Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) trên thị trường chứng khoán việt nam. một số khuyến nghị cho nhà đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH



BÀI TIỂU LUẬN

QUỸ HOÁN ĐỔI DANH MỤC
(EXCHANGE TRADED FUND) TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Thành phồ Hồ Chí Minh - Tháng 11/2014


MỤC LỤC
1. LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ETF TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM ............................................................................................... 2
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển quỹ ETF trên thế giới ....................................... 2
2.1.1. Sự xuất hiện đầu tiên của ETF ................................................................. 2
2.1.2. Sự phát triển của ETF.............................................................................. 2
2.2. Việt Nam chuẩn bị gì cho việc hình thành quỹ ETF ............................................ 3
3. GIỚI THIỆU VỀ QUỸ ETF .................................................................................... 5
3.1. Quỹ ETF là gì? ................................................................................................... 5
3.1.1. Một số khái niệm liên quan ...................................................................... 6
3.1.2. Ưu điểm của quỹ ETF .............................................................................. 6
3.1.3. Một số rủi ro của Quỹ ETF ...................................................................... 6
3.1.4. So sánh ETF với Quỹ mở và Quỹ đóng .................................................... 7
3.2. Quy trình thành lập quỹ ETF .............................................................................. 7
3.3. Cách thức hoạt động của quỹ ETF ...................................................................... 9


3.3.1. Chủ thể tham gia...................................................................................... 9
3.3.2. Cơ chế phát hành/mua lại ETF .............................................................. 10
3.3.3. Giao dịch ETF tại TT thứ cấp ................................................................ 13
3.3.4. Chu kỳ thanh toán .................................................................................. 14
3.3.5. Giao dịch Arbitrage ............................................................................... 15
3.3.6. Hoạt động vay và cho vay chứng khoán ................................................. 16
3.3.7. Các quy định giao dịch trên HOSE ........................................................ 18
4. CÁC QUỸ ETF ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM ..................................... 19
4.1. FTSE Vietnam Index ETF ................................................................................ 19
4.2. Market Vectors Vietnam ETF (V.N.M) ............................................................ 20
4.3. MSCI Frontier Markets Index ETF ................................................................... 21
4.4. Sản phẩm VFMVN30 ....................................................................................... 21
4.4.1. Các đặc trưng của quỹ ETF VFMVN30 ................................................. 22


4.4.2. Sức hấp dẫn của quỹ ETF VFMVN30 .................................................... 23
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO NHÀ ĐẦU TƯ ..................................... 24
5.1. Các khuyến nghị khi đầu tư vào quỹ ETF......................................................... 24
5.2. Kết luận ........................................................................................................... 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

AP


Authorized Participant

Thành viên lập quỹ

CCQ ETF

Chứng chỉ quỹ ETF

CKCC

Chứng khoán cơ cấu

CTCK

Công ty chứng khoán

CTQLQ

Công ty quản lý quỹ

ETF

Exchange Trade Fund

NĐT

Quỹ hoán đổi danh mục
Nhà đầu tư


LP

Liquidity provider

Tổ chức tạo lập thị trường

Sở GDCK TP.HCM

Ho Chi Minh Stock
Exchange

Sở Giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh

UBCKNN
VSD

Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước
Vietnam Securities
Depository

Trung tâm Lưu ký chứng
khoán Việt Nam


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thời gian giao dịch trên HOSE......................................................................... 18
Bảng 2. Đơn vị yết giá ................................................................................................... 18
Bảng 3. Danh sách cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số (24/42)....................................... 20

Bảng 4. Danh sách cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số (20/29)....................................... 21

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Số lượng Quỹ ETF niêm yết và tài sản không ngừng tăng trưởng ....................... 3
Hình 2. Quy trình thành lập quỹ ETF............................................................................... 9
Hình 3. Cơ chế phát hành/mua lại CCQ ETF ................................................................. 11
Hình 4. Cơ chế phát hành/mua lại sơ cấp ....................................................................... 12
Hình 5. Giao dịch CCQ ETF tại thị trường thứ cấp ........................................................ 13
Hình 6. Cơ chế hoạt động ETF ...................................................................................... 14
Hình 7. Hoạt động vay và cho vay chứng khoán ............................................................ 17



1
1. LỜI MỞ ĐẦU
Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) là loại quỹ trẻ nhất trên thế giới, nhưng sự bùng
nổ về số lượng quỹ mới cũng như quy mô tài sản tăng trưởng qua các năm cho thấy
tiềm năng phát triển của loại quỹ này rất lớn. ETFs là một xu hướng đầu tư mới phát
triển mạnh mẽ dần thay thế cách đầu tư truyền thống của NĐT vào một cổ phiếu hoặc
quỹ thông thường. Tại Việt Nam, ETF còn khá mới, xu hướng phát triển của nó được
dự báo sẽ không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Thị trường chứng khoán Việt
Nam đang tiến lên một tầm cao mới khi quỹ ETF nội đầu tiên niêm yết trên sàn giao
dịch HOSE vào ngày 6/10/2014. Các NĐT nước ngoài rất lão luyện trong đầu tư vào
quỹ ETF, do sản phẩm này đã có mặt từ lâu tại các thị trường phát triển, trong khi NĐT
trong nước lần đầu được tiếp cận với loại sản phẩm này, dù thường xuyên giao dịch đón
đầu ETFs trong những kỳ cân đối danh mục của hai quỹ ETFs của nước ngoài đang
hoạt động tại Việt Nam là Van Eck và FTSE.
Vậy khi giao dịch thông qua quỹ ETF, NĐT sẽ gặp được những thuận lợi và rủi
ro gì? Để trả lời cho câu hỏi đó, bài viết sẽ đưa ra một bức tranh toàn cảnh về giao dịch
ETF tại Việt Nam mà đặc biệt là việc thành lập quỹ ETF VFMVN30 trong xu hướng

gần đây. Thông qua các quy định, quy trình thành lập cũng như cách thức hoạt động
của Quỹ ETF, NĐT sẽ có cái nhìn tổng quan về ETF từ đó đưa ra chiến lược đầu tư
thích hợp cho chính mình. Cuối cùng, bài viết sẽ đưa ra một số một số khuyến nghị cho
NĐT khi tham gia vào thị trường quỹ ETF hiện nay.


2
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ETF TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển quỹ ETF trên thế giới
2.1.1. Sự xuất hiện đầu tiên của ETF

Năm 1993, quỹ ETF đầu tiên - SPDR S&P500 xuất hiện ở Mỹ, mô phỏng chỉ số
S&P 500, chịu sự quản lý của State Stress Global Advisors- một trong những công ty
quản lý ETF lớn nhất trên thế giới. S&P 500 là một chỉ số cổ phiếu bao gồm 500 loại cổ
phiếu của các công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất, đại diện cho 75% tổng vốn
hóa thị trường Mỹ. Mã chứng khoán của SPDR S&P 500 là SPY. SPY giao dịch hơn
100 triệu cổ phiếu mỗi ngày và có thời điểm giao dịch hơn 400 triệu cổ phiếu. SPDR
S&P 500 mô phỏng theo một trong những chỉ số uy tín nhất thế giới, cung cấp cho các
NĐT tham gia vào thị trường với những lợi ích đa dạng, kinh doanh linh hoạt, minh
bạch và chi phí tương đối thấp.
2.1.2. Sự phát triển của ETF
Tháng 4/1995, State Stress cho ra đời ETF thứ hai- MidCap SPDR (MDY) mô
phỏng chỉ số S&P 400 MidCap.
Tháng 3/1996: iShares ETF ra đời với mục tiêu là vốn chủ sở hữu ETF quốc tế:
Australia (EWA), Canada (EWC), Hong Kong (EWH), Đức (EWG), Italy (EWI), Nhật
Bản (EWJ),…
Vào 12/1998, tổ chức EFIL (Exchange Fund Investment Limited) được thành lập

để quản lý việc mua cổ phiếu của chính phủ và tạo ra Tracker Fund (TraHK), thực chất
là một quỹ ETF mô phỏng Hang Seng Index (HIS)
Tháng 2/2001, ở Châu Âu, quỹ Europe’s Euro STOXX 50 ra đời.
Tháng 11/2004: SPDR Gold (GLD) ra mắt. Khối lượng tài sản GLD đứng thứ
hai trong các quỹ ETF. Ngay sau đó, năm 2005 iShares IAU- ETF đầu tư vàng thứ hai
ra đời.


3
Những năm sau đó, nhiều tổ chức tài chính lớn Barclays Global Investors,
SPDR, Vanguard, Schwab ETF, TD Ameritrade, Fedelity,… liên tục cho ra đời nhiều
Quỹ ETF. Và sau đó quỹ ETF nhanh chóng có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới
Trải qua hơn 20 năm phát triển, các quỹ ETF đang dần khẳng định được vai trò
cũng như tầm quan trọng của mình trong hoạt động đầu tư tài chính toàn cầu. Các NĐT
trên thế giới đã dần trở nên quen thuộc hơn đối với các quỹ ETF. Trong năm 2013, đã
có 406 quỹ ETF mới đăng ký, nâng tổng số quỹ ETF toàn cầu lên đến 3.581 quỹ. Mỹ là
thị trường tiên phong với 142 quỹ ETF mới, theo sát là châu Âu với 132 quỹ, châu Á Thái Bình Dương là 90 quỹ và các TTCK của các khu vực còn lại có 42 quỹ . Tính đến
giữa năm 2014, số lượng quỹ ETF trên toàn cầu đã tăng lên tới con số 5.386 quỹ với
tổng tài sản đạt hơn 2,5 nghìn tỷ USD.
Hình 1. Số lượng Quỹ ETF niêm yết và tài sản không ngừng tăng trưởng

Nguồn: Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD)

2.2.

Việt Nam chuẩn bị gì cho việc hình thành quỹ ETF

Dưới sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý là Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước. Bên cạnh đó là Sở SDCK TP.HCM (HOSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội (HNX) và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cùng với nhiều cơ quan

chức năng, các cơ quan báo đài, truyền thông… Việt Nam đang từng bước đưa quỹ
ETF gần hơn với công chúng đầu tư với các sự chuẩn bị như sau:


4
 Phổ biến kiến thức cho nhà đầu tư
Sự hiểu biết của NĐT về một sản phẩm đóng vai trò quyết định cho sự thành
công của sản phẩm đó. Chính vì thế đã có rất nhiều buổi giới thiệu, tập huấn và trao đổi
về sản phẩm ETF cho các chuyên viên của CTCK tại HOSE và VSD, HNX. Một khi
các chuyên viên môi giới của CTCK hiểu và nắm bắt được sản phẩm ETF thì NĐT của
họ cũng sẽ tiếp cận được thông tin về quỹ ETF.
Đồng thời phối hợp với cơ quan báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng
trung ương và địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức về quỹ ETF cho công
chúng dưới nhiều hình thức, phối hợp với các công ty chứng khoán, công ty quản lý
quỹ (CTQLQ) tổ chức các buổi giới thiệu về sản phẩm ETF và cơ hội đầu tư.
 Xây dựng quy chế
Ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự
phát triển của quỹ ETF, thúc đẩy sự tạo lập, đa dạng hóa các loại hình quỹ ETF. Cụ thể,
theo Thông tư 229/BTC về việc hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ ETF, VSD có
quyền và trách nhiệm cung cấp dịch vụ cho quỹ ETF trong tất cả các khâu thực hiện, từ
hỗ trợ phong tỏa chứng khoán cơ cấu cho đến khi xử lý thanh toán trên thị trường thứ
cấp và chuyển nhượng trên thị trường sơ cấp hay các quy chế liên quan đến niêm yết,
công bố thông tin (CBTT), giao dịch sản phẩm quỹ ETF và quy chế tạo lập thị trường
được chấp thuận và ban hành ở HOSE và HNX.
 Công tác tạo hàng
Do quỹ ETF là một sản phẩm lần đầu tiên được giới thiệu tại thị trường Việt
Nam nên công tác tạo hàng cho sản phẩm mới mẻ này phải được thực hiện rất tích cực.
Với những ưu điểm nổi bật của sản phẩm quỹ ETF, các CTQLQ tại Việt Nam ngày
càng quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm này. Trong thời gian tới, HOSE và HNX sẽ tiếp
tục triển khai thêm những loại chỉ số mới để phục vụ nhu cầu đầu tư ngày càng đa dạng

trên thị trường và giúp cho các CTQLQ có nhiều sự lựa chọn thuận lợi hơn như chỉ số
tổng thu nhập (Total Return Index), chỉ số quản trị công ty (Corporate Governance
Index)..., tiếp tục hợp tác với các quỹ đầu tư có nhu cầu thành lập quỹ ETF để sớm có
thêm nhiều sản phẩm ETF cho NĐT.


5
 Chỉnh sửa và xây dựng hệ thống
Hệ thống giao dịch hiện tại của HOSE, HNX đã được chỉnh sửa, nâng cấp, thử
nghiệm, kiểm tra trên diện rộng với VSD, một số CTQLQ và với tất cả các CTCK
thành viên. Bên cạnh đó, các hệ thống phụ trợ như giám sát, CBTT, trang tin điện tử
(website) cũng được nâng cấp và chỉnh sửa tương ứng nhằm cung cấp những thông tin
này rộng rãi cho công chúng đầu tư trên mạng internet, tạo thuận lợi cho NĐT trong
việc tìm kiếm cơ hội trên thị trường. Đặc biệt, HOSE xây dựng thêm 02 phần mềm tính
toán giá trị iNAV và phần mềm iINDEX; HNX cũng đã xây dựng thêm hệ thống hỗ trợ
các CTQLQ tính toán, quản lý các thông tin giá trị tài sản ròng (NAV), giá trị tài sản
ròng tham chiếu (iNAV), mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu (tracking error); chứng
chỉ quỹ ETF dự kiến sẽ được giao dịch ngay trên hệ thống CoreI5, là hệ thống giao dịch
chứng khoán niêm yết nâng cấp đã được HNX. Về cơ bản, các hệ thống được đánh giá
là hoạt động ổn định, chính xác, đáp ứng tốt các yêu cầu nghiệp vụ.
Đến nay, về mặt cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin cho hoạt động giao dịch
quỹ ETF, HOSE và HNX đã có sự chuẩn bị chu đáo và đảm bảo sự sẵn sàng để phục vụ
cho hoạt động quỹ ETF.
3. GIỚI THIỆU VỀ QUỸ ETF
3.1.

Quỹ ETF là gì?

Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange-Traded Fund), gọi tắt là quỹ ETF, là quỹ mở
được hình thành từ việc tiếp nhận, hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy chứng

chỉ quỹ. Trong đó, danh mục chứng khoán cơ cấu là danh mục bao gồm các chứng
khoán được thiết kế nhằm mô phỏng biến động của chỉ số tham chiếu và được công ty
quản lý quỹ chấp nhận trong giao dịch hoán đổi lấy lô chứng chỉ quỹ ETF. Quỹ ETF
không chỉ mô phỏng chỉ số chứng khoán mà có thể là hàng hóa hay một rổ cổ phiếu.
Việc hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy lô chứng chỉ quỹ hoặc ngược lại
thường được thực hiện bởi các NĐT tổ chức, sau đó các lô chứng chỉ quỹ có thể được
chia nhỏ ra và bán lại cho các NĐT khác trên sàn giao dịch.


6
3.1.1. Một số khái niệm liên quan
Chỉ số tham chiếu: là chỉ số chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán tại Việt
Nam xây dựng.
iNAV: là giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ ETF được xác định trong
phiên giao dịch và được cập nhật 15 giây một lần.
Tracking Errors: Chênh lệch giữa biến động giá trị tài sản ròng của Quỹ so với
biến động của chỉ số tham chiếu.
3.1.2. Ưu điểm của quỹ ETF
 Tính minh bạch cao: Danh mục đầu tư của Quỹ, NAV, số lượng ETF phát hành
hoặc mua lại, TE… được công bố hàng ngày. iNAV được công bố theo thời gian
thực.
 Chi phí thấp, dễ tiếp cận. Có cơ chế giao dịch quỹ đóng và quỹ mở và cơ hội giao
dịch Arbitrage; chênh lệch giữa giá thị trường (thứ cấp) và NAV thấp.
 Đa dạng hóa danh mục đầu tư (theo chỉ số) và là công cụ phòng ngừa rủi ro.
 Tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán (thứ cấp).
3.1.3. Một số rủi ro của Quỹ ETF
 Biến động của thị trường cơ sở: Rủi ro này phát sinh khi giá trị các tài sản của Quỹ
có sự suy giảm từng phần hay toàn bộ trong một khoảng thời gian do tác động bởi
nền kinh tế hoặc những yếu tố không lường trước được. Điều này sẽ tác động đến
hiệu quả của các khoản đầu tư, qua đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Quỹ.

 Giá của ETF theo cung cầu trên thị trường.
 Tracking error (phí quản lý, chỉ số, ngân hàng giám sát,…)
 Tính thanh khoản trên thị trường cơ sở: Điều này phát sinh rủi ro đối với NĐT
muốn mua hoặc bán chứng chỉ Quỹ ETF ngay trên sàn giao dịch nhưng không thể
thực hiện khi thanh khoản chứng chỉ quỹ thấp..
 Hủy niêm yết: Trong trường hợp mức Tracking Error liên tục trong 03 tháng gần
nhất vượt quá mức sai lệch tối đa quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh; hoặc không thể xác định được chỉ số tham chiếu; hoặc các trường


7
hợp khác quy định bởi Sở Giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh thì Quỹ sẽ bị hủy
niêm yết và bị giải thể Quỹ. Khi đó NĐT sở hữu chứng chỉ quỹ ETF sẽ không thể
thực hiện việc mua bán. Trong thời gian đó nhà đầu từ có thể bị thiệt hại khi nắm
giữ chứng chỉ quỹ ETF.
 Buộc phải bán phần chứng khoán vượt mức sở hữu theo các quy định hiện hành.
3.1.4. So sánh ETF với Quỹ mở và Quỹ đóng
Sản phẩm

ETF

Quỹ mở

Quỹ đóng

Niêm yết (thứ cấp)



x




Giá giao dịch

Gần NAV, có
discount/premium
nhỏ

Giao dịch mua/bán
với Quỹ

Giá giao dịch = NAV

Giá giao dịch = NAV

x

Thời gian giao
dịch trực tiếp với
Quỹ

Có thể hàng ngày

Định kỳ

x

Danh mục đầu tư


Công khai

Bảo mật

Bảo mật

NAV cập nhật hàng
ngày, iNAV được
tính liên tục trong
thời gian giao dịch

Báo cáo NAV định kỳ
(thường hàng tuần)

Báo cáo NAV
định kỳ (thường
hàng tuần)

3.2.

Khá xa NAV,
thường discount
lớn hơn ETF

Quy trình thành lập quỹ ETF

Trước khi bước vào quy trình thành lập quỹ ở trên, CTQLQ phải xin phép
UBCKNN cấp cho một giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ (hay còn gọi là chứng chỉ
tiến hành IPO). Khi có được giấy phép đó, CTQLQ thông báo công khai IPO để huy
động tiền hoặc danh mục chứng khoán từ NĐT,… sau đó tiến hành theo quy trình sau:

Bước 1: NĐT có tích lũy được các danh mục chứng khoán cơ cấu có nhu cầu góp vốn
gửi yêu cầu góp vốn đến thành viên lập Quỹ (AP).
Bước 2: Sau một thời gian, thành viên Quỹ (AP) tổng hợp tất cả các lệnh của NĐT gửi
đến CTQLQ


8
Lưu ý là ở bước 1 và 2 có kèm theo yêu cầu phong tỏa các gói cơ cấu này để trong qua
trình mà họ góp vốn chứng khoán cơ cấu phải đảm bảo một điều là không được giao
dịch.
Bước 3: CTQLQ yêu cầu Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam phong tỏa chứng
khoáng cơ cấu của AP/NĐT
Bước 4: VSD chấp nhận và thông báo phong tỏa
Bước 5: CTQLQ đăng kí thành lập quỹ ETF với UBCKNN
Bước 6: UBCKNN có 15 ngày để xem xét , sau đó cấp phép thành lập quỹ
Bước 7: CTQLQ tiến hành đăng kí lưu ký tại VSD, và liên hệ với Sở Giao Dịch chứng
khoán để đăng kí niêm yết. Theo quy định là trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày
UBCKNN cấp giấy phép thành lập quỹ, CTQLQ phải hoàn thiện vấn đề đăng kí niêm
yết tại VSD và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày UBCKNN cấp giấy phép thành lập
quỹ, CTQLQ phải tiến hành thủ tục để làm niêm yết.
Bước 8: Được VSD chấp thuận lưu kí
Bước 9: Sở GDCK chấp thuận đăng kí niêm yết
 Sau đó tiến hành giao dịch định kỳ


9
Hình 2. Quy trình thành lập quỹ ETF
(6) Cấp phép thành lập quỹ
UBCKNN


(5) Đăng ký lập quỹ

(7) ĐK niêm yết
SGDCK (9)
(1)
NĐT

AP
Đề nghị phong tỏa
CKCC

(2)

(3)
CTQLQ

VSD (8)
(4)
(7) ĐK lưu ký
Nguồn: Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD)

3.3.

Cách thức hoạt động của quỹ ETF
3.3.1. Chủ thể tham gia
 Công ty Quản lý quỹ giữ vai trò thiết lập danh mục mô phỏng chỉ số cơ

sở và thay mặt quỹ phát hành CCQ ETF và mua lại khi khách hàng có nhu cầu.
 Thành viên lập quỹ (gọi tắt là AP-Authorized Participant) tham gia giao
dịch tại thị trường sơ cấp và thứ cấp cho chính mình. Hay nói cách khác, AP phải có

một danh mục cổ phiếu phù hợp với danh mục mô phỏng quỹ ETF mà công ty quản
lý quỹ xây dựng, từ đây các bên sẽ hoán đổi danh mục cơ cấu để lấy các lô chứng
chỉ ETF. Sở hữu các lô CCQ ETF , AP sẽ tham gia giao dịch sản phẩm này trên thị
trường thứ cấp như một sản phẩm chứng khoán thông thường. Một chức năng khác
của AP là môi giới giao dịch trên thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp chi các NĐT khác.


10
 Tổ chức tạo lập thị trường (gọi tắt là LP-Liquidity provider) có chức
năng cung cấp tính thanh khoản cho thị trường bằng cách yết các mức giá chào mua
và chào bán theo quy định.


Ngân hàng giám sát là các ngân hàng lưu ký đã được Công ty quản lý

Quỹ ký hợp đồng chỉ định giám sát cho các quỹ ETF do mình thành lập. Chức năng
chính của nó là thực hiện lưu ký danh mục đầu tư của Quỹ, chuyển giao và tiếp nhận
danh mục CKCC vào Quỹ trong hoạt động hoán đổi. Ngoài ra, ngân hàng giám sát
còn cung cấp các dịch vụ quản trị Quỹ (tính giá trị NAV,..).


Trung tâm lưu ký chứng khoán là nơi thực hiện đăng ký,lưu ký, thanh

toán bù trừ CCQ ETF. Trung tam lưu ký đứng ra tổ chức và quản lý hệ thống vay và
cho vay chứng khoán.


Sở giao dịch chứng khoán là nơi niêm yết cũng như hủy niêm yết ETF,

tính toán iNAV đồng thời công bố thông tin của công ty quản lý Quỹ. Các giao dịch

ETF đều được Sở gaio dịch chứng khoán giám sát chặt chẽ.
3.3.2. Cơ chế phát hành/mua lại ETF
Bên cạnh cơ chế giao dịch mua, bán chứng chỉ Quỹ ETF như đối với một cổ
phiếu niêm yết trên Sở GDCK, trong suốt thời gian lưu hành ETF, NĐT, AP còn có thể
thực hiện mua hoặc bán ETF trực tiếp với công ty quản lý quỹ tại thị trường sơ cấp
thông qua cơ chế giao dịch phát hành hoặc mua lại CCQ ETF. Cơ chế này có thể hiểu
khái quát như sau:


11
Hình 3. Cơ chế phát hành/mua lại CCQ ETF



Đối với giao dịch phát hành (mua CCQ ETF):

NĐT đặt lệnh mua CCQ ETF tại AP, lúc này NĐT sẽ giao cho AP một danh
mục CKCC hoặc tiền. Sau đó AP sẽ gửi yêu cầu mua cho CTQLQ và kèm theo danh
mục CKCC. Tiếp đến Công ty quản lý Quỹ sẽ phát hành CCQ ETF để giao cho AP và
NĐT.


Đối với giao dịch mua lại (bán CCQ ETF):

Ngược lại với giao dịch phát hành, đối với giao dịch mua lại,NĐT sẽ đặt lệnh
bán tại AP và kèm theo lô CCQ ETF. Sau đó AP đề nghị Công ty quản lý Quỹ mua lại
CCQ ETF mà mình đang sở hữu. Công ty quản lý Quỹ nhận lại CCQ ETF và giao danh
mục CKCC cho AP và NĐT.
Để thực hiện cơ chế giao dịch phát hành/mua lại, Công ty quản lý Quỹ sẽ phải
công bố thông tin (về tần suất, ngày giao dịch hoán đổi và các thông tin cụ thể về điều

kiện được giao dịch sau khi quỹ ETF thành lập) để NĐT hoặc AP có thể thực hiện các
lệnh giao dịch hoán đổi CCQ ETF.
Còn đối với Trung tâm lưu ký, trong hoạt động phát hành/mua lại CCQ ETF, các
công việc chính mà Trung tâm lưu ký thực hiện bao gồm:


12
Hình 4. Cơ chế phát hành/mua lại sơ cấp

 Tiếp nhận các thông tin về lệnh giao dịch hoán đổi của NĐT, AP.
 Kiểm tra để đảm bảo NĐT, AP có đủ CKCC/CCQ ETF trên tài khoản khi
thực hiện giao dịch hoán đổi.
 Thanh toán cho NĐT, AP vào ngày T+2 (ngày T là ngày giao dịch hoán đổi).
Đối với các lệnh mua, Trung tâm lưu ký chuyển khoản số CKCC từ tài khoản
AP, NĐT sang tài khoản của Quỹ ETF tại ngân hàng giám sát; đồng thời
đăng ký bổ sung, lưu ký và ghi tăng số CCQ ETF phát hành thêm vào tài
khoản của AP, NĐT. Đối với lệnh bán, Trung tâm lưu ký chuyển khoản số
lượng CKCC từ tài khoản Quỹ ETF tại ngân hàng giám sát sang tài khoản
của AP, NĐT; đồng thời rút lưu ký, hủy đăng ký và ghi giảm số CCQ ETF
trên tài khoản AP, NĐT.
 Sau khi hoàn tất việc thanh toán cho NĐT, Trung tâm lưu ký sẽ cung cấp cho
Sở GDCK thông tin về số lượng CCQ ETF phát hành thêm/mua lại theo kết
quả giao dịch hoán đổi ngay trong ngày thanh toán (ngày T+2) để các Sở


13
GDCK có căn cứ thực hiện niêm yết bổ sung/hủy niêm yết một phần CCQ
ETF vào ngày làm việc tiếp theo.
3.3.3. Giao dịch ETF tại TT thứ cấp
Sau khi AP, thực hiện hoán đổi danh mục lấy CCQ ETF, AP có thể bán các

chứng chỉ quỹ ETF trên sàn giao dịch khi Quỹ ETF niêm yết. Ngược lại, AP có thể mua
CCQ ETF trên sàn giao dịch nhằm mục đích hưởng chênh lệch giá hoặc hoán đổi CCQ
ETF lấy danh mục chứng khoán với công ty quản lý quỹ ETF. Các CCQ ETF được giao
dịch trên thị trường thứ cấp như các sản phẩm chứng khoán thông thường.
Trên sàn giao dịch, các NĐT thứ cấp (không mua chứng chỉ quỹ ETF qua thành
viên lập quỹ) có thể mua bán chứng chỉ quỹ ETF nhằm hưởng lợi từ việc tăng giá trị
của danh mục CKCC hoặc từ chênh lệch của giá chứng chỉ quỹ ETF
Hình 5. Giao dịch CCQ ETF tại thị trường thứ cấp

Do quỹ ETF có thể được mua bán trên cả hai thị trường như trên, giá thị trường
của chứng chỉ quỹ ETF hầu như ngang bằng với giá trị tài sản ròng của quỹ ETF tại
một thời điểm bất kỳ. Ví dụ, khi giá thị trường đang cao hơn giá trị tài sản ròng, thành
viên lập quỹ lập tức bán chứng chỉ quỹ trên thị trường thứ cấp và mua lại chứng chỉ quỹ
thông qua việc mua danh mục CKCC và hoán đổi với công ty quản lý quỹ. Như vậy,
thành viên lập quỹ đã kiếm được lợi nhuận chênh lệch giá mà không chịu rủi ro


14
(arbitrage). Và hoạt động này diễn ra ngược lại khi giá thị trường thấp hơn giá trị tài sản
ròng của quỹ ETF tại một thời điểm bất kỳ trong phiên giao dịch.
Ngoài cơ chế hoạt động của quỹ ETF như trên, các thành viên lập quỹ có thể
được phép trở thành tổ chức tạo lập thị trường quỹ ETF nhằm tăng cường tính thanh
khoản của quỹ và đáp ứng nhu cầu mua bán của các NĐT trên thị trường thứ cấp (sàn
giao dịch chứng khoán).
3.3.4. Chu kỳ thanh toán
Hình 6. Cơ chế hoạt động ETF

Thông qua cơ chế hoạt động trên cả hai thị trường: Sơ cấp lẫn Thứ cấp, Chu kỳ thanh
toán cũng được thể hiện trên hai thị trường.
i.


Thi trường sơ cấp

Thành viên lập quỹ thông qua việc huy động tiền, danh mục chứng khoán từ các NĐT
cá nhân hoặc danh mục tự doanh của mình để thực hiện mua đủ danh mục chứng khoán
cơ cấu, sau đó dùng danh mục chứng khoán cơ cấu này chuyển giao cho Công ty quản
lý quỹ và nhận lại chứng chỉ quỹ ETF.
Ngược lại khi thành viên lập quỹ muốn lấy danh mục cơ cấu về để bán thì sẽ thực hiện
hoán đổi ngược lại, hoán đổi chứng chỉ quỹ ETF lấy danh mục chứng khoán cơ cấu với
Công ty quản lý quỹ.


15
DM cơ cấu
ETF
CÔNG TY
QUẢN LÝ
QUỸ

ii.

THÀNH
DMCC
ETF

VIÊN LẬP
QUỸ

Thị trường thứ cấp (Giao dịch qua sàn)


Sau khi thành viên lập quỹ thực hiện hoán đổi danh mục lấy chứng chỉ quỹ ETF, thành
viên lập quỹ có thể bán chứng chỉ ETF trên Sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng
khoán. NĐT (không mua chứng chỉ quỹ ETF qua góp vốn với thành viên lập quỹ) sẽ
chi tiền và mua chứng chỉ quỹ ETF trên Sàn giao dịch.
3.3.5. Giao dịch Arbitrage
Do quỹ ETF có thể được mua bán trên cả hai thị trường sơ cấp nên giá thị trường
của chứng chỉ quỹ ETF hầu như ngang bằng với giá trị tài sản ròng iNAV của quỹ ETF
tại một thời điểm bất kỳ. Nếu có một sự chệch khỏi phương trình cân bằng này thì sẽ
tạo cơ hội kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage). Ví dụ cụ thể như sau:
-

Nếu giá thị trường cao hơn giá trị tài sản ròng, nghĩa là giá ETF > iNAV, thành
viên lập quỹ/ NĐT có thể thực hiện hành động đồng thời sau:


Bán chứng chỉ quỹ trên thị trường thứ cấp thu được giá ETF hiện tại



Mua danh mục chứng khoán cơ cấu trên thị trường thứ cấp với giá iNAV và
yêu cầu tạo lập ETF đối với Công ty quản lý quỹ để hoán đổi danh mục lấy
ETF.

Như vậy thành viên lập quỹ/ NĐT đã kiếm được lợi nhuận chênh lệch giá (giá ETFiNAV ) mà không chịu rủi ro. Lợi nhuận này sẽ thu hút các NĐT khác thực hiện các
động thái giao dịch tương tự như vậy, điều này sẽ khiến giá trị tài sản ròng iNAV tăng
lên vì có nhiều giao dịch mua, đồng thời giá thị trường ETF sẽ giảm vì có nhiều giao
dịch bán. Cơ hội kinh doanh chênh lệch giá sẽ biến mất khi giá thị trường ETF được
điều chỉnh bằng giá trị tài sản ròng iNAV.



16
-

Tương tự, nếu giá thị trường cao hơn giá trị tài sản ròng, nghĩa là giá ETF <
iNAV, thành viên lập quỹ/ NĐT có thể thực hiện đồng thời:


Mua ETF trên thị trường thứ cấp với giá ETF hiện tại, yêu cầu Công ty quản
lý quỹ mua lại ETF và hoàn trả danh mục chứng khoán cơ cấu.



Bán danh mục chứng khoán cơ cấu vừa hoán đổi trên thị trường thứ cấp thu
iNAV.

Việc tham gia vào giao dịch đồng thời như vậy sẽ đem đến một khoản lời chính
là chênh lệch giữa iNAV và giá ETF hiện tại trên thị trường thứ cấp. Và cơ hội kinh
doanh chênh lệch giá sẽ dừng lại khi có sự điều chỉnh giá iNAV bằng giá ETF.
Cơ chế kinh doanh chênh lệch giá khiến số lượng giao dịch diễn ra trên thị
trường thứ cấp cũng như sơ cấp tăng lên, từ đó góp phần làm tăng tính thanh khoản của
thị trường. Đồng thời một lần nữa có thể khẳng định rằng với cơ chế kinh doanh chênh
lệch giá rất riêng, tác động trên cả hai thị trường sơ cấp và thứ cấp đã góp phần làm
giảm chênh lệch giữa giá ETF trên thị trường và NAV của quỹ. ETF có hai loại giá đặc
trưng là giá ETF do cung cầu trên thị trường quyết định và giá của rổ chứng khoán mà
quỹ ETF nắm giữ. Bất cứ lúc nào có sự khác biệt giữa hai loại giá này, NĐT sẽ kinh
doanh chênh lệch giá, từ đó làm cho giá của ETF không khác biệt nhiều so với giá trị
tài sản mà nó nắm giữ.
3.3.6. Hoạt động vay và cho vay chứng khoán
Để hỗ trợ việc thành lập quỹ ETF và sửa lỗi giao dịch, Trung tâm lưu ký chứng
khoán (VSD) đã ban hành Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán

(SBL).
Theo đó, SBL sẽ giúp xử lý khi có lỗi dẫn đến tạm thời thiếu chứng khoán để
thanh toán và hỗ trợ thành viên lập quỹ ETF có đủ chứng khoán để góp vốn và thực
hiện hoán đổi danh mục.Chứng khoán cho vay sẽ bao gồm tất cả những cổ phiếu đã
được niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, ngoại trừ các cổ
phiếu bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, tạm ngừng giao dịch; chứng khoán đang
được cầm cố, phong tỏa, tạm giữ tại VSD; chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng và
trái phiếu chuyển đổi.


17
Các đối tượng tham gia vào hoạt động có thể kế đến như:
 Bên cho vay: bao gồm tổ chức, cá nhân sở hữu chứng khoán đã lưu ký tại VSD
 Bên vay: Thành viên lưu ký hoặc các thành viên lập quỹ
 VSD: đóng vai trò trung gian và tổ chức vận hành hệ thống SBL
Theo đó, cơ chế của hoạt động vay và cho vay chứng khoán có thể hiểu là
Hình 7. Hoạt động vay và cho vay chứng khoán

Các đối tượng có nhu cầu vay và cho vay (bên cho vay và bên vay) nhập lệnh vào hệ
thống SBL thông qua sự giám sát của VSD. VSD là trung gian kết nối giữa bên cho vay
và bên vay chứng khoán để thực hiện các giao dịch phù hợp với quy định pháp luật.
Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho việc thực hiện vay và cho vay chứng khoán bao gồm:
tổ chức hệ thống thỏa thuận vay và cho vay chứng khoán; thực hiện chuyển giao và
hoàn trả chứng khoán giữa các bên vay và cho vay; định giá và quản lý tài sản thế chấp;
xác định và tính toán quyền liên quan đến chứng khoán thuộc sở hữu của bên cho vay
và thực hiện chuyển giao lợi ích phát sinh từ quyền từ bên vay sang bên cho vay theo
thỏa thuận và đề nghị của các bên. Ngoài ra bên vay và bên cho vay có thể thỏa thuận
khoản vay trực tiếp.
Lưu ý là chỉ thành viên lưu ký của VSD mới được tham gia đăng nhập yêu cầu vay/cho
vay, chào vay/chào cho vay vào hệ thống SBL của VSD, các tổ chức, các nhân có nhu

cầu cho vay chứng khoán phải thực hiện thông qua thành viên lưu ký của VSD.


18
3.3.7. Các quy định giao dịch trên HOSE
 Thời gian giao dịch
SGDCK TP. HCM tổ chức giao dịch từ 9h00 đến 15h00 các ngày thứ Hai đến thứ Sáu
hàng tuần, trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định, thời gian giao dịch cụ thể như sau:
Bảng 1. Thời gian giao dịch trên HOSE
Phiên

Phương thức giao dịch

Giờ giao dịch

Loại lệnh

Phiên sáng

Khớp lệnh định kỳ mở cửa

09:00 – 09:15

Lệnh giới hạn,
lệnh ATO

Khớp lệnh liên tục I

09:15 – 11:30


Giao dịch thỏa thuận

09:00 – 11:30

Khớp lệnh liên tục II

13:00 – 14:30

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa

14:30 – 14:45

Giao dịch thỏa thuận

13:00 – 15:00

Phiên chiều

Nguồn: Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

 Đơn vị giao dịch
Lô chẵn có khối lượng mỗi giao dịch là 10 CCQ ETF, tuy nhiên mỗi lênh giao dịch
không vượt quá khối lượng tối đa là 19.990 chứng chỉ quỹ ETF.
Lô lớn là lô có khối lượng giao dịch từ 20.000 chứng chỉ quỹ ETF trở lên.
 Đơn vị yết giá
Bảng 2. Đơn vị yết giá
Mức giá
Đơn vị giao dịch
<= 49.900
100 đồng

50.000 – 99.500
500 đồng
>= 100.000
1.000 đồng
 Các loại lệnh: lệnh giới hạn, lệnh giao dich tại mức giá khớp lệnh lúc mở cửa
(lệnh ATO), lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh lúc đóng cửa ( lệnh ATC),
lệnh thị trường (MP)
 Biên độ dao động giá ngày đầu tiên: được phép dao động tối thiểu +/- 20% so
với giá tham chiếu dự kiến trong ngày giao dịch đầu tiên.
Biên độ dao động giá hằng ngày: +/- 7% giá tham chiếu.


19
 Giá tham chiếu: là giá đóng của trong ngày giao dịch trước và gần đó nhất.
Giá đóng cửa: là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch,
nếu không có giá thực hiện trong ngày giao dịch thì giá đóng cửa là giá đóng cửa
của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
 Điều chỉnh giá:
Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
Giá sàn = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
Trong trường hợp giá tối đa hoặc giá tối thiểu của chứng chỉ quỹ ETF sau khi
điều chỉnh theo biên độ dao động giá theo quy định tại điểm (a) trên đây bằng với giá
tham chiếu, giá tối đa và giá tối thiểu sẽ được thực hiện điều chỉnh như sau:
-

Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá

-

Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu - một đơn vị yết giá.


Trong trường hợp giá tối thiểu (giá sàn) điều chỉnh quy định tại điểm (b) trên
đây bằng không (0), giá tối đa và giá tối thiểu được điều chỉnh như sau:
-

Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá

-

Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu.

 Tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài: Trong khi các cổ phiếu và quỹ đóng hiện tại
quy định hạn chế sở hữu của NĐT nước ngoài là 49% thì quỹ ETF lại không hạn chế ,
nghĩa là NĐT nước ngoài có thể sở hữu 100% vào quỹ ETF.
4. CÁC QUỸ ETF ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
4.1.

FTSE Vietnam Index ETF

FTSE Vietnam Index ETF là quỹ đầu tư chỉ số đầu tiên tại Việt Nam được
Deutsche Bank AG thành lập vào ngày 15/01/2008 với số vốn ban đầu là 5.1 triệu
USD. Quỹ ETF này mô phỏng FTSE Vietnam Index, một trong hai chỉ số do FTSE
Group xây dựng từ ngày 26/04/2007. Chỉ số thứ nhất là FTSE Vietnam All-Share Index,
gồm các cổ phiếu chiếm đến 90% giá trị vốn hóa thị trường (trước khi điều chỉnh trọng
số đầu tư). Chỉ số thứ hai là FTSE Vietnam Index, có thể dùng để đầu tư, gồm các
chứng khoán thuộc FTSE Vietnam All-Share Index và còn room nước ngoài.


×