Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học nhóm v a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 96 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC

======

NGUYỄN THỊ HẰNG

THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC
CÓ HƢỚNG DẪN THEO MÔDUN
NHẰM TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC
TỰ HỌC NHÓM VA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa Vô Cơ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S HOÀNG QUANG BẮC

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Hóa học
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong tổ Hóa vô cơ, đã tận tình giúp đỡ
chỉ bảo trong suốt thời gian em theo học tại khoa và trong thời gian em làm khóa luận
tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, ThS.Hoàng Quang Bắc
- ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn luôn tận tâm chỉ bảo và định hƣớng cho em trong suốt quá
trình em làm khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện


hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng


DANH MỤC VIẾT TẮT DÙNG TRONG KHÓA LUẬN
ĐHSP: Đại học Sƣ phạm
GV: Giảng viên
SV: Sinh viên
e: Electron
PTN: Phòng thí nghiệm


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ...............................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................2
6. Giả thuyết khoa học .......................................................................................................2
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................................2
8. Điểm mới của đề tài .......................................................................................................2
PHẦN 2. NỘI DUNG .......................................................................................................4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................4
1.1.Đổi mới phƣơng pháp dạy học ....................................................................................4
1.2. Cơ sở lí thuyết của quá trình tự học .............................................................................4

1.2.1. Khái niệm tự học ......................................................................................................4
1.2.2. Các hình thức tự học ................................................................................................4
1.2.3. Chu trình tự học .......................................................................................................4
1.2.4. Biên soạn nội dung dạy học bằng môđun ...............................................................4
1.3. Tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun ....................................................................7
1.3.1. Thế nào là tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo mô đun? ............................................7
1.3.2. Cấu trúc nội dung tài liệu tự học (cho một tiểu môđun) ..........................................7
1.3.3. Phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun ......................................................8
1.4. Hƣớng dẫn cách tự học theo môđun ...........................................................................8
Chƣơng 2: THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƢỚNG DẪN THEO MÔĐUN
PHẦN PHI KIM NHÓM VA- HÓA VÔ CƠ 1 ...........................................................10
2.1.

Cấu trúc học phần Hóa vô cơ 1 .............................................................................10

2.2.

Nguyên tắc của việc thiết kế tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun .................10

2.3. Thiết kế tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun phần phi kim nhóm VA- học
phần Hóa vô cơ 1 .............................................................................................................10
TIỂU MÔĐUN 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM VA ........11


TIỂU MÔĐUN 2: NITƠ..................................................................................................15
TIỂU MÔĐUN 3: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI .......................................................18
TIỂU MÔĐUN 4: CÁC HỢP CHẤT KHÁC CỦA NITƠ VỚI HIĐRO ........................27
TIỂU MÔĐUN 5: CÁC OXIT CỦA NITƠ ....................................................................33
TIỂU MÔĐUN 6: CÁC OXIAXIT CỦA NITƠ .............................................................40
TIỂU MÔĐUN 7: PHOTPHO .........................................................................................50

TIỂU MÔĐUN 8: PHOTPHIN VÀ ĐIPHOTPHIN .......................................................57
TIỂU MÔĐUN 9: CÁC OXIT P4O6 VÀ P4O10 ...............................................................61
TIỂU MÔĐUN 10: CÁC OXIAXIT CỦA PHOTPHO ..................................................65
TIỂU MÔĐUN 11: CÁC PHOTPHO HALOGENUA ...................................................71
TIỂU MÔĐUN 12: CÁC NGUYÊN TỐ ASEN, ANTIMON, BITMUT .......................74
CÂU HỎI TỰ LUẬN KẾT THÚC MÔĐUN .................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................85
PHỤ LỤC


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhằm đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu
chuyển đổi từ việc thực hiện chƣơng trình đào tạo theo hệ thống niên chế thành đào tạo
theo hệ thống tín chỉ kiểu Hoa Kỳ, bắt đầu từ năm học 2008-2009. Phƣơng thức đào tạo
theo tín chỉ lấy ngƣời học làm trung tâm trong quá trình dạy và học, phát huy đƣợc tính
chủ động, sáng tạo của ngƣời học. Trong phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ, tự học, tự
nghiên cứu của sinh viên đƣợc coi trọng, đƣợc tính vào nội dung và thời lƣợng của
chƣơng trình. Ngƣời học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của ngƣời
dạy, và do đó, phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học. Ngƣời học là ngƣời
tiếp nhận kiến thức nhƣng đồng thời cũng là ngƣời chủ động tạo kiến thức[8].
Tự học là yếu tố quyết định chất lƣợng học tập, chất lƣợng đào tạo, là con đƣờng
nhanh chóng đƣa sự nghiệp giáo dục nƣớc ta tiến kịp các nƣớc trong khu vực và trên thế
giới.
Trong quá trình hình thành và nâng cao năng lực tự học cho sinh viên mỗi giảng
viên cần giáo dục cho sinh viên xác định động cơ học tập một cách đúng đắn.Giảng viên
phải tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy học, xem tự học nhƣ là một tiêu chí hàng đầu
trong quá trình đào tạo để hình thành phƣơng pháp tự học, tạo nền tảng cho năng lực tự
học trong sinh viên[8].

Phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun là nhờ các môđun mà sinh viên
đƣợc dẫn dắt từng bƣớc để đạt đƣợc kiến thức. Nhờ nội dung dạy học đƣợc phân nhỏ ra
từng phần, nhờ hệ thống mục tiêu chuyên biệt và hệ thống test, sinh viên có thể tự học
và tự kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức, kỹ năng và thái độ trong từng tiểu
môđun[7].
Ƣu điểm của phƣơng pháp này là giúp sinh viên học tập ở lớp và ở nhà có hiệu
quả vì môđun là tài liệu tự học sinh viên có thể mang theo mình để học tập bất cứ ở đâu
và bất cứ lúc nào có điều kiện. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho sinh viên học tập với nhịp
độ cá nhân, luyện tập việc tự đánh giá kết quả học tập, học tập theo cách giải quyết vấn
đề, do đó nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy học thực tế[7].

1


Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế tài liệu tự học có
hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học nhóm VA”
2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần tăng cƣờng năng lực tự học học phần Hóa vô cơ 1- Nhóm VA nói
riêng và năng lực tự học bộ môn hoá học nói chung ở ĐHSP Hà Nội 2.
- Đóng góp lý luận và thực tiễn về biên soạn môđun dạy học, tổ chức dạy học
“phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun” trong lĩnh vực dạy học ở trƣờng ĐHSP
Hà Nội 2.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo
môđun với chất lƣợng môn Hoá vô cơ 1- Nhóm VA ở trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học học phần Hóa vô cơ 1- Nhóm VA,
khoa Hóa học, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng môđun
hƣớng dẫn sinh viên tự học học phần Hóa vô cơ 1- Nhóm VA.

- Xây dựng các môđun, tiểu môđun.
5. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học ở trƣờng ĐHSP Hà Nội 2- Phần Hóa vô cơ- Nhóm VA.
6. Giả thuyết khoa học
Tổ chức tự học có hƣớng dẫn theo môđun cho sinh viên khoa Hóa học trƣờng
ĐHSP Hà Nội 2 qua bộ môn Hoá vô cơ 1- Nhóm VA sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy
học và tăng cƣờng năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp đọc sách và tài liệu tham khảo:
Đọc và nghiên cứu về lí luận dạy học theo môđun, nghiên cứu tài liệu về cách thức,
phƣơng pháp xây dựng môđun hƣớng dẫn tự học.
- Phƣơng pháp chuyên gia:
Xin ý kiến đóng góp của thầy (cô) giáo để hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
8. Điểm mới của đề tài
2


- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về nâng cao chất lƣợng dạy học và tổ chức việc tự
học có hƣớng dẫn cho sinh viên khoa Hóa học.
- Đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho sinh viên thông qua hệ
thống câu hỏi và bài tập hóa học.
- Soạn thảo bộ tài liệu tự học có hƣớng dẫn (phần Hóa vô cơ 1- Nhóm VA) và sử
dụng hợp lý có hiệu quả, nhằm nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên
khoa Hóa học trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.

3


PHẦN 2. NỘI DUNG
Chƣơng1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học
Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020 đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phƣơng
pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hƣớng phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của ngƣời học. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại
học, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có
khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Biên soạn và sử
dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử”[13].
1.2. Cơ sở lí thuyết của quá trình tự học
1.2.1. Khái niệm tự học
Theo từ điển giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001: “Tự học là quá trình
tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành...”
1.2.2.Các hình thức tự học
- Tự học không có hƣớng dẫn.
- Tự học có hƣớng dẫn.
- Tự học có hƣớng dẫn trực tiếp.
1.2.3. Chu trình tự học
Gồm 3 giai đoạn: Tự nghiên cứu, tự thể hiện và tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
1.2.4. Biên soạn nội dung dạy học bằng môđun
1.2.4.1. Khái niệm môđun dạy học
Môđun dạy học là một đơn vị chƣơng trình dạy học tƣơng đối độc lập đƣợc cấu
trúc đặc biệt nhằm phục vụ cho ngƣời học và chứa đựng mục tiêu, nội dung, phƣơng
pháp dạy học cũng nhƣ hệ thống các công cụ đánh giá kết quả tạo thành một chỉnh thể.
Mỗi môđun gồm các tiểu môđun, là các thành phần cấu trúc môđun đƣợc xây dựng
tƣơng ứng với các nhiệm vụ học tập mà ngƣời học phải thực hiện.
1.2.4.2. Những đặc trưng cơ bản của một môđun dạy học [5]
Có 5 đặc trƣng cơ bản:
- Tính trọn vẹn
4



Mỗi môđun dạy học mang một chủ đề xác định từ đó xác định mục tiêu, nội dung,
phƣơng pháp và quy trình thực hiện do vậy nó không phụ thuộc vào nội dung đã có và
sẽ có sau nó. Tính trọn vẹn là dấu hiệu bản chất của môđun dạy học thể hiện sự độc đáo
khi xây dựng nội dung dạy học.
- Tính cá biệt (tính cá nhân hóa)
Tính cá biệt nghĩa là chú ý tới trình độ nhận thức và các điều kiện khác nhau của
ngƣời học. Môđun dạy học có khả năng cung cấp cho ngƣời học nhiều cơ hội để có thể
học tập theo nhịp độ của cá nhân, việc học tập đƣợc cá thể hóa và phân hóa cao độ.
- Tính tích hợp
Tính tích hợp là đặc tính căn bản tạo nên tính chỉnh thể tính liên kết và tính phát
triển của môđun dạy học. Trƣớc hết mỗi môđun dạy học đều là sự tích hợp giữa lý
thuyết và thực hành cũng nhƣ các yếu tố của quá trình dạy học.
- Tính phát triển
Môđun dạy học đƣợc thiết kế theo hƣớng "mở" tạo ra cho nó khả năng dung nạp bổ sung những nội dung mang tính cập nhật. Vì thế môđun dạy học luôn có tính "động"
tính "phát triển".
- Tính tự kiểm tra, đánh giá
Quy trình thực hiện một môđun dạy học đƣợc đánh giá thƣờng xuyên bằng hệ
thống câu hỏi dạng test diễn ra trong suốt quá trình thực hiện môđun dạy học nhằm tăng
thêm động cơ cho ngƣời học.
1.2.4.3. Cấu trúc của môđun dạy học
Môđun dạy học bao gồm ba phần hợp thành: Hệ vào, thân của môđun và hệ ra
- Hệ vào của môđun
Hệ vào của môđun thực hiện chức năng đánh giá về điều kiện tiên quyết của ngƣời
học trong mối quan hệ với các mục tiêu dạy học của môđun. Tùy theo mức độ của mối
quan hệ ngƣời học sẽ nhận thức đƣợc những hữu ích của nó hoặc là họ sẽ tiếp tục học
môđun hoặc là đi tìm một môđun khác phù hợp hơn.
Căn cứ vào chức năng trên có thể nhận thấy các thành phần của hệ vào bao gồm:
Tên gọi hay tiêu đề của môđun; Hệ thống mục tiêu của môđun; Test vào môđun: nhằm


5


kiểm tra điều kiện tiên quyết của một ngƣời học tƣơng ứng với các mục tiêu của môđun;
Những khuyến cáo dành cho ngƣời học sau khi họ tham dự test.
- Thân của môđun
Thân môđun bao gồm một loạt các tiểu môđun tƣơng ứng với các mục tiêu đã
đƣợc xác định ở hệ vào của môđun. Cũng có trƣờng hợp thân của môđun tƣơng ứng với
một tiểu môđun duy nhất. Các tiểu môđun liên kết với nhau bởi các test trung gian và
đều cần đến một thời gian học tập nhất định.
Các tiểu môđun đƣợc cấu trúc bởi các thành phần:
* Mở đầu: Xác định những mục tiêu cụ thể của tiểu môđun, cung cấp cho ngƣời học
những tri thức điểm tựa và huy động kinh nghiệm đã có của ngƣời học cung cấp cho
ngƣời học các con đƣờng để giải quyết vấn đề nhận thức để họ tự lựa chọn.
* Nội dung và phƣơng pháp học tập: Qua đó ngƣời học sẽ tiếp thu đƣợc một số mục tiêu
cụ thể của tiểu môđun.
* Test trung gian: Đánh giá xem ngƣời học đã đạt đƣợc đến mức độ nào đối với các mục
tiêu của tiểu môđun và kết quả của test có thể đƣợc xem nhƣ điều kiện tiên quyết để
ngƣời học thực hiện tiểu môđun tiếp theo. Khi cần thiết thân môđun còn đƣợc bổ sung
các môđun phụ đạo giúp ngƣời học bổ sung kiến thức còn thiếu, sửa chữa sai sót và ôn
tập.
- Hệ ra của thân môđun:
Hệ ra của thân môđun thực hiện nhằm thực hiện chức năng tổng kết các tri thức,
kỹ năng, thái độ của ngƣời học đƣợc thực hiện trong môđun và chỉ dẫn cho ngƣời học
để họ có thể tìm những môđun tiếp theo hoặc phụ đạo để làm sâu sắc thêm những gì họ
quan tâm đối với môđun.
- Hệ ra của môđun bao gồm:
Một bản tổng kết chung, test kết thúc, hệ thống chỉ dẫn để tiếp tục học tập tuỳ theo
kết quả học tập môđun của ngƣời học. Nếu đạt tất cả các mục tiêu của môđun ngƣời học
sẽ chuyển sang học tập môđun tiếp theo, hệ thống hƣớng dẫn dành cho ngƣời dạy và

ngƣời học.

6


1.3. Tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun [5], [7]
1.3.1. Thế nào là tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun?
Tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun là tài liệu đƣợc biên soạn theo những
đặc trƣng và cấu trúc của một môđun. Tài liệu có thể đƣợc phân thành nhiều loại: theo
nội dung lí thuyết hoặc theo nội dung bài tập.
1.3.2. Cấu trúc nội dung tài liệu tự học (cho một tiểu môđun)
Bao gồm:
Tên của tiểu môđun.
A. Mục tiêu của tiểu môđun.
B. Tài liệu tham khảo.
C. Hƣớng dẫn ngƣời học tự học.
D. Bài tập tự kiểm tra kiến thức của ngƣời học (Bài kiểm tra lần 1).
E. Nội dung lý thuyết cần nghiên cứu (Thông tin phản hồi).
F. Bài tập tự kiểm tra đánh giá sau khi đã nghiên cứu thông tin phản hồi (Bài kiểm tra
lần 2).
G. Bài tập áp dụng.
1.3.2.1. Mục tiêu của tiểu môđun
Các mục đích, yêu cầu của một tiểu môđun là những gì mà SV phải nắm đƣợc sau
mỗi bài học. GV cũng căn cứ vào mục đích để theo dõi, hƣớng dẫn, kiểm tra đánh giá
SV một cách cụ thể, chính xác.
Với hệ thống mục đích, yêu cầu của tiểu môđun, tài liệu giảng dạy đƣợc biên soạn
theo tiếp cận môđun trở nên khác một cách căn bản hơn so với tài liệu biên soạn theo
kiểu truyền thống vì nó chứa đựng đồng thời cả nội dung và phƣơng pháp dạy học.
1.3.2.2. Nội dung và phương pháp dạy học
Nội dung dạy học cần đƣợc trình bày chính xác, phản ánh đƣợc bản chất nội dung

khoa học cần nghiên cứu và phải phù hợp với đối tƣợng SV đại học.
1.3.2.3. Câu hỏi chuẩn bị đánh giá.
- Trong mỗi tiểu môđun tôi thiết kế 2 loại câu hỏi:
+ Loại 1: Câu hỏi hƣớng dẫn SV tự học.
+ Loại 2: Câu hỏi tự kiểm tra để tự đánh giá sau khi đã chuẩn kiến thức mới.
7


1.3.2.4. Bài tập áp dụng
Tôi thiết kế loại bài tập có hƣớng dẫn, vận dụng kiến thức trong bài học.
Nhƣ vậy, mỗi tiểu môđun với cấu trúc nhƣ trên thì SV tự học thuận lợi hơn rất
nhiều so với một phần tƣơng ứng trong tài liệu cũ. Vì khi bƣớcvào mỗi tiểu môđun SV
đã đƣợc kiểm tra kết quả hoàn thành tiểu môđun trƣớc. Với mỗi tiểu môđun thì hệ
thống mục đích, yêu cầu đã đƣợc định hƣớng rõ nét cái mà SV cần phải học. Tiêu
chuẩn đánh giá sẽ xác định cái SV cần phải đạt. Nội dung dạy học trình bày trong tiểu
môđun rõ rang hơn, rành mạch hơn trong tài liệu cũ. Chính nhờ các tiểu môđun mà việc
học tập của tập thể SVđƣợc phân hóa. Qua mỗi tiểu môđun, việc học của tập thể SV lại
đƣợc phân hoá một lần qua kiểm tra của GV. Đây là điểm cơ bản của tài liệu mới.
1.3.3. Phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo môđun
Nội dung chính của phƣơng pháp dạy học này là nhờ các môđun mà SV đƣợc dẫn
dắt từng bƣớc để đạt tới mục tiêu dạy học. Nhờ nội dung dạy học đƣợc phân nhỏ ra
từng phần, nhờ hệ thống mục tiêu chuyên biệt và hệ thống test, SV có thể tự học và tự
kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức, kỹ năng và thái độ trong từng tiểu môđun.
Bằng cách này họ có thể tự học theo nhịp độ riêng của mình.
1.4. Hƣớng dẫn cách tự học theo môđun
Trƣớc khi đến lớp, SV phải dành thời gian cho việc học ở nhà để nghiên cứu tài
liệu và chuẩn bị bài.
Cần nắm đƣợc:
- Mục tiêu toàn chƣơng
- Số lƣợng tiểu môđun và những tài liệu, môđun phụ đạo có liên quan

- Với mỗi tiểu môđun phải thấy rõ mục tiêu của tiểu môđun cần nghiên cứu sau
đó nghiên cứu đến nội dung bằng cách trả lời các câu hỏi và bài tập đã đƣợc giảng viên
biên soạn, nghiên cứu xong phần nội dung thì tự trả lời câu hỏi ở cuối mỗi tiểu môđun.
Nếu trả lời đƣợc thì chuyển sang môđun tiếp theo, nếu chƣa trả lời đƣợc thì nghiên cứu
lại phần nội dung cho đến khi trả lời đƣợc.
Trên lớp, ở lớp mỗi SV làm một bài kiểm tra nhỏ để đánh giá mức độ chuẩn bị bài
ở nhà trong khoảng từ 10 - 15 phút.

8


- Nếu đạt yêu cầu thì SV bắt tay vào nghiên cứu nội dung bài mới, nếu không đạt
yêu cầu thì SV tiếp tục xem lại tài liệu.
- Nếu đạt yêu cầu thì SV tự học theo nhịp độ riêng của mình, theo từng phần nhỏ
của tiểu môđun, ghi lại thu hoạch và những nội dung cần chú ý.
- Chia nhóm, GV hƣớng dẫn thảo luận, mỗi nhóm cử SV phát biểu trình bày thu
hoạch của mình, các nhóm còn lại đƣa ra câu hỏi đối với nhóm trình bày. GV nhận xét,
bổ sung và chính xác hoá những kết luận đƣa ra, hƣớng dẫn SV tự kiểm tra.

9


Chƣơng 2: THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƢỚNG DẪN THEO
MÔĐUN PHẦN PHI KIM NHÓM VA- HÓA VÔ CƠ 1
2.1. Cấu trúc học phần Hóa vô cơ 1
Học phần Hóa vô cơ 1 đƣợc chia thành các chƣơng tƣơng ứng với các môđun
nhƣ sau:
Môđun 1: Hiđro và các hợp chất hiđrua.
Môđun 2: Oxi, Ozon. Các hợp chất H2O, H2O2 và các oxit.
Môđun 3: Các nguyên tố nhóm VIIIA: Heli, neon, agon, kripton, xenon, radon.

Môđun 4: Các nguyên tố nhóm VIIA: Flo, clo, brom, iot, atatin.
Môđun 5: Các nguyên tố nhóm VIA: Lƣu huỳnh, selen, telu, poloni.
Môđun 6: Các nguyên tố nhóm VA: Nitơ, photpho, asen, antimon, bitmut.
Môđun 7: Các nguyên tố nhóm IVA: Cacbon và silic.
Môđun 8: Nguyên tố nhóm IIIA: Bo.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chỉ giới hạn nghiên cứu Nhóm VA, vì
vậy, dựa vào phân phối chƣơng trình, tôi thành lập môđun 6: Nhóm VA.
2.2. Nguyên tắc của việc thiết kế tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun
-Đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp về nội dung kiến thức với đối
tƣợng sử dụng tài liệu.
- Đảm bảo tính logic, tính hệ thống của kiến thức.
- Đảm bảo tăng cƣờng vai trò chủ đạo của lý thuyết.
- Đảm bảo đƣợc tính hệ thống của các dạng bài tập.
- Trình bày tinh gọn, dễ hiểu, cấu trúc rõ ràng, có hƣớng dẫn học tập cụ thể,
thể hiện rõ nội dung kiến thức trọng tâm, gây đƣợc hứng thú cho SV.
2.3. Thiết kế tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun phần phi kim nhóm VAhọc phần Hóa vô cơ 1
Tôi xây dựng môđun 6 và phân chia thành nhiều tiểu môđun nhƣ sau:
Môđun 6: Nhóm VA.
Tiểu môđun 1: Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm VA.
Tiểu môđun 2: Nitơ.

10


Tiểu môđun 3: Amoniac và muối amoni.
Tiểu môđun 4: Các hợp chất khác của nitơ với hiđro.
Tiểu môđun 5: Các oxit của nitơ.
Tiểu môđun 6: Các oxiaxit của nitơ.
Tiểu môđun 7: Photpho.
Tiểu môđun 8: Photphin và điphotphin.

Tiểu môđun 9: Các oxit P4O6 và P4O10.
Tiểu môđun 10: Các oxiaxit của photpho.
Tiểu môđun 11: Các photpho halogenua.
Tiểu môđun 12: Các nguyên tố As, Sb, Bi.
TIỂU MÔĐUN 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM VA
A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
SV biết:
- Một số đặc điểm của nguyên tử các nguyên tố nhóm VA.
SV hiểu:
- Sự biến đổi các tính chất: Tính kim loại, phi kim từ N đến Bi; tính axit-bazơ của
các oxit; độ bền số oxihóa; dung lƣợng phối trí từ N đến Bi.
- Khả năng tạo liên kết π; khả năng tạo mạch E-E.
2. Về kĩ năng:
- Dựa vào đặc điểm cấu tạo giải thích các trƣờng hợp đặc biệt nhƣ: Ở điều kiện
thƣờng, nitơ là chất khí nhƣng các nguyên tố còn lại là chất rắn.
B. Tài liệu tham khảo:
1. Hoàng Nhâm. Hóa học vô cơ tập 2.Tr 161-217.
2. Nguyễn Đức Vận. Bài tập hóa vô cơ.Bài 175- 248.
3. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt. Hóa học vô cơ quyển 1- các nguyên tố s và p.
Tr 247- 304.
C. Hƣớng dẫn sinh viên tự đọc:

11


Sinh viên đọc các tài liệu ở các trang đã hướng dẫn, quan sát bảng và trả lời các
câu hỏi sau:
Bảng 1: Một số đặc điểm của nguyên tử các nguyên tố nhóm VA
N0


Tính chất

N

P

As

Sb

Bi

7

15

33

51

83

2s22p5

3s23p3

4s24p3

5s25p3


6s26p3

1

Số thứ tự

2

Electron hóa trị

3

Bán kính nguyên tử

0,71

1,30

1,48

1,61

1,82

4

Bán kính ion X3-

1,48


1,86

1,92

2,08

2,13

5

Bán kính ion X5+

0,15

0,35

0,47

0,62

0,74

6

Thế ion hóa I1, eV

14,53

10,48


9,81

8,64

7,29

7

Độ âm điện

3,0

2,1

2,0

1,9

1,9

8

ái lực electron, eV

-0,05

-0,77

-


-

-

1. Cho nhận xét về các đặc điểm sau đây của nhóm VA:
a. Đặc điểm lớp electron ngoài cùng.
b. Số oxi hóa đặc trƣng.
c. Sự biến đổi tính kim loại, phi kim trong nhóm từ N đến Bi.
d. Sự biến đổi tính axit-bazơ của các oxit.
e. Sự biến đổi độ bền số oxi hóa +3, số oxi hóa +5.
f. Khả năng tạo thành liên kết π kiểu p-p, p  d.
g.Khả năng tạo mạch E-E.
i. Sự biến đổi dung lƣợng phối trí từ N đến Bi.
D. Nội dung lí thuyết cần nghiên cứu:
Vấn đề

Nội dung
1. Cấu hình electron:

1.

Đặc

điểm

lớp -Lớp vỏ e ngoài cùng ns2np3, có 5 e, trong đó có 3 e độc

electron ngoài cùng.


thân:

12


ns2
2.

np3

2. Số oxi hóa:

a. Nêu các số oxi hóa - Số oxi hóa đặc trƣng: -3, +3, +5
đặc trƣng của nhóm - Các nguyên tố nhóm VA có 3 e độc thân ở lớp ngoài cùng
VA, giải thích sự nên có khuynh hƣớng sử dụng 3 e độc thân đó để tạo các
hình thành các số oxi liên kết cộng hóa trị, hình thành các hợp chất mà trong đó
hóa đó.

chúng có số oxi hóa +3, -3.
- P, As, Sb, Bi có AO d trống nên ở trạng thái kích thích sẽ
có sự chuyển e từ ns lên nd tạo 5 e độc thân nên có khả

b. Nhận xét sự biến năng tạo 5 liên kết cộng hóa trị, hình thành hợp chất mà
đổi độ bền số oxi hóa trong đó chúng có số oxi hóa +5.
+3, số oxi hóa +5.

ns1

np3


nd1

-Từ N đến Bi, độ bền số oxi hóa +3 tăng lên, độ bền số oxi
hóa +5 giảm xuống.
3. Tính kim loại, phi kim:
3. Nhận xét sự biến -Từ N đến Bi, tính kim loại tăng, tính phi kim giảm. Cụ thể:
đổi tính kim loại, tính + N, P là 2 nguyên tố phi kim điển hình;
phi kim trong nhóm + As, Sb là các nguyên tố lƣỡng tính, vừa là kim loại, vừa
VA.
là phi kim;
+ Bi là kim loại.
4. Tính axit-bazơ của các oxit:
4. Nhận xét sự biến

- Từ N đến Bi tính axit của các oxit giảm, tính bazơ của các

đổi tính axit-bazơ của oxit tăng.
các oxit.
5. Liên kết π. Mạch E-E. Phối trí:
5.1. Liên kết π:

13


5.

-N có khả năng tạo liên kết π kiểu p-p, do đó N tồn tại ở

a. Nhận xét khả năng


dạng phân tử N2 với liên kêt NN.

tạo liên kết π kiểu p-p, - P, As, Sb, Bi không có khả năng tạo liên kết π kiểu p-p
pd của các nguyên

nhƣng do có AO d trống nên có khả năng tạo liên kết π kiểu

tố nhóm VA.

pd, do vậy chúng tồn tại ở dạng phân tử E4 với những liên
kết đơn E-E ( E là P, As, Sb, Bi).
5.2. Mạch E-E:

b. Nhận xét khả năng

- N không có khả năng tạo mạch E-E.

tạo mạch E-E trong

- Từ P đến Bi, khả năng tạo mạch E-E giảm xuống nhanh

nhóm VA.

do năng lƣợng liên kết đơn giảm từ P đến Bi: P-P 214,6;
As-As 133,3; Sb-Sb 126,3; Bi-Bi 104,6 kJ/mol.
5.3. Phối trí:

c. Nhận xét sự biến đổi - Từ N đến Bi dung lƣợng phối trí tăng dần do từ P đến Bi
dung lƣợng phối trí từ có thể sử dụng AO 3d trống để tạo liên kết π kiểu pd:
N đến Bi.


+ Số phối trí cao nhất của N là 4, thƣờng là 3, ví dụ NCl3,
NF3.
+ Số phối trí cao nhất của P là 6, thƣờng là 5, ví dụ PCl5.
+ Số phối trí của Sb là 6

E. Câu hỏi tự kiểm tra đánh giá:
Thời gian: 15 phút
Câu 1: Hãy giải thích các số oxi hóa đặc trƣng của các nguyên tố nhóm VA?
Câu 2: Tại sao mặc dù độ âm điện của nitơ cao hơn của photpho nhƣng nitơ lại có
giá trị ái lực electron bé hơn?
Câu 3: Tại sao trong các nguyên tố nhóm VA chỉ có nitơ là chất khí ở điều kiện
thƣờng trong khi các nguyên tố còn lại đều là chất rắn?

14


TIỂU MÔĐUN 2: NITƠ
A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
SV biết:
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của nitơ.
- Trạng thái thiên nhiên, thành phần đồng vị của nitơ.
- Phƣơng pháp điều chế nitơ trong công nghiệp và PTN.
SV hiểu:
- Bản chất liên kết trong phân tử nitơ.
- Cách phân loại nitrua.
2. Về kĩ năng:
- Dự đoán tính chất dựa vào đặc điểm cấu tạo nguyên tử.
- Giải một số bài tập có liên quan.

B. Tài liệu tham khảo:
1. Hoàng Nhâm. Hóa học vô cơ tập 2.Tr 161-217
2. Nguyễn Đức Vận. Bài tập hóa vô cơ.Bài 175- 248.
3. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt. Hóa học vô cơ quyển 1- các nguyên tố s và p.
Tr 247- 304.
C. Hƣớng dẫn sinh viên tự đọc:
Sinh viên đọc các tài liệu ở các trang đã hướng dẫn và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu nhận xét về trạng thái tồn tại và hàm lƣợng của nitơ trong tự nhiên.
2. Cho biết các đồng vị thiên nhiên và đồng vị phóng xạ của nitơ.
3. Nêu những tính chất vật lí đặc trƣng của khí nitơ.
4. Trình bày tính chất hóa học của nitơ.
5. Trình bày phƣơng pháp điều chế khí nitơ trong công nghiệp và trong PTN.
6. Nêu ứng dụng của nitơ.
7. Trình bày sự hình thành liên kết trong phân tử N2theo thuyết VB.
8. Dự đoán về hoạt tính hoá học của nitơ ở nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao? Nêu cơ
sởcủa những dự đoán đó?

15


9. Dựa trên bản chất liên kết, ngƣời ta phân các nitrua thành các loại nào? Những
nguyên tố nào tạo ra nitrua ion, nitrua cộng hóa trị và nitrua chuyển tiếp?
D. Nội dung lí thuyết cần nghiên cứu:
Vấn đề

Nội dung

1. Nêu nhận xét về trạng 1.Trạng thái thiên nhiên- thành phần đồng vị:
thái tồn tại và hàm - Trong tự nhiên, nitơ tồn tại ở dạng khí(chiếm 78.03% thể
lƣợng của nitơ trong tự tích không khí).

nhiên.

- Trong thạch quyển: Khoáng vật diêm tiêu (NaNO3).
- Trong nƣớc mƣa: HNO2, HNO3.

2. Cho biết các đồng vị - Trong cơ thể sống: Protein…
thiên nhiên và đồng vị - Nitơ có 6 đồng vị: 2 đồng vị thiên nhiên, 4 đồng vị phóng
phóng xạ của nitơ.

xạ.
2. Tính chất vật lí:

3. Nêu những tính chất - Nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị và hơi
vật lí đặc trƣng của khí nhẹ hơn không khí.
nitơ.

- Không duy trì sự sống.
- Khó hóa lỏng, khó hóa rắn.
- Khó tan trong nƣớc.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi rất thấp.
3. Tính chất hóa học:

4. Trình bày tính chất a.Tác dụng với kim loại:
hóa học của nitơ.

-Nitơ tác dụng với Liti ở nhiệt độ thƣờng:
6Li + N2

2Li3N


-Nitơ tác dụng với một số kim loại khác ở nhiệt độ cao:
3Mg + N2

Mg3N2

b. Tác dụng với phi kim:
Nitơ tác dụng với các phi kim (H2, O2, Halogen…) ở nhiệt độ
cao:

16


N2 + 3H2

2NH3

5. Trình bày phƣơng 4. Điều chế và ứng dụng:
pháp điều chế khí nitơ a. Điều chế:
trong công nghiệp và -Trong công nghiệp: Phƣơng pháp chƣng cất phân đoạn
trong PTN.

không khí lỏng.
-Trong PTN: Phƣơng pháp nhiệt phân dung dịch bão hòa
muối amoni nitri:
NH4NO2

to

N2


+ 2H2O

Hoặc nhiệt phân muối natri azit:
2NaN3

to

2Na + 3N2

b. Ứng dụng:
6. Nêu ứng dụng của -Tổng hợp amoniac để điều chế phân đạm, axit nitric, thuốc
nitơ.

nổ,…
-Tạo khí quyển trơ trong luyện kim, công nghiệp điện tử…
-Nitơ lỏng dùng để làm lạnh.
5. Các hợp chất nitrua:

7. Dựa trên bản chất liên Gồm 3 loại:
kết, ngƣời ta phân các - Nitrua ion: Gồm những nitrua của những kim loại có độ âm
nitrua thành các loại điện thấp, nguyên tố có lớp vỏ e s (kim loại kiềm và kiềm
nào? Những nguyên tố thổ, kim loại phân nhóm đồng, kẽm).
nào tạo ra nitrua ion, - Nitrua cộng hóa trị: Tạo bởi các nguyên tố có vỏ e p (bo,
nitrua cộng hóa trị và nhôm, silic, gecmani,…).
nitrua chuyển tiếp?

- Nitrua chuyển tiếp: Tạo bởi các kim loại chuyển tiếp có lớp
vỏ e d hoặc f (sắt, mangan, crom,…).

E. Câu hỏi tự kiểm tra đánh giá:

Thời gian: 25 phút
Câu 1: Xây dựng giản đồ năng lƣợng theo thuyết MO cho phân tử N2. Viết cấu hình
eletron, tính độ bội liên kết và viết công thức cấu tạo của phân tử này.

17


Câu 2: Tại sao khí nitơ rất khó hoá lỏng, khó hoá rắn, ít tan trong nƣớc và các
dung môi hữu hữu cơ?
Câu 3: Nêu sự biến đổi tính chất của các nitrua theo chu kỳ và theo nhóm trong hệ
thống tuần hoàn. Lấy các nitrua của các nguyên tố chu kì 3 dƣới đây làm ví dụ minh
hoạ:
Nguyên tố

Na

Mg

Al

Si

P

S

Cl

Nitrua


Na3N

Mg3N2

AlN

Si3N4

P3N5

S4N4

Cl3N

Bản chất hóa
học
Câu 4: Trình bày các tính chất đặc trƣng của các loại hợp chất nitrua sau:
a) Nitrua ion (nitrua của các nguyên tố s nhƣ Na3N, Mg3N2…).
b) Nitrua lƣỡng tính (AlN…).
c) Nitrua cộng hóa trị nhƣ Si3N4 và BN…
d) Nitrua của kim loại chuyển tiếp họ d.
Viết các phƣơng trình phản ứng minh hoạ.
TIỂU MÔĐUN 3: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
SV biết:
- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, tính chất hóa học của amoniac.
- Ứng dụng và điều chế amoniac trong công nghiệp và PTN.
- Cấu tạo chung và tính chất hóa học chung của muối amoni.
SV hiểu:

- Đặc điểm cấu tạo phân tử amoniac.
- Phƣơng pháp điều chế amoniac trong công nghiệp và PTN.
2. Về kĩ năng:
- Từ cấu tạo phân tử dự đoán tính chất hóa học.

18


- Giải các bài tập liên quan.
B. Tài liệu tham khảo:
1. Hoàng Nhâm. Hóa học vô cơ tập 2.Tr 161-217
2. Nguyễn Đức Vận. Bài tập hóa vô cơ.Bài 175- 248.
3. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt. Hóa học vô cơ quyển 1- các nguyên tố s và p.
Tr 247- 304.
C. Hƣớng dẫn sinh viên tự đọc:
Sinh viên đọc các tài liệu ở các trang đã hướng dẫn và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu những tính chất vật lí của NH3.
2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của phân tử amoniac theo thuyết VB.
Từ đặc điểm cấu tạo phân tử, hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của NH3.
3. Nêu nguồn sinh ra NH3 trong tự nhiên và các ứng dụng của NH3.
4.Trình bày phƣơng pháp điều chế NH3 trong công nghiệp và PTN.
5. Nêu cấu tạo phân tử muối amoni.
6. Trình bày tính chất hóa học của muối amoni.
D. Nội dung lí thuyết cần nghiên cứu:
Vấn đề
1. Nêu đặc điểm cấu tạo của

Nội dung
1. Đặc điểm cấu tạo:


.

N

phân tử NH3.
H

.

107o

.

.H

H

-Phân tử amoniac có cấu tạo hình chóp mà đáy là
một tam giác đều, trong đó:
+ Nguyên tử nitơ ở đỉnh của hình chóp.
+ Ba nguyên tử hiđro ở các đỉnh của đáy tam giác
đều.
+ Góc HNH bằng 107o.
+ Liên kết N-H có độ dài 1,014 Ao và năng lƣợng

19


trung bình là 385 kJ/mol.
2. Tính chất vật lí:

2. Nêu những tính chất vật lí

- Là chất khí, nhẹ hơn không khí, không màu, mùi

của NH3. Dung dịch NH3

khai, xốc.

lỏng.

- Tan nhiều trong nƣớc, 1 lít nƣớc ở 0oC hòa tan
1200 lít khí NH3, ở 20oC hòa tan 700ml khí NH3.
- Nhiệt độ nóng chảy: -77,75oC.
- Nhiệt độ sôi: -33,35oC.
- Nhiệt hóa hơi: 22,82 kJ/mol.
- Dung môi NH3 lỏng:
+ Có tính chất gần giống nƣớc: Là chất phân cực và
có khả năng tạo liên kết hiđro, NH3 có khuynh
hƣớng tụ hợp phân tử nhƣng kém nƣớc và hằng số
điện môi (=22) nhỏ hơn hằng số điện môi của nƣớc
(=81) nên phân tử NH3 kém phân cực hơn nƣớc.
+ Có khả năng dẫn điện kém.
+ Có khả năng hòa tan kim loại kiềm và kiềm thổtạo
dung dịch lam thẫm do khi hòa tan kim loại kiềm
trong NH3 lỏng thì các e tách ra từ kim loại kiềm tồn
tại ở dạng solvat làm cho dung dịch có màu xanh.
3. Tính chất hóa học:

3. Trình bày tính chất hóa


a. Phản ứng hóa hợp:

học của NH3.

- NH3 hóa hợp với H+/H2O tạo dung dịch bazơ yếu:
NH3(dd) + H2O(l)

(dd)+

K=1,8.10-5

- NH3 hóa hợp với phân tử axit tạo muối amoni:
(NH3.H2O) + HNO3
NH3 (khí) + HCl(khí)

NH4NO3 + H2O
NH4Cl
(khói trắng)

- NH3 hóa hợp với muối của nhiều kim loại tạo

20


×