Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

RÈN KĨ NĂNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA ĐỀ KIỂM TRA MẪU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.91 KB, 32 trang )

Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

Phần I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Qua kết quả thi học kì I quá thấp, Ban Giám Hiệu yêu cầu giáo viên
tìm giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn. Với số tiết khiêm tốn (2 tiết /
tuần) giáo viên chỉ được gặp học sinh một lần trong tuần, còn việc triệu tập
học sinh yếu kém vào phụ đạo là một vấn đề nan giải với đối tượng học sinh
của Lộc Hưng. Vì vậy, tôi chọn giải pháp tận dụng thời gian tự học ở nhà của
học sinh là chính. Đó là lí do tôi chọn đề tài “RÈN KĨ NĂNG TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH THÔNG QUA ĐỀ KIỂM TRA MẪU”
II. Mục đích nghiên cứu:
Khâu chuẩn bị bài ở nhà rất quan trọng, để kích thích ý thức tự học tự
tự chuẩn bị bài của học sinh tôi soạn sẵn ngân hàng đề kiểm tra tương tự bài
kiểm tra 1 tiết mà nội dung kiến thức liên quan đến bài học tiếp theo yêu cầu
học sinh về nhà làm. Vì vậy mục đích nghiên cứu là tác dụng của việc dùng
đề kiểm tra mẫu để chuẩn bị bài ở nhà.
III. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp giúp học sinh biết cách tự học thông
qua các dạng câu hỏi thường gặp trong đề kiểm tra.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học hóa học ở trường phổ
thông.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Nghiên cứu các giải pháp giúp học sinh có khả năng tự học, yêu thích
môn hóa từ đó nâng cao chất lượng bộ môn.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Tham khảo tài liệu có liên quan.
Điều tra, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê.
Sưu tầm tài liệu...
Phương pháp thực nghiệm: tổ chức dạy một số tiết có sử dụng giải


pháp mới để so sánh.
VI. Phương tiện nghiên cứu:
Sách giáo khoa, tài liệu lưu hành nội bộ của các trường, máy vi tính,
internet, ...
VII. Phạm vi áp dụng:
Do quỹ thời gian hạn hẹp nên tôi chỉ thực hiện cho đối tượng học sinh
khối 10 ở chương Halogen và Oxi –Lưu Huỳnh.

Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang

1


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

Phần II :

NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA GIẢI PHÁP:
1.Cơ sở lí luận :
- Dựa trên thị hiếu của học sinh yếu là thích được làm mẫu bắt chước
mà đề kiểm tra mẫu lại càng hấp dẫn từ đó mới kích thích học sinh chủ động
đọc bài mới, tham khảo câu trả lời từ sách hướng dẫn hay từ các bạn học tốt
hơn. Như vậy đã khơi dậy được tinh thần tự học trong các em đồng thời bản
thân giáo viên cũng thay đổi cách dạy theo hướng dạy học tích cực.

2. Thực tiễn :
Trước đây khi chưa triển khai chương trình thay sách giáo khoa và sử
dụng phương pháp mới (dạy, học theo hướng tích cực ) thì phương pháp
giảng giải nêu vấn đề thường là phương pháp chủ đạo làm cho học sinh tiếp
nhận kiến thức một cách thụ động nên rất dễ quên kiến thức nếu không học
thuộc lòng, học bài thường xuyên.
Mặt khác thông qua việc đọc cho học sinh ghi nội dung kiến thức làm
cho học sinh không tự rèn luyện được tính làm việc độc lập, tự nghiên cứu có
hiệu quả, thậm chí học sinh không quan tâm giáo viên giảng bài như thế nào
mà khi đọc cho ghi thì mới ghi vào vở -> kiến thức ghi có thể không chính
xác do nghe nhầm dẫn đến hiểu sai lệch kiến thức, lâu dần sẽ mất căn bản
môn học.
Bên cạnh đó thêm một tồn tại đó là khi giáo viên đưa ra câu hỏi thì lập
tức học sinh cắm cúi vào sách giáo khoa, không có sự linh động, sáng tạo
trong đầu, có khi còn sợ bị gọi trả lời, làm tiết học trở nên âm trầm rời rạc.
Kết quả là giáo viên thường xuyên bị “cháy” giáo án, học sinh nắm bài hời
hợt trở thành yếu kém làm hiệu quả tiết dạy chưa cao .
Với giải pháp này giáo viên đã chỉ ra cho học sinh những kiến thức
trọng tâm, học sinh không rơi vào tình trạng học quá tải gì cũng học nhưng
kết quả lại không thuộc, không biết.
Tóm lại, việc rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm
tra mẫu là một giải pháp rất phù hợp, thực sự cần thiết và cần mở rộng trong
tất cả các khối, các môn học khác dưới sự giúp đỡ của nhà trường và sự đồng
tình ủng hộ của các giáo viên khác trong và ngoài nhà trường.

Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang


2


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

II.THỰC TRẠNG :
1.Thuận lợi :
Giáo viên đã được đào tạo chính quy, được giảng dạy đúng chuyên
môn của mình, được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên (đã tham gia các
đợt tập huấn thay sách giáo khoa hóa hoc 10–11–12 và các đợt bồi dưỡng
thường xuyên theo định kì).
Nhà trường luôn tạo điều kiện moi mặt cho các giáo viên trau dồi kiến
thức, học hỏi kiến thức nhằm nâng cao tay nghề như thảo luận theo nhóm, dự
giờ thăm lớp, tổ chức các đợt thao giảng, hội giảng, dự giờ các giáo viên
trường bạn, dự các chuyên đề Hóa Học…
Mặt khác giáo viên luôn có sự chuẩn bị khá chu đáo trước giờ lên lớp,
soạn giáo án chuẩn bị nội dung, bảng phụ, phiếu học tập và các thí nghiệm
(nếu có).
Đa số học sinh nhận thức được môn hóa rất quan trọng và có tính thực
tế cao, nhiều em có biểu hiện hứng thú học tập bộ môn, chuẩn bị bài không
những rất tốt mà còn rất sôi nổi trong tiết học, một số học sinh còn tỏ ra yêu
thích môn học hơn.
2.Khó khăn:
Kinh nghiệm của giáo viên trong tổ chưa nhiều, tổ chức thảo luận trao
đổi với các giáo viên trong chuyên môn còn ít, việc dự giờ thăm lớp còn hạn
chế nhất là dự giờ những giáo viên giỏi trường bạn lại càng hạn chế hơn, dẫn
đến việc nâng cao phương pháp giảng dạy còn chưa cao.
Nhiều học sinh quá yếu không thể tự mình trả lời hết các câu hỏi của
đề.

Mặt khác, học sinh do còn chịu ảnh hưởng của cách truyền thụ trước
đây cho nên một số học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, lơ là trong giờ học không
tập trung, không học bài và làm bài trước khi đến lớp…làm kiến thức bị thiếu
hụt mất dần lâu dần tỏ ra sợ học, chán học từ đó bị hỏng kiến thức. Thực tế
áp dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải tâm huyết với nghề, có
lương tâm nhà giáo, từ đó có sáng tạo có chuẩn bị thật công phu, cẩn thận các
đề mẩu vì đó phải thật sự là các câu hỏi, bài tập trọng tâm và phải có những
hình thức kiểm tra thật chặt chẽ hiệu quả của phương pháp.

Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang

3


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

III. GIẢI PHÁP VÀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
1. Giải pháp: Soạn đề mẫu
Để giúp học sinh có tính độc lập, tự chủ, tự giác cao trong nghiên cứu,
tìm tòi, sáng tạo học hỏi để tiếp thu kịp kiến thức của bài mới nhẹ nhàng
nhưng có hiệu quả cao tôi soạn các đề mẫu có nội dung bám sát chuẩn kiến
thức - kĩ năng của bài học.

Đề 1: Khái quát nhóm halogen. Clo
Bài 1 : Nhóm halogen gồm các nguyên tố nào? Chúng ở vị trí nào trong
bảng tuần hoàn?

Bài 2 : Lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen có đặc điểm gì
giống nhau? Các phân tử halogen có cấu tạo như thế nào?
Bài 3: Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là gì? Nguyên
nhân làm cho tính chất hóa học của các nguyên tố nhóm halogen biến đổi có
quy luật?
Bài 4: Nêu tính chất hóa học của Clo .Viết phương trình phản ứng minh họa.
Bài 5 : Viết phương trình phản ứng chứng minh
+ Cl2 thể hiện tính oxi hóa
+ Cl2 vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử
Bài 6: Cho 10,8 g kim loại hóa trị III tác dụng hết với Cl 2 tạo 53,4 g muối.
Xác định tên kim loại.
Bài 7: Lấy 3 lít Cl2 cho tác dụng với 2 lít H2. Hiệu suất phản ứng khoản 90%.
Hỏi thể tích hỗn hợp thu được là bao nhiêu? (Thể tích đo ở cùng nhiệt độ và
áp suất)
Bài 8: Cho một lượng halogen tác dụng hết với magie ta thu được 19g magie
halogenua. Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8 g nhôm
halogenua. Xác định tên và khối lượng halogen nói trên.

Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang

4


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

Đề 2: Khái quát nhóm halogen. Clo (tt)

Bài 1 : a) Cho biết tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của clo?
b) Cho biết nguyên tắc điều chế clo, viết 4 phương trình phản ứng
điều chế Clo.
Bài 2: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho khí Clo tác dụng với các
chất sau: Cu, Al, Fe, Mg, K, H2, H2O. Trong mỗi phản ứng , Clo thể hiện
tính khử hay tính oxi hóa.
Bài 3: Vì sao khí clo ẩm có tính tẩy màu? Giải thích và viết phương trình
phản ứng minh họa.
Bài 4: Đốt nhôm trong bình đựng khí clo thì thu được 26,7 gam muối.Tính
khối lượng nhôm và thể tích khí clo ( đktc) đã tham gia phản ứng.
Bài 5: Tính khối lượng Mangandioxit cần dùng để điều chế 5,6 lít Clo
(đktc). Biết hiệu suất phản ứng là 80%.
Bài 6 : Cho 15,8 gam Kali pemanganat tác dụng hết với dd HCl đậm đặc.
Tính
a. Thể tích khí clo thu được ở đktc ?
b. Thể tích dd HCl 8M đã dùng ?
Bài 7: Cho 8,4g sắt tác dụng với khí Clo dư. Tính khối lượng sản phẩm tạo
thành biết hiệu suất phản ứng là 90%.
Bài 8: Cho 6,72 lit một halogen (đkc) tác dụng hoàn toàn với K thu được
44,7g muối. Xác định Halogen .

Đề 3: Hidroclorua - Axit clohidric- Muối clorua.
Bài 1 : Nêu tính chất hóa học của axit clohidric. Viết phương trình phản ứng
minh họa.
Bài 2 : a) Nêu tính chất vật lí của hidroclorua.
b) Viết 2 phản ứng điều chế khí hidro clorua.
Bài 3 : Thực hiện chuỗi phản ứng :
Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc


Trang

5


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

a. MnO2 → Cl2 → HCl → AlCl3 → AgCl
CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO
b. KMnO4 → Cl2 → NaCl → NaOH→ Fe(OH)3 →FeCl3 → Fe(NO3)3
Bài 4: Có các chất sau : axit sunfuric đặc, nước , kaliclorua rắn. Hãy viết
phương trình phản ứng hóa học của các phản ứng điều chế hidroclorua.
Bài 5: Cho các chất sau: KMnO4, NaCl, H2SO4 đ, H2O, Mg. Viết phương
trình phản ứng điều chế MgCl2 bằng 2 cách khác nhau (không dùng phương
pháp điện phân ).
Bài 6: Phân biệt các dd mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học :
a.

NaCl, NaNO3, HCl, NaOH

b. KCl, HCl , NaNO3 ,HNO3
Bài 7: Cho 12 g hỗn hợp Fe và Cu vào dd HCl 5% thấy bay ra 2,24 lít H 2
(đktc)
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b. Tính khối lượng dd HCl 5% cần dùng. Biết lượng axit dùng dư 20% so
với lượng phản ứng.
Bài 8: Cho 10,44 (g) MnO2 tác dụng axit HCl đặc. Khí sinh ra (đkc) cho tác
dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 2M.
a) Tính thể tích khí sinh ra (đkc).

b) Tính thể tích dung dịch NaOH đã phản ứng và nồng độ (mol/l) các
chất trong dung dịch thu được.

Đề 4: Hidroclorua - Axit clohidric- Muối clorua(tt)
Bài 1 : Viết phương trình phản ứng chứng minh
+ HCl thể hiện tính oxi hóa
+ HCl thể hiện tính khử
+ HCl thể hiện tính axit
Bài 2 : Viết phương trình phản ứng ( nếu có ) của axit HCl với : NaOH,
Zn(OH)2 , CuO, Fe2O3, CaCO3, Na2S, K2SO4, AgNO3, Fe, Al, Cu, Mg, Ag,
Zn, MnO2, KMnO4.
Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang

6


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

Bài 3: Thổi khí clo qua dung dịch natricacbonat, người ta thấy có khí
cacbonic thoát ra. Hãy giải thích hiện tượng bằng phương trình hóa học.
Bài 4 : Thực hiện chuỗi phản ứng :
. NaCl → HCl → FeCl3 → AgCl → Ag

NaCl → NaNO3
Bài 5 : Cho các chất sau: dd HCl, KMnO 4, Fe. Viết phương trình phản ứng
điều chế sắt (II) clorua và sắt (III) clorua.

Bài 6: Hòa tan 2,4 g Mg vào 200 ml dd HCl, phản ứng vừa đủ thu được dd A
và khí B.
a. Tính nồng độ mol/lít của dd HCl.
b. Tính thể tích khí B ở đktc.
c. Tính nồng độ mol/lít của chất có trong dd A , biết thể tích dd thay đổi
không đáng kể .
Bài 7: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít
khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H2SO4
đặc nóng để hòa tan hoàn toàn chất rắn B thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc).
Bài 8: Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bới MnO 2 biết rằng khí Cl2 sinh ra
trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI.

Đề 5: Hợp chất chứa oxi của clo. Flo, brom, iot.
Bài 1:Nêu thành phần và cách điều chế nước javen, clorua vôi
Bài 2: Cho các chất: K, NaCl, H2O, Ca(OH)2. Viết PTPƯ điều chế nước
Javen, kaliclorat, clorua vôi.
Bài 3: Viết PTPƯ hoàn thành chuỗi biến hóa:
nước Javen  Cl2  CuCl2

MnO2
KMnO4
NaCl

Cl2→ kali clorat → KCl → HCl → FeCl3 Fe(NO3)3
clorua vôi  Cl2  Br2  I2

Fe
+→

?


Bài 4: Bổ túc và cân bằng các phản ứng sau:
KMnO4 + (A) → (B) + MnCl2 + Cl2 + (C)
Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang

7


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu
,t
KClO3 MnO


→ (B) + (D)
2

o

dpdd
→ (E) + (F) + Cl2↑
(B) + (C) 

(E) + (G) → Fe(OH)3 + (B)
t
(F) + (D) →
(C)

o

Bài 5 : Cho các chất sau : dd KOH, Cu, Fe, dd HCl, Cl 2. Các cặp chất nào có
thể phản ứng với nhau ? Viết phương trình phản ứng .
Bài 6: Muối NaCl có lẫn NaI
a) Làm thế nào để chứng minh rằng trong muối NaCl nói trên có lẫn NaI?
b) Làm thế nào để có NaCl tinh khiết.
Bài 7: Cho 69,8 g MnO2 tác dụng với axit clohidric đặc. Khí sinh ra cho đi
qua 500 ml dung dịch NaOH 4M ở nhiệt độ thường.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính nồng độ mol/l các chất có trong dd thu được (thể tích dung dịch
thay đổi không đáng kể).
Bài 8: Cho 16 g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M
thì thu được 8,96 lít khí (đktc).
a. Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b. Tính thể tích dd HCl đã dùng.
c. Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng với dd AgNO 3 dư. Tính khối
lượng kết tủa thu được?

Đề 6: Hợp chất chứa oxi của clo. Flo, brom, iot (tt)
Bài 1 : Nêu phương pháp điều chế brom và iot.
Bài 2 :Viết phương trình phản ứng chứng minh
+ Br2 thể hiện tính oxi hóa
+ Br2 thể hiện tính khử
+ Br2 vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử
Bài 3: Viết ptpư ( nếu có) giữa các cặp chất sau :
a. Cl2 + KBr

b. Br2 + KI


Trường THPT Lộc Hưng

c. Br2 + KCl
GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang

8


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

d. I2 + KBr

e. I2 + KCl

f. Br2 + NaCl

Bài 4:Viết phương trình phản ứng chứng minh clo có tính oxi hóa mạnh hơn
brom, brom mạnh hơn iot.
Bài 5: Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học :
a. NaF, NaCl, NaBr, NaI
b. AlCl3, NaI, MgBr2, CuSO4.
Bài 6: Đổ dung dịch có chứa 1gam HCl vào dung dịch có chứa 1 gam NaOH.
Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì thấy quỳ tím chuyển sang
màu nào?
Bài 7: Cho khí clo vào dung dịch chứa muối kali halogenua (dư). Sau đó
thêm 1 ít hồ tinh bột thì thấy dung dịch bị đổi sang màu xanh dương. Tìm tên
muối kali halogenua. Giải thích hiện tượng trên, viết PTPƯ.
Bài 8: Hòa tan hỗn hợp Zn và ZnO cần dùng đúng 960 ml dd HCl 0,5M thu

được 0,4 g khí.
a. Tính khối lượng hỗn hợp đầu.
b. Thêm dd AgNO3 (dư) vào dung dịch sau phản ứng.Tính khối lượng kết
tủa tạo thành.

Đề 7: Ôn chương V
Bài 1: Lập bảng so sánh tính chất hóa học của các nguyên tố trong nhóm
halogen.
Bài 2: a) Từ MnO2, HCl đặc, Fe hãy viết các phương trình phản ứng điều chế
Cl2, FeCl2 và FeCl3.
b) Từ muối ăn, nước và các thiết bị cần thiết, hãy viết các phương trình
điều chế Cl2 , HCl và nước Javel .
Bài 2: Nêu hiện tượng xảy ra khi đưa ra ngoài ánh sáng ống nghiệm chứa bạc
clorua có nhỏ thêm ít giọt dung dịch quỳ tím. Giải thích.
Bài 3: Hòa tan 1 (mol) hiđro clorua vào nước rồi cho vào dung dịch đó 300
(g) dung dịch NaOH 10%. Dung dịch thu được có tính gì? Axit, bazơ hay
trung hòa?
Bài 4: Cho axit H2SO4 đặc tác dụng hết với 58,5 (g) NaCl, đun nóng. Hòa tan
khí tạo thành vào 146 (g) nước. Tính C% dung dịch thu được.
Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang

9


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu


Bài 5: Cho 19,2 (g) kim loại R thuộc nhóm II vào dung dịch HCl dư thu được
17,92 (l) khí (đkc). Tìm R.
Bài 6: Hòa tan 21,2 (g) muối R2CO3 vào một lượng dung dịch HCl 2 (M) thu
được 23,4 (g) muối. Xác định tên R và thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Bài 7: Cho 3,9 (g) kali tác dụng hoàn toàn với clo. Sản phẩm thu được hòa
tan vào nước thành 250 (g) dung dịch.
a) Tính thể tích clo đã phản ứng (đkc).
b) Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được.
Bài 8: Cho 11,2g sắt tác dụng với 4,48 lít khí Cl 2 (đktc). Tính khối lượng
muối thu được.

Đề 8: Ôn chương V (tt)
Bài 1: Cho AgNO3 lần lượt tác dụng với KF, KCl, KBr, KI. Viết PTPU và
cho biết hiện tượng.
Bài 2: Các cặp chất sau có tồn tại trong dung dịch không? Vì sao? Viết
phương trình phản ứng minh họa (nếu có).
a. FeCl2 và KNO3

d. MgI2 và NaOH

b. Na2CO3 và HCl

e. NaBr và AgNO3

c. HCl và Ba(OH)2

f. NaCl và Pb(NO3)2

Bài 3 : Người ta làm nổ hỗn hợp chứa:
a) 54% hidro và 46% clo (về thể tích)

b) 54% clo và 46% hidro (về thể tích)
Hỗn hợp khí thu được trong từng trường hợp dẫn vào bình chứa nước có pha
thêm quỳ tím. Hỏi quan sát thấy hiện tượng gì? Giải thích.
Bài 4 : Thực hiện chuỗi phản ứng :
NaCl  Cl2  NaClO  Cl2  KClO3  Cl2  CaOCl2  Cl2  Br2
 I2  FeI2  Fe(NO3)2
Bài 5: Phân biệt các dd mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học :
a) Chỉ dùng thêm quì tím: Na2SO4, NaOH, HCl, Ba(OH)2
b) KCl, KNO3, K2SO4, K2CO3

Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang 10


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

Bài 6 : Cho lượng dư dung dịch AgNO 3 tác dụng với 100 ml dung dịch
hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M. Viết phương trình hóa học của phản
ứng xảy ra và tính khối lượng kết tủa thu được.
Bài 7: Để hòa tan 4,8 (g) kim loại R hóa trị II phải dùng 200 (ml) dung dịch
HCl 2(M). Tìm R.
Bài 8: Chất A là muối canxi halogenua. Cho dung cho dung dịch chứa 0,200
g A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0,376 g kết tủa
bạc halogenua. Hãy xác định công thức chất A.

Đề 9 : Oxi. Ozon. Luyện tập.
Bài 1: a) Cho biết tên hai dạng thù hình của nguyên tố oxi.

b) So sánh tính chất hóa học của hai dạng thù hình. Dẫn ra PTHH để
minh họa.
Bài 2: a) Hãy trình bày các phương pháp điều chế oxi trong phòng thí
nghiệm và trong công nghiệp.
b) Tại sao không áp dụng phương pháp điều chế khí oxi trong phòng
thí nghiệm cho công nghiệp và ngược lại ?
Bài 3: Cho biết ứng dụng của khí oxi và khí ozon.
Bài 4: Thực hiện sơ đồ phản ứng:
a) H2O

CuO  CuCl2

ClO3 O2  CO2  O2  O3  KOH  KClO3
KNO3

Fe3O4  FeCl3

Bài 5: a)Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các chất khí không màu sau:
Hiđro clorua, Cacbon đioxit, Oxi, Ozon.
b) Khí oxi có lẫn tạp chất là khí clo. Làm thế nào để loại bỏ tạp chất
đó?
Bài 6: Để điều chế 6,72lit O2 (đktc) trong phòng thí nghiệm, cần dùng bao
nhiêu gam KClO3 ?
Bài 7: Cho 3,36lit Oxi (đkc) phản ứng hoàn toàn với kim loại có hóa trị III
thu được 10,2g Oxit. Tìm tên kim loại.
Bài 8: Khi đốt 18,4 g hỗn hợp gồm Zn và Al thì cần 5,6 l O2 (đktc).
a. Tính % theo khối lượng của hỗn hợp ban đầu.
b. Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được bao
nhiêu lít khí (đktc)?
Trường THPT Lộc Hưng


GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang 11


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

Đề 10 : Oxi. Ozon. Luyện tập. (tt)
Bài 1: Viết phương trình phản ứng chứng minh rằng ozon có tính oxi hóa
mạnh hơn oxi.
Bài 2: Giải thích hiện tượng
a) Một thanh sắt để lâu trong không khí sau một thời gian không còn
sáng bóng mà mà có những vết đỏ của gỉ sắt?
b) Giấy quì tím tẩm ướt bằng dung dịch KI ngã sang màu xanh khi gặp
Ozon. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
Bài 3: Viết phương trình phản ứng (nếu có) khi cho:
Oxi tác dụng với S, N2, Cl2, P, C, Fe, Cu, Au, C2H5OH, CH4
Bài 4: Cân bằng phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng e:
KMnO4 + H2O2 + H2SO4 → MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O
Cho biết số phân tử chất oxi hóa và số phân tử chất khử trong phản ứng trên.
Bài 5: Trong PTN, để điều chế O2 người ta dùng các phản ứng sau:
to
→ 2 KCl + 3O2
2 KClO3 
to
→ K2 MnO4 + MnO2 + O2
2 KMnO4 

Nung 80,6 (g) hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3 thu được 15,68 (l) O2 (đkc).

Tính khối lượng mỗi chất trong X.
Bài 6: Cho 20,9 (g) hỗn hợp X chứa Cu và Al tác dụng hoàn toàn với oxy thu
được 31,3 (g) hỗn hợp CuO và Al2O3. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong
X.
Bài 7: Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối đối
với hiđro bằng 18. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích
của hỗn hợp khí.
Bài 8: Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với khí
H2 là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H 2 và khí CO, tỉ khối của hỗn hợp
khí B đối với H2 là 3,6.
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn
hợp khí A và B.
b) Một mol khí A có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO ?

Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang 12


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

Đề 11: Lưu huỳnh
Bài 1: a) Cho biết vị trí, cấu tạo của lưu huỳnh từ đó suy ra số oxi hóa và tính
chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh.
b) Cho biết tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh.
Bài 2: Viết phương trình phản ứng chứng minh
a) S là chất khử
b) S là chất oxi hóa

Bài 3: Viết phương trình phản ứng (nếu có) khi cho S tác dụng với Na, Cu,
Al, Hg, Fe, C, H2, O2, F2, HNO3đ, H2SO4đ. Cho biết vai trò của lưu huỳnh
trong các phản ứng trên.
Bài 4: Có một hỗn hợp chất rắn gồm bột lưu huỳnh và bột sắt. Nêu phương
pháp hóa học tách riêng bột lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp. Viết phương trình
phản ứng.
Bài 5: Đốt nóng một hỗn hợp gồm 6,4g bột lưu huỳnh và 15g bột kẽm trong
môi trường kín không có không khí.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
c) Chất nào còn lại sau phản ứng ? Khối lượng là bao nhiêu ?
Bài 6: Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,65g bột kẽm và 0,224g bột lưu
huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Xác định chất
tạo thành trong ống nghiệm và tính khối lượng cac chất đó.
Bài 7: 1,1g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu
huỳnh .
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
b) Tính tỉ lệ phần trăm sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu theo khối
lượng và số mol.
Bài 8: Đốt nóng một hỗn hợp gồm 6,4g bột lưu huỳnh và 1,3 g bột kẽm trong
môi trường kín không có không khí. Cho dd HCl dư vào sản phẩm thu được
thấy thoát ra V lít khí(đkc). Tính V?
Bài 9: Đốt nóng một hỗn hợp gồm 5,6g bột sắt và 1,6g bột lưu huỳnh trong
môi trường không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho hỗn
hợp phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch HCl, thu được hỗn hợp
khí A và dung dịch B (hiệu suất của các phản ứng là 100%).
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí A.
b) Biết rằng cần dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,1M để trung hòa HCl
còn dư trong dung dịch B, hãy tính nồng độ mol của dung dịch HCl
đã dùng.

Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang 13


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

Đề 12 : Hidrosunfua. Lưu hùynh dioxit, trioxit.
Bài 1: Nêu tính chất vật lí của SO2, SO3, H2S. Ứng dụng của SO2.
Bài 2:
a) Viết các phương trình phản ứng chứng tỏ H 2S là một axit yếu nhưng
là chất khử mạnh.
b) Viết 4 phương trình chứng minh SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính
khử.
Bài 3: Cân bằng các phản ứng sau và cho biết vai trò của các chất tham gia
phản ứng.
SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4
SO2+ H2S → S + 2H2O
H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl
Bài 4: Hoàn thành sơ đồ sau:
a. ZnS  H2S  S  SO2  S  FeS  H2S  CuS
b. S  FeS  H2S  Na2S  H2S  H2SO4  Al2(SO4)3  Al(OH)3
Al2O3
c. H2  H2S  SO2  SO3  H2SO4  Na2SO4  NaCl  Cl2  Br2.
Bài 5 : Từ S, Fe, HCl nêu 2 phương pháp điều chế H2S.
Bài 6: a) Khí lưu huỳnh dioxit là một trong những khí chủ yếu gây ra mưa
axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép.
Tính chất nào của khí SO2 đã phá hủy những công trình này? Hãy dẫn ra

phản ứng hóa học để chứng minh.
b) Tại sao khi điều chế H2S ta không dùng muối sunfua của Pb, Cu, Ag…?
Bài 7 : Xác định và tính khối lượng các muối thu được trong mỗi trường hợp
sau khi cho 2240 ml H2S ( đkc) vào :
a) 100 ml dd NaOH 2M.
b) 100 ml dd KOH 1M .
c) 120 ml dd NaOH 1M
Bài 8: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu
được 2,464 lit hỗn hợp khí (đkc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung
dịch Pb(NO3)2 dư, thu được 23,9g kết tủa màu đen.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra
b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí bao nhiêu
(đkc)
c) Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu.
Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang 14


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

Đề 13 : Hidrosunfua. Lưu hùynh dioxit, trioxit. (tt)
Bài 1: Hoàn thành sơ đồ sau:
a. S  H2S  H2SO4  CuSO4  BaSO4
b.
H2S  NaHS  Na2S  H2S  CuS

S  SO2  Na2SO3  SO2  NaHSO3  SO2  H2SO4

Bài 2: Viết phương trình phản ứng chứng minh
a)SO2 là chất khử
b)SO2 là chất oxi hóa
c)H2S là chất khử
d) Dung dịch H2S là axit yếu.
e) Lưu huỳnh dioxit và lưu huỳnh trioxit là những oxit axit.
Bài 3 : Viết phương trình phản ứng :
a) H2S với CuSO4, Pb(NO3)2, NaOH ( tỉ lệ 1 : 1 và 1 : 2 ), O 2 ( thiếu và dư),
SO2, nước Cl2, nước Br2, H2SO4 đ, HNO3 đ.
b) Na2S với AgNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, Cd(NO3)2.
c) SO2 với H2O, NaOH (tỉ lệ 1:1 và 1:2 ), Ca(OH) 2 (tỉ lệ 1:1 và 1:2 ), CaO,
O2, nước Br2, nước Cl2 , H2S.
Bài 4: Từ những chất sau : Cu, S, H 2S, O2, Na2SO3, H2SO4 đặc và H2SO4
loãng hãy viết 5 PTPƯ khác nhau điều chế SO2.
Bài 5: Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 màu tím thấy dd bị mất màu và
xảy ra phản ứng hóa học sau:
SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
a) Hãy cân bằng phản ứng trên bằng phương pháp thăng bằng e
b) Vai trò của SO2 và KMnO4 trong phản ứng trên
Bài 6 : Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn
sau:
a. Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4, NaCl và Na2S.
b. KCl, K2CO3, K2SO3, K2SO4
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 2,04 g hợp chất A, thu được 1,08g H 2O và 1,344
lit SO2 (đkc)
a) Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A
Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc


Trang 15


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

b) Dẫn toàn bộ lượng hợp chất A nói trên đi qua dung dịch axit sunfuric
đặc thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện.
- Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng
- Tính khối lượng chất kết tủa thu được
Bài 8: Xác định và tính khối lượng các muối thu được trong mỗi trường hợp
sau :
a) Cho 2,24 lít SO2 ( đkc) vào 200 ml dd NaOH 1 M.
b) Cho 2,24 lít SO2 ( đkc) vào 60 ml dd NaOH 1 M.
c) Cho 1,12 lít SO2 ( đkc) vào 70 ml dd KOH 1 M.
d) Cho 4,48 lít SO2 ( đkc) vào 50 ml dd NaOH 20 % ( d = 1,28 g / ml).
e) Cho 12,8 gam SO2 vào 120 ml dd Ca(OH)2 1M.
Bài 9: Những dụng cụ bằng bạc hoặc đồng sẽ chuyển thành màu đen trong
không khí hay trong nước có chứa hidrosunfua, là do chúng bị phủ bằng
một lớp muối sunfua kim loại có màu đen theo các phản ứng hóa học
sau:
Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O
Cu + H2S + O2 → CuS + H2O
a) Hãy xác định số oxi hóa của những nguyên tố tham gia phản ứng oxi
hóa – khử.
b) Lập phương trình hóa học của những phản ứng trên.
c) Cho biết vai trò của những chất tham gia phản ứng oxi hóa – khử.

Đề 14 : Axit sunfuric. Muối sunfat
Bài 1: So sánh tính chất của dung dịch HCl và dd H2SO4 loãng.
Bài 2:Để điều chế một axit ta thường dùng nguyên tắc: dùng một axit

mạnh đẩy axít yếu ra khỏi muối, nhưng cũng có trường hợp ngược lại, hãy
chứng minh.
Bài 3:Viết các phương trình phản ứng sau (nếu có):
a) Bari + H2SO4 loãng
b) Al + H2SO4 loãng
c) Cu + H2SO4 đ, nóng
d) Fe + H2SO4 loãng
e) Fe + H2SO4 đ, nóng
f) Zn + H2SO4 đ, nóng
Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang 16


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

g) Bari clorua + H2SO4
h) Cu + H2SO4 loãng
i) Ag + H2SO4 đ, nóng
j) Ag + H2SO4 loãng
k) Cu + H2SO4 đ, nguội
l) Al + H2SO4đ, nguội
m) Chì nitrat + H2SO4
n) Natri clorua + H2SO4 đ, nóng
o) Mg + H2SO4 đ (S+6 bị khử xuống S-2 )
p) Zn + H2SO4 đ (S+6 bị khử xuống S0 )
q) C


+ H2SO4 đ, nóng

r) Fe2O3 + H2SO4 đ, nóng
s) Fe3O4 + H2SO4 loãng
t) Fe3O4 + H2SO4 đ, nóng
u) FeO

+ H2SO4 loãng

v) FeO

+ H2SO4 đ, nóng

Bài 4:Hoàn thành phương trình phản ứng:
a) FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → CuSO4 → CuCl2 → AgCl → Cl2
→ Kaliclorat.
b) Na2S → CuS → SO2 → H2SO4 → Na2SO4 → NaCl → HCl → Cl2.
Bài 5:
a. Chỉ dùng thêm qùi tím nhận biết: KCl, H2SO4, HCl, Ba(OH)2
b. Chỉ dùng thêm nước và 1 thuốc thử khác, nhận biết: Na 2SO4, Na2S,
Ba(NO3)2 và BaCO3.
c. Chỉ dùng thêm một kim lọai nhận biết: H2SO4 loãng, H2SO4 đặc,
Ba(NO3)2, KNO3
Bài 6: Cho 15,6 g hỗn hợp 2 kim lọai Mg và Ag tác dụng vừa đủ với dd
H2SO4 loãng thu được 4,48 lít khí (đktc).
a. Xác định thành phần % về khối lượng mỗi kim loại?
b. Tính thể tích dd H2SO4 1M cần dùng?

Bài 7: Hòa tan 25,6 g hỗn hợp Cu và CuO bằng một lượng vừa đủ với dd
H2SO4 đặc 98%, nóng thấy thóat ra 3,36 lít khí (đktc).

a. Xác định thành phần % về khối lượng Cu và CuO?
b.. Tính thể tích dd H2SO4 đã tham gia phản ứng (biết D = 2,52 g/ml)?
Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang 17


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

Bài 8: Hòa tan 5,1 g hỗn hợp gồm Al và Mg vào 1 lượng vừa đủ với dd
H2SO4 loãng 0,2M thấy thoát ra 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch X.
a. Xác định khối lượng mỗi kim loại?
b. Tính thể tích dd H2SO4 0,2M cần dùng?
c. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối?
Bài 9: Hòa tan 23,6 g hỗn hợp Ag và Cu trong dd H2SO4 đặc, nóng thì cần
50 g dd H2SO4 98%. Xác định thành phần % về khối lượng mỗi kim loại?
Bài 10: Cho 40 g hỗn hợp Fe và Cu tác dụng vừa đủ với dd H 2SO4 đặc 98%,
nóng thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc).
a. Xác định khối lượng mỗi kim loại?
b. Tính khối lượng dd H2SO4 cần dùng?

Đề 15 : Axit sunfuric. Muối sunfat (tt)
Bài 1: Nêu tính chất vật lí của axit sunruric. Một học sinh đề nghị pha loãng
H2SO4 đặc bằng cách rót nước vào axit, cách đó có an toàn không? Vì sao?
Bài 2: Viết phương trình điều chế H2SO4 từ quặng pyrit.
Bài 3: Nêu tính chất hóa học giống và khác nhau của H 2SO4 loãng và H2SO4
đặc. Viết phương trình phản ứng để minh họa từ đó rút ra kết luận gì đối với
tình chất hóa học của H2SO4.

Bài 4: Một dung dịch chứa 2 chất tan : NaCl và Na 2SO4. Làm thế nào tách
thành dung dịch chỉ chứa NaCl.
Bài 5: Hoàn thành chuỗi phản ứng:
H2SO4

(9)

(5)

(10) (2) (3)
H2S

(8)

(1)

SO2
(6)

(4)

SO3

(7)
S

Bài 6: Cho dung dịch H2SO4 đặc, nóng có dư vào 13,7 g hỗn hợp Mg và Zn.
Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 52,1 g hỗn hợp muối khan.
a. Xác định % khối lượng mỗi kim loại?
b. Tính thể tích khí SO2 thoát ra (đktc)?

c. Nếu dẫn khí SO2 trên vào 800 ml dd KOH 0,5M thì thu được bao nhiêu
gam muối?
Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang 18


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

Bài 7: Cho 7,8 g hỗn hợp Al và Mg tác dụng hoàn toàn với 100ml dung dịch
H2SO4 đặc, nóng vừa đủ thu được 8,96 lít khí SO2 duy nhất (đktc).
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại?
b. Đem toàn bộ khí SO2 trên cho vào bình chứa 500 ml dd NaOH 1M.
Hỏi thu được muối nào và bao nhiêu gam?
Bài 8: Cho 32,8 g hỗn hợp Ag và Fe tác dụng hoàn toàn với 100ml dung
dịch H2SO4 đặc, nóng vừa đủ thu được 8,96 lít khí SO 2 duy nhất (đktc) và dd
A.
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại?
b. Đem cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối?
Bài 9: Hòa tan hoàn toàn 24,8 g hỗn hợp X gồm 3 kim loại: Fe, Mg và Cu
vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng có dư , sau phản ứng ta thu được 15,68 lít khí
SO2 duy nhất (đktc). Mặt khác, cho 24,8 g hỗn hợp X tác dụng với dd HCl
dư, sau phản ứng thu được 53,9 g muối khan.
a. Viết phương trình phản ứng và cân bằng.
b. Xác định thành phần % về khối lượng mỗi kim loại?

Đề 16: Ôn chương VI
Bài 1: Tại sao điều chế Hidrôsunfua từ sunfua kim loại thì ta thường dùng

axit HCl mà không dùng H2SO4 đậm đặc?
Bài 2: Tại sao pha loãng axit H2SO4 ta phải cho từ từ H2SO4 vào nước và
khuấy điều mà không làm ngược lại.
Bài 3: a) Muối NaCl có lẫn tạp chất Na 2CO3. Làm thế nào để có NaCl tinh
khiết.
b) Tinh chế H2SO4 có lẫn HCl.
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 12,8 g lưu huỳnh. Khí sinh ra được hấp thụ hết bởi
150 ml dung dịch NaOH 20% (d= 1,28 g/ml). Tìm C M, C% của các chất trong
dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài 5: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250 ml dd NaOH 1M.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng có thể xảy ra
b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
Bài 6: Giải thích hiện tượng khi cho vài lát đồng vào H 2SO4 đặc và đun nóng.
Viết phương trình phản ứng.
a. Dẫn khí thu được vào dd KMnO4 .
b. Dẫn khí thu được vào dd nước brom .
Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang 19


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

Bài 7: Nung nóng 3,72g hỗn hợp bột các kim loại Zn và Fe trong bột S dư.
Chất rắn thu được sau phản ứng được hòa tan hoàn toàn bằng dung
dịch H2SO4 loãng, nhận thấy có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
b) Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 8: Cho 35,6g hỗn hợp 2 muối Na2SO3, NaHSO3 tác dụng với một lượng
dư dung dịch H2SO4. Khi phản ứng kết thúc, người ta thu được 6,72 lít
khí (đktc).
a) Viết các phương trình hóa học của những phản ứng đã xảy ra.
b) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 9: Đun nóng 26,6 gam hỗn hợp NaCl và KCl với H 2SO4 đậm đặc dư .
Khí thoát ra cho hoà tan vào nước , dung dịch thu được cho tác dụng hết với
kẽm thì thu được 4,48 lit khí ở đkc. Xác định thành phần % khối lượng mỗi
muối trong hỗn hợp đầu?
Bài 10: Hãy lập phương trình hóa học sau và cho biết vai trò của các chất
tham gia phản ứng.
a) SO2 + Fe2(SO4)3 + H2O → H2SO4 + FeSO4
b) SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O
c) H2S + Cl2 → S + HCl
d) H2S + SO2 → S + H2O
e) SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4
f) H2SO4 + HI → I2 + H2S + H2O
g) H2SO4 + HBr → Br2 + SO2 + H2O
h)H2SO4 + Fe → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
i) H2SO4 + Zn → ZnSO4 + SO2 + H2O
k) H2SO4 + Zn → ZnSO4 + S + H2O
l) H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2S + H2O

Đề 17: Ôn chương VI (tt)
Bài 1: Hãy nhận biết dd đựng trong mỗi lọ mất nhãn bằng phương pháp hóa
học.
a) NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2.
b) Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl, NaOH
c) H2SO4, HCl, NaCl, Na2SO4, NaOH
Bài 2: Khí H2 có lẫn tạp chất H2S. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để

loại H2S: NaOH; HCl; Pb(NO3)2; Br2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang 20


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

Bài 3: Hoàn thành phương trình phản ứng:
a) FeS → H2S → FeS → Fe2O3 → FeCl3 → Fe2SO4 → FeCl3
b) Kẽm → Kẽm sunfua → Hidrôsunfua → Lưu huỳnh → Khí sufurơ
→ Caxisunfit → khí sunfurơ
Bài 4: Muối ăn bị lẫn các tạp chất là Na2SO4, MgCl2, CaCl2 và CaSO4. Hãy
trình bày phương pháp hóa học để loại bỏ các tạp chất, thu được NaCl
tinh khiết. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 27,2 gam hh sắt và sắt (III) oxit bằng một lượng
vừa đủ H2SO4 đặc 98 % , đun nóng thấy thoát ra 6,72 lít khí ở đktc.
a) Tính % theo khối lượng sắt và sắt (III) oxit.
b) Tính thể tích H2SO4 đã tham gia phản ứng biết d= 2,52 g/ml
c) Dẫn toàn bộ lượng khí trên vào 80 gam dd NaOH 20 % thu được dd Z. Cô
cạn dd Z thu được bao nhiêu gam rắn.
Bài 6: Chia 10,38g hỗn hợp Al , Fe , Ag làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng , dư thu được 2,352 lit khí
H2 (đktc) và 2,16g một chất rắn.
- Phần 2: Tác dụng với dun g dịch H2SO4 đặc, nóng dư .
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trong hỗn hợp đầu.
b. Tính thể tích SO2 (đktc) thu được trong phần 2.
Bài 7: Lấy 24,4 g hỗn hợp FeS và Na 2S hoà tan vừa đủ trong 300 ml dung

dịch HCl 2M. Phản ứng tạo thành khí X.
a) Tính % khối lượng mỗi muối sunfua.
b) Dẫn khí X vào 189,9 gam dd KOH dư .Tính C% dd muối thu được .
Bài 8 : Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít H2S ( đkc) .
b) Tìm thể tích SO2 tạo thành ( đkc).
c) Dẫn lượng SO2 trên vào 50 ml dd NaOH 25 % ( d = 1,28 g / ml ) thì
thu được muối gì ? Tính C% của dd muối đó .
Bài 9: Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn
hợp gồm 4,80g magie và 8,10 g nhôm tạo ra 37,05g hỗn hợp các clorua
và oxit của hai kim loại. Xác định thành phần phần trăm theo khối
lượng và theo thể tích của hỗn hợp A.
Bài 10: Nung nóng 25,4 g hỗn hợp các kim loại Cu, Fe, Al, Mg với khí clo
(không có mặt không khí) cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được m gam muối. Tìm m biết thể tích clo tham gia phản ứng là 17,92 lít
(đktc).
Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang 21


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

2 .Thực hiện giải pháp
Hoạt động diễn ra trình tự như sau:
- Giáo viên soạn đề giao trước cho học sinh ít nhất một tuần (Đề có
chừa chỗ trống để học sinh trả lời).
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, trao đổi với bạn
bè thậm chí có thể hỏi anh chị, thầy cô khác… Cuối cùng là điền vào phần trả

lời.
- Bước kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà là không thể thiếu.
- Vào giờ học giáo viên thiết kế các hoạt động một cách linh hoạt sao
cho giờ học sinh động.
- Giáo viên khuyến khích bằng nhiều hình thức cộng điểm nhằm kích
thích hứng thú học tập, tinh thần cố gắng của học sinh.
- Giáo viên cùng học sinh thảo luận những kiến thức học sinh cần bổ
sung thêm.
- Giáo viên hướng dẫn, giải thích kĩ hơn những phần kiến thức khó,
phức tạp, dễ nhầm lẫn…
- Giải đáp ngay những nghi vấn của học sinh giúp học sinh xác định
chính xác kiến thức.
- Hướng dẫn học sinh vận dụng vào các dạng bài tập trọng tâm.
- Đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh vào cuối giờ.

Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang 22


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

IV. THỰC NGHIỆM
1. Cách tổ chức thực nghiệm sư phạm dạy theo phương pháp
mới
Tôi sử dụng giải pháp này áp dụng cho một số lớp và một số lớp khác
để đối chiếu, so sánh. Tôi thấy rằng những lớp có áp dụng giải pháp mới thì
học sinh học tập rất tốt, bắt kịp kiến thức mới, hứng thú với môn học hơn,

hăng hái giơ tay xây dựng bài, giờ học sôi nổi hẳn, nhiều em có ý thức cao, tư
duy tốt mạnh dạn lên bảng làm bài tập tính toán, kiểm tra đánh giá đạt kết
quả cao… đã giúp tôi mạnh dạn giới thiệu giải pháp này.
Thông qua các đề mẫu, ta cũng thấy được hiệu quả của giải pháp
nhưng để kiểm chứng lại trên cơ sở thực tiễn giảng dạy, tôi dùng phương pháp
thực nghiệm đối chứng trên 4 lớp (10A, 10B4, 10B5, 10B6).
Lớp 10A, 10B4 được giao đề mẫu còn 10B5, 10B6 dạy theo cách thông
thường.
Nội dung kiến thức cần thực nghiệm: Hệ thống bài tập chương halogen,
Oxi Lưu huỳnh.

Đề kiểm tra đối chứng: Đề kiểm tra 1tiết (lần 3)
Môn: Hóa học 10
Bài 1 (1 điểm) : Viết phương trình phản ứng chứng minh
+ Cl2 thể hiện tính oxi hóa
+ Cl2 vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

Bài 2(1 điểm):Cho 16,8g sắt tác dụng với khí Clo dư.Tính khối lượng sản phẩm
tạo thành biết hiệu suất phản ứng là 90%.
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

Bài 3(1điểm) : Thực hiện chuỗi phản ứng :

Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang 23


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

MnO2 → Cl2 → HCl → AlCl3 → Al(NO3)3
CuCl2
1.................................................................................................................................................
2.................................................................................................................................................
3.................................................................................................................................................
4.................................................................................................................................................
5.................................................................................................................................................

Bài 4 (1 điểm) : Phân biệt các dd mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học :
NaCl, NaNO3, HCl, NaOH
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

Bài 5 (1 điểm) : Cho 10,8 g kim loại hóa trị III tác dụng hết với Cl 2 tạo 53,4
g muối. Xác định tên kim loại.
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

Bài 6 (2 điểm) : Cho 16 g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl
2M thì thu được 8,96 lít khí (đktc).
a. Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b. Tính thể tích dd HCl đã dùng. Biết đã dùng dư 25%
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Trường THPT Lộc Hưng
GVTH: Thành Thị Nhã Trúc
Trang 24


Rèn kĩ năng tự học cho học sinh thông qua đề kiểm tra mẫu

...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

Bài 7(3 điểm) :
1) Viết ptpư ( nếu có) giữa các cặp chất sau :

a. Cl2 + KBr
c. Br2 + KCl

b. NaCl và Pb(NO3)2
d. FeCl2 và KNO3

...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

2) Cân bằng phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
HI + H2SO4 ñaëc → I2 + H2S + H2O
Xác định chất khử ,chất oxi hóa.......................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

2.Kết quả thực nghiệm
STT
1
2
3
4

Lớp

Kém
(0,0–dưới
3,5)


Yếu
(3,5–dưới 5,0)

TB

Khá

Giỏi

(5,0 – dưới
6,5)

(6,5 – dưới
8,0)

(8,0 – dưới
10,0)

10A
4HS(9,5%)
4HS(9,5%) 15HS(35,7%) 7HS(16,7%) 12HS (28,6%)
42 HS
10B4
5HS(14,7%) 7HS(20,6%) 9HS(26,5%) 8HS(23,5%) 5HS(14,7%)
34
10B5
7HS(21,9%) 12HS(37,5%) 7HS(21,9%) 2HS(6,2%) 4HS(12,5%)
32
10B6
18HS(45,0%) 6HS(15,0%) 10HS(25,0%) 1HS(2,5%) 5HS(12,5%)

40

* Nhận xét: Lớp 10A, 10B4 được giao đề mẫu về chuẩn bị có kết
quả rất tốt so với lớp 10B5, 10B6. Lớp 10A, 10B4 số lượng HS yếu, kém giảm
đi rất nhiều và những học sinh khá giỏi thì giải quyết các câu hỏi rất nhanh.
Các em học sinh lớp 10B5,6 thường không có đủ thời gian làm hết các bài tập
vì không thường xuyên phải va chạm với đề. Đây là kết quả mới bước đầu
thử nghiệm phương pháp mới, do đó cần có sự thực nghiệm và áp dụng
nhiều trong thời gian tới.
Trường THPT Lộc Hưng

GVTH: Thành Thị Nhã Trúc

Trang 25


×