Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang ( bài 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.35 MB, 46 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NHÓM 3

TIỂU LUẬN NHÓM
MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN AN GIANG

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS - TS. LÊ THỊ LANH


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3
1. Trần Minh Hiếu
2. Trần Thị Kim Hiểu
3. Vương Ngọc Sậm
4. Đỗ Thị Yến Tuyết
5. Nguyễn Thị Bích Vân
6. Nguyễn Thị Thúy Vân
7. Huỳnh Xuân Vinh

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang ii




Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3...................................................ii
DANH MỤC HÌNH....................................................................................v
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................7
PHẦN 2: NỘI DUNG.................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU................................8
1.1. Tổng quan về phân tích tài chính......................................................................8
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính...................................................................................................8
1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính..................................................................................................8
1.1.3. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính.............................................................................9

1.2. Các tỷ số tài chính...........................................................................................10
1.2.5 Tỷ số giá thị trường.................................................................................................................14
1.2.6 Sơ đồ phân tích Dupont...........................................................................................................15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẤU THỦY SẢN AN GIANG..................17
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty..........................................17
2.1.1 Giới thiệu chung............................................................................................17
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................17
2.1.3 Thành tích hoạt động kinh doanh..................................................................18
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ.................................................................................18

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty agifish.....................19
2.2.1 Các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh của công ty........................................19
Sản phẩm chủ lực.............................................................................................................................19

Sản phẩm phụ...................................................................................................................................19
Dịch vụ.............................................................................................................................................19

2.2.2 Thị trường tiêu thụ........................................................................................19
Thị trường đầu vào...........................................................................................................................19
Thị trường đầu ra..............................................................................................................................20

2.3 Khảo sát và phân tích môi trường kinh doanh.................................20

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang iii


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

2.3.1 Nhà cung cấp...........................................................................................................................20
2.3.2 Khách hàng..............................................................................................................................20

2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty...................................22
2.4.1 Tóm tắt kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2007 – 2011.........................22

2.5 Phân tích kết quả kinh doanh qua các tỷ số tài chính......................24
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thị trường cổ phiếu AGF
....................................................................................................................41
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phiếu
AGF............................................................................................................ 42
2.5 - Đánh giá tình hình tài chính AGIFISH giai đoạn 2007-2011:.......................44
2.5.1 – Thành tựu:.............................................................................................................................44
2.5.3 – Nguyên nhân:........................................................................................................................45


GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang iv


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ bốn khó khăn khi các doanh nghiệp thực hiện chiến lược...3
Hình 2.2: Mô hình mạng loại bỏ - cắt giảm - gia tăng - hình thành...............4
Hình 2.3: Trình tự thực hiện chiến lược khi có và không có quy trình hợp lý
7
Hình 3.1. Một số sản phẩm của công ty AGIFISH.........................................8
Hình 3.2. Sơ đồ chiến lược của AGIFISH theo nguyên tắc 1......................11
Hình 3.3. Sản phẩm ốc Bươu nhồi ba sa của công ty Agifish......................12
Hình 3.4. Sơ đồ chiến lược của AGIFISH theo nguyên tắc 2......................16

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang v


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 So sánh “Chiến lược đại dương xanh” với “Chiến lược đại dương
đỏ”..............................................................................................2
Bảng 2.2. Sáu hướng đi trong việc xác lập lại ranh giới thị trường...............5
Bảng 2.3. Sáu nguyên tắc trong thực hiện chiến lược đại dương xanh..........6

Bảng 2.4. Bốn bước hình thành chiến lược đại dương xanh..........................7
Bảng 3.1. Sơ đồ mạng loại bỏ, gia tăng, giảm bớt, hình thành của Agifish....
17

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang vi


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước phát triển chủ yếu về nông – lâm – thủy sản, trong đó
xuất khẩu thủy sản được xem là thế mạnh trong các ngành kinh tế, điều đó xuất phát
từ chính tiềm năng phát triển ngành thủy sản của nước ta. Mỗi năm giá trị kim ngạch
xuất khẩu của thủy sản đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu
chung.
Những năm gần đây, một số nền kinh tế lớn mặc dù vừa phục hồi sau khủng
hoảng tài chính toàn cầu nhưng đang tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và bất ổn. Giá các
hàng hóa chủ yếu trên thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng đáng kể.
Tuy giá trị xuất khẩu tăng lên nhưng lợi nhuận lại tăng không đáng kể, thậm
chí nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cho rằng họ phải bù lỗ. Vậy đối
với công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH Co) với hoạt động
sản xuất chính là chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa động lạnh. Công ty có vị thế đặc
biệt trong ngành thủy sản, là đơn vị đầu tiên trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long
sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá Basa, cá Tra fillet đang đối mặt với vấn đề gì và
hướng giải quyết như thế nào trong tình hình kinh tế hiện nay.

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh


Trang 7


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về phân tích tài chính
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính1
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho
phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh
nghiệp.
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo
cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương
pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác
nhau, vứa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết
hoạt động tài chính doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán dự báo và đưa ra quyết định
tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính

Phân tích tài chính đối với nhà quản lý
Trên cơ sở phân tích khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt
động cũng như khả năng sinh lãi. Nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt
động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó,
có các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài
chính. Phân tích tài chính còn là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.

Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư
Trên cơ sở phân tích các thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh
hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển

của doanh nghiệp. Chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tài trợ của doanh
nghiệp cũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coi trọng.

Phân tích tài chính đối với các bên cho doanh nghiệp vay nợ
Họ chú ý đặc biệt đến số lượng tiền và tài sản khác có thể chuyển nhanh thành
tiền, khả năng thanh toán tức thì của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng
và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu.

Phân tích tài chính đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước thực
hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh,
tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước...

1

Vũ Duy Hào và Đàm Văn Huệ. 2009. Quản trị tài chính doanh nghiệp. NXB Giao Thông Vận Tải. Trang 131.

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 8


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

1.1.3. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính

Thông tin chung
Là những thông tin chung về tình hình chính trị, môi trường pháp lý, kinh tế có
liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ thuật công nghệ...Sự suy
thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp.


Thông tin theo ngành kinh tế
Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành kinh tế là việc đặt sự phát triển của
doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh. Đem
lại một cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp
Là những thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khả năng
thanh toán...những thông tin này được thể hiện trong các báo cáo tài chính của doanh
nghiệp.
 Bảng cân đối kế toán
Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và
nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định. Các số liệu
phản ánh trên bảng cân đối kế toán được sử dụng làm tài liệu chủ yếu khi phân tích
tổng tài sản, nguồn vốn và kết cấu tài sản, nguồn vốn. Kết cấu của bảng cân đối kế
toán gồm hai phần chính: phần tài sản và phần nguồn vốn. Được sắp xếp theo tính
thanh khoản giảm dần.
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát kết quả kinh doanh trong kỳ
của doanh nghiệp chi tiết theo hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ
với Nhà nước về thuế và các khoản khác phải nộp.
Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, người sử dụng
thông tin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong
kỳ, so sánh với các kỳ trước và với các doanh nghiệp khác cùng ngành, để nhận biết
khái quát kết quả hoạt động trong kỳ và xu hướng vận động của doanh nghiệp.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thông tin về lưu chuyển tiền của doanh nghiệp giúp cho các đối tượng sử dụng
báo cáo tài chính có cơ sở để đánh giá khả năng tạo tiền và sử dụng tiền trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.

 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất,
kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính đồng thời giải thích thêm một
số chỉ tiêu chưa được trình bày, giải thích một cách rõ ràng, cụ thể.

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 9


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

1.2. Các tỷ số tài chính 2
1.2.1 Tỷ số thanh toán
Do lường khả năng thanh toán của công ty
Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio)
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính
ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng
một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó
cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như
vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao
Tài sản lưu động
Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) =
Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio)
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản
có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản
ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất

thấp.
Tài sản lưu động - Hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) =
Nợ ngắn hạn

1.2.2. Tỷ số hoạt động
Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào.
Số vòng quay các khoản phải thu
Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh
nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh
nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh
2

Trần Ngọc Thơ. 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb thống kê

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 10


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân
Số vòng quay các khỏan phải thu hoặc kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ
thuộc vào chính sách bán chịu của công ty. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử
dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nhưng số vòng quay các khoản phải thu

cao quá thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến doanh thu giảm.
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân

=
Doanh thu bình quân ngày

Vòng quay hàng tồn kho
Là tiêu chẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình như thế nào.
Doanh thu thuần
Số vòng quay hàng tồn kho =

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hàng tồn kho

Tỷ số trên cho thấy tại công ty 1đồng tài sản cố định đã tạo ra được đồng doanh thu
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Toàn bộ tài sản cố đinh

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản

=
Toàn bộ tài sản


GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 11


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Hiệu suất sử dụng cổ phần
Là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích khía cạnh tài chính của công ty. Hiệu
suất sử dụng vốn cổ phần do lường mối quan hệ giữa doạnh thu và vốn cổ phần.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng cổ phần =
Vốn cổ phần

1.2.3. Tỷ số đòn bẩy tài chính
Đánh giá mức độ mà công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn
vay.
Tỷ số nợ trên tài sản
Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng
vốn vay.
Tổng nợ
Tỷ số nợ

=
Tổng tài sản

Tỷ số nợ trên vốn cổ phần
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (hay Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, Tỷ số nợ D/E,
Tỷ số D/E) là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh
nghiệp

Tổng nợ
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần

=
Vốn cổ phần

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 12


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần
Tỷ số này được sử dụng đến để tính mức độ đi vay (rủi ro về tài chính) mà
công ty đang gánh chịu.
Tổng tài sản
Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần =
Vốn cổ phần

Khả năng thanh toán lãi vay
Do lường mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để bảo đảm trả lãi
vay hàng năm.
Lãi trước thuế + Lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi vay

1.2.4 Tỷ số sinh lợi
Do lường thu nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh
thu, tổng tài sản, vốn cổ phần.

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROA)
Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

=
Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào công ty
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản =
GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Toàn bộ tài sản
Trang 13


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE)
Đây là chỉ tiêu nhà đầu tư rất quan tâm. Vì nó cho thấy khả năng tạo ra lãi của
1 đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần =
Vốn cổ phần

1.2.5 Tỷ số giá thị trường
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS): quyết định giá trị của cổ phần vì nó đo lường sức thu
nhập chứa đựng trong mỗi cổ phần, chỉ số này thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do

mua cổ phần

Thu nhập ròng của CĐ thường
Thu nhập trên mỗi cổ phần =
Số lượng cổ phần thường

Tỷ lệ chi trả cổ tức: nói lên việc công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại
tái đầu tư
Cổ tức mỗi cổ phần
Tỷ lệ chi trả cổ tức =
Thu nhập mỗi cổ phần

Tỷ số giá thị trường trên thu nhập: Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâmvì nó thể
hiện giá cố phần đắt hay rẻ so với thu nhập.
Giá thị trường mỗi cổ phần
Tỷ số giá thị trường thu nhập =
Thu nhập mỗi cổ phần

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 14


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Tỷ số giá thị trường

Giá thị trường mỗi cổ phần
Tỷ số giá thị trường thu nhập =
Giá thị trường cổ phần


1.2.6 Sơ đồ phân tích Dupont 3
Qua phân tích mô hình Dupont ta thấy được mối quan hệ tương tác lẫn nhau
của các tỷ số tài chính, cũng như thấy được bức tranh toàn cảnh về tài chính của công
ty. Khi một tỷ số tài chính của công ty thay đổi thì các các tỷ số cũng thay đổi theo.

3

Trần Ngọc Thơ.2007.Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản thống kê

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 15


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

ROE

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên
doanh thu

Lãi ròng

Chia
a

Chia


Nhân

Doanh thu

1 - Tổng nợ /Tổng
tài sản

Vòng quay tài sản

Doanh thu

Chia
a

Tổng tài sản

Doanh thu

Tổng chi phí

Tài sản lưu
động

Tài sản cố định

Giá vốn hàng bán

Tiền và đầu tư ngắn
hạn


Chi phí hoạt động

Khoản phải thu

Lãi vay

Thuế thu nhập
DN

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Hàng tồn kho

Tài sản lưu động khác

Trang 16

Tài sản khác


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân tích dupont
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẤU THỦY SẢN AN GIANG
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
2.1.1 Giới thiệu chung
o Tên tổ chức niêm yết: Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang
o Tên giao dịch: An Giang Fisheries Imports & Export Joint stock Company

o Tên viết tắt: AGIFISH Co.
o Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo – P. Bình Đức – TP. Long Xuyên – An Giang
o Email:
o Website: www.agifish.com.vn
o Mã chứng khoán: AGF
o Vốn điều lệ: 128.952.880.000 đồng
o Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty cổ phần số:
1600583588 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh An Giang cấp
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An Giang (Agifish.Co) được thành lập từ
việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản An
Giang theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ký ngày 28 tháng
06 năm 2001.
Đại hội cổ đông thành lập Công ty Agifish được tổ chức vào ngày 28/07/2001. Đại hội
đã thông qua điều lệ tổ chức và các phương án hoạt động kinh doanh của công ty, bầu
ra hội đồng quản trị, ban kiểm soát nhiệm kỳ đầu tiên (2001-2002).
Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ
phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày
08/03/2002, với số vốn điều lệ là 41.791.300.000 VND.
Ngày 02/05/2002: Cổ phiếu của công ty được chính thức niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam (Mã chứng khoán AGF).
Công ty Agifish là thành viên của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 17


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang


Công ty Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản
xuất: HACCP, ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000), Safe Quality
Food 2000 (SQF 2000), Global Standard For Food Safety (BRC), ISO 17025: 2005,
ISO 14001: 2004
Công ty Agifish được phép xuất khẩu sản phẩn thủy sản và thị trường EU với 4 code:
DL07, DL08, DL09, DL360. Được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng
đồng người Hồi giáo nước ngoài.
2.1.3 Thành tích hoạt động kinh doanh
- Năm 1987: Huân chương Lao động hạng 3, do Chủ tịch nước tặng.
- Năm 1996 – 2000: liên tục là lá cờ đầu của ngành thủy sản, được Chính phủ
tặng cờ luân lưu.
- Tháng 4/2000, được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh Hùng Lao Động” và đã trở
thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong ngành công
nghiệp chế biến Thủy sản.
- Trên thị trường trong nước sản phẩm Basa Agifish là “Hàng Việt Nam chất
lượng cao” liên tục từ năm 2003 đến 2011.
- Agifish là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành thủy sản được tặng danh hiệu
“Thương hiệu Việt Nam” (Việt Nam value) trong 2 kỳ liên tiếp 2009 và 2010.
- Năm 2011, được Hiệp hội Vasep tặng danh hiệu “Top 3 xuất khẩu toàn ngành
cá tra năm 2011”.
- Bộ trưởng Bộ Công thương tặng “Bằng khen cho doanh nghiệp có thành tích
xuất sắc trong công tác xuất khẩu 2011”.
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
Được xem là một trong số công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam
sang các thị trường thế giới góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Cung cấp sản phẩm đa dạng cho khách hàng trong thị trường nội địa và xuất khẩu.
Tổ chức kinh doanh có hiệu quả, đa dạng hình thức kinh doanh, tạo ra lợi
nhuận hợp lý để có mức chia lãi cổ tức phù hợp, phát hành nhiều cổ phiếu để tái đầu

tư mở rộng quy mô, đó còn là động lực phấn đấu của tất cả các thành viên trong công ty.
Nhiệm vụ
Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và tổ chức thực hiện khi Tổng Giám
đốc công ty đã phê duyệt.

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 18


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Thực hiện tốt các chính sách hạch toán nhằm sử dụng hợp lý nguồn lao động,
vốn, tài sản, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và thực hiện tốt các nghĩa vụ với ngân
hàng.
Chấp hành các chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước, thực hiện đầy đủ các
đơn đặt hàng với khách hàng.
Áp dụng kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, không
ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất để phù hợp với sự phát tiển kinh doanh, phát triển thị
trường đồng thời phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường.
Thực hiện các chính sách tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và bảo hộ
lao động phù hợp cho công nhân viên và người lao động.
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty agifish
2.2.1 Các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh của công ty
Sản phẩm chủ lực
-

Sản phẩm cá basa, cá tra đông lạnh: fillet trắng, fillet đỏ

-


Sản phẩm cá basa, cá tra sơ chế: nguyên con, cắt khúc, cắt sợi, …

-

Sảm phẩm cá basa, cá tra chế biến (các mặt hàng giá trị gia tăng): chả
cá, cá viên, tàu hủ cá, bao tử cá chiên, chạo cá, ốc nhồi basa,…)

Sản phẩm phụ
-

Các phần còn lại của cá tra, các basa sau khi đã lấy đi phần thịt nạt fillet,
gồm: đầu, xương, da, mỡ,…chủ yếu chế biến mỡ thành phẩm và bột cá.

-

Tỷ lệ khối lượng phụ phẩm chiếm 60 – 70% khối lượng cá nguyên liệu.

Dịch vụ
-

Xuất nhập khẩu ủy thác.

-

Dịch vụ kỹ thuật, kiểm kháng sinh

-

Cung ứng thức ăn cho nghề nuôi


-

Cung ứng thuốc thủy sản

-

Cho thuê mặt bằng, dịch vụ nhà đất

2.2.2 Thị trường tiêu thụ
Thị trường đầu vào
Nguồn nguyên liệu cung cấp cho các xí nghiệp chế biến của công ty là cá nuôi
ao, nuôi bè, được nuôi ở các vùng ven sông Tiền, sông Hậu thuộc các tỉnh An Giang,
Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long…

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 19


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Thị trường đầu ra
Thị trường nội địa: Cung cấp sản phẩm các tra, cá basa fillet đông lạnh cho các
nhà hàng, siêu thị, các gian hàng thực phẩm, các hội chợ triễm lãm, giới thiệu và mua
bán sản phẩm.
Thị trường xuất khẩu: Xuất khẩu sản phẩm các tra, cá basa fillet đông lạnh đi
thị trường các nước Mỹ, Hồng Kông, Trung Quốc, Châu Âu (EU), Đông Âu, Úc, và
các nước khu vực Đông Nam Á (Asean).
2.3 Khảo sát và phân tích môi trường kinh doanh

2.3.1 Nhà cung cấp
Nguồn nguyên liệu chính để chế biến thủy sản đông lạnh của công ty là các sản phẩm
cá tra, cá basa, chủ yếu được thu mua từ ngư dân nuôi cá lồng bè, ao hồ dọc theo hai
bên bờ sông Hậu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, năm 2012 kinh tế thế giới
đã phục hồi trở lại nên dự báo sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu sẽ có mức tăng
trưởng cao nhưng với tình hình giá cá sụt giảm hiện nay, nhiều hộ nuôi cá bỏ ao dẫn
tới khả năng thiếu nguyên liệu cung ứng cho chế biến xuất khẩu.
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu, Công ty Agifish đã có bước
chuẩn bị trước từ vụ nuôi cá 2011 – 2012, nguồn cung cấp cá tra nguyên liệu ổn định
cả về số lượng và chất lượng cho các nhà máy để đảm bảo duy trì sản xuất từ việc tập
trung xây dựng và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu có diện tích dự kiến khoảng
60 ha tại Thốt Nốt (Cần Thơ) và Thoại Sơn (An Giang) với số vốn đầu tư khoảng 80
tỷ đồng, nuôi theo tiêu chuẩn Global G.A.P và cho sản lượng trung bình hàng năm
khoảng 22 nghìn tấn.
Hiện nay Công ty Agifish đang liên kết chặt chẽ với gần 30 hộ nuôi cá tại địa bàn tỉnh
nhà An Giang, và các tỉnh lân cận Cần Thơ, Đồng Tháp... để đảm bảo cung cấp trên
70% lượng nguyên liệu. Công ty cam kết hỗ trợ vốn cho người nuôi cá, thanh toán
đúng hạn theo hợp đồng, chia sẻ rủi ro, lợi nhuận trong chuỗi giá trị sản phẩm, duy trì
chữ tín trong quan hệ hai bên.
2.3.2 Khách hàng
Khách hàng hiện tại của công ty hiện diện ở cả trong và ngoài nước. Ở thị trường
nước ngoài, khách hàng là các nhà phân phối thủy sản lớn và các chuỗi siêu thị:
Eurogroup, Coop, Sippo, Binga, Marioult (Châu Âu), H&T seafood (Mỹ), Trung
Đông...
Thị trường Mỹ, vốn là thị trường quan trọng tiêu thụ các sản phẩm cá đông
lạnh của công ty. Sản phẩm của công ty với những tính chất dinh dưỡng và hình thức
tương tự như sản phẩm catfish của thị trường Mỹ đã được người tiêu dùng Mỹ ưa

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh


Trang 20


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

chuộng. Hiện nay, sản phẩm cá fillet đông lạnh của AGF đã có chỗ đứng trên thị
trường Mỹ.
Thị trường Châu Âu, là một thị trường lớn và khó tính với nhiều rào cản kỹ
thuật, yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Mặt khác, thị
trường Châu Âu rộng lớn với nhiều quốc gia riêng biệt khiến nhu cầu tiêu dùng trở
nên đa dạng và phức tạp, và quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước đối
với thị trường này cũng gay gắt. Tuy nhiên, nhờ tác động của vụ kiện chống bán phá
giá do Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khởi xướng ngày 24/07/2002 về điều tra sản phẩm
các fillet đông lạnh của Việt Nam mà sản phẩm basa, tra của nước ta đã trở nên nổi
tiếng và quá trình tiếp cận các sản phẩm này đối với các thị trường mới được thuận lợi
hơn, có thể thấy trong các năm qua, thị trường Châu Âu đã thay thế thị trường Mỹ trở
thành thị trường xuất khẩu chủ yếu
Thị trường Châu Á, các doanh nghiệp nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển bởi vì đây là một thị trường tương đối dễ tính, nhu cầu về hàng hóa thủy sản
lớn và đa dạng, không đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và cũng không có hệ thống
kiểm soát chặt chẽ như ở thị trường Châu Âu, thị trường Mỹ. Tuy nhiên, do thị trường
thông thoáng nên giá bán sản phẩm thấp và mức độ cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp
chủ yếu khai thác tập trung ở các thị trường truyền thống: Hong Kong, Trung Quốc,
Singapore, song song đó đẩy mạnh tiếp thị một số thị trường mới nhiều tiềm năng như
Nhật, Đài Loan và cả thị trường các nước Hồi giáo.
Ngoài ra, công ty cũng xúc tiến kế hoạch phát triển thêm các thị trường xuất khẩu
mới, bao gồm Liên bang Nga, Australia. Đối với các thị trường khác thì Australia vẫn
chiếm tỷ trọng nhất cao (gần 90% các thị trường còn lại) và có mức tăng nhanh nhất,
đây là thị trường vẫn được đánh giá là có tiềm năng phát triển cao do mặt hàng cá

khan hiếm và thuế suất nhập khẩu là 0%.
Bảng 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu các năm 2007 – 2011 (theo giá trị %)
Thị trường XK
Tây Âu
Trung Đông
Hoa kỳ
Đông Âu và Nga
Châu Á
Nam Mỹ
Australia

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

0,46
2,00

15,00
2,00

33,30
16,10


27,55
4,26

17,22
12,61

0,10
19,00
11,00
6,00
15,00

0,39
61,66
10,00
2,00
9,00

9,80
9,20
16,89
5,12
16,23

8,26
9,60
18,59
4,34
c


35,29
3,92
16,03
2,01
12,92

(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Agifish các năm 2007 – 2011)

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 21


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu các năm 2007 - 2011
Qua biểu đồ 3, cho thấy năm 2011 cơ cấu thị trường xuất khẩu có nhiều thay đổi so
với các năm trước, trong đó Hoa Kỳ và Trung Đông là những thị trường có mức tăng
trưởng tốt nhất và Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của AGF.
Ở trong nước, thị trường nội địa đã được quan tâm đúng mức, thể hiện qua sự có mặt
của nhiều sản phẩm thủy sản tại các siêu thị và qua việc tổ chức các hội chợ thủy sản
tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tham gia các gian hàng tại Hội chợ Nông nghiệp Cần
Thơ.
Công ty đã có hơn 100 sản phẩm chế biến từ cá da trơn cung cấp cho các nhà hàng và
hệ thống siêu thị trong nước, hệ thống phân phối Metro, Co.op Mart, các đại lý, các
bếp ăn tập thể, trường học... ở hơn 50 tỉnh thành trong cả nước.
2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
2.4.1 Tóm tắt kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2007 – 2011
Sau khoảng thời gian ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế thế giới vào cuối
năm 2007 đến 2009, năm 2010 đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của thương hiệu AGF

trên thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước sau thời gian bị tụt hậu do sự
phát triển vượt trội của các doanh nghiệp cùng ngành để vươn lên vị trí thứ 4 từ vị trí
thứ 10 năm 2009, và vươn lên vị trí thứ 3 các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa
hàng đầu Việt Nam năm 2011, sau Vĩnh Hoàn và Hùng Vương. Để thực hiện được
điều đó, AGF đã mạnh dạn tổ chức, sắp xếp lại sản xuất; hợp lý hóa dây chuyền sản
xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Công tác thị trường đã có những
bước tiến đáng kể khi khôi phục lại quan hệ với những khách hàng tiềm năng đã mất

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 22


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

trong khi vẫn duy trì, chăm sóc tốt khách hàng truyền thống bằng uy tín được thể hiện
ở chất lượng sản phẩm và giao hàng đúng hạn. Đặc biệt, sự quan tâm đúng mức đối
với người lao động, chế độ lương, thưởng và các chế độ bảo hiểm thỏa đáng giúp
công ty giữ chân được lực lượng lao động lành nghề mang lại sự ổn định trong sản
xuất và chất lượng. Tuy nhiên, lãi suất huy động vốn vẫn duy trì ở mức cao trong năm
đã làm cho lợi nhuận không đạt kế hoạch đề ra.
Với những nỗ lực trên, mặc dù năm 2011 cũng còn rất nhiều khó khăn trong bối cảnh
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn trong vòng xoáy của lạm phát và bất ổn
vĩ mô, nhiều khó khăn thách thức đối với ngành cá tra, chi phí nguyên liệu đầu vào
liên tục tăng, Công ty Agifish vẫn đạt được những kết quả khả quan như sau:
− Doanh thu năm 2011 tăng 55% so năm 2010, và vượt 38% so kế hoạch
− Lợi nhuận trước thuế năm 2011 tăng 50% so năm 2010 và so kế hoạch đạt
96,5%
Năm 2011, do TTCK chưa phục hồi và có chiều hướng tiếp tục xấu, công ty phải trích
lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn Quỹ Tầm nhìn SSI (SSIVF) 4 thêm

12,04 tỷ đồng nâng tổng số trích lập dự phòng đến 31/12/2011 lên 24,45 tỷ đồng.
Mặt khác, cùng với việc ban hành Nghị định số 70/2011/NĐ-CP, tăng lương tối thiểu,
công ty đã thực hiện trích lập trợ cấp thôi việc theo Bộ luật Lao động thêm 10,04 tỷ.
Đến 31/12/2011, tổng số tiền dự phòng trợ cấp thôi việc là 20,12 tỷ đồng.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011 đạt được như trên phải kể đến sự kiện năm 2010
Công ty Agifish trở thành công ty con của Công ty Cổ phần Hùng Vương, khi Công ty
Cổ phần Hùng Vương nắm giữ 6.568.466 cổ phiếu, chiếm 51,08%. Mối liên kết này đã
tạo ra sức mạnh vượt trội vì hoạt động cùng ngành và là 2 công ty hàng đầu của ngành
cá Việt Nam. Cụ thể:
- Công ty Cổ phần Hùng Vương đã hỗ trợ về nguyên liệu đầu vào cho Agifish khi
thị trường cá khan hiếm.
- Giúp tổ chức, sắp xếp lại nhân sự quản lý cho phù hợp nhằm phát huy tối đa năng
lực của từng cá nhân. Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và tài chính…
- Không còn sự cạnh tranh giữa hai công ty, đã tạo ra sự hợp nhất về thị phần xuất
khẩu.

4

Quỹ tầm nhìn SSIVF là quỹ thành viên dạng đóng với tổng giá trị góp vốn ban đầu là 1.700 tỷ đồng (tương
ứng 170 triệu chứng chỉ quỹ mệnh giá 10.00 đồng), được UBCK cấp phép thành lập ngày 03/08/2007. SSIVF
được công ty quản lý quỹ do công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nắm 100% vốn. Cổ đông giữ 64,5 triệu
chứng chỉ quỹ, tương đương 37,94% vốn điều lệ của SSIVF. AGF là một trong những cổ đông lớn của SSIVF,
tỉ lệ nắm giữ 5,88% (BCTC Agifish, tháng 3/2011)

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 23


Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang


2.5 Phân tích kết quả kinh doanh qua các tỷ số tài chính
2.5.1. Tỷ số thanh toán
2.5.1.1 Tỷ số thanh toán hiện hành
Bảng 2.2 Bảng so sánh chỉ số thanh toán hiện hành giữa Agifish với ngành thủy sản
Chỉ tiêu

Đvt

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tỷ số thanh toán
Lần
hiện hành (a/b)
a. Tài sản ngắn hạn Tr.đ

1,62

0,97

1,16


1,06

1,15

360.337

641.328

663.861

765.944

1.199.753

b. Nợ ngắn hạn

Tr.đ

221.752

661.601

574.739

720.262

1.041.410

Chỉ tiêu ngành


Lần

-

1,41

1,37

1,31

1,26

(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Agifish các năm 2007 – 2011)

Biểu đồ 2.2: so sánh chỉ số thanh toán hiện hành giữa Agifish với ngành thủy sản
Nhận xét:
- Nhìn chung, tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty bình quân qua các năm đều
trên 1 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động và
đầu tư ngắn hạn khá tốt, tuy nhiên trong năm 2008 thì tỷ số thanh toán hiện hành chỉ
đạt 0,97 lần thấp nhất trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011, nguyên nhân là do
tốc độ gia tăng trong nợ ngắn hạn nhất là khoản vay ngắn hạn (chiếm tỷ trọng lớn nhất
72,77% trong nợ ngắn hạn) nhanh hơn so với tốc độ gia tăng trong tài sản ngắn hạn.
- Xét về chỉ tiêu của ngành, thì tỷ số thanh toán hiện hành của công ty luôn đạt từ
80% so với ngành, chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty
khá tốt, khả năng tự chủ tài chính trong hoạt động kinh doanh của công ty luôn ổn
định.

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 24



Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

2.5.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh
Bảng 2.3 Bảng so sánh chỉ số thanh toán hiện hành giữa Agifish với ngành thủy sản
Chỉ tiêu

Đvt

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tỷ số thanh toán
nhanh [(a-b)/c]
a. Tài sản ngắn hạn

Lần

0,83

0,57


0,73

0,55

0,68

Tr.đ

360.337

641.328

663.861

765.944

1.199.753

b. Hàng tồn kho

Tr.đ

176.313

265.349

246.601

368.791


493.097

c. Nợ ngắn hạn

Tr.đ

221.752

661.601

574.739

720.262

1.041.410

Chỉ tiêu ngành

Lần

-

0,85

0,89

0,76

0,7


(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Agifish các năm 2007 – 2011)

Biểu đồ 2.3: so sánh chỉ số thanh toán hiện hành giữa Agifish với ngành thủy sản
Nhận xét:
Khả năng thanh toán nhanh của công ty trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm
2011 đều trên 50%, điều này cho thấy công ty có chính sách quản lý hợp lý trong việc
gia tăng tài sản ngắn hạn nhất là hàng tồn kho, ngoài ra khả năng thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn của công ty không phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho hay nói cách khác
là công ty có khả năng tự chủ về tài chính khá tốt.
Do ảnh hưởng lạm phát trong nước và cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động
không nhỏ đến lượng tiêu thụ hàng hóa của công ty và khả năng thanh toán của đối
tác, do đó công nợ của công ty có xu hướng gia tăng (từ 112.782 triệu đồng năm 2007
lên 530.390 triệu đồng trong năm 2011) đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh
của công ty, và chỉ số này luôn dao động không ổn định, trong đó đạt thấp nhất vào
năm 2010 với 0,55 lần trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011.

GVHD: PGS-TS. Lê Thị Lanh

Trang 25


×