Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Hoạch định ngân sách tối ưu của công ty cổ phần bê tông ly tâm an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 19 trang )

Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

Lời mở đầu

Trong nền kinh tế hiện nay, để có thể trang trải mọi chi phí, đảm bảo có lợi
nhuận tối đa, các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những hướng đi đúng đắn.
Hoạch định ngân sách đầu tư giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả
nhất trên cơ sở nguồn vốn có giới hạn.
Đầu tư là một trong những cách tốt nhất để tạo ra một tài sản. Khái niệm đầu
tư không hề xa lạ (đầu tư là sự hi sinh giá trị chắc chắn ở hiện tại để đổi lấy một giá
trị không chắc chắn, nhưng cao hơn, trong tương lai).
Ở đây nhóm muốn đề cập đến khía cạnh quyết định đầu tư trong một doanh
nghiệp, cụ thể là Công ty cổ phần Bê tông ly tâm An Giang. Trong ba quyết định :
quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân chia cổ tức thì đây là quyết
định đầu tiên.Trong vô vàn các cơ hội đầu tư, một nhà quản lý phải nhìn ra những
quyết định đầu tư nào sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp cao nhất.
Trong hoạch định ngân sách đầu tư thì việc xác định dòng tiền là bước có ý
nghĩa rất quan trọng, và cũng không hề đơn giản. Nói khó bởi vì việc dự báo dòng
tiền vào, dòng tiền ra cho các năm chính xác đến mức nào phụ thuộc rất nhiều vào
tầm nhìn, kinh nghiệm... của các nhà quản lý trong dự báo doanh thu , dự báo chi
phí , dự báo vốn luân chuyển... Tìm ra và mô tả được dòng tiền của dự án đã là một
nửa thành công, công việc sau đó sẽ phần nào đơn giản hơn. Ta sẽ tính toán và sử
dụng các tiêu chuẩn để đánh giá dự án. Bốn tiêu chuẩn thường được sử dụng là
NPV, IRR, PI và PP. Trong đề tài này nhóm sẽ sử dụng phương pháp tỷ suất doanh
lợi nội bộ (IRR) đẻ hoạch ngân sách vốn đầu tư tối ưu tại Công ty Cổ phần Bê tông
Ly tâm An Giang.
Hy vọng qua chuyên đề báo cáo hoạch định ngân sách vốn đầu tư tối ưu sẽ
giúp cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của vấn đề này trong doanh nghiệp.


Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 1


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Hoạt động đầu tư :
1.1. Khái niệm về đầu tư:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có một số
vốn tiền tệ nhất định nhằm phục vụ lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đồng thời có thể cần thêm vốn đề mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh, đầu tư mua thêm cổ phiếu, trái phiếu hay góp vốn liên doanh… với mong
muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao trong tương lai. Như vậy, đầu tư là việc bỏ vốn
ra dùng vào việc gì đó nhằm mục đích sinh lợi.
Trong hoạt động đầu tư luôn diễn ra 2 giai đoạn cơ bản: giai đoạn bỏ vốn ra
đầu tư và giai đoạn thu hồi vốn và có lãi.
1.2. Phân loại đầu tư :
- Căn cứ vào thời gian bỏ vốn đầu tư: đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn.
- Căn cứ vào mục tiêu đầu tư: đầu tư ra bên ngoài và đầu tư vào bên trong
doanh nghiệp.
- Căn cứ vào chủ thể đầu tư: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
1.3. Nguồn vốn đầu tư
- Nguồn vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn chủ doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư kể
cả phần lãi của doanh nghiệp để lại dùng để tái đầu tư.
- Nguồn vốn vay: đây là nguồn vốn huy động bên ngoài doanh nghiệp (vay
các tổ chức tín dung, phát hành trái phiếu).

1.4. Dự án đầu tư :
Dự án đầu tư là việc doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh tế của đầu tư trong
điều kiện có nhiều biến động khó dự kiến hết được, đồng thời xác định việc sử dụng
các nguồn vốn một cách có hiệu quả trong điều kiện nguồn vốn của doanh nghiệp
có giới hạn.
Có nhiều dạng dự án khác nhau: những dự án xung khắc nhau, các dự án phụ
thuộc hoặc bổ sung cho nhau, các dự án độc lập nhau.
2. Chi phí sử dụng vốn
2.1. Chi phí sử dụng các nguồn vốn
Chi phí sử dụng vốn là mức giá phải trả cho quyền sử dụng số vốn đó. Như
vậy chi phí sử dụng vốn là lãi suất làm cân bằng giữa nguồn vốn sử dụng với tổng
hiện giá các khoản chi trả trong tương lai. Các khoản chi trả đó có thể là tiền trả lãi
vay, trả nợ gốc, trả lợi tức cổ phần.
Chi phí sử dụng vốn cũng còn có thể được hiểu như là tỷ suất sinh lợi tối
thiểu mà doanh nghiệp sẽ đòi hỏi khi thực hiện một dự án đầu tư mới. Nếu dự án
đầu tư mới tạo được tỷ suất sinh lợi nội bộ IRR lớn hơn giá sử dụng vốn thì giá trị
doanh nghiệp sẽ tăng và ngược lại.
2.1.1. Chi phí sử dụng vốn vay
Gồm có chi phí sử dụng vốn vay trước thuế và chi phí sử dụng vốn vay sau
thuế.
Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 2


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

2.1.1.1. Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế :

- Đối với các khoản nợ vay ngắn hạn :
i
rd =(1 + ) n −
1
n
Trong đó :
rd : Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế.
n : số kỳ tính lãi trong năm.
i : lãi suất tiền vay 1 năm
- Đối với các khoản vay nợ dài hạn :
+ Nếu trả một lần khi đáo hạn :
n
rd =

Vn

1
Vo

Vn : số tiền hoàn trả khi đáo hạn.
Vo : số vốn vay thực tế còn lại (trừ các chi phí trả ngay khi vay)
+ Nếu trả theo định kỳ :
N −T
C ph

j
Vo = ∑  (a j −
)(1 + rd )  + ∑ aT + j (1 + rd ) − ( j + T )
T
j =1 

 j =1

[

T

]

aj : Số tiền thanh toán thời điểm j
Cph : Chi phí phát hành trái phiếu.
T : Thời hạn khấu hao chi phí phát hành(T<=n)
Vo: Số vốn ròng thực tế dùng vào hoạt động kinh doanh.
rd : Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế.
+ Trong thực tế để đơn giản coi như khấu hao chi phí phát hành không đáng
kể, ta có công thức :
N −T

Vo =

∑ [ a (1 + r ) ]
−j

j =1

j

d

2.1.1.2. Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế :
*

'
d
d
rd*: Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
t’ :Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

r = r (1 − t )

2.1.2. Chi phí sử dụng vốn tự có :
2.1.2.1. Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi được xem như là một loại nguồn vốn chủ sở hữu đặc biệt
trong một doanh nghiệp. Những cổ đông ưu đãi sẽ được nhận cổ tức cố định như đã
công bố với thứ tự ưu tiên trước khi lợi nhuận thuần được phân phối cho các cổ
đông nắm giữ cổ phần. Vì cổ phiếu ưu đãi là một nguồn tài trợ vốn chủ sở hữu nên
doanh thu từ phát hành các cổ phiếu ưu đãi là vĩnh viễn.
Công thức xác định :
rf =Df / Pf (1-e)
Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 3


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

Hoặc
rf =Df / Pfn
Trong đó:
rf : chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi

Df : cổ tức của một cổ phiếu ưu đãi
Pf : giá phát hành một cổ phiếu ưu đãi
e : tỷ lệ chi phí phát hành tính theo giá phát hành
Pfn: giá ròng của 1 cổ phiếu ưu đãi
2.1.2.2. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
a. Chi phí sử dụng cổ phần thường đang lưu hành
Như vậy giá cổ phiếu được tính như sau:


[

Po = ∑ I j (1 + re ) − j
j =1

]

Nếu doanh nghiệp trả cổ tức các năm đều bằng nhau tức là I1 = I2 =...= In thì
giá của cổ phiếu sẽ là :

Po =

I1
I
⇒ re = 1
re
Po

Trường hợp lợi tức cổ phần ban đầu là I1 tăng đều đặn trong các năm theo tỷ
lệ g thì:


Po =

I1
I
⇒ re = 1 + g
re − g
Po

b. Chi phí sử dụng cổ phần mới phát hành
Khi phát hành thêm cổ phiếu, doanh nghiệp tốn thêm chi phí phát hành
(CPPH).

re =

I1
+g
Po (1 −t )

Pb: Giá bán CP mới đã trừ chi phí phát hành (giá ròng).
t : tỷ lệ chi phí phát hành.
2.1.2.3. Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư
* Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư theo mô hình tăng trưởng
cổ tức
re =

I1
+g
P0

Trong đó:

P0: giá cổ phần thường
I1: Cổ tức dự kiến vào cuối năm 1
re: Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của cổ đông với cổ phần thường
g: Tỷ lệ tăng trưởng đều hàng năm trong cổ tức
* Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư theo mô hình định giá tài
sản vốn (CAPM)
ri = Rf + βi (Rm - Rf)
Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 4


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

Trong đó:
ri :tỷ suất sinh lời hỏi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu i
Rf: Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro
Rm: Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng thị trường là tỷ suất sinh lợi danh mục thị
trường của các tài sản
βi :hệ số rủi ro của cổ phiếu i
2.2. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) :
WACC là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ trọng
các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Vốn của doanh nghiệp bao gồm: cổ phần
thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác. WACC của doanh
nghiệp còn được gọi là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt
được khi quyết định thực hiện một dự án mở rộng nào đó, hoặc quyết định mua lại
doanh nghiệp khác. WACC được sử dụng như một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối
với các dòng tiền từ các dự án có mức rủi ro tương tự mức độ rủi ro của doanh

nghiệp. Còn nếu dự án có mức độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ chiết chấu sẽ đòi hỏi 1 tỷ
lệ cao hơn tương ứng với mức rủi ro của dự án đó. Và ngược lại.
Công thức xác định chi phí sử dụng vốn bình quân
WACC = ∑ [ wj * rj ]
Trong đó:
WACC : chi phí sử dụng vốn bình quân
wj : tỷ trọng của nguồn vốn j trong tổng nguồn tài trợ
rj : chi phí sử dụng từng nguồn tài trợ sau thuế (j=1,n )
2.3 Chi phí sử dụng vốn biên tế (WMCC):
Chi phí sử dụng vốn biên tế(WMCC): Là chi phí sử dụng vốn bình quân của
một doanh nghiệp gắn liền với một đồng tài trợ tăng thêm. Qui mô tăng thì chi phí
sử dụng vốn bình quân cũng tăng.
Để tính tóan chi phí sử dụng vốn biên tế cần xác định điểm gãy, là điểm mà
tại đó khi tổng quy mô các nguồn tài trợ vượt quá làm chi phí của một trong những
nguồn tài trợ thành phần sẽ gia tăng.
Công thức:
BPji=ACji / Wj
Trong đó:
BPji: Điểm gãy cho nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn ≤ i
ACji : Tổng số vốn huy động từ nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn ≤ i
Wj : Tỷ trọng của nguồn tài trợ thành phần j trong cơ cấu tổng các nguồn tài
trợ
3. Phương pháp lựa chọn dự án đầu tư
3.1. Xác định dòng tiền của dự án
3.1.1. Khái niệm:
Dòng tiền (còn gọi là thu nhập hay lưu chuyển tiền tệ) của một dự án đầu tư
thể hiện sự vận động vào ra của tiền tệ và cuối cùng là phần chênh lệch giữa số
lượng tiền nhận được với lượng tiền đã chi ra.
3.1.2. Các nguyên tắc trong xây dựng dòng tiền (CF)


Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 5


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

- Đánh giá dự án phải dựa vào dòng tiền (CF) chứ không dựa vào lợi nhuận
và phải là CF tăng thêm sau thuế.
- Phải tách quyết định đầu tư ra khỏi quyết định tài trợ (không quan tâm đến
vay hay không vay)
- Không được tính chi phí chìm vào CF tăng thêm.
- Phải tính cơ hội phí vào CF khi đánh giá dự án.
- Phải tính đến yếu tố lạm phát khi xem xét CF.
Tổng quát, xác định dòng tiền gồm việc xác định vốn đầu tư và thu nhập của
đầu tư.
Trong hoạt động đầu tư luôn diễn ra hai giai đoạn cơ bản:
* Giai đoạn bỏ vốn ra đầu tư : số tiền doanh nghiệp chi ra trong giai đoạn này
doanh nghiệp gọi là vốn đầu tư của doanh nghiệp. Vốn đầu tư có thể chi rải rác
trong nhiều năm, cũng có thể chi một lần.
* Giai đoạn thu hồi vốn và có lãi: doanh nghiệp sẽ có doanh thu và phát sinh
thêm chi phí.
3.2. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư trong điều kiện bình
thường :
3.2.1. Phương pháp thời gian hoàn vốn (Payback Period - PP)
Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để thu hồi vốn đầu tư. Phương pháp
này xác định số năm cần thiết để thu nhập đủ hoàn lại vốn đầu tư. Phương án có
thời gian hoàn vốn ngắn nhất sẽ được chọn.

3.2.1.1 Phương pháp thời gian hoàn vốn đơn giản (PP)
* Công thức tính:
t

Vdt =∑
CF j
j =1

Vdt: Vốn đầu tư ban đầu
CFj: Thu nhập của dự án trong năm thứ j
t: Thời gian hoàn vốn của dự án
*Ưu nhược điểm của phương pháp:
- Ưu điểm: dễ tính toán, hạn chế được rủi ro, quay nhanh đồng vốn.
- Khuyết điểm: việc sử dụng phương pháp này có thể dẫn đến sai lầm
như chưa chú ý đến thời giá tiền tệ, không tính đến khả năng sinh lợi một
cách đầy đủ, toàn diện…
3.2.1.2. Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP)
t
* Công thức tính:

Vdt = ∑CF j (1 +i ) − j
j =1

Vdt: Vốn đầu tư ban đầu
CFj: Thu nhập của dự án trong năm thứ j
t: Thời gian hoàn vốn của dự án
i: lãi suất chiết khấu
* Ưu và nhược điểm :
- Ưu điểm: tính đến yếu tố giá trị tiền tệ theo thời gian.
Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2


Trang 6


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

- Khuyết điểm: khi giới hạn thời gian thu hồi vốn thích hợp đã được
xác định thì dòng tiền phát sinh phía sau nó sẽ bị bỏ qua và như vậy một dự
án có NPV dương có thể không được chấp nhận bởi vì nó có điểm giới hạn
thời gian thu hồi vốn không phù hợp. Một dự án có thời gian thu hồi vốn có
chiết khấu ngắn hơn của một dự án khác nhưng điều này không có nghĩa là
dự án này có NPV lớn hơn.
3.2.2. Phương pháp hiện giá thuần (NPV)
Theo phương pháp này các khoản thu nhập đạt được trong tương lai kể cả
vốn đầu tư đều phải quy về giá trị hiện tại theo một lãi suất nhất định ( lãi suất này
thông thường là chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp)
Trên cơ sở đó so sánh hiện giá của thu nhập và vốn đầu tư. Nếu hiện giá này
dương chứng tỏ dự án có hiệu quả và ngược lại.
* Công thức tính:
t

NPV = ∑CF j (1 + i ) − j − PVvdt
j =1

CF1, CF2,…CFn: lần lượt là mức thu nhập của các năm thứ 1, 2,…,n
của dự án.
PVđt: tổng hiện giá vốn đầu tư trong n năm của dự án.
i: lãi suất chiết khấu

* Nhận xét:
- NPV và quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án khi một dự án đầu tư là
độc lập về mặt kinh tế với các dự án khác, việc chấp nhận hoặc từ bỏ dự án phụ
thuộc vào NPV âm tính hay dương tính.
NPV >0 : Chấp nhận dự án
NPV < 0: Loại bỏ dự án
NPV = 0: Tùy quan điểm của nhà đầu tư
- Chọn lựa giữa các dự án loại trừ lẫn nhau: việc chấp nhận một trong những
dự án này đòi hỏi phải từ bỏ các dự án còn lại. Khi áp dụng tiêu chuẩn NPV đối với
các dự án loại trừ lẫn nhau, chúng ta sẽ chọn dự án có NPV cao nhất và lớn hơn 0.
* Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn NPV
- Ưu điểm:
+ Đã tính đến thời giá tiền tệ
+ Đã tính đến toàn bộ dòng tiền
+ NPV có tính kết hợp tức là: NPV ( A + B) = NPV(A) + NPV(B)
- Nhược điểm:
+ Phải xác định lãi suất chiết khấu trước mới tính được NPV.
+ Không biết suất sinh lời của vốn đầu tư.
+ Thường vốn đầu tư lớn thì có NPV cao chứ chưa hẳn hiệu quả cao.
3.2.3. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)
Tỷ suất doanh lợi nội bộ là lãi suất riêng của dự án. Với lãi suất này thì tổng
hiện giá các khoản thu nhập trong tương lai của dự án bằng tổng hiện giá của vốn
đầu tư. Điều đó cũng có nghĩa là với lãi suất này thì hiện giá thuần sẽ bằng không
(NPV = 0)
Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 7


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu


* Công thức tính:

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

t

NPV =∑
CF j (1 +IRR ) −j −PVvdt =0
j=
1

IRR có thể tính bằng phương pháp nội suy theo công thức sau:

IRR = I rr1 + (I rr2 − I rr1 )

NPV1
NPV1 + NPV2

Irr1 : Lãi suất làm NPV >0 và gần bằng 0
Irr2 : Lãi suất làm NPV <0 và gần bằng 0
* Nhận xét: IRR và quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án
- Trường hợp các dự án độc lập lẫn nhau, dự án nào có:
IRR > r: chấp nhận dự án
IRR < r: loại bỏ dự án
- Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau nhà đầu tư sẽ chọn dự án nào
có IRR lớn nhất miễn là IRR của dự án đó lớn hơn r.
* Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn IRR
- Ưu điểm:
+ Có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian.

+ Xem xét tất cả dòng tiền của dự án.
+ Có thể xác định IRR mà không cần suất chiết khấu.
- Nhược điểm:
+ Cho rằng dòng tiền được đầu tư lại bằng chính IRR.
+ Trường hợp có nhiều IRR
+ Trường hợp không có IRR
3.2.4. Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)
* Công thức tính:
t

PI =

∑CF
j =1

j

(1 +i ) −j

PVvdt

=1 +

NPV
PVvdt

Trong điều kiện kinh phí đầu tư có giới hạn, nếu phải lựa chọn một số dự án
trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp này tỏ ra hữu hiệu hơn.
* Nhận xét: tính PI và quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án
- Trường hợp các dự án độc lập lẫn nhau, dự án nào có:

PI > 1: chấp nhận dự án
PI < 1: loại bỏ dự án
- Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau nhà đầu tư sẽ chọn dự án nào có PI
lớn nhất và lớn hơn 1 sẽ được chọn.
* Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn PI
- Ưu điểm: so sánh được những dự án có qui mô khác nhau
- Nhược điểm: như IRR và NPV có vấn đề tiềm ẩn trong xếp hạng dự án.
3.2.5 Các phương pháp thẩm định trong trường hợp đặc biệt :
3.2.5.1 Các dự án có đời sống khác nhau :
Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 8


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

Nếu các dự án là độc lập có thể áp dụng các phương pháp trên để thẩm định.
Nếu các dự án xung khắc nhau thì phải đưa về cùng một điều kiện hay tính
chất để lựa chọn. Đối với các dự án có tuổi thọ khác nhau có thể giải quyết theo một
trong hai cách sau :
Cách 1 : so sánh các dự án trong cả thời kỳ nghiên cứu. thời kỳ nghiên cứu
tối thiểu phải bằng bội số chung nhỏ nhất. Cách này chỉ thực hiện được khi đời sống
của sản phẩm lớn hơn hay bằng bội số chung nhỏ nhất này và giả định các thu chi
trong chu kỳ hoạt động thứ nhất cũng được lặp lại ở chu kỳ sau (trong thực tế điều
này khó xảy ra).
Cách 2 : qui toàn bộ dòng tiền thực của các dự án về dòng tiền đều hàng năm
theo công thức :
n


CF = ∑CFj (1 + i) − j *
j=0

i
1 − (1 + i) −n

3.2.5.2 Qui mô vốn đầu tư khác nhau : Việc lựa chọn sẽ dựa vào IRR hoặc PI
nhưng sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để lựa chọn cho phù hợp.
3.2.5.3 Dòng tiền khác nhau : bao gồm trường hợp dòng tiền đổi dấu nhiều
lần và trường hợp không có IRR. Trong thực tế cần phải xem xét cụ thể để có quyết
định đầu tư có hiệu quả.
4. Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu :
4.1. Khái niệm :
Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu là việc xác định tổng mức vốn đầu tư để
đạt hiệu quả cao nhất.
4.2.Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu
4.2.1.Trong điều kiện bị giới hạn vốn đầu tư
Là trường hợp Công ty không thể hoặc không sẳn sàng thực hiện tất cả những
cơ hội đầu tư do nguồn vốn bị hạn chế.
Trình tự xây dựng ngân sách đầu tư tối ưu
Bước 1: Sắp xếp các tổ hợp dự án thỏa mãn nhu cầu vốn đầu tư theo thứ tự
PI giảm dần.
Bước 2: Thẩm định điều kiện của các tổ hợp của các dự án có phù hợp
không,nếu tổ hợp nào không phù hợp thì loại tổ hợp đó.
Bước 3: Dùng phương pháp NPV để tính hiệu quả chung của từng tổ hợp dự
án thỏa mản điều kiện.
4.2.2.Trong điều kiện không bị giới hạn vốn đầu tư
Trình tự xây dựng ngân sách đầu tư tối ưu
Bước 1: Tính WACC trước khi có đầu tư mới

Bước 2: Chọn các dự án đầu tư có hiệu quả cao
Bước 3: Sắp xếp các dự án theo thứ tự IRR giảm dần và chia nhóm theo tính
chất dự án (độc lập, phụ thuộc, hay xung khắc)
Bước 4: Khi có nhu cầu đầu tư mới cần xem giá sử dụng từng nguồn vốn
tăng thêm có thay đổi không, nếu có tính WACC và BP, so sánh WMCC với IRR
của dự án. Nếu WACC < IRR thì chấp nhận dự án mới, ngược lại thì loại bỏ.

Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 9


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

PHẦN 2. HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ TỐI ƯU CÁC DỰ ÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM AN GIANG
1. Giới thiệu chung về công ty
Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM AN GIANG
Tên tiếng Anh :AN GIANG CENTRIFUGAL CONCRETE JOINT
STOCK COMPANY
Tên viết tắt : ACECO
Trụ sở chính : Quốc lộ 91, khóm An Thới, phường Mỹ Thới, TP. Long
Xuyên, tỉnh An Giang
Điện thoại: 076.3931183-3931184
Fax: 076.3931187
Ngành nghề kinh doanh:
 Sản xuất và kinh doanh sản phẩm bê tông công nghiệp (trụ điện, cọc, ống
cống, cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm);

 Xây lắp đường dây và trạm biến áp điện đến 110KV, điện dân dụng và
công nghiệp;
 Thi công các công trình xây dựng công nghiệp, công cộng, cơ sở hạ tầng,
thuỷ lợi và dân dụng;
 Sản xuất và kinh doanh sản phẩm cơ khí (thiết bị nâng, thiết bị chuyên
dùng sản xuất sản phẩm bê tông công nghiệp, kết cấu thép, sản phẩm phi tiêu
chuẩn);
 Tư vấn đầu tư xây dựng, chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm bê
tông công nghiệp;
 Thiết kế sản phẩm bê tông ly tâm, bê tông ứng lực trước, sản phẩm cấu
kiện bê tông đúc sẵn của Công ty;
2. Quá trình hình thành và phát triển
Là đơn vị hoạt động lâu năm trong ngành sản xuất sản phẩm bê tông công
nghiệp và thực hiện xây lắp đường dây, cùng với việc ứng dụng dây chuyền sản
xuất hiện đại của Nhật Bản vào trong sản xuất nên Công ty Cổ phần Bê Tông Ly
Tâm An Giang là một trong những đơn vị có ưu thế lớn trong ngành. Sản phẩm
Công ty không ngừng cải tiến, đa dạng hoá từ đó sản phẩm sản xuất được tiêu thụ
khắp các tỉnh miền Nam đến các tỉnh miền Trung và xuất khẩu sang nước bạn
Campuchia và đây cũng là thị trường tiềm năng trong tương lai của Công ty.
Công ty Cổ phần Bê Tông Ly Tâm An Giang được thành lập từ việc cổ phần
hoá Xí nghiệp Bê Tông Ly Tâm An Giang.
* Tháng 04 năm 1982 Xí nghiệp Bê Tông Ly Tâm An Giang được thành lập
theo Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Điện lực, trực thuộc Công ty Xây lắp Điện 2.
* Theo Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp từ ngày 12 tháng 07 năm
2000 Xí nghiệp Bê tông Ly tâm An Giang thuộc Công ty Xây lắp Điện 2 chuyển
thành Xí nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam.
* Ngày 01 tháng 09 năm 2003 Xí nghiệp Bê Tông Ly Tâm An Giang được
chuyển thành Công ty cổ phần.
* Ngày 10/11/2009, Công ty đã đăng ký giao dịch cổ phiếu của Công ty trên
thị trường UpCoM tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội với mã chứng khoán là:

ACE.
Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 10


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

3. Cơ cấu tổ chức :
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐÒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH

XN XÂY LẮP
ĐIỆN

PHÒNG KINH
DOANH

PHÒNG KỸ
THUẬT


CÁC TỔ
SẢN XUẤT

PHÒNG
TCLĐ-HC

TỔ BẢO
TRÌ

PHÒNG AN
TOÀN - CL

XƯỞNG CƠ
KHÍ

4. Tình hình tài chính tóm tắt của công ty năm 2011 :
Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh (đơn vị tính : triệu đồng) :
CHỈ TIÊU
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hang
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNÐ)

Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Năm 2011
242,213
201,379
40,834
694
7,231
6,192
9,472
18,633
2,111
20,745
15,581
6,774

Trang 11


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

Bảng cân đối kế toán (đơn vị tính : triệu đồng):

CHỈ TIÊU
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn
Bất động sản đầu tư
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Tổng cộng tài sản
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Thặng dư vốn cổ phần
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Lợi ích của cổ đông thiểu số
Tổng cộng nguồn vốn

Năm 2011
122.014
4.613
1.020
71.421
43.913
1.047
33.140
3.900
157.807
107.838
101.468

6.370
49.969
23.000
120
15.581
157.807

Các chỉ số tài chính :

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)
Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS)
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E)
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B)
Tỷ suất lợi nhuận gộp biên
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu bình
quân (ROEA)
Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sàn bình quân
(ROAA)
Tỷ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn)
Khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số nợ trên Tổng tài sản
Tỷ số nợ vay trên Vốn chủ sở hữu

ĐVT Năm 2011
VNĐ
6,774
VNĐ
21,709

Lần
1,7
Lần
0,53
%
16,86
%
6,43
%

34,23

%
Lần
Lần
%
%

11,91
1,2
5,49
68,34
105,63

* Nguồn số liệu : Báo cáo tài chính Công ty CP Bê tông Ly tâm An Giang
Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 12



Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

4. Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu :
4.1. Giới thiệu các dự án đầu tư :
- Dự án 1 (DA1): Mua sắm thiết bị để thực hiện dịch vụ ép cọc cho các công
trình dân dụng, công nghiệp.
- Dự án 2 (DA2): Mua sắm sà lan 150 tấn có cẩu dùng để vận chuyển sản
phẩm bê tông (trụ điện, cọc bê tông ly tâm….)
- Dự án 3 (DA3): Dự án đầu tư xây dựng mới xưởng sản xuất cọc bê tông ly
tâm dự ứng lực.
- Dự án 4 (DA4): Mua lại nhà máy bê tông Bình Hòa để sản xuất trụ bê tông
ly tâm.
- Dự án 5 (DA5): Xây dựng mới và cải tạo xưởng trung thế để sản xuất trụ
điện
Bảng : dòng tiền (CF) và vốn đầu tư và IRR các dự án
ĐVT : triệu đồng
Vốn đầu tư Năm 1
DA1

-1.134

DA2
DA3
DA4
DA5

-750
-12.822

-29.460
-4.000

470
120
3.113
7.259
780

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Năm 6

550
234
4.131
6.818
853

600

700

850


850

46,40%

231
3.920
7.223
927

477
4.074
7.116
1.000

469
4.153
6.798
1047

520
4.350
7.200
1167

29,38%
20,00%
11,55%
10,81%


IRR

Bảng vốn đầu tư và chỉ số IRR

Giá thị trường tại thời điểm 30/12/2011 là 11.000đ, cổ tức dự kiến mỗi cổ phiếu
năm 2012 là 2.000đ/cổ phiếu. Từ đó ta tính được chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
(re) là 18,18%
Bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn của Công ty:
ĐVT : triệu đồng
Nguồn vốn
Số tiền
Giá sử dụng vốn
Cơ cấu vốn
1. Vay
5.880
7,5%
15,74%
2. Vốn chủ sở hữu
31.488
18,18%
84,26%
- Vốn cổ phiếu
23.000
18,18%
thường
- Lãi để lại
8.488
18,18%
Cộng
37.368

Cơ cấu vốn này được cho là tối ưu của Công ty ,nếu xét trên tổng thể cấu trúc
vốn của Công ty .
Giá sử dụng vốn vay được tính theo lãi suất cho vay của ngân hàng là 10%
do công ty vay ưu đãi của Ngân hàng Phát triển An Giang.
Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 13


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

Chi phí sử dụng vốn bình quân trước khi có nhu cầu đầu tư mới :
WACC1 =∑wj*rj =(7,5%x15,74%+18,18%x84,26%)=16,50%
Khi có nhu cầu đầu tư mới ,Công ty sẽ sử dụng lãi để lại để đầu tư, số tiền :
8.488 triệu đồng, khi đó để đảm bảo cơ cấu vốn công ty sẽ vay thêm :
Số tiền vay thêm là (8.488/84,26%)x15,74%=1.585 triệu đồng.
Điểm gãy theo lãi để lại :
BP1= ACji / Wj =(8.488/84,26%)=10.073 triệu đồng.
Khi tổng vốn đầu tư vượt qua điểm gãy này công ty sẽ phát hành cổ phiếu
mới , chi phí phát hành là 2% giá trị mỗi cổ phiếu.
Ta có chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi như sau :
Re2=18,18%/(1-2%)=18,55%.
Lúc này chi phí sử dụng vốn của công ty sẽ thay đổi :
WACC2 =∑wj*rj =(7,5%x15,74%+18,55x84,26%)=16,81%
Nếu nhu cầu vốn đầu tư tiếp tục tăng, công ty sẽ tiếp tục vay thêm để đảm
bảo cơ cấu vốn, tuy nhiên khi số vốn vay vượt quá 12.400 triệu đồng thì công ty sẽ
chịu lãi suất 15%.
Điểm gãy theo vốn vay dài hạn:

BP2= ACji / Wj =12.400 triệu đồng/15,74%=78.800 triệu đồng.
Chi phí sử dụng vốn vay sẽ thay đổi như sau:
Rd2=15%/(1-0,25)=11,25%.
Chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty sẽ tiếp tục thay đổi :
WACC3 =∑wj*rj =(11,25%x15,74%+18,55%x84,26%)=17,40%
Bảng các số liệu giá sử dụng vốn bình quân :
Nguồn vốn
Tổng vốn đầu
We
Re
tư tăng thêm Vốn chủ
Vốn
(%)
(%)
(tr.đồng)
sở hữu
vay
1
2
3
4
5
0- 10.073
>10.073 - 78.800

>78.800

8.488
1.585
66.400 12.400

>66.400 >12.400

84,26 18,18
84,26 18,55
84,26 18,55

Wd
(%)

Rd
(%)

WACC
(%)

6

7

15,74
15,74
15,74

7,50
7,50
11,25

8=4*5+6*
7
16,50

16,81
17,40

Việc lựa chọn ngân sách đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất :
Dự án
DA1
DA2
DA3
DA4
DA5

Vốn đầu tư
1.134
750
12.822
29.460
4.000

IRR
46,40%
29,38%
20,00%
11,55%
10,81%

WACC
Vốn lũy kế
Ghi chú
16,50%
1.134 Chấp nhận

16,50%
1.884 Chấp nhận
16,81%
14.707 Chấp nhận
16,81%
44.167 Loại
16,81%
48.167 Loại

Ngân sách đầu tư tối ưu của công ty là ở mức 14.707 triệu đồng.

Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 14


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

Trước nhất công ty đầu tư vào dự án 1 (có IRR = 46,40%) giá sử dụng vốn
lúc này là 16,50%. Tiếp đến công ty đầu tư vào dự án 2 với vốn đầu tư là 750 triệu
đồng và IRR là 29,38% lúc này tổng vốn đầu tư mới là 1.884 triệu đồng nên có
WACC vẫn là 16,50%. Công ty đầu tư vào dự án 3 với vốn đầu tư là 12.822 triệu
đồng với IRR = 20%, WACC = 16,81%. Nếu công ty tiếp tục đầu tư vào dự án 4
thì lúc này vốn đầu tư của dự án vẫn nằm trong hạn mức vốn ngân sách đầu tư tối
ưu nhưng do IRR < WACC nên chúng ta không lựa chọn đầu tư vào dự án này. Dự
án 5 cũng vậy.
Tóm lại công ty chọn các dự án 1,2 và 3 với tổng vốn đầu tư 14.707 triệu
đồng và WACC là 16,81%.


Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 15


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

Đồ thị đường cơ hội đầu tư và WACC

IRR, WACC
DA1
46,40%

DA2
29,38%

Giá sử dụng vốn
DA3

20,00%
17,40%
16,81%
16,50%

DA4
11,55%


10,81%

IOS

DA5

Vốn đầu tư
(tr.đồng)
1.134

1.884

10.073

14.707

Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

44.167

48.16
7

78.800

Trang 16


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu


GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

BP2=78.800 tr.đ

BP1=10.073 tr.đ

PHẦN 3. KẾT LUẬN
Hoạch định ngân sách đầu tư và giá sử dụng vốn có quan hệ mật thiết, tác
động qua lại lẫn nhau. Khi tỷ suất sinh lợi của các dự án cao hơn giá sử dụng vốn
biên tế thì dự án đó sẽ được chấp nhận.
Việc hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu sẽ giúp các nhà quản lý doanh
nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư trong điều kiện nguồn vốn có giới hạn. Đầu
tư có hiệu quả sẽ giúp cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc hoạch định ngân sách đầu tư là việc
làm không dễ dàng do những biến động của nền kinh tế và nhiều yếu tố khác mà
doanh nghiệp khó có thể lường trước được. Do đó, đầu tư là một hoạt động mang
tính rủi ro cao do hầu hết các chỉ số và các dòng tiền chỉ mang tính chất dự đoán.
Tuy nhiên, các phương pháp hoạch định trong quản trị tài chính sẽ là những công cụ
hỗ trợ làm giảm thiểu rủi ro trong các quyết định đầu tư.

Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 17


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

MỤC LỤC

Nội dung
Lời mở đầu
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Hoạt động đầu tư :
1.1. Khái niệm về đầu tư:
1.2. Phân loại đầu tư :
1.3. Nguồn vốn đầu tư
1.4. Dự án đầu tư :
2. Chi phí sử dụng vốn
2.1. Chi phí sử dụng các nguồn vốn
2.1.1. Chi phí sử dụng vốn vay
2.1.1.1. Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế
2.1.1.2. Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế
2.1.2. Chi phí sử dụng vốn tự có
2.1.2.1. Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi
2.1.2.2. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
a. Chi phí sử dụng cổ phần thường đang lưu hành
b. Chi phí sử dụng cổ phần mới phát hành
2.1.2.3. Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư
2.2. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) :
2.3 Chi phí sử dụng vốn biên tế (WMCC):
3. Phương pháp lựa chọn dự án đầu tư
3.1. Xác định dòng tiền của dự án
3.1.1. Khái niệm:
3.1.2. Các nguyên tắc trong xây dựng dòng tiền (CF)
3.2. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư trong điều kiện bình
thường :
3.2.1. Phương pháp thời gian hoàn vốn (Payback Period - PP)
3.2.1.1 Phương pháp thời gian hoàn vốn đơn giản (PP)
3.2.1.2. Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP)

3.2.2. Phương pháp hiện giá thuần (NPV)
3.2.3. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)
3.2.4. Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)
3.2.5 Các phương pháp thẩm định trong trường hợp đặc biệt :
Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

trang
1
2
2
2
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
5
5

5
6
6
6
6
7
7
9
9
Trang 18


Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

GVHD :PGS. TS Lê Thị Lanh

3.2.5.1 Các dự án có đời sống khác nhau :
3.2.5.2 Qui mô vốn đầu tư khác nhau
3.2.5.3 Dòng tiền khác nhau
4. Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu :
4.1. Khái niệm :
4.2.Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu
4.2.1.Trong điều kiện bị giới hạn vốn đầu tư
4.2.2.Trong điều kiện không bị giới hạn vốn đầu tư
PHẦN 2. HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ TỐI ƯU CÁC DỰ ÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM AN GIANG
1. Giới thiệu chung về công ty
2. Quá trình hình thành và phát triển
3. Cơ cấu tổ chức :
4. Tình hình tài chính tóm tắt của công ty năm 2011

- Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng Các chỉ số tài chính
4. Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu :
4.1. Giới thiệu các dự án đầu tư :
- Bảng : dòng tiền (CF) và vốn đầu tư và IRR các dự án
- Bảng vốn đầu tư và chỉ số IRR
- Bảng Số liệu về cơ cấu nguồn vốn của Công ty:
- Bảng các số liệu giá sử dụng vốn bình quân
- Bảng lựa chọn ngân sách đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất :
- Đồ thị đường cơ hội đầu tư và WACC
PHẦN 3. KẾT LUẬN
MỤC LỤC

Lớp Cao học QTKD An Giang: Nhóm 2

Trang 19

9
9
9
9
9
9
9
9
10
10
10
11

12
12
12
12
13
13
13
13
13
14
14
16
17
18



×