Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận vật liệu dệt may - tìm hiểu về cây, sợi sisal

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 19 trang )

Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

LỜI CẢM ƠN
Thân chào quý thầy cô và các bạn, trong quá trình học tập mình có nghe qua loại
sợi có tên là Sisal (hay sợi Dứa dại) – một loại sợi được tạo ra từ loại cây trồng
công nghiệp khá phổ biến ở nhiều quốc gia nên muốn giới thiệu cho các bạn cùng
kham thảo. Và đây cũng là đề tài tiểu luận mà mình muốn hoàn thành để kiểm tra
lại kiến thức đã học của môn Vật Liệu May. Mình xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn tận tình của thầy Huỳnh Văn Trí cùng với những ý kiến trực tiếp từ các bạn của
mình trong thời gian hoàn thành bài tiểu luận này. Nếu có chỗ nào sai sót rất mong
thầy cô và các bạn nhiệt tình đóng góp để mình có thêm kinh nghiệm cho những bài
tập sau. Xin chúc mọi người có nhiều sức khỏe để làm việc thật tốt!

1


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TP Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm….

2


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ………………………………………………………………………… 1
Đánh giá của giáo viên hướng dẫn ……………………………………………….... 2
Mục lục ……………………………………………………………………………. 3
Chương 1: Giới thiệu đề tài ……………………………………………………… 5
1.1
1.2
1.3

Lí do chọn đề tài ……………………………………………………………... 5
Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………... 5
Bố cục của đề tài …………………………………………………………….. 5

Chương 2: Nội dung ……………………………………………………………... 6
2.1 Giới thiệu sợi Sisal…………………………………………………………... 6
2.1.1 Nguồn gốc phát triển …………………………………………………… 6

2.1.2 Đặc điểm, tính chất …………………………………………………….. 7
2.2 Quá trình sản xuất sợi Sisal ………………………………………………….
10
2.3 Ứng dụng của sợi Sisal ……………………………………………………... 13
2.3.1 Trong truyền thống …………………………………………………… 13
2.3.2 Trong sản xuất giấy và bột giấy ……………………………………… 14
2.3.3 Trong dệt may ………………………………………………………... 14

3


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

2.3.4 Sản xuất nhựa và cao su vật liệu tổng hợp …………………………… 15
2.3.5 Sử dụng chất thải Sisal ……………………………………………… 15
2.4 Lợi ích và hạn chế của Sisal với môi trường ……………………………….. 16
2.4.1 Lợi ích ………………………………………………………………… 16
2.4.2 Hạn chế ……………………………………………………………….. 16
2.5 Triển vọng của Sisal trên thị trường ………………………………………... 17
Chương 3: Kết luận …………………………………………………………….. 18
3.1 Ý nghĩa thực tiễn từ kết quả nghiên cứu ……………………………………. 18
3.2 Kiến nghị ……………………………………………………………………. 18
Tài liệu kham khảo ……………………………………………………………... 19

4


Tiểu luận Vật liệu may


Hồ Thị Xuân

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1

Lí do chọn đề tài:
Con người từ xưa đến nay đã tạo ra rất nhiều loại vật liệu nhằm tạo nên những
sản phẩm có giá trị phục vụ cho sản xuất cũng như cuộc sống {hon ngày của
mỗi người. Góp phần làm hiện đại hóa đất nước, đem lại lợi ích cho người sử
dụng.
Trong ngành dệt may cũng vậy, chúng ta đã nghiên cứu, tìm tòi để trồng
và khai thác ra nhiều loại cây công nghiệp lấy sợi giúp cung cấp nguồn vật
liệu tạo ra nhiều sản phẩm gần gũi với mọi người.
Ở đề tài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sợi Sisal (hay còn gọi là sợi Dứa
dại) nhằm giúp cho mọi người có thêm {hong tin về loại vật liệu này bên
cạnh đó là các công dụng to lớn mà loại sợi này mang lại, đây cũng chính là lí

1.2

do mà đề tài này muốn truyền tải.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Bài tiểu luận muốn giới thiệu về vật liệu Sisal thông qua các đặc điểm, tính
chất, quá trình khai thác và sử dụng nhằm hiểu thêm các đặc tính của chúng
so với các vật liệu khác để có hướng lựa chọn sản phẩm phù hợp.

1.3


Bố cục của đề tài:
Bố cục bài tiểu luận này được chia thành 3 chương kèm theo phần tài liệu
kham khảo. Trong đó 3 chương gồm: Chương 1: giới thiệu đề tài; chương 2:
nội dung (giới thiệu, quá trình tạo sợi, ứng dụng, lợi ích – hạn chế, triển vọng
trên thị trường của Sisal); chương 3: kết luận (ý nghĩa thực tiễn và kiến nghị).
CHƯƠNG 2:

5


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

NỘI DUNG

2.1 Giới thiệu về Sisal:
2.1.1 Nguồn gốc:
- Khái niệm: Sisal là loại xơ có từ thiên nhiên
(tên khoa học là Agave sisalana) của họ Agavoideae.
- Xuất xứ: Là loại cây có nguồn gốc không rõ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC:
Loài:

Thực vật

ràng, trong thế kỉ 19, việc trồng Sisal đã lây lan sang

Nhánh: Thực vật hạt

kín, cây một lá mầm

nước Florida đến những hòn đảo ở Caribê vả Brazil,

Thứ tự: Asparagales

ngoài ra còn ở các quốc gia bên Châu Phi, đặc biệt là

Gia đình: Asparagaceae

Kenya và Châu Á.

Phân họ: Agavoideae
Chi:

Agave

Loài:

A.sisalana

Tên nhị thức:
Agave
sisalana

- Vào năm 1517, đây là thời điểm bùng nổ của vận tải biển nên sự cần thiết
của dây thừng là rất lớn, sợi Sisal trở thành một ngành công nghiệp phát triển
mạnh mẻ vả rộng lớn. Tiếp tục bùng nổ vào cuối thế kỉ 18 nhờ vào sức mạnh đáng
kinh ngạc của các chất xơ.
- Vào đầu thế kỉ 19, Yucatan là quốc gia xuất khẩu 80.000 tấn Sisal mỗi năm,

chiếm 90% vật liệu sử dụng dây thừng khô trên thế giới.
6


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

- Việc trồng để làm thương mại loại cây này đã được thực hiện lần đầu tiên ở
Brazil vào cuối năm 1930 và cũng xuất khẩu lần đầu vào năm 1948. Trong đó
Brazil và Trung Quốc là nguồn cung cấp chính về Sisal.
2.1.2 Đặc điểm, tính chất:
- Đặc điểm:
+ Sisal là loại cây vùng nhiệt đới vì nó
thích hợp với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ trên 25
độ C , là một thành viên của gia đình xương rồng.
Thân cây phát triển đến khoảng 3 feet (0.9 mét) về
chiều cao, đường kính khoảng 15 inch (38 cm). Lá
cây phát triển dày đặc với hoa ở giữa, lá cứng có vị
bùi, với màu lá từ xám chuyển sang xanh lá cây
đậm, mỗi lá dài 2 – 6 feet (0.6 – 1.8 mét), chiều

Lá cây dài 0.6 – 2 mét

rộng nhất của lá từ 4 – 7 inch (10 – 18 cm).
+ Sau khi trồng được
4 – 8 năm, các cây trưởng
thành sẽ cho ra hoa ở trung
tâm với chiều cao đạt khoảng
20 feet (6 mét). Hoa màu

vàng, dài khoảng 2.5 inch (6
cm) và có mùi khó chịu, hình thành các cụm dày đặc ở 2 đầu nhánh, cây sẽ chết khi
hoa phát triển hoàn toàn.
+ Cây dễ phát triển trong đất đai với hệ thống thoát nước tốt và khí hậu ấm
áp, đặc biệt là vùng ẩm ướt, để nhân giống người ta lấy cây con hoặc thân rễ (thân

7


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

ngầm) đem giữ trong vườn
ươm từ 12 đến 18 tháng đầu
tiên. Tuy vậy, phương pháp
này không có khả năng cải
thiện di truyền.
- Tính chất:
+ Sợi Sisal đặc biệt
bền nhưng độ bền giảm nhiều khi tiếp xúc với nước hay độ ẩm, xơ của nó không
phù hợp để làm vải mặc vì không có độ mịn, láng bóng.
+ Dễ nhuộm màu và ăn màu rất tốt so với các loại
sợi tự nhiên.
+ Hoàn toàn phân hủy sinh học, không có thuốc
trừ sâu hay phân hóa học sử dụng trong trồng trọt.
 Đối với sợi Sisal: Sợi Sisal thường có màu
trắng kem, sợi bóng giống như các loại sợi quang hay
dây cước, chiều dài 40 – 50 inch (100 – 125 inch), đường
kính 0.08 – 0.15 inch (0.2 – 0.4cm).


8

Thuốc nhuộm dễ
dàng, dễ ăn màu


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

Ta có bảng phân tích sau:
a) Thành phần hóa học của Sisal sợi quang:

Cellulose

65%

Hemicelluloses

12%

Lignin

9.9%

Waxes

2%


Total

100%

b)

Xác định các Sisal sợi quang
Tên sợi
Sisal

Loại sợi
Sợi Cellulose

Phản ứng cháy
Nhạy khi thắp

Màu
Xám tro

sáng, đốt cháy

(Nguồn: www.textilelearner.blogspot.com)

9

Sau khi đốt
Giống đốt giấy
hoặc cỏ



Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

2.2 Quá trình sản xuất sợi Sisal:

Một cây Sisal có tuổi thọ từ 7 – 10 năm và thường sản xuất ra 200 – 250 lá để sử
dụng, mỗi lá chứa trung bình khoảng 1000 sợi, các sợi thường chỉ chiếm khoảng
4% trọng lượng cây. Sợi được chiết xuất bởi một quá trình được gọi là bóc vỏ cơ
khí, khi đó lá sẽ bị nghiền nát và đập bởi các con
lăn để loại bỏ phần bột, giữ lại phần sợi. Ở Đông
Phi, nơi sản xuất thường nằm trên vùng đất rộng
lớn, lá được vận chuyển đến một nhà máy bóc vỏ
chính, các chất xơ sau đó được sấy khô, chải và
đóng kiện xuất khẩu. Quá trình làm khô nhân tạo
được biết sẽ mang lại kết quả tốt hơn so với phơi
nắng, nhưng nó không khả thi ở các nước đang phát
Đóng kiện sợi Sisal

triển, nơi chủ yếu sản xuất ra Sisal.

10


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

Máy xay


Máy sấy Sisal

Máy chảiNơi
sợiphơi
tự động
sợi

(Nguồn: www.tectonicablog.com)

Trong môi trường sản xuất ở đông bắc Brazil, Sisal chủ yếu được trông bởi các hộ
gia đình và chất xơ được chiết xuất bằng việc sử dụng Raspadors di động thay cho
nước. sợi được làm sạch bằng cách đánh răng. Sợi khô được máy chải kĩ và được
sắp xếp vào các lớp khác nhau theo nhóm kích thước. Năng suất bình quân của các
sợi khô là khoảng 1 tấn/ha, trong đó ở Đông Phi có thể đạt 4 tấn/ha. Sau đây là
bảng liêt kê sản lượng Sisal ở một số nước năm 2007:
11


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

Sản xuất Sisal năm 2007
(nghìn tấn)

Brazil

113,3

Tanzania


36,9

Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc

34.0

Kenya

27,6

Madagascar

9.1

Haiti

2.2

Nam Phi

1.6

Tổng số thế giới

240,7

Nguồn: FAO sợi thống kê Bulletin
(http//: www.princeton.edu)


2.3 Ứng dụng của sợi Sisal:
2.3.1 Trong truyền thống:
Dùng làm dây xe, dây thừng, sợi và được dệt thành thảm, các loại đồ thủ
công mỹ nghệ khác nhau. Mặc dù có sự cạnh tranh từ sợi tổng hợp đã làm suy yếu
12


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

nhu cầu Sisal trong các ứng dụng truyền thống nhưng ngày nay với nhu cầu tiêu
dùng mới cho sợi tự nhiên đã giúp cho thị trường Sisal ngày càng mở rộng.

2.3.2 Trong sản xuất giấy và bột giấy:
Sisal có chứa một tỉ lệ cao cellulose trong bột giấy, là nguyên liệu sản xuất
lớn cho giấy và các – tông với đặc tính thấm cũng như độ bền cao đem lại chất
lượng cao cho sản phẩm giấy. Độ xốp của nó có thể sử dụng làm các bộ lọc giấy
thuốc lá và những thứ như túi trà.
13


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

2.3.3 Trong dệt may:
Chủ yếu được sử dụng làm vải đánh bóng kim loại vì nó đủ mạnh để đánh
bóng và đủ mềm để không làm xước hay trầy kim loại.
Trang trí cho trang phục theo thời trang ở một số nước,phần lớn là Châu

Phi và Mĩ La – tinh, ngày nay nó có thể xem như một “mốt” mới.

(Nguồn: www.annaluks.blogspot.com)

Sisal còn có thể thay thế hoặc tăng cường sợi thủy tinh nhằm giúp củng cố
nhựa trong xe ô tô, tàu thuyền, đồ nội thất, bể chứa nước và ống dẫn.

14


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

Sisal cũng có thể sử dụng làm tăng sức mạnh trong hổn hợp xi măng cho
sự phát triển của nhà ở giá thấp và để thay thế amiăng trong tấm lợp và phanh
miếng đệm.
2.3.4 Sản xuất nhựa và cao su vật liệu tổng hợp:
Sisal có tiềm năng như tăng cường polymer (nhựa nhiệt dẻo, thermosets
và cao su) vật liệu tổng hợp, sử dụng trong các linh kiện ô tô và đồ nội thất rất phổ
biến. Ngoài ra, còn là vật liệu tốt nhất làm bảng phi tiêu.
2.3.5 Sử dụng chất thải Sisal:
Phụ phẩm từ Sisal có thể được sử dụng để làm khí sinh học, nguyên liệu
dược phẩm và vật liệu xây dựng. Các phế thải còn lại sau khi lấy sợi nếu hủy đi rất
lảng phí nên để khai thác giá trị kinh tế của vật liệu này (lên tới khoảng 15 triệu
tấn/năm), Quỹ chung cho hàng hóa (CFC), UNIDO và các ngành công nghiệp Sisal
Tanzania đã tài trợ để thành lập nhà máy đầu tiên sử dụng chất thải để sản xuất khí
sinh học Sisal, quá trình nhiệt điện và phân bón. Qua đánh giá cho thấy 75% năng
lượng sản xuất có thể phân phối cho các khu dân cư ở nông thôn và 25% được sử
dụng trong chế biến.


2.4 Lợi ích và hạn chế của Sisal với môi trường:
2.4.1 Lợi ích:
Trong vòng đời, sisal hấp thụ nhiều khí carbon hơn nó tạo ra. Trong quá
trình chế biến, nó chủ yếu tạo ra chất thải hữu cơ và phế liệu lá có thể được sử dụng
để tạo ra năng lượng sinh học, sản xuất thức ăn gia súc, phân bón và nhà ở sinh thái
15


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

Materialand. Hơn nữa, các rừng Sisal giúp giảm xói mòn đất thông qua hệ thống rễ
bám sâu rộng và đóng góp việc quản lí lưu vực. Vùng trồng Sisal được ví như hàng
rào bảo vệ giữa vùng đất trồng với những kẻ xâm nhập.

2.4.2 Hạn chế:
Trồng Sisal ban đầu gây ra suy thoái môi trường bởi vì các đồn điền sẽ
thay thế rừng tự nhiên nhưng nhìn chung vẫn ít gây tổn hại hơn nhiều loại hình
nông nghiệp khác. Nước thải từ quá trình bóc vỏ gây ô nhiễm nghiêm trọng nếu nó
lưu thông vào kênh rạch.

2.5 Triển vọng của Sisal trên thị trường:

16


Tiểu luận Vật liệu may


Hồ Thị Xuân

Sisal có một tương lai đầy hứa hẹn không chỉ vì những cách sử dụng mới của
sợi này mà còn vì nhận thức rằng chúng là loại sợi tự nhiên thân thiện với môi
trường. Thông báo này đã được phổ biến rộng rãi trong Năm Quốc tế sợi tự nhiên
trong năm 2009. Được công nhận là một nguồn tài nguyên có giá trị và đa dạng,
đầy tiềm năng.

17


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

CHƯƠNG 3:
KẾT LUẬN

3.1 Ý nghĩa thực tiễn từ kết quả nghiên cứu:
Công nghệ kĩ thuật ngày nay càng phát triển mạnh kéo theo đó là những sáng
kiến vô cùng độ đáo mà con người đã tìm ra, không những cải thiện đời sống của
người dân mà còn tạo ra những vật liệu mới, công cụ mới và một cuộc sống mới
hoàn hảo hơn. Cũng giống như Sisal, từ một loại thực vật cứng và khô thì qua bàn
tay chế tác của con người, nó đã trở nên có giá trị, biến thành nhiều loại mặt hàng
có ích cho người sử dụng.

3.2 Kiến nghị:
Sau khi tìm hiểu về những thành tựu mà vật liệu Sisal mang lại thì tôi thấy phần
lớn Sisal vẫn chưa được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang, có lẽ vì nó quá khô
khan nên sẽ không phù hợp trong việc làm vải may trang phục nhưng nếu dùng

trong trang trí họa tiết thì sẽ tạo nên sự mới lạ cho trang phục hơn, hiện ứng dụng
này chỉ áp dụng cho thời trang ở một số nước nhưng tôi mong sẽ được phổ biến ra
ngoài thêm nữa.

18


Tiểu luận Vật liệu may

Hồ Thị Xuân

TÀI LIỆU THAM KHẢO
* http//: www.worldjute.com (mục 2.1)
* http//: www.textilelearner.blogspot.com (mục 2.1)
* http//: www.britannica.com (mục 2.1)
* http//: www.princeton.edu (mục 2.1, mục 2.2, mục 2.4)
* http//: www.tectonicablog.com (mục 2.2)
* http//: www.fao.org (mục 2.3, mục 2.4)
* http//: www.tourimex.com (mục 2.1)
* http//: www.annaluks.blogspot.com (mục 2.3)

19



×