Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thơ tượng trưng, siêu thực với việc đọc hiểu văn bản đàn ghi ta của lor ca của thanh thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.95 KB, 83 trang )

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học
Ngữ văn, khoa Ngữ văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là cô giáothạc sĩ Nguyễn Thị Mai Hương đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong quá trình
nghiên cứu đề tài Thơ tượng trưng, siêu thực với việc đọc hiểu văn bản Đàn
ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo.

Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009
Người thực hiện

Bùi Thị Thuỳ

Lời cam đoan
1


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp Thơ tượng trưng, siêu thực với
việc đọc hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca (sgk Ngữ văn 12, tập một, nxb
Giáo dục) là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáothạc sĩ Nguyễn Mai Hương. Khoá luận này không trùng với các bài viết, công
trình nghiên cứu khác.

Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009
Người thực hiện


Bùi Thị Thuỳ

Danh mục các từ viết tắt
SGK

:

Sách giáo khoa
2


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

Nxb

:

Nhà xuất bản

GD

:

Giáo dục

ĐHSP

:


Đại học sư phạm

ĐHQGHN

:

Đại học Quốc gia Hà Nội

Mục lục
Trang
Mở đầu

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2
3


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

3. Nhiệm vụ nghiên cứu


4

4. Đối tượng nghiên cứu

4

5. Phương pháp nghiên cứu

5

6. Dự kiến đóng góp

5

7. Bố cục của khoá luận

5

Nội dung

6

Chương 1

6
Những vấn đề chung

1.1. Cơ sở lí luận


6

1.1.1. Tiếp nhận tác phẩm văn học

6

1.1.2. Thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn chương

11

1.2. Cơ sở thực tiễn

16

Chương 2

18

Thơ tượng trưng, siêu thực với việc đọc - hiểu văn bản
Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo
2.1. Thể loại trữ tình

18

2.1.1. Quan niệm về thể loại trữ tình

18

2.1.2. Đặc trưng của tác phẩm trữ tình


18

2.2. Vài nét về chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực

23

2.2.1. Chủ nghĩa tượng trưng

23

2.2.2. Chủ nghĩa siêu thực

31

2.3. Federico García Lorca và chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực

35

2.3.1. Tiểu sử

35

2.3.2. Federico García Lorca và chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực

37

2.3.3. Federico García Lorca và ảnh hưởng đối với Đàn ghi ta của Lor-ca

41


2.4. Vận dụng những hiểu biết về thơ tượng trưng, siêu thực, Federico

42

García Lorca để đọc hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca
4


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

2.4.1. Đọc hiểu là gì?

42

2.4.2. Vận dụng phương pháp đọc - hiểu trong bài

43

Đàn ghi ta của Lor-ca
Chương 3: Giáo án thể nghiệm

50

Kết luận

76

Thư mục tài liệu tham khảo


78

5


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thơ tượng trưng là một kiểu sáng tác thơ hình thành từ thế kỉ XIX ở
phương Tây, thơ siêu thực là giai đoạn phát triển về sau của thơ tượng trưng ở
thế kỉ XX. Có thể nói, đó là những trào lưu có ảnh hưởng sâu rộng trong văn học
thế giới. Xavier Darcos, nhà nghiên cứu người Pháp, khẳng định: hầu hết các nhà
thơ lớn của thế kỉ XX đều đã ít nhiều ghé qua bến bờ siêu thực. Chỉ xét riêng ở
Việt Nam, ta có thể thấy dấu hiệu của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực bàng bạc
trong khá nhiều các sáng tác của các thi sĩ trong phong trào Thơ Mới, tiêu biểu
như Bích Khê, nhóm Xuân thu nhã tập, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương…,
cũng không khó để nhận ra những dấu hiệu của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực
trong các sáng tác từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX của một số nhà thơ lớp
trước như Lê Đạt, Hoàng Hưng, Dương Tường, Thanh Thảo v.v… đến các nhà
thơ xuất hiện sau 1975 như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quyến, Phan Đan,
Phan Huyền Thư v.v… Như thế, tuy không phải là một vấn đề quá mới mẻ,
nhưng những yếu tố của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực đang giữ một vị trí
quan trọng trong những thi phẩm của Việt Nam hiện đại. Không ai có thể phủ
nhận, đó là những tìm tòi lớn trong quỹ đạo nghệ thuật, tuy nhiên do tính chất đa
nghĩa, mở rộng không gian tư duy cho thơ, đông đảo bạn đọc vẫn cảm thấy khó
hiểu trước một bài thơ hiện đại viết theo phong cách tượng trưng siêu thực mà

nguyên nhân cơ bản là thiếu những kiến thức mĩ học để tiếp cận thơ hiện đại.
Với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo
và năng lực tự học của học sinh, những năm gần đây, SGK Ngữ văn được xây
dựng dựa trên nguyên tắc tích hợp ba phân môn Văn - Tiếng Việt – Làm văn của
bộ môn văn trước đây. Đọc - hiểu trở thành phương pháp được quan tâm hàng
đầu. Bên cạnh nguyên tắc tích hợp, tập thể các tác giả SGK còn lấy thể loại làm
6


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

nguyên tắc tổ chức chương trình và SGK Ngữ văn. Dạy học tác phẩm văn
chương theo đặc trưng loại thể cũng được coi là con đường có nhiều ưu thế trong
việc tiếp cận tác phẩm văn chương. Lần thay đổi SGK này, một số tác phẩm văn
học sau năm 1975 được đưa vào nhà trường, chẳng hạn như bài thơ Đàn ghi ta
của Lor-ca (SGK Ngữ văn 12, tập một, Nxb GD) của Thanh Thảo. Là tác phẩm
được viết theo phong cách tượng trưng, siêu thực, Đàn ghi ta của Lor-ca đã
khiến cho giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc đọc hiểu văn bản.
Văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca có những đặc điểm khác biệt so với văn bản thơ
cổ điển và văn bản thơ lãng mạn trước đây, nên bên cạnh những kiến thức về thể
loại, giáo viên cũng cần quan tâm tới những đặc điểm của phương pháp sáng tác
tượng trưng, siêu thực để giúp học sinh đọc hiểu văn bản.
Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Thơ tượng trưng, siêu
thực với việc đọc hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo, với hi
vọng, đưa ra một định hướng tiếp cận tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca, cũng
như một số tác phẩm thơ hiện đại viết theo lối tượng trưng, siêu thực. Chúng tôi
mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giờ dạy - học
Ngữ văn ở trường phổ thông trung học.


2. Lịch sử vấn đề
* Thơ tượng trưng, siêu thực
Ra đời cách đây gần hai thế kỉ, thơ tượng trưng, siêu thực, đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới. Ở Việt Nam có
thể kể tới một số công trình như:
- Lí luận văn học, tập 3, Nxb ĐHSP, do Phương Lựu chủ biên đã nghiên
cứu về cơ sở lí thuyết, những nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa tượng
trưng và những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa siêu thực.

7


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Thuỳ

- Cun Nhng th gii ngh thut th, Nxb HQGHN, tỏc gi Trn ỡnh
S ó nghiờn cu thi phỏp ca th tng trng v mt vi c im ca
th siờu thc.
- Trong bi Sỏng tỏc hin i v hu hin i phng Tõy v th Vit
Nam ng i (Vn hc so sỏnh, Nxb HSP), Trn Ngc Hiu ó ch ra
nhng yu t trong ch ngha tng trng, siờu thc cú nh hng ti Th
Mi v th Vit Nam ng i.
- Qua bi Ch ngha tng trng v Th Mi Vit Nam 1932-1945 (Vn
hc so sỏnh, Nxb HSP) Nguyn Hu Hiu ó nghiờn cu nhng nh
hng ca ch ngha tng trng vi Th Mi.
- Trong Tp chớ vn hc nc ngoi, s 5- 2004, bi Andrộ Breton v ch
ngha siờu thc, Lai Thuý ó gii thiu nhng nột c bn v c im
sỏng tỏc ca ch ngha siờu thc, Phựng Khc Kiờn v Nguyn Bớch Thu

ó dch hai trong s ba Tuyờn ngụn ca ch ngha siờu thc v bi vit
Ch ngha siờu thc v hi ho ca Brtụng.
* Federico Garcớa Lorca :
L nh th, nh vn hoỏ li lc ca Tõy Ban Nha, song Vit Nam nhng
t liu v tỏc gi ny khụng nhiu, cú th k n:
-

Th Federico Garcớa Lorca, bn dch ca Hong Hng, s vn hoỏ Lõm
ng xut bn, cú gii thiu v cuc i, s nghip ca tỏc gi v mt s
bi th ó c dch.

- Trong Thit k bi hc ng vn 12, Nxb GD, Federico Garcớa Lorca cng
c gii thiu v cuc i v s nghip.
* Bi th n ghi ta ca Lor-ca:
- Trong Hng dn thc hin chng trỡnh sỏch giỏo khoa lp 12, Lờ
nguyờn Cn ó trỡnh by mt s quan nim m hc ca ch ngha tng
trng, siờu thc t ú lớ gii mt s hỡnh tng trong bi th.
8


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

- Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập một và Thiết kế bài học Ngữ văn 12, tập
một, Nxb GD, đã đưa ra những định hướng cơ bản để tổ chức dạy học bài
thơ.
- Văn học và tuổi trẻ, số tháng 10-2008, Nxb GD, Nguyễn thị Minh Duyên
cũng đưa ra cách cảm nhận về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca như một tiếng
đàn gọi niềm đồng cảm, tri âm.

Như vậy đã có một số bài viết quan tâm đến thơ tượng trưng , siêu thực và
bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài Thơ
tượng trưng, siêu thực với việc đọc hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca. Đây
là một đề tài rất mới mẻ, những nghiên cứu của chúng tôi chỉ là những nghiên
cứu ban đầu. Song chúng tôi hi vọng với đề tài này, khi tiếp cận với văn bản Đàn
ghi ta của Lor-ca, người dạy và người học sẽ có một cách tiếp cận mới: hấp dẫn,
nhiều hứng thú, từ đó nâng cao chất lượng giờ đọc hiểu văn bản ở trường phổ
thông.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, khảo sát những tài liệu về loại thể, vấn đề đọc-hiểu, thơ tượng
trưng, siêu thực, phong cách nghệ thuật của Federico García Lorca.
- Vận dụng những hiểu biết trên để đọc hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca
( SGK Ngữ văn 12, tập một, nxb GD).

4. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu:
- Lý thuyết chung về tiếp nhận văn chương, vấn đề loại thể, đặc điểm của
thơ tượng trưng, siêu thực nói chung và thơ tượng trưng, siêu thực của Federico
García Lorca nói riêng, lý thuyết đọc hiểu và vận dụng trong bài Đàn ghi ta
của Lor-ca.
- Tư liệu nghiên cứu:
Các tư liệu về:
9


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú


+ Vấn đề loại thể
+ Vấn đề đọc - hiểu
+ Thơ tượng trưng, siêu thực
+ các tư liệu về Federico García Lorca
+ Các tài liệu khác có liên quan đến bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp thể nghiệm

6. Dự kiến đóng góp
Trên cơ sở tìm hiểu các đặc điểm của thơ tượng trưng, siêu thực, phong
cách nghệ thuật của Federico García Lorca, giúp cho việc đọc hiểu văn bản
Đàn ghi ta của Lorca được tiến hành một cách thuận lợi, từ đó nâng cao chất
lượng giờ Ngữ văn ở trường phổ thông.

7. Bố cục của khoá luận
Khoá luận gồm ba phần:
- Mở đầu ( 5 trang)
- Nội dung:
+ Chương 1: Những vấn đề chung (12 trang)
+ Chương 2: Thơ tượng trưng, siêu thực với việc đọc hiểu văn bản Đàn
ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo (32 trang)
+ Chương 3: Giáo án thể nghiệm (27 trang)
- Kết luận (2 trang)

10



Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Thuỳ

NI DUNG
CHNG 1
NHNG VN CHUNG
1.1.

C s lớ lun

1.1.1. Tip nhn tỏc phm vn hc
1.1.1.1. Tip nhn vn hc l gỡ ?
Tip nhn l : ún nhn cỏi t ngi khỏc, ni khỏc chuyn cho mỡnh
[11; tr1225].
Tip nhn vn hc l hot ng chim lnh cỏc giỏ tr t tng, thm m
ca tỏc phm vn hc, bt u t s cm th vn bn ngụn t, hỡnh tng ngh
thut, t tng, cm hng, quan nim ngh thut, ti ngh tỏc gi cho n sn
phm sau khi c [2; tr325].
V thc cht tip nhn vn hc chớnh l mt cuc giao tip, i thoi t do
gia ngi c v tỏc gi qua tỏc phm. Nú ũi hi ngi c ho mỡnh vo tỏc
phm vn hc, rung ng vi nú, lng nghe ting núi ca tỏc gi, thng thc cỏi
hay, cỏi p, ti nng ca ngi ngh s sỏng to, bng trớ tng tng, kinh
nghim sng, vn vn hoỏ, bng c tõm hn mỡnh. Ngi c khỏm phỏ ý ngha
ca tng cõu, tng ch, cm nhn sc sng ca tng hỡnh nh, hỡnh tng nhõn
vt, lm cho tỏc phm t mt vn bn khụ khan bin thnh mt th gii sng
ng y sc cun hỳt. Nh vy, tip nhn vn hc l hot ng tớch cc trong
tõm trớ ngi c, nhm bin vn bn thnh th gii ngh thut trong tõm trớ
mỡnh.
1.1.1.2. Con ng sỏng to tỏc phm ca nh vn

Trong bn thnh t to nờn chu k mt quỏ trỡnh sỏng tỏc v thng thc
vn hc (thi i, nh vn, tỏc phm, bn c) thỡ nh vn vi t cỏch l ch th
sỏng to, úng vai trũ quan trng nht. Mc ớch hot ng sỏng to ca nh vn
11


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

là biến đổi đối tượng thẩm mĩ khách quan thành đối tượng thẩm mĩ chủ quan và
có khả năng thoả mãn, định hướng nhu cầu thẩm mĩ xã hội. Quá trình biến đổi
đó gọi là quá trình sáng tác. Để làm được điều này nhà văn phải có những phẩm
chất và năng lực đặc biệt cùng tiến trình làm việc công phu.
Phẩm chất và năng lực đòi hỏi nhà văn cần phải có là một trực giác nhạy
bén, một tâm hồn giàu cảm xúc. Họ biết mở rộng tâm hồn mình để đón đọc
những âm vang của cuộc sống bằng khả năng quan sát tinh tế. Chính nhờ quan
sát nhà văn có thể tìm hiểu bản chất của hiện thực và tích luỹ được vốn sống.
Hơn nữa, năng khiếu bẩm sinh cũng là tiền đề không thể thiếu để hình
thành một tài năng văn học, nhưng năng khiếu có thể phát triển hoặc lụi tàn.
Muốn có tài năng đích thực không phải chỉ cần một nhân tố hình thành là năng
khiếu, mà còn cần cả quá trình trau dồi, rèn luyện về mọi mặt tư tưởng, tình cảm,
bản lĩnh, nhân cách, vốn sống, vốn văn hoá, nghệ thuật viết văn v.v… Khi có
đầy đủ hai mặt năng khiếu văn chương và năng lực cảm thụ nhà văn sẽ sáng tạo
nên tác phẩm của mình. Thực tế cuộc sống được tích luỹ đã được nhà văn phản
ánh qua lăng kính chủ quan của tác giả để tạo nên tác phẩm. Vì thế giai đoạn
sáng tạo của nhà văn được khép kín trong chu trình: Cuộc sống ↔ nhà văn ↔
tác phẩm ↔ độc giả.
Tóm lại đứng trên bình diện tiếp nhận để quan sát thì con đường sáng tạo
tác phẩm của nhà văn là quá trình không kém phần gian khổ: Quan sát - ghi nhận

- chọn lọc - phản ánh, tạo nên chỉnh thể trung tâm là tác phẩm. Tác phẩm như là
một tế bào, là bộ mặt của đời sống văn học, là cơ sở, là chiếc cầu nối giữa tác giả
với đời sống và bạn đọc. Người đọc chỉ có thể hiểu được tư tưởng, tình cảm của
tác giả thông qua tác phẩm.
1.1.1.3. Cơ chế của hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học
a. Hoạt động đọc văn bản

12


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

Đọc là con đường, là cách thức để tiếp nhận thông tin. Trong dạy học văn,
đọc vừa là mục đích, vừa là kỹ năng, vừa là phương pháp nên đọc chính là quá
trình truyền tải ngôn ngữ (trong văn bản viết) sang tín hiệu (âm thanh). Đó là quá
trình khôi phục vỏ âm thanh trong tác phẩm.
Đọc để tìm hiểu tác phẩm văn chương được ghi nhận qua hai mặt: Kỹ
thuật đọc và sự nắm vững ý nghĩa văn bản nghệ thuật. Đọc văn bản theo cách
nào đi nữa cuối cùng người đọc cũng cần phải nắm được tác phẩm. Hiểu được
qua tác phẩm đó nhà văn muốn chuyển tải điều gì? Dụng ý nghệ thuật ra sao?
Cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn có gì độc đáo, hấp dẫn không? Khi đọc văn
bản, người đọc có thể đưa ra những cảm nhận không hoàn toàn giống với điều
nhà văn nói, họ luôn đóng vai trò là người đồng sáng tạo.
Tác phẩm văn chương chỉ xuất hiện trước bạn đọc qua lớp vỏ văn bản, tức
một chuỗi các kí hiệu ngôn ngữ. Bởi thế, đọc là hoạt động đầu tiên, là con đường
duy nhất để tiếp nhận một tác phẩm văn chương.
b. Hoạt động phân tích
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất, phân tích văn học là thao

tác chia nhỏ, tháo gỡ tất cả những tương quan vốn không thể tách rời nhau trong
một chỉnh thể nghệ thuật để rồi ghép hợp lại. Đây là hoạt động giúp người đọc
có một cái nhìn sâu sắc về tác phẩm.
Tuy nhiên, tiến hành hoạt động phân tích không có nghĩa là phân tích tất
cả mọi yếu tố, chi tiết trong tác phẩm. Vì các chi tiết trong tác phẩm không bao
giờ có chất lượng nghệ thuật như nhau. Trong rất nhiều các chi tiết đó chỉ có một
số chi tiết thể hiện rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đặt trong bối
cảnh của một giờ dạy văn, việc tập trung vào một số chi tiết, hình ảnh như vậy là
vô cùng cần thiết để học sinh có thể nắm vững ý nghĩa văn bản trong một khoảng
thời gian ngắn trên lớp.

13


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

Chẳng hạn như với văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca, giáo viên cần hướng
dẫn học sinh tập trung vào hình tượng Federico García Lorca, người chiến sĩ tự
do, nhà nghệ sĩ với những cách tân nghệ thuật; hình tượng nghệ thuật cây đàn
ghi ta của Federico García Lorca. Từ đó giúp học sinh hiểu được bài thơ chính là
một bài thơ viếng vừa là một bi ca, một niềm đồng cảm tri âm của Thanh Thảo
đối với Federico García Lorca.
Như thế, đến với tác phẩm văn chương không chỉ cần một khả năng đọc
lưu loát, diễn cảm mà cần cả một hoạt động cần mẫn, tỉ mỉ để có thể cảm nhận
phong phú và sâu sắc về tác phẩm, đó là hoạt động phân tích.
c. Hoạt động cắt nghĩa
Cắt nghĩa là hoạt động làm rõ nghĩa của tác phẩm thông qua việc làm rõ ý
nghĩa của lớp ngôn từ và hình tượng trong tác phẩm. Cắt nghĩa đem lại nhận

thức chắc chắn, có cơ sở về tác phẩm văn học. Không thể hiểu được tác phẩm
văn học nếu không hiểu được ý nghĩa của ngôn từ trong văn bản, đặc biệt là các
chi tiết, hình tượng nghệ thuật.
Dạy học các văn bản thơ viết theo phong cách truyền thống, giáo viên cần
chú ý tới những từ ngữ khó, xa lạ với học sinh, cũng như hướng dẫn học sinh
nhận ra những đặc điểm về hình tượng nhân vật, qua đó hiểu được sâu sắc về nội
dung của tác phẩm. Đối với một bài thơ hiện đại viết theo phong cách tượng
trưng, siêu thực như Đàn ghi ta của Lor-ca, hoạt động cắt nghĩa này luôn chiếm
giữ một vị trí quan trọng, bởi có rất nhiều hình ảnh, nhiều cách sử dụng ngôn
ngữ xa lạ, khó hiểu cần được giải đáp. Lấy ví dụ như tại sao Lor-ca viết: “Khi tôi
chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta”, cần phải cắt nghĩa cho học sinh hiểu rằng
đó không phải là một cây đàn ghi ta bình thường mà đó là biểu tượng cho những
sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca, nhà nghệ sĩ muốn thế hệ sau hãy vượt qua mình
để có nhiều sáng tạo hơn trên con đường nghệ thuật.

14


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Thuỳ

Nh vy ct ngha l hot ng quan trng trong c ch tip nhn vn
chng. Ct ngha c mt cỏch thuyt phc ni dung phõn tớch l bng chng
v sc cm, hiu thu c giỏ tr ni dung trong hỡnh thc tỏc phm.
d. Hot ng bỡnh giỏ
Trong c ch tip nhn tỏc phm thỡ hot ng bỡnh giỏ l hot ng cui
cựng ca quỏ trỡnh tip nhn tỏc phm. Ton b vic bỡnh giỏ y c da trờn
cỏc cn c hot ng c, phõn tớch, ct ngha. iu ú phn ỏnh trong c ch
tip nhn tỏc phm vn chng bao gi cng kốm theo s ỏnh giỏ, bỡnh phm

v tỏc phm vi nhng quan nim, t tng v tiờu chun thm m m mu sc
cỏ nhõn ch ngha. Nú m ra giai on khỏch quan hoỏ ch th thm m ca cỏ
nhõn ngi c. Trng tõm ca hot ng bỡnh giỏ l cỏi mi v ni dung v
ngh thut ca tỏc phm. Cn trỏnh s bỡnh giỏ phin din, ch quan, bo th v
cng trỏnh s nhi li ý kin ỏnh giỏ ca ngi i trc mt cỏch thiu bn
sc.
Túm li, tip nhn tỏc phm vn hc bao gm mt h thng cú quan h
cht ch vi nhau: c, phõn tớch, ct ngha, bỡnh giỏ. Trỡnh t h thng ny l
mt lp trỡnh n nh. c l yờu cu bt buc tip cn tỏc phm vn hc v
nh hng cho s phõn tớch. Hot ng ct ngha xỏc nh tớnh chớnh xỏc ca
ni dung phõn tớch. Hot ng bỡnh giỏ m rng i sõu hn vo giỏ tr tỏc phm
bng s phong phỳ v y cỏ tớnh ca ngi tip nhn tỏc phm.
1.1.1.4. Nhng khú khn trong tip nhn tỏc phm vn chng
Tip nhn tỏc phm vn chng thc cht l mt quỏ trỡnh giao tip, s
giao tip gia tỏc gi vi ngi tip nhn, l mi quan h gia ngi núi v
ngi nghe, ngi vit v ngi c, ngi by t v ngi chia s, cm thụng.
Bao gi ngi vit cng mong mun ngi c hiu mỡnh, cm nhn nhng iu
mỡnh gi gm, kớ thỏc. Song trong cuc giao tip gia tỏc gi vi ngi tip nhn

15


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Thuỳ

thụng qua tỏc phm vn chng, bờn cnh tớnh khỏch quan cn m bo thỡ
ngi c cũn gp muụn vn khú khn, cn tr khi tip nhn.
Trong quỏ trỡnh tip nhn, trc tiờn ngi c phi vt qua hng ro
khong cỏch v thi gian v khụng gian lch s. Khi tip nhn tỏc phm vn hc

ngi c núi chung v hc sinh núi riờng u b chia ct bi quỏ kh v hin
ti. Nhng khú khn do s khỏc bit v hon cnh lch s, tõm lý ca mi thi
i s khin bn c khú hiu vi nhng gỡ tỏc phm cp.
Thờm vo ú, s khỏc bit trong phong cỏch ngh thut, nht l s khỏc
bit trong phong cỏch ngụn ng vn hc gia hin ti v quỏ kh. c tỏc phm
vn hc, trc ht ngi c vp phi hng ro ca nhng t ng, a danh, in
c, thi liu xa l, khú hiu. i vi nhng tỏc phm c vit theo phong cỏch
ca nhng trng phỏi th, vn hin i, chng hn nh n ghi ta ca Lor-ca
c vit theo phong cỏch tng trng, siờu thc, cũn xut hin rt nhiu t ng
m h, khú hiu. õy ngoi khõu trung gian phiờn dch ca phn chỳ thớch
trong sỏch hoc nhng li gii thớch ca thy cụ cũn cn mt vn vn hoỏ nht
nh cú th hiu v cm nhn.
Nh vy, cú rt nhiu khú khn khi tip nhn tỏc phm vn chng. Trong
phm vi ti ny, ngi vit chn con ng tip nhn tỏc phm vn chng
theo c im th loi, t trong mi liờn h mt thit vi phng phỏp sỏng tỏc,
v cỏc khỏi nim lớ lun khỏc cú liờn quan nh phong cỏch ngh thut, lch s
vn hc, thi phỏp, vi mong mun gim thiu nhng khú khn trờn.
1.1.2. Th loi vi vn tip nhn tỏc phm vn chng
1.1.2.1. Khỏi nim loi th
Loi th l mt khỏi nim kộp gm hai khỏi nim: loi v th.
Loi l phng thc nh vn s dng to ra hỡnh tng ngh thut ca
tỏc phm. Trong cun ngh thut thi ca, Arixtt ó chia thnh ba loi c bn: t

16


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú


sự, trữ tình và kịch. Đây cũng là quan niệm được dùng phổ biến cho tới ngày
nay.
Còn thể là phương thức tổ chức hình thức thiên về ngôn ngữ của tác phẩm.
Thể tài vô cùng phong phú như: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, ký, phóng
sự… Như vậy trong mỗi loại sẽ nảy sinh rất nhiều thể khác nhau.
Loại thể chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó, một nội dung nhất
định tương ứng với một hình thức nhất định. Trong mỗi loại thể bao giờ cũng có
sự thống nhất về đề tài, chủ đề, cảm hứng, hệ thống nhân vật, hệ thống kết cấu,
lời văn. Sự thống nhất giữa các phương diện trên được quy định bởi phương thức
chiếm lĩnh đời sống. Nó ứng với hoạt động nhận thức của con người và tạo ra
một kênh giao tiếp với bạn đọc. Như vậy, nói tới thể loại là nói tới cách thức tổ
chức tác phẩm - một kiểu tái hiện đời sống theo lối gián tiếp.
1.1.2.2. Loại thể trong mối quan hệ với lịch sử văn học, phương pháp sáng
tác, thi pháp và phong cách nghệ thuật
a. Loại thể trong mối quan hệ với lịch sử văn học
Lịch sử văn học nghiên cứu về tiến trình lịch sử văn học, là các giai đoạn
phát triển của nền văn học, mỗi giai đoạn ấy mang những đặc điểm riêng về nội
dung tư tưởng, về hình thức nghệ thuật. Còn thể loại mang tính quy luật ổn định
và bền vững nhưng không hề đối lập với tiến trình văn học. Quy luật của sự phát
triển là sự cách tân có kế thừa. Chẳng hạn nhân vật trong tác phẩm tự sự dân gian
là kiểu nhân vật chức năng được xây dựng theo kiểu, loại, không tính cách,
nhưng nhân vật trong tác phẩm tự sự hiện đại đã thay đổi, có lịch sử, có số phận,
có tính cách riêng biệt, không lặp lại.
Như thế, mỗi loại hình văn học ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử sẽ có
những biến đổi, những biến đổi ấy không làm thay đổi đặc trưng của loại hình ấy
nhưng nó phản ánh sự phát triển như một quy luật tất yếu của văn học. Do đó
nghiên cứu về thể loại nhất thiết phải đặt trong mối quan hệ với lịch sử văn học.
17



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

b. Loại thể trong mối quan hệ với thi pháp
Thi pháp là hệ thống quan niệm về không gian và thời gian, con người
trong tác phẩm văn chương. Thi pháp được xem như một hệ thống công cụ để
giải mã, cắt nghĩa tác phẩm văn chương và được nghiên cứu ở nhiều cấp độ. Xét
các chỉnh thể văn học mang thi pháp, có thể nói tới thi pháp tác phẩm cụ thể, thi
pháp tác giả, thi pháp một trào lưu, thi pháp văn học dân tộc…Xét các phương
tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể nói tới thi pháp của thể
loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong cách, thi pháp không gian,
thời gian…
Như vậy, tiếp cận một tác phẩm văn học bên cạnh thể loại cần quan tâm
đến phương diện hình thức của tác phẩm. Nghiên cứu thi pháp cũng giúp việc
tìm hiểu thể loại tiến hành thuận lợi hơn. Trong giới hạn đề tài này, vấn đề thi
pháp chúng tôi không có điều kiện đề cập . Để phục vụ cho việc tìm hiểu bài thơ
Đàn ghi ta của Lor-ca, chúng tôi sẽ tìm hiểu đôi nét về phương diện hình thức
của các tác phẩm thơ hiện đại viết theo lối tượng trưng, siêu thực ở mục 2.2.
c. Loại thể trong mối quan hệ với phương pháp sáng tác
Phương pháp sáng tác “là hệ thống những nguyên tắc tư tưởng - nghệ
thuật chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sáng tạo để xây dựng nên tác phẩm
nghệ thuật mà trước hết là biến nội dung cuộc sống thành nội dung nghệ thuật
và cùng với nội dung, chi phối sự sáng tạo hình thức tác phẩm. Phương pháp
sáng tác vừa là phương thức lĩnh hội và cải biến hiện thực thành hình tượng
nghệ thuật, biểu hiện mối quan hệ thẩm mĩ của nhà thơ đối với thế giới, vừa là
phương thức thể hiện và khẳng định một lí tưởng thẩm mĩ nhất định mà nhà văn
theo đuổi trong quá trình sáng tác” [2;tr 264].
Mỗi phương pháp sáng tác ra đời thường chịu sự quy định của một thế
giới quan nhất định và nảy sinh trong những điều kiện lịch sử nhất định. Có thể

kể tới một số phương pháp sáng tác trong lịch sử như chủ nghĩa cổ điển, chủ
18


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa
tượng trưng, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa,…
Mỗi loại hình văn học đặt trong các phương pháp sáng tác khác nhau sẽ có
những đặc điểm khác nhau. Chẳng hạn như trường hợp của hai nhà văn lớn ở
phương Tây là H.Banzăc và V.Huygô, cùng lấy nguyên mẫu từ một tên tội phạm
bị tù đày trong cuộc sống, Banzăc đã xây dựng thành nhân vật trộm cướp
Vôtơranh trong Tấn trò đời, còn Huygô lại xây dựng nên hình tượng người tù
khổ sai Giăngvangiăng trong Những người khốn khổ cả đời sống vì lẽ sống tình
thương. Có sự khác biệt đó là bởi vì Banzăc là một bậc thầy của chủ nghĩa hiện
thực cùng nguyên tắc xây dựng những nhân vật điển hình, còn Huygô lại là một
nghệ sĩ lãng mạn nổi tiếng, luôn theo đuổi và xây dựng những nhân vật lý tưởng.
Rõ ràng cùng một thể loại tự sự nhưng tự sự của phương pháp sáng tác
lãng mạn khác với tự sự của phương pháp sáng tác hiện thực phê phán cũng như
các phương pháp sáng tác khác. Đối với thể loại trữ tình cũng như vậy. Thơ ca
lãng mạn đã có nhiều khác biệt so với thơ ca cổ điển, chẳng hạn chỉ cần so sánh
Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến đã thấy
nhiều cách tân về ngôn từ, hình ảnh, quan niệm nghệ thuật. Đối với các tác phẩm
trữ tình hiện đại, chẳng hạn như Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo sự khác
biệt này càng thể hiện rõ. Ở đó không chỉ tồn tại cấu trúc của mạch cảm xúc mà
còn cả một cấu trúc tự sự kết hợp với cấu trúc của một bản nhạc. Đối với những
tác phẩm này nếu chỉ máy móc vận dụng những đặc trưng của thể loại trữ tình
truyền thống thì tác phẩm sẽ trở nên lạ lẫm, khó nắm bắt. Do đó nghiên cứu tác

phẩm văn học luôn phải quan tâm đến câu hỏi phương pháp sáng tác của tác
phẩm đó là gì? Hay tác phẩm đó chịu ảnh hưởng của phương pháp sáng tác nào?
d. Loại thể trong mối quan hệ với phong cách nghệ thuật
“Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương
đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật,
19


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ,
trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [5; tr256].
Như vậy, phong cách nghệ thuật ở đây bao gồm phong cách thời đại và
phong cách cá nhân:
Phong cách thời đại sẽ tác động đến toàn bộ các sáng tác nghệ thuật của
một dân tộc trong những giai đoạn lịch sử nhất định và một hệ thống quan niệm
thẩm mĩ mang dấu ấn thời đại. Đây là cách hiểu thuật ngữ phong cách theo cách
rộng.
Phong cách cá nhân là những nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật lặp đi
lặp lại một cách có hệ thống trong các sáng tác của một nhà văn. Không phải bất
cứ nhà văn nào cũng có phong cách chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản
lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo.
Nghiên cứu về thể loại không thể đặt ngoài mối quan hệ với phong cách
nghệ thuật, bởi lẽ, cùng sử dụng một phương thức sáng tác (thể loại) nhưng mỗi
nhà văn khác nhau sẽ để lại những dấu ấn khác nhau trong tác phẩm của mình.
Chẳng hạn như cùng sử dụng phương thức tự sự, cùng đi theo chủ nghĩa hiện
thực phê phán thế nhưng tác phẩm của Nguyễn Công Hoan gây ấn tượng cho
chúng ta ở cốt truyện giàu kịch tính, bất ngờ thì Nam Cao lại để lại những nhân

vật sắc nét ở cả ngoại hình và tính cách. Đối với bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
bên cạnh thể loại, phương pháp sáng tác cũng cần quan tâm đến phong cách sáng
tác của Thanh Thảo và đặc biệt là phong cách sáng tác của Federico García
Lorca, người ảnh hưởng trực tiếp tới thi phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca và các
sáng tác thơ khác của Thanh Thảo.
Như vậy, thể loại chỉ được nghiên cứu một cách đầy đủ và có ý nghĩa thật
sự khi được đặt trong mối quan hệ với các phương diện và phạm trù khác.
1.1.2.3. Tiếp nhận văn học dựa trên cơ sở đặc điểm loại hình đặt trong mối
quan hệ mật thiết với phương pháp sáng tác và các khái niệm có liên quan
20


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

Có rất nhiều cách để tiếp cận tác phẩm văn học: tiếp cận theo khuynh
hướng lịch sử phát sinh, tiếp cận theo khuynh hướng chức năng - tác động, tiếp
cận theo khuynh hướng bản thể và những tim tòi về thi pháp. Trong đó tiếp cận
tác phẩm theo khuynh hướng thể loại được đánh giá là có ưu thế trong dạy học
văn. Mỗi tác phẩm văn chương đều tồn tại dưới những thể loại khác nhau tuỳ
thuộc vào sở thích, sở trường của mỗi nhà văn.
Khi tiếp cận tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại, người dạy và
người học phải nắm được những lí thuyết về thể loại. Lý thuyết về thể loại sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động dạy học tác phẩm trong nhà trường. Nó được sử
dụng như một công cụ để tiếp cận tác phẩm.
Tuy nhiên như mục 1.2.2 đã đề cập, nghiên cứu vấn đề loại thể phải đặt
trong mối quan hệ với các phương diện, phạm trù lí luận văn học khác, dẫu việc
nghiên cứư này chỉ dừng lại ở cấp độ quan hệ để thấy được sự tác động và ảnh
hưởng chứ không nghiên cứu mối quan hệ đồng đẳng. Đặc biệt ở những tác

phẩm được viết dưới ảnh hưởng của các trào lưu văn học hiện đại, khác xa với
các tác phẩm truyền thống như các tác phẩm chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa
tượng trưng, siêu thực như Đàn ghi ta của Lor-ca, thì việc tiếp cận tác phẩm dựa
trên đặc trưng thể loại nhất thiết phải đặt trong mối quan hệ với phương pháp
sáng tác. Nghĩa là ở đây, không chỉ yêu cầu nắm được đặc trưng của thể loại mà
còn phải nắm được các nguyên tắc sáng tác của phương pháp sáng tác đó. Ngoài
ra yếu tố phong cách cá nhân cũng ảnh hưởng khá lớn trong tác phẩm và cũng
cần được tìm hiểu.
Như vậy, tuỳ đặc điểm của mỗi tác phẩm văn chương mà người tiếp nhận
sẽ lựa chọn cho mình một con đường đi hợp lý.

1.2. Cơ sở thực tiễn
Năm 2000, Bộ giáo dục quyết định thay đổi chương trình SGK, đổi mới
nội dung và phương pháp dạy học ở các môn học. Môn Ngữ văn được xây dựng
21


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

dựa trên cơ sở tích hợp ba phân môn của môn Văn trước đây. Cùng với việc lấy
tích hợp là một nguyên tắc để xây chương trình và SGK, lần này tập thể các tác
giả SGk còn lấy thể loại làm nguyên tắc tổ chức SGK cho hai bậc học Trung học
cơ sở và Trung học phổ thông. Việc đọc văn, học văn dựa trên những đặc trưng
về loại thể được coi là phương pháp dạy học tối ưu.
Qua những lần cải cách, thí điểm, năm 2008, SGk Ngữ văn 12 được đưa
vào một số tác phẩm văn học mới, trong đó có bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
của Thanh Thảo. Tác phẩm đã đưa bạn đọc đến với lối tư duy của thơ hiện đại,
phần nào đáp ứng nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ của học sinh trong cuộc sống hôm

nay. Song đứng trước một bài thơ được viết theo phong cách tượng trưng, siêu
thực với những hình ảnh, ngôn từ mơ hồ, khó hiểu, không chỉ học sinh mà nhiều
thầy cô giáo còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản. Do đã quá
quen với lối tư duy truyền thống mà thiếu đi những kiến thức mĩ học để tiếp cận
một bài thơ hiện đại. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc tìm hiểu bài thơ Đàn ghi ta
của Lor-ca, của Thanh Thảo, cần dựa vào những đặc điểm của loại thể trữ tình
cùng những đặc điểm của thơ tượng trưng, siêu thực trên thế giới nói chung và
thơ tượng trưng, siêu thực của Federico García Lorca nói riêng.

CHƯƠNG 2

22


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

THƠ TƯỢNG TRƯNG, SIÊU THỰC VỚI VIỆC ĐỌC - HIỂU
VĂN BẢN ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA CỦA THANH THẢO
2.1. Thể loại trữ tình
2.1.1. Quan niệm về thể loại trữ tình
Theo Từ điển tiếng Việt “trữ tình” có “nội dung phản ánh hiện thực bằng
cách biểu hiện những ý nghĩ, những xúc cảm, tâm trạng riêng của con người
trước cuộc sống” [11;tr 1305].
Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm “trữ tình phản ánh đời sống bằng
cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình
qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và
nhân sinh”. [2; tr 373]
Như vậy thể loại trữ tình là sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách cao đẹp

nhất, tinh tế nhất, sâu sắc nhất về con người và cuộc đời.
2.1.2. Đặc trưng của tác phẩm trữ tình
Có nhiều quan niệm khác nhau về đặc trưng của thể loại trữ tình, nhưng các
quan niệm đó đều thống nhất chỉ ra ba đặc điểm cơ bản của loại hình trữ tình: nội
dung của hình tượng trữ tình, nhân vật trữ tình và ngôn ngữ trữ tình.
2.1.2.1. Nội dung hình tượng
Tác phẩm văn học nào cũng có một nội dung nhất định, cũng biểu hiện tư
tưởng, tình cảm theo một cách riêng.Hình tượng là bức tranh về đời sống. Đối
với tác phẩm trữ tình, hình tượng ấy là bức tranh của đời sống tâm trạng, đời
sống tinh thần của chủ thể trữ tình. Đó là bức tranh mang đậm màu sắc chủ quan.
Nội dung của hình tượng trữ tình cần phải được tìm hiểu qua các yếu tố:
Thứ nhất là hoàn cảnh cảm xúc thực dẫn tới sự ra đời của tác phẩm. Chẳng
hạn với bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có thể xác định bài thơ được gợi tứ
bởi dòng sông Hồng nơi bến Chèm mênh mông, rợn ngợp. Vào chiều chủ nhật
hàng tuần nhà thơ thường đi lên vùng Chèm để ngắm cảnh sông nước, để mà
23


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

chiêm nghiệm lòng mình, trải tình yêu quê hương đất nước ra cùng tạo vật. Hoặc
đối với Đàn ghi ta của Lor-ca giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tìm về mạch
nguồn của tác phẩm, để học sinh nắm được bài thơ ra đời trong một khoảng thời
gian khá ngắn sau buổi đàm đạo về Federico García Lorca của Thanh Thảo và
những người bạn của ông. Thanh Thảo đã chọn thời điểm bi phẫn nhất trong
cuộc đời của Lor-ca làm mạch nguồn cho dòng cảm xúc của mình khi Lor-ca bị
sát hại.
Thứ hai đó là các trạng thái cảm xúc, tình cảm và chiều hướng của cảm xúc:

vui, hạnh phúc, hi vọng hay buồn, đau khổ, tuyệt vọng…chẳng hạn nỗi buồn
thấm đẫm trong từng hình ảnh, từng câu thơ của Huy Cận ở Tràng giang :
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Đối với Đàn ghi ta của Lor-ca người đọc có thể nhận ra tình cảm trân trọng,
ngưỡng mộ người chiến sĩ tự do, người nghệ sĩ thiên tài Federico García Lorca;
sự nuối tiếc, đau xót trước cái chết của Lor-ca và những cách tân nghệ thuật
không được tiếp tục. Những tình cảm đó không được nói ra một cách trực tiếp,
mà ẩn tàng sau lớp hình ảnh, ngôn từ, sau việc miêu tả con người và số phận của
Lor-ca.
Có thể thấy, tất cả các trạng thái cảm xúc, tình cảm trong thơ trữ tình đều vô
hình vì thế phải cắt nghĩa các hình ảnh, các cách sử dụng ngôn ngữ, biện pháp
nghệ thuật, phải dùng đến trí liên tưởng và tưởng tượng để nắm được thế giới vô
hình đó.
2.1.2.2. Nhân vật trữ tình
Trong tác phẩm trữ tình nội dung được thể hiện luôn gắn liền với nhân vật trữ
tình. Khác với nhân vật trong tác phẩm tự sự và kịch, nhân vật trữ tình thường
24


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Bïi ThÞ Thuú

không có lịch sử, số phận, tính cách. Nhưng nó lại được cụ thể trong giọng điệu,
cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ.
Trong tác phẩm trữ tình thường có hai loại nhân vật:
Thứ nhất, đó là nhân vật trữ tình là chủ thể trữ tình, thường thì chỉ có một

nhân vật là chủ thể trữ tình, đó là nhân vật giàu cảm xúc, xuất hiện trong tác
phẩm có nhu cầu tâm sự, giãi bày.
Thứ hai, đó là những nhân vật không phải là chủ thể trữ tình mà chỉ tồn tại
như một cái cớ để bộc lộ trạng thái xúc cảm của mình, đó là đối tượng trữ tình.
Việc phân biệt hai loại nhân vật này khi đọc hiểu tác phẩm là một yêu cầu
quan trọng. Chủ thể trữ tình thường là chính tác giả, nhân vật xưng tôi, nhưng
không phải lúc nào cũng như vậy. Chẳng hạn như trong Lời kỹ nữ, khi Xuân
Diệu viết:
“Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi trăng sáng quá, khách ơi!
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời;
Khách không ở, lòng em cô độc quá.”
thì phải hiểu nhân vật trữ tình ở đây là tác giả đã có sự nhập vai vào nhân vật
người kỹ nữ, để bộc bạch nỗi niềm cô đơn, trống trải của mình. Thế nhưng khi
Tố Hữu viết:
“Em là ai ? cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông
Thịt da em hay là sắt là đồng”
(Người con gái Việt Nam)
thì rõ ràng chủ thể trữ tình ở đây là tác giả, còn nhân vật “em” là đối tượng tâm
tình.
25


×