Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu của hai bài thuốc đông dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 37 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
--------------- £ 0

^

0

3

Dược HÀ NỘI
------------------

l>Ư 0i\« TIIỊ NGỌC

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ LIPID MÁU CỦA
HAI BÀI THUỐC ĐÔNG Dược
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ KHOÁ 1997 - 2002)

Người hướng dẫn
: TS. Nguyễn Văn Đồng
Nơi thực hiện
: Bộ môn hoá sinh
Thời gian thực hiện : Từ 8 - 3 - 2002 đến 20 - 5 - 2002

HÀ NỘI 5 - 2002


L Ờ I

c ả m ƠR



& ô i x in ỈM ỊỊ. tỏ lềttạ. b iết títi iá u sất' tớ i íỉtầ ụ íỊỈíĩo CJ(S Q iy u ụ ễn
n ạ tiò i ỉ/tầ ự (Tã tá ti tìn h ỉnứ hiạ d ẫ n , ụ itíp (Tỏ tÂỈ tm ng. su ất q u á trìn h thự e liiệa
đe, t(n.

Qiw x tn

(/UI itỉt eam tftt

tó t cò- ^f)liíỊfn

& fitw fi ^()htiOít(f (‘iititỊ ỉdíiit ịltế eáe

th ầy, eồ tro n ạ bộ m è n h o á ù n h , eáe cú n hộ k h ơ a Itú á iìn ti lìênU oìên 1Ọ- 8 đ ã

huânạ dẫn kặ thuật, tạo mều kiên oiKì tồi hoàn thành eồtitị trình (túníỊ thòi
h ạ tt.

'Tôà n ội, nụàụ. 2 0 thúng. 5 n ám 2 0 0 2
S in h o iên
rỉ)iìtìHíf CJlù Q lợoe.


MỤC LỤC
ĐẶT VÂN Đ Ể ......................................................................................................... 1
PHẦN 1:

TỔNG QUAN.....................................................................................2


1.1. Đại cương về lipid.........................................................................

2

1.1.1 .Thành phần và vai trò của lipid............................................................ 2
1.1.2.Lipoprotein và sự vận chuyển lipid......................................................2
1.1.3.Cholestero l ................................................................................
1.1.4.Bệnh

5

căn tăng lipid máu..............................................................6

1.1.5.Điều trị tăng lipid m áu..........................................................................6
PHẦN 2

THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ...................................................... 10

2.1.Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 10
2.1.1 .Bài thuốc sô 1.................................................................................

10

2.1.2.Bài thuốc số 2 ...................................................................................... 10
2.1.3.Chuộ t .................................................................................................13
2.2.Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 14
2.2.1.Xử lý và chế biến dược liệu................................................................ 14
2.2.2.Kỹ thuật xét nghiệm cácchỉ số............................................................15
2.2.3.Phương pháp xử lý kết quả...................................................................15
2.3.Kết

2.4.

quả thực nghiệm................................................................................. 17

Nhận xét tổng quát và bàn luận............................................................... 29

PHẦN 3:KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT.....................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 32


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VÃN

CH
n

Cholesterol
HDL
Y P

Ty 1? cholesterol trong HDL trên cholesterol toàn phần

CM

Chylomicron

CTNCKH

Công trình nghiên cứu khoa học

HDL


Lipoprotein tỷ trọng cao

HDL- c

Cholesterol trong HDL

HMG- CoA

Hydroxy mẽthyl glutaryl- Coenzym A

IDL

Lipoprotein tỷ trọng trung bình

LDL

Lipoprotein tỷ trọng thấp

Lp

Lipoprotein

LPL

Lipoprotein lipase

NXB

Nhà xuất bản


TĐBK

Từ điển bách khoa

TG

Triglycerid

XNDPTW

Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung Ương

VLDL

Lipoprotein tỷ trọng rất thấp

VXĐM

Vữa xơ động mạch.


ĐẶT VẤN ĐỂ

Rối loạn chuyển hoá lipid máu là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tim
mạch. Đặc biệt là vữa xơ động mạch (VXĐM) đang được y học trong nước và
thế giới

quan tâm nhiều. Sự hình thành của các mảng vữa xơ gây hẹp lòng


mạch làm cản trở lưu thông máu là nguyên nhân dẫn đến những tai biến nguy
hiểm như nhồi máu cơ tim trong VXĐM vành tim, tai biến mạch máu não. Sự
gia tăng cũng như tai biến của nó liên quan tới đời sống con người nhất là các
nước phát triển có mức sống cao, sức lao động được giải phóng, khi các chất
dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể vượt quá nhu cầu .
Hiên nay có rất nhiều thuốc hạ lipid máu, chủ yếu là hoá dược. Đa số các
thuốc này đều có cơ chế tác dụng rõ ràng nhưng thường phải dùng lâu dài nên
gây ra nhiều tác dụng phụ. Để hạn chế nhược điểm này, xu hướng hiện nay là
dùng các thuốc có nguồn gốc tự nhiên đặc biệt là các thảo mộc.
Trong y học cổ truyền , việc sử dụng các dược liệu và các bài thuốc có tác
dụng hạ lipid máu chưa được đề cập đến. Nhằm mục đích tạo nguồn nguyên
liệu làm thuốc, nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu, góp phần làm phong
phú thêm thuốc hạ lipid máu để phòng và điều trị VXĐM. Chúng tôi tiến hành
thử tác dụng của hai bài thuốc đông dược trên mô hình gây tăng cholesterol
thực nghiêm trên chuột cống. Tác dụng của thuốc được theo dõi bằng các chỉ
số:
- Nồng độ cholesterol toàn phần.
- Nồng độ cholesterol trong HDL(HDL- C).
- Tỷ lệ cholesterol trong HDL trên cholesterol toàn phần( CH

).
TP

- Nồng độ triglycerid(TG).

1


PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1.


Đại cương về lipid[2]

1.1.1 Thành phần và vai trò của lipid:
Lipid là sản phẩm ngưng tụ của acid béo và alcol, hầu hết dưới dạng
este, có trong động vật và thực vât. Ở người lipid có vai trò rất quan trọng
trong dự trữ và cung cấp năng lương cho cơ thể hoạt động, lipid tham gia cấu
tạo màng tế bào, màng nhân, màng ty thể trong tế bào. Ngoài ra lipid còn có
vai trò bảo vệ, điều hoà thân nhiệt, hấp thu vận chuyển các chất tan trong dầu
đặc biệt là các vitamin A,D,E,K và các hormon steroid .
Thành

phần

của

lipid

máu

gồm:

triglycerid,

cholesterol(CH),

phospholipid, sterid ,...và các lipid phức tạp khác. Tính chất chung của các
lipid là không tan trong nước .Trong máu nó kết hợp với protein được gọi là
apoprotein để chuyển thành dạng hoà tan mang tên lipoprotein lưu hành trong
máu.

1.1.2 Lipọprotein và sư vân chuyển lipid:
1.1.2.1.CẾU trúc và phân loại lipoprotein (Lp):
*Cấu trúc lipoprotein:
Lipoprotein có dạng hình cầu, đường kính từ 100-800 A°. Phần lõi của
phân tử Lp chứa các loại lipid không phân cực (CH este,TG), phần vỏ được
cấu tạo bởi các apoliprotein và các phân tử lipid phân cực (phospholipid,
cholesterol tự do ). Chính nhờ lớp vỏ này mà Lp có khả năng tan trong nước.
* Phân loại lipoprotèin :
+ Theo tỷ trọng Lp được phân thành 5 lo ạ i:
Chylomicron

:

d<0,94

Lipoprrotêin tỷ trọng rất thấp VLDL:

0,94
2


Lipoprotein tỷ trọng trung gian IDL: 1,006 <¿/<1,019
Lipoprotein tỷ trọng thấp LDL

: 1,019 < d < 1,063.

Lipoprotein tỷ trọng cao HDL

:


1,063 <¿/<1,21.

Bảng 1: Tính chất lv hoá và chức năng của lipoprotein huvết tương người
[18,19]

Cách phân
loại.
Điện di.

Vị trí gốc

Pre- ß lipoprotein

ß -lipoprotein

a-lipoprotein

Tỷ trọng

chylomicron

VLDL

IDL+LDL

HDL

0 ,5 -2


12

25

50

-lipid %

8 8 -9 9 ,5

88

75

50

Lipid chủ

Triglycerid

Triglycerid

Cholesterol

Cholesterol

Thành phần
- protein %

yếu

Nguồn gốc

Phospholipid
Ruột

Gan và ruột

Sản phẩm

Gan và ruột

chuyển hoá
của VLDL
....

1.1.2.2 Chuyển hoá và vai trò của lipoprotein:
*Chylomicron(CM):
CM do các tế bào niêm mạc ruột non tạo nên có vai trò vận chuyển TG
ngoại sinh, CH theo hệ thống bạch huyết đổ vào đại tuần hoàn, có kích thước
800-10000 A°, mang apoprotein AI, All, B48 một ít c và E.
Trong máu chylomicron tương tác với lipoprotein lipase (LPL) ở mao
mạch nội mô thuỷ phân TG thành acid béo để mô và cơ hấp thụ. Qua quá
trình này chylomicron biến thành chylomicron tồn dư ít triglycerid hơn và


giàu cholesterol este hơn, đến gan sẽ được

thâu tóm và tiêu hoá trong

Lysosome cho cholesterol tự do. Cholesterol này có thể sử dụng tham gia tổng

hợp màng, dự trữ ở gan tạo muối mật, tổng hợp lipoprotein.
*Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL):
VLDL chủ yếu do gan tổng hợp, kích thước 300- 800 A°, lipid chủ yếu là
triglycerid nội sinh và một phần cholesterol. Vai trò chính là vận chuyển
triglycerid nội sinh . VLDL cũng tương tác với LPL để thuỷ phân bớt TG làm
cho kích thước VLDL giảm dần và được gọi là VLDL tồn dư hay IDL.
Khoảng một nửa số IDL đựơc chuyển hoá ở gan. Phần còn lại trong máu tiếp
tục mất dần TG để trở thành LDL .
*Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL).
LDL là sản phẩm chuyển hoá của VLDL có tỷ trọng cao hơn và kích
thước nhỏ hơn VLDL, có 25% protein (chủ yếu apo B100) và 75% lipid (chủ
yếu là cholesterol nội sinh ). Vai trò chính của LDL là vận chuyển cholesterol
nội sinh tới các tổ chức. Ở tế bào ngoại vi LDL tương tác với receptor- LDL
trên màng tế bào để vào trong tế bào.
Cơ chế hoạt động: LDL được thâu tóm theo cơ chế ẩm bào thông qua
receptor.
LDL gắn trên receptor- LDL với ái lực cao qua trung gian ApoB100 của
LDL.
Phức hợp của LDL và receptor- LDL được nhấn chìm trong bào tương,
đồng thời tạo thành túi chứa phức hợp endosome.
pH trong endosome thấp hơn làm cho phức hợp phân ly. Receptor có thể
quay ra mặt tế bào còn LDL nhập vào lysosome giải phóng cholesterol và acid
amin.
Mọi tế bào có thể tự điều hoà tiếp nhận CH theo nhu cầu. Khi nhu cầu
cao, tế bào tăng tổng hợp receptor và giảm khi thừa CH. Ngoài sự thoái hoá

4


LDL theo con đường receptor đặc hiệu này. LDL còn thoái hoá theo con

đường kém đặc hiệu hơn trong đó có sự tham gia của đại thực bào.
Nguồn gốc CH ứ đọng trong đại thực bào là do LDL bị oxy hoá. Khi đó
receptor LDL không còn nhận ra chúng nữa, nhưng có Receptor- Scavenger
nằm trên bề mặt của các đại thực bào tiếp nhận nó và chui vào tế bào. Quá
trình này không chiu ảnh hưởng của cơ chế điều hoà ngược, dẫn đến quá tải
CH trong tê bào. Khi đó đại thực bào biến dạng thành tế bào có bọt là nguyên
nhân hình thành mảng vữa xơ động mạch. Vì vậy CH trong LDL còn gọi là
“cholesterol xấu”. Hàm lượng LDL- c trong máu càng cao thì nguy cơ gây
vữa xơ động mạch càng lớn. Nghiên cứu cho thấy các thuốc làm giảm thời
gian tồn tại của LDL trong máu hoặc có tác dụng ngăn ngừa sự peroxyd hoá
acid béo sẽ hạn chế được sự hình thành các tế bào có bọt và có tác dụng ngăn
ngừa vữa xơ động mạch.

1.1.3 Cholesteroir21
* Cholesterol trong cơ thể có hai nguồn gốc:
- Nguồn gốc ngoại sinh do niêm mạc ruột hấp thu từ thức ăn chủ yếu là
mỡ động vật, có thể từ 0,5 - lg/ngày.
- Nguồn gốc nội sinh do cơ thể tổng hợp chủ yếu ở tế bào gan khoảng
(1 g/ngày).
Cholesterol cùng với các lipid khác được hấp thụ dưới dạng
chylomycron để tham gia cấu tạo màng tế bào. Con đường chuyển hoá chủ
yếu của nó là biến thành acid mật ở gan rồi thành muối mật đổ vào ruột giúp
cho quá trình tiêu hoá và hấp thu lipid. CH còn là nguyên liệu tổng hợp
hormon steroid.
Trong máu Cholesterol tồn tại dưới hai dạng: tự do ( chiếm 1/3) và este
(chiếm 2/3). Cả hai dạng này đều kết hợp với protein dưới dạng lipoprotein.

5



Bình thường ở người nồng độ cholesterol toàn phần trong máu khoảng 200
mg/dl trong đó phần lớn là cholesterole este.
Nồng độ cholesterol trong hồng cầu và trong huyết thanh bằng nhau.
Trong trường hợp bệnh lý chỉ thấy tăng ở huyết thanh. Trong VXĐM
cholesterol là thành phần chính ứ đọng ở mảng vữa xơ. Nồng độ cholesterol
càng cao thì tỷ lệ VXĐM càng lớn.

1.1.4 Bênh căn tăng Lipid máu :
Bệnh tăng lipid máu là những trường hợp có CH hoặc TG máu tăng cao.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng lipid máu để tiện cho việc điều trị trên lâm
sàng người ta chia làm hai loại:
+ Tăng lipid máu nguyên phát: do yếu tố di truyền.
+ Tăng lipid máu thứ phát : thường gặp trong một số bệnh như đái tháo
đường, bệnh gút, suy tuyến giáp nguyên phát, hội chứng tắc mật, hội chứng
thận hư và suy thận mãn tính ... Và khi dùng một số thuốc như glucocorticoid
kích thích tế bào gan tổng hợp triglycerid, nếu dùng thuốc lâu dài sẽ tăng
triglycerid nội sinh. Thuốc lợi tiểu làm tăng nhẹ cholesterol toàn phần (3 8%), tăng triglycerid (20%). Thuốc ức chế cảm thụ p , nhất là p 2ức chế men
LPL làm tăng triglycerid. Ngoài ra do lối sống không hợp lý (ăn quá nhiều,
hút thuốc lá, nghiện rượu, sống tĩnh tại, nhiều stress, ...) là những yếu tố
thuận lợi gây bệnh tăng lipid máu.
1.1.5 Điểu tri tăng lipid máu r 10,151
1.1.5.1. Điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập :
Đây là bước khởi đầu phải áp dụng cho tất cả các dạng tănglipid máu.Chế độ
ăn cần giảm tỷ lệ lipid trong khẩu phần đặc biệtcholesterol và mỡbão hoà,
giảm rượu và bia. Cần tăng các thức ăn có dầu thực vật chứa nhiều acid béo

6


không bão hoà đồng thòi kết hợp hoạt động thể lực thường xuyên tuỳ theo

hoàn cảnh cụ thể.
1.1.5.2. Điều trị bằng thuốc :
Áp dụng sau khi đã điều trị bằng chế độ ăn không có kết quả và khi
cholesterol máu > 250 mg/dl (6,5 mmol/1), triglycerid >200 mg/dl (2,3 mmol/l)
đồng thòi vẫn duy trì chế độ ăn hợp lý. Mục đích của việc dùng thuốc là làm giảm
hàm lượng lipid máu bằng cách giảm nguồn cung cấp và tăng đào thải lipid
* Thuốc hoá dược :
Hiện nay trên thế giới có nhiều thuốc hạ lipid máu vói nhiều cơ chế tác
dụng khác nhau. Sau đây là các thuốc hay được dùng :
- Các Fibrate được dùng phổ biến nhất. Có nhiều dẫn chất của Fibrate
như Clofibrate, Fenofibrate, Bezafibrate, Ciprofibrate.
+ Cơ chế tác dụng : thuốc làm giảm tổng hợp VLDL ở gan, làm giảm
hoạt tính của men HMG - CoA reductase qua đó giảm tổng hợp cholesterol
nội sinh, tăng hoạt tính của men LPL dẫn tới giảm TG, tăng đào thải
cholesterol qua mật.
- Acid nicotinic : thường không được dùng dưới dạng tự do mà dùng
dưới dạng este để giải phóng dần acid nicotinic như novacyl. Acid nicotinic
làm giảm cholesterol và triglycerid máu do ức chế quá trình tiêu mỡ ờ tổ chức,
ức chế tổng

hợp cholesterol thông qua tác động đến men HMG- CoA

reductase, giảm VLDL do hoạt hoá men LPL.
- Nhựa trao đổi ion: cholestiramin và colestipol.
Nhựa trao đổi ion không bị men tiêu hoá tác động, không bị hấp thu
qua niêm mạc ruột có khả năng trao đổi Cl' với acid mật, làm cho acid mật ở
dạng liên kết và không bị tái hấp thu, được thải ra ngoài theo phân.
- Các Statin: lovastatin, fluvastatin, pravastatin, Simvastatin. Các chất
này ức chế quá trình sinh tổng hợp CH ở trong tế bào làm tăng tổng hợp các


7


receptor LDL để LDLthoái giáng theo con đường qua các receptor nhiều hơn,
làm giảm sự thoái giáng theo con đường qua các đại thực bào.
* Thuốc đông dược:
Trong y dược học cổ truyền khái niệm về bệnh tăng lipid máu và vữa xơ
động mạch chưa rõ ràng và rất ít được nhắc đến mà chỉ được hiểu như đàm thấp,
đàm trọc, gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về các vị thuốc và các bài
thuốc có tác dụng hạ lipid và cholesterol máu tuy chưa nhiều nhưng đã có những
kết quả bước đầu góp phần làm rõ hơn khái niệm về các căn bệnh trên.
- Ngưu tất: Cao lỏng ngưu tất có tác dụng hạ cholesterol huyết trên thỏ gây
tăng cholesterol ngoại sinh và nội sinh(Đoàn Thị Nhu) và đã được GS.Phạm
Khuê ứng dụng trên lâm sàng thấy có tác dụng hạ cholesterol huyết trên người có
cholesterol huyết cao và làm giảm đáng kể tỷ lệ p la lipoprotein [9,14] Viện
dược liệu và XNDPTW 25 sản xuất viên bidentin dạng nang chứa bột bidentin.
Chỉ định điều tri chứng cholesterol huyết cao, VXĐM, tăng huyết áp.
- 1974, Đặng Thị Mai An (Viện y học cổ truyền TW) nghiên cứu tác
dụng của nghệ trên thỏ gây tăng cholesterol, thấy hạ nồng độ cholesterol
huyết. 1981 Phạm Tử Dương đã sử dụng cao lỏng nghệ do bộ môn hữu cơ
trường Đại học Dược bào chế điều trị cho bệnh nhân VXĐM trong một tháng
đã thấy nghệ làm giảm cholesterol máu [6]. XNDPTW 25 đã sản xuất viên
cholestan (thành phần chính là tinh dầu nghệ ). Chỉ định điều trị tăng
cholesterol huyết[ 16].
- Tỏi: Vũ Hiền Hạnh dùng alisa, một chế phẩm từ tỏi nghiên cứu trên
thực nghiệm và lâm sàng thấy có tác dụng hạ CH và tỷ lệ p Ịa lipoprotein rất
rõ rệt. XNDP Đồng Tháp đã sản xuất viên nén “Dogarlic” chỉ định: Hạ CH,
điều hoà triglycerid huyết thanh, tăng tuần hoàn máu bảo vệ thành mạch, ngừa
VXĐM, ngừa cảm cúm.


8


Nguyễn Văn Đồng và cộng sự (trường Đại học Dược Hà Nội ) đã
nghiên cứu tác dụng của một số vị thuốc: Xuyên khung, đương qui, đào nhân,
đan sâm, giá đậu xanh, hy thiêm trên chuột gây tăng CH ngoại sinh thấy giảm
rõ rệt CH huyết, giảm lipid toàn phần, giảm tỷ lệ Ị3la lipoprotein [1,7].

9


PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ

2.1 Đối tượng nghiên cứu :
2.1.1 Bài thuốc số 1
*Công thức
Sơn tra

16 gam.

Đan sâm

16 gam.

Xuyên khung

8 gam.

Ngưu tất


8 gam.

Hồng hoa

8 gam.

2.1.2 Bài thuốc số 2: Bao gồm tất cả các vị của bài 1 và được bổ sung thêm 2 vị

*

Hương phụ

8 gam.

ích mẫu

8 gam.

Cơ sở xây dựng bài thuốc: Hai bài thuốc này chúng tôi xây dựng dựa

theo công năng, chủ trị, tác dụng dược lý của từng vị thuốc đã được nghiên
cứu và độ lặp lại của chúng trong các bài thuốc hạ lipid máu [12]. Trong đó bài
số 2 được bổ sung thêm hai vị hương phụ và ích mẫu có tác dụng điều kinh
nhằm mục đích so sánh tác dụng trên hai lô đực và cái.
*Đặc điểm của hai bài thuốc :
Tất cả các vị thuốc đều đã được DĐVN tiêu chuẩn hoá, ít độc, đã được
sử dụng lâu đời, trong đó sơn tra, đan sâm, xuyên khung, ngưu tất được nghiên
cứu có tác dụng hạ lipid máu.
*Sơn tra [3,13]
Là quả chín phơi hay sấy khô của cây nam sơn tra (Crataegus cuneata)

thuộc họ hoa hồng (Rosaceae).
- Tác dụng dược lý:

10


+ Theo y học cổ truyền: Sơn tra có tác dụng tiêu thực hoá tích, khứ ứ
thông kinh, bình can hạ áp, bổ khí.
+ Theo y học hiện đại: Sơn tra làm tăng sự co bóp của cơ tim, đồng thòi làm
giảm sự kích thích cơ tim, tăng tuần hoàn ở mạch vành tim và mạch máu não.
- Liều dùng : 8- 20 gam .
* Đan sâm [3,11,13]
Là rễ phơi hay sấy khô của cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza), thuộc họ
hoa môi (Lamiaceae).
- Tác dụng dược lý :
+ Theo y học cổ truyền: Đan sâm có tác dụng hoạt huyết, trục huyết ứ,
dưỡng tâm an thần, bổ huyết, bổ can tỳ, giải độc.
+ Theo y học hiện đại: Đan sâm có tác dụng chống đông máu cải thiện
tuần hoàn ngoại vi. Giảm mỡ trong máu bảo vệ gan, hạ đường huyết, hạ huyết
áp. Giãn động mạch vành, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim.
- Liều dùng : 8- 20 gam.
* Xuyên khung [1,3]
Là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên khung (Ligusticum wallichii
Franch.) họ hoa tán (apiaceae).
- Tác dụng dược lý:
+Theo y học cổ truyền: Xuyên khung có tác dụng hành khí giải uất,
hoạt huyết thông kinh, trừ phong giảm đau, giải nhiệt, bổ huyết.
+ Theo y học hiện đại: Xuyên khung có tác dụng làm giãn mạch, tăng
lưu lượng máu ở mạch vành, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu và sự hình thành cục
đông, tăng lưu lượng máu ở não, làm giảm phù não và có tác dụng an thần,

tăng co bóp tử cung [11]. Ngoài ra xuyên khung còn có tác dụng làm giảm
cholesterol máu, giảm tỷ số ¡3la lipoprotein và lipid toàn phần, có tác dụng
chống đông máu và tiêu fibrin trên cả invitro và invivo [7].
- Liều dùng: 6-12 gam.
11


*Ngưu tất [3,13]
Là rễ đã chế biến khô của cây ngưu tất (Achyranthes bidentata Blum)
họ rau giền (Amaranthaceae).
- Tác dụng dược lý:
+ Theo y học cổ truyền: Dạng sống hành huyết tán ứ, tiêu ung lợi thấp.
Dạng chín bổ can, ích thận, cường gân, tráng c ố t.
+Theo y học hiện đại: Kinh Lợi Bân đã công bô chất saponin trong
ngưu tất có tác dụng phá huyết, làm giảm sức co bóp của tim ếch (1973).Theo
Đoàn Thị Nhu và cộng sự: Ngưu tất có tác dụng hạ cholesterol huyết thực
nghiệm [14]. Năm 1982 Phạm Khuê và cộng sự đã nhận xét ngưu tất có tác
dụng hạ cholesterol máu trên người có cholesterol máu cao[9].
- Liều dùng : 6-12 gam.
* Hồng hoa [1, 3]
Là hoa đã phơi hay sấy khô của cây hồng hoa (Carthamus tinctorius)
họ cúc (asteraceae).
- Tác dụng dược lý:
+ Theo y học cổ truyền: Hồng hoa có tác dụng hoạt huyết thông kinh,
khứ ứ, giải độc, nhuận tràng, thông tiện.
+ Theo y học hiện đại: Hồng hoa có tác dụng tăng co bóp tử cung rõ rệt,
hạ huyết áp làm tăng lưu lượng máu động mạch vành tim của chó được gây mê.
Thuốc có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, bảo vệ chống nhồi maú cơ tim
[11]. Hồng hoa có tác dụng chống đông máu và tiêu fibrin trên invitro, có tác
dụng hạ cholesterol máu trên mô hình gây tăng cholesterol ngoại sinh [7].

- Liều dùng : 6-12 gam.
* Hương phụ [3,13]
Là thân rễ phơi hay sấy khô của cây củ gấu hay cỏ gấu (Cyperus
rotundus L.) họ cói (cyperaceae).

12


- Tác dụng dược lý:
+ Theo y học cổ truyền: Hương phụ có tác dụng hành khí, giảm đau,
khai uất, điều kinh, kiện vị tiêu thực, thanh can hoả.
+ Theo y học hiện đại: Cao lỏng hương phụ có tác dụng ức chế sự co
bóp tử cung động vật dù có thai hay không có thai. Ngoài ra tinh dầu hương
phụ còn có tác dụng kiểu estrogen.
- Liều dùng : 8- 12 gam.
* ích mẫu [3,13]
Là phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây ích mẫu (Leonurus
heterophylus), họ hoa môi (Lamiaceae).
- Tác dụng dược lý:
+ Theo y học cổ truyền: ích mẫu có tác dụng khứ ứ sinh tân huyết, điều
kinh lợi thuỷ.
+ Theo y học hiện đại: Nước sắc ích mẫu có tác dụng kích thích tử
cung. Giảm tác dụng của adrenalin trẽn mạch máu . Cao ích mẫu có tác dụng
giảm huyết áp đặc biệt là thời kỳ đầu của bệnh cao huyết áp.
- Liều dùng: 6-12 gam.
2.1.3.Chuổt:
Chuột cống trắng có trọng lượng khoảng 100- 120 gam. Sau 7 ngày nuôi ở
điều kiện bình thường, loại đi những con bất thường. Tiến hành chia 7 lô một cách
ngẫu nhiên có điều chỉnh sao cho cân nặng ở mỗi lô là tương đương nhau.
+ Lô l(lô bình thường) : Gồm 20 chuột (10 đực , 10 cái) được nuôi

riêng để tránh hiện tượng giao phối, sinh sản. Chuột được nuôi trong 44 ngày
bằng chế độ ăn bình thường cho một con trong một ngày như sau :
Cơm

25

Bột cá

1,25 gam

Rau

5

13

gam

gam


+ Lô 2 (lô chứng) : Gồm 20 chuột (10 đực , 10 cái ) được nuôi riêng
giống như lô 1 nhưng được gây tăng CH trong 44 ngày bằng cách bổ sung
thêm vào thức ăn bình thường cho mỗi con trong một ngày là :
gam (tương đương

với ¿ệj8 mg cholesterol)

Mỡ lợn


3,-8

CH

0,05 gam

Óc lợn

2,25 gam (tương đương với 50 mg cholesterol)[5].

+ Lô 3 : Gồm 10 chuột đực được gây tăng CH giống lô 2 đến ngày thứ
28 cho uống 8 ml dịch hãm bài 1(tương đương với 0,84 gam dược liệu /con
/ngày), trong 16 ngày.
+ Lô 4 : 10 chuột đực uống thuốc giống lô 3 nhưng thời gian kéo dài
26 ngày.
+ Lô 5 : 10 chuột đực nuôi giống lô 2 và đến ngày thứ 28 cho uống 8 ml
dịch hãm bài 2 (tương đương với 1,08 gam dược liệu /con/ngày) trong 16
ngày.
+ Lô 6 :10 chuột đực uống thuốc như lô 5 nhưng thòi gian kéo dài 26 ngày.
+ Lô 7 : 10 chuột cái được nuôi và uống thuốc giống lô 5.
*

Các lô được nuôi và cho uống thuốc đến thời gian quy định, lấy máu

tĩnh mạch cổ tách huyết thanh để xác định
Nồng độ cholesterol toàn phần.
Nồng độ H D L - c .
Nồng độ triglycerid.
Tỷ lệ C H Ỉ^ ~
J


TP

2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1.Xử lv và chế biến dươc liêu :
* Dược liệu được mua tại phố Lãn Ông được xác định đúng loài, bộ phận
dùng và xử lý đạt tiêu chuẩn dược điển Việt Nam. Sau đó sấy khô, xay nhỏ lấy
bột thuốc dưới rây số 5 và trên rây số 4, cân đúng tỷ lệ theo công thức rồi trộn
đều chia liều, đóng gói dùng mỗi ngày.
14


Liều dùng được tính như sau:
+ Bài 1: ^

x5 = 5,6 g/kg/ngày.

72
+ Bài 2: — X 5 = 7,2g/kg/ngày(gấp 5 lần liều của người)
* Hàng ngày thuốc được hãm bằng nước sôi với tỷ lệ 1:3 trong 20 phút
lấy dịch trong, tương tự hãm tiếp lần 2, 3 sau đó gộp dịch chiết của 3 lần cho
chuột uống thay nước.

2.2.2.KỸ thuât xét nghiêm các chỉ số.
* Định lượng cholesterol toàn phần trong huyết thanh ( Kỹ thuật
CHOL-PAP)
+ Nguyên tắc : Cholesterol được xác định sau khi thuỷ phân và oxy hoá
với enzym. Chất chỉ thị màu quinoneimin được tạo thành từ hydrogen peroxid và
4-aminophenazon với sự có mặt của phenol và peroxidase biểu thị nồng độ CH.
* Định lượng triglycerid:

+ Nguyên tắc : Triglycerid được xác định sau khi đã thuỷ phân bằng
lipase. Chất chỉ thị quinoneimin được tạo thành từ hydrogen peroxid, 4aminoantipyrin và 4-clorophenol dưới sự xúc tác của peroxidase biểu thị nồng
độTG.
* Định lượng HDL-C:
+Nguyên tắc: Chylomicron,VLDL, LDL được kết tủa bỏi acid
phosphotungstic và magie clorid. Ly tâm lấy dịch trong (có chứa HDL) để
định lượng HDL-C (giống như định lượng cholesterol toàn phần).
2.2.3.

Phương pháp xử lý kết quản 71
Kết quả được xử lý theo phương pháp thống kê có dùng thông số và

được so sánh bằng chuẩn t-student.

15


* Biểu thị các chỉ số:
Giá trị trung bình được biểu thị bằng : X ± ổ
Trong đó : X = - ỷ l ,
n M

- n : là số lượng cá thể
- Xị : là trị số của từng cá thể
\±ÍXt- X f

- ổ : là độ lệch chuẩn.

ổ=


- Tỷ lệ chênh lệch so với lô

chứng.
ầ x = \x, - x , \ = > A% =

M l 00

Xx
Cách tính t (trị số Student) để so sánh hai giá trị trung bình
........
nx+ n2

n]+n2- 2

Đối chiếu với bảng t - student để phân tích kết quả
- Nếu t tương ứng với p<0,05 thì độ tin cậy đạt trên 95%
- Nếu t tương ứng với p<0,01 thì độ tin cậy đạt trên 99%
- Nếu t tương ứng với p<0,001 thì độ tin cậy đạt trên 99.9%.

16


2.3 Ket quä thuc nghiem vä nhän xet:
Bang 1: Giä tri cäc chi so lipid mäu cüa lö thiröng dirc.
'^v ^ C h i so Triglycerid
M ä u ^ ^ (mmol/1)
1
0,74
2
0,84

0,61
3
4
5

0,56
0,58

6
7

0,62
0,96

8

0,52

9
10
X±ö

Cholesterol
(mmol/1)

HDL-C
(mmol/1)

1,02
1,28


0,65
0,51

0,81

0,49
0,60
0,61

0,87
0,89
0,92
1,02

0,61
0,55

0,54

0,99
0,97

0,64
0,48

1,52
0,75 ±0,30

1,39

1,02±0,19

0,46
0,56 ±0,07

ch

h d l (%)
TP
64
40
60
69
69
66
54
65
49
33
57 ±13

Bang 2: giä tri cäc chi so lipid mäu cüa lö thiröng cäi.

^ \ C h i so

Triglycerid
(mmol/1)

Cholesterol
(mmol/1)


HDL-C
(mmol/1)

CH HDL (%)
TP

1

0,52

0,45

62

2
3
4
5
6
7

0,69
0,52
0,32
1,19
0,75
0,45

0,73

1,27
0,70
1,07
0,88
0,81
1,21

0,87
0,43
0,69
0,58
0,55
0,85

69
61
64
66
68
70

8

0,81
0,54

0,95

0,63


66

1,13

0,78

0,67

1,05

0,74

0,65 ±0,24

0,98 ±0,19

0,66 ±0,16

9
10
X±ö

69
70
73^f©Ar
io . ohS:'

17

,


!Hi

litt« '

khÖc

'01


*Nhận xét:
Qua bảng 1, 2 chúng tôi thấy giá trị trung bình của các chỉ số của hai lô tuy
có chênh lệch nhưng không đáng kể. Do đó chúng tôi lấy giá trị trung bình
của hai lô để so sánh với lô chứng.
Bảng 3: Giá trị các chỉ số lipid máu của chuột đực được gây
tăng CH(chứng đực)

" \ C h ỉ số
M ẫiiN.

Triglycerid

Cholesterol

HDL-C

(mmol/1)

(mmol/1)


(mmol/1)

1

1,41

2,12

0,91

43

2

0,92

1,70

0,85

50

3

1,40

2,06

0,98


48

4

1,71

2,15

1,02

47

5

1,06

2,30

0,82

36

6

1,42

1,62

0,95


59

7

1,72

1,90

0,93

49

8

1,07

2,30

1,42

62

9

1,52

2,17

1,12


52

10

1,16

1,90

0,87

46

x±ổ

1,34 ±0,27

2,02 ±0,26

0,99 ±0,18

49±7

18

ch

h d l%
TP



Bảng 4: Giá trị các chỉ số lipid máu cuả chuột cái
được gây tăng CH (chứng cái)

*Nhận xét:
Qua bảng 3, 4 chúng tôi thấy hai lô chứng đực và cái có giá trị các chỉ số
xấp xỉ bằng nhau.Do đó chúng tôi lấy giá trị trung bình của hai lô để so sánh
vói các lô khác.

19


Bảng 5: So sánh các chỉ số lipid giữa lô chứng và lô bình thường.

Chỉ số

c ị ị HDL
TP

Triglycerid

Cholesterol

HDL-C

(mmol/1)

(mmol/1)

(mmol/1)


Thường

0,70+0,27

1,00+0,19

0,61 ±0,13

62 ±10

Chứng

1,32+0,25

2,00 ±0,22

1,00+0,16

50±7

A% của
chứng so với
bình thường

89

100

64


-19

t

7,45

15,8

8,50

4,24

p

<0,001

<0,001

<0,001

<0,001

Độ tin cậy

* Nhận xét:
Qua bảng 5 chúng tôi thấy so với lô bình thường:
- Nồng độ triglycerid tăng 89%, cholesterol tăng 100%, HDL- c
tăng 64%, tất cả sự tăng này có ý nghĩa thống kê(p<0,001)
- Tỷ lệ C H ^ ^ - giảm 19%, sự giảm này có ý nghĩa thống kê
(p<0,001).


- Qua kết quả trên chứng tỏ súc vật có đáp ứng với mô hình gây
tăng cholesterol ngoại sinh nên có thể dùng để thử tác dụng của hai bài
thuốc.
- So với một số công trình nghiên cứu đã công bố [ 7, 8], kết quả
gây tăng CH và TG trên lô chứng của chúng tôi cao hơn. Điều đó chứng
tỏ việc cho ăn thêm óc lợn vừa có thể gây tăng CH vừa dễ thực hiện bởi
vì chuột ăn óc lợn dễ hơn so với bột CH. Mặt khác óc lợn dễ kiếm, và

20


re tien hcrn. Theo chüng toi c6 the düng öc Ion de bö sung nguön CH
trong khäu phän nuöi süc vat.
Bang 6 : Änh hiröng cüa bäi thudc 1 toi chuot dirc dieu tri 16 ngäy(16 3)

Cholesterol

HDL- C

(mmolA)
0,60
1,20
0,84

(mmol/1)
1,87
1,40
1,34


(mmol/1)
0,86
0,87

1,47

1,49
1,85

so Triglycerid
Mäu
1
2
3
4
5

h d l%
TP
46
62

0,69
0,81

51
54

1,15


1,49

0,89

62
60

0,86

1,51

0,95

63

0,74
1,35

1,38
1,53

0,78
1,05

57

0,55

1,22
1,51 ±0,25


0,84
0,89 ±0,13

69
68
59±7

-24

-11

18

5,9
<0,001

1,87
>0,05

3,14
<0,01

6

0,54
0,55

7
8

9
10

ch

X±ö
A% so vöi chüng

0,87 ±0,35
-30

Do tin cäy
t
P

4,06
<0,001

* Nhän xet:
Qua bang 6 chüng toi thay chuot dirc sau 16 ngäy dieu tri cö cäc chi so
so vöti chüng:
- Nong do triglycerid giäm 30%, Cholesterol giäm 24%, tat cä su giäm
näy cö y nghia thöng ke(p<0,001)
- Nong do HDL- C giäm 11% . su giäm näy khöng cö y nghia thöng ke.
- Ty le C

H

täng 18%, su täng näy cö y nghia thöng ke(p<0,01).


21


×