thông tin mới về lịch sử ấn Độ.
Trên cơ sở những t liệu, tài liệu mà chúng tôi đà có dịp tiếp cận xét thấy việc tìm
hiểu một cách sâu sắc và đầy đủ về quá trình xâm nhập của thực dân phơng Tây
vào ấn Độ từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX vừa có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn. Vì thế, chúng tôi đà chọn đề tài này làm đề tài khoá luận tốt nghiệp Đại học
cho mình.
Với thời gian nghiên cứu không dài lắm, hơn nữa bản thân đang là sinh
viên, đang bớc những bớc chập chững và lần đầu tiên tham gia nghiên cứu khoa
học nên khả năng tiếp cận t liệu còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Hơn lúc nào hết,
tôi kính mong đợc sự đóng góp chân thành của quý thầy cô và bè bạn.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

8


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thÕ kû thø XIX
VÒ thêi gian: Tõ thÕ kû XVI (tức là từ khi ngời phơng Tây bắt đầu đặt chân
lên đất ấn Độ) cho đến giữa thế kỷ XIX (khi thực dân Anh hoàn thành công cuộc
xâm chiếm ấn Độ ).
Về không gian: Vì điều kiện và t liệu có hạn nên nội dung của đề tài chỉ
chủ yếu đề cập đến tình hình ấn Độ trớc khi thực dân phơng Tây xâm lợc, quá
trình xâm lợc của thực dân phơng Tây vào ấn Độ. Và chính sách cai trị buớc đầu
của thực dân Anh ở ấn Độ .
4. Phơng pháp nghiên cứu :

Trên quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, với phơng pháp chủ đạo là phơng pháp lôgic lịch sử kết hợp với một số phơng pháp khác: so sánh, đối chiếu,

suy luận chúng tôi lần lợt giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
5. Bố cục của đề tài:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chơng.

Chơng1: Tình hình ấn Độ trớc khi thực dân phơng Tây xâm lợc .
1.1.

Vài nét khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên và lịch sử ấn Độ.

1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên.
1.1.2. Khái quát quá trình lịch sử.
1.2.

Tình hình ấn Độ trớc khi thực dân phơng Tây xâm lợc.

1.2.1. Tình hình kinh tế.
1.2.2. Tình hình chính trị.
1.2.3. Tình hình xà hội.
Chơng 2: Quá trình xâm nhập của thực dân phơng Tây vào ấn Độ ( từ thế
kỷ thứ XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX).

9


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thÕ kû thø XIX
2.1. Sù ph¸t triĨn kinh tÕ t bản chủ nghĩa và nhu cầu về thuộc địa.
2.2. Quá trình xâm nhập của thực dân phơng Tây vào ấn Độ .
2.2.1. Bồ Đào Nha xâm nhập ấn Độ.

2.2.2. Hà Lan xâm nhập ấn Độ.
2.2.3. Thực dân Anh xâm nhập ấn Độ.
2.2.4. Sự tranh giành giữa Anh và Pháp trong việc độc chiếm ấn Độ
2.2.5. Thực dân Anh độc chiếm ấn Độ.
Chơng 3: Chính sách cai trị của thực dân Anh và phong trào phản kháng
của nhân dân ấn Độ (từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX).
3.1. Chính sách cai trị của thực dân Anh (từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế
kỷ XIX).
3.1.1. Về kinh tế.
3.1.2. Về chính trị.
3.1.3. Về văn hoá - giáo dục.
3.1.4. Hậu quả.
3.2. Phong trào phản kháng của nhân dân ấn Độ (từ giữa thế kỷ XVIII đến
giữa thế kỷ XIX).
3.2.1 Cuộc khëi nghÜa 1857 - 1859.
3.2.2. Mét vµi nhËn xÐt.

10


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX

b. Phần nội dung.
Chơng 1: Tình hình ấn Độ trớc khi thực dân phơng tây xâm lợc.
1.1.

Vài nét khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên và lịch sử ấn Độ.
1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên.
Đất nớc ấn Độ đợc biết đến nh một tiểu lục địa của thế giới bởi đờng biên


giới đợc xác định bằng những ranh giới khá rạch ròi. Cộng hoà ấn Độ nằm trên
một bán đảo, ba mặt giáp ấn Độ Dơng, phía Bắc là dÃy núi Himalaya án ngữ nơi
đây đợc mệnh danh là nóc nhà của thế giới bởi quanh năm băng tuyết phủ kín vì
thế Himalaya đợc gọi là Nơi ngự trị của tuyết. Địa thế đó làm cho ấn Độ hầu
11


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
nh tách biệt hẳn so với thế giới bên ngoài trong suốt một quá trình lịch sử từ thời
cổ đại đến trung đại.
Nhìn một cách tổng quát, ấn Độ đợc cấu thành bởi ba phức hợp địa hình:
Rặng Himalaya ở phía Bắc, tiếp đến là đồng bằng ấn Hằng và phía Nam là cao
nguyên Đê can.
Có thể thấy địa hình ấn Độ nổi bật lên bởi sự cấu thành của nhiều yếu tố
trong đó rặng Himalaya là bức tờng thành thiên nhiên khổng lồ án ngữ phía Bắc,
tên gọi của nó theo tiếng Phạn là: Sankrit nghĩa là: Nơi ngự trị của tuyết,
chạy dài theo hình vòng cung, rặng Himalaya nhấp nhô những dÃy núi non trùng
điệp chạy song song theo hình vòng cung vắt ngang trên bầu trời. Bên cạnh những
ngọn núi cao lại có những thung lũng ở phía Tây và phía Nam tạo nên những cánh
cửa hé mở cho ấn độ có thể tiếp xúc với bên ngoài một cách chủ động và tự tin
hơn .
Lui về phía Nam là dải đồng bằng mênh mông, trù phú đợc tạo bởi hai con
sông đà đi vào huyền thoại đó là sông ấn ở phía Tây và sông Hằng ở phía Đông.
Đây đợc xem là một trong những đồng bằng rộng nhất thế giới đợc tới nhuần bởi
hai hệ thống sông lớn ôm ấp từ Tây sang Đông theo một chiều dài khoảng chừng
350km.
Xuất phát từ rặng Himalaya với năm chi lu nh năm ngón tay xoè ra trên
một bàn tay. Sông ấn (Indus) là một dòng sông mạnh dài 3.000km chảy theo hớng Tây bắc bán đảo đến vùng Pen giáp phía Nam Casơmia nơi đợc xem là

Thiên đờng của hạ giới, lu lợng hàng năm của sông ấn chừng khoảng 274 tỷ m3
gấp hai lần sông Nile và ba lần sông Tigơrơ và ơphrat cộng lại.
Tuy nhiên, sông ấn lại khó phát triển nông nghiệp vì lu lợng nớc giữa hai
mùa chênh lệch, mùa Đông lu lợng nhỏ do băng tuyết không tan, lợng ma lớn dễ
gây lũ lụt, hơn thế nữa ë vïng s«ng Ên khÝ hËu thêng kh« khan, níc dƠ bèc h¬i,

12


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
lại bị chia cắt bởi các bình nguyên. Do đó, việc phát triển nông nghiệp ở vùng này
gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, bắt nguồn từ bên kia sông ấn nhng chảy ngợc hớng với sông
ấn là dòng sông Hằng mÃi miết đi về phía Đông chảy ra vịnh Bengan trên một
quảng đờng dài chừng 2.700km. Đây đợc xem là dòng sông linh thiêng nhất của
ấn Độ đà chảy qua hầu hết các thành phố cổ của quốc gia này.
Truyền thuyết cho rằng: Sông Hằng đà từ trên trời đổ xuống để rửa sạch
mọi tội lỗi của trần thế.
Chính sự màu mỡ của đồng bằng kết hợp với khí hậu thuận lợi tạo cho nơi
đây sự phát triển rực rỡ của nền kinh tế nông nghiệp. Là nơi phát triển các loại
cây lơng thực chủ yếu của ấn Độ. Điều này tạo cho sông Hằng có một vị trí quan
trọng trong lịch sử ấn Độ: Câu chuyện của dòng sông Hằng từ ngọn nguồn của
nó đến biển cả, từ xa xa đến nay là câu chuyện của nền văn minh văn hoá ấn Độ
[4; 71]. Sông ấn và sông Hằng chính là cái nôi của nền văn minh ấn Độ là niềm
tự hào của ngời dân nơi đây.
Lại lui về phía Nam kể từ rặng Vinđia vắt ngang qua bầu trời ấn Độ nh
một đờng gân là cao nguyên Đêcan cổ xa, một bán đảo đợc tạo nên bởi hai dÃy
núi cổ và hai dÃy đồng bằng hẹp ven biển. Mảnh đất cao nguyên màu mỡ này đÃ
đợc coi nh viện bảo tàng của nền văn hoá truyền thống ấn Độ. Nhng cao nguyên

Đêcan lại có những nơi khô cằn sỏi đá, dân c tha thớt và có những bộ lạc đang
còn ở trình độ sinh hoạt nguyên thuỷ.
Có thể thấy trên mảnh đất mênh mông của tiểu lục địa này, các cảnh quan
thiên nhiên và khí hậu trải ra hết sức đa dạng, phức tạp và nó có vai trò quan trọng
trong đời sống vật chất tinh thần của ngời ấn. Nó là cái nôi nuôi dỡng con ngời từ
thuở bình minh hoang dà đến một nền văn minh xuất hiện sớm của loài ngời.
Thiên nhiên ấy đà cùng với con ngời vợt thời gian với những biến cố, những thăng

13


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
trầm của lịch sử. Song thiên nhiên với sự huyền bí, uy lực của nó đà gây cho con
ngời biết bao bất trắc, khổ đau.
Đất nớc ấn Độ đà đợc trời phú và ban tặng cho cảnh quan tự nhiên hết sức
phong phú và đa dạng. Sự u ái của trời đất với nơi đây đà làm cho nhiều vùng
khác phải ao ớc, ghen tị. Vị trí địa lý thuận lợi ấy đà mở toang cánh cửa tạo cho
xứ sở này tiếp xúc với thế giới bên ngoài, song có lẽ cũng vì thế mà đất nớc ấn
Độ đà gặp không ít những khó khăn, thách thức. Nó dờng nh đà dự báo trớc cho
nơi đây một tơng lai không mấy sáng lạng và rồi đất nớc ấn Độ đà trở thành mục
tiêu, một miếng mồi béo bở mà nhiều tên thực dân đang thèm khát đến điên
cuồng. Chúng tìm mọi cách đến gần bất chấp mọi thủ đoạn để thực hiện cho đuợc
mục tiêu xâm lợc ấn Độ.

1.1.2. Khái quát quá trình lịch sử.
Cho đến đầu thÕ kû thø XIX, ngêi ta hÇu nh cha biÕt gì về thời tiền sử và
sơ sử của ấn độ. Đến đầu thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu, khai quật đÃ
xác định ngay từ thời xa xa nhất ở ấn Độ đà có con ngời c trú. Không ít học giả
hiện nay cho là ấn Độ có thể nằm trong khu vực hoàn thành quá trình chuyển

biến từ vợn thành ngời. Bằng chứng là những công cụ đá gắn liền với đồ đá cũ sơ
kỳ.
Trớc khi ấn Độ bớc vào thời kỳ nhà nớc cổ đại đà xuất hiện nền văn minh
đô thị rực rỡ, đó là văn minh sông ấn tồn tại từ đầu thiên niên kỷ III TCN đến
giữa thiên niên kỷ thứ II TCN, đặc điểm nổi bật nhất của giai đoạn này là ấn Độ
đà bớc vào thời kỳ văn minh với việc phát hiện hai di chỉ ở Haraspa và MôhenjôĐarô.

14


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
Những hiện vật tìm thấy đà chứng tỏ xà hội của nền văn hoá sông ấn đà vợt qua trình độ nguyên thuỷ để bớc vào giai đoạn văn minh, nông nghiệp khá
phong phú với các loại lúa mì, lúa mạch, bông dùng dệt vải, nhiều loại gia súc đợc thuần hoá. Đặc biệt, thành tựu nổi bật nhất là công trình kiến trúc đô thị, ở đây
có khu Thành trên đồi cao đợc đoán định là chỗ ở của các tầng trên và những
khu Phố ở dới thấp là nơi c trú của quần chúng nhân dân. Các thành phố đợc
xây cất dọc ngang vuông vắn nh bàn cờ. Về mặt xà hội đà có sự cách biệt hai khu:
Thành trên và Phố dới. Qua đó cho phép ta thấy rằng đó là một xà hội đà có
sự phân hoá giai cấp tuy cha sâu sắc.
Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ II TCN nền văn minh này tàn lụi dần và nhanh
chóng chìm sâu trong lòng đất, song đây chính là khúc dạo đầu tạo nền tảng cho
lịch sử ấn Độ phát triển ở những thời kỳ sau.
Tiếp đó là thời kỳ Vêđa, đây là thời kỳ mà lịch sử đợc phản ánh trong các
tập kinh Vêđa nên đợc gọi là thời Vêđa. Vêđa vốn là những tác phẩm văn học
gồm bốn tập là: Rích Vêđa, Atac Vêđa, Xama Vêđa và Yagiva Vêđa. Trong đó
Rích Vêđa đợc sáng tác vào khoảng đầu thế kỷ I TCN. Trong kinh ngoài việc tập
hợp những nghi lễ chúc tụng thần linh là việc phản ánh những hoạt động kinh tế,
chính trị, xà hội của ấn Độ từ giữa thế kỷ II TCN đến thế kỷ I TCN. Chủ nhân của
thời Vêđa là ngời Arian nghĩa là: Ngời cao quý mới di c từ Trung á vào ấn Độ
và địa bàn sinh hoạt chủ yếu của họ là lu vực sông Hằng. Chính trong thời kỳ này

ở ấn Độ đà xuất hiện những vấn đề có ảnh hởng quan trọng, lâu dài trong xà hội
nớc này đó là chế độ đẳng cấp (Vácna) và sự xuất hiện của đạo Balamôn.
Cùng với chế độ đẳng cấp và tôn giáo ấy, công xà nông thôn xuất hiện đÃ
tạo cho lịch sử ấn Độ trì trệ và kéo dài. Đó chính là cội rễ dẫn đến sự chia cắt và
luôn bị đế quốc bên ngoài xâm lợc, thống trị.
Vào nữa đầu thế kỷ I TCN, ở miền Bắc ấn đà xuất hiện những vơng quốc
nhỏ, giữa các vơng quốc ấy thờng xuyên có sự mâu thuẫn xung đột lẫn nhau. Lúc
15


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thÕ kû thø XIX
bÊy giê ë B¾c Ên cã 16 quốc gia trong đó mạnh nhất là nớc Magađa ở hạ lu sông
Hằng, vùng đất châu thổ sông Hằng đà tạo điều kiện cho trồng trọt, chăn nuôi và
thơng mại Magađa phát triển.
Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp đà hình thành một số đô thị công thơng
ngiệp, trong vơng quốc tầng lớp thống trị có thế lực là đẳng cấp Tăng lữ Balamôn
và đẳng cấp VũSĩ.
Từ thế kỷ VI TCN đến năm 28 TCN, tồn tại vơng quốc Magađa trải qua
nhiều vơng triều, trong đó vơng triều Môria là vơng triều huy hoàng nhất trong
lịch sử ấn Độ cổ đại.
Đến thời kỳ của Axôca (273 - 236 TCN), vơng triều Môria đạt đến giai
đoạn cờng thịnh nhất. Đạo phật ra đời từ khoảng thế kỷ VI TCN đến thời kỳ này
đợc phát triển nhanh chóng và trở thành quốc giáo. Sau khi Axôca chết vơng quốc
Magađa nhanh chóng suy yếu, đất nớc bị chia cắt, bị ngoại tộc xâm lợc và thống
trị. Vơng quốc Magađa thống nhất dần dần bị tan rÃ. MÃi đến thế kỷ VI SCN, đất
nớc ấn Độ mới đợc thống nhất và hình thành vơng triều mới đa lịch sử ấn Độ bớc
sang thời kỳ míi – thêi kú phong kiÕn.
LÞch sư phong kiÕn Ên Độ đợc quy định từ sau CN đến thế kỷ VII. Vào thế
kỷ III ấn Độ bị chia cắt trầm trọng. Năm 320, vơng triều Gupta đợc thành lập,

miền Bắc và một phần miền Trung ấn tạm thời thống nhất đợc một thời gian.
Dới triều đại Gupta nền kinh tế văn hoá ấn Độ đạt nhiều thành tựu, đặc biệt
dới triều vua ChanđaGuptaII đợc xem là Thời đại hoàng kim của lịch sử ấn Độ.
Từ năm 500 528, miền Bắc bị ngời Eptatil xâm chiếm và thống trị đến
năm 535 triều đại Gupta bị diệt vong.
Năm 606, vua Hacxa lại dựng lên một vơng triều tơng đối hùng mạnh ở
miền Bắc ấn. Năm 648, Hacxa chết và quốc gia hùng mạnh do ông dựng nên
cũng tan rÃ.

16


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thÕ kû thø XIX
Tõ thÕ kû VII ®Õn thÕ kû XII là thời kỳ ấn Độ bị chia cắt nghiêm trọng,
nhiều lần bị ngoại tộc xâm nhập. Đây là thời kỳ phong kiến phân tán.
Năm 1206, viên tổng đốc của Apganistan ở miền Bắc ấn Độ đà tách miền
Bắc ấn Độ thành một nớc riêng tự xng làm Xuntan (Vua) đóng đô ở Đêli gọi là
XuntanĐêli (Vơng triều hồi giáo Đêli). Từ đó cho đến năm 1526 ở miền Bắc ấn
Độ đà thay đổi đến năm vơng triều nhng đều do ngời ngoại tộc theo Hồi giáo
thành lập đồng thời đều đóng đô ở Đêli nên thời kỳ này gọi là thời kỳ
XuntanĐêli. Babua là đại diện của dòng dõi Mông cổ ở Trung á đều tuốc hoá và
đều theo đạo Hồi và chiếm đợc Đêli, thành lập vơng triều mới gọi là vơng triều
Môgôn (Mông cổ).
Bớc sang thế kỷ XVI, các nớc phơng tây bắt đầu dòm ngó, xâm nhập ấn
Độ. Đến giữa thế kỷ XVIII, thực dân Anh bắt đầu chinh phục ấn Độ, đến năm
1849 ấn Độ hoàn toàn biến thành thuộc địa của Anh. Vơng triều Môgôn đến năm
1857 thì bị diệt vong. ấn Độ bớc sang một thời kỳ mới.
1.2.


Tình hình ấn Độ trớc khi thực dân phơng Tây xâm lợc.
1.2.1. Tình hình kinh tế.
Thế kỷ XVI lịch sử thế giới đà bớc sang một thời kỳ mới, thời kỳ cận đại

với những phát minh sáng tạo của loài ngời và đà đạt đợc những thành tựu rực rỡ
làm chuyển biến cả đời sống xà hội.
Cùng với sự biến chuyển đó, nhiều quốc gia dân tộc đà tự thân vận động,
cố gắng vơn lên để hoà nhịp chung vào đời sống kinh tế - chính trị thế giới.
Trong khi Châu âu đang chuyển mình thì Châu á vẫn mang vẻ tĩnh tại và
im lìm, dờng nh họ cam chịu để tiếp tục đi theo những truyền thống cũ. Lịch sử
ấn Độ vẫn lê từng bớc viết tiếp những trang sử của chế độ phong kiến.

17


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thÕ kû thø XIX
Sau sù suy u cđa v¬ng triỊu Hồi giáo Đêli, đất nớc ấn Độ bị chia làm
nhiều công quốc lớn nhỏ, cùng với nó là sự tranh dành quyền lực diễn ra hết sức
quyết liệt và đẫm máu. Chính vì thế đà tàn phá nền kinh tế ấn Độ vốn đà bị suy
yếu từ mấy thế kỷ trớc.
Đến khi đất nớc đợc thống nhất dới thời trị vì của vơng triều Môgôn thì
cùng với sự nổ lực của triều đình và sự hợp tác của nhân dân đà hồi phục lại sản
xuất, hàn gắn vết thơng chiến tranh đa nền kinh tế đất nớc đi vào ổn định và
chuyển sang một giai đoạn mới giai đoạn phát triển và manh nha những mần
mống kinh tế T bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, vơng triều Môgôn thịnh đạt cha đợc bao lâu thì lâm vào khủng
hoảng sâu sắc, sự cờng thịnh phát triển của đế quốc Môgôn chỉ tồn tại trong một
thời gian nhất định. Đế quốc đại Môgôn đà không đa lại sự thay đổi gì căn bản
trong quan hệ kinh tế xà hội của ấn Độ, những ngời kế vị Acơba đà không làm

tròn trách nhiệm gánh vác giang sơn một cách xứng đáng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ của đế quốc Môgôn chính
là sự rạn nứt của cơ sở kinh tế, với chế độ ruộng đất phức tạp dựa trên sự phân
chia đẳng cấp xà hội gây ra sự mâu thuẫn phá vỡ đi cơ cấu xà hội của nền kinh tế.
Tuy ở một số vùng tồn tại chế độ t hữu về ruộng đất nhng cũng nh đa số
các nớc ở Châu á quyền lực tối cao về ruộng đất thuộc về nhà nớc. Nhà Vua đại
diện cho giai cấp phong kiến đợc xem là ngời sở hữu mọi ruộng đất trong nớc,
nhà nớc thu tô dới hình thức thuế gồm phần lớn hoa lợi của nông dân tô thuế,
không chỉ thu phần thừa mà cả những sản phẩm cần thiết cho đời sống của nhân
dân.
Ruộng đất tuy là sở hữu của nhà nớc phong kiến nhng trên thực tế thì
quyền sở hữu ruộng đất thuộc về công xà cổ đại và những công xà này có quyền
phân phối những mảnh ruộng cho nông dân cày bừa. Mỗi công xà là một đơn vị
nộp thuế cho nhà nớc, ruộng đất của công xà đợc chia cho nông dân theo từng hộ
18


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thÕ kû thø XIX
vµ cã qun lu trun cho con cháu, mỗi nông hộ phải đóng thuế và gánh vác
nhiều nông vụ khác, công xà thì giữ đồng cỏ, ao hồ, rừng núi làm của chung.
Trong công xà các hộ nông dân ngoài việc canh tác còn làm thủ công nghiệp nh:
kéo sợi, dệt vải, ... chủ yếu để dùng trong gia đình. Ngoài ra, mỗi công xà có
khoảng 10 đến 12 thợ thủ công chuyên sản xuất đồ dùng cung cấp mọi nhu cầu
phục vụ trong sinh hoạt đời sống.
Dới thời đế quốc đại Môgôn, các vơng quốc cũng chiếm hữu nhiều ruộng
đất, mỗi tiểu vơng quốc có tổ chức quân đội riêng, thu thuế trong phạm vi lÃnh
thổ của mình và bắt nông dân gánh vác mọi nghĩa vụ phong kiến, một phần ruộng
đất nằm trong tay các nhà thờ. Do đó, nông dân bị những đại biểu của giai cấp
phong kiến bóc lột, hơn một nữa hoa lợi của họ phải nộp tô thuế, non một nữa còn

lại họ phải nộp cho những ngời đứng đầu công xÃ, nhà thờ, thợ thủ công chung
của công xÃ.
Quan hệ nói trên đà kìm hÃm sự phát triển của xà hội ấn Độ. Tuy nhiên,
vào thế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XVII nền kinh tế đà có những bớc tiến bộ nhất
định.
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ thời cổ đại ở ấn Độ nghề nông đà phát
triển khá sớm gồm các loại cây nh: lúa, bông và các loại cây ăn quả. Trong nông
nghiệp đà đạt đợc trình độ tơng đối cao, mỗi năm đất trồng trọt tăng từ 2 đến 3 vụ,
mặc dù nông cụ căn bản còn thô sơ song đất đợc cày bừa kỹ, phân bón khá nhiều,
các loại cây trồng nh: lúa, bông, thuốc lá, chàm... đợc chăm sóc tốt và cho sản lợng cao hơn nhiều so với các nớc Châu âu đơng thời, trong một số vùng đà xuất
hiện trồng một loại cây nhất định.
Mặc dù nền kinh tế tự nhiên vẵn còn giữ địa vị thống trị tuy nhiên thơng
nghiệp và quan hệ hàng hoá tiền tệ đà phát triển và có liên quan chặt chẽ với phơng thức sản xuất phong kiến. Hiện tợng đặc biệt trong nền kinh tế ấn Độ lúc này
là sự phân công xà hội trong lao động đà phát triển đến một mức ®é nhÊt ®Þnh, nã

19


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
biểu hiện ở chỗ vai trò trung tâm thơng nghiệp, thủ công nghiệp của các thành
phố tăng lên, nhiều thành phố mới xuất hiện có quan hệ buôn bán trong và ngoài
nớc rộng lớn nh với các nớc: Ai Cập, Xrilanca, Trung Quốc, Lỡng Hà, các nớc
Trung á và Đông Nam á. Những con đờng giao lu kinh tế đợc mở rộng ra ngày
càng sầm uất hơn, tô thuế không những cung cấp đủ cho nhu cầu bọn phong kiến
mà còn thừa để chúng bán ra thị trờng. Nhờ vậy mà thơng nghiệp phát triển lên.
Đầu thế kỷ XVII, công thơng nghiệp ở ấn Độ có chiều hớng tiến bộ, vai
trò của các thành phố từ dinh luỹ của lÃnh chúa phong kiến dần dần trở thành
những trung tâm thủ công nghiệp, nhiều thành phố mới xuất hiện nối liền các thị
trờng trong nớc cũng nh liên hệ với thị trờng bên ngoài. Sự giao lu hàng hoá giữa

thành thị và nông thôn đợc tăng lên.
Ngoại thơng ở thời kỳ này cũng rất phát đạt một phần nhờ ấn Độ có những
kim khí quý, mặt khác nhờ có những sản phẩm có giá trị đặc biệt nh: hàng dệt vải,
tơ lụa. Tuy việc sản xuất đều làm bằng tay với công cụ hết sức thô sơ nhng nhờ sự
khéo léo của ngời thợ mà hàng dệt của ấn Độ nổi tiếng khắp thế giới, nh C. Mac
đà nhận xét: chỉ cái tài khéo léo chuyên nghiệp tích luỹ qua nhiều thế hệ và
truyền lại từ đời cha ®Õn ®êi con cịng ®đ nãi r»ng ngêi Ên §é là những nghệ sĩ
điêu luyện.
Nhờ ngoại thơng phát đạt mà ấn Độ đà thu đợc nhiều vàng bạc và bọn thơng nhân ngày càng trở nên giàu có, chúng tiến hành cho vay nặng lÃi mở rộng
hoạt động trên phạm vi toàn ấn Độ.
Nh vậy, cho đến trớc khi thực dân phơng Tây mở rộng cuộc chiến tranh
xâm lợc ở ấn Độ sự phân công lao động trong xà hội đợc đẩy mạnh, các thị trờng
địa phơng đợc hình thành, vai trò kinh tế của địa phơng đợc tăng cờng, công xÃ
nông thôn bắt đầu tan rÃ, nghề thủ công gia đình biến thành sản xuất hàng hoá
nhỏ, ngời thợ thủ công bị lệ thuộc vào tầng lớp thơng nhân, mét sè xëng lín vµ

20


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
công trờng thủ công ra đời. Điều này chứng tỏ rằng ở ấn Độ đà bắt đầu xuất hiện
một số điều kiện để sau này dẫn tới sự tan rà của chế độ phong kiến và sự ra đời
của chủ nghĩa t bản.
1.2.2. Tình hình chính trị.
Vơng triều Môgôn ra đời và tồn tại ở ấn Độ trong bèi c¶nh thÕ giíi cã
nhiỊu biÕn chun, thêi kú mà các nớc t bản Châu âu đang lớn mạnh với tầm
ngắm vợt ra khỏi Châu âu để hớng sang các vùng Châu á, Châu Phi đầy huyền
bí. Điều này đà ảnh hởng không nhỏ đến tình hình chính trị ấn Độ lúc bấy giờ để
rồi ta có thể hiểu đợc nó qua hai nấc thăng trầm khác nhau dới thời trị vì của vơng

triều Môgôn đó là:
- Giai đoạn I (thế kỷ XVI): Là giai đoạn hng thịnh và đạt đợc nhiều thành tựu to
lớn, đây đợc xem là thời kỳ ổn định về nhiều mặt làm cho tiếng tăm của vơng
triều Môgôn đợc bay xa.
- Giai đoạn II (thế kỷ XVII XVIII): Là giai đoạn vơng triều lâm vào khủng
hoảng suy vong đặc biệt là sự bất ổn định, sự đảo lộn của trật tự xà hội gây
nên sự mất ổn định về chính trị tạo điều kiện cho bọn thực dân phơng Tây với
tay gần hơn đến ấn Độ và việc sau này ấn Độ rơi vào tay thực dân là điều khó
tránh khỏi.
Nhìn chung thì vơng triều Môgôn đà tạo dựng đợc ở ấn Độ một thời kỳ
phát triển thịnh đạt mà trong đó phải kể đến sự ổn định về cơ cấu chính trị.
Vơng triều Môgôn đà xây dựng ở đây một chế độ quân chủ theo kiểu trung
ơng tập quyền của một hình thức nhà nớc phơng Đông điển hình. ở đó vua nắm
trong tay mọi quyền hành cả vơng quyền lẫn thần quyền, Vua là ngời đứng đầu
nhà nớc, là vị chỉ huy, là thủ lĩnh tối cao có quyền quyết định mọi vấn đề của đất
nớc. Lúc này ở ấn Độ Hồi giáo là tôn giáo chính thống do vậy Vua cũng là ngời
đứng đầu Hồi giáo, giúp việc cho Vua bên cạnh Vua là bốn cận thần: một Tể t21


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thÕ kû thø XIX
íng, mét Bé tµi chÝnh, mét TriỊu trởng và một Giáo trởng. Các quan chức này đợc
sắp xếp một cách có hệ thống và đều là những ngời có uy tín, có năng lực và lòng
nhiệt thành. Đây đợc xem là chổ dựa vững chắc của chế độ trung ơng tập quyền.
Tuy nhiên, tính chuyên chế ở các thời Vua lại có sự khác nhau.
Về hệ thống quan lại ở thời kỳ này cũng rất ổn định, Vua là ngời trực tiếp
tuyển quan lại và bổ nhiệm chức vụ cho phù hợp. Hệ thống quan lại này cũng đÃ
góp phần đắc lực vào công việc lÃnh đạo đất nớc. Song mặt khác các vấn đề tồn
tại nh: nạn triều thần, tham nhũng và những mu đồ tranh dành quyền lực vẫn còn
tồn tại gây nên sự mất ổn định về chính trị.

Sự chuyên chế bao giờ cũng mang tính chất hai mặt của nó, sự chuyên chế
là thể hiện một xà hội thịnh trị và tài năng lÃnh đạo đất nớc của vị hoàng đế đa đất
nớc phát triển cờng thịnh. Tuy nhiên, nếu sự chuyên chế ấy thực hiện một cách
máy móc, phi nguyên tắc hoặc lợi dụng vào quyền lực cá nhân để thái quá sự
chuyên chế thì tất yếu sẽ gây nên hậu quả. Điều này đợc thể hiện trong giai đoạn
đi xuống của vơng triều Môgôn.
Nh chúng ta biết, vơng triều Môgôn có một lực lợng quân đội khá mạnh,
do đạo Hồi là tôn giáo chính thống của vơng triều nên chỗ dựa chủ yếu của vơng
triều là lực lợng quân đội ngời Hồi giáo. Đây là lực lợng có trọng trách bảo vệ
lÃnh thổ cũng nh là lực lợng chủ đạo trong công cuộc xâm chiếm lÃnh thổ ra bên
ngoài. Do yêu cầu của đất nớc mà chế độ tuyển quân đợc coi trọng, chủ yếu là ngời Hồi giáo với ba chủng loại: kỵ binh, bộ binh và pháo binh. Để trả công cho
những ngời theo quân ngũ dới thời Môgôn chủ yếu là theo chế độ phân phong
ruộng đất, ruộng đất đợc cấp theo chức vụ, chiến công thay việc dùng bằng tiền.
Ngoài ra, luật pháp là công cụ quyền lực của nhà nớc cho nên để cũng cố quyền
lực bên cạnh việc cải cách hành chính, tổ chức lại quân đội thì luật pháp luôn đợc
chú ý, coi trọng.

22


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
Dới thời Môgôn, Acơba đà cho sữa đổi lại luật pháp trên cơ sở tham khảo
tập quán Hồi giáo và luật Manu cổ truyền của ấn Độ. Có thể khẳng định rằng luật
pháp thời kỳ này là một công cụ hữu hiệu làm ổn định đời sống chính trị xà hội.
Nhìn chung, vơng triều Môgôn đà xây dựng đợc cho mình một hệ thống
luật pháp phù hợp và có hiệu lực trong việc quản lý điều hành đất nớc.
Từ sự ổn định của tình hình chính trị trên cơ sở đó vơng triều Môgôn đÃ
thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại hết sức nhạy bén và ôn hoà. Sau khi đất nớc đợc ổn định, nền chính trị đợc thống nhất. Để bảo vệ cơ sở ổn định đó về đối
nội Acơba đà khéo léo thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc, đặc biệt là vấn

đề đoàn kết các tôn giáo, hoà đồng tôn giáo. Điều này đà làm cho mâu thuẫn tôn
giáo lắng xuống, xà hội bình ổn hơn. Tuy nhiên, đến các thời Vua kế tiếp thì
những chính sách này lại không ®ỵc thóc ®Èy thùc hiƯn. Do vËy, sù bÊt ỉn về
chính trị và mâu thuẫn xà hội càng trở nên gay gắt.
ở thời kỳ này nhờ quan hệ buôn bán phát triển do vậy mà nhu cầu giao lu
trao đổi hàng hoá đợc thúc đẩy, quan hệ buôn bán với nớc ngoài đợc chú trọng.
Nền ngoại thơng phát đạt dẫn đến các trung tâm, các thành phố lớn mọc lên. Điều
này khiến cho Acơba ông Vua thứ III của triều đại Môgôn phải thốt lên rằng: ấn
Độ bề ngoài có vẻ trình bày quang cảnh không những của một triều đình tráng lệ
mà cả một nền thơng mại mậu dịch, chế tạo nghề nghiệp phồn vinh. Tuy nhiên,
sự cờng thịnh và phát triển của vơng triều Môgôn chỉ trong một giai đoạn nhất
định, những ngời kế vị Acơba đà không làm tròn trách nhiệm của mình, sau hết
mỗi triều đại đều có sự tranh dành ngôi báu từ đó sức mạnh của vơng triều Môgôn
bị phá tan. Chính điều này đà mở đờng cho bọn thực dân tìm cách khai thác,
khoét sâu để nhảy vào ấn Độ để rồi sau này ấn Độ trở thành trung tâm điểm của
sự tranh dành quyền lực, gạt bỏ lẫn nhau để tồn tại trên đất nớc này.
1.2.3. Tình hình xà hội.

23


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
Dới thời trị vì của vơng triều Môgôn mặc dù ấn Độ đà có một thời kỳ phát
triển cờng thịnh, tuy nhiên vấn đề muôn thuở tồn tại dai dẳng trên đất nớc ấn Độ
đó là tình trạng phức tạp về dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp.
Trong thời gian vơng triều Môgôn thống trị ở ấn Độ vấn đề dân tộc là vấn
đề nóng bỏng, trong khoảng 100 triệu dân có rất nhiều dân tộc có trình độ phát
triển khác nhau. Bên cạnh những bộ phận đang ở thời kỳ phong kiến trong những
vơng quốc độc lập thì vẫn còn không ít bộ lạc sống rÃi rác khắp vùng biên giới

phía Bắc trong tình trạng rất lạc hậu. Những cuộc chiến tranh liên miên giữa các
tập đoàn phong kiến càng khơi sâu sự chia rẽ dân tộc và làm suy yếu đất nớc.
Sự khủng hoảng, rối ren của xà hội ấn Độ biểu hiện trên nhiều mặt đặc biệt
là những xung đột về tôn giáo. Nh chúng ta biết thì ấn Độ vốn dĩ là xứ sở của tôn
giáo, ở đây ngời ta tìm thấy sự hiện diện, góp mặt của các tôn giáo lớn thế giới:
đạo Hinđu, đạo ítxlam, đạo Phật, đạo Thiên chúa. Điều này đà nói lên tính chất
đa dạng của ấn Độ, đợc xem là niềm tự hào của ngời dân nơi đây. Song mặt khác
chính sự phong phú đa dạng ấy đà gây nên những xung đột, mâu thuẫn giữa các
tôn giáo.
Nhìn chung, dới thời vơng triều Môgôn trừ một thời gian rất ngắn với chính
sách đoàn kết tôn giáo thì mâu thuẫn tạm lắng xuống, các tôn giáo chung sống
hoà bình còn phần lớn tình hình khá căng thẳng, giữa các tôn giáo thờng xuyên có
những mâu thuẫn xung đột lẫn nhau. Hai phần ba dân số ấn Độ theo ấn Độ giáo,
đạo Hồi tuy chỉ phổ biến ở miền Tây bắc Inđuxtan, ở vùng BenGan. Song đây là
tôn giáo chính thống của đế quốc đại Môgôn, của bọn quý tộc phong kiến. Sự
phân chia hai tôn giáo lớn ở ấn Độ kéo theo sự thù nghịch về giai cấp. Phần lớn
phong kiến là tín đồ Hồi giáo còn hầu hết nông dân theo ấn Độ giáo. Tuy vậy, tín
đồ nông dân trong ấn Độ giáo và hồi giáo vẫn sống hoà thuận đợc với nhau. Rõ
ràng trong nhân dân lao động thì sự chia rẽ về tôn giáo không cã tÝnh chÊt ®èi
24


Tìm hiểu quá trình xâm nhập của thực dân phơng tây vào ấn Độ từ thế kỷ thứ
XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX
kháng nh giữa nông dân với phong kiến, thực ra trớc khi thực dân Anh đến đô hộ
ở ấn Độ sự khác biệt về tín ngỡng cha có tính chất mâu thuẫn quyết liệt sau này
bọn thực dân đà khơi sâu để dễ bề thôn tính thống trị. Ngoài ra, ấn Độ giáo quy
định rất chặt chẽ việc phân chia tín đồ và nhân dân ra các đẳng cấp biệt lập nhau.
Sự khác nhau về tôn giáo thờng gắn liền với sự cách biệt về đẳng cấp, việc phân
chia đẳng cấp ở ấn Độ có từ thời cổ đại và cho đến nay nó đà trở thành nền tảng

cho cơ cấu xà hội phong kiến trong đó Tăng lữ và Vũsĩ là những đẳng cấp cao
nhất, tiếp đó là đẳng cấp của bọn thơng nhân cho vay nặng lÃi và đẳng cấp của
đông đảo nông dân và thợ thủ công, dới cùng là đẳng cấp Paria. ở nhiều vùng sự
phân chia đẳng cấp còn diễn ra phức tạp hơn có nơi phân ra đến hơn 3.000 đẳng
cấp. Thành viên trong đẳng cấp chịu những quy định nghiêm ngặt giữa các đẳng
cấp trên và đẳng cấp dới có sự phân biệt rất chặt chẽ thành viên các đẳng cấp khác
nhau không đợc kết hôn với nhau, ngời nào bị đuổi ra khỏi đẳng cấp xem nh ngời
ấy ngoài xà hội. Chế độ đẳng cấp đà chia rẽ nhân dân lao động và là công cụ đàn
áp, bóc lột của giai cấp thống trị đối với nông dân và thợ thủ công.
Sự phân chia chế độ xà hội theo đẳng cấp là một trật tự xà hội bất di bất
dịch dẫn đến tình trạng bất công, ngang trái.
Ngoài ra, trong xà hội ấn Độ sự thống trị của tô thuế, sự xâm nhập của
hàng hoá tiền tệ đà đa tới sự rạn nứt của công xà nông thôn phá vỡ tính chất đóng
kín của nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, tô tiền dần dần thay thế bằng tô hiện
vật. Sự bất bình đẳng về tài sản trong công xÃ, sự phát triển các quan hệ bóc lột và
nô dịch, việc tăng cờng nhu cầu về tiền tệ của nông dân mở rộng hoạt động của
bọn cho vay nặng lÃi và nh C. Mac đà nhận định: bọn cho vay nặng lÃi không
thay thế đợc phơng thức sản xuất mà chỉ là bọn ăn bám ngăn cản sự phát triển của
xà hội.
Sự phát triển của bọn này chính là biểu hiện sự khủng hoảng của chế độ
phong kiến ở ấn Độ, sự bóc lột nặng nề của phong kiến về tô, thuế, tạp dịch làm
25


×