Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thiết kế phân xưởng nấu và kết tinh đường với năng suất 1200 tấn mía trên ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
========

NGUYỄN THỊ LẬP PHỤNG

THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG NẤU VÀ KẾT TINH
ĐƯỜNG VỚI NĂNG SUẤT 1200 TẤN MÍA/ NGÀY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Nha Trang, tháng 6 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
========

NGUYỄN THỊ LẬP PHỤNG

THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG NẤU VÀ KẾT TINH
ĐƯỜNG VỚI NĂNG SUẤT 1200 TẤN MÍA/ NGÀY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

GVHD: TS. THÁI VĂN ĐỨC


Nha Trang, tháng 6 năm 2015


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ LẬP PHỤNG

Lớp: 53CNTP-1

Ngành: Công nghệ thực phẩm

Khoa: Công nghệ thực phẩm

Tên đề tài: “Thiết kế phân xưởng nấu và kết tinh đường với năng suất 1200 tấn
mía/ ngày”
Số trang: 99

Số chương: 9

Số tài liệu tham khảo: 14

Hiện vật: 01 quyển đề tài tốt nghiệp, 01 đĩa CD.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Kết luận: ...............................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Nha Trang, ngày

tháng

năm

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, cán bộ công nhân viên Công ty Mía
đường Tuy Hòa, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Thái Văn Đức đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Nha
Trang nói chung, các thầy cô trong khoa Công nghệ thực phẩm nói riêng đã dạy dỗ
cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em
có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần
Mía đường Tuy Hòa, gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ,
động viên em trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Nha Trang, tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Lập Phụng


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
MỤC LỤC.............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. ix
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN......................................................................................... 3
I. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU MÍA ......................................................... 3
1. Giới thiệu về cây mía .................................................................................... 3
2. Thành phần hóa học của mía ......................................................................... 3
3. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến năng suất mía đường ............................. 4
II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP MÍA ĐƯỜNG ........................................ 5
1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ đường trên thế giới ............................................ 5
2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ đường ở Việt Nam ............................................. 6
III. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM ....................................................................... 7
PHẦN II: LUẬN CHỨNG KINH TẾ ................................................................... 9
1. Đặc điểm tự nhiên và vị trí xây dựng ............................................................ 9
2. Nguồn cung cấp nguyên liệu ....................................................................... 10

3. Sự liên hợp hóa và hợp tác hóa.................................................................... 10
4. Nguồn tiêu thụ sản phẩm............................................................................. 11
5. Giao thông vận tải ....................................................................................... 11
6. Nguồn nhân lực ........................................................................................... 12
7. Nguồn cung cấp điện................................................................................... 12
8. Nguồn cung cấp hơi .................................................................................... 12
9. Nguồn cung cấp nhiên liệu .......................................................................... 13
10. Nguồn cung cấp nước ............................................................................... 13
11. Xử lí nước thải. ......................................................................................... 13


iii

PHẦN III. CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ........ 14
I. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT ................................................... 14
1. Chọn phương pháp lấy nước mía................................................................. 14
2. Chọn phương pháp làm sạch ....................................................................... 16
3. Chọn phương pháp nấu và chế độ nấu ......................................................... 17
II. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ. ............................................................ 19
III. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ PHÂN XƯỞNG NẤU – KẾT
TINH ĐƯỜNG .................................................................................................. 20
1. Công đoạn nấu đường ................................................................................. 20
2. Công đoạn trợ tinh ...................................................................................... 21
3. Công đoạn ly tâm ........................................................................................ 21
PHẦN IV. CÂN BẰNG VẬT CHẤT .................................................................. 22
I. CÔNG ĐOẠN ÉP MÍA .................................................................................. 22
II. CÔNG ĐOẠN LÀM SẠCH .......................................................................... 23
III. CÔNG ĐOẠN BỐC HƠI – LÀM SẠCH MẬT CHÈ ................................... 28
IV. CÔNG ĐOẠN NẤU ĐƯỜNG ..................................................................... 29
V. CÂN BẰNG PHẦN ĐƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ......................... 35

PHẦN V. CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG ............................................................ 38
I. CÂN BẰNG NHIỆT CHO NẤU ĐƯỜNG ..................................................... 38
1. Cân bằng nhiệt cho nấu non A .................................................................... 39
2. Cân bằng nhiệt cho nấu non B..................................................................... 42
3. Cân bằng nhiệt cho nấu non C..................................................................... 45
II. CÂN BẰNG NHIỆT CHO CÁC CÔNG ĐOẠN KHÁC ................................ 48
1. Nhiệt dùng cho hồi dung ............................................................................. 48
2. Nhiệt dùng cho ly tâm và rửa thiết bị .......................................................... 49
PHẦN VI. TÍNH TOÁN VÀ CHỌN THIẾT BỊ CHO PHÂN XƯỞNG NẤU –
KẾT TINH ĐƯỜNG ........................................................................................... 50
A. TÍNH TOÁN VÀ CHỌN THIẾT BỊ ................................................................. 50
I. TÍNH TOÁN................................................................................................... 50


iv

1. Hệ số truyền nhiệt ....................................................................................... 50
2. Nhiệt lượng cung cấp cho nấu đường .......................................................... 50
3. Diện tích truyền nhiệt của nồi ..................................................................... 51
4. Xác định lưu lượng các nồi ......................................................................... 51
II. CHỌN THIẾT BỊ CHO PHÂN XƯỞNG NẤU – KẾT TINH ĐƯỜNG ........ 52
1. Nồi nấu đường ............................................................................................ 52
2. Thiết bị trợ tinh đường non ......................................................................... 54
3. Thiết bị trợ tinh giống (trợ tinh chân không) .............................................. 59
4. Máng phân phối ly tâm ............................................................................... 59
5. Thiết bị ly tâm............................................................................................. 60
6. Bơm mật A1 ................................................................................................ 61
7. Bơm mật A2 ................................................................................................ 61
8. Bơm mật B................................................................................................. 62
9. Bơm mật rỉ .................................................................................................. 62

10. Bơm hồi dung ........................................................................................... 63
11. Bơm sirô ................................................................................................... 63
B. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THIẾT BỊ ............. 64
I. THIẾT BỊ NẤU ĐƯỜNG ............................................................................... 64
1. Cấu tạo........................................................................................................ 64
2. Nguyên lý hoạt động ................................................................................... 65
II. THIẾT BỊ TRỢ TINH ĐƯỜNG NON ........................................................... 66
1. Trợ tinh ngang ............................................................................................ 66
2. Trợ tinh đứng .............................................................................................. 68
III. THIẾT BỊ TRỢ TINH GIỐNG (TRỢ TINH CHÂN KHÔNG) .................... 70
1. Cấu tạo........................................................................................................ 70
2. Nguyên lí hoạt động .................................................................................... 71
IV. THIẾT BỊ LY TÂM ..................................................................................... 71
1. Thiết bị ly tâm A (ly tâm gián đoạn) ........................................................... 71
2. Thiết bị ly tâm B, C (ly tâm liên tục) ........................................................... 73


v

PHẦN VII. TÍNH ĐIỆN - NƯỚC – XÂY DỰNG .............................................. 75
I. TÍNH ĐIỆN .................................................................................................... 75
1. Điện dùng chiếu sáng .................................................................................. 75
2. Điện năng dùng cho động lực ...................................................................... 76
3. Tính điện năng tiêu thụ hàng năm ............................................................... 77
II. TÍNH NƯỚC ................................................................................................. 78
1. Nước lọc trong ............................................................................................ 78
2. Nước ngưng tụ ............................................................................................ 78
3. Nước thải từ các bộ phận phân xưởng ......................................................... 79
III. XÂY DỰNG ................................................................................................ 79
1. Địa điểm xây dựng phân xưởng .................................................................. 79

2. Các công trình xây dựng phân xưởng .......................................................... 80
PHẦN VIII: NHÂN LỰC LAO ĐỘNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG............... 89
I. NHÂN LỰC LAO ĐỘNG .............................................................................. 89
1. Chế độ làm việc .......................................................................................... 89
2. Thời gian làm việc của nhà máy .................................................................. 89
3. Số công nhân trực tiếp sản xuất trong phân xưởng nấu - kết tinh đường ...... 90
II. AN TOÀN LAO ĐỘNG ................................................................................ 90
1. An toàn lao động ......................................................................................... 90
1.1. Những nguyên nhân gây mất an toàn lao động ...................................... 90
1.2. Những biện pháp đảm bảo an toàn lao động .......................................... 91
2. Qúa trình vận hành an toàn trong phân xưởng ............................................. 92
2.1. Qúa trình vận hành an toàn nấu đường .................................................. 92
2.2. An toàn lao động trong phòng hóa nghiệm ............................................ 92
2.3. Qúa trình vận hành an toàn máy ly tâm ................................................. 93
PHẦN IX: KIỂM TRA SẢN XUẤT ................................................................... 94
I. KIỂM TRA SẢN XUẤT ................................................................................ 94
II. CÁCH XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ....................................................... 95
1. Xác định chỉ tiêu cảm quan với mía nguyên liệu ......................................... 95


vi

2. Phân tích trong phòng thí nghiệm................................................................ 95
2.1. Xác định tạp chất của mía ..................................................................... 96
2.2. Xác định phần trăm xơ của mía ............................................................ 96
2.3. Phương pháp xác định độ khô trong thực tế sản xuất............................. 96
2.4. Phương pháp xác định độ Pol................................................................ 97
2.5. Xác định độ tinh khiết của dung dịch .................................................... 97
2.6. Tính chữ đường (CCS).......................................................................... 97
2.7. Xác định độ đường theo thành phần đường khử .................................... 97

2.8. Xác định độ màu ICS ............................................................................ 98
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt đã sử dụng
TL

Trọng lượng

TLCK

Trọng lượng chất khô

TLCKNM

Trọng lượng chất khô nước mía

NMHH

Nước mía hỗn hợp

HSE

Hiệu suất ép

HSTH


Hiệu suất thu hồi

TLDD

Trọng lượng dung dịch

HSSX

Hiệu suất sản xuất

AP

Độ tinh khiết


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của nước mía trong cây mía .................................... 4
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu cảm quan của đường RS ....................................................... 8
Bảng 1.3. Các chỉ tiêu hóa lí của đường RS ............................................................. 8
Bảng 4.1. Cơ sở phối liệu nấu đường ..................................................................... 30
Bảng 4.2. Bảng tổng kết công đoạn nấu C ............................................................. 32
Bảng 4.3. Bảng tổng kết công đoạn nấu đường B .................................................. 34
Bảng 4.4. Bảng tổng kết công đoạn nấu đường A .................................................. 34
Bảng 4.5. Bảng tổng kết công đoạn nấu ................................................................. 35
Bảng 5.1. Nguyên liệu nấu A ................................................................................. 39
Bảng 5.2. Kết quả tính toán các thông số nấu non A .............................................. 41
Bảng 5.3. Nguyên liệu nấu B ................................................................................. 42

Bảng 5.4. Kết quả tính toán các thông số nấu non B .............................................. 44
Bảng 5.5. Nguyên liệu nấu C ................................................................................. 45
Bảng 5.6. Kết quả tính toán các thông số nấu non C .............................................. 47
Bảng 6.1. Nhiệt lượng cung cấp cho nấu đường..................................................... 50
Bảng 6.2. Diện tích bề mặt truyền nhiệt của các nồi nấu ........................................ 51
Bảng 6.3. Kết quả tính thiết bị nấu......................................................................... 54
Bảng 6.4. Thế tích nấu hữu hiệu tính theo năng suất .............................................. 54
Bảng 6.5. Kết quả tính toán thiết bị trợ tinh ........................................................... 57
Bảng 6.6. Tính lượng nước làm nguội đường non trợ tinh ..................................... 59
Bảng 7.1. Thông số điện năng chiếu sang .............................................................. 75
Bảng 7.2. Thông số điện năng động lực ................................................................. 76
Bảng 7.3. Lượng nước lọc trong dùng cho phân xưởng ........................................ 78
Bảng 7.4. Lượng nước thải từ các bộ phận của phân xưởng ................................... 79
Bảng 7.5. Kích thước các thùng nguyên liệu .......................................................... 83
Bảng 8. Số công nhân làm việc trong 1 một ca và một ngày .................................. 90
Bảng 9. Bảng nhiệm vụ kiểm tra sản xuất .............................................................. 94


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Nguyên liệu mía ....................................................................................... 3
Hình 1.2. Đường RS ................................................................................................ 8
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ ..................................................................... 19
Hình 3.2. Sơ đồ nấu đường 3 hệ ............................................................................ 20
Hình 6.1. Cấu tạo của nồi nấu đường ..................................................................... 64
Hình 6.2. Nồi nấu đường ....................................................................................... 65
Hình 6.3. Cấu tạo thiết bị trợ tinh ngang ................................................................ 66
Hình 6.4. Thùng trợ tinh ngang.............................................................................. 67
Hình 6.5. Cấu tạo thiết bị trợ tinh đứng................................................................. 68

Hình 6.6. Thiết bị trợ tinh đứng ............................................................................. 69
Hình 6.7. Cấu tạo thiết bị trợ tinh chân không ....................................................... 70
Hình 6.8. Thiết bị trợ tinh chân không ................................................................... 70
Hình 6.9. Cấu tạo thiết bị ly tâm gián đoạn ............................................................ 71
Hình 6.10. Thiết bị ly tâm gián đoạn...................................................................... 72
Hình 6.11. Cấu tạo thiết bị ly tâm liên tục.............................................................. 73
Hình 6.12. Thiết bị ly tâm B .................................................................................. 74
Hình 6.13. Thiết bị ly tâm C .................................................................................. 74
Hình 7.1. Cách bố trí các thùng chứa nguyên liệu .................................................. 83
Hình 7.2 . Sơ đồ mặt bằng tầng 4 .......................................................................... 85
Hình 7.3. Sơ đồ bố trí thiết bị tầng 3 ( khu vực cô đặc – trợ tinh)........................... 87
Hình 7.4 . Sơ đồ bố trí mặt bằng tầng 2 ................................................................. 88


1

LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta là một nước có truyền thống sản xuất đường mía lâu đời. Theo thời
gian cùng với sự phát triển của ngành đường trên thế giới, nghề làm đường của
nước ta cũng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng cũng như kỹ thuật canh
tác chế biến.
Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thích nghi cho việc trồng và phát
triển cây mía. Theo hiệp hội mía đường Việt Nam, vụ mía đường 2012 – 2013 vừa
qua, sản lượng mía ép công nghiệp đạt 16,6 triệu tấn, sản xuất được 1,6 triệu tấn
đường. Thời gian vừa qua giá đường liên tục tăng và giữ ở mức cao, trong khi giá
phân bón giảm, bên cạnh đó là các nguồn vốn kích cầu của chính phủ khiến nông
dân thêm phấn khởi và động viên các nhà máy đường.
Từ những phân tích trên cho thấy việc xây dựng một nhà máy đường mới, áp
dụng công nghệ hiện đại, dự tính hợp lý về vùng mía nguyên liệu thì giá trị sử dụng
của nhà máy hiệu quả hơn, góp phần giải quyết được vấn đề về số lượng và chất

lượng đường, đồng thời giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân, duy trì
được truyền thống sản xuất đường mía từ lâu đời.
Vài năm gần đây, ở nước ta đã xây dựng được một số nhà máy có công suất
trung bình và lớn, tuy nhiên do đặc thù của cây mía không vận chuyển được xa,
lượng đường dễ hao hụt trong thời gian bảo quản. Do vậy, các tỉnh có diện tích đất
trồng mía đang gấp rút xây dựng nhà máy đường của tỉnh mình.
Trên cơ sở đó, trong đồ án tốt nghiệp này, em đã được phân công thực hiện đề
tài “Thiết kế phân xưởng nấu và kết tinh đường với năng suất 1200 tấn mía/
ngày”.
Sau thời gian nghiên cứu, với sự giúp đỡ tận tình của TS. Thái Văn Đức, Ban
giám đốc Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa cùng tập thể cán bộ công nhân viên
nhà máy, nên đề tài mà em đảm nhiệm đã hoàn thành.


2
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn thầy Thái Văn Đức, Ban giám đốc Công ty
cổ phần mía đường Tuy Hòa cùng tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy đã giúp
đỡ em trong thời gian qua.
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian ngắn, kiến thức căn bản còn hạn chế
nên bản đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được những lời
nhận xét, góp ý của các thầy cô để bản đồ án này được hoàn thiện hơn.
Nha trang, tháng 06 năm 2015.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Lập Phụng


3

PHẦN I: TỔNG QUAN

I. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU MÍA
1. Giới thiệu về cây mía [10]
Cây mía có nguồn gốc từ Ấn Độ, nó xuất hiện từ một loại cây lau sậy hoang dại
đã trở thành một trong những cây công nghiệp quan trọng trên thế giới và được
trồng ở nhiều quốc gia trong khu vực khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở nước ta,
mía là nguyên liệu duy nhất để chế biến đường ăn và được trồng nhiều ở 3 vùng:
miền Bắc, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long.
Mía thuộc họ Hòa thảo (Poaceae), giống Saccharum. Chúng có thân to mập,
chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2 – 6m. Tất cả các dạng mía đường được trồng
ngày nay đều là các dạng lai, ghép nội chi phức tạp.

Hình 1.1. Nguyên liệu mía
2. Thành phần hóa học của mía
Mía là nguyên liệu để sản xuất đường, quá trình gia công và điều kiện kỹ thuật
đều căn cứ vào đặc tính mía đặc biệt là thành phần hóa học của nước mía. Do đó
cần nắm vững thành phần hóa học của mía. Thành phần hóa học của mía thay đổi
tùy theo điều kiện đất đai, khí hậu của từng địa phương, phương pháp canh tác, loài,
giống mía….


4

Bảng 1.1. Thành phần hóa học của nước mía trong cây mía [1]
Thành phần

Tên các chất

Tỷ lệ(%) Thành phần


Đường

Sacaroza

12,0

Glucoza

Tỷ lệ (%)

Xeluloza

5,5

0,9

Pentosan

2,0

Fructoza

0,6

Chất keo

0,5

Chất chứa


Protein

0,12

Linhin

2,0

Nitơ

Amit

0,07

SiO2

0,25

Axit amin

0,21

K2 O

0,12

Axit nitric

0,01


Na2O

0,01

NH3

Có vết

CaO

0,02

Xantin

Có vết

MgO

0,01

Chất béo và

Pectin

0,2

Fe2O3

Có vết


sáp

Axit tự do

0,08

P2O5

0,07

Axit kết hợp

0,12

SO3

0,02

74,5

Cl

Nước



Tên các chất

Chất vô cơ


Có vết

Trong ngành đường, chỉ có đường sacaroza mới gọi là đường. Tất cả các chất
khác không phải sacaroza được gọi là chất không đường (chất phi đường). Trong
sản xuất đường, người ta chỉ quan tâm đến sacaroza, các chất phi đường bị tìm cách
loại bỏ trong quá trình sản xuất (ngoại trừ P2O5).
3. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến năng suất mía đường [10]
Nhiệt độ: Mỗi giống mía đều cần một lượng nhiệt nhất định trong suốt cả chu
kỳ sinh trưởng của nó và ở mỗi thời kỳ sinh trưởng mía cũng cần những nhiệt độ
thích hợp riêng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và khả năng tích
lũy đường trong mía. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây
mía là 25 – 350C. Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm khi nhiệt độ thấp hơn 200C
và cao hơn 350C, ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ dưới 100C và cao hơn 400C. Thời
kì mía chín cần có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn để giúp quá trình chuyển hóa
và tích lũy đường thuận lợi.


5
Ánh sáng: mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cường độ ánh sáng
mạnh. Thiếu ánh sáng, mía phát triển không tốt, nhóng cao, hàm lượng đường thấp,
dễ bị sâu bệnh. Trong một chu kì sinh trưởng cây mía cần từ 2000 – 3000 giờ chiếu
sáng, tối thiểu 1200 giờ. Vì vậy ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới mía vươn cao mạnh
nhất khi bắt đầu vào mùa hè có độ dài ngày tăng lên.
Độ ẩm: Mía là cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng nước. Mía có thể phát triển
tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1500mm/năm. Giai đoạn sinh trưởng mía yêu
cầu lượng mưa từ 100-170mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía thu hoạch sau một
thời gian khô ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỉ lệ đường cao. Ẩm độ tối ưu khoảng 65 –
80% cho thời kì sinh trưởng và 50 – 65% ở thời kì mía chín.
Độ cao: độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích tụ đường trong mía.

II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP MÍA ĐƯỜNG
1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ đường trên thế giới [8], [9], [11]
Mía hiện nay là cây trồng lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 23,8 triệu ha.
Cây mía được trồng tại hơn 100 quốc gia, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới, sản lượng trung bình là 1,69 tỷ tấn mỗi vụ thu hoạch. Mía chiếm hơn 80%
nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đường, hầu hết phần còn lại được làm từ củ cải
đường. Các quốc gia sản xuất mía đường lớn nhất đồng thời cũng là các quốc gia
tiêu thụ đường lớn nhất thế giới là Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc.
Sản lượng đường toàn cầu phát triển nhanh theo nhu cầu tiêu thụ, đầu những
năm cách mạng công nghiệp (1750 - 1830) khoảng 820 ngàn tấn/năm, trước thế
chiến thứ nhất (1914 - 1918) khoảng 18 triệu tấn/năm, đến nay đạt trên 170 triệu
tấn/năm. Theo dự báo của FAO trong giai đoạn 2013 – 2022, sản lượng đường trên
thế giới sẽ tăng gần 2% mỗi năm.
Sản lượng tiêu thụ đường toàn cầu: tiêu thụ đường phụ thuộc vào các yếu tố
chính như tốc độ gia tăng dân số, mức thu nhập khả dụng và tốc độ tăng thu nhập,
giá đường trong tương quan với các sản phẩm khác hay thậm chí là đặc điểm văn
hóa và nhận thức đối với vấn đề sức khỏe. Trong niên vụ 2013/14 vừa qua, tiêu thụ


6
đường thế giới ước đạt 168,5 triệu tấn, tăng 2,3% so với niên vụ 2012/13. Châu Á là
khu vực có tốc độ tăng tiêu thụ đường lớn nhất thế giới, dẫn đầu là Trung Đông
(5,3%), Đông Nam Á (4,5%) và Nam Á (2,5%), đây cũng sẽ là khu vực tạo động
lực cho tăng trưởng tiêu dùng và sản xuất đường trong tương lai.
Quy mô giao dịch đường trên thị trường thế giới vào khoảng 55 – 60 triệu tấn,
trong đó những nước sản xuất lớn nhất là Brazil (22% tổng sản lượng), Ấn Độ
(15%), Trung Quốc (8%) và Thái Lan ( 6%). Do tại Ấn Độ và Trung Quốc, nhu cầu
tiêu thụ nội địa lớn hơn sản lượng sản xuất, cho nên nguồn cung đường trên thị
trường quốc tế phụ thuộc lớn vào hai quốc gia còn lại là Brazil và Thái Lan.
Dự báo ngành đường Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển để đáp ứng

nhu cầu trong nước. Brazil, Thái Lan, Úc, Nam Phi sẽ mở rộng xuất khẩu, trong khi
Cuba và Mexico sẽ giảm lượng xuất khẩu. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Mỹ,
Indonesia, Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản.
2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ đường ở Việt Nam [8], [9], [11]
Ngành công nghiệp mía đường Việt Nam thực sự bắt đầu hình thành tại miền
Nam Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, tập trung nhiều ở miền Trung và Đồng bằng sông
Cửu Long. Tính đến năm 2012, Việt Nam có 40 nhà máy đường chủ yếu là quy mô
nhỏ.
Sản lượng khai thác mía của Việt Nam hiện nay đang đứng ở vị trí thứ 21 trong
tổng số các quốc gia sản xuất đường trên thế giới. Năng suất khai thác cao nhất là ở
Đồng bằng Sông Cửu Long, tuy nhiên chất lượng mía ở vùng này thấp hơn so với
các khu vực còn lại.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT thì công nghệ chế biến lạc hậu, phương thức tổ
chức thu mua chưa hợp lý và cơ cấu giống mía chưa phù hợp là 3 nguyên nhân
chính làm tăng mức tiêu hao nguyên liệu trong chế biến đường ở Việt Nam lên 11,2
mía/1 đường (trong khi các nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc hiện chỉ
khoảng 8 mía/1 đường), chữ đường trung bình trong khoảng 9 – 10 CCS, thấp hơn
so với các quốc gia khác khoảng 1 – 2 CCS. Ngoài ra hiện nay ngành mía đường
Việt Nam còn phải đối diện với lượng tồn kho lớn và sự cạnh tranh của đường nhập


7
lậu. Tất cả những yếu tố này làm giảm sự cạnh tranh của ngành mía đường Việt
Nam trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Nhu cầu đường nội địa: đường từ nhà máy sản xuất ra có thể được đưa đến
người tiêu dùng trực tiếp hoặc xuất bán để làm nguyên liệu đầu vào cho ngành công
nghiệp sản xuất thực phẩm, bánh kẹo… Tại Việt Nam, khả năng tiêu thụ đường
trong nước đạt khoảng hơn 1,4 triệu tấn/năm và hầu như không có sự tăng trưởng
đáng kể trong giai đoạn 3 vụ gần nhất. Mức tiêu thụ bình quân đầu người hiện tại
của Việt Nam vào khoảng 16 kg/năm, khá thấp so với mức trung bình gần 20

kg/năm của toàn thế giới.
Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đường của Việt Nam đạt 202,2 triệu
USD, kim ngạch nhập khẩu là 126,8 triệu USD. Như vậy nếu nhìn vào cán cân xuất
nhập khẩu 2014 cho thấy lượng đường trong nước được đảm bảo, sự tăng mạnh của
kim ngạch xuất khẩu và sau nhiều năm trở lại đây Việt Nam đã xuất siêu đường.
Nhìn chung ngành mía đường Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển và
còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong tương lai. Tuy nhiên với những lợi thế sẵn
có phù hợp cho sự phát triển của cây mía hứa hẹn sẽ đem lại triển vọng tích cực cho
sự phát triển chung toàn ngành.
III. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM
Đường RS: là chữ viết tắt của Refined Standar – đường tinh luyện tiêu chuẩn.
Đường RS là loại đường Sacaroza thường được sử dụng trong tiêu dùng hằng ngày
hoặc bán cho các công ty có khả năng luyện đường RE, chất lượng phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu mía và trình độ kỹ thuật của mỗi nước.
Ngày nay sản xuất đường tinh luyện từ đường RS mang lại hiệu quả kinh tế rất
lớn, rút ngắn quy trình sản xuất và giảm chi phí đầu tư cho các nhà máy đường hiện
đại đồng thời giảm được giá thành sản phẩm. Đường RS có chất lượng tốt sẽ tăng
hiệu quả sản xuất, rút ngắn thời gian tinh luyện. Chất lượng đường RS được đánh
giá qua các yếu tố về màu sắc, độ Pol, độ tro trong đường và qua các chỉ tiêu khác.


8

Bảng 1.2. Các chỉ tiêu cảm quan của đường RS [13]
Chỉ tiêu

Yêu cầu
Hạng A

Hình dạng


Hạng B

Tinh thể màu trắng, kích thước tương đối đồng đều, tương đối
khô, không vón cục.

Mùi vị

Tinh thế đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị ngọt và
không có mùi lạ.

Màu sắc

Tinh thể màu trắng. Khi pha

Tinh thể màu trắng ngà đến trắng.

trong nước cất cho dung dịch Khi pha trong nước cất cho dung
trong.

dịch tương đối trong.

Bảng 1.3. Các chỉ tiêu hóa lí của đường RS [13]
STT

Tên chỉ tiêu

Mức
Hạng 1


Hạng 2

1

Độ Pol (0Z) không nhỏ hơn

99.7

99.5

2

Hàm lượng đường khử, % khối lượng không lớn hơn

0.1

0.15

3

Tro dẫn điện, % khối lượng không lớn hơn

0.07

0.1

4

Sự giảm khối lượng khi sấy ở 1050C trong 3 giờ, %


0.06

0.07

khối lượng không lớn hơn

Hình 1.2. Đường RS


9

PHẦN II: LUẬN CHỨNG KINH TẾ
Việt Nam là nước có tiềm năng trung bình để phát triển cây mía. Địa hình Việt
Nam có đủ đất đồng bằng, lượng mưa khá, nhiệt độ thích hợp cho cây mía phát
triển, đặc biệt là ở các vùng như Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung có khả năng
cho sản lượng đường cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, diện tích, năng suất và sản lượng mía sẽ tiếp tục tăng từ nay đến năm 2020.
Bên cạnh đó, trong những niên vụ 2012 – 2013 vừa qua, hoạt động xuất khẩu
đường của Việt Nam có dấu hiệu tăng trưởng. Cụ thể sau nhiều năm nhập siêu
đường thì niên vụ này Việt Nam đã xuất siêu đường. Chương trình sản xuất “1 triệu
tấn đường” của Chính phủ đề ra năm 2005 đã hoàn thành và đang hướng tới 2 triệu
tấn đường vào năm 2020 nhằm phục vụ tiêu thụ trong nước, đồng thời đẩy mạnh
xuất khẩu.
Nắm bắt xu hướng trên, hiện nay, nhiều nhà máy sản xuất đường dần được hình
thành ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền Trung như Phú Yên,
Bình Định, Quảng Ngãi… Việc xây dựng các nhà máy sản xuất đường không
những đáp ứng được nhu cầu thị trường mà còn giải quyết được vấn đề lao động tại
địa phương, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ… Góp phần giảm được giá thành
sản phẩm và tạo điều kiện phát triển đất nước. Qua khảo sát tình hình thực tế, em
nhận thấy rằng huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên là một địa bàn có điều kiện tự nhiên

và xã hội rất thuận lợi cho việc thiết kế nhà máy sản xuất đường năng suất 1200 tấn
mía/ ngày.
1. Đặc điểm tự nhiên và vị trí xây dựng
Nhà máy được đặt ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, phía Tây Nam giáp tỉnh
Đắk Lắk, phía Tây Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Bắc giáp huyện Sơn Hòa, phía Đông
là giáp huyện Tây Hòa và phía Đông Nam là tỉnh Khánh Hòa.
1.1. Khí hậu
Nhìn chung khí hậu tỉnh Phú Yên chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ
tháng Giêng đến cuối tháng 6, nhiệt độ trung bình khoảng 29 – 310C. Mùa đông kéo
dài từ tháng 7 đến tháng 12, nhiệt độ trung bình khoảng 21 – 230C. Nhiệt độ trung


10
bình cao nhất và thấp nhất trong năm chỉ chênh lệch nhau 7 – 90C, độ ẩm tương đối
trung bình 80 – 90%.
Riêng huyện Sông Hinh, là huyện nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất của
tỉnh (2.200 – 2.600 mm/năm), nhiệt độ trung bình trong năm là 24,90C rất thuận lợi
2cho cây mía phát triển.
1.2. Thổ nhưỡng
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho huyện sông Hinh,
đó là tài nguyên đất, toàn huyện có diện tích tự nhiên là 88.664 ha, trong đó đất
nông nghiệp 68.227 ha, chiếm 76,95% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
Những nhóm đất chủ yếu là đất xám, đất đỏ vàng, đất phù sa, đất đen,…. Với tài
nguyên đất phong phú và đa dạng như thế rất phù hợp cho việc phát triển cây mía.
Hướng gió chính theo hướng Đông Nam, tốc độ gió khoảng 3 – 4 m/s. Như vậy,
nhà máy đường đặt tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên là hợp lí về các điều kiện tự
nhiên.
2. Nguồn cung cấp nguyên liệu
Mía được trồng hầu hết khắp các huyện trong tỉnh chính vì vậy Phú Yên được
xem là một trong các tỉnh có diện tích trồng mía tương đối nhiều. Hiện toàn tỉnh có

khoảng 24.700 ha chuyên canh mía, tập trung ở huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng
Xuân, Đông Hòa. Tổng sản lượng mía thu hoạch mỗi năm lên đến 1,5 triệu tấn.
Nguồn nguyên liệu chính cung cấp cho nhà máy chủ yếu lấy từ tại địa phương
huyện Sông Hinh và một số huyện lân cận như Sơn Hòa, Tây Hòa.
Ngoài ra, để đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động thường xuyên thì nhà máy
cần mở rộng vùng nguyên liệu bằng cách đầu tư vốn cho người dân như giống, phân
bón và kỹ thuật. Như thế vấn đề thiếu hụt nguyên liệu được nhanh chóng giải quyết,
đồng thời tăng năng suất cho nhà máy.
3. Sự liên hợp hóa và hợp tác hóa
Một nhà máy hoạt động hiệu quả và tăng nguồn thu nhập cũng như giảm bớt chi
phí trong quá trình hoạt động thì vấn đề hợp tác hóa và liên hợp hóa là không thể
thiếu đối với một nhà máy trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đối với nhà máy
đường phải hợp tác chặt chẽ với nông nghiệp trồng mía để thu hoạch đúng thời


11
gian, đúng độ già chín phù hợp. Kết hợp chặt chẽ với trung tâm nghiên cứu giống
cây trồng, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn để kịp thời đưa đến cho người
trồng các loại giống mía cho năng suất cao, đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh hợp tác với ngành nông nghiệp, việc hợp tác hóa - liên hợp hóa với cơ
giới, giao thông… cũng hết sức quan trọng. Bởi cây mía là nguyên liệu tươi, sau khi
thu hoạch phải đem sản xuất ngay nếu để lâu gây tổn thất đường cũng như tạo ra
các hư hại khác.
Sản phẩm của nhà máy là đường trắng là nguyên liệu chính phục vụ sản xuất
đường tinh luyện. Việc liên kết với các nhà máy đường tinh luyện là yêu cầu rất cần
và cũng là nguồn giải quyết đầu ra cho sản phẩm của nhà máy đường. Ngoài sản
phẩm chính là đường, còn có những phụ phẩm khác. Để đạt hiệu quả kinh tế thì hầu
hết các phụ phẩm được sử dụng triệt để. Bã mía làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm
bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc. Từ mật rỉ đem đi sản xuất cồn, sản xuất
men các loại. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xerin làm sơn, xi

đánh giày.
Với sự liên kết trên giúp sự phân phối và tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng làm
giảm chi phí vận chuyển, góp phần giảm giá thành sản phẩm, vốn đầu tư nhà máy
giảm, rút ngắn thời gian hoàn vốn, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà máy.
4. Nguồn tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm đường ở nước ta tiêu thụ hàng năm với một lượng lớn, lượng đường
sản xuất ra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đặc biệt là nông thôn và
miền núi. Sản phẩm đường do nhà máy sản xuất trước hết đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong huyện, mặt khác sản phẩm của nhà máy sẽ cung cấp đầy đủ cho người
tiêu dùng các khu vực lân cận như: các tỉnh Tây Nguyên, một số huyện trong tỉnh.
5. Giao thông vận tải
Hệ thống giao thông vận tải cũng là một yếu tố đảm bảo sự phát triển của nhà
máy. Nhà máy cần vận chuyển với khối lượng lớn trong quá trình sản xuất: vận
chuyển nguyên vật liệu, bao bì, nhiên liệu… kịp thời để đảm bảo hoạt động của nhà
máy, ngoài ra vận chuyển thành phẩm đến nơi tiêu thụ, vận chuyển phế liệu trong
sản xuất, vì vậy vấn đề giao thông rất quan trọng. Nhà máy sử dụng Quốc lộ và tỉnh


12
lộ ĐT 649 - những con đường huyết mạch của Sông Hinh nối với vùng kinh tế Tây
Nguyên và tuyến đường Đông Trường Sơn đi ngang qua địa bàn huyện tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thông thương với các tỉnh Tây Nguyên.
Phương tiện chủ yếu là dùng ôtô trong việc thu mua nguyên liệu, xuất hàng từ
nơi khác về nhà máy và ngược lại, giao thông nội bộ trong nhà máy thì dùng xe đẩy.
6. Nguồn nhân lực
Vấn đề nhân công lao động không phải là vấn đề khó khăn: địa phương với
nguồn lao động dồi dào sẽ đảm bảo cung cấp cho nhà máy như vậy sẽ tiết kiệm
được các chi phí đầu tư xây dựng khu nhà ở sinh hoạt, chi phí đi lại…. Còn về đội
ngũ cán bộ lãnh đạo nhà máy, cán bộ kĩ thuật, kế toán… thì có thể tiếp nhận tuyển
chọn từ các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong và ngoài

tỉnh. Thường xuyên thực hiện các lớp đào tạo cơ bản cho công nhân, đội ngũ cán bộ
kĩ thuật để dễ dàng nắm bắt được các tiến bộ và thành tựu kỹ thuật mới của các
nước tiên tiến trên thế giới, góp phần cải tiến kĩ thuật – công nghệ phục vụ cho quá
trình sản xuất.
7. Nguồn cung cấp điện
Điện dùng trong nhà máy với nhiều mục đích: cho các thiết bị hoạt động, chiếu
sáng trong sản xuất, sinh hoạt…. Nguồn điện sử dụng với hiệu điện thế 220V và
nguồn điện lấy từ đường dây cao thế của nguồn điện quốc gia và trạm phát điện của
nhà máy. Huyện Sông Hinh là nơi có nhiều hồ thủy điện như thủy điện Sông Hinh,
thủy điện Sông Ba Hạ, thủy điện Krong H’Năng rất thuận lợi cho hoạt động sản
xuất mía đường.
Để đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục thì lắp thêm một máy phát điện dự
phòng khi có sự cố mất điện.
8. Nguồn cung cấp hơi
Nguồn hơi cung cấp được lấy từ lò hơi của nhà máy để cung cấp nhiệt cho các
quá trình: đun nóng, bốc hơi, cô đặc, sấy… Trong quá trình sản xuất ta tận dụng hơi
thứ của thiết bị bốc hơi để đưa vào sử dụng trong quá trình gia nhiệt, nấu nhằm tiết
kiệm hơi của nhà máy.


13

9. Nguồn cung cấp nhiên liệu
Trong nhà máy, lò hơi là nơi sử dụng nhiên liệu nhiều nhất. Bã mía được tận
dụng làm hơi đốt cho nồi hơi. Trong thời kì đầu vụ, bã mía không đủ thì người ta sử
dụng nhiên liệu khác như dầu FO, củi đốt. Còn để bôi trơn cho các thiết bị khác ta
dùng dầu bôi trơn. Dầu FO, dầu bôi trơn, xăng dầu cho các phương tiện vận chuyển
được đặt mua tại các công ty xăng dầu địa phương gần nhà máy. Củi đốt cũng được
mua tại địa phương.
10. Nguồn cung cấp nước

Nước là một trong những nguyên liệu không thể thiếu được đối với nhà máy.
Nước sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: cung cấp cho lò hơi, làm nguội máy
móc thiết bị, vệ sinh thiết bị, sinh hoạt…. Lượng nước dùng có thể gấp nhiều lần so
với nguyên liệu, do đó để đảm bảo cho nhà máy hoạt động có hiệu quả và ổn định
thì nhà máy phải đặt ở gần nguồn nước. Đồng thời phải có hệ thống xử lí nước cho
phù hợp với yêu cầu công nghệ của nhà máy, theo các chỉ tiêu khác nhau về hóa
học, lý học, sinh học nhất định, tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
11. Xử lí nước thải.
Trong nhà máy đường, có 1 lượng lớn nước thải vệ sinh công nghiệp, nước rửa
các thiết bị, nước sinh hoạt… có độ nhiễm bẩn lớn bao gồm rất nhiều chất tồn tại
dưới các dạng khác nhau, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, nếu thải
ra môi trường mà không qua xử lí sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, môi
trường khu dân cư xung quanh nhà máy. Do đó, nước thải nhà máy phải tập trung
lại sau xưởng sản xuất và xử lí trước khi ra môi trường bên ngoài theo đường cống
riêng của nhà máy.
Tóm lại: Qua phân tích các điều kiện ở trên, việc thiết kế xây dựng nhà máy sản
xuất đường với năng suất 1200 tấn mía/ngày đặt tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
là cần thiết và hợp lí, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, góp phần kích thích sự
phát triển của huyện Sông Hinh nói riêng và tỉnh Phú Yên nói riêng.


×