Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích tác động của thuế đến thị trường vốn trong điều kiện nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.92 KB, 6 trang )

BÀI TẬP MÔN: KINH TẾ CÔNG CỘNG
Đề tài: Phân tích tác động của thuế đến thị trường vốn trong điều kiện nền
kinh tế đóng và nền kinh tế mở
Nhóm 5 - Lớp Kinh tế phát triển K 19:
1. Vũ Thị Quỳnh Châu
2. Nguyễn Thị Liên
3. Trần Thị Lan Phương
4. Lê Thị Hồng Thúy
5. Đặng Thu Trang


I. Giới thiệu chung về thuế
1. Vai trò của thuế
Thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách quốc gia. Ngân sách có
thể huy động nguồn thu bằng nhiều cách khác nhau nhưng không có một nguồn
thu nào mang tính chất bền vững và cơ bản như thuế.
Thuế là một công cụ tác động vào sự phân bổ nguồn lực trong xã hội. Xét
về mặt tiêu dùng, thuế đã phân bổ lại các nguồn lực từ cách sử dụng tư nhân sang
cách sử dụng công cộng theo hai con đường:
- Thứ nhất, nó làm giảm thu nhập mà cá nhân có thể sử dụng để mua sắm
hàng hóa và dịch vụ, tức làm giảm khả năng đòi hỏi sử dụng các nguồn lực của
họ.
- Thứ hai, doanh thu thuế mà Chính phủ thu được lại được dùng để cung
cấp các hàng hóa dịch vụ mà thông thường thị trường không cung cấp hiệu quả.
Nếu xét về mặt sảng xuất, thuế có thể thay đổi quyết định đầu tư vào sản xuất của
các hãng, chú trọng hơn đến các ngành được ưu đãi về thuế và rút dần khỏi các
ngành đang phải chịu thuế cao. Như vậy bằng công cụ đánh thuế, Chính phủ có
thể thay đổi cơ chế khuyến khích đối với các hãng, nhờ đó có thể điều chỉnh được
cơ cấu kinh tế theo định hướng của mình.
Thuế cũng là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân trong xã
hội. Trong qua thuế thu nhập, Chính phủ sẽ khấu trừ thu nhập của các cá nhân theo


các tỉ lệ khác nhau. Sau đó, doanh thu thuế lại được sử dụng một phần cho các
chương trình thanh toán chuyển nhượng nhằm trợ giúp cho người nghèo. Bằng
cách này, Chính phủ có thể phần nào giảm bớt những bất bình đẳng về thu nhập
trong xã hội. Ngoài ra, thuế đánh vào hàng hòa còn tạo a những gánh nặng thuế
khác nhau cho các nhóm người khác nhau trong xã hội, vì thế cũng làm thay đổi
tương quan phân phối thu nhập và lợi ích giữa họ.
2. Phạm vi ảnh hưởng của thuế


Phạm vi ảnh hưởng của thuế là một khái niệm chung để chỉ tác động của
thuế đến sự thay đổi thu nhập của các đối tượng có liên quan.người ta thường đề
cập đến hai loại phạm vi ảnh hưởng của thuế
Phạm vi ảnh hưởng theo luật định: thể hiện ai là đối tượng phải chi trả
thuế theo luật định.
Giả sử Chính Phủ quyết định đánh thuế vào mỗi bao thuốc lá xuất xưởng là
5000 đ. Khi đó người sản xuất thuốc lá là người chịu thuế theo luật định. Tuy
nhiên, nếu sau khi đánh thuế giá rượu trên thị trường chỉ tăng 4000đ/ chai thì
trường hợp này người tiêu dùng đã phải chịu 4/5 gánh nặng của thuế dưới hình
thức phải trả giá cao hơn cho thuốc lá, còn người sx chỉ chịu 1/5 gánh nặng của
thuế mà thôi (vì anh ta phải có nghĩa vụ nộp thuế 5000đ/bao, nhưng anh ta có khả
năng tăng giá thuốc được 4000đ/bao, tức là anh ta thực sự phải bỏ thêm từ túi
mình ra 1000đ/ bao nữa để trả thuế). Như vậy thực chất gánh nặng thuế đã được
san sẻ cho cả 2 người.
Phạm vi ảnh hưởng kinh tế: sự thay đổi thu nhập thực tế của các cá nhân
do ảnh hưởng của thuế gây ra.
Như vậy chỉ có phạm vi ảnh hưởng kinh tế, chứ không phải phạm vi ảnh
hưởng luật định, mới cho chúng ta biết thực chất gánh nặng thuế đã được phân
chia như thế nào giữa các cá nhân trong xã hội.
3. Sự chuyển thuế
Sự khác nhau giữa phạm vi ảnh hưởng luật định và phạm vi ảnh hưởng

kinh tế của thuế gọi là sự chuyển thuế.
Có thể có 2 dạng chuyển thuế
Chuyển thuế thuận chiều là sự chuyển thuế từ người sản xuất khi họ là
người chịu thuế theo luật định sang cho người tiêu dùng dưới dạng nâng cao giá trị
hàng. Ví dụ: đánh thuế rượu.
Chuyển thuế ngược chiều là sự chuyển thuế từ người tiêu dùng, khi họ là
đối tượng chịu thuế luật định, sang người sản xuất hay người bán hàng bằng cách
làm giảm giá hàng hóa chịu thuế. Ví dụ các doanh nghiệp phản ứng lại với việc CP


bắt họ trả tiền bảo hiểm xã hội cho công nhân thông qua việc giảm tiền lương của
công nhân.
4. Thuế đơn vị và thuế giá trị
- Thuế đơn vị là thuế đánh 1 lượng cố định trên từng đơn vị sản phẩm được bán.
- Thuế giá trị: là thuế đánh theo 1 tỷ lệ % nhất định của giá bán. Ví du: đánh thuế
nhập khẩu 100% vào rượu nhập ngoại
Việc phân tích phạm vi ảnh hưởng của hai loại thuế này rất tương tự nhau nên
trong phần trình của chúng tôi về sau chỉ đi vào phân tích tác động của thuế đơn
vị.
II. Phân tích ảnh hưởng của thuế trên thị trường vốn
Một cách nghiên cứu phạm vi ảnh hưởng của thuế khá đơn giản và hữu ích
là chỉ xem xét một thị trường đang chịu tác động của thuế mà bỏ qua những ảnh
hưởng lan truyền có thể có của thị trường này sang thị trường khác. Phân tích tác
động của thuế đến thị trường vốn được bắt đầu bằng việc phân tích lại đặc điểm
của thị trường vốn.
1. Nền kinh tế đóng
Trong nền kinh tế đóng, vốn được luân chuyển tự do, nền kinh tế trong
nước không có quan hệ ngoại thương với nền kinh tế thế giới thì cung về vốn hoàn
toàn do tiết kiệm trong nước đáp ứng. Vốn phụ thuộc hoàn toàn vào tiết kiệm, tiết
kiệm phụ thuộc vào lãi suất nên vốn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào lãi suất trong

nước. Khi đó sẽ hợp lý nếu giả định đường cầu về vốn đi xuống và đường cung đi
lên, điều này có nghĩa là lãi suất tăng thì các hãng sẽ có ít cầu về vốn hơn và cá
nhân sẽ muốn tiết kiệm nhiều vốn hơn. Khi đó tác động của thuế sẽ giống như với
các hàng hóa khác.


Gánh nặng thuế
người vay vốn chịu
i

Sk
Dk

D’k

Gánh nặng
thuế mà người
cho vay vốn
chịu

K

Hình 1: Cung cầu vế vốn trong nền kinh tế đóng
Ví dụ về: Phân chia gánh nặng thuế khi cầu co giãn nhiều, cung co giãn ít

2. Nền kinh tế mở
Với một nền kinh tế mở và vốn hoàn toàn luân chuyển tự do giữa các nước
thì sẽ chỉ có một thị trường về vốn, đó là thị trường vốn thế giới.
Bất kể khi nào lãi suất trong nước cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất thế giới
thì đều xuất hiện một luồng vốn vào hoặc ra khỏi trong nước đó để cân bằng lãi

suất trong nước bằng lãi suất quốc tế.
rnội địa > rquốc tế : vốn chảy vào trong nước
rnội địa < rquốc tế : vốn chảy ra thị trường quốc tế
Đường cung về vốn mỗi nước là đường nằm ngang, điều này thể hiện rằng
doanh nghiệp trong nước có thể vay bất kỳ một lượng vốn nào tại lãi suất quốc tế
(cung hoàn toàn co giãn với lãi suất). Trong trường hợp này, sức mạnh thị trường
phụ thuộc hoàn toàn vào người có vốn cho vay, còn người vay vốn (các doanh
nghiệp trong nước) chịu hoàn toàn gánh nặng thuế (như hình vẽ mô tả).


i
Gánh nặng thuế do người
tiêu dùng chịu hoàn toàn
i1

S’

io
S
D
O

K1

Ko

K

Hình 2: Thuế đánh vào thị trường vốn trong nền kinh tế mở
Khi đường cung nằm ngang, thuế không làm thay đổi lãi suất trên thị trường nên người

tiêu dùng phải gánh chịu toàn bộ gánh nặng thuế

Mặc dù trong một thế giới đang có xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa
thương mại như ngày nay, vốn vẫn chưa thể lưu chuyển tự do hoàn toàn giữa các
nước, tức là đường cung về vốn không hoàn toàn nằm ngang, nhưng từ phân tích
trên có thể rút ra bài học thực tiễn nhất định, Chính phủ nào bỏ qua tác động của
thương mại quốc tế sẽ thổi phồng lên khả năng đánh thuế vốn của mình. Nền kinh
tế càng mở thì thuế vốn càng tạo thêm gánh nặng cho những người sản xuất trong
nước đang rất cần vốn để phát triển sản xuất.



×