Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã mai đình, huyện sóc sơn, thành phố hà nội 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.66 KB, 45 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là nguồn nhân lực mới cho tương lai. Việc chăm sóc, bảo vệ
và giáo dục trẻ em ngày càng được toàn cộng đồng quan tâm. Trẻ em bị
bệnh không những ảnh hưởng tới tính mạng, tới sự phát triển về thể chất
mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ.
Để thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
đòi hỏi giáo viên mầm non, các nhà chuyên môn và cả các bậc cha mẹ cần
có những hiểu biết về đặc điểm sinh lí, bệnh lí và tâm vận động của các
thời kì phát triển của cơ thể trẻ. Cần được trang bị những kiến thức, kĩ năng
cơ bản về bệnh của trẻ em, đảm bảo an toàn cho trẻ để từ đó có thể áp dụng
vào công tác phòng bệnh, đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn, biết phát
hiện bệnh sớm, xử lí bước đầu và chăm sóc khi trẻ bị ốm.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp một loại bệnh phổ biến có tỉ lệ mắc và tử
vong cao ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo số liệu của Tổ
chức Y tế Thế giới, mỗi trẻ trung bình trong một năm mắc nhiễm khuẩn hô
hấp cấp từ 4 – 9 lần, ước tính trên toàn cầu có khoảng 2 tỉ lượt trẻ mắc
NKHHC, trong đó khoảng 40 triệu lượt là viêm phổi.
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 8 triệu trẻ dưới 5 tuổi. Như vậy ước
tính mỗi năm sẽ có từ 32 đến 40 triệu lượt trẻ mắc NKHHC và từ 22 đến 24
nghìn trẻ tử vong do viêm phổi. Bệnh NKHHC có thể mắc nhiều lần trong
1 năm, vì vậy đây còn là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến ngày công
lao động của các bà mẹ. Bệnh NKHHC có thể được phân loại theo các cách
khác nhau và biểu hiện bệnh cũng ở các mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ
chăm sóc tại nhà, nếu nặng cần được điều trị tại cơ sở y tế, nếu không đưa
trẻ đến cơ sở y tế kịp thời có thể sẽ dẫn tới tử vong.
Nguyên nhân gây NKHHC nói chung và viêm phổi nói riêng chủ yếu
là do vi rút, vi khuẩn, lao phổi trẻ em, nấm. ngoài ra do tác động của các
-1-



yếu tố nguy cơ như ô nhiễm môi trường, nhà ở chật trội, khói thuốc lá, trẻ
đẻ nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng, tiêu chảy, thay đổi khí hậu, cán bộ y tế
chưa thực hiện đúng cách xử trí khi trẻ mắc NKHHC theo phác đồ quy
định, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh… đều làm tăng tỉ lệ mắc bệnh
và mức độ nặng của bệnh.
Thực hiện tốt phòng chống NKHHC trẻ em sẽ góp phần vào phát
triển kinh tế - xã hội và cải thiện cuộc sống cho nhân dân nói chung và trẻ
em nói riêng, tham gia tích cực vào việc thực hiện Luật “Bảo vệ sức khỏe
trẻ em”.
Mai Đình là một xã thuộc khu vực nông thôn, trình độ dân trí còn
thấp, không đồng đều. Với 14 thôn, mật độ dân số đông, các điều kiện kinh
tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Do đó công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục
trẻ em còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong công tác phòng và điều trị bệnh
nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Điều đó đã ảnh hưởng đến
việc học tập, vui chơi giải trí và phát triển thể chất của trẻ.
Vì vậy tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn hô
hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Xã Mai Đình – Huyện Sóc Sơn –
Thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Xã Mai Đình –
Huyện Sóc Sơn – Thành Phố Hà Nội.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Xã
Mai Đình – Huyện Sóc Sơn – Thành Phố Hà Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con nhỏ dưới 5
tuổi tại Xã Mai Đình – Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.

-2-



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình NKHHC trên Thế giới và Việt Nam
1.1.1 Tình hình NKHHC ở trẻ em trên Thế giới
Hiện nay các nước đang phát triển, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô
hấp vẫn là nguyên nhân mắc bệnh và tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5
tuổi, chủ yếu do viêm phổi. Ở các nước đang phát triển, theo số liệu của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi trẻ em trung bình trong 1 năm mắc
NKHHC từ 4 – 9 lần, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt
trẻ mắc NKHHC chiếm 19 – 20 % số trẻ dưới 5 tuổi tử vong trên toàn cầu.
Tại khu vực Đông Nam Á tử do nhiễm khuẩn hô hấp vẫn là nguyên nhân
cao nhất (25%) trong các nguyên nhân tử vong ở trẻ [3], [4].
Theo Ruan I (2005), ước lượng tỉ lệ viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi
trên toàn cầu trong các nghiên cứu dọc dựa vào cộng đồng cho thấy: Tỉ lệ
mới mắc các đợt viêm phổi ở các nước đang phát triển là 0,29 đợt/năm/trẻ,
ở các nước phát triển là 0,026 đợt/năm/trẻ và trên 95% các đợt viêm phổi ở
trẻ em trên Thế giới xảy ra ở các nước đang phát triển [5]. Năm 2004,
Michael Ostapchuk và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tình hình viêm phổi
mắc phải ở cộng đồng thuộc Châu Âu và Bắc Mĩ cho thấy viêm phổi mắc
phải cộng đồng (Community Acquired Pneumonia – CAP) là 1 trong những
nhiễm khuẩn phổ biến nhất ở trẻ em với số mới mắc phải hàng năm là từ 34
– 40 ca trên 1000 trẻ. Mặc dù tử vong do CAP là hiếm gặp ở các nước công
nghiệp phát triển nhưng lại là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ở
các nước đang phát triển không những tỉ lệ mắc bệnh này cao mà còn gây
tử vong cao [6]. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới là một trong những nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ tại các nước đang phát triển [7]. Nghiên
cứu của Baqui A. H và cộng sự (2007) ở Bangladesh cho thấy, tỉ lệ nhập
viện ở trẻ dưới 2 tuổi là cao hơn so với trẻ lớn tuổi, và khoảng 25% các

-3-



trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và khoảng 40% tử vong ở trẻ nhỏ liên
quan tới nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp [8].
1.1.2 Tình hình NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam
Hiện nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất (31,3%)
trong tổng số các nguyên nhân gây tử vong trẻ em, cao gấp 6 lần so với tử
vong do tiêu chảy (5,1%). Nguyên nhân trẻ không được chăm sóc y tế
trước khi tử vong hoặc tử vong trước 24 giờ tại bệnh viện cao là vì các bà
mẹ không phát hiện được dấu hiệu của bệnh, hoặc khi trẻ mắc bệnh không
được chữa trị đúng đắn, đến khi bệnh nặng chuyển đi bệnh viện thì bệnh đã
quá nặng.
Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Hữu Kỳ (2003) đã tiến hành nghiên
cứu tình hình và một số yếu tố nguy cơ chủ yếu của NKHHC trẻ em dưới 5
tuổi tại Thùy Dương – Hương Thủy – Thừa Thiên Huế cho thấy: Tỉ lệ mắc
NKHHC tại cộng đồng ở đây còn cao (39,7%), vượt trội hơn so với bệnh
khác cùng thời điểm nghiên cứu và tăng cao ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, tỉ lệ
NKHHC ở trẻ dưới 1 tuổi là 53,3%; 2 đến 3 tuổi là 35,9% và 4 đến 5 tuổi là
28,3%. Tần suất mắc NKHHC cao nhất từ 4 – 6 lần/năm chiếm 47,5% từ 3
lần trở xuống/năm chiếm 36,4%, trên 6 lần/năm chiếm 16,1% [9].
Theo Niên giám thống kê Y tế năm 2007 cho thấy, viêm phổi đứng
đầu trong 10 bệnh mắc cao nhất trong toàn quốc [10].
Năm 2007, bệnh viện Lao và Bệnh viện phổi trung ương, Dự án
NKHHC trẻ em đã tổ chức Hội thảo “Triển khai kế hoạch hoạt động dự án
NKHHC trẻ em các tỉnh trọng điểm năm 2007 và giai đoạn 2007 – 2010”
cho thấy tình hình mắc NKHHC ở trẻ của các tỉnh miền núi là cao nhất
(62,8%), sau đó đến các tỉnh miền Trung (42,9%), đồng bằng tỉ lệ mắc
bệnh ít hơn (34,8%). Còn đối với tình hình tử vong ở trẻ do NKHHC thì ở
miền núi (0,28‰) cao hơn so với đồng bằng (0,06‰)[11].

-4-



Như vậy, qua một số nghiên cứu ở trên Thế giới và Việt Nam cho
thấy, tình hình mắc và tử vong do NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi ở các nước
đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng còn cao. Tuy nhiên còn ít
nghiên cứu đề cập tới tình hình mắc bệnh và tử vong do NKHHC ở trẻ em
dưới 5 tuổi tại các khu vực nông thôn. Vì vậy đây là vấn đề cần quan tâm
nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm tình trạng nhiễm
khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em.
1.2. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là gì?
1.2.1. Đặc điểm hệ hô hấp của trẻ em [1]
Hệ hô hấp trẻ em kể từ mũi đến phế nang, chia làm 2 phần: đường hô
hấp trên và đường hô hấp dưới, được giới hạn bởi nắp thanh quản.
Về sinh lí, hệ hô hấp có chức năng giúp cơ thể hít thở khí trời để hấp
thụ O2 và thải CO2. Hô hấp trên chuẩn bị điều kiện để phần hô hấp dưới
hoàn thành tốt chức năng: mũi và các cuống mũi có tổ chức cương, tự động
điều chỉnh diện tích tiếp xúc với khí thở vào, nên không khí vào phổi đã ấm
bằng thân nhiệt cho dù không khí ngoài trời ở nhiệt độ nào. Cũng nhờ hệ
mạch và tổ chức cương ở mũi, không khí vào phổi đã được bão hòa hơi
nước, tạo điều kiện cho đường thở loại bỏ được vi khuẩn, virus, bụi ra khỏi
phổi. Mỗi khi uống nước hay có vật gì va chạm vào thanh quản thì hình
thành phản xạ ho bật ra làm cho dị vật không rơi vào khí quản và phổi
được.
Ở họng có hệ thống limphô bao gồm các amidan vòm họng (VA),
vòi nhĩ, đáy lưỡi, khẩu cái (amidan) và nhiều tổ chức limphô rải rác ở niêm
mạc họng, đó là hệ thống miễn dịch, có vai trò làm tăng khả năng miễn
dịch, có vai trò làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể mỗi khi “va chạm”
với virut và vi khuẩn, biểu hiện bằng các đợt viêm mũi họng cấp tính tái
diễn nhiều lần ở trẻ. Đường thở trên ngoài chức năng hô hấp còn có chức


-5-


năng ngửi, nghe, nói, khi bị rối loạn cũng ảnh hưởng tới cuộc sống của con
người.
1.2.2. Khái niệm NKHHC
Hệ hô hấp bao gồm từ mũi xuống họng, thanh quản, khí quản, phế
quản và phổi - có chức năng thu nhận không khí từ bên ngoài vào để cung
cấp oxy cho cơ thể, đồng thời thải khí cacbonic ra ngoài. Vì thế bộ máy hô
hấp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sống. Người ta có thể nhịn ăn
trong nhiều ngày, nhưng không thể nhịn thở được dù chỉ trong vài phút.
Khi bị NKHHC, nghĩa là trẻ bị viêm nhiễm ở bất cứ phần nào của đường
hô hấp như: bị viêm nhiễm ở mũi họng, thanh quản, khí quản, phế quản;
trong đó đặc biệt viêm phổi là bệnh nguy hiểm nhất. Tai cũng là một bộ
phận của đường hô hấp và thông với họng, vì vậy những bệnh viêm nhiễm
ở tai cũng được xếp vào các bệnh NKHHCT [1].
1.2.3. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây NKHHC
1.2.3.1. Nguyên nhân
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là do virut và vi khuẩn, nhưng
phần lớn là do virut vì đa số virut có ái lực với đường hô hấp, khả năng lây
lan của virut dễ dàng, tỉ lệ người lành mang virut cao, khả năng miễn dịch
với virut yếu và ngắn. Các virut thường gặp như virut hợp bào đường hô
hấp, virut cúm, Adenovius, virut sởi,…
Do vi khuẩn: Ở các nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn là nguyên
nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em. Các vi khuẩn thường
gặp như: liên cầu, tụ cầu, phế cầu, Hemophilus, Influenza… Đặc biệt là
liên cầu Beta tan huyết nhóm A gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Những vi
khuẩn được coi là nguyên nhân chính gây viêm phổi nặng ở trẻ em, bao
gồm Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Haemophylus
influenzae.


-6-


Một số ít trường hợp do nhiễm kí sinh trùng, hoặc do nấm Candida
Albicans gây nên.
Virut nguy hiểm gần đây đối với trẻ nhỏ đó là H5N1, gây nên hội
chứng hô hấp cấp tính nặng là một bệnh đường hô hấp gây tử vong cao, do
một loại virut thuộc chủng Coronavirus gây nên.
1.2.3.2. Các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh[2]
Do dinh dưỡng không tốt dẫn tới suy dinh dưỡng, sức đề kháng
giảm, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và nhiễm trùng lại là nguyên nhân
gây suy dinh dưỡng. Do đó dinh dưỡng không tốt và nhiễm trùng là một
vòng khép kín làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ. Trẻ không được nuôi bằng sữa
mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.
Yếu tố tuổi và cân nặng: trẻ càng nhỏ càng dễ mắc bệnh. Trẻ đẻ non,
đẻ thiếu cân có nguy cơ mắc bệnh và khi mắc thường rất nặng, dễ dẫn đến
tử vong.
Yếu tố môi trường:
- Ô nhiễm không khí: không khí có nhiều khói bụi dễ gây bệnh, trong các
hộ gia đình, khói đun bếp củi, bếp than, khói thuốc lá cũng là nguy cơ làm
tăng nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.
- Chật chội, đông đúc: Do điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, nhà ở chật trội, tối
tăm, điều kiện vệ sinh kém. Ở các vùng đông dân cư, các vùng đô thị,
trường học, nhà trẻ là những nơi dễ lây lan bệnh.
- Phơi nhiễm với lạnh và ẩm ướt cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng
nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ.
Thời tiết, khí hậu lạnh, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột làm
mất nhiệt trên da gây phản ứng co mạch, lần lượt là bàn chân, bàn tay, mặt,
toàn thân. Ở trẻ em, diện tích da so với cơ thể lớn hơn ở người lớn cho nên

trẻ em dễ bị nhiễm lạnh hơn, dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.

-7-


Ngoài ra, do cán bộ y tế chưa thực hiện xử trí đúng trẻ mắc NKHHC
theo phác đồ quy định, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh. Hiểu biết về
các dấu hiệu, cách chăm sóc NKHHC trẻ em của cộng đồng nói chung và
bà mẹ có con dưới 5 tuổi nói riêng còn hạn chế, do đó các bà mẹ hoặc
người chăm sóc trẻ phát hiện các dấu hiệu của bệnh chậm nên khi chuyển
đến cơ sở y tế đã trong trạng thái bệnh rất nặng, nhiều bà mẹ tự ý cho trẻ
dùng kháng sinh mà không có chỉ định của cán bộ y tế.
1.2.4. Đánh giá và phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5
tuổi
1.2.4.1. Dựa trên tác nhân gây bệnh [2]
- NKHHC do virus: Có tiên lượng khả quan, ngoại trừ một số bệnh nặng
như viêm tiểu phế quản cấp, viêm phổi do adenovirus ở trẻ nhỏ, có thể dẫn
đến tử vong, đa số các trường hợp này không cần đến kháng sinh.
- NKHHCT do vi khuẩn: Phần lớn đều nguy hiểm và cần đến kháng sinh.
Ðặc biệt nguy hiểm là viêm phổi do tụ cầu vàng, viêm nắp thanh quản do
H. influenzae.
1.2.4.2. Phân loại dựa theo các dấu hiệu lâm sàng [2]
1.2.4.2.1. Thể bệnh nhẹ
Khi trẻ có các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, khò khè. Có thể có sốt
hoặc không (trẻ không có nhịp thở nhanh, không có rút lõm lồng ngực,
không có dấu hiệu của bệnh nặng)
1.2.4.2.2. Thể bệnh vừa
Khi có 2 triệu chứng sau: ho, nhịp thở nhanh
Ngoài ra có thể có sốt hoặc không. Trẻ không có rút lõm lồng ngực,
không có dấu hiệu của bệnh rất nặng.

Muốn xác định nhịp thở nhanh phải dựa vào đếm nhịp thở.
Có 2 nguyên tắc đếm nhịp thở của trẻ em:
- Đếm khi trẻ yên tĩnh.
-8-


- Đếm trọn trong 1 phút.
Cách đếm nhịp thở: dùng đồng hồ có kim giây hoặc đồng hồ cát.
Đếm nhịp thở lúc trẻ nằm yên hoặc đang ngủ. Quan sát lồng ngực và đếm
nhịp thở trong vòng 1 phút.
Ngưỡng nhịp thở nhanh theo tuổi:
- Trẻ dưới 2 tháng: nhịp thở 60 lần/phút trở lên.
- Trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng: nhịp thở 50 lần/phút trở lên.
- Trẻ từ 12 tháng đến 60 tháng: nhịp thở 40 lần/phút trở lên.
Lưu ý: Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi khi đếm lần 1 mà nhịp thở
nhanh phải đếm lại lần 2 và lấy kết quả lần 2.
1.2.4.2.3. Thể bệnh nặng và rất nặng
* Đối với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi:
Thể viêm phổi nặng khi trẻ có 2 triệu chứng ho, rút lõm lồng ngực.
Ngoài ra có thể có sốt, nhịp thở nhanh hoặc không.
Thể bệnh rất nặng: thể này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên,
hoặc là hậu quả của nhiều bệnh, trong đó phần lớn là do nhiễm khuẩn
đường hô hấp gây nên. Nếu được phân loại ở thể bệnh này khi có một trong
các dấu hiệu sau: li bì khó đánh thức, co giật, không uống được, thở rít khi
nằm yên, suy dinh dưỡng nặng.
* Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi:
Thể viêm phổi nặng khi có 2 dấu hiệu chính ho, nhịp thở nhanh hoặc
rút lõm lồng ngực. Lứa tuổi này khác với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi chỉ cần
nhịp thở nhanh đã phân loại là viêm phổi nặng.
Thể bệnh rất nặng khi có một trong các dấu hiệu sau: bú kém hoặc

bỏ bú, co giật, li bì khó đánh thức, khò khè, thở rít khi nằm yên, sốt cao
hoặc hạ nhiệt độ.

-9-


1.2.4.3. Phân loại dựa trên vị trí giải phẫu học của tổn thương [2]
1.2.4.3.1. Nhiễm khuẩn hô hấp trên
Bao gồm những bệnh lí viêm nhiễm trên thanh quản:
- Viêm mũi họng cấp
- Viêm họng cấp và viêm họng – amidan cấp
- Viêm xoang cấp
- Viêm tai giữa cấp
1.2.4.3.2. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới
Bao gồm những bệnh lí viêm nhiễm từ thanh quản trở xuống:
- Viêm thanh quản do virus hoặc bạch hầu
- Viêm nắp thanh quản do H.influenzae
- Viêm thanh khí phế quản cấp
- Viêm phế quản cấp
- Viêm phổi các loại
- Viêm tiểu phế quản cấp
1.2.5. Xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi [1]
* Thể nhẹ
- Không cần dùng kháng sinh, chăm sóc tại nhà và điều trị triệu chứng (để
trẻ nằm nơi thoáng mát, giữ không để trẻ bị lạnh và gió lùa, mặc quần áo
rộng rãi để trẻ dễ thở).
- Ăn đủ chất, uống đủ nước (nước sôi để nguội hoặc nước hoa quả). Thông
thoáng mũi họng cho trẻ dễ thở (lau chùi mũi, nhỏ agryrol vào mũi ngày 2
– 3 lần). Giảm ho bằng mật ong, ho bổ phế hoặc thuốc nam.
* Thể vừa và nặng

Khi thấy trẻ ho, sốt cao trên 38,50 C, nhịp thở nhanh, rút lõm lồng
ngực, tím tái, cần chuyển trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất.

- 10 -


1.2.6. Các biện pháp phòng bệnh [2]
Để góp phần giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô
hấp, nhất là trẻ em, cần lưu ý hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh sau:
1.2.6.1. Đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ
Cho trẻ bú sớm để tận dụng lượng kháng thể rất cao có từ nguồn sữa
non, giúp trẻ phòng chống 1 số nhiễm khuẩn ngay từ khi mới ra đời, do sức
đề kháng còn rất kém. Hướng dẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu, bú mẹ theo nhu cầu và bú kéo dài cho đến 18 hoặc 24 tháng
hoặc lâu hơn để trẻ tiếp nhận đầy đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ giúp trẻ phát
triển tốt về thể chất, thông minh và có đầy đủ sức đề kháng chống lại bệnh
tật.
1.2.6.2. Đảm bảo cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Đúng nguyên tắc: cho ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc để trẻ
thích nghi dần với thức ăn mới lạ.
Hợp lý về thời gian, hợp lý về chế độ: Phải thực hiện cho trẻ ăn đầy
đủ các thành phần như trong ô vuông thức ăn, thực hiện phương pháp tô
màu bát bột để trẻ được nuôi dưỡng một cách hợp lý, trẻ sẽ lớn nhanh khỏe
mạnh không ốm đau bệnh tật.
1.2.6.3. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ
Không nên đun bếp gần phòng, hút thuốc lá trong phòng nuôi dưỡng
và chăm sóc trẻ. Nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ.
1.2.6.4. Giữ ấm
Giữ ấm cho trẻ về mùa đông, khi thay đổi thời tiết để trẻ không bị
nhiễm lạnh. Về mùa hè nên giữ trẻ thoáng mát tránh ra nhiều mồ hôi sẽ

nhiễm lạnh trở lại. Đó là yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
1.2.6.5. Tiêm chủng

- 11 -


Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch để phòng những bệnh truyền
nhiễm, nhất là các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp; nhằm giảm tỷ lệ mắc
bệnh đồng thời cũng giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh đường hô hấp gây nên.
1.2.6.6. Tuyên truyền giáo dục.
Tuyên truyền cho các bà mẹ và cộng đồng một cách thường xuyên, liên
tục cách phát hiện sớm trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính để đưa đi khám
và có hướng xử trí, chăm sóc kịp thời.
Đào tạo huấn luyện cho các cán bộ y tế, nhất là cán bộ y tế tham gia
công tác khám và chữa bệnh về đánh giá, phân loại và xử trí đúng theo
phác đồ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Ghi chép sổ sách đầy đủ về số trẻ
mắc, số trẻ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại địa phương, tính ra
tỉ lệ phần trăm và báo cáo hoạt động hàng tháng.
Việc phòng bệnh không tốt sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
1.3. Khái quát về Xã Mai Đình [17]
Xã Mai Đình là xã thuộc huyện Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội. Tổng
diện tích tự nhiên toàn xã là 1375 ha, diện tích nông nghiệp là 595ha, tổng
số hộ là 4225, nhân khẩu là 17748 người.
Mai đình có 14 thôn và các thôn của xã nằm gần như tách biệt nhau,
gồm có: từ Bắc xuống Nam: Đạc Tài, Ấp Cút, Đông Bài, Lạc Nông, Hương
Đình Đoài, Hương Đình Đông, Hoàng Dương, Thế Trạch, Song Mai Đoài,
Song Mai Đông, Mai Nội, Nội Phật, Thái Phù, Đường 2.
* Vị trí địa lí: Mai Đình nằm ở trung tâm của huyện Sóc Sơn và hơi xuống
phía Nam. Phía Bắc giáp với Quang Tiến; phía Đông giáp với Tiên Dược,
Đông Xuân; phía Nam giáp với Phù Lỗ, Phú Minh và phía Tây giáp với

Nội Bài và nằm sát sân bay quốc tế Nội Bài.
*Về đặc điểm khí hậu: Mai Đình mang những đặc điểm của khí hậu nhiệt
đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa, độ ẩm
và lượng mưa khá lớn.
- 12 -


* Về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường:
- Kinh tế: Xã có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa, hoa
màu. Bên cạnh đó là buôn bán hàng hóa, du lịch dịch vụ, chăn nuôi. Trong
năm 2011 xã đã có những chuyển biến về kinh tế: tổng giá trị sản xuất ước
đạt 432 tỷ đồng tăng 11,1% so với năm trước. Thu nhập bính quân đầu
người đạt 24 triệu/người/năm.
- Văn hóa – xã hội: công tác văn hóa – xã hội của xã luôn được quan tâm
chỉ đạo, xã tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền chào mừng và phục vụ
các sự kiện lớn của đất nước và địa phương như: phục vụ và chào mừng
thành công Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử Đại biểu quốc hội và đại biểu
HĐND các cấp nhiệm kì 2011 – 2016. Tổ chức và duy trì thường xuyên
các phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, làm tốt công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới,
quản lý tốt các dịch vụ văn hóa, lễ hội trên địa bàn; Công tác giáo dục –
đào tạo với chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, xã đã hoàn
thành chương trình phổ cập giáo dục trung học, tỉ lệ học sinh học hết trung
học cơ sở được học tiếp lên trung học phổ thông, bổ túc, học nghề đạt
98,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46%; công tác y tế, chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân được quan tâm. Thực hiện có hiệu quả vai trò chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho nhân dân và phòng chống dịch bệnh; xã đã chăm lo
chu đáo cho các đối tượng chính sách, người có công, các gia đình hộ
nghèo, các gia đình và cá nhân có hoàn cảnh khó khăn. Thường xuyên quan
tâm hỗ trợ các hộ nghèo và đào tạo nghề cho trên 400 lao động.

- Về môi trường: Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm. Đến nay các
thôn đã thành lập được tổ vệ sinh môi trường tự quản làm công tác thu gom
rác. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung của nhân dân không ngừng
được nâng cao. Có 98,6% các hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên còn một số tồn tại đó là:
- 13 -


Sản xuất vẫn còn tình trạng nhân dân để diện tích đất hoang hóa
không đưa vào sản xuất. Diện tích trồng cây vụ đông ở hầu hết các thôn
đều giảm, chưa thực hiện được việc sản xuất rau mầu hàng hóa theo vùng
quy hoạch tập trung. Việc thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa đạt kết
quả bước đầu chưa cao. Tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp còn chưa
mang tính bền vững. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới tiến độ
triển khai còn chậm.
Tình trạng đổ chất thải bừa bãi tại một số thôn còn chậm được khắc
phục. Tại hầu hết các thôn vẫn còn xảy ra tình trạng để vật liệu xây dựng
lâu ngày lấn chiếm lòng lề đường và xây dựng bục bệ lấn chiếm lề đường
chưa xử lý kiên quyết.
Công tác tuyên truyền có lúc còn chưa mang tính liên tục và chưa
thực sự đi vào chiều sâu. Việc thực hiện nếp sống văn minh, chấp hành
pháp luật, vệ sinh môi trường còn chuyển biến chậm và hạn chế. Cục bộ tại
một số thôn còn tiềm ẩn mức tăng các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên.
Trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân thực chất chưa có một chiến
dịch nào đi sâu vào phòng chống NKHHC đặc biệt là cho trẻ dưới 5 tuổi.

- 14 -


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em dưới 5 tuổi tại Xã Mai Đình – Huyện Sóc
Sơn – Thành phố Hà Nội và Bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong diện điều tra.
- Địa điểm nghiên cứu: chọn 4 thôn ngẫu nhiên (Song Mai Đoài, Đạc Tài,
Nội Phật, Mai Nội ) trong 14 thôn của xã Mai Đình.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03 năm 2011
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi trong 4 thôn nghiên cứu, thông qua sổ
theo dõi của trạm y tế, tổng số có 409 trẻ. Tôi đã tiến hành điều tra dựa theo
danh sách trên, kết quả thu được 386 trẻ vào diện nghiên cứu (chiếm 94,3%
theo danh sách), những trường hợp còn lại không điều tra được do vắng
mặt, hoặc sai lệch thông tin theo danh sách.
2.2.2. Chỉ số nghiên cứu
* Chỉ số thông tin chung về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các hộ
gia đình.
- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo trình độ học vấn.
- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo nhóm tuổi.
- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo nhóm nghề nghiệp.
* Chỉ số về NKHHC của trẻ dưới 5 tuổi:
- Tỷ lệ NKHHC chung ở trẻ em dưới 5 tuổi.
- Tỷ lệ NKHH trên cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
- Tỷ lệ NKHH dưới cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
- Tỷ lệ NKHHC trẻ em theo các nhóm tuổi: cách tính tuổi theo quy ước
của WHO (1983) [12].
- Tỷ lệ NKHHC trẻ em theo giới.
- 15 -



- Tỷ lệ NKHHC theo học vấn của mẹ.
- Tỷ lệ NKHHC trẻ em theo nghề nghiệp của mẹ.
- Tỷ lệ NKHHC trẻ em theo tình trạng nhà.
- Tỷ lệ NKHHC trẻ em theo hộ gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào
trong nhà.
- Tỷ lệ NKHHC trẻ em theo hộ gia đình có bếp đun nấu hàng ngày trong
nhà.
- Tỷ lệ NKHHC trẻ em ở gia đình có chuồng gia súc gần nhà, xa nhà.
2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
* Số liệu về bệnh
- Thông qua sổ sách khám chữa bệnh của trạm y tế
- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong
diện điều tra.
* Số liệu về các yếu tố liên quan:
- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong
diện điều tra về các yếu tố liên quan đến NKHHC của trẻ.
* Các số liệu thu được được xử lý thống kê trên phần mềm M.S Excel

- 16 -


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Tình hình hiện mắc NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Mai Đình
Bảng 1: Tỉ lệ mắc NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi
Nội dung

Số đối tượng

Tỉ lệ %


Trẻ mắc NKHHC

245

63,5

Trẻ không mắc

141

36,5

NKHH trên cấp

198

51,3

NKHH dưới cấp

47

12,2

NKHHC

12.2

36.5
Không mắc

NKHH trên cấp
NKHH dưới cấp

51.3

Biểu đồ 1: Tỷ lệ mắc NKHHC ở trẻ

Tổng số trẻ mắc NKHHC cao 63,5%. Trong đó số trẻ mắc NKHH
trên cấp chiếm tỷ lệ cao nhất 80,8% trong tổng số trẻ mắc và trẻ mắc
NKHH dưới cấp chiếm 19,2%. Qua kết quả trên cho thấy, tỷ lệ trẻ mắc
NKHHC còn cao, trong đó chiếm tỷ lệ mắc nhiều nhất là trẻ mắc NKHH
trên cấp.

- 17 -


Bảng 2: Phân bố tỷ lệ hiện mắc NKHHC của trẻ dưới 5 tuổi theo giới
tính
Tình trạng bệnh
n

NKHHC

NKHH

NKHH

Chung

trên cấp


dưới cấp

Giới tính

n

%

n

%

n

%

Nam

214

129

60,2

103

48,1

26


12,1

Nữ

172

116

67,4

95

55.2

21

12,2

Tổng

386

245

63,5

198

51,3


47

12,2

Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ trẻ nam và nữ mắc NKHHC gần tương
đương nhau, không có sự khác biệt về NKHH trên cấp và NKHH dưới cấp
giữa trẻ nam và trẻ nữ
Bảng 3: Phân bố tỷ lệ mắc NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi theo nhóm
tuổi
Tình trạng bệnh
n

NKHHC

NKHH

NKHH

Chung

trên cấp

dưới cấp

Nhóm tuổi

n

%


n

%

n

%

< 2 tháng

17

7

41,2

5

29,4

2

11,8

2 - < 12 tháng

76

35


46,1

23

30,3

12

15,8

12 – 35 tháng

125

95

76,0

79

63,2

16

12,8

35 – 60 tháng

168


108

64,3

91

54,2

17

10,1

Tổng

386

245

63,5

198

51,3

47

12,2

- 18 -



Từ kết quả bảng 3 và các biểu đồ cho thấy trẻ trong độ tuổi từ 12
tháng tuổi đến 35 tháng tuổi mắc NKHH trên cấp chiếm tỷ lệ cao nhất
(63,2%), trẻ mắc NKHH dưới cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (15,8%) là trẻ trong
độ tuổi từ 2 tháng đến dưới 12 tháng tuổi. Trẻ trong độ tuổi dưới 2 tháng
mắc NKHH trên cấp chiếm tỷ lệ ít nhất (29,4%) và trẻ trong độ tuổi từ 35

- 19 -


tháng đến 60 tháng tuổi mắc NKHH dưới cấp là chiếm tỷ lệ ít nhất
(10,1%).
3.2. Phân bố tỷ lệ NKHHC theo các yếu tố liên quan
Bảng 4: Phân bố tỷ lệ NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi theo trình độ học
vấn của mẹ
Tình trạng bệnh
n

NKHHC

NKHH

NKHH

Chung

trên cấp

dưới cấp


Học vấn

n

%

n

%

n

%

24

18

75,0

11

45,8

7

29,2

Tiểu học


62

45

72,6

32

51,6

13

21,0

THCS

155

102

65,8

84

54,2

18

11,6


THPT và trên THPT

145

80

55,2

71

49,0

9

6,2

Tổng

386

245

63,5

198

51,3

47


12,2

Tỷ lệ %

Mù chữ, biết đọc, biết viết.

80
70
60
50
40
30
20
10
0

75

72.6
65.8
55.2

54.2

51.6

49

45.8

29.2
21
11.6

Mù chữ, biết đọc
biết viết

Tiểu học

THCS

6.2

THPT và trên
THPT

Học vấn mẹ
NKHH chung

NKHH trên cấp

NKHH dưới cấp

Biểu đồ 5: Phân bố tỷ lệ NKHHC theo học vấn của mẹ

Tỷ lệ trẻ mắc NKHHC cao nhất là con của các bà mẹ mù chữ, biết
- 20 -


đọc, biết viết (75,0%) và thấp nhất là trẻ là con của các bà mẹ có học vấn

THPT và trên THPT ( 55,2).
Bảng 5: Phân bố tỷ lệ mắc NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi theo nghề
nghiệp của mẹ
Tình trạng bệnh
n
Nghề nghiệp

NKHHC

NKHH trên

NKHH

Chung

cấp

dưới cấp

n

%

n

%

n

%


Làm ruộng

205

132

64,4

106

51,7

26

12,7

Buôn bán, nội trợ, nghề

117

75

64,1

61

52,1

14


12,0

Giáo viên, CBCC

64

38

59,4

31

48,4

7

10,9

Tổng

386

245

63,5

198

51,3


47

12,2

khác.

Như vậy là không có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ mắc NKHHC ở trẻ
dưới 5 tuổi là con của các bà mẹ làm ruộng, buôn bán nội trợ hay là cán bộ
công chức. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy tỷ lệ trẻ mắc NKHHC là con của
các bà mẹ làm ruộng là cao hơn cả (64,4%) và tỷ lệ mắc NKHHC ở trẻ là
con của các bà mẹ là giáo viên, cán bộ công chức là thấp nhất (59,4%).
Bảng 6: Phân bố tỷ lệ trẻ mắc NKHHC theo thời gian cai sữa và
tiêm chủng
Tình trạng bệnh
n

NKHHC

NKHH trên

NKHH

Chung

cấp

dưới cấp

Chỉ số NC

Cai sữa

n

%

n

%

n

%

Dưới 12 tháng

106

86

81,1

58

54,7

28

26,4


Trên 18 tháng

280

159

56,8

140

50,0

19

6,8

Tiêm

Không đủ và đủ

97

77

79,4

56

57,7


21

21,6

chủng

nhưng không

289

168

58,1

142

49,1

26

9,0

đúng lịch
Đủ và đúng lịch

- 21 -


Qua kết quả từ bảng trên cho thấy: trẻ cai sữa dưới 12 tháng chiếm tỷ
lệ mắc NKHHC cao (81,1%), trẻ được cai sữa trên 18 tháng tỷ lệ mắc bệnh

thấp hơn (56,8%). Trẻ tiêm chủng không đủ và đủ nhưng không đúng lịch
tỷ lệ mắc bệnh (79,4%) cao hơn so với trẻ được tiêm đủ và đúng lịch
(58,1%).
Bảng 7: Phân bố tỷ lệ NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi theo tình trạng vệ
sinh nhà ở
Tình trạng bệnh
n

NKHHC

NKHH

NKHH

Chung

trên cấp

dưới cấp

Chỉ số NC

n

%

n

%


n

%

Nhà ẩm thấp

97

71

73,2

55

56,7

16

16,5

Nhà thoáng mát

289

174

60,2

143


49,5

31

10,7

Có đun bếp trong nhà

156

105

67,3

83

53,2

22

14,1

Không đun bếp trong nhà

230

140

60,9


115

50,0

25

10,9

Có hút thuốc

288

196

68,1

158

54,9

38

13,2

Không có hút thuốc

98

49


50,0

40

40,8

9

9,2

Chuồng gia súc gần nhà

175

129

73,7

101

57,7

28

16,0

Chuồng gia súc xa nhà và

211


116

55,0

97

46,0

19

9,0

không có.

Từ bảng kết quả trên cho thấy: tỷ lệ trẻ mắc NKHHC sống trong nhà
ẩm thấp (73,2%) cao hơn tỷ lệ trẻ sống trong nhà thoáng mát (60,2%), trẻ
sống trong gia đình có đun bếp trong nhà có tỷ lệ mắc NKHHC (67,3%)
cao hơn tỷ lệ trẻ mắc NKHHC sống trong gia đình không đun bếp trong
nhà. Tỷ lệ trẻ mắc NKHHC trong gia đình có hút thuốc (68,1%) cao hơn tỷ
lệ trẻ sống trong gia đình không có hút thuốc (50,0%). Trẻ sống trong gia
đình có chuồng nuôi gia súc gần nhà có tỷ lệ mắc NKHHC (73,7%) cao

- 22 -


hơn so với tỷ lệ trẻ sống trong gia đình có chuồng gia súc xa nhà và không
có chuồng nuôi gia súc (55,0%).
Bảng 8: Phân bố tỷ lệ NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi theo tuổi của mẹ
Tình trạng bệnh
N

Tuổi mẹ

NKHHC

NKHH trên NKHH

Chung

cấp

n

%

dưới cấp

n

%

n

%

Dưới 20 tuổi

16

11


68,8

8

50,0

3

18,8

Từ 20 đến 35 tuổi

284

178

62,7

148

52,1

30

10,6

Trên 35 tuổi

86


56

65,1

42

48,8

14

16,3

Tổng

386

245

63,5

198

51,3

47

12,2

Từ kết quả trên cho thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ
mắc NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi là con của các bà mẹ trong các độ tuổi khác

nhau. Tuy nhiên vẫn thấy rằng tỷ lệ trẻ mắc NKHHC là con của các bà mẹ
dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (68,8%) và thấp nhất là con các bà mẹ
trong độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi (62,7%).
Bảng 9: Thái độ của bà mẹ với NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi
Thái độ

Rất

Đồng ý

đồng ý

Không

Phản

Không

đồng ý

đối

biết

Nội dung

N

Trẻ mắc NKHHC có thể


39 10,1 285

73,8 26 6,7

13 3,4

23 5,6

48 12,4 280

72,5 19 4,9

12 3,1

27 7,0

56 14,5 267

69,2 20 5,2

15 3,9

28 7,3

%

n

%


n

%

n

%

n

%

phát hiện tại nhà
Có thể phòng NKHHC cho
trẻ
NKHHC được phát hiện
sớm sẽ tránh được bệnh
nặng và tử vong.
- 23 -


Từ bảng kết quả trên cho thấy các bà mẹ có thái độ tốt (đồng ý)
chiếm tỷ lệ cao khoảng từ 69,2% đến 73,8%, tỷ lệ các bà mẹ không biết
chiếm khoảng từ
5,6% đến 7,3%.
Bảng 10: Hiểu biết của bà mẹ về dấu hiệu NKHHC thường gặp
Thái độ

Rất


Đồng ý

đồng ý
Nội dung

n

%

n

%

Không

Phản

Không

đồng ý

đối

biết

n

%

n


%

n

%

Ho

62 16,1 306

79,3 11 2,8

2

0,5

5

1,3

Hắt hơi, sổ mũi

68 17,6 298

77,2 10 2,6

3

0,8


7

1,8

Thở nhanh

15 3,9

243

63,0 14 3,6

5

1,3

109

28,2

Thở rít

16 4,1

235

60,9 11 2,8

6


1,6

118

30,6

Rút lõm lồng ngực

2

85

22,0 3

1

0,3

295

76,4

0,5

0,8

Qua kết quả trên cho thấy: Đối với các dấu hiệu ho, hắt hơi sổ mũi tỷ
lệ các bà mẹ đồng ý chiếm tỷ lệ cao 77,2% và 79,3%, các bà mẹ không biết
chiếm tỷ lệ rất nhỏ (1,3%). Đối với dấu hiệu thở nhanh, thở rít các bà mẹ co

thái độ đồng ý chiếm 60,9% và 63,0% , tỷ lệ các bà mẹ không biết tăng cao
hơn so với các dấu hiệu ho và hắt hơi sổ mũi là 28,2% và 30,6%. Riêng dấu
hiệu rút lõm lồng ngực thì tỷ lệ các bà mẹ có thái độ đồng ý chiếm tỷ lệ
thấp (22,0%) và tỷ lệ các bà mẹ không biết chiếm tỷ lệ cao (76,4%)

- 24 -


Bảng 11: Hiểu biết của bà mẹ về dấu hiệu của bệnh nặng cần đưa
trẻ tới cơ sở y tế
Thái độ

Rất

Đồng ý

đồng ý
Nội dung

n

%

Không

Phản

Không

đồng ý


đối

biết

n

%

n

%

n

%

n

%

Ngủ li bì, khó đánh thức

13

3,4 255

66,1

15


3,9

7

1,8

96

24,9

Co giật

15

3,9 269

69,7

11

2,8

5

1,3

86

22,3


Thở rít khi nằm yên

20

5,2 230

59,6

8

2,1

9

2,3

119

30,8

Không uống được, bỏ bú

23

6,0 223

57,8

20


5,2

25 6.5

95

24,6

24

6,2 286

74,1

7

1,8

0

69

17,9

hoặc bú kém
Suy hô hấp (trẻ khó thở

0,0


và tím tái)
Từ bảng kết quả trên cho thấy: tỷ lệ các bà mẹ có thái độ đồng ý đối
với các dấu hiệu của bệnh nặng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế chiếm tỷ lệ cao
nhất từ khoảng 57,8% đến 74,1%, số các bà mẹ không biết chiếm tỷ lệ từ
17,9% đến 30,8%.

- 25 -


×