Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : Trường THPT Kiệm Tân
Tổ: SỬ- ĐỊA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC THÔNG TIN TỪ
KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA TRONG PHẦN LỊCH SỬ
VIỆT NAM LỚP 11 CƠ BẢN”
Người thực hiện: Phạm Quốc Nhật
Lĩnh vực nghiên cứu :
Quản lí giáo dục
Phương pháp giảng dạy bộ môn
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác.
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2014 - 2015
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
1
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN.
- Họ và tên : Phạm Quốc Nhật
- Sinh ngày : 27 - 07 - 1985
- Địa chỉ : ấp Bạch Lâm - Gia Tân 2 - Thống Nhất - Đồng Nai.
- Điện thoại : 0985.860.227
- Chức vụ : Giáo viên
- Đơn vị công tác : Trường THPT Kiệm Tân
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO.
- Học vị : Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng : 2008
- Chuyên ngành đào tạo : Lịch Sử
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Lịch Sử
- Số năm kinh nghiệm : 6 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm : “ Một vài kinh nghiệm về việc tích hợp tư tưởng
Hồ Chí Minh vào dạy học lịch sử dân tộc lớp 12 ở trường THPT”
-
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
2
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
MỤC LỤC
PHẦN A . ĐẶT VẤN ĐỀ
1 . Lí do chọn đề tài Trang
1
2 . Mục đích nghiên cứu Trang
1
3 . Đối tượng nghiên cứu Trang
2
4 . Phạm vi nghiên cứu Trang 2
5 . Phương pháp nghiên cứu Trang 2
PHẦN B . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
1 . Cơ sở lí luận của việc tìm hiểu kênh hình sách giáo khoa Trang
3
2 . Những thực trạng của vấn đề Trang
4
3 . Cách thức và biện pháp giải quyết vấn đề Trang 5
3 . 1 Một số gợi ý về việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Trang 5
3 . 2 Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề Trang 6
PHẦN C . KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
1 . ý nghĩa của đề tài Trang 12
2 . Những kiến nghị làm tăng tính khả thi của đề tài Trang 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. Trang 13
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TRƯỜNG Trang 14
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
3
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
A . ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Chủ đề năm học 2014 – 2015 là “Tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục
Việt Nam”. Một nội dung cụ thể trong đó là đổi mới phương pháp dạy học. Những biến
chuyển to lớn sâu sắc trong thời đại chúng ta càng chứng tỏ sự đổi mới phương pháp
dạy học là yếu tố quyết định đến sự thành công của một giờ học, tạo niềm hứng thú, say
mê, tìm tòi cho học sinh. Trong đó vấn đề khai thác triệt để thông tin trong sách giáo
khoa trong quá trình giảng dạy là vấn đề cốt lõi, quyết định đến chất lượng của một giờ
dạy. Việc khai thác những thông tin từ các hình ảnh không những tái hiện lại sự kiện đã
xảy ra, mà còn có tác dụng gây hứng thú cho học sinh, làm cho các em thích học lịch sử
hơn.
Đối với học sinh, việc các em có thể tự mình nắm bắt được những thông tin từ
các hình ảnh trong sách giáo khoa là một điều quá khó. Trong chương trình sách giáo
khoa lịch sử lớp 11 ban cơ bản phần lịch sử Việt Nam có nhiều tranh ảnh và lược đồ
lịch sử. Để giúp học sinh hiểu bài học sâu sắc hơn và có hứng thú với các bài học, tôi đã
chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa
trong phần lịch sử Việt Nam lớp 11 ban cơ bản” làm sáng kiến kinh nghiệm của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài không mới nhưng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử là nội dung
không thể thiếu của một bài học lịch sử. Đề tài này giúp học sinh phần nào biết khai
thác triệt để những nội dung mà các tranh ảnh, lược đồ lịch sử đem lại. Từ đó học sinh
hiểu sâu sắc hơn bài học, hứng thú trong tiết học và thêm yêu mến môn lịch sử, nhất là
về lịch sử hào hùng dân tộc Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
4
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
- Các tranh ảnh và lược đồ lịch sử trong phần lịch sử Việt Nam (1858-1918), sách
giáo khoa lịch sử lớp 11, ban cơ bản.
4. Phạm vi nghiên cứu
Ba bài 19, bài 20 và bài 21 thuộc chương I, Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế
kỉ XIX phần lịch sử Việt Nam (1858-1918), sách giáo kkhoa lịch sử lớp 11, ban cơ bản.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài, tôi dựa trên phương pháp luận sử học Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử, thống kê, so sánh,
đối chiếu…
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
5
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của việc tìm hiểu kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn Lịch sử và yêu cầu đổi
mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, việc biên soạn sách giáo khoa Lịch
sử cấp THPT có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Sách giáo khoa Lịch sử
hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu của giáo viên mà còn là tài liệu học tập
của học sinh theo định hướng mới. Đó là, học sinh không phải học thuộc lòng sách giáo
khoa mà cần tìm tòi, nghiên cứu những sự kiện có trong sách giáo khoa dưới sự tổ chức,
hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó, các em tự hình thành cho mình những hiểu
biết mới về lịch sử.
Do đó, những thông tin trong sách giáo khoa một mặt được trình bày dưới dạng
nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ. Mặt khác, kèm theo các thông tin là những câu hỏi, bài
tập, yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động học tập khác nhau, trong đó đặc biệt tăng
đáng kể số lượng kênh hình. Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ minh họa, làm
cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học
sinh. Bên cạnh đó, một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để ngỏ,
chưa viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ… sẽ tìm
tòi, khám phá những kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài học.
2. Thực trạng của vấn đề
Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử gồm nhiều loại: bản đồ, sơ đồ, hình vẽ,
tranh ảnh lịch sử. Mỗi loại có một phương pháp sử dụng riêng. Song tựu trung lại có thể
sử dụng trong trình bày kiến thức mới, củng cố kiến thức đã học, ra bài tập về nhà và
trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Riêng đối với hình vẽ, tranh ảnh
lịch sử lại có hai dạng dùng để minh họa cho kênh chữ hoặc với tư cách là nguồn cung
cấp thông tin, kiến thức cho người học.
Sự phong phú, đa dạng của kênh hình trong sách giáo khoa như vậy, đòi hỏi giáo viên
khi sử dụng phải linh hoạt, sáng tạo. Ví dụ, đối với những kênh hình được trình bày với
tư cách để minh họa cho kênh chữ thì việc sử dụng chúng cũng chỉ dừng lại ở việc minh
họa nhằm làm cho nội dung bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Giáo viên
không sử dụng chúng trong củng cố bài học hay trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
6
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
của học sinh. Khi sử dụng những kênh hình loại này, giáo viên không đặt vấn đề bằng
các câu hỏi gợi mở để học sinh giải quyết vấn đề. Giáo viên cũng không nên cho học
sinh đứng lên thuyết trình về nội dung của kênh hình đó, vì nó vượt quá sức của các em.
Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu trước nội dung của chúng
để các em có biểu tượng ban đầu về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử… thể hiện
trong kênh hình. Tuy nhiên, đây là một việc làm khó khăn đối với học sinh vì việc tìm
kiếm tài liệu không phải dễ dàng, nhất là đối với học sinh tại các Trung tâm GDTX. Do
vậy, khi giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên phải tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh
học tập của học sinh để vận dụng cho phù hợp.
Trong giờ giảng bài mới, vì điều kiện thời gian không cho phép nên giáo viên chỉ
tập trung giới thiệu, thuyết minh một số hình vẽ, tranh ảnh (nếu như bài học có nhiều
tranh ảnh), còn những hình ảnh khác, giáo viên chỉ nên dừng lại ở việc giới thiệu cho
học sinh quan sát và sơ lược một vài nết chính để học sinh nắm được biểu tượng ban
đầu về chúng mà thôi. Nội dung thuyết minh kênh hình phải phong phú, sinh động hấp
dẫn, kết hợp với lời nói truyền cảm sẽ có sức thuyết phục cao đối với học sinh, tạo nên
ở các em những xúc cảm thực sự, nội dung bài giảng vì thế cũng sinh động, hấp dẫn
hơn, học sinh trở nên yêu thích việc học tập môn lịch sử hơn.
Thông thường, kênh hình nói chung và hình vẽ, tranh ảnh nói riêng được trình
bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức, được in kèm theo câu hỏi để học
sinh tự “làm việc” với sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm rút ra
những kiến thức lịch sử nhất định. Để sử dụng tốt loại kênh hình này, trước hết giáo
viên phải xác định rõ nội dung lịch sử được phản ánh qua hình vẽ, tranh ảnh… Tiếp đó,
giáo viên phải dự kiến và xác định phương pháp sẽ sử dụng chúng trong từng bài cụ thể.
Phương pháp này thường hay sử dụng trong dạy học đối với loại kênh hình này là giáo
viên hướng dẫn học sinh quan sát (đầu tiên là quan sát tổng thể rồi mới quan sát chi tiết)
kết hợp với miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thông câu hỏi gợi mở của giáo
viên để học sinh tự rút ra được những kết luận. Ở đây, khi học sinh tìm hiểu nội dung
kênh hình qua các câu hỏi gợi mở, giáo viên có thể tổ chức cho các em làm việc cá nhân
hoặc theo nhóm hoặc cả lớp.
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
7
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
3. Cách thức, biện pháp để giải quyết vấn đề
3.1. Một số gợi ý việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử
3.1.1. Tranh ảnh lịch sử
- Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học
sinh nhằm mục tiêu học sinh tự tìm hiểu nội dung của tranh ảnh dưới sự hướng dẫn của
giáo viên:
+ Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội
dung tranh ảnh cần khai thác.
+ Bước 2. Giáo viên nêu câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu
nội dung tranh ảnh.
+ Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi đã quan
sát, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học.
+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung học sinh trả lời, hoàn thiện nội dung khai
thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh.
3.1.2. Lược đồ lịch sử
- Nội dung của bản đồ, lược đồ lịch sử rất phong phú, đa dạng, phản ánh những
sự kiện lịch sử:
+ Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả nội dung,
danh giới và các kí hiệu.
+ Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung
lược đồ.
+ Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung
lược đồ.
+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung học sinh trả lời và hoàn chỉnh nội dung
lược đồ cung cấp cho học sinh
3.2. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề.
- Trong phần lịch sử Việt Nam (1858-1918), sách giáo kkhoa lịch sử lớp 11, ban
cơ bản có đầy đủ các loại: bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh lịch sử… Tuy nhiên, trong
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
8
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
khuôn khổ đề tài này tôi chỉ giới thiệu phương pháp sử dụng một số bản đồ, sơ đồ, hình
vẽ, tranh ảnh lịch sử tiêu biểu.
* Hình 49. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng năm 1858
- Quan sát hình và miêu tả chiến hạm liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng
năm 1858. Đôi nét về bán đảo Sơn Trà : núi bao bọc, ngoài biển, tạo một vịnh kín gió,
nước sâu, tàu lớn vào ra, neo đậu an toàn, làm bàn đạp đổ bộ tấn công lên đất liền.
- Các chiến hạm lớn, treo cờ Pháp và Tây Ban Nha
- Từ tàu chiến, quân Pháp, Tây Ban Nha xuống các xuồng chở quân tiến vào đất liền
Trình bày diễn biến trận đánh, giải thích vì sao quân xâm lược thất bại trong âm mưu
đánh nhanh, thắng nhanh.
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
9
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
* Hình 51. Trương Định nhận phong soái
- Miêu tả quang cảnh và tường thuật lễ phong soái cho Trương Định. Chú ý: Phong
cảnh ở vùng quê Nam Kỳ, nhân dân (bên phải bức tranh) tham dự rất đông, phấn khởi,
hào hùng, mang theo lá cờ, trướng, các nghĩa binh với vũ khí thô sơ, đại diện của dân
mặc áo dài, khăn xếp hay trang phục kiểu nhà võ lúc bấy giờ…Cảnh tượng này đối lập
với cảnh quan quân triều đình (phía trái bức tranh), viên quan ngơ ngác, hoảng sợ, ngựa
quay đầu lại, chuẩn bị lên đường, quân lính nhớn nhác
- Cảnh tượng nói lên điều gì? Khí thế đấu tranh của nhân dân và tinh thần bạc
nhược, muốn cầu hòa của triều đình.
- Qua cảnh tượng trên, em suy nghĩ như thế nào về Trương Định.
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
10
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
* Hình 52. Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì
- Quan sát lược đồ, em thấy quy mô các cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?
- Kết hợp với lược đồ và sách giáo khoa em hãy chỉ ra những địa điểm có các cuộc
khởi nghĩa lớn?
- Kết quả của các cuộc khởi nghĩa này?
- Em có nhận xét gì về phong trào kháng Pháp của nhân dân sáu tỉnh Nam Kì?
Trên cơ sở ý kiến của học sinh, giáo viên cần chốt những nội dung cơ bản và định
hướng để học sinh chỉ ra được những đặc điểm của cuộc kháng chiến.
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
11
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
* Hình 66. Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê
- Em hãy xác định căn cứ chính của nghĩa quân trên lược đồ?
- Vì sao nghĩa quân Hương Khê lại chọn căn cứ Ngàn Trươi làm đại bản doanh?
- Vị trí của Hương Khê có lợi gì cho nghĩa quân, nó có gì khác gì với căn cứ Ba Đình
và Bãi Sậy?
- Chiến thuật và hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là gì?
- Cuộc khởi nghĩa trải qua mấy giai đoạn, kết quả ra sao ?
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
12
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
• Hình 67. Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế
- Dựa vào lược đồ, em hãy xác định căn cứ chính, địa bàn hoạt động của nghĩa quân.
chiến thuật đánh địch chủ yếu của nghĩa quân là gì?
- Cuộc khởi nghĩa chia làm mấy giai đoạn?
- Cuộc khởi nghĩa này có gì khác với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương?
Qua đó nói lên điều gì?
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
13
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Ý nghĩa của đề tài
Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp biên soạn sách giáo
khoa lịch sử, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải đổi mới phương pháp dạy và học. Trong
đó, giáo viên với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập
của học sinh trong quá trình học tập, cần nắm bắt được những điểm mới của sách giáo
khoa nói chung, hệ thống kênh hình - một nguồn kiến thức quan trọng trong sách giáo
khoa nói riêng. Hy vọng với nội dung của đề tài này sẽ giúp giáo viên giảng dạy chương
trình lịch sử 11 giảm bớt khó khăn khi khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo
khoa. Việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử không những minh họa lời dạy của
giáo viên mà còn khơi dậy hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ
học.
Khi giáo viên sử dụng kênh hình đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách sẽ tác động tới
giác quan của người học.
2 . Những kiến nghị làm tăng tính khả thi của đề tài
Các nhà quản lý giáo dục, giáo viên phải thấy được vai trò đặc biệt quan trọng
của kênh hình trong dạy học lịch sử. Từ đó ưu tiên đầu tư thích đáng với việc mua sắm
các loại đồ dùng học tập tốt, có chất lượng cao.
Tăng cường đưa kênh hình vào sách giáo khoa, giảm bớt kênh chữ để tránh
trường hợp học vẹt ở học sinh, giúp nhận thức của các em dễ dàng và sinh động hơn.
Đặc biệt việc sử dụng và đưa công nghệ thông tin hiệu quả là phương thức hiệu
quả nhất, ưu việt nhất trong việc sử dụng kênh hình dạy học lịch sử.
Đối với bản thân tôi do kinh nghiệm tuổi nghề còn ít, mới làm quen với việc
nghiên cứu khoa học .Vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng
nghiệp, của hội đồng nghiên cứu khoa học trường để tôi ngày càng trưởng thành hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn ! Kiệm Tân, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Người thực hiện
Phạm Quốc Nhật
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
14
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ban cơ bản . Nhà xuất bản Giáo dục .
2 . Các tác giả kinh điển chủ nghĩa Mác – LêNin về khoa học Lịch sử. NXB Sự
thật Hà Nội 1963 .
3 . Kênh hình trong dạy học Lịch sử ở trường THPT . NXB ĐHSP Hà Nội 2006.
4 . Các con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường
THPT . NXB ĐHSP Hà Nội .
5 . Phan Ngọc Liên – Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT .
NXB ĐHSP Hà Nội 2005 .
6 . Nguyễn Xuân Trường , Đỗ Hồng Thái - Đổi mới thiết kế giáo án lịch sử phổ
thông . NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh 2006 .
7 . Các quy định pháp luật về giáo dục phổ thông . NXB CTQG Hà Nội 2002 .
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
15
Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình sách giáo khoa trong phần
Lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản.
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Kiệm Tân Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
Tổ : Sử- Địa
Thống nhất, ngày 20 tháng 04 năm 2015.
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Năm học: 2014 - 2015.
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ kênh hình
sách giáo khoa trong phần lịch sử Việt Nam lớp 11 cơ bản ”
.Họ và tên tác giả: Phạm Quốc Nhật Tổ: Sử - Địa.
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.
Lĩnh vực: Quản lí giáo dục Phương pháp giáo dục
Phương pháp giảng dạy bộ môn Lĩnh vực khác.
1. Tính mới
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có
hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
cao
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đưa ra giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện, dễ đi vào
cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong
ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
16