Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Phân tích tài chính công ty cổ phần cơ điện và xây dựng việt nam (MECO) – MCG và công ty cổ phần xây dựng cotec – CTD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.54 KB, 37 trang )

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Đề tài: Phân tích tài chính 2 công ty trong ngành xây dựng: Công ty cổ phần Cơ điện và
Xây dựng Việt Nam (MECO) – MCG và Công ty cổ phần Xây dựng Cotec – CTD

1


MỤC LỤC

I.

TÌNH HÌNH VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ:
1. Về tình hình kinh tế vĩ mô:
Năm 2011 là năm mà nền kinh tế trong nước cũng như thế giới đối diện với nhiều
thách thức. Bên cạnh việc phục hồi khá tích cực thì vấn đề nợ công khiến nhiều quốc
gia chao đảo. Trong nước, lạm phát và lãi suất cao đã ảnh hưởng một cách toàn diện
lên nền kinh tế và đời sống người dân. Thị trường bất động sản, chứng khoán lao dốc;
giá vàng nổi sóng; sức ép tái cấu trúc nền kinh tế ngày càng lớn. Hiện tại, lạm phát chỉ
còn tăng chậm nhưng lãi suất vẫn cao và kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Tăng trưởng kinh tế
Bước sang năm 2011, đà phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 bị gián đoạn.
Tăng trưởng GDP của năm 2011 là 5,89%, thấp hơn mức 6,78% của năm 2010 và
thấp hơn nhiều mức tiềm năng 7,3% (Viện CL&CSTC) của nền kinh tế cũng như mức
tăng trưởng 7,9% của các nước đang phát triển ở châu Á trong năm 2011. Tăng
trưởng giảm sút chủ yếu do giảm sút của khu vực công nghiệp & xây dựng và dịch vụ,
nhất là các ngành chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng: tài chính – tín
dụng, xây dựng, kinh doanh tài sản & dịch vụ tư vấn.

2



Tình hình tăng trưởng của từng khu vực kinh tế trong năm 2011 cụ thể như sau:
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 là 4%, cao
hơn nhiều mức 2,78% của năm 2010 và xấp xỉ mức tăng trưởng trước của thời kì
trước khủng hoảng. Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
được sự đóng góp của cả ba ngành, cụ thể là nông nghiệp tăng trưởng 3,7% (so với
mức 2,4% năm 2010), lâm nghiệp tăng trưởng 5,0% (so với mức 3,9% năm 2010) và
thủy sản tăng trưởng 5,5% (so với mức 4,4% năm 2010). Nguyên nhân là nông nghiệp
gặp điều kiện thuận lợi về thời tiết và giá hàng hóa thế giới. Theo dự tính của IMF, giá
hàng hóa thế giới không kể dầu năm 2011 tăng 11%.
Sang tháng 1/2012, tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong
tháng đầu năm tương đối ổn định và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Công nghiệp và xây dựng
Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2011 là 5,53%, thấp
hơn mức 7,7% của năm 2010 và thấp hơn nhiều mức tăng trưởng trên 10% trung
bình giai đoạn 2000-2007 . Như vậy, kể từ năm 2008, tốc độ tăng trưởng của khu vực
công nghiệp và xây dựng luôn thấp hơn khu vực dịch vụ. Khi ngành công nghiệp đạt
tốc độ tăng trưởng 7,43%, cao hơn mức 7,03% của năm 2010, sự giảm sút của công
nghiệp và xây dựng trong năm 2011 hoàn toàn do giảm sút của ngành xây dựng khi
ngành này chỉ đạt tốc độ tăng trưởng âm 0,97% (năm 2010 khu vực này tăng trưởng
đến 10,06%). Trong điều kiện công nghiệp khai thác tiếp tục có mức tăng trưởng âm,
công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng trong năm 2011 là do công nghiệp chế
biến khi ngành này (chiếm 57,3% toàn ngành công nghiệp) duy trì được độ tăng
trưởng xấp xỉ năm 2010. Một trong những lý do công nghiệp chế biến duy trì được tốc
độ tăng trưởng là do xuất khẩu của ngành này tăng mạnh trong năm 2011, ở mức
23,7%.

3



Sang tháng 1/2012, do tháng 1/2012 là tháng Tết (trong khi Tết năm ngoài vào
tháng 2/2011) nên chỉ số sản xuất công nghiệp đã giảm giảm 2,4% so với cùng kỳ năm
trước.
Xét về cơ cấu, khu vực công nghiệp và xây dựng được đặc trưng bởi xu hướng giảm
tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế
biến. Nếu như năm 1995 tỷ trọng của ngành khai thác là 18% thì tỷ trọng này chỉ còn
9% vào năm 2011. Trong khi đó, cũng trong giai đoạn trên, tỷ trọng của ngành chế
biến đã tăng từ 52% lên 62%. Ngoài ra, riêng trong năm 2011, đã có sự sụt giảm nhẹ
của ngành xây dựng khi ngành này chiếm tỷ trọng 21%, so với mức 23% của năm
2010.
Dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ năm 2011 là 6,99%, thấp hơn mức 7,52%
của năm 2010. Dịch vụ giảm sút tăng trưởng là do giảm sút của hầu hết các ngành
dịch vụ, nhất là ngành kinh doanh bất động sản. Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh
doanh bất động sản trong năm 2011 chỉ ở mức 1,8%, so với mức thấp 2,6% của năm
2010, do tín dụng cho khu vực bất động sản bị thắt chặt. Ngành khách sạn và nhà
hàng cũng giảm tốc độ tăng trưởng từ 8,7 (2010) xuống 7,1% (2011) do tình hình
kinh tế thế giới đình trệ đã khiến số khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2011 chỉ
tăng 19,1%, thấp hơn nhiều mức tăng 34,8% của năm 2010.
Lạm phát
Bước sang năm 2011, lạm phát đã liên tục gia tăng trong nửa đầu năm, gây nguy
cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô. Tháng 8/2011, tỷ lệ lạm phát so cùng kì năm trước đã
lên tới 23%, cao hơn hẳn mức lạm phát 19,9% của năm 2008. Trước tình hình trên,
Chính phủ đã có Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 24/02/2011), đề ra 6 nhóm giải pháp
nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó tập trung vào kiềm chế lạm phát. Nhờ thực hiện
quyết liệt những giải pháp trên, tình hình lạm phát đã được cải thiện trong cuối quý
3/2011 khi tốc độ tăng CPI hàng tháng bắt đầu giảm từ tháng 8/2011 và duy trì ở

4



mức dưới 1% cho đến cuối năm. Sang tháng 1/2012, mặc dù là tháng Tết, chỉ số giá
CPI cũng chỉ tăng 1% so với tháng trước. Nếu loại trừ nhóm lương thực thực phẩm,
CPI tháng 1/2012 chỉ tăng là 0,99% so với tháng trước (thấp hơn mức 1,31% của
tháng 1/2011).
Tuy nhiên, với tỷ lệ lạm phát 18,13%, nếu không tính năm 2008, năm 2011 là năm
có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1992. Nếu so với mức lạm phát của tháng
11/2011 của các nước được thống kê bởi Tradingeconomics, tỷ lệ lạm phát của Việt
Nam chỉ đứng sau Kenya và Venezuela là hai nước có tỷ lệ lạm phát là 18,91% và
27,7%. Như vậy, từ năm 2007, lạm phát có chiều hướng mất ổn định hơn và biểu hiện
tính chu kì. Chu kì này vào khoảng 3 năm khi tỷ lệ lạm phát đã lên đến đỉnh điểm vào
tháng 8/2008 (28,23%) và tháng 8/2011 (23,02%).
Nguyên nhân của tình trạng lạm phát cao trong năm 2011 về cơ bản là do tiền tệ đã
được nới lỏng trong một thời gian dài. So với các nước trong khu vực, tốc độ tăng
cung tiền M2 của Việt Nam khá cao. Tính trung bình giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng
cung tiền M2 của Việt Nam dẫn đầu với mức tăng 31,4%, sau đó là của Trung Quốc
(17,8%), Inđônêxia (13%), Philipin (10,2%), Malaysia (8,7%) và Thái Lan (6,2%).
Riêng năm 2010, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam thậm chí lên tới 33,3%. Do cung
tiền tăng nhanh nên tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam tăng lên rất nhanh. Từ
sau khủng hoảng tài chính 1997-1999, trong khi các nước trong khu vực có xu hướng
duy trì ổn định tỷ lệ cung tiền trên GDP thì tỷ lệ này luôn có xu hướng tăng ở Việt Nam.
Nếu như năm 2000 tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam chỉ là 50,5% thì tỷ lệ này
đã lên tới 140,8% vào năm 2010. Đồng thời, tỷ lệ tín dụng trên GDP cũng tăng nhanh,
từ 39,7% năm 2001 lên 71,2% năm 2005 và 135,8% năm 2010. Tín dụng tăng nhanh
đã giúp giới đầu cơ đẩy giá bất động sản tăng cao trong một thời gian dài, đặt nền
kinh tế trong trạng thái “bong bóng” bất động sản. Bong bóng bất động sản khuyến
khích người dân tiết kiệm ít đi và tiêu dùng nhiều hơn, tạo áp lực cho giá cả.
Bên cạnh đó, tính thiếu tính nhất quán của chính sách tiền tệ đã phần nào tác động
tiêu cực đến tâm lý của người dân về lạm phát. Mặc dù hàng năm Quốc hội đề ra giới

hạn lạm phát nhưng trên thực tế, các năm 2004, 2005, 2007 và 2008 tốc độ lạm phát

5


thực tế đã cao hơn giới hạn đề ra. Ngoài ra, việc thực hiện điều chỉnh tăng lương, giá
điện, xăng dầu theo định kỳ hàng năm cũng khiến gia tăng mức lạm phát kì vọng, góp
phần làm tăng lạm phát thực tế. Đồng thời, giá của những loại hàng hóa quan trọng
như xăng dầu, điện, than… bị kìm giữ quá lâu, làm thu hẹp không gian chính sách, đến
khi buộc phải thực hiện xóa bỏ bao cấp thì lại thực hiện dồn dập vào một thời điểm
gây hiệu ứng tâm lý, làm giảm hiệu quả của các giải pháp kiềm chế lạm.
Thị trường tiền tệ
Lãi suất có xu hướng tăng cao từ đầu năm 2011 do áp lực của lạm phát. Tuy nhiên,
trong quý 3/2011, lãi suất cho vay VNĐ có xu hướng giảm, nhưng không nhiều, do can
thiệp của NHNN buộc các ngân hàng thực hiện nghiêm chỉnh quy định về trần lãi suất
14% và thành lập nhóm 12 ngân hàng lớn để ổn định thị trường.
Lãi suất liên ngân hàng, so với cuối năm 2011, tăng mạnh trong quý 1/2011, sau đó
giảm nhẹ trong hai quý tiếp theo và đột ngột tăng cao vào thời điểm cuối năm 2011.
Lãi suất liên ngân hàng tăng trong năm 2011 có nhiều khả năng là do khi trần lãi suất
được giữ nghiêm ở mức 14% nhiều ngân hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn khi đi huy động
vốn nên phải vay trên thị trường liên ngân hàng. Nhưng sau đó với động thái bơm
ròng 22.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng đã giảm
trong tháng 9/2011. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu thanh toán tăng
lên lãi suất liên ngân hàng đã tăng cao trở lại.
Ngoài vấn đề lãi suất tăng cao, còn một hiện tượng đáng chú ý là đường cong lãi
suất bị đảo ngược đối với lãi suất liên ngân hàng kì hạn 6 tháng và 12 tháng. Hiện
tượng trên có thể phản ánh kì vọng của các ngân hàng lãi suất sẽ giảm trong tương
lai (khi lạm phát giảm) hoặc việc các ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài
hạn mà nguyên nhân có thể do với lãi suất trần 14% các ngân hàng buộc phải huy
động tiền gửi ngắn hạn để giữ khách.


2. Chính sách kinh tế vĩ mô
Khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô

6


Bước sang năm 2011, do tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu bất ổn, nhất là
tình hình lạm phát. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQCP (ngày 24/02/2011) về những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và
cắt giảm nhập siêu. Đây là văn bản thể hiện quyết tâm của Chính phủ thực hiện thắt
chặt chính sách kinh tế vĩ mô. Các giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 11 bao gồm:
- Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện
thanh toán khoảng 15 – 16%; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực
phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.
- Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá
nhân trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân
hàng.
- Tăng thu NSNN 7-8% so với dự toán, tiết kiệm chi thường xuyên, giảm bội chi
ngân sách nhà nước năm 2011 xuống dưới 5% GDP.
- Không mở rộng đối tượng phạm vi bảo lãnh của Chính phủ, bảo đảm dư nợ Chính
phủ, dư nợ công, dư nợ nước ngoài trong giới hạn an toàn và an toàn tài chính quốc
gia, giảm tối thiểu 10% kế hoạch tín dụng đầu tư từ nguồn vốn tín dụng nhà nước, cắt
giảm các dự án đầu tư ngoài lĩnh vực sản xuất của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty
nhà nước
- Kiểm soát nhập khẩu để hạn chế nhập siêu.
Chính sách tài khóa
Tình hình NSNN trong năm 2011 nhìn chung diễn biến theo chiều hướng tích cực
khi bội chi ngân sách giảm xuống 4,9% GDP, thấp hơn nhiều mức thâm hụt 5,6% GDP
của NSNN năm 2010. Tính đến 31/12/2011 dự kiến nợ công là 54,6% GDP (so với
mức 57,3% GDP năm 2010), nợ chính phủ là 43,6% GDP (so với mức 45,7% GDP năm

2010) và nợ quốc gia là 41,4% GDP (so với mức 42,2% GDP năm 2010).

7


Chính sách tài khóa trong năm 2011 đã thể hiện rõ chủ trương thắt chặt so với năm
2010. Cụ thể là, so với năm 2010, trong năm 2011 tỷ lệ trên GDP của chi đầu tư phát
triển đã giảm từ 8,6% xuống 6,9%.
Chính sách tiền tệ
Trong năm 2011, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát,
tăng trưởng tín dụng và cung tiền đều ở mức rất thấp so với các năm trước. Cụ thể, tín
dụng tăng ở mức 12%, so với mức 29,8% của năm 2010 và cung tiền tăng ở mức 10%,
so với mức 25,3% của năm 2010. Tuy nhiên, việc điều hành chính sách tiền tệ vẫn chưa
thực sự nhất quán khi trong tháng 8/2011 cung tiền đã bất ngờ tăng tới 5,56% so với
tháng trước. Sau đó, trong tháng 9/2011, NHNN cũng đã bơm ròng 22.000 tỷ đồng
qua nghiệp vụ thị trường mở để ổn định lãi suất liên ngân hàng. Động thái trên của
NHNN là nhằm giúp các ngân hàng thực hiện quy định về trần lãi suất huy động 14%.
Tuy nhiên, chủ trương này có thể ảnh hưởng đến những nổ lực kiềm chế lạm phát.
Việc áp dụng trần lãi suất cũng cho thấy khả năng của NHNN trong điều hành lãi
suất thông qua cung tiền và thị trường mở bị hạn chế. Trong điều kiện lạm phát lên
tới 18% thì việc áp dụng trần lãi suất 14% là rất khó thực hiện, buộc các ngân hàng
phải tìm đủ mọi cách để “lách” quy định.
Chính sách tỷ giá
Điều hành tỷ giá trong năm 2011 về cơ bản là đúng hướng, giúp tình hình xuất
khẩu trong năm rất khả quan. Tuy nhiên, cần lưu ý xu hướng đồng Việt Nam lên giá
thực, có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu về lâu dài. Xu hướng
tăng giá thực cũng làm tăng kì vọng về giảm giá danh nghĩa của đồng Việt Nam, làm
gia tăng tình trạng găm giữ ngoại tệ và theo đó ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối.
Ngoài ra, chủ trương ổn định tỷ giá ổn định có thể khuyến khích các khoản vay bằng
ngoại tệ, được xem là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở Thái Lan

năm 1997. Thực tế, trong năm 2011 tín dụng ngoại tệ đã tăng 18,7%, trong khi tín
dụng VND chỉ tăng 10,2%.

8


Tái cấu trúc nguồn vốn toàn xã hội
Ngày 8/7/2011, Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước thành CTCP được ban hành đã tạo tiền đề tái cấu trúc hàng loạt DNNN. Mục
tiêu hàng đầu của CPH là huy động vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để
nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Khá nhiều chủ trương CPH được nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm như cổ
phần hóa 10 DN thuộc Bộ Công Thương; 6 DN thuộc Vinachem; các DN thuộc Vietnam
Airlines; 6 doanh nghiệp thuộc TCT đường sắt; Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị; Các
đơn vị thành viên của Tập đoàn Sông Đà; BIDV; VNSteel; CPH Mobifone; PV Oil, Điện
Nhơn Trạch...

II. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XÂY DỰNG:
Là một ngành chịu tác động trực tiếp bởi những biến động chung của nền kinh
tế vĩ mô, trong 9 tháng đầu năm 2011, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng Việt Nam
sụt giảm mạnh và không còn là động lực hàng đầu của tăng trưởng kinh tế nói chung.
Mặc dù vẫn được hưởng lợi từ chính sách chung của Chính phủ là ưu tiên phát
triển hạ tầng khi cơ sở hạ tầng Việt Nam còn rất yếu kém, ngành Xây dựng bị
ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ. Dự báo ngành Xây
dựng sẽ tiếp tục có một năm khó khăn trong 2012 khi những khó khăn cả về đầu ra và
đầu vào của ngành chưa thể giải quyết được.

1. Số liệu tổng quan:
Số lượng DN niêm yết


HOSE: 41DN

9


Vốn hóa ngành (tỷ VND)
% Tổng vốn hóa thị trường
Tổng số CP lưu hành (tr CP)

HNX: 101 DN
25.297
4,72%
2.611,37

SLCPGD TB 30 ngày (trCP)

10,68

SLCPGD TB 90 ngày (trCP)
PE ngành
PB ngành
PE VN_Index
PB VN_Index

12,69
6,09
0,53
8,61
1,45


9T’201
9T’201
9T’200
1
0
9
Giá trị SXKD (tỷ VND)
101.564
82.578
65.113
Tỷ trọng trong tổng GDP
5,94%
6,05%
5,63%
Tốc độ tăng trưởng năm (giá năm 1994)
4,91%
10,25%
9,73%
Tổng hợp doanh nghiệp niêm yết trong 6 tháng đầu năm qua các năm

H1’2011



H1’20
10

ng


H1’20
09

Tăn
g

64.245.7

56.784.

trưở
13,

43.87

Vốn chủ sở hữu
Doanh
thu
thuần
(Tr.VND)

46 12.958.6
38.326.8

59910.962.
32.502.

13 18,
17,


9.560.
2.247
24.58

3 14,6
32,2

Lợi ) nhuận
(Tr.VND
Lợi
nhuận
(Tr.VND)

03 5.103.29
3 1.141.26

0654.504.0
55 1.160.9

92 13,

2.560.
1.848
0931.704.

2 75,9

3 8,8
1,78


94 10,59
1,04

Tổng tài sản (Tr.VND)

(Tr.VND
ROE (%)
)
ROA (%)
EPS (VND)

gộp
ròng

30 -1,7

trưởng
29,4

3 8,08

18411,24
2,45

1.652

BVPS (VND)
18.758
Số liệu KQKD lũy kế 4 quý đến kỳ Bloomberg cập nhật nhất; đã loại
trừ các doanh nghiệp không có đủ số liệu cho 3 năm .


10

Nguồn: Bloomberg


Diễn biến ngành
Tỷ trọng đóng góp vào GDP giảm nhẹ
•Theo

số liệu của Tổng cục thống kê, tổng giá trị sản phẩm trong nước (GDP) ngành xây

dựng đạt 101.564 tỷ VND, đóng góp 5,94% vào tổng sản phẩm trong nước trong 9
tháng đầu năm 2011, giảm nhẹ tỷ trọng so với cùng kỳ năm 2010 (6,05%).
Ngành xây dựng không còn là ngành dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng

11


•So

với cùng kỳ năm 2010, ngành xây dựng đạt mức tăng trưởng 4,92% so với cùng kỳ
năm ngoái (tính theo giá năm 1994). Những khó khăn của nền kinh tế nói chung và
của ngành xây dựng nói riêng trong 3 quý đầu năm 2011 đã làm tốc độ tăng
trưởng của ngành giảm rõ rệt, từ mức 2 con số của năm 2010 (10,25%) xuống chỉ còn
gần 6% và mất đi vị trí là một trong những ngành tăng trưởng hàng đầu trong nền
kinh tế trong những năm trước đây.
Chính phủ vẫn đặt ưu tiên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng

•Một


trong những thuận lợi lớn nhất đối với ngành Xây dựng là Chính phủ Việt Nam vẫn

ưu tiên đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng mặc dù có định hướng chung là cắt giảm
đầu tư công. Chi cho đầu tư phát triển là khoản chi lớn thứ 2 của ngân sách nhà nước
hàng năm sau khoản chi thường xuyên và chiếm trên 20% tổng chi dự toán. Năm
2011, chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển năm 2011 dự kiến ở mức 152.000
tỷ VND, giảm 12% so với thực hiện năm 2010 nhưng tăng trên 21% so với dự toán
năm 2010, trong đó dự toán chi cho đầu tư xây dựng cơ bản vào khoảng 145 nghìn tỷ
VND.
Ngành xây dựng vẫn là một trong những ngành thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài lớn nhất

12


•Tính

đến giữa tháng 9/2011, tổng chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản

đạt khoảng 101,5 nghìn tỷ VND, gần 70% tổng dự toán năm cho khoản mục này.
•Theo

Tổng cục thống kê, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (bao gồm cả vốn

đăng ký mới và vốn tăng thêm) trong lĩnh vực xây dựng 9 tháng đầu năm đạt gần
690 triệu USD với 80 dự án được cấp mới và 7 dự án tăng vốn. Ngành Xây dựng là
ngành thu hút vốn FDI lớn thứ 3 trong 9 tháng đầu năm 2011, chiếm gần 7% trong
tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm trong giai đoạn này.


Trong những tháng đầu năm 2011, ngành xây dựng gặp phải những trở ngại lớn
trên cả thị trường đầu vào và đầu ra của ngành.
Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng
•Trong

nửa đầu năm 2011, theo thống kê của HBBS, giá các nguyên vật liệu chủ yếu đã có

các mức tăng đáng kể như giá xi măng, thép và giá các nguyên vật liệu phụ đều có
mức tăng khoảng 10% so với cuối năm 2010. Trong khi đó, giá các loại vật liệu nhựa
tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Với tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu đầu
vào vào khoảng 60% - 80% giá thành xây dựng, các mức tăng giá nguyên vật liệu
đầu vào này ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng.
Những tháng cuối năm, tốc độ tăng giá đã chậm lại nhưng mặt bằng giá các nguyên
liệu đầu vào cho ngành xây dựng vẫn ở mức cao mặc dù sức mua có sự sụt giảm.
Theo báo cáo ngành Thép 9 tháng đầu năm của HBBS mới đây, giá thép đã tăng 2530% so với cùng kỳ năm 2010.
Gánh nặng chi phí lãi suất tăng
•Với

đặc thù ngành là tỷ lệ vay nợ lớn, mặt bằng lãi suất ở mức cao trong những tháng

đầu năm 2011 tạo một gánh nặng chi phí lớn cho các doanh nghiệp xây dựng Mặc dù
các ngân hàng đã có bắt đầu thực hiện giảm lãi suất cho vay theo tinh thần chung của
Ngân hàng Nhà nước nhưng mặt bằng lãi suất vẫn còn ở mức cao. Theo số liệu của
Ngân hàng Nhà nước, trong tuần 17/10-21/10, lãi suất cho vay bằng đồng VND
bình quân ở mức 17-19%/năm đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu,
18-21%/năm đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác và ở mức 22-25%/năm

13



đối với cho vay phi sản xuất.
Nguồn nhân lực thiếu nghiêm trọng
•Ngoài

ra, vấn đề thiếu nguồn nhân lực lao động cơ bản cũng như nhân lực có trình độ

một cách trầm trọng vẫn tiếp tục là một trở ngại lớn cho ngành. Theo số liệu của Bộ
KH-ĐT, hiện nay ngành xây dựng hiện nay khoảng 2,9 triệu lao động. Theo tờ trình về
Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2012 của Bộ Xây dựng lên Thủ tướng
chính phủ, mục tiêu đặt là số lượng lao động trong ngành xây dựng sẽ tăng lên
khoảng 5 triệu năm 2015 và khoảng 8-9 triệu năm 2020. Theo ước tính, nguồn nhân
lực hiện nay đã qua đào tạo (tại cơ sở đào tạo thuộc Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp
xây dựng) chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu.
Khó khăn từ nguồn cầu - thị trường bất động sản
•Bên

cạnh chính sách cắt giảm chi tiêu công của Chính phủ, một trong những khách hàng

quan trọng của ngành xây dựng là thị trường bất động sản đã rơi vào tình trạng
ảm đạm những tháng đầu năm 2011 khi các doanh nghiệp trong ngành phải chịu
những sức ép mạnh mẽ về vốn do chủ trương thắt chặt tiền tệ của Chính phủ (như Chỉ
thị số 01/CT-NHNN ngày 1/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước) và chính sách quản
lý ngành (như Nghị định 71/2010/NĐ-CP và Thông tư số 16/2010/TT- BXD ngày
01/09/2010).
Triển vọng ngành:
Năm 2012 vẫn sẽ tiếp tục là một năm khó khăn cho ngành xây dựng
•Với

bản chất là một ngành kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế


chung, ngành xây dựng dự báo sẽ tăng trưởng ở mức thấp trong năm 2012 và chưa
thể trở lại mức tăng trưởng 2 con số như năm 2010. Những khó khăn hiện ngành
xây dựng đang phải đối mặt như chi phí đầu vào cao, nợ vay và lãi vay lớn cũng
như đầu ra đang bị thắt chặt vẫn sẽ tiếp tục là trở ngại cho ngành trong năm tới.
Trong dài hạn, mô hình PPP trong xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ giải quyết một phần
vấn đề vốn cho ngành
•Theo

ước tính, tính đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 150-160 tỷ USD, tương ứng với

14


khoảng 15-16 tỷ USD/năm, để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó,
Ngân sách Nhà nước hiện nay (đã tính cả huy động trái phiếu và nguồn vốn ODA)
mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nguồn vốn cần thiết. Mặc dù thời gian thu hồi vốn
dài và lợi nhuận thấp, nhưng lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng và dịch vụ công đã thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như khu vực kinh tế tư nhân
trong nước do rủi ro thấp. Với sự quan tâm đã có và tiềm lực của khu vực tư nhân
được đánh giá là mạnh nhưng tỷ trọng của nguồn vốn tư nhân trong tổng vốn đầu tư
cơ sở hạ tầng ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% do còn nhiều vướng mắc, khó khăn
khi cơ chế chưa rõ ràng.
• Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 về thực hiện thí điểm đầu tư theo
hình thức đối tác công-tư (PPP) tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho việc thu hút nguồn vốn
đầu tư tư nhân vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công. Đây là cơ hội để
ngành xây dựng nói chung đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành. Đã có khoảng 23 dự
án cơ sở hạ tầng được phép gọi vốn PPP như dự án đường cao tốc Ninh Bình-Thanh
Hóa (33.000 tỷ VND), đường cao tốc Dầu Giây-Liên Khương (48.300 tỷ VND), đường
cao tốc Hạ Long-Móng Cái (25.000 tỷ VND), Sân bay Long Thành (1,4 tỷ USD), vvv.


PHÂN TÍCH SWOT NGÀNH
•Một số tên tuổi lớn trong ngành, vốn là các doanh nghiệp lớn thuộc

các Tổng công ty Nhà nước đã xây dựng được vị thế trên thị
trường nhờ vào chất lượng công trình.
ĐIỂM MẠNH

•Cơ

sở hạ tầng yếu kém đem lại nhiều cơ hội phát triển ngành

trong ngắn và dài hạn.
•Thị trường tiềm năng thu hút nguồn

ngoài.

15

vốn đầu tư trực tiếp nước


•Nhiều

loại nguyên liệu đầu vào chính và chiếm tỷ trọng lớn trong

giá thành đang phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu
ĐIỂM YẾU

•Chất


lượng công trình xây dựng, đặc biệt trong xây dựng cầu

đường là một vấn đề lớn.
•Tham nhũng trong ngành là một tồn tại lớn.

•Chính

phủ vẫn chú trọng đầu tư xây dựng cơ bản do cơ sở hạ tầng

của Việt Nam còn yếu kém
CƠ HỘI

•Quyết

tâm bình ổn tăng trưởng kinh tế đem lại môi trường kinh

doanh thuận lợi hơn cho ngành.
•Nỗ

lực kiềm chế lạm phát và không đặt nặng mục tiêu tăng trưởng

kinh tế của chính phủ sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và
có tác động lên ngành.
THÁCH THỨC •Chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm chi tiêu công giảm nguồn
vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và khiến tốc độ tăng trưởng
ngành chậm lại.
•Khung pháp lý ngành chưa hoàn thiện.

Trong phần tiếp theo, nhóm xin được trình bày sự khác nhau giữa 2 công ty xây
dựng có đều là những công ty có vị thế trong ngành là: Công ty cổ phần Cơ điện và

Xây dựng Việt Nam (MECO) – MCG và Công ty cổ phần Xây dựng Cotec - CTD với
tổng tài sản năm 2011 xấp xỉ nhau là 2.255,275 triệu đồng (MCG) và 2.459,637 triệu
đồng (CTD)

III. SO SÁNH 2 CÔNG TY MCG VÀ CTD:
1, Giới thiệu chung:
a) Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO) – MCG:
• Lịch sử hình thành:

16


Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO) được thành lập trên cơ sở
cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ
lợi Hà Nội. Từ ban đầu là Xưởng 250A được thành lập tháng 3 năm 1956 theo Quyết
định số 07/NN/QĐ của Bộ Nông lâm, thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, phục hồi máy kéo
đáp ứng yêu cầu cơ giới hoá nông nghiệp.
Tháng 3 năm 1969 Bộ Nông nghiệp ra Quyết định số 16/NN/QĐ đổi tên Xưởng
250A thành Nhà máy đại tu máy kéo Hà Nội.
Tháng 4 năm 1977 Bộ Nông nghiệp ra Quyết định số 102/NNCK/QĐ đổi tên Nhà
máy đại tu máy kéo Hà Nội thành Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp I Hà Nội
Ngày 23 tháng 03 năm 1993, Văn phòng chính phủ có thông báo số: 81/TB và ngày
24/03/1993 tại Quyết định số 202 BNN - TCCB - QĐ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Công nghiệp thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT đổi tên Nhà máy Cơ khí Nông
nghiệp I Hà Nội thành Công ty Cơ điện và Phát triển Nông thôn.
Ngày 29 tháng 10 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra
Quyết định số 4797/QĐ/BNN-TCCB, đổi tên Công ty Cơ điện và Phát triển Nông thôn
thành Công ty Cơ điện - Xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi Hà Nội, là doanh nghiệp
Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp
và Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Ngày 09 tháng 12 năm 2005 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ra Quyết định số
4465/QĐ/BNN-TCCB về việc Chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Cơ điện xây
dựng nông nghiệp và thủy lợi Hà Nội thành Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng.
Đến tháng 6/2007 đổi tên Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng thành Công ty Cổ
phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam(MECO).
Trải qua 55 năm hình thành và phát triển, với nhiệm vụ chính ban đầu là trung, đại
tu ôtô, máy kéo phục vụ nông nghiệp, đến nay MECO đã phát triển thành một doanh
nghiệp mạnh, có năng lực cạnh tranh và thị trường ổn định trong lĩnh vực: Cơ khí, Xây
dựng, Thương mại, dịch vụ, Kinh doanh bất động sản. MECO có đội ngũ gần 1000 kỹ
sư, chuyên viên, cán bộ kỹ thuật, công nhân tay nghề cao, năng lực thiết bị hiện đại,
kinh doanh đa ngành nghề, hoạt động trên phạm vi cả nước….Từ một doanh nghiệp
Nhà nước với lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhỏ hẹp, doanh thu mỗi năm chỉ đạt vài
chục tỷ đồng, lợi nhuận chỉ đạt xấp xỉ 2 tỷ đồng. Đến nay doanh thu của Công ty đã đạt

17


gần 1000 tỷ đồng với lợi nhuận trên 50 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng từ 12 tỷ đồng lên 575
tỷ đồng.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã đạt được nhiều thành
tích xuất sắc được Nhà nước, Bộ nhiều lần khen thưởng: Huân chương Lao động hạng
ba, hạng nhì, Hạng nhất; Cờ thi đua của Chính phủ; Băng khen, Cờ thi đua của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các giải thưởng cao quý khác như : Cúp vàng
Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam lần 1; Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2009, Doanh
nghiệp, Doanh nhân tiêu biểu năm 2010 v.v…

• Lĩnh vực hoạt động:
- Cơ khí và điện:
Với các loại thiết bị cơ khí hiện đại, có độ chính xác cao: như máy tiện kỹ thuật số
CNC, máy mài lỗ sâu, máy doa bán tự động, Meco chủ yếu tập trung vào sản xuất các

loại máy móc thiết bị chuyên dụng phục vụ cho ngành nông lâm nghiệp; thiết kế, chế
tạo, lắp đặt thiết bị cơ khí thuỷ công cho công trình thuỷ lợi, thuỷ điện; chế tạo, sửa
chữa, lắp đặt công trình nhà máy chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp, công trình
khung nhà kết cấu thép. Thiết kế và sản xuất các loại bơm đến 8000m 3/h; xây lắp
đường dây và trạm biến thế điện đến 220KV; chế tạo tủ điện hạ thế, tủ điều khiển
trung tâm phục vụ thuỷ lợi và công nghiệp chế biến…Meco đã và đang triển khai các
hợp đồng sản xuất cơ khí thuỷ công lớn thuộc các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi lớn
như Thuỷ điện Văn Chấn (Yên Bái), Thuỷ điện Nho Quế 3 (Hà Giang), Cống thuỷ lợi Đò
Điểm (Hà Tĩnh)…..

-

Xây lắp:
Meco đang được biết đến là một nhà thầu xây lắp hàng đầu của ngành xây dựng
thuỷ lợi, thuỷ điện Việt Nam, Meco đã và đang tham gia với tư cách là Tổng thầu xây
lắp, nhà thầu thi công các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện lớn như: Thuỷ điện Pleikrông
(Kontum), Thuỷ điện Sêsan 4 (Gia Lai), Thuỷ điện Đakr’tih (Đăk Nông), Thuỷ điện Bình
Điền, Thuỷ điện Hương Điền (Thừa Thiên Huế), Thuỷ điện Cửa Đạt (Thanh Hoá), Thuỷ
điện Văn Chấn (Yên Bái), Thuỷ điện Nho Quế 3 (Hà Giang), Công trình Hồ chứa IAMƠ
(Gia Lai)….Bên cạnh đó Meco cũng tham gia thi công các công trình xây dựng dân
dụng và công nghiệp như nhà chung cư cao tầng, hệ thống xử lý nước thải công
nghiệp, san lấp mặt bằng và phát triển hạ tầng….Lĩnh vực Xây lắp là một trong những

18


lĩnh vực hoạt động then chốt của Meco, luôn được Meco tăng cường nguồn lực, đổi
mới công nghệ thiết bị để đảm nhận thực hiện các dự án quy mô lớn và phức tạp

-


hơn…..
Thương mại và dịch vụ:
Meco là một trong những đối tác lớn và có uy tín về cung cấp thiết bị sản xuất thi
công xây dựng như: trạm nghiền sàng đá, cát xay, trạm trộn bê tông RCC, CVC, hệ
thống thiết bị làm lạnh bê tông, hệ thống băng tải, cần trục hàng nặng, máy khoan
Tamrock…. cho các đơn vị ngành xây dựng. Bên cạnh đó còn thực hiện các hoạt động
kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu các loại vật tư, máy móc phục vụ nông nghiệp,
kinh doanh vật liệu xây dựng, gương kính, ván nhân tạo, kinh doanh dịch vụ, phương
tiện vận tải, kinh doanh lương thực thực phẩm và nông lâm sản, kinh doanh cho thuê
nhà xưởng kho bãi….

-

Đầu tư và kinh doanh bất động sản:
Đầu tư và kinh doanh bất động sản là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng mang lại
hiệu quả cao và được Meco xác định là một trong những lĩnh vực kinh doanh chính.
Hiện nay Meco đang tập trung triển khai hàng loạt các dự án đầu tư kinh doanh bất
động sản tại Hà Nội, Hưng Yên và các tỉnh thành phố khác như: Dự án xây dựng khu
nhà ở và chung cư cao tầng tại 102 Trường Chinh – Hà Nội, Dự án khu đô thị Meco
city – Hà Nội Dự án khu đô thị Long Hưng-Hưng Yên…..

• Các lĩnh vực khác:
Với phương châm hoạt động đa ngành, đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động và sản
phẩm. Meco đã không ngừng mở rộng các ngành nghề kinh doanh sang nhiều lĩnh vực
khác nhau như: Khai thác khoáng sản, tài nguyên, khai thác vật liệu xây dựng; Sản
xuất bê tông đầm lăn và bê tông các loại; Thí nghiệm vật liệu xây dựng; Đầu tư kinh
doanh nhà máy thuỷ điện, hạ tầng khu công nghiệp……
Hiện nay Meco đang duy trì áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn
ISO 9001-2008. Meco luôn ý thức rằng chỉ trên cơ sở không ngừng nâng cao năng lực

quản lý và sản xuất, có chính sách hướng vào phục vụ thoả mãn khách hàng với các
dịch vụ có chất lượng cao mới giữ vững uy tín đã được khẳng định, mở rộng thị phần
của Công ty trên thị trường, tạo tiền đề hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới….
• Vị thế công ty

19


Về lĩnh vực xây dựng:
Hiện nay Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam đang tập trung vào lĩnh vực thi
công xây dựng và các công trình thủy điện, thủy lợi. Công ty chính thức tham gia từ 7
năm trở lại đây với công trình đầu tiên là Thủy điện PleiKrông. Công ty đã tạo được uy
tín lớn trong thị trường xây dựng thủy điện – thủy lợi, được chủ đầu tư tin tưởng vào
giao thầu cho nhiều công trình lớn.
Về lĩnh vực sản xuất cơ khí:
Với hơn 50 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cơ khí từ khi tiền
thân là Xưởng sửa chữa máy kéo thành lập năm 1956, với sản phẩm cơ khí đặc thù,
Công ty đang dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường sản phẩm cơ khí trong nước
và thế giới. Hoạt động sản xuất cơ khí chủ lực là chế tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị phụ
tùng cơ khí phục vụ cho ngành nông, lâm diêm nghiệp, cơ khí thủy công cho công trình
thủy điện và thủy lợi; chế tạo thiết bị nâng hạ máy và thiết bị dây chuyền chế biến
nông sản.
Về lĩnh vực thương mại:
Công ty đã và đang là một đối tác quan trọng cung cấp các thiết bị sản xuất vật liệu,
thi công xây dựng cho các đơn vị như LiLama; Tổng công ty Xây dựng Thủy lợi 1, Tổng
công ty Xây dựng Thủy lợi 4, Ban điều hành một số các công trình thủy điện trọng
điểm quốc gia như: Thủy điện Pleikrong; Thủy điện Sông Tranh 2; Thủy điện Đồng Nai
3; Thủy điện Sơn La; Thủy điện Nậm Chiến…
Về lĩnh vực đầu tư:
Công ty đang là chủ đầu tư của nhiều dự án khả thi trong lĩnh vực kinh doanh bất

động sản, cho thuê văn phòng cao cấp, kinh doanh dịch vụ khách sạn, xây dựng và
quản lý khai thác một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, sản xuất cơ khí thủy công, chế
biến lâm nông sản…, như: Dự án cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ nhà máy
ván nhân tạo Yên Bái và các hạng mục xây dựng nhà máy; Dự án khu nhà văn phòng
tại 102 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội;...
b) Công ty cổ phần Xây dựng Cotec – CTD:
• Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Xây dựng Cotec (COTECCONS) tiền thân là Bộ phận Khối Xây lắp
thuộc Công ty Kỹ thuật xây dựng và Vật liệu xây dựng - Tổng Công ty Vật liệu xây dựng
số 1 - Bộ Xây dựng.

20


Ngày 22/07/2004 Bộ Trưởng Bộ xây dựng đã ký quyết định số 1184/QĐ-BXD về
việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Khối Xây lắp - Công ty Kỹ thuật Xây dựng và
VLXD thuộc Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1.
Ngày 30/07/2004 Bộ Trưởng Bộ Xây dựng ký quyết định số 1242/QĐ-BXD về việc
chuyển Khối Xây lắp - Công ty Kỹ thuật xây dựng và VLXD - Tổng Công ty Vật liệu xây
dựng số 1 thành Công ty cổ phần.
- Công ty đã chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần kể từ ngày
24/08/2004 theo giấy phép kinh doanh 4103002611 Do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/08/2004.

• Lĩnh vực kinh doanh
- Xây dựng, lắp đặt, sửa chữa công trình dân dụng - công nghiệp - công trình kỹ
thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp - công trình giao thông - công trình thủy lợi.
- Lắp đặt hệ thống cơ - điện - lạnh.
- Xây dựng các công trình cấp thoát nước - xử lý môi trường.
- Tư vấn đầu tư.

- Môi giới bất động sản.
- Sản xuất máy móc - thiết bị xây dựng.
- Chế tạo, sản xuất kết cấu xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa - quốc tế.
- Kinh doanh khách sạn.
- Kinh doanh bất động sản.
- Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình.

21


- Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp.
- Thiết kế nội - ngoại thất công trình.
- Thiết kế cấp nhiệt, thông hơi, thông gió, điều hòa, không khí, công trình dân dụng
và công nghiệp.
- Thiết kế phần cơ điện công trình.
- Thiết kế xây dựng công trình dân dụng-công nghiệp.
- Thiết kế xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị.

• Vị thế công ty
- Công ty có khả năng thực hiện các loại công trình hiện đại và quy mô lớn trong cả
nước. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lên đến 1.000 tỷ đồng, đủ để đáp ứng cho
hoạt động sản xuất kinh doanh và không phải đi vay từ ngân hàng.
- Công ty sở hữu nhiều máy móc thiết bị nhập khẩu hiện đại phục vụ cho lĩnh vực
xây lắp (khoảng 20 cầu tháp, nhiều hệ thống sàn treo, hệ thống coffa trượt dùng thi
công lõi thang máy nhà cao tầng, vận thăng lồng, cừ thép, hệ thống giàn giáo...). Công
ty có thể cùng một lúc quản lý và thi công trung bình trên dưới 25 công trình có quy
mô lớn trên khắp cả nước.
- Công ty là một trong số rất ít công ty xây dựng của Việt Nam có khả năng thi công
tầng hầm nhà cao tầng theo phương pháp từ trên xuống dưới (Top - Down).

2, Những điểm tương đồng và khác biệt giữa 2 công ty:
Về lĩnh vực kinh doanh, do 2 công ty cùng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên
các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp cho thị trường cũng tương đối giống
nhau như: bất động sản, xây lắp các công trình dân dụng, kinh doanh khách sạn,
thương mại dich vụ,…

22


Tuy nhiên, 2 công ty vẫn có những sản phẩm đặc trưng riêng, khác biệt nhau: MCG
tập trung sản xuất các loại máy móc thiết bị chuyên dụng phục vụ cho ngành nông lâm
nghiệp; tổ chức xây lắp cho các công trình thủy điện còn CTD tập trung vào xây dựng,
lắp đặt, sửa chữa công trình dân dụng - công nghiệp - công trình kỹ thuật hạ tầng đô
thị và khu công nghiệp - công trình giao thông - công trình thủy lợi.
Về cơ cấu nguồn vốn, tuy 2 công ty có quy mô về nguồn vốn tương đương nhau
nhưng cơ cấu nguồn hình thành lại rất khác nhau, trong khi MCG có Nợ phải trả lớn
hơn 2 lần Vốn CSH (2,09 lần) thì CTD có Nợ phải trả chỉ bằng 0,71 lần Vốn CSH. Điều
này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của CTD tốt hơn MCG.
3, Phân tích diễn biến nguồn vốn:
• MCG:
- Từ năm 2007, tổng nguồn vốn của MCG là 695,331 triệu đồng, trong đó Nợ phải trả
lớn gấp gần 6 lần so với Vốn chủ sở hữu, đến năm 2009 khoảng cách này giảm dần khi
chỉ còn 4 lần, đến năm 2011, chỉ còn 2,09 lần. Từ đó, ta có thể thấy tình hình huy động
và cơ cấu lại nguồn vốn đã được thực hiện rất có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính
đã được nâng cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng trong năm vừa qua,
tỷ lệ vốn CSH có sự suy giảm, cụ thể là - 9%, làm tăng cơ cấu của Nợ phải trả lên.
• CTD:
- Khác với MCG, từ năm 2007, tỷ lệ Vốn CSH đã chiếm rất cao, lớn gấp khoảng 4 lần so
với Nợ phải trả, sang đến các năm sau, tỷ lệ này được cơ cấu giảm dần, đến năm 2011
là khoảng 1,4 lần. Năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng của Vốn CSH là 13%. Điều này cho thấy

CTD đã có sự tăng trưởng về nguồn vốn khá ổn định và an toàn.

23


4, Phân tích báo cáo tài chính:
a) Bảng cân đối kế toán:
Công ty CTD
Chỉ tiêu
A. Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản
tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
Các khoản phải thu
ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn
khác

Năm 2009
65.45
20.83

Năm 2010
63.66
14.37

Năm 2011
72.65

10.24

9.61

0.29

0.20

17.38

25.45

46.61

15.11
2.52

21.85
1.70

14.85
0.75

B.Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
Bất động sản đầu tư
Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
Tổng tài sản dài hạn
khác

Chỉ tiêu
A.Tổng nợ
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn

34.55
8.86
3.65
18.37

36.34
12.77
5.11
9.22

27.35
10.49
4.05
4.73

3.67

9.23

8.08

Năm 2009
37.86
37.69
0.17


Năm 2010
37.12
32.14
4.97

Năm 2011
41.55
41.26
0.29

B.Tổng nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu

62.14
62.14

62.88
62.88

58.45
58.45

Nhìn vào cơ cấu tổng tài sản của CTD thấy được xu hướng chung là cơ cấu tài sản
của công ty có sự chuyển dịch dần sang tài sản ngắn hạn từ 65.45% năm 2009 lên
72.65% năm 2011. Tuy tỷ trọng Tiền và các khoản tương đương tiền giảm xuống
nhưng có sư tăng lên thấy rõ của khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn.Xây dựng
là một lĩnh vực đặc thù mà ở đó tỷ trọng của khoản mục khoản phải thu thường chiếm
tỷ lệ cao hơn so với những ngành sản xuất kinh doanh khác tuy nhiên vào năm 2011 tỷ
trọng Các khoản phải thu ngắn hạn của CTD đã tăng lên con số 46.61% cao nhất trong


24


vòng 10 năm trở lại đây. Điều này có thể được giải thích bởi sự đi xuống của thị
trường bất động sản cũng như sự hạn chế đầu tư công đối với mốt số công trình có
vốn đầu tư nhà nước. Tỷ trọng khoản phải thu tăng lên làm cho tỷ trọng của tiền mặt
và các khoản tương đương tiền của công ty bị giảm xuống, tuy chưa đến mức nghiêm
trọng nhưng công ty cần phải có điều chỉnh cụ thể để giảm bớt tỷ trọng các khoản
phải thu.
Về cơ cấu nguồn vốn, công ty CTD có sự cân bằng tương đối về tỷ trọng vốn chủ sở
hữu và vốn vay nợ. Tỷ trọng này cũng được duy trì ổn định, ít có sự biến động qua các
năm từ 2009-2011
Công ty MCG
Chỉ tiêu
A. Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản
tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
Các khoản phải thu
ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn
khác

Năm 2009
73.90
4.45


Năm 2010
80.72
17.30

Năm 2011
69.32
1.32

9.69

3.17

10.99

26.26

29.05

25.43

30.15
3.36

27.95
3.10

29.48
2.10

B.Tài sản dài hạn

Tài sản cố định
Bất động sản đầu tư
Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
Tổng tài sản dài hạn
khác

26.10
16.37

19.28
8.63

30.68
10.87

9.63

10.59

19.78

0.1

0.06

0.04

Chỉ tiêu
A.Tổng nợ

Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn

Năm 2009
79.96
50.80
29.16

Năm 2010
63.07
44.07
19.00

Năm 2011
68.55
53.79
14.76

B.Tổng nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu
Nguồn kinh phí và

19.98
19.96
0.02

36.86
36.85
0.01


31.35
31.34
0.01

25


×