Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc sức khoẻ tới bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi 3 6 tuổi ở khu vực huyện bảo yên, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.23 KB, 43 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là nguồn nhân lực mới cho tương lai. Việc chăm sóc, bảo vệ và
giáo dục trẻ em ngày càng được toàn cộng đồng đặc biệt quan tâm. Ngày nay,
nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng cao nên việc chăm
sóc con cái từ miếng ăn, giấc ngủ cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Mục
đích là để phát triển toàn diện về thể chất cũng như sự phát triển về tinh thần
cho các em lứa tuổi mầm non nhằm hạn chế tối đa tỷ lệ còi xương, đồng thời
để tránh được tình trạng suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng đang là bệnh chiếm tỷ lệ cao và mang tính chất xã hội.
Những đánh giá gần đây cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi)
của trẻ em dưới 5 tuổi là 33,8%; 10 trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500gam do bị
thiếu dinh dưỡng ngay trong bụng mẹ (Viện Dinh dưỡng năm 2000). Ở nông
thôn trẻ bị suy dinh dưỡng cao hơn ở thành thị và ở miền núi cao hơn đồng
bằng, so sánh các nước trong khu vực Việt Nam có tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng cao nhất. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao và thường xuyên của trẻ em đe dọa
sự phát triển nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai.
Bảo Yên là một huyện vùng cao và là cửa ngõ của tỉnh Lào Cai. Đời
sống kinh tế của người dân ở nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, công tác thực
hiện chương trình suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 6 tuổi đã và đang được
thực hiện song hiệu quả còn chưa cao. Chế độ chăm sóc sức khỏe khu vực
này như thế nào? Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở nơi đây ra sao? Vì
những lý do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của chế độ chăm
sóc sức khỏe tới bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi 3 - 6 tuổi ở khu vực
huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình.

1


2. Mục tiêu của đề tài


Tìm hiểu rõ hơn về tình trạng chăm sóc sức khỏe của người dân nơi
này? Tại sao lại như vậy? Và nó có ảnh hưởng tới bệnh suy dinh dưỡng của
trẻ em lứa tuổi 3- 6 tuổi ở khu vực huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai như thế nào?
Từ đó có thể có những biện pháp khắc phục nhằm hạn chế tình trạng mắc
bệnh của trẻ ở khu vực này.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chủ yếu chú tôi đi vào tìm hiểu nghiên cứu các
nội dung sau:
- Nghiên cứu chế độ chăm sóc sức khỏe trẻ em và ảnh hưởng của nó tới bệnh
suy dinh dưỡng của trẻ 3 - 6 tuổi khu vực huyện Bảo Yên.
- Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ 3 - 6 tuổi ở huyện Bảo Yên.
- Các biện pháp khắc phục.
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài này góp phần làm sáng tỏ vấn đề ảnh hưởng của chế độ chăm sóc sức
khỏe tới bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi 3 - 6 tuổi ở khu vực huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
- Trên cơ sở đó đề tài đề ra các kết luận, kiến nghị nhằm phòng chống, làm
giảm tỷ lệ mắc suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 6 tuổi tại huyện Sóc Sơn – Tỉnh Lào
Cai.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Ngay từ thời kì trước công nguyên, danh y học phương tây Hippocrates
đã cho rằng ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị. Ông viết: “Thức ăn
cho bệnh nhân phải là một phương tiện điều trị và trong phương tiện điều trị

của chúng ta phải có dinh dưỡng”. [9]
Năm 1729, quyển sách đầu tiên “về sự tăng trưởng chiều dài” ở người
J.S.Stoeller đã xuất bản ở Đức. Nhưng trong quyển sách này chưa có số liệu
đo đạc cụ thể. Cũng ở Đức trong năm này đã nghiên cứu về sự tăng trưởng
chiều cao ở người và sự phát triển axit amin, đánh dấu bước ngoặt khởi đầu
về nghiên cứu sự phát triển chiều cao ở người và các phát hiện cụ thể về dinh
dưỡng. [7]
Năm 1983 C. William phát hiện ra bệnh gọi là suy dinh dưỡng thiếu
Protein- Năng lượng thể phù (Kwashiokor). [9]
Năm 1984, WHO đã tổ chức 1 hội nghị về dinh dưỡng để đánh giá tình
hình và kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng ở các nước trong khu vực
Tây Thái Bình Dương. Hội nghị kết thúc đã đưa ra một quyết định quan
trọng: “Suy dinh dưỡng trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, cho nên việc phòng
chống suy dinh dưỡng trẻ em không thể hoạt động riêng rẽ của từng ngành:
ngành nhi, ngành phòng dịch, ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm, mà
phải do những người cầm đầu các nước đứng ra nhận trách nhiệm phối hợp
các ngành và giáo dục vận động nhân dân, các gia đình tự giác tham gia bằng
khả năng và phương tiện hiện có của mình”. Hội nghị đã đưa ra việc phòng
chống suy dinh dưỡng bắt đầu từ thời kỳ nhi khoa chuyển sang thời kỳ phòng
dịch.

3


Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF năm 2008
thì trên thế giới có khoảng 146 triệu trẻ em dưới 6 tuổi được xem là thiếu cân
(một chỉ tiêu chính của định nghĩa “suy dinh dưỡng”), trong đó có khoảng 20
triệu trẻ em dưới 6 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng cần được chăm sóc khẩn cấp,
phần lớn tập trung ở Châu Á, Châu phi và Mỹ latinh. Trong số này có khoảng
2 triệu trẻ em Việt Nam.

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Các giáo sư: Hà Huy Khôi, Lê Thành Uyên, Đỗ Xuân Hợp, phó giáo
sư Đào Ngọc Diễn…. với các nghiên cứu được triển khai mạnh mẽ ở các viện
vệ sinh dịch tễ, trường Đại học quân Y, Đại học Y Hà Nội về vấn đề thể lực
và dinh dưỡng như: Sự tiêu hao năng lượng, thành phần thức ăn, vấn đề tiêu
hoá, hấp thụ và sự ảnh hưởng của chúng đối với sự tăng trưởng và dinh dưỡng
cơ thể.
Từ những năm 80 đến nay, hàng năm đều có những cuộc điều tra về
tình hình suy dinh dưỡng do rất nhiều các dự án và các tổ chức, các cá nhân
tiến hành:
Viện dinh dưỡng hàng năm vẫn đưa ra số liệu thống kê về tỉ lệ suy dinh
dưỡng của trẻ em Việt Nam có những số liệu cụ thể về tỉ lệ ở các vùng miền
về tình trạng suy dinh dưỡng với những tiêu chí khác nhau như: Cân nặng
theo độ tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao. [15]
Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em “Chuyên đề về hô hấp và suy dinh dưỡng
ở trẻ em” - Y học (1980).
Sở Y tế Lào Cai nghiên cứu trên trẻ em từ 0 - 60 tháng tuổi trên địa bàn
thành phố 1997. [14]
Bệnh viện Xanh - Pôn, bệnh viện Nhi Thụy Điển với những nghiên cứu
của Đinh Tuấn Bá - Nguyễn Tự Lập “Nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em suy
dinh dưỡng tại bệnh viện Xanh - Pôn Hà Nội từ năm 1965 - 1975”.

4


Lê Thị Ngọc Anh “Một số ý kiến về ăn uống trong điều trị suy dinh
dưỡng trẻ em tại bệnh viện Xanh - Pôn Hà Nội” 1978.
Nguyễn Thị Vân Anh “Nghiên cứu thực trạng 1 số chỉ tiêu thể lực và
suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 0 - 60 tháng tại một số xã, phường thuộc quận
Đống Đa, huyện Sóc Sơn và Từ Liêm Hà Nội”. [2]

Lê Doanh Tuyên “Dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng
thể còi trẻ dưới 6 tuổi ở một số vùng sinh thái khác nhau ở nước ta hiện nay”.
[15]
Các công trình nghiên cứu đã phân tích trên các kích thước tổng thể,
một số kích thước vòng và một số chỉ số phát triển cơ thể và đưa ra những
nhận xét về quy luật phát triển cơ thể tốc độ tăng trưởng và kích thước hình
thái đồng thời so sánh các tài liệu trước đây ở Việt Nam và nước ngoài.
1.2 Cơ sở khoa học.
1.2.1 Đặc điểm tâm lý [10]
Sự phát triển tâm lý của trẻ trong những năm đầu tuy còn đơn sơ nhưng
rất quan trọng, song song với tiến tới độc lập về mặt sinh học của con người,
ở giai đoạn này chủ yếu là tạo ra những tiền đề cần thiết để sau này hình
thành nên những chức năng tâm lý của con người.
1.2.2 Đặc điểm sinh lý [8]
- Tốc độ tăng trưởng chậm hơn.
- Răng sữa bắt đầu mọc từ 6 tháng tuổi. Đến 3 tuổi trẻ đã có đủ 20 răng.
Khoảng 6 tuổi trẻ đã bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn.
- Chức năng cơ bản của các bộ phận dần dần hoàn thiện.
- Chức năng vận động phát triển nhanh, hệ cơ phát triển, trẻ có khả
năng phối hơp động tác khéo léo hơn.
- Trí tuệ phát triển nhanh, đặc biệt về ngôn ngữ.

5


1.2.3 Đặc điểm bệnh lý [4]
Bệnh suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein – năng lượng và
các vi chất dinh dưỡng.
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi biểu hiện ở nhiều
mức độ khác nhau nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát trển thể chất

và tinh thần vận động của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm
khuẩn và diễn biến thường nặng, có thể dẫn đến tử vong.
1.2.4 Nhận định tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em [4]
Hiện nay, người ta nhận định tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em chủ yếu
dựa vào 3 chỉ tiêu sau: cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo
chiều cao.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề nghị lấy điểm ngưỡng ở dưới 2 độ lệch
chuẩn (- 2SD) so với quần thể tham chiếu NCHS (National Center for Health
Statistics) [4] để coi là nhẹ cân. Từ đó có thể chia thêm các mức độ sau đây:
Từ dưới - 2SD đến - 3SD: Suy dinh dưỡng độ 1
Từ dưới - 3SD đến - 4SD: Suy dinh dưỡng độ 2
Dưới - 4SD

: Suy dinh dưỡng độ 3

Gần đây, Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body
Mass Index, BMI), trước đây gọi là chỉ số Quetelet để nhận định về tình trạng
dinh dưỡng:
Cân nặng (kg)
BMI =
(Chiều cao)² (m)
Người ta nhận thấy cả tình trạng quá nhẹ cân và quá thừa cân đều liên
quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Chỉ số BMI có liên quan
chặt chẽ với tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể. Do đó, BMI là 1 chỉ số được Tổ chức
Y tế thế giới khuyến nghị để đánh giá mức độ gầy, béo: [11]

6


Mức độ béo phì:

BMI < 18,5 : gầy/nhẹ cân
18,5 ≤ BMI < 23 : Bình thường
23 ≤ BMI < 25 : Thừa cân
25 ≤ BMI < 30 : Béo phì độ 1
30 ≤ BMI < 35 : Béo phì độ 2
BMI ≤ 35

: Béo phì độ 3

Mức độ gầy:
Độ 1: 17,0 – 18,49 (gầy nhẹ)
Độ 2: 16,0 – 16,99 (gầy vừa)
Độ 3: < 16,0

(quá gầy)

1.2.5 Tình hình mắc bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ
Hiện nay tỉ lệ suy dinh dưỡng đã giảm nhiều nếu tính từ 1985 (51,1%)
đến 1995 (44,9%) mỗi năm giảm trung bình 0,66%. Từ năm 1995, chỉ sau 4
năm tỉ lệ suy dinh dưỡng đã giảm xuống còn 36,7% (1999), trung bình mỗi
năm giảm 2% [15] là tốc độ được quốc tế công nhận là giảm nhanh. Như vậy
mỗi năm đã đưa gần 200.000 trẻ dưới 6 tuổi thoát khỏi suy dinh dưỡng. Năm
2000, theo số liệu điều tra MICS của Tổng cục thống kê, tỉ lệ trên còn 33,1%.
Có thể nói thành tựu giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trong 5 năm qua
rất đáng ghi nhận: suy dinh dưỡng nặng đã giảm hẳn (0,8%) và suy dinh
dưỡng ở nước ta hiện nay chủ yếu là thể nhẹ và thể vừa. Tuy nhiên suy dinh
dưỡng ở nước ta vẫn ở mức rất cao so với quy định của Tổ chức Y tế thế giới.
Mặt khác, dù tỉ lệ trẻ em thấp còi đã giảm nhanh song vẫn còn ở mức khá cao
(38,6%). Tỷ lệ SDD có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái, giữa các tỉnh. Vì
vậy trẻ rất cần được quan tâm, chăm sóc nhất là trong những năm tháng đầu

đời (0 - 6 tuổi).
1.2.6 Những nguy cơ của suy dinh dưỡng

7


1.2.6.1 Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 6 tuổi:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 6
tuổi ở các nước đang phát triển có liên quan đến thiếu dinh dưỡng ở mức độ
vừa và nhẹ.
1.2.6.2 Tăng các nguy cơ bệnh lý [6]
Trẻ dễ mắc các bệnh như: nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy... Suy dinh
dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm
cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng. Vì vậy suy dinh dưỡng
ngày càng trở nên nặng nề hơn.
1.2.6.3 Chậm phát triển thể chất [4]
Chậm phát triển thể chất ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ. Thiếu dinh
dưỡng là nguyên nhân trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm
phát triển, bao gồm của cả hệ cơ xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh
dưỡng diễn ra sớm như suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai và giai đoạn
sớm trước khi trẻ được 2 tuổi. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời
gian dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn. Chiều
cao của trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiện
cần thiết để trẻ đạt tối đa tiềm năng di truyền của mình.
1.2.6.4 Chậm phát triển tâm thần [10]
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ
trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng thường là thiếu đồng
bộ nhiều chất trong đó có những chất tốt cần thiết cho sự phát triển não và trí
tuệ của trẻ như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine... Trẻ bị suy dinh
dưỡng cũng thường chậm chạp, lờ đờ. Vì vậy giao tiếp xã hội thường kém,

kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.
1.2.6.5 Nguy cơ về mặt xã hội [6]

8


- Tầm vóc của dân tộc sẽ chậm tăng trưởng nếu tình trạng suy dinh
dưỡng không được cải thiện qua nhiều thế hệ.
- Khả năng lao động về thể lực cũng như về trí lực của những người suy
dinh dưỡng trong quá khứ hay trong hiện tại đều không thể đạt đến mức tối
ưu, là một sự lãng phí vô cùng lớn với những nước đang phát triển có nhu cầu
về nguồn nhân lực rất cao.
- Nguồn nhân lực trong lai cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tầm vóc của các lớp
thanh niên liên quan đến sức khỏe sinh sản.
1.3 Một số chỉ số nhân trắc:
Để đánh giá sự phát triển cơ thể trẻ, người ta sử dụng các kĩ năng, chiều
cao, chu vi các vòng, tỷ lệ giữa các phần của cơ thể chiều cao theo tuổi phản
ánh tiền sử dinh dưỡng, chiều cao theo tuổi thấp phản ánh sự chậm tăng
trưởng do điều kiện dinh dưỡng không hợp lý và sức khỏe kém. Chiều cao
theo tuổi thấp phản ánh tỷ lệ SDD mãn tính (trẻ thấp còi) nghĩa là trẻ bị thiếu
dinh dưỡng từ trước kéo dài đã lâu ở các nước nghèo và các nước đang phát
triển thì tỷ lệ SDD chiều cao (thể thấp còi) ở trẻ càng cao.
1.4 Một số khái niệm liên quan.
1.4.1 Sức khỏe và chăm sóc sức khỏe trẻ em
1.4.1.1 Định nghĩa sức khỏe[8]
Theo Tổ chức y tế thế giới - cơ quan của Liên Hợp Quốc đặt tiêu chuẩn
và cung cấp chương trình kiểm soát bệnh tật đã định nghĩa sức khỏe là “tình
trạng hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tinh thần và các quan hệ xã hội chứ
không đơn giản là tình trạng không có bệnh hay ốm yếu”.


1.4.1.2 Chế độ chăm sóc sức khỏe trẻ em:
Chủ yếu là nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, bao gồm các nội dung:

9


- Dinh dưỡng: Tổ chức bữa ăn; cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học
hợp lí; đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ.
- Chế độ ăn uống, ngủ, sinh hoạt hợp lý.
- vệ sinh cá nhân.
- Vệ sinh môi trường tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ.
-Khám sức khỏe định kỳ, theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
- Tiêm chủng và phòng bệnh.
- Phòng và xử trí một số bệnh thường gặp ở trẻ: lây nhiễm, nhiễm khuẩn.
- Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của cha mẹ tới châes độ chăm sóc sức khỏe
trẻ em.
1.4.2 Dinh dưỡng [8]
Dinh dưỡng là một quá trình phức hợp bao gồm vịêc đưa vào cơ thể
những thức ăn cần thiết qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ để bù đắp hao phí
năng lượng trong quá trình hoạt động sống của cơ thể, tạo ra sự đổi mới các tế
bào và mô cũng như diễn ra các chức năng sống của cơ thể.
1.4.3 Vai trò của dinh dưỡng [8]
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hằng ngày của mỗi người đặc biệt là trẻ
nhỏ. Trẻ em được nuôi dưỡng tốt thì khỏe mạnh, thông minh ngược lại nếu
không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì sẽ bị còi cọc, chậm phát triển và có
nguy cơ mắc bệnh cao.
Ở trẻ em nếu thiếu ăn thì cơ thể chịu hậu quả nặng nề của các bệnh về
dinh dưỡng như: đần độn do thiếu iốt, hỏng mắt do thiếu vitamin A, thấp còi
do thiếu canxi. Đặc biệt là trẻ em ở các nước nghèo và các nước đang phát

triển thì tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
1.4.4 Suy dinh dưỡng [4]

10


SDD là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ các chất phát sinh
năng lượng protein và cá chất dinh dưỡng khác. Bệnh thường gặp ở trẻ em
biểu hiện ở các nước khác nhau làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển
của trẻ, trường hợp nặng sẽ dẫn đến tử vong.
Phân loại SDD: có 3 thể
+ Thể cân nhẹ dựa trên chỉ tiêu (cân nặng/tuổi thấp).
+ Thể còi cọc dựa trên chỉ tiêu(chiều cao/tuổi).
+ Thể còm được đánh giá khi chỉ tiêu (cân nặng/chiều cao).
Hiện nay, người ta sử dụng “Biểu đồ phát triển” để giúp các bà mẹ và
cô bảo mẫu phát hiện và theo dõi suy dinh dưỡng ở trẻ. Trên biểu đồ có chia
4 kênh kí hiệu A, B, C và D căn cứ vào chỉ số nhạy nhất là cân/tuổi: [5]
Kênh A: trẻ khỏe mạnh.
Kênh B: suy dinh dưỡng độ 1.
Kênh C: suy dinh dưỡng độ 2.
Kênh D: suy dinh dưỡng độ 3.

CHƯƠNG 2

11


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 230 trẻ em dưới 6 tuổi ở trường mẫu giáo xã
Lương Sơn và trường mầm non Hoa Sen - Bảo Yên - Lào Cai và 230 phụ
huynh của các trẻ này.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2011 đến tháng 3/2012.
2.2 Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu làm một điều tra ngang được tiến hành tại 2 trường:
Trường Mẫu giáo xã Lương Sơn và trường Mầm non Hoa Sen - Bảo Yên Lào Cai.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Nghiên cứu các chỉ tiêu về hình thái sinh lý như: Chiều cao, cân
nặng,…với các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Dùng phương pháp quan sát (nét mặt, cơ thể…)
- Dùng phương pháp cân.
- Dùng phương pháp đo.
2.3.1.1 Phương pháp quan sát, mô tả:
Đầu tiên quan sát cơ thể trẻ đó có được khỏe mạnh hay không? Trẻ có
đầy đặn hồng hào? Trẻ cao hay thấp, gầy hay béo?... Sau khi quan sát xong ta
rút ra nhận xét là trẻ đó có bị suy dinh dưỡng hay không?
2.3.1.2 Phương pháp cân (kg):
Dùng chiếc cân đồng hồ do Liên Xô sản xuất để xem cơ thể trẻ đó nặng
bao nhiêu kg? Trước khi cân không được ăn no, bỏ giầy dép sau đó mới cân.
Tốt nhất là nên cân vào buổi sáng. Trên chiếc cân đồng hồ chia thành những
vạch nhỏ có độ chính xác đến 0,1kg. Cứ cách nhau 5 vạch thì lại ghi số trên 1
vạch, ví dụ: 0kg đến 5kg đến 10kg…cho đến 100kg.

12


2.3.1.3 Phương pháp đo:
Dùng thước đo có độ chính xác đến 0,1cm do Trung tâm thiết bị trường
học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sản xuất để xác định kích thước chiều cao đứng

của các đối tượng trong nghiên cứu. Trên thước đo họ chia thành những vạch
nhỏ đều nhau. Mỗi một vạch nhỏ cách nhau 1cm. Để đo chiều cao cơ thể
được chính xác ta nên tiến hành đo như sau: Đo vào buổi sáng, khi đo thước
dây căng thẳng áp sát vào tường nhà, vuông góc với mặt đất nằm ngang. Trẻ
đi chân không đứng quay lưng vào thước đo. Gót chân, mông, vai và đầu theo
một đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng bên mình. Dùng thước vuông
áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo. Sau đó nhìn thước đo xem được bao
nhiêu cm? Chiều cao đứng được tính bằng cm với hai số thập phân sau dấu
phẩy.
2.3.2 Phương pháp phỏng vấn
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có dùng bảng hỏi in sẵn và phỏng
vấn sâu để thu thập các thông tin định tính và định lượng về việc chăm sóc
cũng như các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
2.3.3 Phương pháp thống kê và xử lí số liệu:
Sau khi thu thập thông số về điều tra, ngày sinh, ngày đo, giới
tính,...của trẻ trong nghiên cứu cho phép đánh giá được tình trạng suy dinh
dưỡng của trẻ trong nghiên cứu.
Khi đã có số liệu trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tìm mối liên
quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với một số yếu tố trong quá trình chăm
sóc trẻ.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

13


3.1 Kết quả nghiên cứu về sự phân bố nhóm tuổi và giới tính.
Bảng 1. Kết quả nghiên cứu về sự phân bố theo nhóm tuổi và giới
tính ở trẻ

Đơn vị tính: %
Giới tính
Nhóm tuổi

Nữ

Nam

Người

%

Người

%

3

35

43,75

45

56,25

4

54


60,00

36

40,00

5

27

45,00

33

55,00

Tổng

116

50,43

114

49,56

Bảng 1 cho thấy: số trẻ nam chiếm tỷ lệ cao hơn số trẻ nữ và chủ yếu là
ở nhóm 4 tuổi.

3.2 Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ chăm sóc sức khỏe tới

bệnh SDD khu vực huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
3.2.1 Kết quả nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự lớn và sự phát triển.
Dinh dưỡng rất cần thiết đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng một cơ thể có tốc độ phát triển cao, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ các chất
dinh dưỡng lớn thì dinh dưỡng với trẻ như là một yếu tố sống còn cho sự lớn
và khỏe mạnh của trẻ. Chính vì vậy trẻ ăn hợp lý ngon miệng và đảm bảo đầy
đủ chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu của một cơ thể đang lớn là vấn đề
quan trọng. Như chúng ta đã biết mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc
điểm tâm sinh lý khác nhau nên nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi lứa tuổi khác
nhau. Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và cho trẻ ăn uống đúng khoa học ở từng
độ tuổi là biện pháp tốt nhất giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển bình thường. Vì

14


thế hàng ngày những chất dinh dưỡng này gia đình thường xuyên đưa vào cơ
thể sẽ ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Bảng 2: Kết quả nghiên cứu về khẩu phần ăn của trẻ

Chỉ tiêu nghiên cứu

n

Số trẻ bị SDD

Tỷ lệ (%)

Cung cấp đủ dinh dưỡng

130


8

6,15%

Không đủ dinh dưỡng

78

15

19,23%

Đảm bảo vệ sinh

22

2

9,09%

Bảng trên cho thấy có sự chênh lệch giữa tỷ lệ trẻ bị SDD khi được
cung cấp đủ dinh dưỡng và không đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ:
cung cấp đủ dinh dưỡng chiếm 6,15%; không đủ dinh dưỡng chiếm 19,23%.
Tuy nhiên, khi bữa ăn của trẻ đảm bảo vệ sinh thì vẫn có 9,09% trẻ bị suy
dinh dưỡng.

3.2.3 Kết quả nghiên cứu về một số chỉ tiêu thể lực của trẻ dưới 6 tuổi ở
khu vực huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Bảng 3. Kết quả nghiên cứu về chiều cao trung bình của trẻ ở khu

vực huyện Bảo Yên
Bé trai:
Đơn vị tính: cm
Chiều cao trung
Tuổi
Độ lệch chuẩn
P
bình
3
93,7
2,4
96,1
4
99,4
3,6
103,3
5
105,7
4,3
110,0
( P: chuẩn tăng trưởngchiều cao trung bình của WHO)
Kết quả nghiên cứu cho thấy: chiều cao trung bình của bé trai 3 tuổi là
93,7cm thấp hơn so với chuẩn là 2,4cm; chiều cao trung bình của bé trai 4
tuổi là 99,4cm thấp hơn so với chuẩn là 3,6cm; chiều cao trung bình của bé
trai nhóm 5 tuổi thấp hơn so với so với chuẩn là 4,3cm.

15


Bé gái:

Đơn vị tính: cm
Tuổi

Chiều cao trung bình

Độ lệch chuẩn

P

3

92,8

2,3

95,1

4

98,6

4,1

102,7

5

103,8

5,6


109,4

( P: chuẩn tăng trưởngchiều cao trung bình của WHO)
Kết quả nghiên cứu cho thấy: chiều cao trung bình của bé gái 3 tuổi là
92,8cm thấp hơn so với chuẩn là 2,3cm; chiều cao trung bình của bé gái 4 tuổi
là 98,6cm thấp hơn so với chuẩn là 4,1cm; chiều cao trung bình của bé trai
nhóm 5 tuổi thấp hơn so với chuẩn là 5,6cm.

3.2.3 Kết quả nghên cứu về chế độ ăn uống, ngủ, sinh hoạt.
Bảng 4. Kết quả nghiên cứu về chế độ ăn uống, ngủ, sinh hoạt

Chỉ số nghiên cứu

n

Số trẻ bị SDD

Tỷ lệ (%)

Ăn uống, ngủ, sinh hoạt hợp lí

125

18

7,82%

95


40

42,10%

Ăn uống, ngủ, sinh hoạt không
hợp lý

Nếu ăn uống, ngủ, sinh hoạt hợp lí thì tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ
thấp hơn nhiều so với những trẻ ăn uống, ngủ, sinh hoạt không hợp lí.

3.2.4 Kết quả nghiên cứu về vệ sinh cá nhân trẻ
Bảng 5. Kết quả nghiên cứu về việc vệ sinh cá nhân trẻ

16


Chỉ tiêu nghiên cứu

n

Số trẻ bị SDD

Tỷ lệ (%)

155

15

9,67


Đánh răng thường xuyên

170

29

17,05

Quần áo gọn gàng, sạch sẽ

168

8

4,76

Vệ sinh cá nhân kém

215

65

30,23

Rửa chân, tay, mặt, mũi sạch
sẽ

Nhìn vào bẳng trên ta cũng có thể thấy rõ sự chênh lệch tương đối lớn
giữa tỷ lệ trẻ bị SDD khi vệ sinh cá nhân sạch sẽ với những trẻ vệ sinh cá
nhân kém (30,23)


3.2.5 Kết quả nghiên cứu về vệ sinh môi trường
Đối với trẻ nhỏ, các điều kiện môi trường sống càng có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển cơ thể. Từ khi sinh ra, đứa trẻ đã sống ở trong môi
trường mới điều kiện hoàn toàn khác xa với môi trường trong bụng mẹ. Mà
đối với trẻ cơ thể non nớt của trẻ có các hệ cơ quan chưa hoàn thiện về cấu
tạo và chức năng.
Cơ thể của trẻ mẫu giáo là cơ thể đang lớn, đang phát triển mạnh và
chưa hoàn thiện, sức đề kháng chưa cao nên sức chống đỡ với ảnh hưởng của
môi trường bên ngoài rất kém. Một trong những nhân tố đó là tình trạng nhà
ở, điều kiện vệ sinh cũng như môi trường không tốt sẽ ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe của trẻ.

Bảng 6. Kết quả nghiên cứu về vệ sinh nhà ở

17


Tình trạng bệnh

Số trẻ
n

Chỉ số NC
Nhà ẩm thấp, có nhiều ruồi nhặng, không

bị
SDD

Tỷ lệ

(%)

97

28

28,86

Nhà thoáng mát, sạch sẽ

133

9

6,76

Có dùng nước ao hồ để sinh hoạt

15

5

33,33

Không dùng nước ao hồ để sinh hoạt

215

14


6,51

Có nhà vệ sinh tự hoại

174

16

9,19

Không có nhà vệ sinh tự hoại

56

19

33,92

hợp vệ sinh

Bảng trên cho thấy, yếu tố môi trường nhà ở có ảnh hưởng rất lớn đến
tỷ lệ trẻ mắc bệnh. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh giữa điều kiện môi trường nhà ở tốt và
môi trường nhà ở không tốt có sự chênh lệch lớn.

3.2.6 Kết quả nghiên cứu về việc khám sức khẻ định kỳ cho trẻ
Bảng 7. Kết quả nghiên cứu về việc khám sức khỏe định kỳ của
một số địa phương ở huyện Bảo Yên

Số lượt khám,
Số lượt khám và

Trạm xá

phát hiện bị

điều trị bệnh của SDD và điều trị
TE dưới 6 tuổi

của trẻ em

năm 2011

dưới 6 tuổi

Tỷ lệ

năm 2011
Xã Lương Sơn, huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

1351

18

75

5,25%


Xã Long Khánh,huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai


3374

80

2,37%

19000

92

0,48 %

1589

76

4,78%

Phường Kim Ngọc, TT
Phố Ràng, huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai
Xã Việt Tiến, huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Nhìn vào bảng ta thấy việc khám sức khỏe định kỳ được các bậc phụ
huynh rất quan tâm, thể hiện qua số lượt trẻ đến khám và phát hiện bị SDD ở
một số địa phương trong huyện.

3.2.7 Kết quả nghiên cứu về việc tiêm chủng và phòng bệnh

Bảng 8
Kết quả nghiên cứu việc tiêm chủng cho trẻ
Tình trạng bệnh

Số trẻ bị Tỷ lệ
n

SDD

(%)

Chỉ số NC
Không đủ và đủ nhưng không đúng lịch

106

22

20,78

Đủ và đúng lịch

124

11

8,78

Kết quả từ bảng trên cho thấy: trẻ tiêm chủng không đr và đủ nhưng
không đúng lịch tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với trẻ được tiêm đủ và đúng lịch.


Ảnh hưởng của yếu tố bệnh tật tới tình trạng SDD của trẻ

19


Tình trạng bệnh

Số trẻ bị Tỷ lệ
n

SDD

(%)

Chỉ số NC
Mắc bệnh

93

35

37,63

Không mắc bệnh

137

13


5,65

Bảng trên cho thấy, những trẻ mắc bệnh có khả năng bị suy dinh dưỡng
cao hơn những trẻ không mắc bệnh

3.4 Điều tra hiểu biết của các bà mẹ với bệnh suy dinh dưỡng trẻ em
Bảng 9. Thái độ của các bà mẹ với bệnh SDD trẻ em

Thái
độ

Rất

Đồng ý

đồng ý

n

%

Không

Phản

Không

đồng ý

đối


biết

n

%

n

%

n

%

n

%

132

57,39

18

7,83

9

3,91 28 12,17


133

57,82

16

6,95 11 4,78 21

9,13

138

60,00

5

2,17

6,52

Nội dung
Trẻ bị SDD có
thể
phát hiện tại

43

18,6
9


nhà
Có thể phòng
bệnh SDD cho

49

21,3
0

trẻ
Bệnh

SDD

được phát hiện

72

31,3
0

20

0

0

15



sớm sẽ điều trị
được
Từ bảng kết quả trên cho thấy các bà mẹ có thái độ rất tích cực với
bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ. Tỷ lệ những bà mẹ đồng ý tương đối cao chiếm
hơn 57%
Bảng 10. Hiểu biết của các bà mẹ về cách phòng bệnh SDD cho trẻ

Thái độ

Đồng ý

Không

Không biết

đồng ý
Nội dung

n

%

Cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng, ăn uống, ngủ, sinh

220

hoạt hợp lí
Giữ vệ sinh môi trường, vệ

sinh cá nhân trẻ
Không dùng nước ao, hồ để
sinh hoạt
Tiêm vacxin phòng bệnh đủ
và đúng lịch

110

167

124

95,6
5
47,8
2
72,6
0
35,9
1

n

%

n

%

3


1,30

7

3,04

25

18

71

10,8
6
7,82
30,8
6

95

45

35

41,3
0
19,5
6
15,2

1

Bảng trên cho thấy 95,65% các bà mẹ tin tưởng gần như tuyệt đối vào
việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn uống, ngủ, sinh hoạt hợp lí; hơn
một nửa số bà mẹ còn tin tưởng vào việc tiêm vacxin phòng bệnh; có rất
nhiều bà mẹ chưa nhận thức được việc giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá
nhân cho trẻ và tác hại của việc dùng nước ao, hồ để sinh hoạt.

21


3.5 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tuổi ở khu
vực huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Bảng 11. Tỷ lệ Suy dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tuổi ở khu vực huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Nhóm tuổi

n

Số trẻ bị SDD

Tỷ lệ (%)

3

78

19


24,35

4

85

13

15,29

5

67

6

8,95

Kết quả trên cho thấy tỷ lệ trẻ bị SDD nhiều nhất ở nhóm 3 tuổi
(24,35%) và giảm dần ở các lứa tuổi sau. Vì vậy mà cần phải có chế độ chăm
sóc sức khỏe tốt hơn nữa cho trẻ, đặc biệt là về chế độ dinh dưỡng. Có như
vậy mới mong hạn chế được tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 6 tuổi ở
khu vực huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

3.5 Bàn luận
3.5.1 Sự phân bố nhóm tuổi và giới tính

22



- Xét về từng nhóm tuổi, số lượng bé gái chiếm ưu thế hơn số lượng bé
trai: tỷ lệ bé gái (50,43%) cao hơn tỷ lệ bé trai (49,56%) là 0,87%. Tỷ lệ này
được thể hiện cụ thể từng nhóm tuổi như sau:
- Xét theo nhóm 3 tuổi thì tỷ lệ bé trai cao hơn bé gái là: 12,50% còn
nhóm 4 tuổi thì tỷ lệ bé trai là 40,00% thấp hơn tỷ lệ bé gái 20,00%
- Xét theo nhóm 5 tuổi thì tỷ lệ bé trai (55,00%) cao hơn tỷ lệ bé gái
(45,00%) là 10%.
Thường thì tỷ lệ bé trai cao hơn tỷ lệ bé gái nhưng không quá chênh
lệch như trên. Có thể giải thích trường hợp này là do sự trùng lặp ngẫu nhiên
khi chọn trong danh sách.
3.5.2 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc sức khỏe tới bệnh SDD
- Chế độ dinh dưỡng:
Trong nghiên cứu, khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng có tới 19,23% trẻ bị
suy dinh dưỡng cao hơn so với những trẻ trong khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh
dưỡng là 6,15%. Tuy nhiên khi khẩu phần đảm bảo vệ sinh thì trẻ vẫn có khả
năng bị SDD (9,09%). Như trên ta thấy yếu tố dinh dưỡng nói chung, khẩu
phần ăn hàng ngày của trẻ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tình trạng SDD của
trẻ. Chế độ ăn uống dinh dưỡng không hợp lý... ăn quá nhiều hay quá ít, sử
dụng không hợp lý các thành phần dinh dưỡng sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như: đạm, chất béo, chất
đường, vitamin và các chất khoáng cân đối hợp lý.
+ Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ): là một chất dinh dưỡng quan
trọng nhất giúp cơ thể trẻ lớn nhanh. Chất đạm còn là nguyên liệu để kiến tạo
tế bào và chất kháng thể. Vì vậy cơ thể thiếu đạm sẽ làm cho cơ thể trẻ chậm
lớn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng do khả năng đề kháng kém. Nhưng ngược
lại nếu thừa đạm gây nguy cơ dị ứng, ảnh hưởng đến thận, làm hệ thần kinh
dễ bị kích thích và gây táo bón.

23



+ Chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật, lạc, vừng): cung cấp nguyên
liệu kiến tạo màng tế bào và vỏ dây thần kinh và là nguồn cung cấp năng
lượng cao giúp cơ thể trẻ phát triển tốt. Trong khẩu phần ăn của trẻ nếu thiếu
chất béo sẽ làm cho trẻ chậm phát triển, không hấp thu được các vitamin tan
trong dầu như vitamin A, D, E, K. Ngược lại, nếu trong khẩu phần ăn thừa
chất béo sẽ làm cho trẻ béo phì.
+ Chất bột đường (gạo, mì, ngô, khoai củ): là nguồn cung cấp năng
lượng chính cho cơ thể trẻ sống và hoạt động. Nếu thiếu chất bột đường thì cơ
thể sẽ phải sử dụng chất đạm để tăng năng lượng, gây ảnh hưởng đến sự
chuyển hoá chất đạm. Nhưng nếu khẩu phần ăn quá nhiều chất bột đường thì
chất này được chuyển hoá thành mỡ để dự trữ sẽ gây nên tình trạng béo phì.
Ngoài ra trẻ cần được bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất vitamin
và muối khoáng từ rau quả tươi như: vitamin A, chất sắt, iốt, chất xơ hoà tan
để có thể được cung cấp đầy đủ cân đối các chất.
- Một số chỉ tiêu thể lực của trẻ:
Qua nghiên cứu ta thấy chiều cao trung bình của trẻ tăng dần theo độ
tuổi và chiều cao của trẻ nam cao hơn so với chiều cao của trẻ nữ. Chiều cao
của cơ thể nói lên được sức lớn của cơ thể đó. Sự tăng chiều cao là một quá
trình liên tục nhưng không đồng đều ở các giai đoạn phát triển của trẻ (2 tuổi
tăng 10cm, 3 tuổi tăng 8cm) và tăng chậm dần từ 3 - 6 tuổi. Giữa bé trai và bé
gái có sự khác biệt về chiều cao, bé trai thường cao hơn bé gái cho đến khi 12
tuổi, hoàn toàn phù hợp với tính quy luật của sự phát triển chiều cao theo
nhóm tuổi.

- Chế độ ăn uống, ngủ, sinh hoạt:

24



Chế độ ăn uống, ngủ, sinh hoạt cũng ảnh hưởng tới tình trạng mắc bệnh
suy dinh dưỡng của trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trẻ em nếu
được ăn uống, ngủ, sinh hoạt hợp lí thì tỷ lệ bị SDD chỉ có 7,82%; ngược lại
thì khả năng bị bệnh SDD sẽ rất cao (42,10%). Vì vậy mà cần phải có một chế
độ ăn uống, ngủ, nghỉ, sinh hoạt khoa học, hợp lí cho trẻ.
- Vệ sinh cá nhân:
Nếu vệ sinh cá nhân không tốt thì trẻ rất có khả năng bị bệnh cao.
Trong nghiên cứu chúng tôi thấy có tới 30,23% trẻ bị SDD do vệ sinh cá nhân
kem.
Do đó cần phải thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ: tắm. giặt, đánh răng,
rửa mặt, mũi, chân, tay…
- Vệ sinh môi trường :
Cơ thể của trẻ mẫu giáo là cơ thể đang lớn, đang phát triển mạnh và
chưa hoàn thiện, sức đề kháng chưa cao nên sức chống đở với ảnh hưởng của
môi trường bên ngoài rất kém. Một trong những nhân tố đó là tình trạng nhà
ở, điều kiện vệ sinh cũng như môi trường sống không tốt sẽ ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe của trẻ.
Qua nghiên cứu, kết quả cho thấy: 28,86% trẻ bị SDD sống trong căn
nhà ẩm thấp, ruồi nhặng, không hợp vệ sinh; 6,76% trẻ bị SDD sống trong
căn nhà thoáng mát, sạch sẽ; 33,33% trẻ bị SDD do dùng nước ao, hồ để sinh
hoạt. Tỷ lệ trẻ bị SDD khi sống trong những gia đình có nhà vệ sinh tự hoại
và gia đình không có nhà vệ sinh tự hoại có sự chênh lệch tượng đối lớn
(9,9% và 33,92%)
- Khám sức khỏe định kỳ:
Chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 3 xã và 1 thị trấn ở khu vực
huyện Bảo Yên và thu được kết quả như sau:

25



×