Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Lekhanh(De va Dap an HSG Van 2010.Bac Giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.42 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG

§Ò chÝnh thøc

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2009 - 2010
MÔN: NGỮ VĂN
LỚP 12 - THPT
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (8,0 điểm)
Đối thủ đáng sợ nhất
Khi Abraham Lincoln ra tranh cử tổng thống, một người bạn đã hỏi ông:
- Anh thấy mình có hy vọng gì không? Ai là đối thủ đáng sợ nhất của anh?
Và Abraham Lincoln đã đưa ra một câu trả lời tuy hài hước nhưng rất thật:
- Tôi không ngại Breckingridge vì ông ta là người miền Nam nên người dân
miền Bắc sẽ không ủng hộ ông ta. Tôi cũng không ngại Douglas vì ông ta là người
miền Bắc nên người dân ở miền Nam sẽ không nhiệt tình bỏ phiếu cho ông ta.
Nhưng có một đối thủ mà tôi rất sợ, ông ta là người duy nhất có thể khiến tôi thất
cử…
Người bạn liền vội ngắt lời:
- Ai vậy?
Nhìn thẳng vào mắt bạn mình, Abraham Lincoln nói:
- Nếu lần này tôi không được bầu làm tổng thống thì anh hãy biết rằng đó
chính là lỗi của ông ta. Ông ta chính là Abraham Lincoln!
(Những tấm lòng cao cả - NXB Trẻ, 2004 - trang 76)
Câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 2: (12,0 điểm)
Trong bài viết Sáng tạo cái mới trong văn học nghệ thuật, GS-TS Trần Đình


Sử cho rằng:
Điều then chốt là phải luôn luôn sáng tạo ra cái mới… Cái quý của nhà văn là
sáng tạo cái mới, chứ không phải viết được nhiều.
(Văn học và thời gian - NXB Văn học, 2001 - trang 185)
Ý kiến của anh/chị về nhận định trên? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Đàn ghita của Lorca (Thanh Thảo).

----------------------------- HÕt -------------------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Hä vµ tªn thÝ sinh:...............................................................
Sè b¸o danh: .......................................................................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN: NGỮ VĂN (đề chính thức)
LỚP 12 - THPT

Kì thi ngày 28 / 3 / 2010
(Bản hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
Câu 1 I. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận khúc
chiết, diễn đạt lưu loát.
II. Yêu cầu về kiến thức:
1. Nêu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện:
Thí sinh cần đọc hiểu văn bản, từ đó rút ra nội dung ý nghĩa của câu
chuyện. Mỗi người có thể tìm thấy ở câu chuyện đó một hay nhiều ý
nghĩa khác nhau nhưng phải trên cơ sở hợp lí và có sức thuyết phục.

Tuy nhiên, cần làm nổi bật được ý nghĩa cơ bản: đối thủ đáng sợ nhất
của mỗi người chính là bản thân chúng ta. Vượt qua, chiến thắng được
chính mình bằng ý chí, nghị lực, niềm tin là điều khó khăn nhất và cũng
là chiến thắng lớn nhất của mỗi người.
2. Phát biểu suy nghĩ của người viết về ý nghĩa của câu chuyện:
Thí sinh có thể tán đồng cũng có thể đối thoại với vấn đề được nêu,
nhưng phải có căn cứ xác đáng; cần trình bày được suy nghĩ, quan điểm
của mình bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể. Về cơ bản, cần đạt
được các ý sau:
- Khẳng định đây là một ý kiến đúng đắn, xác đáng. Bởi lẽ: cuộc sống
muôn màu vẻ, cuộc đời có thể ví như một trường tranh đấu đòi hỏi con
người luôn phải biết đấu tranh. Đây là một quá trình đầy khó khăn, gian
khổ, đầy thách thức; trong đó tự đấu tranh với chính bản thân mình là
điều khó khăn nhất. Cuộc đấu tranh này diễn ra âm thầm, lặng lẽ, lâu
dài, khó kiểm soát, dễ thỏa hiệp và không kém phần quyết liệt. Do tính
chất của cuộc đấu tranh mà con người thường khó nhận ra được những
nhược điểm của bản thân và càng khó khăn hơn trong việc đấu tranh để
vượt lên nó.
- Tự đấu tranh với chính mình nghĩa là phải biết vượt lên trên hoàn
cảnh, số phận; đấu tranh với những thói hư tật xấu, với những dục vọng
tầm thường, với phần rắn rết, ác quỉ… Mục đích của cuộc đấu tranh
giúp con người tự hoàn thiện mình, gặt hái được thành công, góp phần
cống hiến cho xã hội. Ngược lại, không biết vượt qua chính mình sẽ dễ
dàng thất bại.
3. Liên hệ thực tế và bản thân:

8,0 điểm

2,0 điểm


5,0 điểm

1,0 điểm


Mỗi người luôn phải ý thức sâu sắc bài học trên, luôn có tinh thần
đấu tranh và tự đấu tranh, nhất là trong thời đại hội nhập.
Câu 2 I. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ,
vận dụng linh hoạt các hình thức lập luận, diễn đạt lưu loát, giàu chất
văn.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng
cần đảm bảo nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích nội dung, ý nghĩa của nhận định:
Thí sinh cần vận dụng kiến thức lí luận văn học để lí giải ý kiến:
a. Nội dung:
- Văn học là một hoạt động sáng tạo, đặc biệt là sáng tạo ra cái mới.
Cái mới trong văn học là cái chưa từng có, cái được sáng tạo ra lần đầu,
có ý nghĩa đổi mới tiếng nói nghệ thuật, là sự phát hiện vấn đề mới về
con người và xã hội. Tất nhiên, mọi cái mới đều có cội nguồn sâu xa
trong truyền thống văn học dân tộc và nhân loại nhưng nó phải có cái gì
đó vượt lên, mở ra.
- Cái mới trong văn học gồm hai phạm vi: một là sáng tạo ra tác
phẩm văn học mới; hai là khám phá giá trị trên cơ sở truyền thống, là
cách tiếp cận, thể hiện mới về những vấn đề tưởng như đã quen thuộc.
Cái mới trong tác phẩm văn học thường là đề tài mới, chủ đề mới, tư
tưởng mới, tính độc đáo về hình thức, phong cách,… Sáng tạo cái mới
chính là thiên chức của người cầm bút. Đóng góp của nhà văn không
phải chỉ ở số lượng mà chủ yếu là ở chất lượng sáng tác.

b. Ý nghĩa:
Việc sáng tạo ra cái mới tạo nên phong cách riêng, gương mặt tinh
thần riêng của mỗi nhà văn. Sự hợp thành của các phong cách tác giả sẽ
làm nên diện mạo phong phú của nền văn học, góp phần thúc đẩy sự
vận động, phát triển không ngừng của văn học nghệ thuật. Đây là điều
then chốt, là sự sống còn, cũng là quy luật phát triển tất yếu của văn
học mọi thời đại, của mọi nền văn học dân tộc trên thế giới.
2. Chứng minh:
Thí sinh vận dụng những hiểu biết về bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca
để làm nổi bật được những sáng tạo mới mẻ của Thanh Thảo trên hai
phương diện cơ bản sau:
a. Về nội dung tư tưởng:
Bài thơ là tiếng nói tri âm và cũng là khúc tưởng niệm của Thanh
Thảo dành cho Lorca. Qua đó, làm sống dậy hình tượng Lorca: một
nghệ sĩ tự do và cô đơn, một cái chết oan khuất bi phẫn bởi những thế
lực tàn ác, một nhân cách cao quý, một tâm hồn bất diệt,… Thực ra,
tiếng nói tri âm không phải là hiếm trong văn chương cổ kim (Nguyễn

12,0 điểm

3,0 điểm

4,0 điểm


Du với Tiểu Thanh, Nguyễn Khuyến với Dương Khuê, Tố Hữu với
Nguyễn Du,…), nhưng tiếng nói tri âm của Thanh Thảo vẫn mang nét
riêng, độc đáo. Nhà thơ dành mối quan tâm đặc biệt cho những con
người có nghĩa khí, nhân cách ngời sáng dù số phận có thể ngang trái
như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Êxênin, Lorca,… Mạch suy

cảm trữ tình trong thơ ông thường hướng tới những vẻ đẹp tinh thần
của con người: nhân ái, bao dung, can đảm, trung thực và yêu tự do.
b. Về hình thức nghệ thuật:
Thanh Thảo tha thiết kiếm tìm những khả năng biểu đạt mới mẻ cho
thơ ca. Sự cách tân về hình thức nghệ thuật của Thanh Thảo trong Đàn
ghi-ta của Lorca chịu ảnh hưởng sâu sắc từ chính những vần thơ mang
tính tượng trưng, siêu thực của Lorca.
- Thể thơ: viết theo thể tự do, gạt bỏ mọi quy tắc ngữ pháp, không sử
dụng các dấu chấm câu, để cho mạch cảm xúc tuôn trào.
- Cấu trúc bài thơ: có sự giao thoa thơ - nhạc thật độc đáo
+ Cấu trúc thơ: cấu trúc ru-bíc theo nguyên tắc: hỗn loạn và trật tự,
hỗn loạn ở bề mặt mà nhất quán ở bề sâu. Câu chữ, ý tứ có vẻ rời rạc
nhưng thực ra vẫn xoay xung quanh một trục tư tưởng: những suy tư,
chiêm nghiệm của Thanh Thảo về thơ Lorca, về nghệ thuật.
+ Cấu trúc nhạc: tác phẩm mang dáng dấp của một ca khúc và ít
nhiều cả lối diễn tấu ghi-ta. Chuỗi âm thanh li la mở và kết bài thơ đã
tạo nên cấu trúc nhạc giao hưởng mà tiếng ghi-ta trở thành nhạc đệm
của bản nhạc này.
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ: mang tính chất đa nghĩa, tính biểu tượng
cao, được sáng tạo theo lối lạ hóa của thơ tượng trưng, siêu thực.
Đánh giá: Đàn ghi-ta của Lorca là một thi phẩm thành công kết
tinh nhiều nỗ lực tìm tòi, sáng tạo mới mẻ của Thanh Thảo theo hướng
hiện đại hóa. Với tài năng và nghĩa khí của người nghệ sĩ ham cách tân,
Thanh Thảo đã xin hiến nốt đời mình chỉ để gióng lên hồi chuông nơi
bản lề cánh cửa mở vào ngày mới.

4,0 điểm

1,0 điểm


* Lưu ý:
- Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản, khi chấm giáo viên cần vận dụng linh hoạt,
căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh.
- Điểm toàn bài là tổng số điểm của hai câu, cho lẻ đến 0,5 điểm. Tùy theo mức độ
trình bày nội dung và sai phạm ở hình thức mà trừ điểm từng phần cho phù hợp.
- Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm
xúc; trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả.



×