Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tăng cường hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
HÀ NỘI, 2013
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-----------------------------------

ĐOÀN THỊ HỒNG ANH

TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN
TỈNH HÀ NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thư viện thông tin

HÀ NỘI, 2013


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Vũ Thị Thúy Chinh đã dành cho
em sự quan tâm chu đáo, hướng dẫn tận tình về mặt chuyên môn, hướng
nghiên cứu, cách tổ chức, triển khai và hoàn thành khóa luận.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong khoa
Công nghệ thông tin Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể các cán bộ thư viện tỉnh Hà
Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp các số liệu cần thiết để em hoàn
thành khóa luận này.
Trong một thời gian ngắn và trình độ bản thân có hạn nên khóa luận
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo,
đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn và bản thân có


thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để áp dụng một cách có hiệu
quả trong công tác sau này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05năm 2013
Tác giả

ĐOÀN THỊ HỒNG ANH


LỜI CAM ĐOAN

Tên em là: Đoàn Thị Hồng Anh
Sinh viên lớp: K35 Thư viện - Thông tin
Khoa: Công nghệ thông tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Em xin cam đoan:
1. Đề tài: “Tăng cường hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh Hà
Nam” là kết quả nghiên cứu của riêng em, dưới sự hướng dẫn của cô giáo
Th.s Vũ Thị Thúy Chinh và sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của thư viện tỉnh Hà Nam.
2. Khóa luận hoàn toàn không sao chép từ các tài liệu có sẵn nào.
3. Kết quả nghiên cứu không trùng với các tác giả khác.
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng05năm 2013
Người cam đoan

ĐOÀN THỊ HỒNG ANH


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ TẠI
THƯ VIỆN TỈNH HÀ NAM........................................................................ 7
1.1. Tổng quan về tỉnh Hà Nam...................................................................... 7
1.2. Vài nét về thư viện tỉnh Hà Nam……………………………................. 17
1.3. Vai trò, nhiệm vụ, vị trí của công tác địa chí tỉnh Hà Nam trong sự phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương ................................................... 22
1.4. Đặc điểm nhu cầu tin và người dùng tin địa chí ..................................... 26
1.5. Vai trò công tác phát triển tài liệu địa chí .............................................. 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ
THƯ VIỆN TẠI TỈNH HÀ NAM ........................................................... 33
2.1. Xây dựng vốn tài liệu địa chí ................................................................ 33
2.1.1. Nguồn bổ sung vốn tài liệu địa chí...................................................... 33
2.1.2. Sưu tầm bổ sung vốn tài liệu địa chí……………………………… .... 35
2.1.3. Hình thức bổ sung vốn tài liệu ............................................................ 36
2.1.4. Kinh phí bổ sung ................................................................................ 39
2.2. Quy trình tổ chức và xử lý tài liệu địa chí ............................................. 39
2.3. Bảo quản vốn tài liệu ............................................................................. 42
2.4. Xây dựng bộ máy tra cứu địa chí .......................................................... 45
2.4.1. Bộ máy tra cứu truyền thống .............................................................. 45
2.4.2. Bộ máy tra cứu hiện đại ..................................................................... 49
2.5. Khai thác, phục vụ người dùng tin địa chí ............................................. 49
2.5.1. Phục vụ tại thư viện ............................................................................ 49
2.5.2. Phục vụ tra cứu tài liệu địa chí ............................................................ 51
2.5.3. Phục vụ tuyên truyền, giới thiệu địa chí .............................................. 52
2.5.4. Biên soạn tài liệu địa chí mới.............................................................. 54


2.6. Hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ về công tác địa chí ............................. 57
2.7. Nhận xét ................................................................................................ 58

2.7.1. Thành tựu ........................................................................................... 58
2.7.2. Hạn chế .............................................................................................. 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN
ĐỊA CHÍ THƯ VIỆN TỈNH HÀ NAM .................................................... 61
3.1. Đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển vốn tài liệu địa chí .............. 61
3.2. Nâng cao chất lượng xử lý tài liệu địa chí ............................................. 64
3.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hợp tác và chia sẻ vốn tài liệu
địa chí .......................................................................................................... 65
3.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí .................. 66
3.5. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động địa chí ........................... 68
3.6. Đào tạo cán bộ thư viện và người dùng tin địa chí ................................. 69
3.6.1. Đào tạo cán bộ thư viện ...................................................................... 69
3.6. 2. Đào tạo người dùng tin địa chí ........................................................... 71
KẾT LUẬN ................................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 75
PHỤ LỤC.................................................................................................... 77
Phụ lục 1 ...................................................................................................... 78
Phụ lục 2 ...................................................................................................... 80
Phụ lục 3 ..................................................................................................... 82


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ của từ viết tắt

CSDL

Cơ sở dữ liệu


CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

ISBD

International Standard Bibliographic Description
(Chỉ số sách tiêu chuẩn quốc tế)

TV-TT

Thư viện - thông tin

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VH, TT&DL

Văn hóa, thể thao và du lịch



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc CNH, HĐH đất nước, đã đưa nước ta từng bước tiến vào
thời kỳ mới, thời kỳ công nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức. Hơn nữa,
Việt Nam tiến hành mở cửa, giao lưu và hội nhập kinh tế, là thành viên của tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), bên cạnh những cơ hội là những thách
thức, đòi hỏi những người làm chủ đất nước cần có ý thức xây dựng đi đôi với
bảo vệ Tổ Quốc, giữ vững đường lối của Đảng theo tinh thần nghị quyết TW5
khóa 8: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” với chủ
trương hội nhập chứkhông hòa tan, vừa tiếp thu chọn lọc những nền văn hóa
mới vừa không làm mất bản sắc văn hóa riêng của dân tộc. Là người Việt
Nam dù ở bất kỳ cương vị nào, làm gì, ở đâu đều cần hiểu rõ tiềm năng truyền
thống lịch sử văn hóa của dân tộc địa phương.
Trong tiến trình phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của cả nước, tỉnh,
thành phố là tế bào phát triển, là địa bàn quan trọng để áp dụng thực hiện
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vào địa phương, phù hợp với đặc
điểm riêng về tự nhiên, văn hóa của từng vùng miền. Vì thế, mỗi tỉnh mỗi địa
phương cần khai thác và phát huy thế mạnh và sắc thái riêng của mình và đây
cũng là công việc mang tính đặc thù của các thư viện tỉnh, thành phố trực
thuộc TW.
Vì thế, thư viện tỉnh thành phố là trung tâm văn hóa, là nơi thu thập,
lưu trữ phục vụ các tài liệu có liên quan tới địa phương mình không chỉ giúp
cho cán bộ và nhân dân hiểu biết toàn diện về lịch sử, địa lý, văn hóa, phong
tục, tập quán, nâng cao dân trí và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Công tác địa chí được coi là một hoạt động đặc thù, một bộ phận không
thể thiếu của các thư viện công cộng, đặc biệt là thư viện tỉnh, thành phố.
1



“Đất thiêng sinh người hào kiệt”, “địa linh nhân kiệt”, Hà Nam là quê
hương đã sản sinh cho đất nước nhiều danh nhân văn hóa, vị danh tướng:
Trần Bình Trọng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Khuyến, Nam Cao…mà tên tuổi
và sự nghiệp còn vang mãi non sông đất nước. Ngoài những đức tính quý báu
như: anh dũng, cần cù, lao động, sáng tạo…nhân dân Hà Nam còn có truyền
thống hiếu học, nhờ vậy đã giúp cho người dân Hà Nam có được nguồn vốn
tri thức nhất định để hiểu biết cuộc sống, vận dụng tri thức để cải tạo thiên
nhiên, xây dựng quê hương giàu đẹp.
Trong giai đoạn mới hiện nay, Hà Nam đang chuyển mình hòa chung
vào công cuộc CNH, HĐH đất nước,mở rộng giao lưu với bè bạn năm châu,
tiếp thu văn minh, tinh hoa của thế giới, đồng thời giữ gìn nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với các địa phương khác, tỉnh
Hà Nam đang đổi mới về mọi mặt để theo kịp với nhịp độ phát triển chung
của cả nước. Hơn nữa, Hà Nam còn là một trong những nơi giao thoa, gặp gỡ
của nhiều nền văn hóa, tộc người… Đặc biệt, từ khi Phủ Lý được chính thức
trở thành đô thị loại 3 vào ngày 01/01/2007 và được công nhận là thành phố
trực thuộc tỉnh Hà Nam vào ngày 09/06/2008 theo NĐ/2008/NĐ/CP. Đây là
sự kiện rất quan trọng đánh dấu sự phát triển của một thành phố trẻ. Điều này
cho thấy Hà Nam đang từng bước vươn mình lên thành một tỉnh giàu có.
Vì thế, mảnh đất và con người Hà Nam luôn là đề tài hấp dẫn, là nguồn
cảm hứng và sáng tạo của các tác giả, người biên soạn sách, là nguồn vốn tài
liệu vô tận để bổ sung vào kho sách địa chí của thư viện địa phương.
Tài liệu địa chí chính là công trình nghiên cứu, ghi chép, mô tả ngắn
gọn, cô đọng khách quan, tổng thể nhất về một vùng đất trong một thời gian
nhất định.

2


Chính vì thế, công tác địa chí là một hoạt động đặc thù của thư viện

tỉnh Hà Nam với nhiệm vụ sưu tầm, lưu trữ, bổ sung các loại tài liệu địa chí
một cách đầy đủ và toàn diện qua các thời kỳ lịch sử, giúp cho bạn đọc am
hiểu sâu sắc về địa phương, từ đó khai thác hợp lý, hiệu quả các thế mạnh của
địa phương, là hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hoạch
định các chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa,
giáo dục của địa phương. Có thể khẳng định rằng: Nếu không có công tác địa
chí thì mọi công tác tổ chức và hoạt động của một thư viện tỉnh, thành phố sẽ
không hoàn chỉnh.
Thư viện tỉnh Hà Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của mình
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh, nên ngay từ những ngày đầu
thành lập, lãnh đạo và cán bộ thư viện chú trọng và xây dựng vốn tài liệu địa
chí. Có thể nói công tác địa chí là thế mạnh nổi bật của thư viện tỉnh Hà Nam.
Vì vậy, tôi nhận thấy việc nghiên cứu hoạt động thông tin địa chí tại
thư viện tỉnh Hà Nam và giúp cho mọi người hiểu rõ hơn thực trạng công tác
địa chí ở thư viện tỉnh trong thời gian qua, bên cạnh đó tìm ra giải pháp nhằm
tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động là rất cần thiết. Hơn nữa, do nhận
thức được ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn của công tác địa chí,
tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“Tăng cường hoạt động thông tin địa chí tại thư
viện tỉnh Hà Nam”. Với mục đích nghiên cứu: Đi sâu tìm hiểu công tác địa
chí tại thư viện tỉnh Hà Nam, qua đó thấy được những thế mạnh, hạn chế, từ
đó đưa ra những nhận xét và nêu lên một số giải pháp nhằm tăng cường nâng
cao hơn nữa chất lượng của công tác địa chí tại thư viện tỉnh.
2. Lịch sử về quá trình nghiên cứu đề tài
Hoạt động thông tin địa chí luôn là một đề tài mở khiến các nhà nghiên
cứu quan tâm tới, bởi vì mỗi địa phương trên khắp mọi miền đất nước đều
mang những nét đặc thù rất riêng, hoạt động địa chí phong phú về nội dung,

3



đa dạng về loại hình và đặc trưng cho từng đặc điểm và phương hướng phát
triển của mỗi địa phương cũng khác nhau. Điển hình như các công trình
nghiên cứu: luận văn “Tăng cường hoạt động địa chí tại thư viện tỉnh Bình
Thuận” của tác giả Chu Ngọc Lâm, “Hoạt động thông tin địa chí thư viện
thành phố Hải Phòng thực trạng và giải pháp” của tác giả Phan Thị Thu
Hương, “Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh
Thái Bình” của tác giả Nguyễn Thế Đức…
Và công tác địa chí của thư viện tỉnh Hà Nam, cũng là đề tài không
nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của các tác giả quan tâm đến lĩnh vực địa chí
của Hà Nam. Hiện nay, tỉnh Hà Nam có nhiều biến đổi: sự tách - nhập tỉnh,
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện, các phương
hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương… Do vậy, đề tài này
giúp cho thư viện hoạt động và phục vụ độc giả tốt được tốt và hiệu quả nhất,
hơn nữa góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…
3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh Hà Nam.
 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động thông tin địa
chí tại thư viện Hà Nam từ năm 2000 cho đến nay.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động địa chí tại thư viện Hà Nam, trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động địa chí để đáp ứng
được nhiệm vụ phục vụ sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm hoạt động địa chí Hà Nam
4



- Khảo sát phân tích đánh giá thực trạng hoạt động địa chí tại thư viện
Hà Nam.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường hoạt động địa chí Hà
Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận
- Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử; quán triệt các quan điểm đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước và tỉnh về phát triển văn hóa nói chung, thư viện nói riêng
để xem xét giải quyết vấn đề.
 Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát thực tiễn.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
* Ý nghĩa lý luận
- Đề tài góp phần làm rõ vai trò của hoạt động địa chí trong việc phục
vụ cho sự phát triển của tỉnh.
- Cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn để tăng cường hoạt động
thư viện nói chung và hoạt động địa chí nói riêng.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp trong công tác tăng
cường hoạt động địa chí tại các thư viện.
- Thông qua khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động địa chí ở thư viện
Hà Nam từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường phát triển hoạt động địa chí.

5


7. Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận
gồm 3 phần:
Chương 1: Đặc điểm hoạt động thông tin địa chí tại thư viện Hà Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin địa chí tại thư viện Hà Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động thông tin địa chí thư viện
Hà Nam

6


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ THƯ VIỆN
TỈNH HÀ NAM
1.1. Tổng quan về tỉnh Hà Nam
1.1.1.Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý thành phố Phủ Lý cách thủ đô Hà Nội gần 60km về phía
Nam, cách thành phố Nam Định 30 km về phía Tây Bắc và cách thành phố
Ninh Bình 34 km về phía Bắc, cách thành phố Hưng Yên 25km. Phủ Lý nằm
trên quốc lộ 1A có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của 3 con
sông: Sông Đáy, sông Châu và sông Nhuệ rất thuận lợi về giao thông thủy bộ.
Diện tích thành phố là hơn 3.400 ha.
* Đất đai, địa hình:


Hà Nam là một tỉnh đồng bằng giáp núi. Địa hình Hà Nam có sự

tương phản địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi.


Diện tích: 823,1 km²




Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Phía Tây của tỉnh (chủ yếu

ở huyện Kim Bảng) có địa hình đồi núi. Phía Đông là đồng bằng với nhiều
điểm trũng.
Ở vùng đồng bằng(thuộc các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục,
thành phố Phủ Lý và phần phía đông huyện Kim Bảng và Thanh Liêm) độ
cao trung bình 2 - 3m, nơi thấp nhất là cánh đồng xã An Lão (huyện Bình
Lục) độ cao phổ biến hơn 1m.
Ở vùng đồi núi phía tây thuộc huyện Kim Bảng và Thanh Liêm, độ cao
phổ biến hơn 100m.
Hà Nam có hướng địa hình đơn giản: duy nhất chỉ có hướng Tây BắcĐông Nam, phù hợp với hướng phổ biến nhất của núi, sông Việt Nam.
7


- Hướng dốc của địa hình là hướng Tây Bắc- Đông Nam theo thung
lũng sông Hồng, sông Đáy và dãy núi đá vôi Hòa Bình- Ninh Bình, phản ánh
tính chất đơn giản của cấu trúc địa chất.
- Địa hình thể hiện khá rõ rệt tính chất phân bậc:
Bậc thứ: độ cao cao trung bình 350-400 m là bậc địa hình của vùng núi
đá vôi phía Nam huyện Kim Bảng.
Bậc thứ 2: độ cao trung bình 300-350 m, là bậc địa hình của dãy núi
thấp xen lẫn đồi ở phía Tây huyện Thanh Liêm.
Bậc thứ 3: độ cao trung bình 120-200 m, là bậc địa hình của các dãy
đồi thấp nam ven rìa đồng bằng (dãy đồi thuộc xã Thanh Sơn huyện Kim
Bảng, và Châu Sơn thành phố Phủ Lý).
Bậc thứ 4: độ cao rất thấp trung bình chỉ cao 2-3 m là bậc địa hình đồng
bằng bồi tụ thuộc châu thổ sông Hồng, chiếm đại bộ phận diện tích lãnh thổ

tỉnh Hà Nam.
- Địa hình thể hiện rõ rệt tác động của khí hậu và con người.
Khí hậu với nhiệt độ và độ ẩm cao, lượng mưa lớn đã tác động mạnh
mẽ tới địa hình vùng đồi núi phía Tây tỉnh Hà Nam. Tại đây các quá trình
xâm thực, chia cắt địa hình diễn ra mạnh mẽ: các khe rãnh, mương xói..
- Đất đai: đất tạo thành từ sự tác động của 5 yếu tố chính: mẫu chất, khí
hậu, địa hình, sinh vật, tác động của con người.
Theo nguồn gốc hình thành đất trên cơ sở các mẫu chất phát triển thành
đất và tính chất chi phối của địa hình trong quá trình hình thành, đất Hà Nam
có 3 nhóm chính:
Nhóm 1: Nhóm đất phù xa đồng bằng độ cao trung bình < 10m, độ dốc
3độ, được sự bồi đắp của sông Hồng, sông Châu, sông Đáy… tập trung ở các
xã ven sông Hồng, sông Đáy, sông Châu… thuận lợi trong các loại cây công

8


nghiệp (mía, lạc, đay..), cây nông nghiệp(ngô, khoai, lúa..) cho năng suất cao,
chất lượng tốt.
Các xã thuộc phía bắc Thanh Liêm và bờ tả sông Đáy, khu vực Bình
Lục, Duy Tiên.
Nhóm 2: Nhóm đất đồi độ cao 10 - 100m dốc > 3 độ. Đất phân bố ở
phía Tây các huyện Kim Bảng và Thanh Liêm trên các đồi, núi thấp được bao
phủ chủ yếu là phiến thạch sét xen lẫn cát kết, cát bột kết, nhóm đất này có
diện tích 2.860 ha chiếm 3,4% diện tích tự nhiên.
Nhóm 3: Nhóm đất núi cao trên 100 m, bề mặt dốc đến rất dốc (nhóm
đất trên núi đá vôi). Đất có nâu nhạt, nâu đỏ đến nâu đen, phân bố ở thung
lũng, sườn, rải rác trong các hốc đỉnh núi đá vôi. Chúng có diện tích chừng
7.400ha, chiếm 8,8% diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở khu vực núi đá
vôi thuộc huyện Kim Bảng và Thanh Liêm.

* Khí hậu
Khí hậu tỉnh Hà Nam phản ánh rõ rệt tính chất của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nóng và ẩm ướt, thể hiện:


Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.900 mm



Nhiệt độ trung bình: 23-24 °C



Số giờ nắng trong năm: 1.300-1.500 giờ



Độ ẩm tương đối trung bình: 85%

Do nằm trong miền khí hậu phía Bắc, nên khí hậu tỉnh Hà Nam cũng
thể hiện rõ rệt tính chất của miền khí hậu này, đó là: Khí hậu có sự phân hóa
theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau là mùa hạ và mùa đông, cùng
với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối ngắn là mùa xuân và mùa thu.
Trong năm thường có 8 - 9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 20 độ
(trong đó 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25 độ) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ
trung bình dưới 20 độ, nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất có thể lên tới

9



37 độ, (tháng 7 năm 2002, 2001...). Nhiệt độ cao nhất lên tới 39,6 độ (tháng
6/1997). Trong mùa đông, nhiệt độ cao nhất cũng có thể lên trên 30 độ (tháng
11/2002 là 32 độ, tháng 11 các năm 2002…).
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng và cách biển không xa, nên
trong mùa bão Hà Nam chịu ảnh hưởng đáng kể. Hàng năm các cơn bão đổ
bộ vào miền Bắc nước ta chủ yếu tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Mưa lớn nên
gây ngập úng, làm thiệt hại mùa màng nhiều khi rất nghiêm trọng, ví dụ đợt
bão 1997, toàn tỉnh Hà Nam mất trắng 1195 ha lúa, 975 ha rau màu(huyện có
diện tích mất trắng nhiều nhất là Thanh Liêm với 483 ha).
* Đơn vị hành chính
- Tỉnh Hà Nam có 1 thành phố (Phủ Lý - trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội của tỉnh và 5 huyện (Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh
Liêm, Lý Nhân), trong đó:
+ Huyện Bình Lục có 20 xã và 1 thị trấn (thị trấn Bình Mỹ)
+ Huyện Duy Tiên có 19 xã và 2 thị trấn (thị trấn Đồng Văn và Hòa
Mạc)
+ Huyện Kim Bảng có 19 xã và 1 thị trấn (thị trấn Quế)
+ Huyện Lý Nhân có 22 xã và 1 thị trấn (thị trấn Vĩnh Trụ)
+ Huyện Thanh Liêm có 19 xã và 1 thị trấn (thị trấn Kiện Khê)
* Dân tộc - dân số
Dân tộc tỉnh Hà Nam năm 2011 là 786.900 người, mật độ 914 người/
km2, theo điều tra dân số 01/04/2009, Hà Nam có 785.057 người, giảm so với
năm 1999 (811,126 người), chiếm 5,6% dân số đồng bằng sông Hồng, mật độ
dân số 954 người/km2, 91,5% dân số sống ở khu vực nông thôn và 8,5% dân
số sống ở khu đô thị.

10


1.1.2. Tiềm năng kinh tế

* Tài nguyên đất
Tỉnh Hà nam có 154,200 ha diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất nông nghiệp: 94,062ha, chiếm 61%
- Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là: 9,466ha, chiếm 6,14%
- Diện tích đất chuyên dùng là: 21,079ha, chiếm 13,67%
- Diện tích đất ở là: 4,282 ha, chiếm 5,04%
- Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 7,790ha, chiếm 9,1%
Trong diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây hằng năm là 44,074ha,
chiếm 85,03% riêng đất lúa chiếm 91% có thể gieo trồng 2 vụ.
Diện tích đất trồng cây lâu năm là 146 ha, chiếm 0,28%.
Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là 4,508 ha, chiếm
8,69%.
Diện tích đất trồng, đồi trọc cần phủ xanh là 1,334 ha, đất có mặt nước
chưa qua sử dụng 2,328ha đất chưa qua sử dụng khác 413,19 ha.
* Tài nguyên khoáng sản
Hà Nam là tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú, nhiều chủng loại, được
phân bố tập trung ở phía tây sông đáy thuộc 2 huyện Thanh Liêm, Kim Bảng,
đặc biệt là nguồn đá vôi, là nguyên liệu cho công nghiệp xi măng, bột nhẹ.
- Đá vôi trữ lượng điều tra bước đầu khoảng 7,4 tỷ m3, chất lượng khá
tốt, có đủ điều kiện để sản xuất xi măng mác cao. Ngoài ra còn có một số đá
vân hồng, đá đen, đá trắng là nguyên liệu cho trang trí nội thất nhưng qui mô
nhỏ thuộc hai huyện Kim Bảng, Thanh Liêm.
- Than bùn tập trung tại khu vực Tam chúc - Ba sao làm nguyên liệu
chủ yếu để sản xuất phân vi sinh, tổng trữ lượng khoảng 172 nghìn m3.
- Sét cao lanh là phụ gia công nghiệp xi măng nội địa khoảng 38 triệu tấn.
- Sét gạch ngói khoảng 20 triệu tấn, nguồn cát xây dựng ở ven sông
Hồng.
11



1.1.3. Truyền thống lịch sử - văn hóa - xã hội
Hà Nam là tỉnh có tài nguyên du lịch khá đa dạng, phong phú. Tài
nguyên du lịch tự nhiên ở đây gồm các hang động, sông núi, với nhiều cảnh
quan thiên nhiên quần thể danh thắng nổi tiếng: tiêu biểu như Núi cấm, Ngũ
Sơn động, hang Dơi, động Vòng, núi Ngọc, khu Bát cảnh Tiên, hồ Tam chúc
ở huyện Kim Bảng, núi Tiên, hang chùa Châu ở huyện Thanh Liêm, núi Đọi,
núi Điệp, sông Châu, núi An Lão và nhiều cảnh quan thiên nhiên, làng mạc
trù phú ở các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, cảnh quan đô thị ngã ba
sông ở thành phố Phủ Lý và cảnh quan sinh thái ở xã Phù vân (thành phố Phủ
Lý).
Phần lớn các tài nguyên du lịch của Hà Nam có vị trí địa lý và điều
kiện giao thông thuận lợi cho việc khai thác kết hợp giữa tài nguyên du lịch
thiên nhiên và du lịch nhân văn để tạo ra nhiều loại hình, nhiều dạng sản
phẩm du lịch phong phú hấp dẫn. Đồng thời có khả năng liên kết với phát
triển du lịch của Hà Nội và các tỉnh lân cận khác như Hà Tây, Hòa Bình, Ninh
Bình, Nam Định…
Hiện nay, ngành du lịch của tỉnh đang triển khai một số dự án đầu tư
xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng du lịch như: Dự án xậy dựng khu du lịch
đền Trần Thương, khu du lịch Long Đọi Sơn. Dự án phát triển du lịch hồ Tam
Chúc, hang Luồn, Bến Thủy, Ngũ Động Sơn…
Đặc biệt, là con đường thủy từ Phủ Lý nối với khu du lịch chùa Hương
đi theo sông Đáy dài 36 km, là 1 đường cảnh quan rất hấp dẫn.
 Văn hóa Hà Nam
Nằm trong cơ cấu chung của văn hóa Việt Nam: Văn hóa là di tích
Đình, Đền, Chùa, văn hóa là văn học dân gian, văn học viết, giáo dục, lễ hội,
âm nhạc…

12



Ở mức hẹp hơn như nhìn vào một vật “hữu thể” là các Đình Làng,
người ta nói rằng ngôi đình là nơi bao dung của hơn một chục nghề văn hóa
cổ truyền.
Ở những câu đối kia là nghề: Sơn, mộc, trồng cau, khảm trai, học chữ,
viết chữ.
Kiến trúc kia: nghề phong thủy, chạm khác, nung gốm, gạch ngói.
Nội thất kia là: nghề làm vải lụa, làm trống, chuông, hương nhang, nặn
tượng.
Hẹp hơn nữa, ví như nhìn vào một câu thành ngữ, một câu ca dao “vô
thể” người ta cũng thấy văn hóa, nét văn hóa rất Hà Nam.
“Sống nằm giường tre, chết nghe sóng vỗ
Đưa mẹ một tối hôm qua
Sáng nay chỉ thấy nước xa, nước gần.”
Đặc điểm: Từ rộng đến hẹp, từ hữu thể đến vô thể, nếu nhìn kỹ người ta
vẫn phát hiện một số đặc điểm của văn hóa Hà Nam.
Văn hóa Hà Nam từ huyền sử bước sang thực sử, từ thời Hùng Vương
dựng nước đến thời Ngô Kiến Quốc, mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ.
Vùng văn hóa lâu đời, giàu truyền thống, lưu trữ những huyền tích từ
thời Hùng Vương dựng nước: Tả Giám Đàn (thành hoàng làng Đống Cầu
Thanh Liêm), Trần Lao Láng (cũng là phúc thần ở Thanh Liêm), đều có công
giúp Hùng Vương chống Thục, anh em Nguyễn Thiện, Nguyễn Vực (được
thờ ở Trác Văn - Duy Tiên) giúp Hùng Vương chống giặc Ân.
Đến đầu Công nguyên, Hà Nam có hàng chục nữ tướng, nam tướng
giúp Hai Bà Trưng dẹp quân nhà Hán, tướng Đặng Vạn Phúc ở huyện Lý
Nhân, tướng Nguyễn Thị Quỳnh Chân ở huyện Bình Lục, tướng Cao Thị Liên
ở huyện Thanh Liêm, tướng Trương Thị Cả cũng ở huyện Bình Lục, Hồng
Nương, Nga Nương… được thờ ở thôn Gòi(xã Bình Nghĩa), ba chị em họ

13



Trương, thị nữ của Hai Bà được thờ ở đình Cát (xã Đinh Xá). Rồi giúp Lý Bí
có tướng Đinh Lôi (huyện Thanh Liêm), giúp Ngô Quyền có tướng Phạm
Đức Dũng, Bình Lục.
Sông Châu - Núi Đọi thực là sơn thủy ngàn xưa. Thời Lê Hoàn, chân
núi Đọi là nơi vị Hoàng Đế này cày ruộng tịnh điền, nêu gương sáng về sự
chăm chỉ làm an mở ra công cuộc khai khẩn “dĩ nông vi bản”, một nền chính
trị thân dân cho các quân vương về sau.
Đến thời Lý Thái Tổ dời đô, thu phục nghề trống Đọi Tam.
Thời Lê, từ đầu thế kỉ XV Văn hóa Hà Nam đã phát triển tới mức hoàn
thiện. Hàng chục ngôi đình, đền, miếu mạo, chùa… gắn với thơ văn, câu đối,
đại tự. Tất cả là bằng chứng về sự thịnh hành của cả phật lẫn Nho giáo và Đạo
giáo. Văn hóa của cả mấy tông phái lớn đó kết hợp với văn hóa, phong tục
bản địa đã hòa nhập tới từng làng xóm thôn xã. Đặc biệt thời này Hà Nam
xuất hiện người đỗ đại khoa - tiến sĩ (văn lẫn võ) Hà Nam có 56 vị Tiến sĩ đỗ
đạt trong vòng 500 năm (XV - XX) thời quân chủ. Nếu như “hiền tài là
nguyên khí quốc gia”, thì cũng có thể nói số người có học, có tài năng, đỗ đạt
như vừa kể là “nguyên khí của Hà Nam”, một mảnh đất “địa linh nhân kiệt”,
có truyền thống văn hóa - giáo dục như Dương Bang Bản, người An Cừ,
huyện Thanh Liêm.
Thời Nguyễn văn hóa Hà Nam mang nhiều yếu tố thị dân hơn. Các làng
nghê cổ truyền, các nhà hát, làng hát, ả đào - nơi dung dưỡng nghệ nhân và
những tâm hồn văn thi si xuất hiện.
Hà Nam đã phát hiện được 19 chiếc trống đồng. Hà Nam là tỉnh có số
lượng trống đồng phát hiện được nhiều nhất ở khu vực đồng bằng Bắc bộ.
Trong đó, huyện Bình Lục phát hiện được 5 chiếc, đặc biệt là trống đồng
Ngọc Lũ có niên đại cổ nhất và đẹp nhất cả nước (do người dân phát hiện khi
đào đất ở bãi cát bồi đê). Hơn nữa, tổng đốc Nam Định la Vũ Văn Bảo đã

14



tặng cho thôn Yên Tập (xã Phú Đa, Bình Lục) một chiếc trống đồng, như vậy
tổng số trống đồng là 6 chiếc ở Bình Lục. Duy Tiên là huyện phát hiện được
nhiều trống đồng nhất trong toàn tỉnh, chiếm 9 trong tổng số 18 chiếc được
phát hiện ở Hà Nam. Kim Bảng phát hiện được 4 chiếc ở bốn thời kỳ khác
nhau.
* Ngoài ra một số cổ vật khác:
Bia Ma Khai (bia khác vào vách đá) thôn Lạt Sơn (Thanh Sơn - Kim
Bang) đây là ba tấm bia được khắc trực tiếp lên một khối đá tự nhiên nặng
khoảng vài tấn nổi lên trên mặt đất. Ba Bia cùng nằm trên một mặt phẳng, có
kích thước khác nhau, cùng hướng vào vách đá (được khắc vào khoảng thế kỷ
XVII).
Ví dụ của 3 tấn bia đều là ghi lại sự hảo tâm công đức xây dựng chùa
của các dòng họ, của thiện nam tín nữ, đất Hà Nam và khách thập phương.
Quyển sách đồng: Quyển sách bằng đồng do người dân xã Bắc Lý (Lý
Nhân) phát hiện ra.
* Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật
Có 68 di tích được xếp hạng và 39 di tích được công nhận
“Một vùng sông rẽ ngã ba
Từng con gà gáy nghe ba huyện cùng”
Đó là nói đến địa danh ngã ba sông Mánh nằm trên lưu vực sông Châu
mới tiếp giáp ba xã thuộc ba huyện trong tỉnh (Bình Lục - Lý Nhân - Duy
Tiên) ở nơi đây diễn ra những làn điệu dân ca hát giao duyên.
 Kết cấu hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng:
+ Mạng lưới giao thông đường bộ.
Toàn tỉnh hiện có 5000km đường giao thông, trong đó đường quốc lộ
dài gần 100km đường tỉnh lộ có 12 tuyến với tổng chiều dài 170km, đường


15


giao thông nông thôn (từ huyện đến đường làng ngõ xóm và đường ra ruộng)
với tổng chiều dài đến 4000km. Hiện nay đã có 100% số xã có đường ô tô đến
trung tâm.
+ Mạng lưới bưu chính - viễn thông: tổng số lượng bưu cục, dịch vụ là
144 đơn vị, 95 điểm bưu điện văn hóa xã tại tất cả các xã trong tỉnh, tổng số
máy điện thoại là 34.298 cái, trong đó số máy điện thoại của 39 xã miền núi là
1.013 chiếc; số máy Fax là 164 cái, bình quân có 2.23 cái/ 100 dân, (27.907
máy điện thoại cố định + 6.391 máy điện thoại di động) đạt mức bình quân
4.19 máy/ 100 dân, giá trị sản xuất của ngành bưu chính viễn thông đạt 57.57
tỷ đồng.
+ Mạng lưới điện quốc gia: hiện có 100% huyện, xã trong tỉnh có mạng
lưới điện quốc gia hòa mạng; có 96.2% số hộ dâng được sử dụng điện, trong
đó 87.41% số hộ của 39 xã miền núi có điện sinh hoạt. Tiếp tục hoàn thiện hệ
thống quản lý, tăng cường hơn nữa cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
của ngành để đảm bảo cung ứng nguồn điện và chất lượng điện ngày càng
cao, đáp ứng CNH, HĐH phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhu cầu điện
cho phát triển sản xuất và đời sống của dân cư trong tỉnh. Tỷ lệ số người được
sử dụng nước sạch trong toàn tỉnh đạt 52%.
Điều kiện tự nhiên và đặc điểm xã hội, kết cấu hạ tầng là những nhân tố
quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nó là những tiền đề quan
trọng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và tiềm năng du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Phát huy mạnh mẽ nguồn lực nội tại, tạo môi trường thuận
lợi để tiếp nhận đầu tư và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài, trước hết là
với thủ đô Hà Nội và các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao hơn trung bình cả nước, đảm bảo phát triển hiệu quả và
bền vững. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Phát
triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, nhanh chóng tạo ra tích lũy ban đầu và


16


cho sự phát triển, hết sức coi trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo
mối quan hệ gắn kết bền vững giữa nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Đồng thời phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo
điều kiện thuận lợi cho mọi người có cơ hội hòa nhập, khuyến khích mọi
người dân làm giàu hợp pháp, củng cố khu vực kinh tế Nhà nước, phát huy
năng động và tự chủ của người lao động. Hơn nữa, tỉnh cũng phải bảo đảm an
ninh, chính trị, an toàn xã hội, củng cố quốc phòng toàn dân, giải quyết tốt
mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
1.2. Vài nét về thư viện tỉnh Hà Nam
Thư viện Hà Nam được thành lập khá sớm (1956) qua nhiều lần chia
tách, sát nhập thư viện đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối
với công cuộc phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và Hà Nam nói
riêng.
Thư viện Hà Nam là một mắt xích quan trọng trong hệ thống thư viện
Việt Nam, là cơ quan văn hóa, giáo dục chính trị, tư tưởng, phát triển khoa
học và kỹ thuật, thiết thực phục vụ cho sản xuất và chiến đấu, nâng cao trình
độ văn hóa cho nhân dân….Trải qua hơn nủa thế kỷ xây dựng và trưởng
thành, thư viện Hà Nam không ngừng củng cố, mở rộng và nâng cao chất
lượng phục vụ sự nghiệp cách mạng và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Sơ lược quá trình hình thành phát triển thư viện Hà Nam:
Giai đoạn 1956 - 1965
Trước 1945, Hà Nam không có thư viện công cộng mà chỉ có vài tủ
sách. Ngày ký hiệp ước Giơ - ne-vơ là ngày Hà Nam được giải phóng, tuy hậu
quả của chiến tranh để lại khốc liệt. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng thư
viện Hà Nam cũng nhanh chóng mở cửa phục vụ. Thời kỳ này phong trào đọc


17


sách, báo rất sôi nổi. Thư viện xây dựng tủ sách kết nghĩa Nam Hà - Biên Hòa
và tổ chức nhiều cuộc thi đọc sách, báo với hành vạn bài dự thi.
Giai đoạn 1965 - 1976
Năm 1965, Nam Định, Hà Nam hợp nhất thành tỉnh Nam Hà. Thư viện
hai tỉnh cũng sát nhập thành thư viện Nam Hà - trụ sở đóng tại số 13 đường
Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định. Lúc này, chiến tranh phá hoại của Mỹ
leo thang bắn phá miền Bắc, thư viện Hà Nam trở thành một bộ phận của thư
viện Nam Hà. Thư viện Nam Hà hoạt động đạt hiệu quả cao với đội ngũ cán
bộ được bổ sung cả về chất lượng và số lượng, thư viện tổ chức phục vụ nơi
sơ tán, đồng thời tổ chức phục vụ bộ đội phòng không với khẩu hiệu “Sách đi
tìm người”. Năm 1975, ngay sau khi miền Nam được giải phóng thư viện
Nam Hà đã cử 4 cán bộ đưa hàng vạn bản sách vào tỉnh kết nghĩa ở miền
Nam. Thư viên Nam Hà cùng với các chiến sĩ giải phóng xây dựng thư viện
Tiền Giang, thư viện Đồng Nai. Thư viện Nam Hà đã chi viện cho tỉnh Đồng
Nai tủ sách kết nghĩa Hà Nam - Biên Hòa 12.800 cuốn. Tủ sách Nam Định Mỹ Tho 12.900 cuốn với đầy đủ phiếu phân loại, mục lục chữ cái để thư viện
phục vụ đọc giả kịp thời.
Giai đoạn 1976 - 1991
Năm 1976, Nam Hà hợp nhất với Ninh Bình thành Hà Nam Ninh. Hai
thư viện tỉnh nên sổ sách trùng tên trùng bản khá nhiều mà trụ sở lại dồn một
diện tích kho tàng không tăng nên chỉ chuyển một số sách ra Nam Định.
Trong đó, có toàn bộ tài liệu địa chí Ninh Bình, ấn phẩm địa phương vào báo
Ninh Bình. Trụ sở và sách báo còn lại bàn giao lại cho thư viện thị xã. Tài sản
chuyển ra gồm 100 ghế, 10 bàn, 20 giá sách. Cán bộ có 3 người ra Nam Định
còn chuyển công tác khác. Sau khi xác nhập thêm Ninh Bình, thư viện tỉnh
Nam Hà đổi tên thành thư viện tỉnh Hà Nam Ninh. Cán bộ thư viện tỉnh đã
tăng lên 12 người có trình độ đại học.


18


Giai đoạn 1992 - 1996
Năm 1992, thư viện Hà Nam Ninh chia thành Nam Hà và Ninh Bình.
Trụ sở thư viện Nam Hà vẫn đặt tại chỗ cũ. Toàn bộ kho sách, phòng mượn
tài liệu địa chí Ninh Bình, báo Ninh Bình(cũ) cùng một đồng chí (cán bộ thư
viện có kinh nghiệm) về xây dựng thư viện Ninh Bình. Thư viện Nam Hà, do
chỉ chuyển kho mượn nên sau một thời gian ngắn rút sách các kho, bổ sung
sách mới đã hoạt động bình thường.
Giai đoạn 1997 - đến nay
Năm 1997, Hà Nam được tái lập theo nghị quyết Quốc hội khóa IX kỳ
họp thứ 10. Thư viện Nam Hà được chia tác thành hai thư viện Hà Nam và
Nam Định. Thư viện Hà Nam được tiếp nhận 32.000 bản sách, 110 tên báo,
tạp chí. Do mới tái lập nên thư viện tỉnh gặp rất nhiều khó khăn trụ sở không
ổn định, vốn tài liệu nghèo nàn, kinh phí khó khăn, cán bộ vừa thiếu vừa yếu,
nhưng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong tỉnh, đặc biệt là của sở
văn hóa thông tin thư viện Hà Nam đã mở cửa phục vụ sau 4 tháng chia tách.
Được vụ thư viện tổng kết là đơn vị khai trương sớm nhất trong các thư viện
tỉnh mới tái lập lần này. Trong 3 năm qua tuy chỉ với 6 cán bộ thư viện, trụ sở
mượn tạm hay di chuyển (3 năm di chuyển 2 lần) nhưng thư viện tỉnh Hà
Nam đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình đối với công tác phục vụ
thông tin tuyên truyền, đảm bảo nhu cầu đọc của cán bộ, nhân dân trong tỉnh.
Năm 1997 chỉ với 6 tháng phục vụ (khai trương tháng 4, tháng 7, 8 chuyển
địa điểm) vốn sách ít ỏi 34.700 bản sách, thư viện Hà Nam đã cấp thêm 205
thẻ độc giả, phục vụ 13.865 lượt người đọc với 27.720 lượt sách luôn chuyển;
năm 1998 tổng số sách 37.300 cuốn; cấp 280 thẻ độc giả phục vụ 14.250 lượt
người đọc với 29.500 lượt sách luân chuyển; năm 1999 tổng số sách 39.150
bản sách, cấp 290 thẻ độc giả phục vụ 15.080 lượt người đọc với 33.700 bản

sách luân chuyển.

19


×