Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Văn 10 cb HK II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.85 KB, 5 trang )

Sở GD-ĐT Bình Định
Trường THPT Tam Quan

ĐỀ THI HỌC KỲ II, NGỮ VĂN 10
(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
Thời gian làm bài: 90 phút

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ
văn 10 của học sinh.
2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì II theo
3 nội dung quan trọng: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản
của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Trắc nghiệm kết hợp tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm phần Trắc nghiệm trong 15 phút; phần Tự luận trong 75 phút.
III. MA TRẬN ĐỀ:
Mức độ
Tên Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Chủ đề 1
Tiếng
Việt:
Những yêu cầu
về sử dụng
tiếng
Việt;


Phong
cách
ngôn ngữ nghệ
thuật
Số câu
Số điểm Tỉ lệ
%
Chủ đề 2: Đọc
văn

Nhận biết chức năng
của ngôn ngữ nghệ
thuật (câu 10)

Hiểu nghĩa của từ,
xác định từ viết
đúng chính tả.
(câu 1)

Số câu
Số điểm Tỉ lệ
%
Chủ đề 3
Làm văn

Số câu:7
Số điểm:1,75

1


Số câu: 2
Số điểm:0,5

Nhận
biết
tác
phẩm, câu thơ của
tác giả Nguyễn Du
(câu 3, câu 7)

Nhớ được những
nét chính về tác giả
Nguyễn Dữ, hoàn
cảnh sáng tác của
tác của tác phẩm
Chuyện chức phán
sự đền Tản Viên.

Vận dụng
Cấp độ thấp Cấp
cao

Cộng
độ

Số câu: 0
Số điểm: 0

Hiểu nội dung,
nghệ thuật của tác

phẩm, đoạn trích
(câu 2, câu 6, câu
8, câu 9, câu 11)

0,5

-Từ nội dung của các đoạn
trích để phân biệt nội
dung của đoạn thơ này với
đoạn thơ khác (câu 4).
-Từ nội dung đoạn trích so
sánh và xác định được
tính cách nhân vật (câu 5).
-Vận dụng kiến thức để
xác định hình tượng văn
học trong thơ (câu 12)
Số câu:3
Số điểm:0,75

Hiểu được giá trị
nội dung, nghệ
thuật của tác
phẩm, thể loại;
các thao tác nghị
luận.

Số câu:2.
Số điểm:
=5%


Vận dụng những kiến thức
về tác giả Nguyễn Dữ, tác
phẩm Chuyện chức phán sự
đền Tản Viên, đặc trưng thể
loại truyền kì; kết hợp các
thao tác nghị luận và
phương thức biểu đạt, biết
cách làm bài văn nghị luận
văn học để phân tích tác
phẩm Chuyện chức phán sự
đền Tản Viên của Nguyễn

Số câu:10
Số
điểm:2,5
=25%


Dữ.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ
%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %

Số câu:0
Số điểm:0
Số câu: 9
Số điểm: 2,25

22,5%

Số câu:0
Số điểm:0

Số câu: 1
Số điểm 7

Số câu:1
7điểm=70%

Số câu: 4
Số điểm 7,75
77,5%

Số câu: 13
Số điểm: 10
100%

IV. §Ò kiÓm tra

Sở GD-ĐT Bình Định
2

ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011


Trường THPT Tam Quan

Môn Ngữ văn 10

Thời gian làm bài 90 phút (không kể phát đề)
I- Trắc nghiệm (3 điểm): Ghi đáp án đúng ra giấy làm bài thi.
-Câu 1: -Chọn từ viết đúng trong các trường hợp sau:
A-Lãng mạng.
B-Lãng mạn.
C- Lãn mạng.
D-Lãn mạn.
-Câu 2: -Hoàng Đức Lương đã làm gì để để sưu tầm thơ ca của tiền nhân?
A-Nêu ra những lí do thơ ca Việt Nam trước thế kỉ XV không được truyền lại đầy đủ.
B-Đi sưu tập đây đó thơ ca của các bậc tiền nhân.
C-Chọn lọc những bài hay, sắp xếp thành chương, thành quyển. D-Cả B và C đều đúng.
-Câu 3: -Tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du là:
A-Nam trung tạp ngâm. B-Bắc hành tạp lục. C-Thanh Hiên thi tập.
D-Đoạn trường tân thanh.
-Câu 4: -Dòng nào sau đây không đúng với đoạn trích “Nỗi thương mình”?
A-Tình cảnh trớ trêu mà Kiều đã gặp phải khi rơi vào lầu xanh. B-Nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.
C-Sự đau khổ của Kiều sau khi trao duyên cho em. D-Ý thức sâu sắc của Kiều về phẩm giá.
-Câu 5: -Nhận xét về tính cách của Quan Công và Trương Phi, ý kiến nào sau đây phù hợp hơn cả?
A-Trương Phi trung nghĩa hơn Quan Công vì quyết không chấp nhận hành động theo Tào.
B-Quan Công cũng là người trung nghĩa, vì đã bảo vệ được hai chị dâu và tìm Lưu Bị ngay khi biết tin.
C-Quan Công và Trương Phi đều trung nghĩa, nhưng Quan Công thì xử sự khéo léo, mềm dẻo, Trương Phi thẳng
thắn bộc trực.
D-Quan Công và Trương Phi đã có những hành động không phù hợp với đạo lí anh em: Quan Công đã theo Tào,
Trương Phi đòi giết anh.
-Câu 6: -Với lời cha dặn “Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”. Vậy nhận xét nào sau đây
về Trần Quốc Tuấn là không hợp lí?
A-Ông là người không coi trọng chữ hiếu.
B-Ông là bề tôi xem trọng chữ trung.
C-Quan niệm chữ hiếu phải hòa hợp với chữ trung.
D-Ông là người yêu nước.

-Câu 7: -Nguyễn Du là tác giả của câu thơ:
A-Nổi chìm kiếp sống lênh đênh,
B-Đau đớn thay phận đàn bà
Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều.
Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân.
C-Đau đớn thay phận đàn bà,
D-Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi.
-Câu 8: -Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn hỏi ý kiến của hai gia nô và các con để:
A-Kiểm nghiệm lời cha. B-Tìm người hợp tác. C-Thử lòng họ. D-Tìm người đồng tình.
-Câu 9: -Cuối cảnh Trao duyên, Thúy Kiều hướng về Kim Trọng:
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.
Trong hai câu trên, người đọc cảm nhận được tâm trạng:
A-Đau đớn, ân hận vì phụ bạc Kim Trọng.
B-Dứt khoát không nghĩ đến Kim Trọng
C-Nhớ thương khôn nguôi.
.
D-Phẫn uất số phận cay nghiệt.
-Câu 10: -Ngôn ngữ nghệ thuật không có chức năng này:
A-Thông tin.
B-Kiến nghị.
C -Thẩm mĩ.
D-Giải trí.
-Câu 11: -Tài năng của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích Trao duyên là:
A-Nghệ thuật miêu tả tâm lí, chuyển biến nội tâm.
B-Nghệ thuật dùng ngôn ngữ đối thoại.
C-Nghệ thuật tả cảnh.
D-Nghệ thuật kể chuyện.

-Câu 12: -Trong bài ca dao: “Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
Tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng gì trong bài ca dao trên?
A-Đài sen.
B-Hoa sen.
C-Lá sen.
D-Nhị sen.
II-Tự luận (7 điểm): Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục) của
Nguyễn Dữ.

HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
3


Đề kiểm tra học kì II
Môn Ngữ văn 10– Năm học 2010 - 2011
I-Trắc nghiệm (3điểm): mỗi đáp án học sinh chọn đúng được 0,25 điểm
Câu
Đáp án

1
B

2
D

3
D


4
C

5
C

6
A

7
C

8
C

9
A

10
B

11
A

12
B

II-Tự luận (7 điểm):
1-Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, cảm xúc, có sức thuyết phục,
vận dụng tốt các thao tác lập luận. Bài viết không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp và cách diễn đạt thông
thường.
2-Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về Truyền kì mạn lục, tác giả Nguyễn Dữ và việc nắm vững nội dung, nghệ thuật của
tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần làm
nổi bật các vấn đề cơ bản sau:
a-Nội dung:
-Nhân vật Ngô Tử Văn:
+Là người cương trực, yêu chính nghĩa, khảng khái: “thấy sự tà gian thì không thể chịu được” nên đốt đền trừ hại
cho dân; sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực hiện công lí.
+Dũng cảm, kiên cường:
Điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của hồn ma tên tướng giặc, chàng vạch mặt tên hung thần.
Cãi lại quỷ và tên hung thần họ Thôi, dùng lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường để tâu trình Diêm Vương.
Gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm.
+Giàu tinh thần dân tộc: đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh
vị Thổ thần cho nước Việt.
+Chiến thắng của Ngô Tử Văn là sự khẳng định chân lí chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ,
quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa.
-Ngụ ý của tác phẩm:
+Vạch trần bản chất xảo quyệt, tham lam, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi.
+Phơi bày hiện thực bất công từ cõi trần đến cõi âm.
+Lời nhắn nhủ: hãy đấu tranh đến cùng để chống lại cái ác, cái xấu.
-Tác phẩm mang ý nghĩa đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc đồng thời khẳng định
niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta.
b-Nghệ thuật:
-Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
-Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
-Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.
-Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực.

BIỂU ĐIỂM
-Điểm 6-7: đáp ứng được các yêu cầu nêu trên.
-Điểm 3-4: hiểu đề, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên nhưng diễn đạt chưa mạch lạc, còn mắc một vài lỗi
nhỏ hoặc bài làm chỉ trình bày khoảng một nửa số ý.
-Điểm 1-2: bài làm còn quá sơ sài.
-Điểm 0: bài làm bỏ giấy trắng hay chỉ viết một vài câu hay một đoạn nhưng không có nghĩa gì.

4


5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×