Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.44 KB, 78 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


PHẠM HƢƠNG THU

NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIN TẠI
THƢ VIỆN TỈNH HẢI DƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thƣ viện – Thông tin

HÀ NỘI - 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


PHẠM HƢƠNG THU

NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIN TẠI
THƢ VIỆN TỈNH HẢI DƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thƣ viện – Thông tin

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Th. S NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Thư viện Hải
Dương, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động
viên, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin
chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Công Nghệ Thông
Tin cùng với các cán bộ tại Thư viện Hải Dương. Đặc biệt tôi xin
bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới ThS.GVC Nguyễn Thị
Thúy Hạnh, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong thời gian thực hiện Khóa luận.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do bước đầu nghiên cứu và
trong khoảng thời gian hạn hẹp, khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong thầy cô và các bạn có những ý kiến
đóng góp để Khóa luận được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Phạm Hương Thu


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hưỡng dẫn trực tiếp của cô giáo
Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên
cứu tìm tòi của riêng tôi. Nó không trùng khớp với bất cứ với bất cứ công
trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đó.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Phạm Hƣơng Thu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CQ TT- TV

: Cơ quan Thông tin – Thư viện

CSDL

: Cơ sở dữ liệu.

DV TT – TV

: Dịch vụ Thông tin – thư viện.

LAN

: Local Area Network.

NCT

: Nhu cầu tin

NDT

: Người dùng tin.

SP & DV TT – TV

: Sản phẩm và dịch vụ Thông tin – thư viện.

SP TT – TV


: Sản phẩm Thông tin – thư viện.

TT – TV

: Thông tin – thư viện.

TV

: Thư viện.

TVQG

: Thư viện Quốc gia.

TVHD

: Thư viện Tỉnh Hải Dương.

UBND

: Ủy ban nhân dân tỉnh.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 7
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ............................................................. 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................. 10

6. Nội dung của đề tài ................................................................................ 10
NỘI DUNG................................................................................................. 11
Chƣơng 1: Thƣ viện Hải Dƣơng một trung tâm thông tin-văn hóagiáo dục của Tỉnh Hải Dƣơng .................................................................. 11
1.1. Vài nét về Thư viện Tỉnh Hải Dương ................................................. 11
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Tỉnh Hải Dương ..................... 12
1.3. Cơ cấu tổ chức của Thư viện Tỉnh Hải Dương ................................... 17
1.4. Nguồn lực của Thư viện Tỉnh Hải Dương .......................................... 19
1.5. Người dùng tin và nhu cầu tin ở Thư viện Tỉnh Hải Dương .............. 23
Chƣơng 2: Nghiên cứu nhu cầu tin và việc thỏa mãn nhu cầu tin tại
thƣ viện Tỉnh Hải Dƣơng ......................................................................... 29
2.1 Vai trò của người dùng tin đối với sự hoạt động và phát triển của
Thư viện Tỉnh Hải Dương ........................................................................... 29
2.2 Phương thức thỏa mãn nhu cầu tin........................................................ 32
2.2.1 Phương thức thỏa mãn nhu cầu tin tại phòng tự chọn ....................... 33
2.2.2 Phương thức thỏa mãn nhu cầu tin thông qua phiếu yêu cầu ............ 35
2.2.3 Phương thức thỏa mãn nhu cầu tin thông qua hình thức mượn tài
liệu ............................................................................................................... 36


2.3. Hiện trạng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Tỉnh Hải
Dương. ......................................................................................................... 37
2.3.1 Nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học ................................................ 37
2.3.2 Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu ........................................................ 38
2.3.3 Nhu cầu tin về loại hình tài liệu của người dùng tin .......................... 39
2.4. Tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin .................................. 42
2.5 Mức độ áp dụng tài liệu ........................................................................ 43
2.5.1 Mức độ đáp ứng tài liệu của thư viện Tỉnh Hải Dương ..................... 43
2.5.2 Tác dụng của bộ máy tra cứu ............................................................. 47
2.5.3 Một số sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện và các công tác
chuyên môn khác của Thư viện Tỉnh Hải Dương ....................................... 50

Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đáp ứng nhu cầu
tin tại thƣ viện Tỉnh Hải Dƣơng .............................................................. 55
3.1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới nhu cầu đọc, nhu cầu
tin của Thư viện Tỉnh Hải Dương ............................................................... 55
3.2. Những giải pháp thúc đẩy hơn nữa nhu cầu tin tại Thư việnTỉnh
Hải Dương ................................................................................................... 58
3.2.1. Bổ sung và nâng cao trình độ cán bộ thư viện .................................. 58
3.2.2. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông
tin - thư viện ................................................................................................ 59
3.2.3. Xây dựng và đảm bảo cơ cấu vốn tài liệu hợp lý.............................. 60
3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ........................................ 62
3.2.5. Phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin
– thư viện ..................................................................................................... 63
3.2.6. Đào tạo người dùng tin...................................................................... 63
3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất, các trang thiết bị cho hoạt động thông
tin – thư viện ............................................................................................... 64


3.3. Kiến nghị .............................................................................................. 65
Kết luận ...................................................................................................... 68
Tài liệu tham khảo .................................................................................... 70
Phụ lục ........................................................................................................ 73


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin, viễn thông đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội trong đó có lĩnh vực Thông tin – Thư viện (TT - TV). Từ đó, có rất
nhiều vấn đề đặt ra với các cơ quan Thông tin – Thư viện (CQ TT - TV) như:

làm thế nào để đáp ứng tốt và đầy đủ nhu cầu đọc và nhu cầu tin của bạn đọc
cùng với sự phát triển nguồn tin điện tử, nguồn thông tin số, các cổng thông
tin điện tử, sự gia tăng nhanh chóng của các loại tài liệu và vật mang tin. Đặc
biệt nhu cầu giao lưu – hợp tác trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Bên cạnh đó
là nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ Thông tin – Thư viện vô cùng phong
phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao từ phía người dùng tin. Đó là thách
thức đặt ra cho các Thư viện, các Trung tâm thông tin. Do đó, các CQ TT –
TV cần đưa ra các biện pháp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đó, đồng thời
thông qua các sản phẩm và dịch vụ TT – TV có thể xác định được mức độ
đóng góp của các CQ TT - TV vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
trình độ dân trí của người dân nói riêng.
Trong hoạt động của các CQ TT - TV, người dùng tin đóng vai trò
quan trọng, là mục tiêu hoạt động của mỗi Thư viện. Họ vừa là chủ thể của
nhu cầu tin, đồng thời là nguồn gốc của hoạt động thông tin, vừa là người trực
tiếp sử dụng kết quả của hoạt động thông tin. Mặt khác, người dùng tin là một
thực thể xã hội, ngoài các hoạt động thông tin họ còn tham gia các hoạt động
xã hội khác, thực hiện các mối quan hệ khác nhau. Những hoạt động và các
quan hệ xã hội phức tạp đó chi phối đời sống tinh thần của người dùng tin,
ảnh hưởng tới tâm lý của họ, tới hệ thống các nhu cầu khác, trong đó không
thể thiếu nhu cầu tin. Vì vậy, nghiên cứu nắm vững nhu cầu của người dùng

1


tin (NDT) trong không gian và thời gian cụ thể là vấn đề quan trọng hàng đầu
định hướng hoạt động TT - TV phát triển đúng hướng và đạt hiệu quả cao.
Thư viện ngày nay không đơn thuần là nơi lưu trữ, xử lý và đáp ứng
nhu cầu đơn giản của người dùng tin, mà còn là nơi đáp ứng, thoả mãn tối đa
yêu cầu của người dùng tin một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một thư viện ta phải xem thư viện

đó có trả lời tốt 5 câu hỏi sau:
1. Phục vụ cho ai?
2. Phục vụ cái gì?
3. Phục vụ để làm gì?
4. Phục vụ khi nào?
5. Phục vụ nhƣ thế nào?
Trong đó câu trả lời cho ai, cái gì tức là xác định bạn đọc và nhu cầu
của họ là tiền đề cho những câu trả lời tiếp theo.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Thư viện Tỉnh Hải Dương không
ngừng đẩy mạnh công tác phục vụ bạn đọc, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch
vụ TT - TV, hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ tốt hơn NDT của thư viện.
Hoạt động của Thư viên Tỉnh Hải Dương đang đứng trước thời cơ và
thách thức. Một trong những thách thức lớn đó là: làm thế nào để thu hút
nhiều hơn nữa bạn đọc Thư viện, đồng thời nâng cao nguồn lực thông tin cả
về số lượng và chất lượng trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay với nguồn
kinh phí còn hạn hẹp. Bên cạnh đó là nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác
nguồn lực hiện có, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người dùng tin trên cơ sở
khai thác, tận dụng các nguồn lực thông tin của thư viện một cách tối ưu.
Trước những thách thức đó Thư viện Tỉnh Hải Dương vẫn giữ vững truyền
thống hăng say làm việc, tận tâm trong moi công tác, không ngừng học hỏi
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ góp phần đưa Thư viện vượt lên mọi khó

2


khăn, thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Và hiện đại hóa
hơn nữa công tác phục vụ bạn đọc.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện tỉnh Hải
Dương chúng ta có thể đánh giá chính xác được thực trạng hoạt động của thư
viện, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế và

những vấn đề còn tồn tại nhằm hoàn thành tốt hơn nữa mục tiêu, nhiệm vụ
của Thư viện. Xuất phát từ lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu nhu
cầu tin tại Thƣ viện Tỉnh Hải Dƣơng” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu khóa luận
Nghiên cứu, khảo sát hiên trạng nhu cầu đọc, nhu cầu tin của bạn đọc
tại Thư viện Tỉnh Hải Dương. Từ đó tìm ra những giải pháp khả thi để phát
triển và nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, đồng
thời nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhằm hỗ trợ cho
Thư viện Tỉnh Hải Dương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ vủa mình.
Nhiệm vụ của khóa luận:
Khảo sát thực tế nhu cầu đọc, nhu cầu tin của bạn đọc Thư viện Tỉnh
Hải Dương.
Đánh giá chất lượng phục vụ bạn đọc tại Thư viện Tỉnh Hải Dương.
Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển và nâng cao chất
lượng phục vụ và đạt hiệu quả cao trong việc đáp ứng nhu cầu bạn đọc của
Thư viện Tỉnh Hải Dương.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nhu cầu tin
của học sinh, sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh… người dùng tin tại Thư
viện Tỉnh Hải Dương.

3


4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận được viết trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lich sử của Triết học Mac – Lênin.
Phương pháp nghiên cứu của Khóa luân:
+ Khảo sát thực tế.
+ Phỏng vấn trực tiếp hoặc điều tra bằng phiếu anket.

+ Phân tích, tổng hợp tài liệu.
+ Thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá kết quả.
5. Ý nghĩa khóa luận
- Về lý luận: Khóa luận khẳng định được vai trò của bạn đọc với sự
phát triển lâu dài và bền vững của Thư viện, đồng thời nhấn mạnh vai trò của
Thư viện trong việc đáp ứng nhu cầu đọc, nhu cầu tin của người dùng tin.
- Về mặt thực tiễn: Khóa luận đưa ra cái nhìn toàn cảnh về công tác
phục vụ bạn đọc của Thư viện. Từ đó đưa ra một số giải pháp có khả năng
thực thi để góp phần nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, nhằm thỏa mãn
nhu cầu đọc, nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Tỉnh Hải Dương.
6. Nội dung khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Thư viện Tỉnh Hải Dương một trung tâm thông tin - văn hóa
- giáo dục của Tỉnh Hải Dương
Chương 2: Nghiên cứu nhu cầu tin và việc thỏa mãn nhu cầu tin tại thư
viện Tinh Hải Dương
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu tin
tại thư viện Tỉnh Hải Dương

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
THƢ VIỆN HẢI DƢƠNG – MỘT TRUNG TÂM THÔNG TIN
VĂN HÓA – GIÁO DỤC CỦA TOÀN TỈNH
1.1 Vài nét về Thƣ viện Tỉnh Hải Dƣơng
Thư viện Tỉnh Hải Dương (TVHD) là thư viện công cộng lớn nhất Tỉnh
được thành lập tháng 12 năm 1956. Năm 1968 sát nhập hai Thư viện Hải

Dương và Thư viện Hưng Yên thành Thư viện Hải Hưng, năm 1997 tái lập
tỉnh lại mang tên “Thư viện Hải Dương”.
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, TVHD thực sự trở thành
kho tàng lưu trữ một khối lượng tri thức vô giá, kho tàng tri thức này đã được
đông đảo cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh sử dụng khai thác. Sách, báo,
tài liệu thông tin của Thư viện đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ
những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Tỉnh, tuyên truyền rộng rãi chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến những thành tựu khoa
học, kỹ thuật nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ nhu cầu học tập nâng
cao trình độ và giải trí của nhân dân. Đồng thời thư viện còn tham gia quá
trình bồi dưỡng nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho sự nghiệp Công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa quê hương, đất nước.
Khi mới thành lập, vốn sách ban đầu của thư viện chỉ có gần 2.000
cuốn chủ yếu do nhân dân quyên góp với 2 cán bộ thư viện, đã thu hút hàng
nghìn lượt bạn đọc là cán bộ, nhân dân trên địa bàn Thị xã Hải Dương. Đến
nay, thư viện đã có 120.000 cuốn sách, 50.000 đơn vị báo, tạo chí. Hàng năm
thư viện bổ sung hơn 10.000 bản sách, 250 loại báo tạp chí, hàng trăm các tài
liệu điện tử và các vật mang tin khác. Mỗi ngày thư viện phục vụ từ 300 đến

5


350 lượt người đọc, hàng năm thư viện cấp từ 2.500 đến 3.000 thẻ bạn đọc và
phục vụ 190.000 lượt bạn đọc với 450.000 lượt sách báo luân chuyển.
Trải qua nửa thế kỷ hoạt động, TVHD đã phục vụ hàng triệu bạn đọc,
nhiều đồng chí cán bộ quả lý, những nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, đông
đảo cán bộ giáo viên và nhân dân trong tỉnh là độc giả thường xuyên của Thư
viên. Các thế hệ học sinh, sinh viên của tỉnh là những bạn đọc tích cực của
Thư viện, trong số đó có nhiều em đạt giải cao trong các kỳ thi Quốc gia và
Quốc tế.

Với những thành tích đạt được, TVHD được vinh dự nhận được những
phần thưởng cao quý:
 Năm 1963 Bộ Văn hóa thông tin tặng Cờ thi đua xuất săc toàn miền
Bắc.
 Năm 1991 được Nhà nước tặng Huân chương Lao động Hạng Ba.
 Năm 2001 được Nhà nước tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì.
 Năm 2002 được Bộ Văn hóa thông tin tặng Cờ thi đua xuất sắc toàn
quốc.
 Năm 2006 được Ủy Ban nhân dân tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc. Đã
được Bộ Văn hóa Thông tin và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh tặng nhiều bằng khen.
Trong suốt qúa trình trưởng thành và phát triển thư viện luôn xác định
hướng đi đúng đắn và thực hiện tốt chức năng của một cơ quan Thông tin –
Thư viện. Với truyền thống gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển không
ngừng là hành trang quan trọng để đưa sự nghiệp thư viện ngày càng phát
triển bền vững, xứng đáng là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa
của Đảng.

6


1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Tỉnh Hải Dương
1.2.1 Chức năng của Thư viện Tỉnh Hải Dương
Thư viện Tỉnh Hải Dương là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một
phần kinh phí hoạt động trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức
năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng các tài liệu được xuất
bản tại địa phương, các tài liệu trong nước và nước ngoài phù hợp với đặc
điểm yêu cầu xây dựng, phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh, quốc phòng của địa phương.
Thư viện Tỉnh Hải Dương có tư cách pháp nhân, có con dấu và được
mở tài khoản theo quy định của pháp luật, chịu sự kiểm tra, giám sát về

chuyên môn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó TVHD còn có đầy đủ các chức năng của hệ thống Thông
tin – Thư viện nói chung.
- Chức năng văn hóa.
Là trung tâm thu thập, tàng trữ, bảo quản và truyền bá di sản văn hóa
thuộc đủ môn loại tri thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ
thuật, văn hóa nghệ thuật và các ấn phẩm đặc biệt khác kể cả tài liệu không
công bố, các loại tài liệu xuất bản trong và ngoài nước phù hợp với đặc điểm
sản xuất, trình độ dân trí của người dân trong Tỉnh.
TVHD là trung tâm nghiên cứu tư liệu địa chí về Hải Dương, sưu tầm
và tàng trữ các loại hình ấn phẩm nói về Hải Dương thuộc bất kỳ một giai
đoạn lịch sử nào, bất kỳ thứ tiếng nào. Thư viện đi chuyên sâu vào thu thập,
bảo quản và phục vụ các tài liệu địa chí, đồng thời tổ chức mạng lưới cộng tác
viên rộng rãi để thu thập tài liệu địa chí, nhất là các tài liệu còn nằm rải rác
trong nhân dân.
TVHD là trung tâm sinh hoạt văn hóa, dân trí của Tỉnh nhà. Bên cạnh
phục vụ tài liệu TVHD còn thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện gặp gỡ

7


các nhà văn, nhà thơ, các nhân vật nổi tiếng của Hải Dương nhằm tuyên
truyền giới thiệu sách, báo cho bạn đọc.
- Chức năng giáo dục.
TVHD tham gia vào việc nâng cao dân trí, chuyên môn cho các tầng
lớp nhân dân của Tỉnh.
TVHD là trung tâm chỉ đạo nghiệp vụ cho toàn bộ hệ thống Thư viện
công cộng trong toàn Tỉnh, giúp phát triển sự nghiệp Thư viện trong Tỉnh.
Kiểm tra thường xuyên đối với Thư viện huyện, xã, thôn. Tổ chức tập
huấn nghiệp vụ cho các cán bộ Thư viện tại cơ sở, đẩy mạnh phong trào đọc

sách của độc giả trong toàn Tỉnh.
Nhận thức được tầm quan trọng của Thư viện trong nền giáo dục nước
nhà, với tiêu trí: giáo dục là quốc sách hàng đầu. TVHD không ngừng nỗ lực
cố gắng thực hiện tốt chức năng giáo dục của mình. Hiện nay, TVHD có
khoảng 1/3 số sách trong kho được tổng hợp là sách phục vụ cho học tập,
nghiên cứu. Góp phần to lớn vào sự nghiệp giáo dục đào tạo trong Tỉnh nói
riêng và cả nước nói chung.
- Chức năng thông tin.
TVHD là trung tâm luân chuyển sách báo phục vụ độc giả trên địa bàn
Tỉnh Hải Dương. Từ đây, sách báo được chuyển đi khắp các quận, huyện để
đáp ứng tốt hơn nhu cầu tinh thần cho nhân dân. Càng khẳng định TVHD là
trung tâm thư mục của Tỉnh.
TVHD là trung tâm thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin cho
người dùng tin với các hình thức như: thông tin tư liệu, thông tin trên mạng,
thư mục thông báo sách mới, thư mục chuyên đề, thư mục phục vụ lãnh đạo,
thư mục tổng quan...

8


- Chức năng giải trí.
TVHD là trung tâm giao lưu văn hóa tinh thần và giải trí lành mạnh.
Với đối tượng người dùng tin là người cao tuổi, cán bộ hưu trí đến Thư viện
với nhu cầu giải trí chiếm tỉ lệ cao.
TVHD tham gia vào việc sử dụng thời gian nhàn rỗi cho nhân dân bằng
cách cung cấp sách báo và các phương tiện nghe nhìn khác nhằm đáp ứng
nhu cầu giải trí cho nhân dân ngày một hiệu quả hơn.
Để thực hiện chức năng này, TVHD phải luôn xác định cho mình
những nhiệm vụ cụ thể.
1.2.2 Nhiệm vụ của Thư viện Tỉnh Hải Dương.

Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch, đề án về lĩnh vực hoạt động
của Thư viện Tỉnh, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực
hiện sau khi được phê duyệt.
Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc sử dụng
vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức mượn đọc tại chỗ, mượn về nhà
hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy của thư viện.
Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh
tế, văn hóa của địa phương và đối tương phục vụ của TVHD .
Bao gồm các công việc:
- Sưu tầm, bảo quản vốn tài liệu cổ, quý hiếm có ở địa phương.
- Thu thập, tàng trữ và bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại
Hải Dương và tài liệu viết về Hải Dương.
- Nhận các xuất bản phẩm lưu chuyển địa phương theo quy định, các
bản sao khóa luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên các trường Đại học được
mở tại Hải Dương.
- Xây dựng bộ phận tài liệu dành cho trẻ em, người khiếm thị.

9


- Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên thông
giữa TVHD với các Thư viện khác trong và ngoài nước bằng hình thức cho
mượn, trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy tính khi được cấp có thẩm quyền
cho phép.
- Thực hiện thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dụng
theo quy định.
Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu kịp thời và rộng rãi vốn tài liệu thư
viện đến với mọi người, đặc biệt là các tài liệu phục vụ công cuộc phát triển
kinh tế, xã hội của Tỉnh. Đồng thời xây dựng phong trào đọc sách báo trong
nhân dân.

Biên soạn các ấn phẩm thông tin – thư mục và phối hợp với các ngành
có liên quan. Cung cấp thông tin chọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
và đối tượng phục vụ của thư viện.
Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của TVHD.
Hướng dẫn tư vấn và phát triển mạng lưới tổ chức thư viện cấp huyện,
cấp cơ sở và các thư viện chuyên ngành; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện; tổ chức luân chuyển sách báo;
chủ trì phối hợp về chuyên môn, nghiệp vụ với các thư viện địa phương.
Tổ chức các hoạt động, dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và
điều kiện của Thư viện tỉnh theo quy định của pháp luật.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động của thư viện
với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức và người lao động, về
tài sản, tài chính của thư viện theo quy định của Nhà nước và của Tỉnh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc
Ủy ban nhân dân Tỉnh giao phó.

10


1.3 Cơ cấu tổ chức của Thƣ viện Tỉnh Hải Dƣơng.
Lãnh đạo Thư viện tỉnh gồm:
- Ban giám đốc: gồm Giám đốc và 2 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật,
cơ sở vật chất và công tác bạn đọc.
- Các phòng chức năng và chuyên môn
+ Phòng chức năng gồm: Phòng hành chính – tổng hợp. Phòng là bộ
phận hỗ trợ đắc lực cho Ban giám đốc, với các chức năng chủ yếu sau:
 Cùng Ban giám đốc đôn đốc các cán bộ công nhân viên thực hiện nội
quy và chế độ ngày giờ làm việc.
 Chăm lo toàn bộ kinh phí từ cấp trên đưa xuống, cân đối thu chi cho

các phòng sao cho hợp lý, lập kế hoạch dự trù cho các khoản trong thời gian
ngắn hạn và dài hạn.
 Bảo đảm quản lý Thư viện về các mặt nhà cửa, trang thiết bị cần
thiết… chịu trách nhiệm cung cấp các văn phòng phẩm, tài sản…
+ Phòng chuyên môn gồm:
 Phòng nghiệp vụ.
 Phòng công tác bạn đọc.
 Phòng thông tin – thư mục - địa chí.
 Phòng mạng lưới thư viện.
 Phòng thư viện thiếu nhi.

11


BAN GIÁM ĐỐC

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

hành chính

nghiệp


công tác

thông tin

mạng lưới

– kế toán

vụ

bạn đọc

– thư mục

thư viện

– địa chí

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng


mượn

tra cứu.

thiếu

ngoại

đọc báo

tài liệu

nhi.

văn.

tạp chí

địa chí.

lưu.
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của thư viện tỉnh Hải Dương
Qua sơ đồ trên, ta có thể thấy TVHD được xây dựng với quy mô rộng
và tương đối hoàn chỉnh, linh hoạt với sự điều hành của Ban giám đốc.Mỗi
phòng có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng đều nhằm xử lý các khâu kỹ
thuật nghiệp vụ từ khâu bổ sung, phân loại, … đến khâu cuối cùng là phục vụ
bạn đọc. Sự thành lập các phòng theo nguyên tắc không làm xáo trộn các hoạt
động của nhau. Hệ thống các phòng ban trong thư viện thực sự đã trở thành
một khối thống nhất vừa có tính chuyên môn hóa cao vừa có tính đồng bộ.
Giữa các phòng luôn có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau tạo thuận lợi cho công tác

thông tin được dễ dàng và thuận tiện.

12


Việc tổ chức các phòng theo nguyên tăc thống nhất đã tạo nên những
thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành các hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo
đường đi của nguồn tin là ngắn nhất, khoa học nhất.
Với cơ cấu tổ chức như trên, TVHD có nhiều điều kiện thuận lợi trong
các hoạt động của mình, trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn
thiện mình hơn nữa trong các hoạt động nghiệp vụ.
1.4 Nguồn lực của Thư viện Tỉnh Hải Dương.
1.4.1 Cơ sở hạ tầng
Nhìn chung các phòng đều được trang bị các thiết bị tốt, cơ sở vật chất
đảm bảo cho TVHD hoạt động. Với diện tích rộng tạo điều kiện cho thư viện
bố trí các phòng chức năng nghiệp vụ một cách khoa học và tiện lợi nhất.
Thư viện được chia thành ba dãy nhà chính gồm:
- Dãy phòng kho 3 tầng đối diện cổng ra vào của thư viện, bao gồm
các phòng sau: phòng đọc-mượn tài liệu và phòng tra cứu ở tầng 1, phòng đọc
thiếu nhi và phòng đọc tổng hợp nàm ở tầng 2, phòng báo tạp chí lưu, phòng
tài liệu địa chí và phòng ngoại văn nằm ở tầng 3.
- Dãy nhà 2 tầng bao gồm các phòng ban sau: phòng Giám đốc thư
viện, hai phòng Phó Giám đốc nàm ở tầng 2; phòng nghiệp vụ, phòng hành
chính kế toán, phòng mạng lưới thư viện, phòng công tác bạn đọc và phòng
thông tin - thư mục - địa chí nằm ở tầng 1.
- Khu nhà bảo vệ.
- Một nán để xe.
Tất cả các phòng ban đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện
đại, tiện nghi hỗ trợ cho công việc của nhân viên làm việc tại thư viện.
Hiện nay thư viện đã trang bị được máy tính có nối mạng, máy in, máy

fax, cùng hệ thống kệ giá để sách, đèn điện, quạt điện, máy lạnh và quạt thông
gió trong các phòng đặc biệt là kho bảo quản tài liệu.

13


Trung bình mỗi phòng kho có diện tích khoảng 80 – 100m2 số lượng
ghế ngồi khoảng 50 – 80 ghế/phòng; mỗi phòng được trang bị 2 máy tính cho
cán bộ phụ trách hỗ trợ việc cho mượn và trả tài liệu từ bạn đọc và 2-3 máy
tính phục vụ bạn đọc tra cứu tài liệu thư viện.
Khuôn viên thư viện rộng, thoáng mát tạo cho thư viện một cảnh quan
gần gũi, thân thuộc với mọi người.
1.4.2 Vốn tài liệu (nguồn tin)
Vốn tài liệu của TVHD rất phong phú về nội dung và đa dạng về hình
thức với đủ các môn loại tri thức dưới các loại hình tài liệu khác nhau.
1.4.2.1 Sách
Tổng số sách hiện có trong Thư viện là 120.837 cuốn, trong đó:
 Sách bổ sung mới năm 2010 là 14. 827 cuốn, cụ thể như sau:
 Bổ sung và sử lý kỹ thuật: 4.327 cuốn = 890 tên sách cho thư viện;
tháng 12/2010 Sở VHTT&DL cấp thêm 235 triệu đồng, bổ sung thêm: 4.874
cuốn = 842 tên sách; 806 cuốn = 482 tên sách tặng biếu cho thư viện Tỉnh;
270 cuốn = 235 tên sách ngoại văn do Quỹ Châu Á tài trợ; 4.500 cuốn = 861
tên sách cho kho luân chuyển.
 Cập nhật 1.243 biểu ghi sách.
 Sách bổ sung và xử lý kỹ thuật năm 2011 cụ thể:
 7. 212 cuốn = 1.050 tên sách cho Thư viện Tỉnh.
 747 cuốn = 244 tên sách tặng biếu cho Thư viện Tỉnh.
 195 cuốn = 170 tên sách ngoại văn do Quỹ Châu Á tài trợ.
 4. 030 cuốn = 705 tên sách cho kho luân chuyển.
 Cập nhật 1.511 biểu ghi sách.


14


Bảng thống kê số lƣợng sách trong các kho - phòng:

KHO - PHÒNG

TỔNG SỐ CUỐN

TỶ LỆ (%)

Thiếu nhi

10.355

8.4%

Mượn

57.947

47.1%

Tra cứu

3.493

2.3%


Đọc

44.582

36.4%

Tài liệu địa chí

3.957

3.2%

Ngoại văn

4.010

2.6%

120.837

100%

Tổng

1.4.2.2 Báo, tạp chí
Báo, tạp chí là những tài liệu cập nhật thông tin nhanh chóng và mang
tính thời sự cao (mức độ cập nhật thông tin hàng ngày, hàng tuần), nó phản
ánh mọi mặt của đời sống xã hội: kinh tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, giải
trí… Báo, tạp chí còn thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa con người – con
người, con người – xã hội, quá khứ - hiện tại – tương lai.

Hàng năm TV cũng bổ sung lượng lớn báo và tạp chí, tính đến nay
TVHD có khoảng: 7. 112 cuốn báo lưu các loại, 6. 975 cuốn tạp chí các loại.
Số lượng báo, tạp chí mỗi loại được bổ sung ít nhất là 2 tờ, nhiều nhất là 4 tờ
cho mỗi số.
Năm 2011 TVHD cập nhật được 555 biểu ghi trích báo, tạp chí Trung
ương viết về Hải Dương; 355 biểu ghi trích báo, tạp chí địa phương và 180
biểu ghi về các nhà văn, nhà thơ lớn.
1.4.2.3 Tài liệu địa chí
Tổng số vốn tài liệu địa chí ở TVHD là 3.957 cuốn:
- Sách Tiếng Việt: 3.500 cuốn.

15


- Tài liệu ngoại văn: 157 cuốn.
- Báo tạp chí: gồm các báo, tạp chí xuất bản tại Hải Dương và Hà Nội
như: Báo Hải Dương, Báo Tiền Phong, Nhân dân, Phụ nữ…
- Ngoài ra, TVHD còn lưu giữ15 bản đồ cùng 150 ảnh có nội dung về
Hải Dương.
1.4.3 Nhân lực
Gồm 30 cán bộ công chức, 100% cán bộ chuyên môn có trình độ Đại
học, 1 Ths, 2 nghiên cứu sinh. Đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên
môn cao và có lòng hăng say, nhiệt tình với công việc.
1.4.4 Hạ tầng cơ sở thông tin và trang thiết bị
- Hạ tầng cơ sở thông tin: TVHD đã tiến hành nối mạng trong toàn
thư viện với Thư viện Hà Nội, Thư viện Quốc Gia Việt Nam và 61 thư viện
tỉnh thành trong cả nước.
- Mạng LAN (Local Area Network)- mạng cục bộ hoạt động tôt
phục vụ quản lý nguồn lực thông tin, tra tìm tin và quản lý bạn đọc. TVHD đã
thiết lập và vận hành tương đối mạng LAN dùng để chuyển file và tra tìm

CSDL. TV thiết kế WEBSITE riêng đưa lên mạng cho mọi người có thể khai
thác và sử dụng nguồn lực thông tin của Thư viện.
- Phần mềm Ilib: thư viện sử dụng Phần mềm tích hợp và quản trị Ilib
để quản lý việc mượn – trả tài liệu và các hoạt động khác.
- Trang thiết bị gồm:
+ 500 Giá sách và tủ mục lục, trong kho giữa các giá sách đảm bảo
khoảng cách tối thiểu là 75cm; giữa đầu các giá sách và tường là 45cm; các
giá sách với nhau là 60cm.
+ 7 Phòng phục vụ với 380 chỗ ngồi, chiều cao bàn từ 0.7m đến 0.72m.

16


+ Máy vi tính: 32 chiếc. Trong đó có 8 máy chuyên phục vụ bạn đọc tra
cứu tài liệu. Số máy còn lại dùng để tại các phòng ban hỗ trợ công tác nghiệp
vụ và các hoạt động khác trong TV.
+ Máy in 9 chiếc, 1máy fax. Ngoài ra TV còn có cá trang thiết bị hiện
đại khác như: máy hút bụi, máy điều hòa, quạt thông gió…
1.4.5 Quan hệ với các cơ quan khác
Hiện nay, TV đang có quan hệ hợp tác khá tốt đẹp với các Thư viện
Tỉnh bạn. Tiêu biểu trong số đó là Thư viện kết nghĩa Phú yên và Thư viện
tỉnh Hưng Yên.
Thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn nghiệp vụ do
TVQG và Vụ Thư viện tổ chức. Đặc biệt, TV đã tạo lập được mối qua hệ hợp
tác gắn bó với Quỹ sách Châu Á…
Thông qua các mối quan hệ ngoại giao này, TVHD đã thu húy được sự
quan tâm, giúp đỡ của các TV bạn, các tổ chức quốc tế về kinh phí và vốn tài
liệu.
1.5 Ngƣời dùng tin và nhu cầu thông tin ở Thƣ viện Tỉnh Hải Dƣơng.
- Nhu cầu tin: là đòi hỏi khách quan ở con người (cá nhân, nhóm

người, tập thể), đối với việc tiếp nhân và sử dụng thông tin, nhằm duy trì hoạt
động sống của con người. Nhu cầu tin chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan như: điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ văn hóa riêng,
chung, môi trường làm việc, …
- Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin (NDT) là nghiên cứu
những đòi hỏi khách quan về thông tin và tài liệu của họ, trên cơ sở đã tìm ra
những biện pháp cụ thể để đáp ứng một cách nhanh chóng, chính xác, cụ thể,
kịp thời thông tin đến từng đối tượng.
- Trước đây do điều kiên kinh tế xã hội, đời sống nhân dân còn nhiều
khó khăn vì thế lượng độc giả đến Thư viện còn hạn chế, chỉ tập trung vào các

17


×