Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

HÖÔÙNG DAÃN HOÏC SINH KHAI THAÙC KIEÁN THÖÙC TÖØ KEÂNH HÌNH ÔÛ SAÙCH GIAÙO KHOA MOÂN ÑÒA LYÙ LÔÙP 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 22 trang )

Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”

BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa mơn Địa lý 10”
Họ và tên tác giả: Lê Trần Thanh Tuyền
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Lộc Hưng
Phần I. Mở đầu:
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phạm vi nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu
Phần II. Nội dung:
I. Cơ sở lý luận
II. Cơ sở thực tiễn
III. Nội dung nghiên cứu
IV. Các giải pháp thực hiện
V. Kết quả vận dụng các biện pháp
Phần III. Kết luận chung

Ngày 18 tháng 3 năm 2010
Người thực hiện

Lê Trần Thanh Tuyền

Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền


Trường THPT Lộc Hưng

1


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”

Phần I. Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài:
“Các nhà phương pháp nổi tiếng nói chung và các nhà phương pháp dạy học Địa lý
nói riêng khi nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực cũng cho rằng, phương
pháp trực quan tích cực hơn phương pháp dùng lời”.Quả thật trong giảng dạy mơn Địa
lý, kênh hình có chức năng vừa là phương tiện trực quan vừa là nguồn tri thức địa lý
rất quan trọng đối với học sinh. Kênh hình được hiểu khơng chỉ có ở sách giáo khoa
mà còn bao gồm cả ở ngồi thực tế liên quan đến bài học, hỗ trợ cho q trình dạy học
có hiệu quả cao. Vì vậy sử dụng và khai thác kiến thức từ kênh hình trong giảng dạy
mơn Địa lý là rất quan trọng cho q trình hình thành kiến thức và rèn kĩ năng Địa lý
cho học sinh. Nhằm phát huy tính chủ động, tìm tòi, sáng tạo, phát triển tư duy và tính
tích cực trong học tập, tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội kiến thức từ kênh hình một
cách dễ dàng trên cơ sở khoa học.
Những kiến thức trong chương trình Địa lý 10 là những kiến thức cơ sở để học sinh
tiếp thu những kiến thức của lớp 11, 12. Chương trình địa lý 10 là chương trình của
đầu cap học, sách giáo khoa địa lý 10 có rất nhiều tranh ảnh mà trong nó ẩn chứa
nhiều kiến thức. Trong q trình hướng dẫn học sinh học tập trên lớp cần ln chú
trọng tới bồi dưỡng kĩ năng địa lý cho học sinh để các em học tập bộ mơn được tốt
hơn. Do đó, việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình trong sách giáo
khoa trong việc hình thành kiến thức Địa lý 10 có ý nghĩa rất lớn.
Từ những ngun nhân trên tơi quyết định chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai

thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo khoa mơn Địa lý 10” nhằm phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em có hứng thú học tập bộ mơn, hiểu sâu
kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu trên cơ sở lý luận của đề tài.
Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

2


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”
Vận dụng khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo khoa môn Đòa lý 10,
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn đạt hiệu quả cao góp phần đổi mới
phương pháp dạy và học hiện nay
III. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 10 THPT – Trường THPT Lộc Hưng (Lớp 10A, 10B8, 10B9,
10B10)
IV. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện nghiên cứu ở chương trình Đòa lí lớp 10 – THPT,
phần Đòa lý tự nhiên.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài để áp dụng vào dạy học,
dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm và thực tế giảng dạy ở trên lớp.

Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền


Trường THPT Lộc Hưng

3


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”

Phần II. Nội dung:
I. Cơ sở lý luận:
Trong quá trình dạy học môn Đòa lý việc sử dụng phương tiện trực quan có ý
nghóa rất quan trọng. Vì các phương tiện trực quan có tác dụng chủ yếu là tạo
được cho học sinh những biểu tượng sinh động, gần đúng với thực tế của các sự
vật, hiện tượng cũng như quá trình Đòa lý, cho nên chúng là nguồn tri thức có
giá trò.
Kênh hình được hiểu là “Tất cả các hình vẽ, bao gồm các sơ đồ, lược đồ,
bản đồ và các sản phẩm của khoa học bản đồ, tranh ảnh và các hình vẽ, các
bảng biểu trong sách giáo khoa được gọi chung là kênh hình.” Chúng có tính
trực quan cao và tính diễn giải logic các hiện tượng trong dạy học đòa lý.
Thực tế, học sinh chỉ có thể quan sát một phần nhỏ đối tượng xung quanh,
còn phần lớn đối tượng khác không có điều kiện quan sát trực tiếp như đối với
cảnh quan Đòa lý mà ở nước ta không có như: thảo nguyên, đài nguyên, hoang
mạc… thì học sinh phải hình dung qua tranh ảnh. Vì thế trong quá trình giảng
dạy, tranh ảnh là nguồn tri thức để rút ra kiến thức mới, học sinh hiểu bài sâu
sắc hơn, đầy đủ hơn. Tuy nhiên, muốn phát huy được các ưu điểm của chúng,
trước hết học sinh cần phải có kó năng khai thác chúng.
Những kiến thức từ kênh hình có thể từ đơn giản đến phức tạp, có thể dễ
nhận thấy, nhưng cũng có thể phải qua quá trình tư duy tích cực thì học sinh mới
nhận ra. Ví dụ: Trước bức tranh Đòa lý về cảnh quan hoang mạc, một học sinh

chỉ nhận thức được “quang cảnh của hoang mạc”, trong đó chỉ có các đụn cát,
có lạc đà…; một học sinh khác lại nhận thức được thêm “hoang mạc là một nơi
Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

4


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”
rất hiếm nước”, vì trong tranh không thấy vẽ sông ngòi, cây cối…; một học sinh
khác lại suy luận được “hoang mạc là nơi có khí hậu khô, nóng, hiếm mưa.
Những nơi như thế không thuận lợi cho cuộc sống của con người. Chính vì thế
mà dân cư ở đây rất thưa thớt”. Như vậy rõ ràng là cùng một nguồn tri thức,
nhưng tuy theo trình độ nhận thức của học sinh, mức độ nhận thức có khác nhau.
Nhiệm vụ của người giáo viên Đòa lý khi hướng dẫn học sinh khai thác các
nguồn tri thức là phải giúp họ tìm ra được (ở mức tối đa) những tri thức cần thiết
cho bài học.
II. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế sử dụng phương pháp trực quan giáo viên đóng vai trò tổ chức
hướng dẫn quan sát, phân tích để học sinh tự phát hiện chiếm lónh kiến thức
mới. Bên cạnh còn rèn kó năng quan sát, phân tích, mô tả một cách thiết thực và
sáng tạo nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập, gây sự hứng thú cho học
sinh trong tiết học và có cơ hội phát triển tư duy năng lực học sinh.
Kênh hình trong từng bài học cần phải khai thác giúp học sinh bớt đi tính
trừu tượng của kiến thức. Tập trung sự chú ý của học sinh để đònh hướng nội
dung tốt hơn, giúp các em trong việc tiếp thu kiến thức mới thực hành để hình
thành kó năng, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học

tập của học sinh. Giáo viên cần diễn đạt vấn đề cho dễ hiểu và lôi cuốn học
sinh tham gia tích cực vào bài giảng, làm cho lớp học sôi động hơn không buồn
tẻ, tránh hiện tượng chán học.
III. Nội dung nghiên cứu:
Kiến thức Đòa lý 10 là kiến thức đại cương, tương đối trừu tượng với học sinh
nên ta thấy hình thức biểu hiện nhiều kiến thức bằng sơ đồ. Các sự vật, hiện
tượng đòa lý có mặt ở khắp nơi trong lớp vỏ đòa lý, học sinh không thể quan sát
Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

5


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”
trực tiếp được, do đó phải sử dụng tranh ảnh để học sinh quan sát gián tiếp và
dùng lược đồ trình bày sự phân bố các đối tượng đòa lý.
Kênh hình là một bộ phận quan trọng trong nội dung sách giáo khoa, khi học
với sách giáo khoa học sinh phải có nhiệm vụ khai thác tri thức từ kênh hình;
giáo viên khi dạy học phải tổ chức và hướng dẫn học sinh làm việc với hình để
thu nhận những kiến thức từ đó. Hệ thống các hình sách giáo khoa đòa lí 10 có
tính đại diện cao chứa đựng các kiến thức cơ bản rất rõ ràng; đồng thời được sắp
xếp một cách hợp lí trong bài, thể hiện được những kiến thức khó tường minh
bằng chữ ngắn gọn.
Ví dụ: Để trình bày cấu trúc Trái đất, nếu trình bày bằng chữ thì vừa dài vừa
khó hiểu, nhưng dùng một sơ đồ ( Hình 7.1- Cấu trúc của Trái đất, trang 25sách giáo khoa đòa lý 10) thì thể hiện được rất rõ và dễ hiểu.

Hình 7.1 – Cấu trúc của Trái đất


Trong quá trình dạy học, các phương tiện trực quan như: tranh ảnh, mô hình…
là những nguồn tri thức có giá trò để học sinh khai thác và rèn luyện kó năng đòa
lý. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, giáo viên cần có quá trình chọn lựa, đánh
Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

6


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”
giá trước khi sử dụng để khỏi lãng phí thời gian và làm loãng trọng tâm giờ học
(vì không phải tranh ảnh nào cũng cần thiết và đáp ứng yêu cầu của giờ học).
IV. Các giải pháp thực hiện:
Kênh hình trong sách giáo khoa Đòa lý 10 có tính thẩm mó cao, được in màu đẹp
bắt mắt mà không phải sách giáo khoa nào cũng có được nên cũng góp phần tăng
thêm sức hấp dẫn của sách giáo khoa, tạo hứng thú học tập cho các em học sinh.
Hầu hết các hình đều kèm theo câu hỏi/nhiệm vụ đối với học sinh, nó vừa có tính
hỏi vừa có tính hướng dẫn, gợi ý cho học sinh chú trọng vào khía cạnh của hình cần
quan sát, rút ra nhận xét...Nhờ hệ thống câu hỏi hoặc nhiệm vụ kèm theo hình, các
em có thuận lợi hơn trong đònh hướng vào các nội dung cần khai thác tìm kiếm.
Khi hướng dẫn học sinh học tập trên lớp, giáo viên không được làm thay học
sinh việc phân tích, giải nghóa, rút ra kiến thức cần nắm; giáo viên nên là người tổ
chức, hướng dẫn các em làm việc theo các câu hỏi kèm theo hình, phát hiện, tìm
tòi các kiến thức cần nắm.
Để tổ chức cho học sinh làm việc tốt với hình có thể được tiến hành bằng nhiều
cách khác nhau, có thể áp dụng một số cách sau:

1. Đàm thoại gợi mở với hình:
Đàm thoại gợi mở là phương pháp trong đó giáo viên soạn ra câu hỏi lớn thông
báo cho học sinh. Sau đó chia câu hỏi lớn ra thành câu hỏi nhỏ hơn, có quan hệ
lôgíc với nhau, tạo ra những cái mốc trên con đường thực hiện câu hỏi lớn.
Làm việc với kênh hình trong sách giáo khoa, học sinh phải thực hiện các câu
hỏi hoặc nhiệm vụ gắn với hình. Nhìn chung, các câu hỏi gắn với hình trong sách
giáo khoa đòa lí 10 thường có 2 loại. Một loại chỉ yêu cầu quan sát và nhận xét
(hoặc phát hiện các sự vật hiện tượng ở trên hình) trong sách giáo khoa.
Ví dụ:“ Quan sát hình 5.2, nhận xét quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành
Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

7


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”
tinh?” hoặc “ Dựa vào hình 7.3, cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng
nào?”...Loại thứ 2, câu hỏi gồm 2 ý gắn bó với nhau. Ý đầu chủ yếu hướng học
sinh vào quan sát, rút ra nhận xét; ý sau yêu cầu học sinh giải thích. Ví dụ: “ Dựa
vào hình 6.1 và kiến thức đã học, hãy xác đònh khu vực nào trên Trái Đất có hiện
tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần? Nơi nào chỉ có một lần? Khu vực
nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?” hay “ Dựa vào hình
13.2 và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố mưa trên
các lục đòa theo vó tuyến 400 B từ Đông sang Tây”...Loại câu hỏi sau thường phức
tạp hơn loại trước, chủ yếu ở phần giải thích. Để thực hiện câu hỏi này, tuỳ thuộc
đối tượng học sinh, có thể có các mức độ hướng dẫn khác nhau, nhưng nhìn chung
giáo viên nên gợi ý, hướng dẫn học sinh thực hiện. Phương pháp thông dụng là

đàm thoại gợi mở trên cơ sở câu hỏi của sách giáo khoa.
Nội dung chương trình phần đòa lý tự nhiên là một phần tương đối khó, với học
sinh ở các lớp đại trà thì việc tự hoạt động với kênh hình để tìm ra kiến thức không
phải là điều dễ dàng. Vì thế rất cần sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên, đặc biệt là
ở những bài đầu chương trình, hướng dẫn cụ thể sẽ giúp học sinh tìm ra kiến thức
tốt hơn và khi các em đã được làm quen với cách học, cách tìm hiểu nội dung của
bài thì những bài sau học sinh sẽ có thể làm bài đạt hiệu quả cao hơn.
Ví dụ 1: Đối với hình 2.2 – Công nghiệp điện Việt Nam, câu hỏi kèm theo
hình là “ Dựa vào hình 2.2, hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không chỉ
nêu được tên và vò trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên
bản đồ.”
Để trả lời câu hỏi này, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các kí hiệu và gợi
ý bằng những câu hỏi nhỏ như:
+ Cho biết ở nước ta có những nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện nào? sự phân bố
của các nhà máy đó?
Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

8


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”
+ Kí hiệu ngôi sao màu
xanh liền và ngôi sao để trống
thể hiện đối tượng khác nhau về
chất lượng hay số lượng? (Chất
lượng)

+ Kí hiệu nhiệt điện có loại
to, loại nhỏ biểu hiện các đối
tượng khác nhau về chất lượng,
số lượng hay quy mô đối tượng?
(Quy mô)
+ Như vậy, có thể kết luận
được gì về chức năng của kí
hiệu?
Và khi đó học sinh sẽ có
thể trả lời được: ngôi sao khác
Hình 2.2 – Công nghiệp điện Việt Nam

nhau đã cho thấy được các nhà

máy thuỷ điện đã đưa vào sản xuất và có nhà máy thuỷ điện vẫn còn đang xây
dựng, tên các nhà máy và vò trí cũng được thể hiện rất rõ trên bản đồ. Các nhà
máy nhiệt điện loại to, nhỏ biểu hiện sự khác nhau về quy mô của đối tượng ...Kết
luận: Các kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vò trí đòa lí mà còn thể hiện
được cả số lượng và chất lượng của các đối tượng trên bản đồ.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái đất”.


Về hiện tượng các mùa: Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác hình 6.2
– Các mùa theo dương lòch ở bán cầu Bắc.

Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

9



Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”

Các mùa theo dương lòch ở bán cầu Bắc

Để tìm hiểu về hiện tượng mùa theo thứ tự sau:
-

Khi chuyển động trên quỹ đạo trục nghiêng của Trái đất có thay đổi
không?( Trục của Trái đất luôn nghiêng và không đổi phương)

-

Hiện tượng gì xảy ra ở vò trí hai bán cầu với Mặt trời? (Hai bán cầu lần lượt
ngả về phía Mặt trời).

-

Ngày 22/6 nửa cầu nào ngả về phía mặt trời? nửa cầu nào chếch xa mặt
trời? Có hiện tượng gì?(Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, nửa cầu Nam
chếch xa Mặt trời).

-

Ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía mặt trời? nửa cầu nào chếch xa mặt
trời? Có hiện tượng gì?( Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời, nửa cầu Bắc
chếch xa Mặt trời).


-

Trái đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt trời vào các ngày nào? (21/3,
23/9)Khi đó ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt
Trái đất? (Xích đạo)

 Từ đó hướng dẫn học sinh rút ra kết luận:
Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

10


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”
- Em có nhận xét gì về sự phân bố nhiệt và ánh sáng ở hai nửa cầu?
(Nửa cầu này nhận được nhiệt và ánh sáng nhiều hơn thì nửa cầu kia sẽ nhận
được lượng nhiệt và ánh sáng ít hơn)
-

Cách tính mùa?(Các nước theo dương lòch ở bán cầu Bắc lấy bốn

ngày: xuân phân(21/3), thu phân(23/9), đông chí(22/12), hạ chí(22/6) là ngày
khởi đầu của bốn mùa).
- Đặc điểm của các mùa? (mùa xuân: ấm áp, mùa thu: mát mẻ, mùa hạ:
nóng bức, mùa đông: lạnh)
- Tại sao Trái đất chuyển động quanh Mặt trời lại sinh ra hai thời kì

nóng, lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong năm?(Do trục trái đất
nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt trời nên Bắc bán
cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía mặt trời, nhận được lượng nhiệt
khác nhau sinh ra sự nóng lạnh khác nhau)
Với hình 6.3 – Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và



theo vó độ (Ví dụ trong các ngày 22 – 6 và 22 – 12):

Hình 6.3 – Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vó độ (Ví
dụ trong các ngày 22-6 và 22-12)

Giáo viên có thể gợi mở học sinh bằng các câu hỏi để đạt tới những kiến thức
cần thiết:
Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

11


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”
+ Hãy chỉ ra đường sáng tối trên hình vẽ và vò trí của nó vào ngày 22 – 6 và
22 – 12; đường sáng tối của ngày trên hình vẽ có điểm gì tương tự nhau?
Trả lời: Cắt trục Trái Đất ở xích đạo, chia xích đạo ra hai phần sáng tối bằng
nhau.
+ Đường sáng tối của 2 ngày trên hình vẽ có điểm gì khác nhau?

Trả lời: Ngày 22- 6, phần chiếu sáng ở bán cầu Bắc có diện tích lớn hơn phần bò
khuất trong bóng tối; ngày 22 – 12 ở bán cầu Bắc, phần chiếu sáng có diện tích
nhỏ hơn phần khuất trong bóng tối...
+ Nếu giả sử trục Trái Đất nghiêng ngược lại với hướng hiện nay thì tình
hình diện tích chiếu sáng và khuất trong bóng tối ở mỗi bán cầu sẽ như thế nào?
Trả lời: Sẽ không đúng như hiện nay.
Vậy rõ ràng nguyên nhân ngày đêm dài ngắn theo mùa là do trong khi
chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái đất nghiêng và không đổi phương.
* Có một số hình trong sách giáo khoa đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học
sinh vận dụng những kiến thức đã có vào việc phân tích hình mới có thể giải thích
được.
Ví dụ 3: Hình 12.4 – Gió biển và gió đất. Câu hỏi kèm theo: “ Dựa vào hình
12.4 và kiến thức đã học, hãy trình bày sự hoạt động của gió biển và gió đất.”
Về ý trình bày hoạt động của gió biển và gió đất, giáo viên hướng dẫn học sinh
quan sát hướng gió và nêu nhận xét: Gió biển là gió thổi từ biển vào đất liền vào
ban ngày; gió đất là gió từ đất liền thổi ra biển vào ban đêm.
Để trình bày sự hình thành gió biển và gió đất, giáo viên lưu ý học sinh về sự
khác nhau mặt đệm đất và biển, từ đó việc thu và toả nhiệt giữa đất liền và biển
không giống nhau dẫn đến sự chênh lệch khí áp giữa 2 đòa điểm, dẫn đến cơ chế
gió như ở trên.
Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

12


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”


Hình 12.4 – Gió biển và gió đất

Ban ngày ở lục đòa ven bờ, đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước ven
biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp; ở ven bờ trên mặt biển mát hơn
nên hình thành cao áp; gió thổi từ cao áp (ven biển) vào áp thấp (ven đất liền) gọi
là gió biển. Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh, nên mát hơn, hình thành cao áp ở
vùng đất liền; vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp, gió
từ áp cao (đất liền) thổi tới áp thấp (ven biển) gọi là gió đất.
Như vậy để hiểu rõ nội dung của phần này học sinh cần liên hệ tốt với kiến
thức nguyên nhân thay đổi của khí áp (khí áp thay đổi theo nhiệt độ).
2. Tổ chức cho học sinh thảo luận với hình:
Thảo luận là phương pháp trong đó học sinh trao đổi với nhau xoay quanh một
vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ nhận thức.
Phương pháp thảo luận được thực hiện trong bài học trên lớp ở các trường hợp
nội dung bài học dễ gây ra những ý kiến khác nhau ở các em học sinh . Trước một
Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

13


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”
bức ảnh đòa lí, một sơ đồ, bảng số liệu...các em khác nhau dễ có các ý kiến không
nhất quán với nhau hoàn toàn. Đó là cơ hội để tổ chức trao đổi ở nhóm học sinh.
Chính vì vậy, phương pháp thảo luận được sử dụng rất thích hợp với kênh hình.
Thảo luận với hình có thể được tổ chức theo lớp (giáo viên chủ trì), thảo luận

nhóm nhỏ (nhóm trưởng học sinh chủ trì), thảo luận cặp đôi. Các câu hỏi/ nhiệm vụ
giao cho học sinh có tầm quan trọng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng của
thảo luận. Vì vậy, giáo viên nên cân nhắc các câu hỏi, nhiệm vụ giao cho học sinh.
Những câu hỏi hay nhiệm vụ tương đối rõ ràng không nên đưa cho học sinh thảo
luận. Chỉ nên giao những nhiệm vụ hay câu hỏi dễ gây ra các ý kiến khác nhau.
Những nội dung này thường có liên hệ với các vấn đề thực tiễn mà học sinh đã có
một số vốn tri thức nhất đònh, hoặc liên quan tới các bài học trước. Thảo luận
thường được tiến hành nhiều với kênh hình trong sách giáo khoa. Việc khám phá,
tìm tòi khai thác kiến thức từ kênh hình thu hút ý kiến của nhiều học sinh khác
nhau.
Ví dụ: Bài 16. Sóng, thuỷ triều, dòng biển. Hình 16.4 – Các dòng biển trên thế
giới.

Hình 16.4 – Các dòng biển trên thế giới

Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

14


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”
Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh quan sát các dòng biển trên đại dương
thế giới để thảo luận theo dàn ý:
+ Nơi xuất phát, hướng chảy và quá trình thay đổi hướng chảy của các dòng
biển nóng trên các đại dương.
+ Nơi xuất phát và hướng chảy của các dòng biển lạnh trên các đại dương ở

hai bán cầu.
+ Những dòng biển lạnh trên các đại dương ở bán cầu Bắc thường xuất phát
ở khoảng vó độ nào? Ở bờ nào của đại dương? Chảy về đâu?
+ Sự đối xứng các dòng biển nóng và lạnh giữa bờ Đông và bờ Tây đại
dương ở khoảng vó tuyến 300 – 400 và ở vùng cực thể hiện như thế nào?
V. Kết quả vận dụng các biện pháp:
1. Kết quả thực hiện:
Qua quá trình cho học sinh thực hiện nội dung theo các phương pháp vừa
trình bày, tôi nhận thấy các em đã có hứng thú hơn trong việc tìm hiểu nội dung
và khả năng tiếp thu, tìm tòi kiến thức cũng được đánh giá cao. Các em đã có
phần tích cực hơn trong tham gia xây dựng bài, với các câu hỏi gợi mở đặt ra
phần nào vừa sức hơn với học sinh; những em học sinh yếu hơn cũng đã có thể
tham gia vào nội dung bài, những em có lực học khá có cơ hội thử sức với
những câu hỏi khó. Vì thế mà bài giảng trên lớp sôi nổi hơn, đối tượng học sinh
nào cũng được tham gia. So với năm học trước, kết quả có phần khả quan hơn.
Tỉ lệ học sinh hiểu bài tại lớp cũng khá hơn so với trước. Sau một thời gian khi
đã quen với cách học, các em đã có hứng thú hơn khi học tập bộ môn. Các nội
dung làm việc với hình trong sách giáo khoa đã được các em quan tâm tìm hiểu
vì đã thấy bổ ích trong việc tiếp thu bài tại lớp và học bài ở nhà.

Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

15


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”

Kết quả:
 Trước khi thực hiện:
Lớp
TSHS Điểm từ 5 trở lên
10A
44
21
10B8
40
14
10B9
41
16
10B10
42
15
 Sau khi thực hiện:

%
47,7
35,0
39,0
33,3

Lớp
10A
10B8
10B9
10B10


%
88,6
62,5
73,2
62,2

TSHS Điểm từ 5 trở lên
44
39
40
25
41
30
45
28

2. Một số vấn đề rút ra từ thực trạng:
Để nâng cao chất lượng bộ môn, không thể không đổi mới phương pháp
giảng dạy.
Trong việc đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học là yếu tố đảm bảo cho
giờ học không chỉ tạo hứng thú cho học sinh mà còn phát huy tính tích cực, chủ
động cho mọi đối tượng học sinh, nhất là học sinh trung bình, học sinh yếu.
Sự sáng tạo trong dạy học đòa lý là điều cần thiết, như sáng tạo trong việc sử
dụng tranh ảnh cũng hết sức quan trọng.
3. Một số kinh nghiệm:
Xây dựng bộ sưu tập:Trong chương trình đòa lý lớp 10 phần đòa lý tự nhiên,
để tập cho học sinh thói quen quan sát, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây
dựng bộ sưu tập.Những bộ sưu tập đơn giản như làm về bộ sưu tập tranh ảnh về
động đất, núi lửa, đòa hình cacxtơ, các hang động, núi, cao nguyên, đồng bằng,
sông, biển…Học sinh sưu tầm ảnh từ lòch, báo chí, ảnh chụp…Khi dạy học dựa


Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

16


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”
vào bộ sưu tập này, giáo viên cho học sinh nhận xét về đặc điểm, sự phân bố,
quá trình hình thành…sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
Trong những bài học có phần phân tích ảnh thì giáo viên chuẩn bò tranh ảnh
đầy đủ, từ đó cho học sinh rèn tính tự giác, tích cực.
Thông qua làm việc với kênh hình trang bò cho học sinh các kiến thức về bản
đồ, biểu đồ, lược đồ…

Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

17


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”

Phần III. Kết luận chung

Việc dựa vào kênh hình trong sách giáo khoa đòa lý 10 và các phương tiện dạy
học khác để tổ chức các hoạt động học tập ở trên lớp cũng như ngoài lớp là rất cần
thiết và phải làm được. Phương pháp làm việc giữa thầy và trò theo cách này sẽ
hình thành trong học sinh phương pháp học tập mới: độc lập, tự giác suy ngẫm,
khám phá những kiến thức mới thông qua tranh ảnh trong sách giáo khoa cũng như
các sự vật hiện tượng ở xung quanh mình. Mỗi hình chọn lọc dựa vào sách giáo
khoa biểu hiện một khía cạnh, một dấu hiệu của khái niệm về đòa lý tự nhiên, đòa
lý kinh tế xã hội. Sử dụng phối hợp kênh hình hay các hình ảnh minh họa sẽ dần
hình thành kiến thức hoàn chỉnh và khai thác đầy đủ các mối quan hệ vốn có trong
các sự vật và hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội. Cách học này sẽ dần hình thành
trong học sinh những kiến thức bền vững, hình thành thói quen tư duy lôgic và xây
dựng năng lực học tập đòa lý. Đây cũng là cách rèn luyện phương pháp tự học tốt
nhất.
Nhìn chung cách sử dụng kênh hình nói chung và tranh ảnh nói riêng rất đa
dạng, tuỳ thuộc vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên. Điều cần chú ý là: để làm việc
với kênh hình trong sách giáo khoa, học sinh phải có kó năng làm việc với các loại
phương tiện học tập đòa lý như bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu...Kó năng đó được hình
thành từ các lớp dưới, sau đó được rèn luyện thường xuyên và dần hoàn thiện trong
quá trình học tập tại trường. Để có kó năng đó đòi hỏi giáo viên phải luôn tạo ra cơ
hội và điều kiện để học sinh được làm việc với kênh hình, từ đó có được những
kiến thức và kó năng đòa lý cần thiết. Đồng thời giáo viên cần phải nắm chắc các
phương pháp và yêu cầu trong việc sử dụng kênh hình, đặc biệt là chuẩn bò hệ
thống các câu hỏi, có thể hướng dẫn kó các bước chuẩn bò ở nhà trước cho học sinh.
Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

18



Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”
Với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã tích cực sử dụng kênh hình trong
sách giáo khoa vào giảng dạy và nhận thấy cũng đã đạt được những hiệu quả nhất
đònh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót tôi rất mong nhận được sự đánh giá và góp
ý kiến từ các đồng nghiệp để việc học tập và nghiên cứu chuyên môn của bản thân
đạt kết quả tốt hơn.

Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

19


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa Đòa lý 10 – Nhà xuất bản giáo dục.
- Sách giáo viên Đòa lý 10 – Nhà xuất bản giáo dục.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Đòa lý 10 – Nhà xuất bản
giáo dục.
- Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 – Nhà xuất bản giáo
dục.
- Lí luận dạy học Đòa lý – Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền


Trường THPT Lộc Hưng

20


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”

MỤC LỤC
Phần I. Mở đầu...................................................................................................................................2
I. Lý do chọn đề tài:.........................................................................................................................2
II. Mục đích nghiên cứu:..................................................................................................................2
III. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................................................3
IV. Phạm vi nghiên cứu:..................................................................................................................3
V. Phương pháp nghiên cứu: ...........................................................................................................3
Phần II. Nội dung:..............................................................................................................................4
I. Cơ sở lý luận:................................................................................................................................4
II. Cơ sở thực tiễn:............................................................................................................................5
III. Nội dung nghiên cứu:.................................................................................................................5
IV. Các giải pháp thực hiện:............................................................................................................7
1. Đàm thoại gợi mở với hình:....................................................................................................7
2. Tổ chức cho học sinh thảo luận với hình:.............................................................................13
V. Kết quả vận dụng các biện pháp:.............................................................................................15
1. Kết quả thực hiện:.................................................................................................................15
2. Một số vấn đề rút ra từ thực trạng:.......................................................................................16
3. Một số kinh nghiệm:..............................................................................................................16
Phần III. Kết luận chung.................................................................................................................18
1. Trường THPT Lộc Hưng:......................................................................................................22

2. Hội đồng khoa học cấp trên:.................................................................................................22

Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

21


Đề tài: “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình ở sách giáo

khoa môn Đòa lý 10”
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Trường THPT Lộc Hưng:
 Tổ chuyên môn:
Nhận xét:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Xếp loại:
 Trường:
Nhận xét:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................


Xếp loại:
2. Hội đồng khoa học cấp trên:
Nhận xét:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Xếp loại:

Người thực hiện: Lê Trần Thanh Tuyền

Trường THPT Lộc Hưng

22



×