Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi thử Đại học(2010 2011) (Có đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.64 KB, 4 trang )

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D Năm 2010 -2011
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút ( Không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm )
Câu 1: (2,0 điểm)
Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao có những tên gọi nào? Anh (Chị)
hãy nhận xét những tên gọi đó.
Câu 2: (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (Không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về
câu nói sau: “ Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần; nhưng với bản
thân bạn, bạn không được phép yếu mềm, vì đó là sự thất bại thảm hại nhất”.
( Trích Lời cỏ cây – Bàn về thân phận con người trong cuộc đời của Márai
sádor, người Hungari).
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm):
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó
( Câu 3a hoặc câu 3b)
Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử
tù của Nguyễn Tuân.
Câu 3b: Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
của nhà văn Nguyễn Thi .
./.

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II - KHỐI D
MÔN: NGỮ VĂN
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu bật được các ý
chính sau:


- Lúc đầu có tên là Cái lò gạch cũ: Nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong
cuộc đời, cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp
lại ở câu kết của tác phẩm, điều đó có ý nghĩa nhấn mạnh tính chất quy luật của của


hiện tượng Chí Phèo, tạo ra ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên nhan đề này
đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân.
- Sau đó Nhà xuất bản Đời mới đổi tên là Đôi lứa xứng đôi: Nhan đề này dựa vào
mối tình Chí Phèo- thị Nở, gợi sự tò mò của độc giả. Tuy nhiên, nhan đề này cũng
chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm.
- Cuối cùng tác phẩm có tên Chí Phèo: Cách gọi này đã thể hiện được đầy đủ chủ
đề và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
b. Cách cho điểm:
+ Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
+ Điểm 1: Nêu và nhận xét được hai tên gọi; hoặc chỉ nêu được ba tên gọi mà
không có nhận xét.
+ Điểm 0: Viết lung tung hoặc bỏ giấy trắng.
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu bật được các
ý chính sau:
- Lý giải được: Thất bại là gì? Thất bại với từng người khác nhau như thế nào?
Khảng định thất bại là điều khó tránh khỏi trên con đường vươn tới thành công. Điều
quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại bằng cách tự rút ra kinh nghiệm, có ý chí,
nghị lực vươn lên sau mỗi thất bại.
- Nhưng, sự thất bại với chính bản thân mình là sự thất bại thảm hại nhất, vì nó
thể hiện sự yếu mềm của ý chí, không chiến thắng được bản thân, là sự đầu hàng với
những ham muốn tầm thường, cám dỗ của bản thân,…
- Chứng minh: Lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống, trong học tập, rèn
luyện,…

- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân
b. Cách cho điểm:
+ Điểm 3: Trình bày đầy đủ yêu cầu trên, diễn đạt tốt; bài viết trình bày rõ
ràng, thể hiện sự suy nghĩ độc lập, có sức thuyết phục.
+ Điểm 2: Xác định đúng yêu cầu đề; hệ thống ý lôgích; có thể mắc vài lỗi nhỏ
về diễn đạt.
+ Điểm 1: Hiểu được yêu cầu đề; nhưng nội dung còn sơ sài; diễn đạt còn yếu.
+ Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh phải làm nổi bật được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao; nghệ thuật
xây dựng hình tượng và ý nghĩa tư tưởng của hình tượng ấy; cụ thể cần nêu các ý:
- Giới thiệu đôi nét về tác phẩm và hình tượng Huấn Cao.


- Vẻ đẹp của Huấn Cao: Vẻ đẹp của cái tài, vẻ đẹp của cái tâm và của khí
phách anh hùng.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao ( Tình huống truyện, tương phản,
độc lập, ngôn ngữ,…).
- Ý nghĩa hình tượng nhân vật.
b. Cách cho điểm:
+ Điểm 5: Bài làm đạt được các yêu cầu trên, có sự sáng tạo, có cảm xúc; diễn
đạt tốt.
+ Điểm 3; 4: Trình bày khá đầy đủ các ý trên, nhưng dẫn chứng còn hạn chế,
diễn đạt một số chỗ còn vụng, ít mắc lỗi chính tả và dùng từ.
+ Điểm 2: Hiểu được yêu cầu đề; nhưng lập luận còn yếu, dẫn chứng còn hạn
chế; mắc 5 đến 10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
+ Điểm 1: Chưa nắm vững yêu cầu của đề; phân tích sơ sài chung chung; diễn
đạt yếu, mắc trên 10 lỗi
+ Điểm 0: Sai lạc nghiêm trọng về kiến thức hoặc chỉ viết đựợc vài dòng hoặc

bỏ giấy trắng.
Câu 3b: Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức:
Đây là dạng đề mở, thí sinh tự xác định thao tác nghị luận: Thao tác giải thích,
phân tích,chứng minh, bình luận. Các nội dung cần có:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm;
- Cảm hứng tư tưởng của tác phẩm;
- Phân tích , chứng minh đặc sắc nghệ thuật:
+ Đặc sắc qua xây dựng tình huống truyện;
+ Đặc sắc trong nghệ thuật khắc hoạ nhận vật;
+ Đặc sắc qua nghệ thuật trần thuật;
+ Sử dụng ngôn ngữ độc, đối thoại; ngôn ngữ mang màu sắc Nam bộ.
- Đánh giá chung.
b. Cách cho điểm
+ Điểm 5: Trình bày đầy đủ yêu cầu trên, hành văn lưu loát, trong sáng,có
hình ảnh, có cảm xúc; có thể mắc vài lỗi nhỏ.
+ Điểm 3; 4: Hiểu đúng yêu cầu đề; nêu được những đặc sắc về nghệ thuật của
truyện, nhưng chưa sâu; diễn đạt rõ ý; ít mắc lỗi.
+ Điểm 2: Hiểu được yêu cầu đề; nhưng việc vận dụng các phương pháp nghị
luận chưa tốt; sắp xếp ý chưa chưa lôgích, diễn đạt còn vụng, mắc nhiều lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu.


củng

+ Điểm 1: Chưa nắm vững yêu cầu của đề, phân tích sơ sài, hành văn lủng

+ Điểm 0: Sai lạc nghiêm trọng về kiến thức hoặc chỉ viết đựợc vài dòng hoặc
bỏ giấy trắng.
./.




×