Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Cơ sở lý thuyết lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá lương tiền tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.87 KB, 62 trang )

Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
KHOA : QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------TIỂU LUẬN :
CƠ SỞ LÝ THUYẾT LƯƠNG TỐI THIỂU VỚI
VẤN ĐỀ NGHỊCH LÝ GIÁ-LƯƠNG-TIỀN TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Bùi Thị Hiền
Khoa

: Quản Trị Kinh Doanh

Lớp

: 210700909

Danh sách nhóm:
Lê Khánh Hà
Nguyễn Hồng Thu Hà
Lê Thanh Hồ
Bùi Nhật Khánh
Nguyễn Chu Nam
Trần Như Ngân
Nguyễn Văn Phương
Nguyễn Vũ Lan Phương(NT)
Nguyễn Trúc Quỳnh
Huỳnh Xuân Thái

10221901
10289401


10036911
10035371
10034471
10006735
10040101
10038911
10164711
10007635

TPHCM , ngày 14 tháng 02 năm 2012

MỤC LỤC
1


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................................................3
Phần một: Tổng quan nghiên cứu...........................................................................................................5
Phần hai: Nội dung nghiên cứu...............................................................................................................6
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về giá, lương, tiền.....................................................................................6
1.1 Lương tối thiểu.........................................................................................................................6
1.1.1 Khái niệm...........................................................................................................................6
1.1.2 Vai trò ...............................................................................................................................7
1.1.3 Cơ cấu tiền lương tối thiều................................................................................................7
1.1.4 Đặc trưng của tiền lương tối thiểu.....................................................................................8
1.1.5 Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu:......................................................................8
1.1.7 . Mục đích hình thành lương tối thiểu.............................................................................13
1.2.Lương danh nghĩa và lương thực tế........................................................................................14
1.2.1. Định nghĩa......................................................................................................................14

1.2.2. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.....................................15
1.3.CPI...........................................................................................................................................15
1.3.2.Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng :..........................................................................16
Chương 2: Sự tương quan giữa giá, lương, tiền...............................................................................17
2.1.Thống kê những lần tăng lương tối thiểu và tăng giá ở Việt Nam giai đoạn 2008-2011.........17
2.2.Sự nghịch lý giá, lương, tiền ở Việt Nam.................................................................................43
2.2.1. Tốc độ tăng lương và tăng giá.........................................................................................43
2.2.2. Ngịch lý giá lương tiền. Vấn đề lạm phát........................................................................48
2.3.Thống kê tình hình lương tối thiểu và giá của Việt Nam với một số nước khác......................51
Chương 3: Giải pháp hạn chế bất cập về lương tối thiểu và nghịch lý giá, lương tiền tại Việt Nam. 55
3.1.Giải pháp.................................................................................................................................55
3.2.Kiến nghị.................................................................................................................................57
2


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

KẾT LUẬN..............................................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................61

LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển như ở Việt Nam thì nhu cầu của con
người mới chỉ đảm bảo ở mức độ thấp, tối thiểu về ăn, mặc, ở, đi lại, nghỉ ngơi, bảo vệ
sức khỏe và học tập. trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu được thể hiện tập trung ở lợi
ích kinh tế - động lực trực tiếp thúc đẩy người lao động làm việc và làm việc có năng
suất, chất lượng, hiệu quả. Lợi ích kinh tế theo C.Mác, là một phạm trù kinh tế, biểu
hiện của quan hệ sản xuất, được phản ánh trong ý thức, thành động cơ hoạt động nhằm
thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu vật chất của các chủ thể tham gia lao động. Bất cứ
một cá nhân hay tập thể lao động trước và trong khi làm việc cũng đều su nghĩ : mình
được gì và có quyền lợi như thế nào khi tham gia lao động. Vấn đề đặt ra là: mỗi nhà

quản lý cần phải biết điều tiết hài hòa các lợi ích không để lợi ích này xâm phạm hoặc
làm tổn hại đến lợi ích kia, mọi biểu hiện coi thường lợi ích hoặc chỉ động viên chung
chung như thời bao cấp trước đây đều không tác dụng động viên kích thích người lao
động làm việc. Đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam, sau khi đánh gía lại những thiếu
sót, sai lầm của mình trong công tác quản lý, đã khẳng định kết hợp hài hòa các lợi ích
theo nguyên tắc lấy lợi ích của người lao động làm cơ sở, và mỗi chủ trương, chính
sách kinh tế của Đảng và Nhà nước trong đó có chính sách tiền lương phải xuất phát từ
lợi ích, nhu cầu và khả năng của người lao động.
Lương bổng là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng
hái, nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn hoặc
từ bỏ công ty mà đi. Tất cả đều tùy thuộc vào trình độ và năng lực của các cấp quản trị.
3


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

Và luôn luôn là vấn đề “nhức nhối” của hầu hết các công ty ở Việt Nam. Đây là một
đề tài gây tranh luận sôi nổi trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam trong nhiều năm qua và
hiện nay nó vẫn còn là đề tài nóng bỏng đối với Việt Nam. Tiền lương luôn là vấn đề
được xã hội quan tâm, bởi ý nghĩa kinh tế xã hội của nó. Đối với người lao động, tiền
lương là nguồn thu nhập quan trọng nhất giúp họ đảm bảo được cuộc sống cho bản
thân và gia đình. Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một phần không nhỏ trong chi
phí sản xuất và đối với nền kinh tế đất nước tiền lương là sự cụ thể hóa quá trình phân
phối của cải vật chất do chính người lao động trong xã hội tạo ra.
Để nền kinh tế Việt Nam phát triển sánh được cùng bè bạn thì trước hết các nhà
máy, quản lý người phải xây dựng hệ thống trả công hợp lý trong các doanh nghiệp.
Vì vậy là một sinh viên, việc tìm hiểu về Cơ sở lý thuyết lương tối thiểu và vấn đề
nghịch lý giá, lương, tiền ở Việt Nam là việc làm cần thiết và hữu ích. Đó cũng chính
là đề tài tiểu luận mà chúng tôi đã và đang nghiên cứu.


4


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

Phần một: Tổng quan nghiên cứu.
-

Mục tiêu nghiên cứu.
• Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về lương thối thiểu và nghịch lý giá lương tiền
nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc
giải quyết những bất cập đối với vấn đề tăng lương và tăng giá hiện nay.
• Áp dụng những kiến thức đã học về kinh tế vi mô vào phân tích thực trạng
của nghịch lý giá lương tiền trong nước, qua đó nâng cao mức hiểu bài và kĩ
năng thực hành của bản thân.

-

Mục đích nghiên cứu.
5


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

• Tìm hiểu vấn đề nghịch lý giá lương tiền tại Việt Nam, từ đó thấy được
những bất cập và đưa ra một số phương án giải quyết.
• Từ thực trạng đó so sánh, đối chiếu với những kiến thức đã học để rút ra
những đánh giá khách quan hơn về môn học này.
-


Phương pháp nghiên cứu.
• Sử dụng phương pháp hệ thống và phương pháp tổng hợp để nghiên cứu tình
hình thực trạng cung cầu.
• Phương pháp phân tích, thống kê, suy luận trong tổng hợp số liệu.
• Sử dụng những dữ liệu được thu thập từ các trang web riêng về lương và giá.

-

Giới hạn nghiên cứu:
• Lý thuyết lí luận về lương và giá, số liệu thực trạng nằm trong giai đoạn
2008-2011.
• Các chính sách của Chính phủ và một số cơ quan.

Phần hai: Nội dung nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về giá, lương, tiền.
1.1 Lương tối thiểu
1.1.1 Khái niệm
Đó là số tiền trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với
điều kiện làm việc và cường độ lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề.
Số tiền đó đủ để người lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm
tuổi già và nuôi con.

6


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

Mức lương tối thiểu này được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ
thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác
theo quy định của pháp luật.

1.1.2 Vai trò
- Bảo vệ sức mua cho các mức tiền lương trước sự gia tăng của lạm phát và
giảm phát và các yếu tố kinh tế khác bởi mức sống được bảo đảm bằng tiền lương thực
tế. Vì thế tiền lương tối thiểu phải dựa vào điều kiện kinh tế – xã hội để biến đổi cho
phù hợp với mức sống tối thiểu thực tế của người lao động.
- Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng, vì tiền lương là một yếu tố cấu thành
giá thành sản phẩm do đó nó cũng là một yếu tố để giảm giá thành sản phẩm. Chính
sách tiền lương tối thiểu buộc các nhà sản xuất tìm cách khác để giảm giá thành.
- Phòng ngừa những cuộc xung đột trong các nghành. Sự xác định thoả đáng các
mức tiền lương tối thiểu có thể xoá bỏ một trong những nguyên nhân quan trọng gây
nên xung đột giữa người sử dụng và người lao động ảnh hương xấu đến nền kinh tế
của ngành và quôc gia.
- Chính sách tiền lương tối thiểu nhằm hạn chế sự đói nghèo của người lao động.
Đóng vai trò quan trọng đối với nhà nước trong giai đoạn nền kinh tế bị đình đốn, trì
trệ. Tiền lương tối thiểu sẽ bảo đảm cho người lao động một cuộc sống tối thiểu.

1.1.3 Cơ cấu tiền lương tối thiều
Về mặt cơ cấu, các bộ phận hợp thành tiền lương tối thiểu bao gồm:
- Phần tái sản xuất sức lao động cá nhân: gồm những hao phí cho hoạt động lao
động, đầo tạo tay nghề, hệ thống các chỉ tiêu về mặt sinh học xã hội như: ăn mặc,
ở, đồ dùng đi lại, giao tiếp xã hội, y tế, học tập, văn hóa.
- Phần giành để nuôi con
7


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

- Phần giành cho bảo hiểm xã hội.
1.1.4 Đặc trưng của tiền lương tối thiểu
Từ khái niệm ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản nhất của tiền lương tối thiểu là:

- Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất,
chưa qua đào tạo nghề
- Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhất
không đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng thần kinh cơ bắp.
- Tiền lương tối thiều được tính tương ứng với môi trường và điều kiện lao động
bình thường, không có tác động xấu của các yếu tố điều kiện lao động.
- Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiều.
- Tiền lương tối thiểu được tính tương ứng với giá cả tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở
vùng có mức giá trung bình.
1.1.5 Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu:
Mức tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất trả cho lao động làm công ăn
lương trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, cần tiếp cận theo nhiều phương pháp khác
nhau đó là: nhu cầu, mức sống tối thiểu của người lao động, Mức lương trung bình
trên thị trường, khả năng của nền kinh tế.
Việc xác định mức lương tối thiểu trung trong nền kinh tế thị trường là rất phức
tạp đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người lao động phù hợp với khả năng chi trả
tiền lương của người sử dụng lao động nhằm thúc đẩy thị trường lao động phát triển. Ở
nước ta từ năm 1993 đến nay khi cải cách tiền lương theo yêu cầu kinh tế thị trường đã
sử dụng 4 phương pháp tiếp cận xác định tiền lương tối thiều như sau:
 Phương pháp 1: Xác định từ mức sống thiết yếu theo nhu cầu thiết yếu của người
lao động có nuôi con (nhu cầu tối thiểu)

8


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

Phương pháp này được xác định trên cơ sở hệ thống nhu cầu tối thiểu chi cho ăn uống
và hệ thống nhu cầu xã hội khác của người lao động hòa nhập vào thị trường lao động.
Kết quả của phương pháp này phụ thuộc vào việc xác định rõ hàng hóa lương thực

thực phẩm hệ số nuôi con, tỷ lệ cho ăn uống và chi cho nhu cầu xã hội khác của gia
đình người lao động.
 Phương pháp 2: xác định từ điều tra mức chi trả tiền lương đối với lao động giản
đơn trên thị trường lao động
Phương pháp này được xác định trên cơ sở thống kê các mức lương thấp nhất Chính
phủ áp dụng cho các đối tượng hưởng lương khác nhau và tính bình quân các mức
lương thấp nhất thực trả trên thị trường lao động. Kết quả của phương pháp này dựa
vào mẫu và các tiêu chí điều tra tiền lương thực trả thấp nhất trên thị trường lao động.
 Phương pháp 3: Xác định từ khả năng của nền kinh tế
Phương pháp này tính trên số liệu thống kê của tổng cục thống kê về quỹ tiêu dùng cá
nhân dân cư trong GDP lao động việc làm trong nền kinh tế quy mô hộ gia đình, thời
gian làm việc hưởng lương, năng suất lao động xã hội và tương quan thu nhập giữa các
tầng lớp dân cư. Kết quả của phương pháp này phụ thuộc vào hệ số nuôi con. Tỷ trọng
tiền lương trong tổng thunhập quan hệ tỷ lệ bình quân so với tiền lương thấp nhất
 Phương pháp 4: Xác định từ chỉ số tăng giá tiêu dùng
Kết quả của phương pháp này là tính đủ trượt giá tiêu dùng và lương tối thiều
hiện áp dụng giữ tiền lương bằng thời kỳ trước. Trước năm 2001 bù đủ trượt giá vào
lương là mục tiêu chính sách tiền lương ở nước ta. Từ năm 2001 mức tiền lương tối
thiểu chung đã được điều chỉnh cao hơn mức tăng giá tiêu dùng do tổng cục thốg kê
công bố. Tuy nhiên với mức lương 450.000đ hiện nay, nhiều chuyên gia vẫn đánh giá
là vẫn chưa đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động chưa thực hiện được các
chức năng của tiền lương tối thiểu. Vì vậy, phương pháp này chỉ có ý nghĩa thực tiến
khi tiền lương tối thiều đã đảm bảo được mức sống tối thiểu theo nhu cầu thiết yếu của
người lao động.
9


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

Căn cứ vào kết quả của 4 phương pháp tiếp cận mức lương tối thiểu chung.

Chúng ta đều đưa ra một miền xác định lương tối thiểu với sự chênh lệch nhau giữa
mắc cao nhất so với mức thấp nhất. Trong tình trạng ngân sách nhà nước gặp khó khăn
thì phải quy định mức lương tối thiểu ở cận dưới dẫn đến mức lương người lao động
rất lạc hậu so với thực tiễn gây khó khăn cho cải cách cơ bản chính sách tiền lương
theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
* Xác định mức lương tối thiểu theo vùng.
Mức lương tối thiểu theo vùng được xác định lao động trong vùng, mức sống
chung đạt được trong vùng, mặt bằng tiền lương trong vùng giácả tiêu dùng trong
vùng, các yếu tố về vị trí vai trò mức hấp dẫn của vùng.
* Xác định mức lương tối thiểu ngành
Mức lương tối thiểu ngành được xác định theo 3 yếu tố: chất lượng điều kiện
lao động theo yêu cầu của ngành, quan hệ cung cầu của ngành, các yếu tố về vị trí vai
trò mức độ hấp dẫn của ngành.
1.1.6. Nhân tố tác động tới lương tối thiểu.
1.1.6.1. Sự phụ thuộc vào các chính sách việc làm.
Trước hết ta phải hiểu đay là mối quan hệ tác động qua lại giữa tiền lương tối
thiểu và các chính sách việc làm.
• Sự phụ thuộc của tiền lương tối thiểu vào cá chính sách việc làm
Tiền lương tối thiểu là mức trả công lao động thấp nhất cho những người lao động
có công ăn việc làm nên nó bị chi phối rất mạnh bởi yếu tố cung – cầu lao động.
• Sự tác động của chính sách tiền lương tối thiểu đối với chính sách việc làm.
Người lao động thực hiện công việc nhằm thoả mãn những nhu cầu cá nhân của
họ. Tuy nhiên trong thực tế có một số lượng người không tham gia lao động vì theo họ
10


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

thì tiền công mà họ nhận được là không tương xứng với sức lao động mà họ bỏ ra, họ
chấp nhận ở trong tình trạng thất nghiệp tạm thời. Chỉ khi nào tiền lương tăng lên thì

họ lai tiếp tục tham gia thị trường lao động. Thông thường những lao động loại này là
những lao động có chuyên môn và đã qua đào tạo.
1.1.6.2. Sự phụ thuộc của tiền lương tối thiểu vào các ngành nghề:
Trong từng nghề, mức lương tối thiểu đồng nghĩa với mức lương bậc 1



ythường bị chi phối bởi các yếu tố đặc trưng cho nghề như vị trí xã hội, điều kiện lao
động và mức năng suất lao động đạt được.
Trong từng ngành, mức tiền lương tối thiểu theo ngành nhằm bảo đảm khả năng
tái sản xuất sức lao động giản đơn cho lao động và gia đình họ với yêu cầu mức độ
phức tạp và trình độ tay nghề thấp nhất trong một ngành mà các yếu tố này chưa thể
hiện ở mức tiền lương tối thiểu chung. Giữa các ngành có những mức tiền lương tối
thiểu khác nhau. So sánh giữa tiền lương tối thiểu giữa các ngành ta sẽ có mức tiền
lương thấp nhất, mức này sẽ tiến tới mức tiền lương tối thiểu chung của toàn xã hội.
1.1.6.3. Sự phụ thuộc của tiền lương tối thiểu vào năng suất lao động.
Tiền lương tối thiểu là một yếu tố của sản xuất và chịu sự chi phối của qui luật
tái sản xuất các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất. Nếu mức năng suất lao động
càng cao thì mức tiền lương tối thiểu càng cao. Qua thực tế thực hiện ở các nước đi
trước có thể thấy là mức tiền lương tối thiểu có mối quan hệ tỉ lệ thuận với mức trang
bị vốn cho các nghề tối thiểu trong xã hội. Nếu mức trang bị càng cao thì mức tiền
lương tối thiểu càng cao.
Mức năng suất lao động trung bình trên phạm vi toàn xã hội có ảnh hưởng
không nhỏ tới mức tiền lương tối thiểu. Quy luật về mối quan hệ giữa mức thu nhập
quốc dân bình quân và mức tiền lương tối thiểu là mối quan hệ nghịch. Điều này là do
kinh tế càng phát triển thì khoảng cách về thu nhập giữa người có trình độ và ngừơi
không có trình độ ngày càng lớn.
11



Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

1.1.6.4. Mức tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào yếu tố lãnh thổ, sự chênh lệch giá cả
của từng vùng lãnh thổ.
Tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu và giá cả có mối quan hệ nhất định.
Tiền lương tối thiêu được hiểu như là giá trị của tổng khối lượng vật phẩm tiêu dùng
và tư liệu sinh hoạt đủ để người lao động đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần trong
hoàn cảnh thấp nhất có thể. Mức sống chi phối tiền lương ở khía cạnh là : Mức sống
trung bình càng cao thì nhu cầu càng cao và phong phú hơn. Việc thoả mãn những nhu
cầu này đỏi hỏi cần có số tiền cao hơn hay nói cáh khác là đòi hỏi có mức lương tối
thiểu cao hơn.
Giá cả cũng tham gia tác động đến tiền lương tối thiểu, tiền lương tối thiểu phải
bảo đảm mua được khối lượng hàng hoá tối thiểu cần thiết trong bất cứ vùng lãnh thổ
nào. Với những vùng lãnh thổ khác nhau thì chỉ số giá cả của các vùng là khác nhau
nên đòi hỏi mức tiền lương tối thiểu ở các vùng là khác nhau. Do đặc điểm tự nhiên
cũng như những sự khác biệt trong lối sống nên chỉ số giá cả và mức sống của vùng
nông thôn và khu cực thành thị là khác nhau. Điều này đỏi hỏi cần có sự khác biệt
trong việc xây dựng tiền lương tối thiểu ở những vùng này.
Ngay trong từng khối cũng có những sự thay đổi và khác biệt nhất định, trong
khu vực thành thị phía Bắc cũng có nhưng sự khác biệt so với các thành phố trong
miền Nam. Đời sống trong các thành thị này cao hơn và người dân tiêu dùng nhiều
hơn cung như giá cả cũng cao hơn so vơi khu vực ngoài Bắc. Trong khu vực nông
thôn thì do điều kiện địa lý thuận lợi hơn nên khả năng tiếp nhận những yếu tố công
nghệ của người dân miên Nam thuận lợi hơn nên mức sống của người nông dân có cao
hơn. Nhưng do lối sống khác nhau thì mức sống của người dan miền Bắc mang tính ổn
định cao hơn.
1.1.6.5. Sự phụ thuộc vào quan điểm cụ thể về tái sản xuất sức lao động trong từng
thời kỳ.

12



Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

Mức tiền lương tối thiểu phải bảo đảm cho người lao động có khả năng tái sản
xuất sức lao động giản đơn nhưng đồng thời cũng phải thực hiện được nhiệm vụ tích
tụ cho thế hệ sau. Vì thế chi phí cho việc nuôi dạy con cái cũng cần phải được tính đến
khi xây dựng mức tiền lương tối thiểu cho người lao động. Tuy nhiên trong từng thời
kỳ khác nhau do quan điểm của người lao động về vấn đề này có sự thay đổi nhất
định. Người lao động luôn có mong muốn thế hệ sau của họ có được cuộc sống tốt hơn
so với cuộc sống hiện tại của họ. Đặc biệt, trong tầng lớp lao động có trình độ, họ luôn
mong muốn con cái họ có trình độ cao hơn như thế đòi hỏi phải có chi phí đầu tư cho
việc nuôi dưỡng con cái cao hơn nhưng gia đình khác.
Như thế, khi tính toán tiền lương tối thiểu cần phải tính đến các yếu tố: hệ thống
nhu cầu cá nhân và gia đình họ, chi phí và sự biến động giá trong từng vùng, năng suất
lao động … Vì những yếu tố này tác động trực tiếp đến tiền lương tối thiểu thực tế,
tiền lương tối thiểu danh nghĩa, sự điều tiết tiền lương tối thiểu của Nhà nước.
1.1.7 . Mục đích hình thành lương tối thiểu
Mục tiêu quan trọng nhất của tiền lương tối thiểu là bảo vệ người lao động có thể
sống ở mức thấp nhất có thể.
Chính sách tiền lương tối thiểu nhằm hạn chế sự đói nghèo của người lao động.
Do nhưng người có thu nhập thấp luôn phải sống dựa vào tiền lương tối thiểu. Tăng
tiền lương tối thiểu là biện pháp trực tiếp nhằm hạn chế sự đói nghèo trong tầng lớp
người này. có nhiều lý do để cuộc sống của những người này phụ thuộc lớn vào tiền
lương tối thiểu nhung lý do chủ yếu là do trình độ đào tạo của họ quá thấp hoặc không
qua đào tạo vì thế nhưng công việc họ làm là nhưng công việc giản đơn nhất.
Chính sách tiền lương tối thiểu loại trừ khả năng bóc lột thậm tệ có thể xảy ra
đối với người lao động trước sức ép của thị trường. Khi cung lao động vượt cầu lao
động nếu không có luật thì người sử dụng lao động có thể lợi dụng nhằm trả công theo
ý muốn. Điều này rất dễ xảy ra trong thời điểm hiện nay khi dòng người di dân từ

nông thôn ra thành thị ngày càng lớn họ chấp nhận làm những công việc với những
đồng lương thấp hơn. Dẫn tới tình trạng đời sống củ những người lao động thành thị
13


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

nói riêng và người lao động nói chung không bảo đảm. Hiện nay cùng với sự phát triển
chung thì xu hướng hợp tác quốc tế ngày càng phát triển. Vì vậy chúng ta có lợi thế
sức lao động, nhân công dồi dào chúng ta có nhưng chương trình nhằm đưa lao động
sang các nước khác. Chúng ta xây dựng mức tiền lương tối thiểu nhằm bảo vệ quyền
lợi cho người lao động ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tránh bị đối xử không công bằng và
bị trả công không xứng đáng với công việc mà họ làm.
Chính sách tiền lương tối thiểu nhằm đảm bảo cho người lao động tái sản xuất
sức lao động, điều tiết cung cầu lao động. Chỉ khi đó người lao động mới có đủ khả
năng cống hiến và lao động trong tương lai. Đồng thời tránh tình trạng bị thất nghiệp
do tác động bởi thị trường lao động.

1.2.Lương danh nghĩa và lương thực tế
1.2.1. Định nghĩa
Tiền lương danh nghĩa: là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động
căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên trong việc thuê lao động .Đó là số lượng
tiền tệ mà người lao động sẽ nhận được khi tham gia vào quan hệ lao động, chưa tính
đến các khoản thuế, bảo hiểm và các khoản đóng góp khác theo quy định mà người lao
động có nghĩa vụ thực hiện. Trên thực tế, mọi mức lương trả cho người lao động đều
là tiền lương danh nghĩa. Song bản thân tiền lương danh nghĩa lại chưa cho ta có nhận
thức đầy đủ về mức tiền công thực tế cho người lao động.
Tiền lương thực tế :Để xem xét mức sống của người lao động người ta căn cứ vào
lượng hàng hóa và dịch vụ mà người lao động mua được (trao đổi được) từ tiền lương
danh nghĩa của mình sau khi đã trừ đi các khoản thuế, đóng bảo hiểm và các khoản phí

khác theo quy định (phí công đoàn...) mà không căn cứ vào số lượng tiền người lao
động sở hữu. Bởi lẽ, lượng hàng hóa và dịch vụ người lao động tiêu dùng (hoặc có thể
mua được) còn phụ thuộc vào mức giá trên thị trường hàng hóa.
Sự phản ánh tiêu dùng đó gọi là lương thực tế của người lao động
14


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

1.2.2. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
Tiền lương thực tế phụ thuộc theo tỷ lệ thuận vào đại lượng tiền lương danh
nghĩa và phụ thuộc tỷ lệ nghịch với mức giá cả vật phẩm tiêu dung và dịch vụ
Ta có công thức:

Trong đó:

ILTT: chỉ số tiền lương thực tế
ILDN: chỉ số tiền lương danh nghĩa
IG: chỉ số giá

Với mức tiền lương cố định, nếu giá cả hàng hóa thi trường tăng thì chỉ số tiền
lương thực tế giảm và ngược lại. Trường hợp giá cả ổn định, tiền lương danh nghĩa
tăng lên thì chỉ số tiền lương thực tế tăng và ngược lại. Nếu cùng lúc tiền lương danh
nghĩa và giá cả hàng hóa thị trường cùng tăng hay giảm thì đại lượng nào có tốc độ
tăng giảm lớn hơn sẽ quyết định chỉ số tiền lương thực tế. Đối với người lao động. lợi
ích và mục đích cuối cùng của việc cung ứng sức lao đông là tiền lương thực tế chứ
không phải tiền danh nghĩa, vì tiền lương thực tế quyết định khả năng tái sản xuất sức
lao động và quyết định các lợi ích trực tiếp của họ. Đây là một quan hệ rất phức tạp do
sự thay đổi của tiền lương danh nghĩa, của giá cả và phụ thuộc vào những yếu tố khác
nhau. Đó cũng là đối tượng quản lý trực tiếp trong các chính sách về thu nhập, tiền

lương và đời sống.
1.3.CPI
1.3.1.Khái niệm :
Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price
Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng
tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một
giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
15


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của
mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là chỉ số
giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP)
1.3.2.Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng :
Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo công
thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm được điều đó
phải tiến hành như sau:
1. Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch
vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời
điểm.
3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá
cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công
thức sau:

CPIt =100X


Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.
CPI được dùng để tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ. Chẳng hạn, tính chỉ số lạm phát
CPI năm 2012 so với năm 2011 theo công thức sau:
Chỉ số lạm phát năm 2012 =100X

16


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu
dùng bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ
so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng
cho các thời kỳ sau. CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm. CPI còn được tính
toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng.
Ngoài CPI người ta cũng tính toán chỉ số giá bán buôn là mức giá của giỏ hàng hóa do
các doanh nghiệp mua vào, khác với CPI là giá do người tiêu dùng mua vào (giá bán
lẻ).
Đóng vai trò là công cụ điều tiết của nhà nước trên phạm vi xã hội, vùng lãnh
thổ, ngành và mối quan hệ ràng buộc kinh tế trong khi sử dụng lao động và tăng cường
trách nhiệm các bên trong quản lý sử dụng lao động.
Lương tối thiểu định ra để bảo vệ người lao động yếu thế, những lao động làm
việc không qua đào tạo. Các mức lương cao hơn phải thông qua thương lượng, hai bên
thỏa thuận với nhau, còn đây chỉ là mức sàn thấp nhất, doanh nghiệp không được trả
thấp hơn mức đó, nếu trả thấp hơn mức đó là vi phạm luật.
Tiền lương tối thiểu còn đóng vai trò là căn cứ để tính mức lương cho các lao
động khác nhau.
Chương 2: Sự tương quan giữa giá, lương, tiền.
2.1.Thống kê những lần tăng lương tối thiểu và tăng giá ở Việt Nam giai đoạn
2008-2011.

2.1.1.Những lần tăng lương tối thiểu ở Việt Nam giai đoạn 2008-2011.
Bảng số liệu cụ thể ( đơn vị: đồng/tháng)
vùng I

Vùng II

Vùng III
17

Vùng IV


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

DN
Năm
2008
2009
2010
2011

DN trong DN nước DN trong DN nước DN trong DN nước trong

DN nước

nước
620,000
800,000
980,000
1,350,000


ngoài
920,000
1,000,000
-

ngoài
1,000,000
1,200,000
1,340,000
-

nước
580,000
740,000
880,000
1,200,000

ngoài
900,000
1,080,000
1,190,000
-

nước
540,000
690,000
810,000
1,050,000


ngoài
800,000
950,000
1,040,000
-

nước
650,000
730,000
830,000

1,400,000
1,300,000
1,200,000
1,100,000
Vùng
Vùng
Vùng
Vùng

I
II
III
IV

1,000,000
900,000
800,000
700,000
600,000

500,000
2,007

2,008

2,009

2,010

2,011

2,012

SERIES01

Biểu đồ thể hiện mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp trong nước từ 2008 –
2011( đồng/tháng).

18


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

1,400,000
1,300,000
1,200,000
Vùng
Vùng
Vùng
Vùng


I
II
III
IV

1,100,000
1,000,000
900,000
800,000
700,000
2,007

2,008

2,009

2,010

2,011

2,012

SERIES01

Biểu đồ thể hiện mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp nước ngoài từ 2008 2011( đồng/tháng).
Năm 2008:
 Chính phủ ban hành ba Nghị định 166, 167 và 168/2007/NĐ-CP, ngày
16/11/2007 về mức lương tối thiểu chung cho người lao động. Từ 1-1-2008,
người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính

trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được hưởng mức lương tối thiểu là 540.000


đồng/tháng (tăng 20% so với mức lương tối thiểu là 450.000 đồng).
Đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI), cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người
nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ cũng có nghị định điều chỉnh mức lương
tối thiểu theo hướng tăng lên. Cụ thể, tăng lên:
 Mức 1 triệu đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các
quận thuộc TP Hà Nội, TP.HCM.
 Mức 900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên

địa bàn các huyện thuộc TP Hà Nội, TP.HCM; các quận thuộc TP Hải
Phòng; TP Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; TP Biên Hòa, thị xã Long
19


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom
thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Dĩ An,
Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; TP Vũng Tàu thuộc
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (tạm gọi vùng 2).
 Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên
các địa bàn còn lại.
 Đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp
tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê
mướn lao động, Chính phủ qui định:
 Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên
địa bàn các quận thuộc TP Hà Nội, TP.HCM.

 Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên
địa bàn vùng 2.
 Mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên
các địa bàn còn lại.
 Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao
hơn mức lương tối thiểu vùng mà Chính phủ qui định. Riêng với người lao
động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), Chính phủ
yêu cầu phải trả mức lương cho họ cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối
thiểu vùng đã qui định...
Năm 2009:
Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động trong các doanh nghiệp FDI
và trong nước nằm trong lộ trình cải cách tiền lương, hướng tới thống nhất mức lương
tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp vào năm 2012.
Chiều 13/10, Bộ LĐ - TB và XH họp báo giới thiệu nội dung, từ ngày 1/1/2009, mức
lương tối thiểu vùng được thực hiện theo Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày
10/10/2008 và Nghị định số 111/2008/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối
với người lao động làm việc ở các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
Doanh nghiệp trong nước đó là các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang
trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.

20


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức
nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam của Chính phủ.
Theo đó, các mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau:
Vùng I: Đối với doanh nghiệp trong nước là 800.000 đồng/tháng; Đối với doanh
nghiệp FDI là 1.200.000 đồng/tháng.

Vùng II: Đối với doanh nghiệp trong nước là 740.000 đồng/tháng; Đối với doanh
nghiệp FDI là 1.080.000 đồng/tháng.
Vùng III: Đối với doanh nghiệp trong nước là 690.000 đồng/tháng; Đối với doanh
nghiệp FDI là 950.000 đồng/tháng.
Vùng IV: Đối với doanh nghiệp trong nước là 650.000 đồng/tháng; Đối với doanh
nghiệp FDI là 920.000 đồng/tháng.
Ngày 6/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối
thiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2009 là 650.000 đồng/ tháng.
Mức lương tối thiểu chung này được áp dụng đối với 4 loại hình cơ quan, đơn vị, tổ
chức, bao gồm: - Các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội;
- Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo
quy định của pháp luật;
- Các công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
nhà nước.
- Các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ
chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Mức lương tối thiểu chung được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống
thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo
21


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

quy định của pháp luật ở 4 loại hình cơ quan, đơn vị tổ chức trên; cũng như được dùng
để tính trợ cấp kể từ ngày 1/5/2009 đối với lao động dôi dư theo Nghị định số
110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động
dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước và tính các khoản trích và các chế độ được
hưởng tính theo lương tối thiểu chung. Từ ngày 1/5/2009, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm

xã hội và trợ cấp hàng tháng sẽ được tăng thêm 5% đối với 5 nhóm đối tượng, bao
gồm: -Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công
an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng. -Cán bộ
xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của
Chính phủ và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ đang
hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng. -Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động
hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg
ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng
tháng. -Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số
130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày
13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng. -Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng
chế độ chợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày
27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Các địa phương thuộc vùng II, III, IV:
Vùng II: Một số huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội, TPHCM, các quận, huyện thuộc TP
Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP Hạ Long, Quảng Ninh, TP Biên Hòa, thị xã Long
Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh
Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên
thuộc tỉnh Bình Dương; TP Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vùng III: Các TP trực thuộc tỉnh, các huyện còn lại thuộc Hà Nội; thị xã Từ Sơn và
các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong (Bắc Ninh); các huyện Việt Yên, Yên Dũng
thuộc Bắc Giang; huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh; Thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ
22


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam

Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên; các huyện Cẩm Giàng,
Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh

Hải Dương; thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên thuộc Vĩnh Phúc; các huyện còn lại
thuộc TP Hải Phòng; các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc Quảng Ninh; các huyện Điện
Bàn, Đại Lộc thuộc Quảng Nam; thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng; thị xã Cam
Ranh, Khánh Hòa; huyện Trảng Bàng, Tây Ninh; thị xã Đồng Xoài và các huyện Chơn
Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước; các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai; TP Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức,
Cần Đước, Cần Giuộc thuộc Long An; các huyện thuộc TP Cần Thơ; các huyện Châu
Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vùng IV là những địa phương còn lại.

So với việc điều chỉnh mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp năm trước (áp dụng
cho năm 2008), việc điều chỉnh này có điểm mới là: mức lương tối thiểu được quy
định theo 4 vùng (thay vì 3 vùng như trước đây). Việc phân chia này căn cứ theo giá
cả sinh hoạt, mặt bằng tiền công, khả năng chi trả của doanh nghiệp từng vùng, thị
trường lao động…
Qua lần tăng lương này ta thấy lương tối thiểu của công chức đã tăng 3.344 lần so với
năm 2001. Nhưng vấn đề ở đây là nó có đuổi kịp với tốc độ tăng giá hay đúng hơn là
tốc độ lạm phát. Thực tế cho thấy tháng 1/2009, khi lương tối thiểu được điều chỉnh
lên 650.000 đồng thì CPI tháng đó tăng 0,32% và tháng sau đó là 1,17% (có cộng
hưởng thêm của Tết). Đến tháng 3 thì CPI chỉ còn 0,17%. Nhìn vào các con số này thì
có vẻ như việc tăng lương phần nào cũng đã có hiệu quả và việc tăng lương lần này sẽ
không đẩy giá lên quá cao đó thực sự là một tín hiệu đáng mừng.
"Khách quan là trước khi tăng lương đã tăng giá rất lớn rồi. Khi tăng lương thì người
dân không chịu được nữa nên người được tăng lương vẫn căn cơ, tằn tiện hơn," ông

23


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam


Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển
KT-XH Hà Nội.
Ông Phong cho rằng trước đây có một thời kỳ cứ tăng lương là giá tăng theo vì khi đó
các yếu tố khác ổn định, không có những tăng khác như vàng, USD... mà chỉ trông chờ
vào tăng lương. Nhưng gần đây tăng liên tục các cú sốc khác mà lương tăng không
đáng kể.
Ví dụ tăng giá xăng dầu tăng tới 40% thì lương tăng 10% cũng không ăn thua. Lương
thực thực phẩm đã tăng tới giới hạn, thống kê chính thức là trong nước tăng 40%
nhưng thực tế có những mặt hàng lên tới 70%, thậm chí 100% .
"Người bán cũng sẽ không đẩy giá lên quá cao nếu không muốn mất khách," ông
Phong nhận định.
Từ những thực tế trên cho ta thấy một tín hiệu tích cực của cuộc đua giá lương tuy
nhiên ta cũng thấy rằng có nhiều thách thức hơn trước khi mà tốc độ tăng giá không
còn phụ thuộc vào tốc độ tăng lương làm cuộc đua này trở nên phức tạp hơn trước.
Năm 2010.
Ngày 01/01/2010 – điều chỉnh lương tối thiểu đối với doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài
Chính phủ đã ban hành Nghị định 97/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng
đối với doanh nghiệp trong nước và Nghị định 98/2009/NĐ- CP quy định mức lương
tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại
Việt Nam, áp dụng từ ngày 01/01/2010.
 Nghị định 97, các đối tượng chịu điều chỉnh là người lao động làm việc ở công
ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các
tổ chức khác của Việt Nam. Mức lương tối thiểu sẽ chia thành 4 vùng, sát với
mức tiền công, tiền lương và mức sống tại vùng đó. Cụ thể:
24


Cơ sở lý thuyết về lương tối thiểu với vấn đề nghịch lý giá , lương ,tiền tại Việt Nam


 Vùng I: 980.000 đồng/tháng;
 Vùng II: 880.000 đồng/tháng;
 Vùng III: 810.000 đồng/ tháng;
 Vùng IV: 730.000 đồng/tháng.
 Tại Nghị định 98, lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được
quy định:
 Vùng I là 1.340.000 đồng/ tháng;
 Vùng II: 1.190.000 đồng/tháng;
 Vùng III: 1.040.000 đồng/tháng;
 Vùng IV: 1.000.000 đồng/tháng.
 Lúc trước, mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng đối với doanh nghiệp trong
nước lần lượt theo từng vùng là 800.000; 740.000; 690.000; 650.000
đồng/tháng và đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.200.000;
1.080.000; 950.000; 920.000 đồng/ tháng.
 Như vậy, mức lương tối thiểu vùng năm sau cao hơn mức lương năm trước
khoảng từ 80.000-180.000 đồng/ tháng. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài..., mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể
cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức
lương tối thiểu vùng.

Ngày 01/05/2010 – điều chỉnh lương tối thiểu khu vực hành chính sự nghiệp
 Ngày 25/03; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị định số 28/2010/NĐ-CP
quy định mức lương tối thiểu chung. Ngày 01/05/2010 tăng từ 650.000 lên
730.000 đ/tháng, tăng 80.000đ.
 Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng cũng được tăng thêm
12,3%.
 Mức lương này được áp dụng đối với: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị

sự nghiệp của tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; công
ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà
nước (DNNN) và công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn
25


×