Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Một số biện pháp dùng lời nói nhằm phát triển vốn từ ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua các tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.68 KB, 50 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ em trong quá
trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – ThS Lê Bá
Miên- người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình học tập nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận này.
Qua đây, em xin gửi đến Ban Giám Hiệu và các cô giáo trường mầm
non Sao Mai- Đông Anh- Hà Nội, cùng các bạn trong khoa Giáo dục Tiểu học
lời cảm ơn chân thành nhất.

Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Vũ Thị Quyên


Khóa luận tốt nghiệp

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được
công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Vũ Thị Quyên




Khóa luận tốt nghiệp

Mục Lục
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài......................................................................
2. Lịch sử vấn đề ..........................................................................................
3. Mục đích, yêu cầu ....................................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................
6. Cấu trúc khóa luận....................................................................................
Nội Dung
Chương 1. Cơ sở lý luận...............................................................................
1. Quan niệm vốn từ ngữ ..............................................................................
1.1. Các tác phẩm văn học đối với sự mở rộng vốn từ ngữ cho trẻ ...............
1.1.1. Vốn từ tự nhiên...................................................................................
1.1.2. Vốn từ xã hội ......................................................................................
1.1.3. Vốn từ sinh hoạt .................................................................................
1.2. Từ về mặt ngữ pháp ...............................................................................
1.2.1. Danh từ ...............................................................................................
1.2.2. Động từ ..............................................................................................
1.2.3. Tính từ ................................................................................................
2. Biện pháp dùng lời để phát triển vốn từ ngữ cho trẻ .................................
2.1. Biện pháp trò chuyện theo câu hỏi .........................................................
2.2. Biện pháp sử dụng lời nói của cô ...........................................................
2.3. Biên pháp tự kể .....................................................................................
2.4. Biện pháp so sánh, đối chiếu .................................................................
2.5. Biện pháp giải thích ...............................................................................
2.6. Biện pháp thực hành đưa từ vào ngữ cảnh .............................................

3. Thực tiễn đề tài.........................................................................................


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2. Phân tích và miêu tả kết quả một số biện pháp dùng lời để
phát triển vốn từ ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tác phẩm văn học.
1. Biện pháp trò chuyện theo câu hỏi ............................................................
2. Biên pháp sử dụng lời nói của cô ..............................................................
3. Biên pháp tự kể ........................................................................................
4. Biện pháp so sánh, đối chiếu ....................................................................
5. Biện pháp giải thích ..................................................................................
6. Biện pháp thực hành đưa từ vào ngữ cảnh ................................................
Kết luận.......................................................................................................
Tài liệu tham khảo......................................................................................
Phụ lục ........................................................................................................


Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là công cụ nhận thức, công cụ tư duy và là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất của con người. Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể trao
đổi với nhau những nỗi niềm thầm kín…Bác Hồ đã nói “ Tiếng nói là thứ của
cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta biết giữ gìn nó,
tôn trọng nó”. Bởi vậy việc quan tâm chú ý đến phát triển về mặt ngôn ngữ
cần được đặc biệt coi trọng trong nội dung giáo dục.
Như chúng ta đã biết một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền
giáo dục phát triển. Vì vậy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển,

đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ
đất nước. Ngay từ khi thống nhất Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu” ( Đại hội X). Từ đó đề những biện pháp chỉ
đáp ứng yêu cầu phổ cập đại trà mà nó trở thành một mối quan tâm của toàn
xã hội.
Trong thời đại ngày nay- thời đại khoa học công nghệ phát triển như
vũ bão đòi hỏi thế hệ trẻ Việt Nam phải đủ bản lĩnh, tri thức, nhất là sự tự tin
trong giao tiếp. Thực tế cho thấy chất lượng giáo dục của ta phụ thuộc rất
nhiều vào các bậc học. Trong các bậc học thì bậc học mầm non được coi là
mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là khâu đầu tiên quan
trọng của hệ thống giáo dục và giáo dưỡng tiếng mẹ đẻ ở nhà trường. Vì vậy
khi sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ tự tin trong xã hội là rất quan trọng. Mặt
khác tiếng mẹ đẻ là phương tiện quan trọng để lĩnh hội nền văn hóa dân tộc,
để giao lưu với những người xung quanh để tư duy và bồi dưỡng tâm hồn, cho
nên việc phát triển vốn từ ngữ cho trẻ mầm non là rất quan trọng.

Vũ Thị Quyên

5

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
Trong hệ thống ngôn ngữ, từ là đơn vị trung tâm, là vật liệu cơ bản của
lời nói. Ở lứa tuổi mẫu giáo nói chung, trẻ mẫu giáo lớn nói riêng phải nắm
được vốn từ ngữ cần thiết để giao tiếp và tiếp thu tri thức ban đầu trong
trường mầm non, chuẩn bị cho trẻ học ở phổ thông. Vì vậy việc phát triển vốn
từ ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi là vấn đề được đặt nên hàng đầu. Để phát triển vốn từ
ngữ cho trẻ có nhiều biện pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế

hiện nay cho thấy việc sử dụng những biện pháp dùng lời thông qua các tác
phẩm văn học nhằm phát triển vốn từ ngữ cho trẻ được sử dụng rất nhiều và
đạt hiệu quả cao. Biện pháp dùng lời cần thay đổi và phù hợp với nội dung
dạy và mục tiêu đào tạo.
Ngoài ra, biện pháp dùng lời thông qua các tác phẩm văn học trong giờ
học là rất quan trọng và hợp lí, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
Là một giáo viên mầm non trong tương lai, tôi hiểu rõ tầm quan trọng
của biện pháp dùng lời trong việc phát triển vốn từ ngữ cho trẻ thông qua các
tác phẩm văn học. Chính vì lí do trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài
“Một số biện pháp dùng lời nhằm phát triển vốn từ ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua các tác phẩm văn học”.
2. Lịch sử vấn đề
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là phát triển vốn từ cho trẻ 5- 6
tuổi qua các tác phẩm văn học bằng một số biện pháp dùng lời là một việc
làm quan trọng và đòi hỏi càng sớm càng tốt. Ngày càng có rất nhiều tác giả
đã nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em Việt Nam như là công trình nghiên cứu
Giáo dục mầm non thuộc viện khoa học giáo dục, các đề tài khóa luận, luận
văn tốt nghiệp của sinh viên, học viện cao học ở trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, viện nghiên cứu…
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em không còn là một đề tài mới mẻ nữa, đã
từ lâu có rất nhiều chương trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Cuốn “Dạy nói

Vũ Thị Quyên

6

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

cho trẻ trước tuổi lớp 1” của Phan Thiều (1979) và cuốn “Dạy phát âm và làm
giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo” của Tạ Thị Ngọc Thanh (1980) là những công
trình nghiên cứu về nội dung phương pháp dạy tiếng Việt ở nhà trường. Tuy
nhiên nội dung các bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở sự giải thích, vận dụng
các tri thức ngôn ngữ học, các thành tựu ngôn ngữ tiếng Việt vào nhà trường.
Giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của
Nguyễn Xuân Khoa được xuất phát từ quan điểm tiếng Việt là công cụ, là
phương tiện lĩnh hội nền văn hóa của dân tộc, nền văn minh của nhân loại nên
phải được coi trọng. Đây là cuốn giáo trình đầu tiên đề cập đến một cách toàn
diện, có hệ thống các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ đang được
thực hiện vào trong các nhà trẻ, mẫu giáo ở nước ta. Đây là sản phẩm của
niềm say mê hứng thú nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên từ thực hành, thực tập
trên trẻ, làm khóa luận, luận văn về phát triển tiếng mẹ đẻ cho trẻ mẫu giáo.
Ngoài Nguyễn Xuân Khoa, trong cuốn “Phương pháp phát triển lời nói
cho trẻ”, Đinh Hồng Thái cũng chú trọng đến dạy nói cho trẻ, phát triển ngôn
ngữ thông qua các thành phần của ngữ pháp tiếng Việt đó là giáo dục chuẩn
mực ngữ âm tiếng Việt, hình thành và phát triển vốn từ, dạy trẻ các mẫu câu
tiếng Việt, phát triển lời nói mạch lạc, phát triển lời nói nghệ thuật cho trẻ qua
thơ truyện để tạo tiền đề tốt cho trẻ chuẩn bị vào lớp một.
Trong cuốn “Tiếng Việt 1,2” tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã cung cấp
những tri thức cơ bản về tiếng Việt, từ đó giáo viên mầm non có vốn kiến
thức cơ bản phục vụ tốt việc phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ cho trẻ.
Ngày nay càng có nhiều người nghiên cứu về sự phát triển lời nói của
trẻ em như “Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề nhằm phát triển
lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” tại TP Hồ Chí Minh của tác giả
Huỳnh Ái Hồng. Như ta đã biết âm đúng giúp trẻ dễ dàng giao tiếp với mọi
người có thể thể hiện được nguyện vọng của mình đối với mọi người, giúp

Vũ Thị Quyên


7

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
mọi người hiểu mình dễ hơn. Đặc biệt trẻ có thể sửa cả phát âm cho người
thân trong gia đình, phát âm đúng tư duy của trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện.
Giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non” của
đồng tác giả Đinh Hồng Thái và Trần Thị Mai, giáo trình này bước đầu hình
thành cho trẻ những năng lực ngôn ngữ như nghe lời nói và pháp âm, khả
năng sử dụng từ ngữ, các kiểu câu tiếng Việt và đặc biệt là nói năng mạch lạc
trong giao tiếp và học tập. Ngoài ra, trẻ cũng được chuẩn bị một số kĩ năng
tiền đọc, viết cần thiết để học tiếng Việt ở lớp 1.
Như vậy, hầu như các tác giả đã nghiên cứu rất sâu sắc vốn từ vựng
tiếng Việt và nêu lên những quan điểm của mình trong đó. Song chưa có tác
giả nào đi sâu tìm hiểu “Một số biện pháp dùng lời để phát triển vốn từ ngữ
cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các tác phẩm văn học”. Trong đề tài khóa luận
này, chúng tôi xin đi vào nghiên cứu khoảng trống còn bỏ ngỏ đó.
3. Mục đích yêu cầu
3.1. Mục đích
Đề tài này nhằm khai thác triệt để một số biện pháp dùng lời để phát
triển vốn từ ngữ cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học.
3.2. Yêu cầu
Để đạt được mục đích trên, người viết cần đảm bảo yêu cầu sau.
Nắm được cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của đề tài.
Thu thập số liệu.
Vận dụng và làm sâu sắc hơn một số biện pháp dùng lời nhằm phát
triển vốn từ ngữ.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp thống kê.

Vũ Thị Quyên

8

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp thực nghiệm.
Muốn thực hiện các phương pháp này người viết phải tiến hành các
công việc sau.
Đọc lý luận.
Khảo sát thực tế thu thập số liệu.
Lên mẫu thống kê, sử dụng tư liệu.
Viết khóa luận.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng
Một số biện pháp dùng lời để phát triển vốn từ ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi
thông qua các tác phẩm văn học.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đặc điểm phát triển vốn từ ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi qua các tài liệu nghiên
cứu về một số biện pháp dùng lời thông qua các tác phẩm văn học mà trẻ đã
được làm quen.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung của đề tài gồm 2 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiển đề tài.
Chương 2. Phân tích và miêu tả kết quả một số biện pháp dùng lời để
phát triển vốn từ ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các tác phẩm văn học.

Vũ Thị Quyên

9

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1. Quan niệm vốn từ ngữ
1.1. Các tác phẩm văn học đối với sự mở rộng vốn từ ngữ cho trẻ
Phát triển vốn từ ngữ là một quá trình lâu dài của việc lĩnh hội vốn từ
mà con người đã tích lũy trong lịch sử và trong cuộc sống. Khi cho trẻ tiếp
xúc với các tác phẩm văn học trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói
riêng sẽ có điều kiện tiếp nhận một thế giới vô cùng phong phú và đa dạng
được thể hiện trong các câu chuyện cổ tích thế giới của những chàng hoàng
tử, công chúa xinh đẹp, nơi cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Vì có sự xuất
hiện của các thế lực siêu nhiên như ông bụt, bà tiên, có phép màu kì diệu luôn
giúp đỡ, bênh vực cho những người nghèo khổ, sống lương thiện và tốt bụng.
Các tác phẩm văn học như một cuốn từ điển sống, nó chứa đựng một mảng
kiến thức đa dạng và phong phú, một kho từ vựng hấp dẫn với một thế giới vô
tận thiên nhiên, xã hội, văn hóa. Đó là một vốn ngôn ngữ vô tận mà trẻ mẫu
giáo lớn sẽ được tiếp nhận và mở rộng vốn giao tiếp của trẻ.
Tóm lại mỗi một tác phẩm văn học mở ra một thế giới tri thức về mọi

vật xung quanh, cung cấp cho trẻ một lượng vốn từ tự nhiên cũng như vốn từ
xã hội, vốn từ sinh hoạt phong phú đa dạng, thỏa mãn nhu cầu khám phá thế
giới của trẻ.
1.1.1. Vốn từ tự nhiên
Vốn từ tự nhiên là những từ thuộc về loài vật, các hiện tượng tự nhiên,
các củ, quả.
Vốn từ tự nhiên đối với trẻ mầm non thì các tác phẩm văn học đều đem
đến cho trẻ cả một thế giới tự nhiên nhiều màu sắc, bởi mỗi tác phẩm văn học
là một tác phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên các tác phẩm văn học (truyện và thơ)

Vũ Thị Quyên

10

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
về loài vật cung cấp chủ yếu cho trẻ về vốn từ tự nhiên. Thiên nhiên đi vào
trong các tác phẩm văn học từ những con vật gần gũi, quen thuộc như con
trai, con hến, con chó, con mèo đến những con vật sống trong rừng như con
nai, con hổ, con nhím, con sóc hay đến những con vật không có ích như con
chuột, con rắn, đến những hiện tượng tự nhiên mây, mưa, trăng, sao, mặt
trời… tất cả đều được nhân cách hóa rất đáng yêu, kể cả những cỏ cây, hoa lá,
những mảnh vườn, thửa ruộng, cây đa cũng đẹp một cách kì diệu.
Chính vì vậy, thông qua mỗi các phẩm văn học trẻ không chỉ có tấm
lòng yêu thiên nhiên, mọi vật xung quanh mà còn cung cấp cho các em về
kiến thức tự nhiên xung quanh và cũng từ đó cung cấp cho trẻ một lượng kiến
thức khá phong phú về các loài vật, đó là những kiến thức về tên gọi của các
loài vật, đặc điểm của một số con vật như con trâu biết cày ruộng trong

chuyện (con trâu, con hổ và người thợ cày), con mèo biết bắt chuột trong
chuyện (chuột và mèo), cũng từ đó vốn từ của trẻ được mở rộng. Đặc biệt với
trẻ 5-6 tuổi việc tiếp xúc với tác phẩm văn học là cơ hội lớn để trẻ được mở
rộng vốn từ, vốn hiểu biết của mình.
Như vậy, trong các tác phẩm văn học nói chung, đặc biệt là “chuyện và
thơ về loài vật nói riêng không chỉ góp phần giáo dục tình yêu thiên nhiên cho
trẻ mà còn đưa các em đến gần với hệ thống vốn từ tự nhiên phong phú, giúp
trẻ mở rộng nhận thức mà việc mở rộng nhận thức bao giờ cũng gắn chặt với
việc mở rông vốn từ” [ 5, 3]. Trẻ mầm non nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng
các tác phẩm văn học không chỉ cung cấp những vốn từ về thế giới thiên
nhiên mà còn cung cấp vốn từ phong phú về mặt xã hội.
1.1.2. Vốn từ xã hội
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi các tác phẩm văn học không chỉ cung cấp kiến
thức tự nhiên mà nó còn là kho tàng cung cấp vốn từ xã hội.

Vũ Thị Quyên

11

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
Thật vậy, xã hội trong các tác phẩm văn học trước hết là những mối
quan hệ trong gia đình rồi đến những mối quan hệ rộng hơn với những người
trong xã hội, xã hội còn được khắc họa về những nét sinh hoạt của người dân
như lao động, hội họp, lễ hội, đình đám, về đồ ăn thức uống đến những vốn từ
về quê hương, đất nước.
Như vậy, những nhân vật chính trong truyện cổ tích là những con người
trong cuộc sống đời thường như Thạch Sanh mồ côi cha mẹ nghèo khó nhưng

hiền lành, tốt bụng và có tài hơn người, một anh Khoai hiền lành, tốt bụng
thật thà trong câu truyện “Cây tre trăm đốt”.
Trong các bài thơ những em bé biết yêu thương, lễ phép với bà qua bài
thơ “ Bà và cháu”.
Các tác phẩm văn học đòi hỏi những triết lí đạo đức đơn giản mà sâu
sắc, dễ tiếp thu, kích thích trí tưởng tượng mạnh mẽ với lứa tuổi mẫu giáo đặc
biệt là mẫu giáo lớn. Như vậy, mỗi một tác phẩm văn học giúp cho trẻ phát
triển mạnh trí tưởng tượng, kích thích tư duy, tạo điều kiện cho trẻ mở rộng
nhận thức. Nhiều tác phẩm văn học có nội dung giải thích những hiện tượng
thiên nhiên, các sự vật quen thuộc gần gũi, các danh lam thắng cảnh, những di
tích lịch sử. Phần lớn các tác phẩm văn học tập trung vào những vấn đề của
con người và xã hội, những phong tục tập quán, những kiến thức về nghề
nghiệp, phê phán những thói hư tật xấu, sự lười nhác “Mèo đi câu cá”. Qua đó
trẻ có cái nhìn về thế giới thực một cách tốt nhất.
Thông qua các mối quan hệ trong xã hội và cách ứng xử với mọi người
trong xã hội mà trẻ nhận thức được các mối quan hệ phức tạp như qua câu
truyện “Tấm và Cám” với quan hệ “Dì ghẻ con chồng, chị em cùng cha khác
mẹ”. Qua đó trẻ hiểu được người tốt người xấu, cảm thông những người
nghèo khổ.

Vũ Thị Quyên

12

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
Như vậy các tác phẩm văn học giúp trẻ tiếp nhận bằng cả tâm hồn, trái
tim và những thứ tình cảm hết sức hồn nhiên ngây thơ của mình. Trẻ luôn cho

rằng thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học nói chung là hiện thực ngoài
đời lên dễ dàng muốn chia sẻ tất cả những tình cảm mà trẻ dành cho mọi
người xung quanh. Trẻ phân biệt được cái gì nên theo và cái gì không nên
theo. Khi trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học giúp trẻ mở rộng nhận thức về
các mối quan hệ mới trong xã hội và vốn từ xã hội của trẻ sẽ ngày càng được
mở rộng hơn.
Chúng ta thấy rằng, các tác phẩm văn học có tác động mạnh mẽ đến sự
lĩnh hội và phát triển vốn từ của trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn. Bởi
trước hết các tác phẩm văn học tác động lên đời sống tình cảm của trẻ, giáo dục
trẻ về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tạo điều kiện cho các em có cơ
hội được mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh. Từ sự nhận thức đó mà
vốn từ của các em được tăng lên rõ rệt. Đồng thời, nó còn giúp trẻ rèn kĩ năng
nói đúng ngữ pháp cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng.
1.1.3. Vốn từ sinh hoạt
Như chúng ta đã biết vốn từ sinh hoạt là những từ ngữ sinh hoạt được
trẻ nói hằng ngày thông qua giao tiếp với những người xung quanh. Để giúp
trẻ phát triển vốn từ sinh hoạt không còn cách nào khác là cho trẻ tiếp xúc với
các tác phẩm văn học đặc biệt là các tác phẩm sinh hoạt hàng ngày như “Câu
truyện của tay trái và tay phải”.
Vốn từ sinh hoạt được trẻ sử dụng hàng ngày nên trong tác phẩm văn
học thì vốn từ sinh hoạt của trẻ ngày càng được mở rộng và phong phú hơn,
trẻ tích lũy được vốn từ ngữ từ đó vốn từ tăng lên giúp cho việc giao tiếp của
trẻ được thuận lợi hơn, nếu như vốn từ sinh hoạt của trẻ ít thì rất khó khăn
trong vốn từ cần thiết. Đó là những từ liên quan đến những hoạt động diễn ra
hàng ngày như đi, chạy, nhảy, ăn … những từ có liên quan đến cuộc sống cá
nhân và quan hệ của trẻ, những từ cần cho cuộc sống sinh hoạt.

Vũ Thị Quyên

13


K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
Như chúng ta đã biết trẻ từ 5 - 6 tuổi tiếp xúc với các tác phẩm văn học
là cơ hội lớn để trẻ được mở rộng vốn từ ngữ. Khi trẻ tiếp xúc với các tác
phẩm văn học, trẻ sẽ cảm nhận được cuộc sống sinh hoạt, những hoạt động
diễn ra hàng ngày trong các tác phẩm. Từ đó mà trẻ bắt chước vốn từ ngữ sinh
hoạt để giao tiếp hàng ngày với con người. Đây là cơ hội tốt cho trẻ tích lũy
vốn từ sinh hoạt.
Thật vậy trong các tác phẩm văn học nói chung, đặc biệt là truyện và
thơ về đời sống sinh hoạt của con người nói riêng không chỉ cho trẻ hiểu thêm
về các phong tục tập quán, những nét văn hóa riêng của từng dân tộc, những
bản sắc dân tộc của từng vùng, miền mà còn đưa các em đến gần với hệ thống
vốn từ sinh hoạt giúp trẻ mở rộng vốn từ ngữ, giúp cho trẻ sử dụng tốt vốn từ
sinh hoạt một cách chính xác và thành thạo làm cho vốn từ của trẻ thêm
phong phú và đa dạng.
2. Từ về mặt ngữ pháp
Trong kho tàng từ vựng tiếng Việt số lượng từ rất lớn, có đến hàng
chục vạn. Có thể dựa vào đặc điểm chung và ý nghĩa, khái quát và đặc điểm
ngữ pháp mà tập hợp chúng lại thành những phạm trù gọi là phạm trù từ loại.
2.1. Danh từ
Danh từ là thực từ có ý nghĩa thực thể (ý nghĩa sự vật hiểu rộng) kết
hợp được (về phía sau) với các từ chỉ định (này, nọ) và thường ít khi tự mình
làm vị ngữ (thường phải đứng sau từ là).
Như chúng ta đã biết danh từ thường được sử dụng rất nhiều đối với trẻ
từ 5- 6 tuổi. Đặc biệt là sử dụng danh từ trong các tác phẩm văn học. Nhờ có
tác phẩm văn học mà danh từ của trẻ mới được xuất hiện nhiều từ đó giúp cho
trẻ mở rộng vốn từ ngữ.

Theo Stecno trong ngôn ngữ trẻ em xuất hiện trước nhất là danh từ rồi
đến động từ và sau đó mới đến loại từ khác.

Vũ Thị Quyên

14

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
Theo Lưu Thị Lan trẻ mẫu giáo có tỉ lệ danh từ tuy đã giảm đi để
nhường chỗ cho các loại từ khác nhưng vẫn cao như trẻ 5 tuổi là 35,52%, trẻ 6
tuổi là 30,97%.
Về danh từ như trong các tác phẩm văn học nội dung ý nghĩa của từ
được mở rộng, phong phú hơn ở những từ có ý nghĩa rộng.
Ví dụ từ “hoa” có rất nhiều các loại hoa khác nhau.
Trong tác phẩm văn học về danh từ trẻ hay dùng những từ chỉ nghề
nghiệp của người lớn cũng tăng lên nhiều. Ở trẻ còn có những danh từ mang
tính văn học ví dụ như áng mây, đóa hoa. Trẻ biết sử dụng một số từ chỉ khái
niệm trừu tượng mặc dù trẻ chưa hiểu hết ý nghĩa của những từ đó. Ví dụ như
kiến trúc, tài năng…Trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học, danh từ của trẻ có
những đặc điểm sau.
Danh từ về ý nghĩa khái quát thì được dùng làm tên gọi sự vật (hiểu
theo nghĩa rộng).
Danh từ về đặc điểm ngữ pháp có khả năng làm phần trung tâm của
nhóm danh từ, nghĩa là có khả năng kết hợp với các từ chỉ tổng thể, các từ chỉ
số lượng ở trước và với từ chỉ trỏ ở sau. Khi danh từ làm vị ngữ thường có từ
“là”.
Danh từ được chia làm hai loại đó là danh từ riêng và danh từ chung.

Danh từ riêng là tên gọi của sự vật cá biệt duy nhất, danh từ chung là tên gọi
của từng lớp sự vật đồng nhất về một phương diện nào đó.
Như vậy trong tác phẩm văn học danh từ của trẻ chiếm một lượng từ
khá cao. Từ đó giúp cho trẻ phát triển và mở rộng vốn từ.
2.2. Động từ
Động từ là những thực từ chỉ quá trình, các dạng vận động của sự vật,
thực thể có sự vật tính.

Vũ Thị Quyên

15

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
Như chúng ta đã biết trẻ 5 - 6 tuổi động từ giảm đi so với trẻ tuổi nhà
trẻ, phần lớn trẻ sử dụng những động từ gần gũi, tiếp tục phát triển thêm
những nhóm từ mới được thể hiện rất rõ qua các tác phẩm văn học mà trẻ đã
được làm quen như nhảy nhót, rơi lộp bộp, leng keng…những động từ chỉ sắc
thái khác nhau như chạy vèo vèo, chạy loạn xạ, chạy lăng xăng.
Ở lứa tuổi này trẻ còn xuất hiện thêm những động từ có ý nghĩa trừu
tượng như giáo dục, khánh thành…
Từ đó ta thấy được thông qua tác phẩm văn học mà động từ của trẻ
được sử dụng phong phú đa dạng hơn, có một số những nhóm từ mới, động từ
chỉ sắc thái hay xuất hiện thêm một số động từ có ý nghĩa trừu tượng từ đó
giúp cho trẻ mở rộng vốn từ ngữ.
Động từ là những loại từ có những đặc điểm sau.
Về ý nghĩa khái quát động từ là những thực từ dùng để gọi tên cho các
hoạt động, trạng thái, quá trình…của sự việc hiện tượng.

Về đặc điểm ngữ pháp động từ làm trực tiếp vị từ trong câu (không cần
có từ “là”).
Khả năng kết hợp động từ có khả năng đứng làm trung tâm của một
cụm động từ gọi là cụm động từ (nhóm động từ, đoản ngữ động từ) để đảm
nhiệm một chức vụ cú pháp nhất định trong câu.
Ngoài ra động từ thường có các phụ từ đi kèm. Phụ trước động từ cho
các phó từ đảm nhiệm, phụ sau của động từ có thể do tất cả các từ loại đảm
nhiệm.
Chức năng cú pháp động từ có thể đảm nhiệm chức năng làm vị ngữ
trong câu. Ngoài ra nó có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ…
Động từ được phân ra làm hai loại là ngoại động từ và nội động từ.
Ngoại động từ chỉ hoạt động tác dụng lên đối tượng khác một cách trực
tiếp làm hình thành, biến đổi, tiêu hủy đối tượng ấy hoặc ảnh hưởng trực tiếp

Vũ Thị Quyên

16

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
đến đối tượng ấy như xây nhà, đọc sách, đào đất, trong ngoại động từ còn
được phân ra động từ chỉ hành động như xây tường, ăn cơm, động từ chỉ trạng
thái tâm lí như buồn, sợ, vui. Động từ chỉ sự vận động có phương hướng như
ra, vào, lên, xuống… Động từ chỉ động tác của các bộ phận cơ thể như bĩu
môi… Động từ chỉ sự tồn tại, tiêu hủy như nảy, mọc, còn… Động từ chỉ sự
phát, nhận như cho, biếu, vay… Động từ chỉ cảm nghĩ, nói năng như nghĩ,
tưởng, ngỡ.
Nội động từ là động từ chỉ trạng thái hay hoạt động không tác động lên

đối tượng khác, mà nằm lại trong bản thân của chủ thể hoặc tác dụng trở lại
bản thân chủ thể của trạng thái hay hoạt động như nghỉ ngơi, đau ốm, ngủ…
Trong đó nội động từ chia làm hai loại động từ chỉ trạng thái sự vật như
sôi, chảy, tắt, tan… và động từ chỉ tác động, tư thế như đứng, chạy, nhảy, bay.
2.3. Tính từ
Tính từ là những thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực
thể hoặc của vận động, quá trình, hoạt động…
Ví dụ to, nhỏ, dày, mỏng, cứng, mềm…
Đặc điểm của tính từ.
Tính từ về ý nghĩa khái quát là tính từ là những từ biểu hiện ý nghĩa đặc
trưng về đặc điểm, tính chất, thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng.
Tính từ về đặc điểm ngữ pháp là tính từ trực tiếp làm vị ngữ trong câu.
Khả năng kết hợp tính từ có khả năng kết hợp với những phụ từ tình
thái ở trước nó. Phần phụ sau có thể do tất cả mọi từ loại thực từ đảm nhiệm,
cũng thể do một hư từ đảm nhiệm.
Chức năng cú pháp tính từ có thể đảm nhiệm chức năng làm vị ngữ trực
tiếp trong câu. Ngoài ra nó có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ.
Tính từ có hai loại là tính từ không biến đổi về mức độ và tính từ mức
độ.

Vũ Thị Quyên

17

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
Trong đó tính từ không biến đổi về mức độ là thơm phức, trắng toát.
Tính từ chỉ mức độ được chia làm hai loại là tính từ miêu tả số lượng

như nhiều, ít… và tính từ miêu tả chất lượng như đẹp, giỏi.
Như chúng ta đã biết trẻ 5 tuổi tính từ 8,64%, trẻ 6 tuổi có tính từ
30,97% bằng với danh từ. Qua đó ta thấy trẻ sử dụng nhiều tính từ. Để tính từ
của trẻ được sử dụng nhiều phong phú cần kết hợp cho trẻ tiếp xúc với các tác
phẩm văn học. Nhờ cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học giúp cho trẻ sử
dụng đúng, thành thạo, sử dụng triệt để các loại tính từ làm cho vốn từ ngữ
của trẻ phong phú và đa dạng hơn.
Nhờ việc cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học tính từ mà trẻ 5- 6
tuổi phát triển về số lượng cũng như chất lượng, trẻ sử dụng nhiều những từ
có tính chất gợi cảm như chua chua, ngọt lịm, tròn vo, tròn xoe hay những từ
tượng hình, tượng thanh như bập bùng, rì rào, róc rách… Ngoài ra trẻ còn biết
sử dụng những từ trái nghĩa như dảy-mỏng, xinh- xấu, khỏe-yếu, ngoan-hư.
Tóm lại như chúng ta đã biết trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo
lớn nói riêng, trẻ nói nhiều nhưng chưa phải là nói hay nhiều khi còn nói chưa
đúng, vốn từ ngữ của trẻ còn ít. Muốn cho vốn từ ngữ trẻ phong phú ta cần
phải mở rộng các loại từ cho trẻ chủ yếu là những loại từ như danh từ, động
từ, tính từ. Ngoài ra trẻ vẫn phát triển một số loại từ khác như trạng từ… thông
qua việc cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học. Vốn từ ngữ trong các tác
phẩm văn học rất phong phú và đa dạng vì vậy trẻ cần sử dụng các loại từ sao
cho đúng để từ đó giúp cho trẻ nói hay hơn chính xác và sinh động hơn.
2. Biện pháp dùng lời để phát triển vốn từ ngữ cho trẻ
2.1. Biện pháp trò chuyện theo câu hỏi
Trò chuyện là quá trình giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ với nhau
Đây là biện pháp dùng lời để trò chuyện giữa cô và trẻ, giữa các trẻ với
nhau. Biện pháp này được chú trọng trong trường mầm non, đặc biệt là khi

Vũ Thị Quyên

18


K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với các tác phẩm văn học. Khi cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi giúp trẻ trả lời (hay giữa
các trẻ với nhau) từ đó củng cố kiến thức, tích lũy được các vốn từ ngữ làm
cho ngôn ngữ của trẻ phát triển phong phú đa dạng hơn. Để vốn từ ngữ của trẻ
phát triển thì giáo viên khi trò chuyện với trẻ cần sử dụng phối hợp một số thủ
thuật như sử dụng đồ dùng trực quan, nói mẫu, khen ngợi, nhắc lại… Từ đó
vốn từ của trẻ được củng cố và hệ thống hóa tất cả những kiến thức mà trẻ đã
thu được bằng công cụ ngôn ngữ.
Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của biện pháp trò chuyện thông
qua các tác phẩm văn học giúp cho trẻ phát triển vốn từ ngữ, giao tiếp thuận
lợi và dễ dàng hơn.
2.2. Biện pháp sử dụng lời của cô
Biện pháp sử dụng lời của cô là quá trình cô sử dụng lời nói của mình
để diễn đạt cho trẻ và cho trẻ bắt chước lời nói theo cô.
Đây là biện pháp để chỉ cho trẻ thấy được cách thức diễn đạt ý nghĩa
của mình, đặc biệt là thông qua các tác phẩm văn học có nghĩa là giáo viên sẽ
sử dụng mẫu câu đúng để diễn đạt và cho trẻ bắt chước, nói theo mẫu của cô.
Ví dụ như mẫu câu
Chủ ngữ - Vị ngữ. Cháu chào cô.
Ở biện pháp này dễ gây hứng thú cho trẻ khi quan sát và giúp trẻ tri
giác toàn bộ đối tượng, điều này làm cho trẻ hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa của từ
(Nguyễn Duy Cẩn gọi là nghĩa quy ước) yêu cầu lời kể phải rõ ràng, đơn giản,
dễ hiểu với trẻ từ đó giúp cho vốn từ ngữ của trẻ phát triển và phong phú.
Lời nói của cô còn sử dụng để củng cố nhắc lại, chính xác hóa từ của
câu hay một đoạn trong các tác phẩm văn học. Cần chú ý sao cho số lượng từ,
câu trong mẫu phải phù hợp với khả năng của trẻ nhất là trẻ mẫu giáo lớn.


Vũ Thị Quyên

19

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
Biện pháp này được sử dụng rộng rãi trong trường mầm non trong mọi
hình thức dạy học đặc biệt là cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, giáo
viên cần chú ý không nhắc lại lỗi sai của trẻ mà cô cần sửa từ sai cho trẻ luôn.
2.3. Biện pháp tự kể
Tự kể là hình thức trẻ kể lại câu chuyện hay đọc lại bài thơ theo mẫu
mà trẻ đã được nghe.
Đây là biện pháp tích cực hóa vốn từ cho trẻ. Khi trẻ tự kể chuyện hay
đọc thơ trẻ sẽ gọi tên, kể ra các đặc điểm của các loại hoa quả, con vật…Từ
đó giúp cho vốn từ ngữ của trẻ được mở rộng, tích lũy được nhiều vốn từ ngữ
cho trẻ. Không chỉ thế, khi kể lại chuyện giúp cho ngôn ngữ mạch lạc của trẻ
phát triển và tư duy lôgic cũng được phát triển.
Ở biện pháp tự kể này cũng được sử dụng trong trường mầm non đặc
biệt là trẻ 5 - 6 tuổi. Đây là một biện pháp rất thích hợp với đặc điểm tâm sinh
lí của trẻ lứa tuổi này. Vì vậy, giáo viên nên sử dụng tối đa biện pháp tự kể
trong các hình thức dạy học đặc biệt là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Nhờ có tác phẩm văn học mà vốn từ ngữ của trẻ sẽ ngày càng được phát triển.
2.4. Biện pháp so sánh, đối chiếu
Biện pháp so sánh, đối chiếu thể hiện rõ qua các tác phẩm văn học
trong đó trẻ hay dùng những từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
Đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa tương đồng với nhau, khác nhau về
âm thanh và phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái

phong cách…nào đó hoặc đồng thời.
Trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong quan hệ tương
liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản
về lôgic.
Biện pháp này là một trong những biện pháp quan trọng đối với trẻ khi
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Ngoài việc trẻ hiểu được ý nghĩa của
từ, trẻ còn biết thêm được những vốn từ ngữ mới đặc biệt là những từ ngữ

Vũ Thị Quyên

20

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
được đem ra đối chiếu hoặc so sánh. Nhờ có biện pháp này mà những từ ngữ
trẻ thấy khó hoặc không hiểu hết nghĩa của từ hay những từ mới, trẻ đều quy
ước về những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa mà trẻ đã biết đã hiểu nghĩa của
từ, từ đó giải thích những từ mà trẻ chưa biết.
Nhờ biện pháp này giúp trẻ hiểu nghĩa của từ hiệu quả hơn, giúp cho
vốn từ ngữ của trẻ được mở rộng.
2.5. Biện pháp giải thích
Giải thích là phương pháp giáo viên dùng lời lẽ của mình để giải thích
cho trẻ hiểu về bản chất, đặc điểm…của một vật hay một hành động nào đó.
Biện pháp giải thích này là dựa vào cách miêu tả ngôn ngữ như các nhà
từ điiển học vẫn sử dụng trong các từ điển để giải thích. Giáo viên sử dụng
vốn hiểu biết của trẻ và các từ trẻ đã biết để giải nghĩa những từ trẻ chưa biết,
từ đó cung cấp cho trẻ một cách tương đối đầy đủ những nét nghĩa của từ giúp
cho vốn từ ngữ của trẻ phát triển.

Biệp pháp này đòi hỏi giáo viên phải giải thích rõ ràng, dễ hiểu, chính
xác, không sử dụng những từ, câu trẻ không hiểu. Biện pháp giải thích chỉ sử
dụng khi trẻ không hiểu hoặc không hiểu hết nghĩa của từ, nội dung của từ,
câu, câu chuyện…Biện pháp giải thích đòi hỏi trẻ có độ tập trung cao để đạt
được hiệu quả giúp cho vốn từ của trẻ được mở rộng.
2.6. Biện pháp thực hành đưa từ vào ngữ cảnh
Thực hành đưa từ vào ngữ cảnh là quá trình trẻ phải tham gia trực tiếp
vào hoạt động nói năng giao tiếp, sử dụng lời nói của mình trong hoàn cảnh
cụ thể.
Nhân dân ta có câu “Học đi đôi với hành” việc học chỉ dừng lại ở sách
vở sẽ không có hiệu quả, mục đích giáo dục nếu như trẻ không được thực
hành thường xuyên. Đó cũng chính là ý nghĩa của biện pháp thực hành đưa từ
vào ngữ cảnh. Nhờ có biện pháp này vốn từ ngữ của trẻ ngày càng được phát
triển.

Vũ Thị Quyên

21

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
Biện pháp thực hành đưa từ vào ngữ cảnh vừa cụ thể, vừa quen thuộc
với trẻ, ngữ cảnh đó có chứa từ cần giải thích hay là một tình huống giao tiếp
cụ thể. Trẻ có thể dựa vào vốn từ ngữ đã có của mình, dựa vào những kết hợp
ngôn ngữ, nhờ hoàn cảnh ngôn ngữ, những mối liên tưởng nhất định và cũng
nhờ mối quan hệ giữa các từ khác trong câu mà trẻ hiểu được nghĩa của từ. Ở
đây giáo viên cần chú trọng trong việc cho trẻ tích cực tham gia vào sử dụng
lời nói.

Biện pháp này giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, giúp cho giao tiếp của trẻ
thuận lợi và dễ dàng, trẻ hiểu được nghĩa của từ. Từ đó giúp trẻ trở thành chủ
thể nói năng tích cực trong từng hoạt động, vốn từ ngữ của trẻ cũng phát triển
hơn.
Tóm lại, các biện pháp dùng lời nêu trên đều đưa đến một việc là giúp
cho vốn từ ngữ của trẻ phát triển. Vì thế cô phải luôn chú ý đến mỗi trẻ, trẻ
nào cũng được tham gia vào các hoạt động đặc biệt là hoạt động ngôn ngữ,
thực hiện các bài tập và những yêu cầu của cô.Trong đó, cô có thể lồng ghép
trong mọi tiết học đặc biệt là tiết học cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn
học.
3. Thực tiễn đề tài
Vì tương lai các thế hệ trẻ thơ, ba mươi ba năm miệt mài ươm mầm
tuổi thơ, trường mầm non Sao Mai - Đông Anh - Hà Nội đã xây dựng được
“Thương hiệu” trong lòng cha mẹ học sinh bởi tấm lòng yêu nghề của các cô
giáo và chất lượng nuôi dạy trẻ của nhà trường, với khẩu hiệu thi đua “Dạy
tốt, nuôi tốt, phục vụ tốt ” vì tương lai các thế hệ trẻ thơ.
Trường mầm non Sao Mai nằm ở trung tâm thị trấn Đông Anh. Ngôi
trường nằm trên một nhánh trục chính của thị trấn cũng là nơi đưa đón trẻ
thuận lợi. Tuy trường có khuân viên nhỏ hẹp nhưng có nhiều cây xanh, cơ sở
vật chất của trường được trang bị đầy đủ và hiện đại phù hợp với việc dạy,

Vũ Thị Quyên

22

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
chăm sóc, giáo dục trẻ, có nhiều đồ dùng, đồ chơi. Hiện nay trường có đội

ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn và khoảng 78% trên chuẩn, để đảm bảo chất
lượng nuôi dạy trẻ của 12 lớp và hơn 600 cháu. Các cô đã không ngừng học
tập và nâng cao kĩ năng nuôi dạy trẻ.
Trường luôn quan tâm rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ để tạo ra một môi
trường thân thiện, an toàn, thực sự tin cậy đối với cha mẹ học sinh. Trong
trường có rất nhiều các hoạt động nhưng một trong những hoạt động được các
cô giáo trường mầm non Sao Mai chú trọng là phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc
biệt là vốn từ ngữ.
Như chúng ta đã biết, hiện nay việc phát triển vốn từ ngữ cho trẻ 5 - 6
tuổi ở trường mầm non Sao Mai - Đông Anh - Hà Nội đã và đang được chú
trọng đến nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn, mà nguyên nhân chính là do
những thiếu sót của cô và trẻ. Tuy đội ngũ giáo viên phần lớn đạt chuẩn và
trên chuẩn nhưng do vốn từ của cô còn hạn chế, khả năng truyền đạt kiến thức
đến học sinh còn kém làm cho khả năng tiếp thu của trẻ còn hạn chế dẫn đến
vốn từ ngữ của trẻ chưa được nhiều, cô sử dụng nhiều tiếng địa phương nên
phát âm còn chưa chuẩn. Không chỉ vậy, hình thức tiết học còn khô cứng,
thiếu linh hoạt, gò bó làm cho trẻ nhàm chán không có hứng thú với tiết học,
trẻ không chú ý lắng nghe, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đối với sự tiếp
nhận và mở rộng vốn từ của trẻ. Trong khi giảng dạy cô còn chưa biết kết hợp
các biện pháp, các thủ thuật làm cho các tiết học trở nên phong phú như sử
dụng đồ dùng trực quan, nói mẫu, nhắc lại, giảng giải làm giảm đi sự hứng
thú của môn học, trẻ không phát huy được hết khả năng của mình, vốn từ ngữ
còn hạn chế. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc tổ chức
hướng dẫn trẻ nhất là việc cho trẻ sử dụng một số biện pháp dùng lời để phát
triển vốn từ ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các tác phẩm văn học còn nhiều
hạn chế không thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Như đã nói ở trên, trường

Vũ Thị Quyên

23


K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp
mầm non Sao Mai có 12 lớp trong đó có hơn 600 cháu nên tỉ lệ số trẻ/ lớp rất
đông, mà thời gian mỗi tiết học có hạn cô không có điều kiện đến từng cháu
để quan sát và sửa sai cho trẻ được, vì vậy việc sửa lỗi phát âm cho trẻ còn
chưa được sát sao.
Thêm vào đó, trẻ ở lứa tuổi này vốn từ ngữ còn ít ỏi thiếu thốn, sự tập
trung chú ý còn kém nhất là trong các giờ học trẻ không chú ý đến lời nói của
cô từ đó vốn từ của trẻ ngày càng hạn chế. Trẻ hay nói ngọng nhất là âm
“n -l” như “ non nước - lon nước”, trẻ còn chưa sử dụng vốn từ một cách
chính xác, những từ khó trẻ thường phát âm sai như “ khế - hế”, “ngã - ngá”.
Trẻ phát âm được nhiều từ nhưng chưa hiểu hết được nghĩa của từ, nhiều trẻ
thường hay ngại, ít giao tiếp nên vốn từ của trẻ còn chưa phong phú và sinh
động.
Từ những nguyên nhân trên, là người làm công tác giáo dục bản thân
tôi thấy rõ tầm quan trọng cũng như yêu cầu của vấn đề nêu trên, tôi mạnh
dạn chọn đề tài “Một số biện pháp dùng lời để phát triển vốn từ ngữ cho trẻ
5- 6 tuổi thông qua các tác phẩm văn học”.

Vũ Thị Quyên

24

K34 – GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ MIÊU TẢ KẾT QUẢ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP DÙNG LỜI NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ NGỮ
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Biện pháp trò chuyện theo câu hỏi
Trò chuyện là quá trình giao tiếp giữa cô và trẻ và giữa các trẻ với nhau
thông qua các câu hỏi.
Đây là biện pháp dùng lời để trò chuyện giữa cô và trẻ, các trẻ với nhau
để từ đó giúp trẻ phát triển vốn từ ngữ phong phú sinh động.
Biện pháp này thể hiện sự giao tiếp giữa giáo viên và trẻ hay giữa trẻ
với trẻ bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi của giáo viên ( hay của trẻ) giúp
cho ngôn ngữ của trẻ phát triển. Biện pháp này được sắp xếp có tổ chức, có kế
hoạch nhằm mục đích đi sâu, chính xác hóa và hệ thống hóa tất cả những hiện
tượng và kiến thức mà các em thu lượm được. Do đó biện pháp này thích hợp
với tâm sinh lí của trẻ.
Biện pháp trò chuyện theo câu hỏi được tiến hành nhẹ nhàng, thoải mái
và tự nhiên đáp ứng được yêu cầu của trẻ, đồ dùng trực quan của đề tài được
đặt ra trước mặt trẻ. Câu hỏi cần đơn giản ,dễ hiểu phù hợp với đặc điểm ngôn
ngữ lứa tuổi của trẻ. Không nên biến biện pháp trò chuyện thành nhồi nhét
kiến thức. Mục đích của biện pháp này là củng cố và hệ thống hóa tất cả những
kiến thức mà trẻ đã thu nhận được bằng công cụ ngôn ngữ.
Biện pháp này được chú trọng trong trường mầm non nhằm phát triển
ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là phát triển vốn từ ngữ cho trẻ thì giáo viên nên
cho trẻ làm quen thông qua các tác phẩm văn học, giáo viên nên đặt câu hỏi
kết hợp với một số thủ thuật như nói mẫu, nhắc lại, giảng giải, khen ngợi, cho
trẻ thao tác nhìn, sờ mó, cầm nắm các đồ vật trực quan. Vì trực quan là cơ sở

Vũ Thị Quyên


25

K34 – GDMN


×