Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.5 KB, 19 trang )

Tiểu luận triết học

MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá đang là một xu thế tất yếu của thời đại, nó diễn ra mạnh mẽ khắp các
châu lục, chi phối đời sống kinh tế của hầu hết các nền quốc gia trên thế giới. Giai đoạn
này được xem là thời cơ cho những nước đang phát triển, có thể hội nhập một cách nhanh
chóng với những nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, mặt trái của toàn cầu hóa là
kéo theo những vấn đề môi trường, an sinh, chính trị, xã hội.... các vấn đề này ảnh hưởng
đến sự phát triển của toàn thể loài người không chỉ trong vài năm mà hàng trăm năm sau.
Do đó con người phải nhanh chóng tìm cách khắc phục hậu quả mà mình gây ra.
Để tìm được hướng giải quyết thích hợp và toàn diện, triết học với tư cách là
phương pháp luận chung nhất đóng vai trò định hướng cho con người nhận thức bản chất
của vấn đề, các qui luật chi phối sự vận động và từ đó đề ra hướng giải quyết phù hợp đối
với thực tiễn. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận chỉ xin đưa ra một số vấn đề nổi cộm có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của nhân loại đồng thời nhấn mạnh vai trò của triết học
trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.

Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

1


Tiểu luận triết học

I. Toàn cầu hóa và các vấn đề toàn cầu.
1. Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ, mà trái lại, đã xuất hiện ở thế kỷ XV
và diễn ra mạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX. Theo Thomas L. Friedman – tác giả cuốn thế
giới phẳng – loài người đã và đang trải qua ba làn sóng toàn cầu hóa. Làn sóng thứ nhất
được đánh dấu với sự kiện Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ, kết nối thế giới cũ
(Châu Âu) và Thế giới mới (Châu Mỹ). Làn sóng thứ hai đánh dấu bởi sự ra đời của máy


hơi nước, động lực cho cuộc cách mạng Công nghiệp ở Anh rồi lan ra khắp Châu Âu.
Làn sóng toàn cầu hóa thứ ba bắt đầu những năm 1980 và kéo dài đến nay với sự ra đời
của công nghệ thông tin và sự phát triển của nhiều công nghệ khác. Loài người đang ở
trong làn sóng thứ ba này.
Vậy thế nào là toàn cầu hóa?
Toàn cầu hóa có thể hiểu là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và
trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các
quốc gia, các tổ chức hay các các nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu.
Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa được dùng để chỉ các tác động của thương
mại nói chung và tự do hóa thương mại hay tự do thương mại nói riêng. Cũng ở góc độ
kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng
chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.
Mặt tích cực:
 Thúc đẩy mạnh mẽ và nhanh chóng việc phát triển xã hội của lực lượng sản xuất,
đưa lại sự tăng trưởng cao
 Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng để nâng
cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
Mặt hạn chế:
 Toàn cầu hóa đã làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào hố sâu ngăn cách
giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
 Toàn cầu làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn hơn
(từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém về an toàn chính trị) hoặc tạo ra
nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

2


Tiểu luận triết học


Quá trình toàn cầu hóa đang dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt của thế giới,
nó cũng làm gia tăng các vấn đề toàn cầu gây ảnh hưởng rất lớn đến toàn thể loài người
đòi hỏi thế giới phải chung tay cùng nhau giải quyết để khắc phục các hậu quả.
2. Những vấn đề toàn cầu và ảnh hưởng của nó trên thế giới
Xuất hiện vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, những vấn đề toàn cầu được xác
định là tổng thể những vấn đề có liên quan trực tiếp đến sự sống còn của cả cộng đồng
nhân loại mà sự tiến bộ xã hội tiếp theo của nó, trong thời đại ngày nay, phụ thuộc r ất
nhiều vào việc giải quyết chúng. Có rất nhiều các vấn đề toàn cầu đang tồn tại tuy nhiên
trong khuôn khổ bài tiểu luận này chỉ đưa ra một số vấn đề nổi trội trong thời đại hiện
nay, đó là các vấn đề về dân số, năng lượng và môi trường.
2.1. Dân số
Dân số thế giới ngày càng tăng nhanh qua các năm. Xét trong toàn bộ tiến trình lịch
sử xã hội cho đến nay, tỉ lệ phát triển dân số trên phạm vi toàn thế giới ngày càng cao.
Vào những năm công nguyên dân số thê giới chỉ vào khoảng 250 triệu người. Năm 1825,
dân số thế giới lên đến 1 tỷ người. Năm 1925, dân số thế giới là 2 tỷ người. sau đó chỉ 50
năm tiếp theo dân số thế giới đã tăng gấp đôi, tức là đạt 4 tỷ người vào năm 1975. Năm
1987, vào ngày 11 tháng 7, dân số thế giới tròn 5 tỷ người, tức là chỉ cần 12 năm để tăng
1 tỷ người. dân số thế giới đã vượt qua ngưỡng 6 tỷ người vào cuối thập kỷ XX. Và mới
đây, vào tháng 10/2011, công dân thứ 7 tỷ đã ra đời tại Philippine. Các thống kê mới nhất
cho biết trong vòng 10 năm sắp tới, một số quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ gia tăng dân
số gấp đôi và vào năm 2025, dân số thế giới sẽ lên đến 8 tỷ n gười. Hiện nay, có 5 quốc
gia đông dân nhất trên toàn trái đất, đó là Trung quốc với hơn 1 tỷ 3; Ấn Độ với 1 tỷ 2;
Hoa Kỳ hơn 310 triệu, Indonesia với gần 243 triệu và Brazil với hơn 201 triệu. Một cuộc
nghiên cứu mới đây cũng cho biết rằng dân số lục địa Phi châu sẽ tăng lên gấp ba, tức là
từ 230 triệu hiện nay lên đến 811 triệu. Như vậy, có thể thấy thời gian để dân số thế giới
tăng thêm gấp đôi, cũng như thời gian để trái đất đón thêm 1 tỷ công dân mới ngày càng
được rút ngắn nhanh chóng. Đó quả thật là những con số khủng khiếp.

Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa


3


Tiểu luận triết học

Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng dân số qua các năm
Năm

Dân số (người) *

1

200 triệu

1000

275 triệu

1500

450 triệu

1650

500 triệu

1750

70 triệu


1804

1 tỷ

1850

1.2 tỷ

1900

1.6 tỷ

1927

2 tỷ

1950

2.55 tỷ

1955

2.8 tỷ

1960

3 tỷ

1965


3.3 tỷ

1970

3.7 tỷ

1975

4 tỷ

1980

4.5 tỷ

1985

4.85 tỷ

1990

5.3 tỷ

1995

5.7 tỷ

1999

6 tỷ


2006

6.5 tỷ

2009

6.8 tỷ

2011

7 tỷ

2025

8 tỷ

2043

9 tỷ

2083

10 tỷ

*Từ năm 2011 trở đi là dự đoán trong tương lai
Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

4



Tiểu luận triết học

Hình 1. Biểu đồ dân số tăng qua các năm
Tuy nhiên có một nghịch lí là ở các nước nghèo và kém phát triển nhất lại là khu vực
có tốc độ tăng dân số nhanh nhất. Ngược lại những nước có nền kinh tế phát triển thì tình
trạng dân số ngày càng sụt giảm và già đi một cách nhanh chóng. dân số già nhanh thực
sự trở thành mối đe dọa nguồn nhân lực ở nhiều nước phát triển. Nhà kinh tế Mỹ Nicolas
Ebostas, chuyên gia dân số quốc tế, nhấn mạnh tài sản thực sự của thế giới hiện đại
không phải là nguồn nguyên liệu khoáng sản thiên nhiên mà chính là nguồn lực con
người. Nhiều nhà kinh tế thế giới cảnh báo, hiện trạng dân số già đi nhanh chóng đã trở
thành “quả bom nổ chậm” có thể tàn phá các nền kinh tế phát triển trên thế giới không
những vậy còn làm mất tính năng động và khả năng sáng tạo của nguồn lực con người
trong nền kinh tế, đe dọa sự ổn định chính trị của các nước đang phát triển và giữa thế kỷ
này.
Song song với vấn đề dân số già đi, một vấn nạn khác của việc dân số tăng nhanh là
sự di cư ồ ạt từ các nước nghèo đông dân sang các nước phát triển dân số ít. Di cư một
Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

5


Tiểu luận triết học

mặt giúp cân bằng sự chênh lệch giữa phát triển dân số và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
mặt trái của di cư đang là vấn đề khiến cả thế giới, đặc biệt là Châu Âu và Mỹ phải đau
đầu. Các vụ bạo lực bùng nổ tại Pháp khiến cả thế giới phải bàng hoàng trước vấn nạn
nhập cư. Người nhập cư , đặc biệt là thế hệ con cháu của người nhập cư, lâm vào tình
trạng nghèo khổ, bị phân biệt đối xử, không được học hành, không có cơ hội tìm việc
làm... và kết cục là bùng nổ xung đột. Cùng với nạn nhập cư trái phép, thiên tai, dịch
bệnh, xung đột đã khiến chất lượng dân số ngày càng giảm nghiêm trọng. Để nâng cao

chất lượng dân số, không còn cách nào khác là phải cân đối giữa tăng trưởng và phát triển
dân số, nâng cao ý thức của người dân về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình hợp lý.
Cùng với việc giảm khoảng cách phát triển, thì tăng cường đối thoại giữa các nền văn hóa,
các tôn giáo cũng là một đòi hỏi nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của xu hướng nhập
cư hiện nay.
Vậy dân số gia tăng gây ra những hậu quả gì?
 Thứ nhất, nó kéo theo sự nghèo đói và lạc hậu. Khi dân số tăng lên thì thu nhập
quốc dân cũng phải tăng theo để đảm bảo các nhu cầu cho số dân mới. Ở Châu Phi,
tỉ lệ tăng dân số hàng năm rất cao lên đến 3%, thu nhập quốc dân bình quân mỗi
năm tương ứng cũng phải tăng khoảng 13% điều này là vô cùng khó khăn ngay cả
với một quốc gia phát triển chứ đừng nói là một quốc gia kém phát triển. Trong
phạm vi một quốc gia, việc bùng nổ dân số sẽ khiến mức sống của người dân trong
nước bị hạ xuống, mức sống của người dân sẽ giảm dẫn tới các dịch vụ chăm sóc
tối thiểu không được đáp ứng, dịch bệnh gia tăng.
 Thứ hai, tài nguyên không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Trong xã hội
công nghiệp hiện đại để đảm bảo cho cuộc sống của mỗi người, mỗi năm phải khai
thác được 25 loại khoáng sản trong lòng đất. Việc khai thác vô tội vạ khiến cho tài
nguyên bị thiếu hụt một cách nghiêm trọng, dự đoán chỉ trong vài chục năm nước
thôi các tài nguyên sẽ dần dần cạn kiệt mà để phục hồi lại cần mất rất nhiều thời
gian. Thêm vào đó nghiêm trọng nhất phải kể tới tình trạng thiếu nước ngọt. Vào
đầu thế kỉ XXI, một số vùng Nam Á, Trung Mỹ, nhất là Bắc Phi, Đông Phi, Tây
Phi đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt hoàn toàn.

Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

6


Tiểu luận triết học


 Thứ ba, dân số tăng nhanh gây ra nhiều bất ổn trong xã hội, đó là nạn cướp bóc,
khủng bố,... dễ thấy khi dân số tăng cao, việc kiếm được miếng ăn sẽ ngày càng
trở nên khó khăn hơn, và để đảm bảo sinh tồn cho mình người ta có thể sẵn sàng
làm mọi viêc, kể cả phạm tội. Nghiêm trọng hơn, xuất phát từ vấn đề dân số quá
nhiều dẫn tới việc thiếu đất sống, thiếu “không gian sinh tồn” có thể dẫn tới các
cuộc xung đột, chiến tranh giữa các nhóm người, gây nên những hậu quả to lớn.
Qua những hậu quả kể trên, có thể thấy dân số tăng nhanh đang là một vấn đề nhức
nhối trên toàn thế giới. Để điều chỉnh và kiểm soát tình trạng gia tăng nhanh chóng không
thể giải quyết chỉ do một số nước đơn lẻ mà cần phải có sự hợp lực c ủa nhiều quốc gia
trên thế giới.
2.2. Năng lượng
Thế giới đang đối mặt với một loạt các vần đề năng lượng khó giải quyết, và ngày
một trầm trọng hơn. Bên dưới bề mặt, trữ lượng dầu lửa, hơi đốt, và than đá dễ khai thác,
một thời dồi dào, hiện đang ngày một cạn kiệt.
Ngày 22.10.2007, theo báo cáo của Văn phòng Tổ chức kiểm soát năng lượng Anh
(EWG) tại Đức, sản lượng dầu mỏ trên thế giới đã lên tới đỉnh điểm vào năm 2006, sớm
nhiều hơn so với dự báo của các chuyên gia dầu mỏ và bắt đầu giảm sút khoảng 7% mỗi
năm kể từ nay. "Thế giới sẽ không còn có đủ khả năng để sản xuất ra một lượng dầu mỏ
như thực tế đòi hỏi. Đây sẽ là vấn đề rất lớn mà nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt", đó
là nhận xét của Giám đốc văn phòng EWG Hans-Josef Fell. Năm 2004, báo USA Today
(Nước Mỹ ngày nay) cho hay dầu mỏ chỉ còn đủ dùng cho 40 năm. Với tốc độ khai thác
tăng nhanh như hiện nay thì trong vòng 30 năm nữa nguồn dầu lửa dưới lòng đất sẽ
chẳng còn được bao nhiêu.

Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

7


Tiểu luận triết học


Hình 2. Sản lượng dầu mỏ được khám phá giảm dần qua các năm.
Trong nhiều năm qua, do sự bùng nổ của nhiều nền kinh tế, đặc biệt là Trung Quốc,
Ấn Độ, nhu cầu dầu mỏ của các nước này ngày càng tăng một cách khủng khiếp: Trung
Quốc, với dân số trên 1 tỉ cùng với tốc độ phát triển kinh tế gần 10% mỗi năm đã khiến
quốc gia này vượt qua Nhật Bản và đứng sau Mỹ về mức độ tiêu thụ dầu lửa với số lượng
nhập khẩu khoảng 6,8 triệu thùng/ngày (tăng 15% mỗi năm).

Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

8


Tiểu luận triết học

Hình 3. Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ ngày càng tăng cao
Để đối phó với tình trạng trên, các nhà khoa học và nhiều quốc gia đã nghiên cứu và
tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế tuy nhiên vẫn kết quả thu được không khả quan
lắm. Chẳng hạn như khí thiên nhiên, tuy sạch hơn dầu lửa nhưng cũng chỉ có thể khai
thác lâu hơn dầu lửa 20 năm và công chuyển chở lại cao hơn gấp 7 lần. Lượng than đá
trên thế giới cũng chỉ có khoảng 909 tỉ tấn và sẽ cạn kiệt trong 155 năm, nhưng quan
trọng hơn nguồn năng lượng này lại gây ô nhiễm nặng nề. Trong thời gian qua một số
nước đang quan tâm đến hoặc đã xây dựng những dự án nhà máy điện hạt nhân. Điện hạt
nhân có những ưu điểm như thải ra một lượng tương đối thấp khí CO 2, khí nhà kính do
đó các nhà máy điện hạt nhân chỉ góp phần tương đối bé vào sự nóng lên toàn cầu. Ngoài
ra, có thể phát được một sản lượng điện cao chỉ với một nhà máy duy nhất. Đây xem ra là
giải pháp tương đối toàn diện , tuy nhiên hàng loạt các tai nạn của các nhà máy điện
nguyên tử của Liên Xô (thảm họa Chernobyl) hay mới đây là thảm họa kép động đất sóng
thần tại Nhật Bản vào tháng 3/2011 gây ra hư hại nặng tại nhà máy điện hạt nhân
Fukushima khiến cho Nhật phải tiến hành đóng cửa 11 nhà máy điện để ngăn ngừa phóng

xạ phát tán. Từ những biến cố trên cho thấy không phải quốc gia nào cũng có đủ trình độ
Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

9


Tiểu luận triết học

khoa học, kỹ thuật và nhân lực để sản xuất và sử dụng được nguồn năng lượng này. Điện
hạt nhân là con dao hai lưỡi, các nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi chi phí rất lớn, phải tuyệt
đối an toàn trong vận hành và một khi sự cố xảy ra là hậu quả vô cùng khủng khiếp cho
loài người trong hàng trăm năm. Ngoài ra, trữ lượng uranium trên trái đất cũng chỉ đủ cho
con người khai thác trong vài chục năm tới mà thôi.

Hình 4. Thảm họa động đất sóng thần tại Nhật Bản
Các nguồn năng lượng thay thế khác như năng lượng gió, năng lượng mặt trời.... rất
thân thiện với môi trường và không bao giờ cạn kiệt thì lại không đủ để đáp ứng nhu cầu
khổng lồ của loài người.
Nguồn dầu mỏ đang suy kiệt, nguồn năng lượng khác thay thế chưa có nhiều khiến
các nhà khoa học nổi tiếng của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ đã
chính thức đưa ra cảnh báo rằng nhân loại sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng
lượng lớn nhất trong thế kỷ 21 này.

Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

10


Tiểu luận triết học


2.3. Môi trường
Trong vài thập kỉ trở lên đây, thiên nhiên có vẻ khắc nghiệt hơn với loài người. Hạn
hán kéo dài, lũ lụt triền miên, sóng thần, động đất, trái đất nóng dần lên đang khiến cuộc
sống trên trái đất đang dần trở nên khó khăn hơn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nhiệt độ trung bình của trái đất đang ngày
càng tăng lên. Nghiên cứu gần đây của cơ quan dự báo khí tượng Anh, biến đổi khí hậu
thảm khốc có thể xảy ra trong vòng 50 năm nữa, sớm hơn 5 thập kỷ so với dự báo. Theo
báo cáo này, tới năm 2060, nền nhiệt độ trung bình trên toàn cầu có khả năng tăng thêm
4oC - mức tăng báo động. Tại Bắc cực, nền nhiệt độ có thể tăng thêm 16 oC. Trong khi đó,
nhiều vùng của sa mạc Sahara ở Châu Phi và Bắc Mỹ sẽ bị tàn phá nặng nề vì nhiệt độ
những khu vực này có thể sẽ tăng thêm 10 o C. Theo tính toán, lượng mưa có thể giảm tới
20% ở khu vực Trung Mỹ, Địa Trung Hải và nhiều vùng ở Australia, gây nên hiện tượng
hạn hán hàng loạt. Nhiệt độ tăng ở vùng Amazon sẽ làm rừng chết khô, trong khi đó ở
Alaska và Siberia băng đá sẽ tan nhanh hơn.

Hình 5. Nhiệt độ mặt đất trung bình toàn cầu từ 1856 đến 2005
Nguyên nhân của nhiệt độ trái đất bị ảnh hưởng là do có sự tăng nồng độ của các khí
nhà kính như CO2, metan, CFC,... khiến cho trái đất hấp thu bức xạ mặt trời và hâm nóng
bầu không khí. Nghiên cứu cũng c ho thấy nhiều thay đổi trong khí quyển là do con người
Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

11


Tiểu luận triết học

gây ra như tiêu thụ năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ làm phát thải đáng kể
lượng CO2, sử dụng đất thay đổi, phá rừng lấy gỗ làm ảnh hưởng đến việc trao đổi CO 2
giữa trái đất và bầu khí quyển.
Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Băng

tan tại hai cực làm nước biển dâng cao, dẫn đến nguy cơ mất đi vĩnh viễn của những đảo
quốc có độ cao xấp xỉ mực nước biển và những vùng đất thấp ve n biển. Nguy cơ tuyệt
chủng của nhiều loài động thực vật trước giờ chỉ quen sống trong khí hậu lạnh giá,....
Nhiệt độ tăng từ 0.1 - 0.2oC mỗi 10 năm, làm cho các quốc gia Châu Phi sẽ rơi vào tình
trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.

Hình 6. Băng tan ở Bắc Cực
Bà Susmita Dagupta, chuyên gia kinh tế, đồng tác giả của báo cáo “Ảnh hưởng khi
mực nước biển tăng lên ở các nước phát triển; phân tích so sánh” do Ngân hàng thế giới
công bố hồi đầu năm nay cho biết: mực nước biển chỉ cần dâng thêm 1m thì sẽ gây hiểm
họa lớn đối với các nước có vùng dân cư và đời sống kinh tế tập trung ở các vùng đồng
bằng thấp, dọc ven biển.

Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

12


Tiểu luận triết học

Nhà địa lý học Richard Alley ở Đại học Pensylvania, Hoa Kỳ nói: Chỉ cần 15% lớp
băng ở Greenland bị tan ra cũng tạo ra một khối nước mới trong các đ ại dương đủ để làm
ngập tiểu bang Florida của Hoa Kỳ và nhiều vùng duyên hải khác trên thế giới.
Vấn đề của báo động toàn cầu hiện nay là có nhiều khả năng biển sẽ dâng nhanh hơn
và không loại trừ đột biến lớn, đưa đến hiểm họa và thảm họa lớn cho nhân loại. Những
kinh nghiệm lịch sử của nhân loại đã được các nhà nghiên cứu thế giới đề cập từ lâu: Vì
sao những nền văn minh rực rỡ của nhân loại như các nền văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập ở
Trung cận đông – Bắc phi; các nền văn minh Maya và Inca ở Trung và Nam Mỹ bị suy
tàn thậm chí biến mất một cách khó hiểu? Vì sao nước Hà Lan ngày nay phải chấp nhận
một vùng lãnh thổ khá rộng lớn nằm dưới mực nước biển?

Các hiện tượng trên là hệ quả của sự biến đổi khí hậu lớn có tính toàn cầu biểu hiện
cụ thể vào từng khu vực, lãnh thổ. Cũng không phải không có lý khi gần đây xuất hiện
các thông tin về việc Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết sẽ cần hơn 64,5 tỷ USD để đối
phó với mực nước biển dâng cao do băng tan ở hai cực. Phía Nhật Bản ước tính nếu mực
nước biển tăng thêm 1 mét, 90% số bãi biển của nước này sẽ bị “nuốt chửng”, sản lượng
lúa sẽ giảm 50%… Nguồn thông tin cũng cho biết Trung Quốc đang xem xét việc xây
dựng hệ thống đê kiên cố dọc suốt bờ biển, một kế hoạch được coi là xây dựng một “Vạn
lý trường thành mới”…
Đây là vấn đề nhân loại đã nhận thấy và tìm hướng giải quyết cách đây vài chục năm.
Nhưng đến nay những biện pháp mà nhân loại đưa ra để giải quyết vấn đề nói trên vẫn
chưa đem lại kết quả, mặc dầu có hẳn một nghị định thư được thông qua với sự tham gia
của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có những nước đóng vai trò quan trọng trong
việc làm cho khí hậu toàn cầu nóng lên. Các hành động nhằm đối phó biến đổi khí hậu là
rất cần thiết, tất cả quốc gia trên thế giới đều phải có trách nhiệm. Các nước giàu hơn cần
phát triển kinh tế đi đôi với giảm thiểu khí CO2 , nếu không các nước dễ bị tổn thương sẽ
phải chịu hậu quả.
Tóm lại, không phân biệt chế độ xã hội, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt
lớn nhỏ, bất cứ quốc gia nào, bất cứ con người nào cũng đều bắt gặp nguy cơ từ những
vấn đề này đe dọa đến mọi mặt trong quá trình phát triển của mình. Với tính chất này, với
ý nghĩa này, việc giải quyết những vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay đòi hỏi phải
Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

13


Tiểu luận triết học

có sự hợp nhất nỗ lực, sự hợp tác, sự liên kết sức mạnh của tất cả mọi người, mọi quốc
gia, mọi khu vực và của tất cả các tổ chức ở cấp độ quốc tế và khu vực.


II. Vai trò của triết học trong giai đoạn toàn cầu hóa
1. Vai trò định hướng nhận thức những vấn đề toàn cầu
Triết học là một môn khoa học có tính khái quá cao, nó nhận thức thế giới một cách
sâu sắc, đi sâu năm bắt được chân lý, được qui luật, được bản chất của sự vật. Có thể nói
triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người
và vị trí của con người trong thế giới đó. Hệ thống triết học có tính khái quát, xem xét thế
giới trong chỉnh thể của nó, tìm ra các qui luật chi phối trong chỉnh thể đó, trong tự nhiên,
xã hội và bản thân con người.
Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin, các phương tiện liên lạc và giao thông
hiện đại cực kỳ thuận lợi và hiệu quả đang thu nhỏ trái đất lại và biến nó thành "ngôi làng
toàn cầu”. Trong bối cảnh như vậy, dường như chỉ cần có kinh tế kỹ thuật hiện đại và
công nghệ cao là có thể là cứu cánh giúp cho con người vượt qua những khó khăn, giải
thoát con người khỏi những thách đố và vướng mắc của cuộc sống, mới có thể đáp ứng
được cả các nhu cầu thường nhật lẫn lâu dài của nhân loại còn triết học có lẽ không còn
cần thiết nữa. Tuy nhiên, nếu tỉnh táo mà xem xét thì chúng ta sẽ thấy rằng, trong kỷ
nguyên toàn cầu hoá hiện nay, các thành tựu to lớn mà nhân loại đạt được trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, nhất là trong khoa học và công nghệ, trong kinh tế, một mặt, là
những động lực cơ bản và quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển nhanh hơn, thúc đẩy các
dân tộc xích lại gần nhau hơn, làm tăng khả năng khám phá và khai thác giới tự nhiên của
con người. Song, mặt khác, cũng chính con người gây ra những tác động đối với môi
trường sống, khai thác tự nhiên và sản xuất bất hợp lý làm cho sự cân bằ ng sinh thái bị
phá vỡ, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề và do vậy mà tình trạng khủng hoảng sinh
thái trên quy mô toàn cầu ngày càng trở nên trầm trọng, đe đoạ trực tiếp đến sự tồn vong
của nhân loại. Toàn cầu hoá, một mặt, là thắng lợi cực kỳ to lớn, không thể chối bỏ của
khoa học và công nghệ, của sự phát triển kinh tế, mặt khác, chính nó cũng góp phần hủy
hoại nặng nề đối với thiên nhiên và ẩn chứa nguy cơ đối với con người. Trong bối cảnh
đó, triết học với chức năng phê phán và định hướng vốn có của mình cần phải hợp sức
Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

14



Tiểu luận triết học

với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác lên tiếng cảnh báo và phê phán nguy cơ
ngày một gia tăng của tiến bộ khoa học - kỹ thuật đối với sự tồn vong của nhân loại, đồng
thời hướng con người đến việc sử dụng một cách hợp lý những thành tựu của khoa học và
kỹ thuật trong việc khai thác tự nhiên và phát triển sản xuất. Không chỉ thế, triết học với
khả năng tiên đoán khoa học vốn có của mình, cần phải tham dự một cách tích cực với tư
cách cơ sở lý luận, phương pháp luận vào việc xây dựng một bộ môn khoa học mới tương lai học và hướng khoa học này đưa ra những dự báo chuẩn xác về xu hướng phát
triển của nhân loại trong bối cảnh những vấn đề toàn cầu của thời đại ngày một trở nên
gay gắt.
Khi thừa nhận chức năng định hướng và tiên đoán khoa học là vốn có của triết học
Mác, nhiều nhà triết học mácxít còn khẳng định vai trò không thể thiếu của triết học này
trong việc nhận thức đúng đắn bản chất, xu hướng vận động, phát triển của những vấn đề
toàn cầu trong thời đại ngày nay và trong việc phản ánh chúng một cách đúng đắn theo
quan điểm phát triển toàn diện và lịch sử - cụ thể, đồng thời tiên lượng những hậu quả có
thể có của chúng đối với sự tồn vong của con người, của loài người trên cơ sở luận giải,
phân tích một cách khoa học những nguyên nhân sâu xa của chúng.
Có thể nói, chỉ có trên cơ sở của những nhận thức triết học đúng đắn về những biến
đổi đang diễn ra trong thế giới đương đại dưới tác động của những vấn đề mang tính toàn
cầu, nhân loại mới có được những định hướng hợp lý cho sự phát triển bền vững và sự
tồn vong của cả cộng đồng. Bởi lẽ, toàn cầu hoá hiện nay đang làm nảy sinh những mâu
thuẫn không đề gì khắc phục, loại bỏ đối với sự phát triển bền vững và sự tồn vong của
cả cộng đồng nhân loại do các dân tộc, các quốc gia và khu vực chưa thể có được những
khả năng như nhau để nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần, nâng cao trình độ
văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, để phát triển khoa học, công nghệ hiện đại và ứng
dụng những thành tựu của chúng vào việc xây dựng nền tảng kinh tế - xã hội, cũng như
hạn chế và khắc phục những hậu quả tiêu cực của chúng. Không chỉ thế, nếu trước đây,
con đường phát triển chỉ được coi là sự lựa chọn riêng có của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia,

khu vực thì giờ đây, lần đầu tiên, dưới tác động của toàn cầu hoá, nó còn được coi là sự
lựa chọn mang tính toàn cầu vì mục tiêu tạo đựng những giá trị nhân Ioại chung. Nói
cách khác, triết học hiện đại cần phải lấy đối tượng nghiên cứu của mình không chỉ là sự
Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

15


Tiểu luận triết học

phát triển bền vững, sự tồn vong của một dân tộc, một quốc gia, mà c òn là sự phát triển
bền vững, sự tồn vong của cả cộng đồng nhân loại.
Dựa vào những nhận thức đúng đắn về quá trình toàn cầu hóa chúng ta có thể thiết lập
một hệ thống những giải pháp đồng bộ, có tính khả thi cao cho việc giải quyết và khắc
phục hậu quả của những vấn đề toàn cầu.
2. Vai trò giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay
Triết học giúp cho con người tìm ra lời giải không chỉ cho những thách đố muôn thuở,
mà còn cho những vấn đề hoàn toàn mới do quá trình toàn cầu hoá đặt ra. Triết học
không chỉ giúp con người nhận thức rõ địa vị của mình, lối sống xứng đáng với con
người, mà còn giúp họ xác định mục tiêu và lý tưởng sống để từ đó, góp phần biến đổi
hiện thực nhằm phục vụ cho chính mình. Không chỉ thế, trong giai đoạn toàn cầu hoá
hiện nay, triết học còn giúp cho con người có được sự định hướng đúng đắn trong hành
động và củng cố quyết tâm hành động, đánh giá đúng những biến động đang diễn ra, gợi
mở cách đi, hướng giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra.
Giải quyết những vấn đề đó chính là từng bước xác định thái độ, xác định cách nhìn
về cuộc sống hôm nay và về cách thức hoạt động sinh sống của mỗi người trong những
điều kiện và hoàn cảnh mới. Giải đáp những vấn đề tưởng như hết sức cao xa nhưng thực
ra lại rất cấp yếu đối với con người, với "thân phận con người" đó chính là sứ mạng
không thể thoái thác của triết học. Triết học phải giúp con người nhận ra địa vị của mình
và cách sống sao cho xứng đáng với con người, góp phần giúp con người “cải tạo thế

giới". Từ xưa đến nay, những tri thức triết học không chỉ giúp con người nâng cao năng
lực nhận thức, mà còn giúp con người nâng cao năng lực hành động, bởi vì, khi trả lời
các vấn đề trên, triết học có vai trò phương pháp luận rất lớn. Chính triết học cung cấp
cho con người các quan điểm, các nguyên tắc xuất phát và những phương pháp để tiến
hành hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả.
Trong thế giới đang toàn cầu hoá với những mối liên hệ chằng chịt, đan xen nhiều
chiều như hiện nay thì phương pháp nhận thức biện chứng duy vật giúp người ta nhìn
nhận những gì đang diễn ra trong mọi lĩnh vực của thế giới đương đại, của đời sống xã
hội một cách khách quan hơn, toàn diện và cụ thể hơn, tránh được sự chủ quan, phiến
Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

16


Tiểu luận triết học

diện, cứng nhắc, giáo điều và đồng thời cũng tránh được cả sự thiếu nhất quán, chao đảo,
ngả nghiêng từ thái cực này sang thái cực khác. Khi triết học giúp cho con người có được
cái nhìn tổng quát, có cách lý giải đúng đắn về chiều hướng và về những biến động trên
thế giới, về xã hội, về bản thân mình thì chính triết học đã giúp con người có được sự
định hướng đúng đắn trong hành động và củng cố sự quyết tâm hành động để hoàn thành
mục tiêu đã đề ra với kết quả cao nhất.
Đồng thời, toàn cầu hoá đang dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt của thế giới,
đang tạo ra những cơ hội cho các nước lạc hậu có thể nắm lấy để phát triển và hội nhậpc.
Tuy nhiên, để nắm được những cơ hội ấy, và hơn thế nữa, để biến chúng thành hi ện thực
trong điều kiện mọi thứ đều đổi thay nhanh chóng thì cần có nguồn nhân lực chất lượng
cao, đặc biệt là biết thích ứng nhanh. Nguồn nhân lực ấy luôn phải đối diện với vô vàn
các sự kiện, các tình huống phức tạp, các cách đánh giá khác nhau, thậm chí rất trái
ngược nhau về bản chất, đặc trưng và khả năng mà toàn cầu hoá có thể mang lại, phải tìm
cho được câu trả lời tốt nhất về những vấn đề đang được đặt ra trước đất nước mình.

Nguồn nhân lực như vậy không tự nhiên mà có, hơn nữa, nó không chỉ cần có trình độ
nghề nghiệp, có kiến thức chuyên môn hẹp vững vàng, mà còn phải được đào tạo, bồi
dưỡng cả về thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan và phương pháp nhận thức.
Nguồn nhân lực đó không chỉ phải có khả năng thích ứng nhanh với các tiến bộ của khoa
học và công nghệ, mà còn phải thích ứng nhanh với những biến động nhiều mặt của xã
hội. Chính triết học sẽ giúp con người rèn luyện khả năng tư duy mềm dẻo, nhạy bén, vừa
là để tự nhận thức bản thân mình, hiểu được cả những khả năng vốn có lẫn cả những hạn
chế của mình để tự vươn lên, vừa là để nhận thức đúng đắn và chính xác hoàn cảnh khách
quan và dự báo được những sự biến động nhanh chóng của xã hội.

Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

17


Tiểu luận triết học

KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa gây ra tác động không chỉ đến các quốc gia dân tộc, đến đời sống xã
hội của cả cộng đồng nhân loại, mà còn đối với đời sống của từng người. Cách nhìn nhận
và thái độ đối với toàn cầu hoá là hết sức khác nhau. Trong khi một số nước đang phát
triển tiếp nhận toàn cầu hoá một cách hồ hởi thì ở nhiều nước phát triển, phong trào
chống toàn cầu hoá lại diễn ra một cách rộng khắp và thu hút hàng vạn người tham gia vì
các vấn đề toàn cầu kéo theo. Song, bất chấp thái độ khác nhau, ủng hộ hay phản đối,
toàn cầu hoá vẫn là một xu thế tất yếu và ngày càng được mở rộng mà mỗi quốc gia dân
tộc phải đối mặt với nó.
Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, triết học không mất chỗ đứng của nó dù là trong
phạm vi một dân tộc hay trên bình diện nhân loại. Triết học không chỉ giúp con người có
được cách nhìn nhận đúng đắn thế giới, mà còn giúp con người có được khả năng đánh
giá những biến động đang diễn ra, gợi mở cách đi, hướng giải quyết các vấn đề mà cuộc

sống đặt ra liên quan đến từng cá nhân cũng như đến toàn xã hội và trong quan hệ với
thiên nhiên. Triết học vạch ra những nghịch lý mà con người đang phải đối diện trong bối
cảnh toàn cầu hoá, đồng thời cũng góp phần chỉ ra lối thoát khỏi những nghịch lý ấy. Nó
vẫn vừa thực hiện chức năng giải thích thế giới và vừa góp phần biến đổi thế giới hướng
tới mục tiêu tất cả là vì con người và hạnh phúc của con người trong kỷ nguyên toàn cầu
hoá.

Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

18


Tiểu luận triết học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình triết học , nhà xuất bản chính trị quốc gia.
[2] Giáo trình dân số môi trường, đại học khoa học tự nhiên
[3] J. Seitz, Kristen A. Hite, Global Issues: An Introduction, Willey – blackwell, 2011
[4] />[5] />[6] />[7] />[8] />[9] />[10] />[11] />[12] />[13] />[14] />[15] />
Các vấn đề toàn cầu và vai trò của triết học trong quá trình toàn cầu hóa

19



×