1
Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh
Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm
Teaching the poem “The guitar of Lorca” (written by Thanh Thao) in the direction of exploiting
the concept of poetry
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 101 tr. +
Trần Thị Tuyết Mai
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn ngữ văn;
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Thanh Hùng
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Tìm hiểu chất thơ của tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo). Hướng dẫn
học sinh đọc, vận dụng chất thơ trong quá trình đọc- hiểu bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”.
Thiết kế giáo án theo những nội dung trên để thực hiện các nhiệm vụ dạy
Keywords: Phương pháp giảng dạy; Dạy học văn bản; Ngữ văn
Content
Lí do chọn đề tài:
1.1 Thi phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) được lựa chọn và đưa vào chương trình
ngữ văn 12, tập I từ năm 2008 đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn
học, giáo viên và học sinh. Đây là một bài thơ hay và độc đáo cả về phương diện nội dung tư
tưởng và hình thức nghệ thuật, là một thi phẩm xuất sắc nhất của Thanh Thảo đồng thời là một
sáng tác tiêu biểu cho xu hướng cách tân thơ Việt trong giai đoạn văn học sau 1975. Tác phẩm
được viết theo khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực với cách biểu đạt mới lạ. Nhưng để cảm
hiểu được cái hay, cái mới của bài thơ này lại là một thách thức không nhỏ với người dạy và người
học. Đối với học sinh, bài thơ trên khó học bởi lối biểu đạt và cách sử dụng ngôn từ hết sức lạ của
Thanh thảo khiến các em lúng túng trong cách giải mã ngôn từ, dẫn đến khó liên tưởng, tưởng
tượng nhiều chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm. Đối với giáo viên, bài thơ trên khó dạy ở chỗ: đây là
bài thơ có lối sử dụng hình ảnh táo bạo, ngôn ngữ giàu giá trị biểu trưng có khả năng mở ra nhiều
tầng bậc ý nghĩa và liên tưởng phong phú. Nhiều giáo viên đã dạy bài thơ này như dạy một tác
phẩm truyện vì mải mê hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của hình tượng Lorca mà quên mất
đây là bài thơ của Thanh Thảo, là tấc lòng tri âm, tiếng nói cảm thông sâu sắc, sự đánh giá cao của
Thanh Thảo với Lorca… Việc xác định chủ đề tư tưởng bài thơ và các tầng ý nghĩa của các hình
ảnh thơ không hề đơn giản và không dễ thống nhất nếu không đưa ra được cách cắt nghĩa, lí giải
phù hợp. Thực tế cho thấy đã có nhiều cách hiểu xa rời văn bản thậm chí sai lệch về giá trị đích
thực của bài thơ.
2
1.2 Việc giảng dạy môn văn trong nhà trường phổ thông trung học hiện nay còn nhiều vấn đề
cần suy ngẫm. Một trong những vấn đề nổi cộm là làm thế nào đưa môn văn về đúng vị trí và vai
trò của nó- là một môn học khoa học xã hội và nhân văn giàu tính thẩm mĩ về nghệ thuật ngôn từ.
Nghĩa là quan tâm đến sự tác động của chất thơ đến cảm xúc thẩm mĩ của học sinh. Bởi chất thơ
làm nên cái đẹp, lí tưởng, thơ mộng, bay bổng của cuộc sống và tâm hồn con người. Biết phát hiện
ở đối tượng khách quan phần nên thơ của nó, cung cấp cho nó một dáng hình, một các giải thích,
một lí tưởng đẹp. Đó chính là nhiệm vụ chung của nghệ thuật và trực tiếp của thi ca. Chất thơ của
một tác phẩm văn học không phải là vấn đề dễ xác định nói như nhà văn Nguyễn Tuân “Định
nghĩa về chất thơ cho thật chính xác và toàn thập tôi thấy cũng khó như định nghĩa chất uymua”.
Nhưng khó không có nghĩa là không thể có cách hiểu cụ thể về chất thơ bởi tác phẩm văn chương
không phải là một cái gì thần bí, siêu việt, văn học gắn liền với cuộc sống và là sản phẩm tinh thần
của người nghệ sỹ thì hành trình khám phá chất thơ trong tác phẩm văn học thực chất là tìm hiểu
cái đẹp làm xúc động lòng người đó cũng chính là bản chất của văn chương muôn đời. Khám phá
chất thơ của tác phẩm văn học trước hết phải bắt đầu từ ngôn ngữ nghệ thuật của văn bản thơ
văn.Thực tế trong rất nhiều giờ dạy văn hiện nay, giáo viên chưa thật sự chú trọng đến điều
này.Việc đọc văn bản chỉ được tiến hành trong một khoảng thời gian rất hạn hẹp hoặc chỉ cho học
sinh đọc lấy lệ. Điều này thể hiện rõ trong các khâu thiết kế giáo án cho giờ dạy. Giáo viên chủ yếu
giúp các em có kiến thức, biết khai thác tác phẩm theo đặc trưng thể loại mà không chú ý nhiều
đến chất văn, chất thơ được thể hiện qua tác phẩm. Xuất phát từ những lí do trên, tôi nghiên cứu đề
tài: Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hƣớng khai thác chất thơ
của tác phẩm. Với mong muốn có những đóng góp cho việc học tập và giảng dạy tác phẩm được
thành công hơn.
1. Lịch sử vấn đề
Ngay khi được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn 12, Đàn ghi ta của Lorca đã
gây được sự chú ý và quan tâm đặc biệt của người đọc. Tác phẩm được phân tích, cảm nhận và
nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau.
TS. Phan Huy Dũng trong Ngữ văn 12- Những vấn đề thể loại và lịch sử văn học đã khám
phá bài thơ của Lorca từ góc độ thể loại và dưới cái nhìn liên văn bản. Tác giả khẳng định: Đọc
đàn ghi của Lorca có thể thấy mỗi từ, mõi chi tiết, hình ảnh và cả hình tượng trung tâm trong đó
dều là đầu mối của một quan hệ giao tiếp nghệ thuật rộng lớn mà nếu thiếu tri thức về các văn bản
(theo nghĩa rộng) có trước đó thì độc giả không thể cảm nhận được…
TS. Chu Văn Sơn với bài viết “Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo nghiên cứu, phát
hiện tính nhạc trong thơ Thanh Thảo nói chung trong Đàn ghi ta của Lorca nói riêng. Ông cho rằng
để viết thơ ngắn lắm khi thanh Thảo “lại giật tạm cấu trúc của ca khúc. Có lúc thì đem về lai ghép
để tạo ra một diện mạo mới. Cũng có lúc lại làm theo kiểu biến đổi gen mà tạo ra giống mới,
3
Thanh thảo còn mô phỏng những âm thanh từa tựa các nốt đàn ghi ta, mô phỏng cả lối diễn tấu vấn
thường đệm cho người hát khi diến nữa (26)
Trong cuốn Thiết kế dạy ngữ văn THPT – NXB 2008, tác giả Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn
Lê Huân đã đưa ra một cách dạy bài thơ.
“Một tìm tòi thú vị của Thanh Thảo” in trong tập “Thơ- điệu hồn và cấu trúc” NXBGD/ 2006
cũng là một phát hiện độc đáo của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn. Tác giả khám khá: Thanh Thảo vay
mượn không ít vốn liếng âm nhạc để đầu tư cho thơ mình. Tác giả nghiên cứu chất nhạc trong bài thơ,
thế giới thi liệu trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca gần gũi với những thi ảnh trong thế giới nghệ thuật
của Lorca, mạch triển khai trong thi phẩm là hợp lưu của hai dòng tự sự và nhạc.
Trong cuốn Những lời bình về tác giả, tác phẩm ngữ văn 12 của tác giả Nguyễn Thị Đan
Quế, Nguyễn Kiều Tâm có trích bài bình của tác giả Nguyễn Văn Bính, GV trường chuyên
Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Tây về bài thơ “ Mỗi bài thơ là một nỗ lực đổi mới và khám phá
những hình thức biểu hiện, bởi như chính quan niệm của Thanh Thảo”. Bài thơ Đàn ghi ta của
Lorca cũng nằm trong mạch cảm xúc, suy tưởng và nỗ lực sáng tạo ấy.
Trên báo Văn học và tuổi trẻ số 10 tháng 10 năm 2010, Thầy giáo Cát Văn GV THPT Hà
Nội – Amsterdam có bài viết “ Đàn ghi ta của Lorca , một khúc tri âm”. Tác giả chỉ ra nguồn cảm
hứng và cũng là động lực để Thanh thảo viết bài thơ: Khúc tri âm Lorca đã được thanh Thảo thể
hiện bằng một hình thức độc đáo. Đọc bài thơ ta có cảm xúc như được nghe một bản giao hưởng
thơ với hai bè: bè cao thánh thót và bè trầm bi tráng, cuối cùng là sự giao thoa giữa hai bè….
Tạp chí Giáo chức Việt Nam số 57 tháng 1 năm 2012 trong bài viết Định hướng học
sinh cảm nhận hình tượng Lorca trong Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo), TS. Bùi Minh Đức
(Trường ĐHSP Hà Nội II) có đóng góp đáng kể khi đưa ra nhiều ý kiến phân tích và bình giá thích
đáng về hình tượng trung tâm của bài thơ – hình tượng Lorca. Theo TS. Bùi Minh Đức hình tượng
Lorca trong bài thơ này là nơi gửi gắm tâm hồn và tư duy cách tân trong thơ Thanh Thảo. Trong
một hình tượng Lorca ta có thể nhận ra : chân dung một người nghệ sỹ có số phận mong manh,
một dũng sĩ giàu khát vọng đấu tranh và cách tân nghệ thuật, một kị sĩ văn chương đơn độc, một ca
sĩ dân gian tự do và Lorca – một tử sĩ đau thương.
Một số luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục thuộc khoa ngữ văn- Trường ĐHSPHN có liên
quan đến bài thơ: “Trường ca của Thanh Thảo”- Trần thị Thu Hường/ 2002; Tìm hiểu quan niệm
nghệ thuật của Thanh thảo, Đặng Thị Hương Lí / 2006.
Một số luận văn thạc sĩ khoa học chuyên nghành lí luận và phương pháp dạy học ngữ văn
thuộc trường ĐHGD- ĐHQG Hà Nội có liên quan đến phương pháp giảng dạy bài thơ: “ Sử
dụng câu hỏi trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lorca” – Thế Thị Nhung; “ Phân tích và bình
giá chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca ( Thanh Thảo) để bồi dưỡng
cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trung học phổ thông” – Phạm Thị Hoàn.
4
Điểm lại một số công trình nghiên cứu của một số tác giả về Tác phẩm Đàn ghi ta của
Lorca để thấy những nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định cho việc tìm hiểu, giảng dạy
của GV và việc học của HS. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khám phá hình tượng
trung tâm mà chưa đi vào tìm hiểu, vận dụng chất thơ để dạy học tác phẩm. Việc nghiên cứu thành
công đề tài sẽ có đóng góp nhất định cho việc học tập và giảng dạy có hiệu quả tác phẩm “Đàn ghi
ta của Lorca” nói riêng và tác phẩm văn học nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định giá trị về mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của bài thơ.
- Đề xuất cách thức dạy bài thơ này có hiệu quả.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu chất thơ của tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo)
- Hướng dẫn học sinh đọc, vận dụng chất thơ trong quá trình đọc- hiểu bài thơ “Đàn ghi ta
của Lorca”.
- Thiết kế giáo án theo những nội dung trên để thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lí luận về nội dung chất thơ của tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca”
- Nghiên cứu, phân tích giáo án và giờ dạy của đồng nghiệp về văn bản Đàn ghi ta của Lorca
(Thanh Thảo) (Ngữ văn 12- tập I) tại trường THPT Ngô Quyền- Thành Phố Nam Định.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi tập trung nghiên cứu việc vận dụng chất
thơ của tác phẩm trong quá trình dạy đọc- hiểu bài thơ
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tổng hợp, khái quát, lựa chọn lại những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
- Khảo sát thực tiễn dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lorca ở lớp 12 theo sách giáo khoa ( Ban
cơ bản)
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm (điều tra, phỏng vấn, phương pháp chuyên gia….)
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1: Vai trò của chất thơ trong dạy học thơ trữ tình
Chương 2: Vận dụng chất thơ trong Đàn ghi ta của Lorca để nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
5
Chƣơng 1
VAI TRÒ CỦA CHẤT THƠ TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH
1.1 Quan niệm về chất thơ trong tác phẩm văn học
Trong sáng tác văn học nghệ thuật, chất thơ được xem như một đặc tính quan trọng đem lại sự
cuốn hút kì diệu cho hình tượng nghệ thuật và tác phẩm .Chất thơ biểu hiện ở cái đẹp của ngôn ngữ và
âm điệu, cái đẹp của cảm xúc và ý tưởng… Chất thơ chính là sự khám phá cuộc sống bằng nghệ thuật đa
dạng, độc đáo đem lại vẻ đẹp và xúc động tâm hồn cho người đọc. Thông thường người ta cho rằng chất
thơ là một thuộc tính chỉ riêng thơ mới có. Nhưng thực ra chất thơ có thể tìm thấy trong cả những thể
loại văn học khác như văn xuôi (tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn….), kịch…).
Tác phẩm văn chương chính là sự thẩm thấu của nhà văn về cái đẹp trong cuộc sống và
nghệ thuật. “Trong đời sống hàng ngày, khi nói đến chất thơ thường có thói quen nghĩ đến cái gì
đẹp, thơ mộng, lí tưởng, bay bổng như một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, sơn thủy hữu tình,
một người con gái đẹp, một tâm hồn lãng mạn. Người ta ít nghĩ hơn đến chất thơ trong những cảnh
đời lam lũ, mệt nhọc hay những cảnh tượng bề bộn, tăm tối” [7, tr33]. Quan niệm trên dường như
đã trở thành một thói quen trong cảm nghĩ của nhiều người, tuy có phần đúng nhưng chưa đủ và có
tính chất hẹp hòi. Cần thấy rằng có đối tượng nên thơ và đối tượng không nên thơ, biết phát hiện ở
đối tượng khách quan phần nên thơ của nó, cung cấp cho nó một dáng hình, một cách giải thích,
một lí tưởng đẹp. Đó là nhiệm vụ chung của nghệ thuật và trực tiếp của thi ca, nói như
Tsecnưisepxki “Ở đâu có sự sống ở đấy có thơ ca”
Chất thơ trong tác phẩm văn học trước hết gắn liền với sự rung động và cảm xúc trực tiếp. “thơ là
tiếng lòng” (Ngô Giang Tiệp-đời Thanh)“ Thơ từ trái tim đi và trở về với trái tim” ( Worthworth) “ Hãy
đập vào trái tim anh, thiên tài là ở đấy”( Alfred de Musset). Có thể khẳng định, bản chất giàu cảm xúc
của người nghệ sĩ sẽ quyết định tính chất phong phú về cảm xúc của hình tượng.
Chất thơ trước hết là ở tấm lòng nhưng chất thơ cũng bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống
muôn màu. .
Chất thơ gắn liền với trí tưởng tượng. Trí tưởng tượng chắp cánh cho tâm hồn bay lên vượt
khỏi những giới hạn xác định của một địa điểm và thời điểm cụ thể mà trở về với quá khứ, sống
trong ước mơ với tương lai.
Chất thơ cũng gắn liền với cái đẹp. Thơ không phải chỉ nói đến cái đẹp trong cuộc sống mà
nói về cuộc sống với một lí tưởng đẹp. Không phải ngẫu nhiên, Etgapô cho rằng: “Cái đẹp là địa
hạt hợp pháp của thơ ca”. Còn Bôđơle xem thơ là “ước mong của con người vươn tới một cái cao
đẹp cao thượng” Toàn bộ những phẩm chất trên hợp thành chất thơ trong sáng tạo của nghệ thuật.
Do đó, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về chất thơ trong văn học nhưng có thể tổng hợp các ý
kiến đó trong cách hiểu sau: “Với trí tưởng tượng phong phú và những rung động sâu xa của tâm
hồn, nhà thơ phản ánh hiện thực xã hội và tâm trạng con người thông qua hệ thống những cảm
6
nghĩ và những hình ảnh tiêu biểu cho đời sống trên cơ sở của ngôn ngữ gợi cảm chọn lọc và giàu
nhịp điệu”.
1.1.1 Chất thơ trong thơ trữ tình
Người ta thường nói đến chất thơ trong tác phẩm văn học nhưng chất thơ biểu hiện đậm đặc
và sâu sắc nhất là trong thơ trữ tình. Nếu nói văn học phản ánh hiện thực thì hiện thực trong thơ trữ
tình chủ yếu là hiện thực tâm hồn của chính nhà thơ, người tạo ra văn bản. Hay nói cách khác chất
thơ trong thơ trữ tình trước hết được thể hiện ở cảm xúc trực tiếp của chủ thể tác giả- người sáng
tác ra văn bản thơ.
Nếu nội dung chủ yếu trong thơ trữ tình là thế giới tâm hồn chủ thể tác giả thì yếu tố biểu đạt
nội dung đó không gì hiệu quả hơn là giọng điệu. Giọng điệu vốn là yếu tố thể hiện linh hồn,
phong cách… trong tác phẩm văn học nói chung. Riêng với thơ, thì giọng điệu còn là một trong
những yếu tố quan trọng nhất làm nên chất thơ trong thơ trữ tình.
1.1.2. Chất thơ trong thơ mang dáng dấp tƣợng trƣng, siêu thực
Chủ nghĩa tượng trưng (Tiếng Pháp: le symbolism) ra đời ngay từ thời kì cuối thế kỉ XIX
với những tên tuổi lớn như Bô-đơ-le, Vec-len, Rim-bô, Ma-lac-me… . Hình tượng trong thơ
tượng trưng mang tính chất đa nghĩa, giàu nhạc tính, đi vào cấu trúc không gian với cách thức biểu
hiện là không vần (non ver), và cách thức đảo lộn ngữ pháp cổ điển, cắt rời câu chữ để tạo một trật
tự mới, tạo ra loại ngôn ngữ mang màu sắc mới trên cơ sở các ngữ căn sẵn có.
Chủ nghĩa siêu thực (tiếng Pháp: le surealisme) xuất hiện vào năm 1922. Chủ nghĩa siêu
thực đề ra một hệ thống quan điểm mỹ học gồm: Đề cao vai trò của cái hỗn độn , phi logic, phi
luận lí vì vậy các nhà siêu thực đã không ngần ngại gạt bỏ mọi quy tắc ngữ pháp, không tuân thủ
các quy tắc về cú pháp, không sử dụng các dấu chấm câu, gạt bỏ mọi nguyên tắc logic của lí tính.
Các nhà siêu thực chủ trương phá vỡ sự ngăn cách giữa khách thể và chủ thể.
Văn học Việt Nam hiện đại đã tiếp thu quan niệm mỹ học nói trên của hai trường phái thơ
tượng trưng, siêu thực chặng đường đầu vào những năm 30 của thế kỉ XX. Đại diện tiêu biểu
không thể không nhắc đến là thi sĩ Bích Khê.
1.1.3. Tác động tích cực của chất thơ trong tác phẩm văn chƣơng đến hứng thú tiếp nhận và
cảm xúc thẩm mĩ của học sinh trong quá trình dạy học
1.1.3.1 Cảm xúc thẩm mĩ trong tác phẩm văn chƣơng
Cảm xúc thẩm mĩ là cảm xúc mang tính nhân văn, là dạng xúc cảm cao cấp chỉ có ở con
người.Chúng là những rung cảm của con người trước cái đẹp. Cái đẹp trong tác phẩm văn chương
là cái đẹp trong đời sống được kết tinh trong tác phẩm. Tác phẩm văn chương chân chính tác động
đến cảm xúc thẩm mĩ ở người tiếp nhận, đem lại những rung cảm đẹp đẽ cho họ. Chính vì thế tác
phẩm văn chương có thể khơi dậy ở người đọc những cảm xúc xã hội tích cực, thỏa mãn ở người
đọc cái nhu cầu nếm trải sự sống. Văn học có khả năng cải tao, nâng cao lí tưởng thẩm mĩ và thị hiếu
thẩm mĩ cho con người. Tác phẩm văn chương có khả năng trực tiếp tiến hành giáo dục thẩm mĩ.
7
1.1.3.2 Hứng thú của học sinh THPT trong tiếp nhận văn học
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở
bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả
của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Từ khái niệm về hứng thú ta có thể suy ra được định
nghĩa của hứng thú học tập: hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của
hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá
nhân (Tâm lí học đại cương)
Hứng thú học văn cũng là một mặt quan trọng trong năng lực cảm thụ và nội dung phát triển
văn học của học sinh liên quan trực tiếp đến quá trình giảng dạy một tác phẩm văn học, một giờ
văn cho đến việc hình thành nhân cách học sinh.
1.1.3.3. Tác động tích cực của chất thơ trong tác phẩm văn chƣơng đến hứng thú tiếp nhận
và cảm xúc thẩm mĩ của học sinh trong quá trình dạy học
Hứng thú tiếp nhận và cảm xúc thẩm mĩ mà chất thơ trong tác phẩm văn học mang lại cho
HS tập trung thể hiện ở hứng thú nhận thức, hứng thú đánh giá và hứng thú thưởng thức cái đẹp
mà văn chương mang lại cho tâm hồn các em thể hiện ở những rung động của các em trước vẻ đẹp
của tác phẩm văn học, các em hứng thú say mê với vẻ đẹp của những bức tranh thiên nhiên, của
con người, những câu chuyện giàu tính nhân văn
Tác động tích cực của chất thơ trong tác phẩm văn chương đến hứng thú tiếp nhận và cảm
xúc thẩm mĩ của HS được thể hiện qua cảm nhận của các giác quan trước hết là sự tri giác ngôn
ngữ. Do đó, cảm xúc thẩm mĩ mà chất thơ mang lại cho học sinh trước hết thông qua kĩ năng đọc
văn bản. Kĩ năng đọc khơi dậy năng lực văn chương ở người dạy và người học. Hay nói một cách
khác, đọc thành công trong một giờ dạy văn sẽ là con đường rút ngắn khoảng cách giữa tác giả và
học sinh, HS có cơ hội được nâng cao sự trải nghiệm của bản thân
1.2. Đánh giá thực trạng dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” ở trƣờng THPT chƣơng
trình sách giáo khoa ngữ văn (Ban cơ bản)
1.2.1 Về thể loại thơ
Thanh Thảo viết về con người và nghệ thuật của Lorca bằng một loại hình thơ không dễ nắm bắt
và ít được làm quen trong chương trình phổ thông- loại hình thơ tượng trưng, siêu thực
1.2.2. Về phía giáo viên
Phần lớn những tiết giảng bài thơ này mà tôi trực tiếp dự giảng đều khai thác vẻ đẹp bài thơ
theo hướng cắt ngang theo kết cấu tác phẩm để từ đó làm bật lên hình tượng Lorca. Một số giáo
viên đã dạy bài thơ này như dạy một tác phẩm truyện vì mải mê hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ
đẹp của hình tượng Lorca mà quên mất đây là bài thơ của Thanh Thảo, là tấc lòng tri âm, tiếng nói
cảm thông sâu sắc, sự đánh giá cao của Thanh Thảo với Lorca. Có giáo viên lại “tung hỏa mù”
theo kiểu lại đưa ra hàng loạt các ý kiến, cách hiểu khác nhau mà không hề hướng cho học sinh, có
trường hợp GV còn hiểu và cắt nghĩa sai.Nhiều tiết giảng lại trong tình trạng qua loa , đại khái, chỉ
8
mang tính chất “cưỡi ngựa xem hoa” với những câu thơ, hình ảnh thơ mới mẻ. Điều đó cho thấy
thực trạng dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lorca trong trường THPT hiện nay tuy đã hướng HS
hiểu đúng bài thơ nhưng chưa thấy được chất thơ trong hình tượng và ngôn ngữ nghệ thuật- vốn là
vẻ đẹp không thể thiếu trong một tác phẩm văn chương.
1.2.3 Về phía học sinh
Khi học bài thơ này nhiều em cảm thấy xa lạ và khó hiểu. Không có nhiều HS hiểu cặn kẽ
về giá trị của bài thơ (thường chỉ nắm bắt được tinh thần chung, đại khái nhất là những hình ảnh
tượng trưng, siêu thực, những câu thơ có nhiều chỗ “cong” thì chưa hiểu đúng hoặc suy luận vô
căn cứ. Điều đó, chỉ ra cho người dạy tác phẩm này cần phải định hướng về sự tiếp cận văn hóa
của bài thơ.
Chƣơng 2
CÁCH THỨC VẬN DỤNG CHẤT THƠ TRONG ĐÀN GHI TA CỦA LORCA
VÀO DẠY HỌC BÀI THƠ
2.1. Biểủ hiện của chất thơ trong Đàn ghi ta của Lorca
2.1.1. Một thế giới hình tƣợng, hình ảnh đa sắc màu văn hóa trong tƣ duy thơ Thanh Thảo
a.Hình tƣợng cây đàn trong thơ Lorca và trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh
Thảo)
Hình tượng đàn ghi ta là một biểu tượng đặc biệt trong thơ Lorca “người mê dân ca, chàng
hát rong thời trung cổ” “con sơn ca xứ An-đa-lu-xi-a”. Cây đàn từ chỗ mang hàm nghĩa nói về một
định hướng sáng tạo gắn thơ với dòng nhạc dân gian, rộng ra nói về một tình yêu vô bờ và khắc
khoải đối với quê hương của Lorca
Đến Thanh Thảo hình tượng cây đàn cất lên tiếng lòng của Lorca trước cuộc sống, trước
thời đại. Nó là tinh thần thơ Lorca, là linh hồn và cao hơn là cả số phận của nhà thơ vĩ đại này, cho
sáng tạo nghệ thuật. Theo đó, tiếng đàn không còn là tiếng đàn cụ thể nữa, nó là sự sống muôn
màu hiện hình trong thơ Lorca và là sinh quyển văn hóa, sinh quyển chính trị xã hội bao quanh
cuộc đời, sự nghiệp Lorca.
b.Hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”
Một hình ảnh mang đậm bản sắc của TBN chính là hình ảnh áo choàng đỏ.
Hình ảnh “áo choàng đỏ” nhắc nhở môn đấu bò tót, một hoạt động văn hóa khiến TBN nổi tiếng
thế giới.
Hình ảnh “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” trong thơ Thanh Thảo không phải đấu trường
giữa đấu sĩ với bò tót mà là đấu trường đặc biệt giữa khát vọng đấu tranh dân chủ của công dân
Lorca với nền chính trị độc tài của khát vọng cách tân nghệ thuật trong chàng nghệ sĩ Lorca với
nền nghệ thuật già nua.
9
c. Hình ảnh“Vầng trăng”, “yên ngựa”, “cô gái Di-gan”
Ngoài ra các hình ảnh: “Vầng trăng”, “yên ngựa”, “cô gái Di-gan” và âm thanh “li-la” cũng
gợi một không gian văn hóa đậm đà bản sắc TBN. Cùng một cách nhìn như vậy, độc giả sẽ thấy
những thi liệu của thơ Lorca (mà truy nguyên, một phần không nhỏ vốn là thi liệu của những bài
dân ca An-đu- lu-xi-a) như hình ảnh người kĩ sĩ lang thang, yên ngựa, vầng trăng đã thực sự tái
sinh lần nữa trong một hình hài mới và gây được những ấn tượng mới.
d. Hình tƣợng Lorca- ngƣời chiến sĩ kiên cƣờng, ngƣời nghệ sỹ cách tân trong khung cảnh
chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha và hình tƣợng Lorca trong cảm xúc của Thanh Thảo
Lấy cảm hứng từ cuộc đời thật của nhà cách mạng- nhà nghệ sỹ Lorca. Với tính cách trung
thực yêu tự do, yêu cái đẹp và một tâm hồn tràn đầy khát vọng về cuộc sống tươi sáng cho nhân
dân mình. Lorca đã trở thành một biểu tượng cho khát vọng tự do khát vọng cách tân nghệ thuật
của người nghệ sĩ dưới chế độ độc tài
Thanh Thảo muốn phục sinh thời khắc bi tráng trong cuộc đời Lorca để tỏ sự ngưỡng mộ
đau xót bằng hình ảnh biểu tượng nghệ thuật Lorca. Đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ
sĩ với thế lực tàn ác của bọn phát xít. Đối lập giữa tiếng đàn, tiếng hát yêu đời vô tư, với hiện thực
phũ phàng đến kinh hoàng, hiện thực đẫm máu.Trong bài thơ của mình Thanh Thảo đã xây dựng
nên hình tượng Lorca hiện lên hào hùng, bi tráng với tư cách một người chiến sĩ, một người nghệ
sĩ đấu tranh cho tự do, dân chủ. Chất thơ của hình tượng Lorca có lẽ được thể hiện sâu sắc nhất ở
phương diện ông không chỉ là người chiến sĩ dũng cảm đấu tranh cho công lí mà còn là người nghệ
sĩ thiên tài.
2.1.2 Sự đồng điệu về tâm hồn giữa cái tôi trữ tình và đối tƣợng trữ tình
Đàn ghi ta của Lorca không chỉ là bức tranh văn hóa đa sắc màu của thế giới hình tượng,
hình ảnh thơ mà còn là bản hòa tấu tuyệt vời của hai tâm hồn đồng điệu.Ta bắt gặp ở đây, trong
con người của hai nghệ sĩ lớn chất lãng mạn của tâm hồn, nỗi lo âu, ám ảnh, dự cảm về nghệ thuật,
về số phận của người nghệ sĩ trong thời đại bão táp nhưng vượt lên trên tất cả là khát vọng cách
tân nghệ thuật . Lorca là người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn với tình yêu quê hương xứ sở sâu
nặng. Hình ảnh một người nghệ sĩ Lorca lãng mạn của xứ sở Tây Ban Cầm đi vào thơ Thanh Thảo
như một “kỵ sĩ văn chương đơn độc”, một “ca sĩ dân gian tự do”. - Lorca và Thanh Thảo không
chỉ là những người nghệ sĩ bẩm sinh với tâm hồn lãng mạn, với khát vọng cách tân mà còn là
“dũng sĩ” giàu khát vọng đấu tranh cho tự do.
2.1.3 Ngôn ngữ giàu nhạc cảm
Thanh Thảo từng nói: Tôi rất sợ bài thơ của mình được liên tưởng với hình ảnh một ca sĩ
(hay hát rong) ôm đàn ghi-ta hát vang lên trong nhà hát hay giữa phố đông người. Đúng như
Verlaine nói, thơ trước hết là nhạc, nhưng đó là “nhạc của thơ” chứ không phải âm nhạc bảy nốt
hay ngũ cung bát âm.
10
Nhạc tính trong thơ Thanh Thảo không chỉ bắt nguồn từ thể thơ tự do, cách ngắt nhịp khoáng
đạt với những trường đoạn và câu thơ ngắn dài linh hoạt mà còn bởi cách sắp xếp các hình ảnh Nhạc
tính là một trong những yếu tố làm nên chất thơ của thi phẩm. Ở thi phẩm Đàn ghi ta của Lorca, Thanh
Thảo làm xao động lòng người bởi lối phối hợp hài hòa các đơn vị âm thanh và cách phát huy ý nghĩa
ấn tượng của những từ láy “lang thang”, “đơn độc”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn” “long lanh”, kết hợp
với cách sử dụng hình thức trùng điệp cấu trúc tạo nên khúc biến tấu trầm bổng
Đặc biệt, tính nhạc trong thơ không chỉ là hình thức mà còn là nhịp điệu ngầm qua từng câu
chữ.Nhịp điệu trong thơ Thanh Thảo thiên về nhạc điệu của tâm hồn.
2.2 Cung cấp thêm tri thức đọc hiểu bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” ( Thanh Thảo)
2.2.1 Xuất xứ đề tài
Thanh Thảo có một mảng thơ về đề tài cuộc đời các nhà nghệ sỹ. Ông đã có các bài thơ
viết về Cao Bá Quát , Nguyễn Đình Chiểu, A-Ra- Gông, Pa-xtec-nac, Ga-xi-a Lorca…
2.2.2 Văn hóa Tây Ban Nha
Văn hóa Tây Ban Nha được nhân loại biết đến với những phạm vi ngỡ như có phần tương
phản nhau. Đó là đàn ghi ta, điệu nhảy Flamenco và đấu bò. Những biểu tượng này vừa sôi động,
hào hùng vừa đắm đuối mê say mang trong nó cả cuộc sống cuồng nhiệt lẫn bóng dáng tử thần đã
hình thành nên một phong cách Tây Ban Nha đặc thù. .
Thanh Thảo không chỉ am hiểu văn hóa Tây Ban Nha mà còn gắn kết nền văn hóa phương
Tây xa xôi đó với văn hóa phương Đông…Viết về một nhân sĩ bên trời Tây, Thanh Thảo một mặt
vẫn giữ được nét văn hóa đặc thù của xứ sở sinh ra người anh hùng, mặt khác ông đã kéo nền văn
hóa đó lại gần với truyền thống văn hóa Việt Nam. Nói đúng hơn là đã đặt liền kề những giá trị
văn hóa để cốt sao cái sự xa lạ kia không còn lạ lẫm, mà trở thành một phần nữa trong tâm thức
người đọc Việt. Vậy nên mới có chuyện “vầng trăng”, “đáy giếng”, mới có chuyện Lorca sang
sông gợi liên tưởng đến cách đức Bồ Đề Đạt Ma sang sông với một chiếc giày…
2.2.3 Chân dung Lorca- người nghệ sĩ bẩm sinh, người chiến sĩ kiên cường đấu tranh cho tự do.
Phêđêricô Garxia Lorca (1898 – 1936) là một nhà thơ lớn của Tây Ban Nha thế kỷ XX.
Ông còn được biết đến như một nhà soạn kịch, một họa sĩ và nhạc sĩ tài năng. Lorca được mệnh
danh là “con chim họa mi của xứ sở Tây Ban Nha. Granada- của sự nghiệp anh, nơi anh sinh ra,
nơi anh về để nhận cái chết thảm khốc. “Nếu có ngày, nhờ Trời, tôi được vinh quang, thì vinh
quang ấy phân nửa là thuộc về Granada, nơi đã tạc nặn nên cái tạo vật tôi: thi sĩ bẩm sinh không
thể cải hồi”. Có thể hiểu chất nghệ sĩ mà nhà thơ tự nhận là “thi sĩ bẩm sinh” là phần thiên bẩm
mà bà Mẹ tự nhiên của mảnh đất và tâm hồn Tây Ban Nha đã ban tặng cho Lorca. Cái chất lãng
mạn, bay bổng, đam mê đến cuồng nhiệt của xứ sở bò tót, cùng những điệu nhạc Flamenco phiêu
bồng, lãng tử đã sản sinh ra chất nghệ sĩ, chất thơ đắm say trong tâm hồn thơ Lorca.
Lorca có một sức quyến rũ lạ lùng “ từ con người anh với phong độ thanh quý, vẻ vui hoạt,
đôi mắt u tối nhưng lại tươi cười, nước da màu đồng, giọng nói như đồng “một cái gì như chớp lóe
11
trong thể chất, một năng lượng luôn luôn chuyển động, một niềm vui, một sự bộc phát mãnh liệt,
một vẻ trìu mến hoàn toàn siêu việt. Con người anh kì diệu, màu nâu, kêu gọi sự toàn phúc” (Pablo
Neruda), đến kì tài ngẫu hững của anh về nhạc, về họa, về sân khấu, về thơ, cả sáng tác lẫn thể
hiện (trước khi học văn và luật, Lorca say mê âm nhạc, anh còn là một họa sĩ có nét vẽ duyên
dáng, là một người chơi dương cầm đặc sắc)
2.2. 4 Cảm hứng sáng tác bài thơ
Với Thanh Thảo, Đàn ghi-ta của Lorca là khoảnh khắc bắt đầu từ những ám ảnh khi đọc
thơ Lorca vào năm 1979, bài thơ ấy tiếp tục nằm trong sổ tay của nhà thơ cho tới năm 1985, sau đó
được in “Khối vuông ru-bích”
2.3 Đề xuất kĩ năng đọc bài thơ, dự kiến câu hỏi chuẩn bị bài cho học sinh và khai thác bài
học trên lớp
2.3.1 Kĩ năng đọc bài thơ
+ Khổ thứ nhất: Đoạn thơ đầu lấp lánh hình tượng Lorca trên hành trình tìm kiếm cái đẹp, công
lí, tự do vì thế đọc với giọng trang trọng, ngữ điệu chia sẻ, phảng phất nỗi buồn
+ Khổ thứ hai, thứ ba: Hai khổ thơ tiếp theo là cảm giác bàng hoàng về cái chết bất ngờ, bi phẫn
của Lorca vì thế hướng dẫn HS đọc với nhịp điệu trầm lắng, giai điệu xót xa.
+ Hai khổ thơ cuối: đọc với giọng nhanh, gấp ở phần đàu khổ, đọc với giọng chậm, xót xa chia
sẻ, dàn trải, xa xôi ở mấy dòng thơ cuối bài thơ.
2.3.2. Dự kiến câu hỏi chuẩn bị bài cho học sinh và khai thác bài học trên lớp
2.3.2.1 Câu hỏi hƣớng dẫn HS chuẩn bị bài
+ Câu hỏi về Thanh Thảo
- “Thanh thảo được coi là một trong số không nhiều những cây bút luôn nỗ lực cách tân
thơ Việt sau năm 1975”. Em hãy chỉ ra những đóng góp của Thanh Thảo về phương
diện nội dung và hình thức trên con đường cách tân thơ Việt sau 1975?
+ Câu hỏi về Lorca
- Thơ Lorca gắn với cuộc đời Lorca như thế nào?
- Đọc và tìm hiểu một số thi phẩm của Lorca như: Tôi chết đứng, Cây đàn ghi ta, Ghi
nhớ… có thể thấy nhiều thi phẩm của ông quy tụ vào chủ đề nào? Vì sao? Thơ Lorca
có ảnh hưởng như thế nào đến cảm hứng sáng tác bài thơ Đàn ghi ta của Lorca (Thanh
Thảo)?
+ Câu hỏi về đặc điểm loại thể
- Hình thức bài thơ Đàn ghi ta của Lorca có mang đặc điểm này không?
- Thanh Thảo đã tiếp thu và làm mới thể thơ tượng trưng, siêu thực qua “Đàn ghi ta của
Lorca” như thế nào?
+ Câu hỏi cảm nhận chung về thi phẩm
- Em hãy nêu cảm nhận chung của bản thân sau khi đọc xong bài thơ?
12
+ Câu hỏi về lời đề từ bài thơ
Lời đề từ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn cũng là lời di chúc của Lorca trước khi từ biệt cõi
đời. Lời đề từ này có ý nghĩa gì? Hãy cho biết lời đề từ có tác động như thế nào đến định hướng
khai thác bài thơ?
2.3.2.2. Câu hỏi khai thác bài học trên lớp
+ Câu hỏi về biểu tƣợng
- Những cảm nhận và ấn tượng đầu tiên của em khi đọc chi tiết nghệ thuật: “những tiếng
đàn bọt nước”?
- Qua tiếng đàn đầu tiên, thế giới nghệ thuật độc đáo của Lorca mở ra như thế nào?
Tiếng đàn của Lorca còn được thể hiện qua những chi tiết nghệ thuật nào khác? Hãy
phân tích chúng?
- Hình tượng Lorca được thể hiện qua những chi tiết nghệ thuật nào?
- Em có cho rằng “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc không vì
sao? Những chi tiết nghệ thuật nào góp phần cộng hưởng giúp người đọc hiểu rõ hơn về
nó?
- Em có nhận xét gì về màu sắc trong ba khổ thơ đầu, màu sắc chủ đạo? Gam màu đó
biểu tượng cho điều gì?
- Trong xã hội ngột ngạt ấy Lorca đã sống như thế nào? Những chi tiết nghệ thuật nào
được coi là đắt giá trong việc khắc hoạ lối sống ấy? Hình dung dáng điệu của Lorca qua
những chi tiết nghệ thuật đó?
- Lorca như chú chim hoạ mi tự do ca hát, bay lượn trên bầu trời đầy giông tố. Hình
tượng ấy đem lại cho em cảm xúc gì?
- Nhận xét của em về nhịp điệu thơ ba khổ đầu?
- Cảm nhận sâu sắc của em về cái hay, cái đẹp trong ba khổ thơ đầu?
- Chú chim hoạ mi Tây Ban Nha” bỗng một ngày chấm dứt cuộc sống ngắn ngủi của
mình bởi tiếng súng bạo tàn. Thanh Thảo đã suy tư như thế nào trước sự ra đi ấy?
- Những khổ thơ cuối hình tượng nghệ thuật nào tạo cho em những ấn tượng và cảm
xúc? Hãy nói lên những cảm xúc và ấn tượng ấy.
- Phân tích vẻ đẹp của hình tượng“Tiếng đàn” trong tư duy Thanh Thảo “như cỏ mọc
hoang”? Lối viết, lối cảm của nhà thơ đem lại những điều gì trong suy nghĩ, liên tưởng
và cảm nhận của em?”
- Hình ảnh “đường chỉ tay đã đứt” và “dòng sông rộng vô cùng” có ý nghĩa gì?
- Tác giả hình dung hành trình về thế giới bên kia của Lorca như thế nào? Hình ảnh
“chiếc ghi ta màu bạc” gợi liên tưởng gì? Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh này? Cảm
nhận của em về sự ra đi của Lorca?
+ Câu hỏi về các biện pháp nghệ thuật
13
- Nghệ thuật diễn tả tiếng đàn trong bài thơ có gì độc đáo, mới mẻ?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả cái chết của Lorca?
- Nỗi đau xót trước cái chết của Lorca, trước sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ
thuật đọng lại thành những hình ảnh đẹp nhưng buồn “giọt nước mắt vầng trăng / Long
lanh đáy giếng”. Ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
- Quyết định từ biết thế giới, mở đường cho những cách tân nghệ thuật của người đến
sau, Lorca có hành động gì? Ở đây Thanh Thảo đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
- Cách kết thúc bài thơ có gì đặc biệt? Âm thanh “li-la li –la li-la” ở cuối bài thơ mở ra
những trường liên tưởng nào
+ Câu hỏi về nhạc tính của bài thơ
2.3.2.4 Câu hỏi tổng kết
Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Cảm nhận của em về tình cảm của Thanh Thảo
giành cho người nghệ sỹ vĩ đại này?
2.3.2.5 Câu hỏi củng cố
- Chất thơ (Vẻ đẹp mới mẻ, giàu rung động thẩm mĩ) của thi phẩm được thể hiện qua
những phương diện nào?
- . Đóng góp của Thanh Thảo trong hành trình cách tân thơ Việt sau năm 1975 được thể
hiện như thế nào qua bài thơ?
2.3. Bổ sung yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ trong tiến trình dạy học bài thơ
Đàn ghi ta của Lorca trong SGK ngữ văn 12 - Ban cơ bản
2.3.1 Về kiến thức:
- Về ngôn ngữ
+ Đặc điểm thơ Thanh Thảo ở thời kì đổi mới thể hiện qua hệ thống hình ảnh giàu tính tượng
trưng siêu thực cũng như khả năng gợi liên tưởng phong phú, qua cái tôi công dân nhiệt huyết
thiên về suy tư- triết luận trong bài thơ, qua tính nhạc trong bài thơ
+ Nghệ thuật tượng trưng, siêu thực tạo sự lan tỏa, gợi mở với lối diễn đạt độc đáo. Một bài thơ
tiêu biểu cho thơ Việt sau năm 1975
- Về văn chương
+ Sự đồng cảm sâu sắc giữa Thanh Thảo và G. Lorca được thể hiện qua việc khắc họa thành công
hình tượng người nghệ sĩ tự do mà cô đơn; tài năng mà phải chịu oan khuất, bi phẫn, bị thủ tiêu,
sát hại nhưng tâm hồn thì bất diệt, khát vọng lớn không thành
+ Sự đánh giá cao và niềm tin mãnh liệt của Thanh Thảo vào sự bất tử của người nghệ sĩ tài hoa
qua việc khắc họa thành công hình tượng tiếng đàn ghi ta như một biểu tượng nghệ thuật độc đáo
14
- Về văn hóa nghệ thuật
Đàn ghi ta là một bài thơ thuần Việt nhưng lại đậm đà bản sắc Tây Ban Nha, sóng sánh vẻ đẹp thơ
Lorca. Có thể nhận ra một thế giới hình tượng, hình ảnh đa sắc màu văn hóa trong tư duy thơ của
Thanh Thảo.
2.3.2 Về kĩ năng
- Kĩ năng đọc
Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc –hiểu một bài thơ viết theo lối tượng trưng, siêu thực và bước đầu
biết tiếp cận một tác phẩm thơ mang phong cách hiện đại
- Kĩ năng cảm thụ thơ hiện đại
Cảm nhận thơ hiện đại, kĩ năng cảm nhận hình ảnh thơ- hình ảnh trong thơ tượng trưng; Cảm
nhận thơ hiện đại trong quan hệ thơ- nhạc, trữ tình- triết luận, kĩ năng liên tưởng, vận dụng liên
tưởng văn học- đời sống.
- Kĩ năng sống
Nhận thức sâu sắc về giá trị của những khát vọng chân chính và sáng tạo nghệ thuật của người
nghệ sĩ qua tác phẩm văn học; Cảm nhận được cảm xúc của bản thân, bạn bè, thầy cô và biết lắng
nghe, chia sẻ, hợp tác trong cuộc sống.
2.3.3 Về thái độ
- Với Lorca
Giúp HS có thái độ trân trọng, ngưỡng mộ đối với Lorca- nhà thơ, người nghệ sỹ đại diện cho tinh
thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật.
-Với Thanh Thảo
Trân trọng và đề cao những đóng góp của nhà thơ Thanh Thảo trong hành trình cách tân thơ Việt sau
năm 1975; Đề cao những sáng tạo về nghệ thuật của Thanh Thảo trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca.
-Với việc tìm hiểu và tự học tác phẩm văn học
Giúp HS có thái độ hứng thú và tích cực trong việc chuẩn bị những kiến thức cần thiết cho đọc
hiểu bài học ở trên lớp như tri thức về tác giả Thanh Thảo, về thể loại thơ tượng trưng, siêu thực,
về Lorca, về văn hóa Tây ban Nha, cảm hứng sáng tác bài thơ….
-Vai trò và vị trí của văn học trong đời sống hiện đại
Bài thơ mang lại cho HS những trải nghiệm về cảm xúc, biết rung động trước vẻ đẹp của hình
tượng nghệ thuật Lorca, hình tượng cây đàn ghi ta, áo choàng đỏ gắt. vầng trăng, yên ngựa, cô gái
Di gan… biết xúc động, xót thương trước cái chết đau đớn của Lorca Biết bất bình và căm phẫn
chế độ độc tài phát xít hủy diệt chà đạp lên cái đẹp…Còn cuộc sống tinh thần của con người, còn
nhu cầu thẩm mĩ tình cảm thì văn học mãi mãi bất
15
Chƣơng 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1 Mục đích thực nghiệm
- Xác định tính khả thi của việc dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) Theo
hướng khai thác chất thơ của tác phẩm mà luận văn đề xuất.
- Điều chỉnh, bổ sung đi đến khẳng định hình thức đã nêu
- Hiệu quả của việc thể nghiệm sẽ tạo cơ hội để chúng tôi triển khai vận dụng đề tài trong
giảng dạy bài thơ Đàn ghi ta của Lorca
- Tiếp thu ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp, thăm dò ý kiến của HS, tự rút kinh nghiệm cho bản
thân để tiếp tục hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu
3.2 Yêu cầu thực nghiệm
- Yêu cầu bằng thực nghiệm trong đề tài
3.2 Yêu cầu thực nghiệm
- Yêu cầu bằng thực nghiệm trong đề tài
- Thực nghiệm đối chứng
- Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.3 Thời gian và địa bàn thực nghiệm
- Thời gian: năm học 2011- 2012
- Địa bàn: khối 12, tại trường THPT Ngô Quyền – thành phố Nam Định
3.4 .Nội dung và phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm
3.4.1. Nội dung
- Áp dụng một số cách khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ được nhiều đồng nghiệp
vận dụng trong giờ dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lorca
- Áp dụng khai thác bài thơ theo hướng tìm hiểu chất thơ trong thi phẩm mà luận văn đề xuất nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học.
3.4.2. Phƣơng pháp thực nghiệm
- Dùng giáo án có sử dụng cách khai thác bài thơ mà luận văn đề xuất tiến hành dạy có đối chứng
với các lớp thực nghiệm, lớp 12 D , lớp 12H trường THPT Ngô Quyền.
- Dùng một giáo án với sử dụng cách khai thác bài thơ theo cách khác so với hướng đề tài đề xuất
tiến hành thực nghiệm đối chứng để so sánh với 2 lớp thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm đối
chứng tại lớp 12A, lớp 12I trường THPT Ngô Quyền.
- Kiểm tra 4 lớp cùng một đề lấy kết quả so sánh
3.5 Thiết kế giáo án thực nghiệm
3.6. Kết quả thực nghiệm
Để so sánh tính khả thi của phương án dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lorca mà lận văn đề xuất
với những phương án dạy học khác, chúng tôi tiến hành dạy đối chứng và so sánh kết quả tiếp
16
nhận tác phẩm, khả năng nhận thức, tư duy của HS ở các lớp thực nghiệm. Sau giờ thực nghiệm,
chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả học tập của HS (trình độ, năng lực của hai lớp được chọn thể
nghiệm và đối chứng tương đối đều nhau) thông qua một câu hỏi kiểm tra sau:
Câu hỏi: Anh (chị) hãy phân tích vẻ đẹp của hình tƣợng Ph.G.Lorca qua bài thơ Đàn ghi ta
của Lorca?
Sau khi chấm bài của HS các lớp 12D,12H, 12A, 12I của trường THPT Ngô Quyền- thành phố
Nam Định , chúng tôi đã phân loại kết quả học tập của HS như sau:
Điểm giỏi- xuất sắc: 8- 10
Điểm khá: 7- 8
Điểm trung bình: 5- 6
Điểm yếu: dưới 5
Trên cơ sở phân loại kết quả học tập của HS theo các thang điểm như trên, chúng tôi đã thu được
kết quả như sau từ bài viết của HS
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm
+ Với việc vận dụng Chất thơ trong tác phẩm vào việc dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lorca (
Thanh Thảo), đã tạo được hứng thú cho HS với bài học, các em mạnh dạn thể hiện sự cảm nhận
của cá nhân về cái hay, cái mới của bài thơ .Điều này cho thấy, cách tiếp cận và khai thác bài thơ
theo hướng tìm hiểu chất thơ trong văn bản được coi là “hai khó” này đã phát huy được tính tích
cực, chủ động của HS, tránh được lối học khiên cưỡng và áp dặt theo lối dạy học truyền thống
+ Kết quả thống kê cho thấy: Những lớp giảng dạy theo giáo án có sử dụng phương án khai thác
chất thơ của tác phẩm do luận văn đề xuất (12D, 12H) thu được kết quả tốt hơn những lớp giảng
dạy theo giáo án khác (12I, 12A)
Kết quả nghiên cứu cũng như kết quả thực nghiệm cho thấy dạy học văn bản Đàn ghi ta của
Lorca theo hướng khai thác chất thơ của văn bản mà luận văn đề xuất mang tính khả thi cao.
Lớp
Số HS
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
12 A
(đốichứng)
45
2
4,44%
13
28,88%
24
53,33%
7
15,55%
12D
(thựcnghiệm
45
5
11,11%
21
46,66%
15
33,33%
4
8,88%
12H
(thựcnghiêm)
45
6
13,33%
23
51,11%
13
28,88%
3
6,66%
12I
(đối chứng)
45
1
2,22%
15
33,33%
23
51,11%
6
13,33%
17
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Theo P.G. Lorca “Thơ không chấp nhận trạng thái bàng quan” cho thấy không thể chỉ làm thơ
bằng óc, thuần túy bằng sự tỉnh táo của lí trí phán đoán và phân tích mà thơ đòi hỏi phải đưa vào
đó toàn bộ con người cảm xúc. Muốn cảm thơ và hiểu thơ tất yếu cũng không thể chỉ nhìn thấy
phần tư tưởng mà phải chạm đến phần gợi cảm nhất của thơ đó là chất thơ. Nói như vậy để một lần
nữa khẳng định rằng: một giờ dạy tác phẩm văn chương nói chung và một giờ giảng thơ nói riêng
muốn thành công cần đặc biệt chú ý đến việc khơi gợi chất thơ của ngôn ngữ nghệ thuật- con
đường dẫn nhập vào “địa hạt” không cùng của trí tưởng tượng và sáng tạo nghệ thuật của người
nghệ sỹ.
2. Đàn ghi ta của Lorca được viết theo lối cấu trúc ru-bich, tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ Thanh
Thảo, mang dáng dấp thơ tượng trưng, siêu thực còn xa lạ với HS nên HS chiếm lĩnh bài thơ này
không dễ dàng. Trên cơ sở lí luận , luận văn đã tiến hành tìm hiểu chất thơ trong “Đàn ghi ta của
Lorca” , vận dụng chất thơ để dạy học bài thơ trong quá trình dạy học nhằm bồi dưỡng cảm xúc
thẩm mỹ và định hướng nhận thức về giá trị đích thực của tác phẩm.Trên cơ sở khảo sát thực trạng
dạy và học bài thơ, chúng tôi mạnh dạn trình bày ý tưởng xây dựng và thiết kế dạy học bài thơ với
sự chú trọng đặc biệt đến vai trò của chất thơ trong cảm hiểu vẻ đẹp của thi phẩm này. Chúng tôi
coi đây là chìa khóa mở ra cách tiếp cận bài thơ từ góc độ văn bản- một cơ sở tin cậy để chiếm lĩnh
giá trị nội dung mang tính nhân văn và hình thức nghệ thuật mới lạ , độc đáo của thi phẩm. Tuy
nhiên không có một phương án dạy học nào là tối ưu và luận văn của chúng tôi không tránh khỏi
thiếu xót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp để luận văn của chúng tôi hoàn thiện hơn.
References
1. Lại Nguyên Ân. 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, H.2000
2. Mai Bá Ấn. Bích Khê và chủ nghĩa tượng trưng. Tạp chí văn học
3. Nguyễn Văn Bính (chủ biên). Thẩm bình tác phẩm ngữ văn 12. Nxb Giáo dục , 2008
4. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể. Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội, 2001
5. Nguyến Phan Cảnh. Ngôn ngữ thơ. Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, 2001
6. Phan Cự Đệ (chủ biên). Văn học Việt Nam thế kỉ XX. Nxb Giáo dục, 2004
7. Hà Minh Đức (chủ biên). Lí luận văn học. Nxb Giáo dục, 1999
8. Hà Minh Đức. Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. Nxb Giáo dục,1996
9. Nguyễn Ái Học. Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn. Nxb Giáo dục Việt
Nam,2010
10. Nguyễn Thanh Hùng. Đa dạng và hiệu quả của câu hỏi trong dạy học văn, NCGD 2/1995
11. Nguyễn thanh Hùng. Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nxb Giáo dục, 2008
18
12. Nguyễn Thanh Hùng. Hiểu văn dạy văn. Nxb Giáo dục, 2000
13. Nguyễn Thị Dư Khánh. Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường. Nxb Giáo
dục , 2009
14. Phương Lựu (chủ biên). Lí luận văn học (tập 3) Tiến trình văn học. Nxb. Nxb Đại học sư phạm
Hà Nội,Tái bản năm 2011
15. Phan trọng Luận.Văn chương bạn đó sáng tạo. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, tái bản 2011.
16. Phan Trọng Luận. Phương pháp dạy học văn. Nxb Đạ i học quốc gia Hà Nội, 2001
17. Phan Trọng Luận và Trần Đình Sử. Hướng dẫn thực hiên chương trình sách giáo khoa lớp 12
môn văn. Nxb Giáo dục, 2008
18. Phan Trọng Luận. Cách nhìn mới về một số vấn đề then chốt của phương pháp dạy học văn (
Hội thảo PPDH ngữ văn- 2008)
19. Nguyễn Đăng Mạnh. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nxb Giáo dục, 2002
20. Nguyễn Đăng Mạnh. Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách Văn học, 2003
21. Cao Tố Nam. Vài suy nghĩ về hệ thống câu hỏi trong bài giảng văn trên tinh thần đổi mới. Tạp
chí ngôn ngữ số 12, 2001
22. Nguyễn Đức Quyền, Nguyễn thị Hồng Vân. Những bài văn đạt giải quốc gia. Nxb Giáo dục,
2003
23. Chu Văn Sơn. Thơ, điệu hồn và cấu trúc. Nxb Giáo dục, 2007
24. Trần Đình Sử. Lí luận phê bình văn học. Nxb Hội nhà văn, 1996
25. Trần Đình Sử. Một số vấn đề thi pháp học hiện đại. Bộ giáo dục và đào tạo vụ giáo viên Hà
Nội, 1993
26. Thanh Thảo. Khối vuông Rubich.Nxb Tác phẩm mới, H.1985