K THI CHN HC SINH GII CC TRNG CHUYấN
VNG DUYấN HI BC B NM 2009
HNG DN CHM
Mụn: Vn 10
Câu 1 (8 điểm)
1. Đồng tiền trong Truỵên Kiều (3 đ)
- Là mục đích sống, mục đích hành động của rất nhiều hạng ngời trong xã
hội từ quan lại sai nha đến bọn buôn thịt bán ngời, lũ Đầu trâu mặt ngựa . Khi
là mục đích sống đồng tiền khiến những kẻ muốn đạt đợc nó, chà đạp lên công lý,
luật pháp, đạo nghĩa và cả quyền sống quyền hạnh phúc của ngời khác
- Là phơng tiện giải quyết mọi vấn đề, mọi vớng mắc trong cuộc sống,
trong xã hội
- Là sức mạnh làm đảo lộn đổi thay tất cả các giá trị trong cuộc sống.
Đồng tiền đã trở thành một thế lực đen tối, có sức mạnh khủng khiếp
trong xã hội. Từ hình ảnh đồng tiền có thể thấy bản chất của thể chế chính trị
(rối loạn, tham tàn),tầm văn hoá của con ngời (thấp kém khi bị mê hoặc,
quyến rũ bởi đồng tiền, bị đồng tiền làm cho tha hoá biến chất) và cả nỗi
thống khổ của con ngời trong xã hội ấy
2. Bàn về đồng tiền trong cuộc sống hôm nay
a. Bản chất xã hội của đồng tiền (1,5 đ)
- Là vật ngang giá chung, ra đời do nhu cầu trao đổi giao thơng trong đời
sống xã hội, có vai trò tích cực trong các hoạt động kinh tế của xã hội.
- Là một thứ tài sản vật chất có giá trị ngang với các tài sản vật chất khác
Đồng tiền không xấu. Sự tốt xấu củađồng tiền là do ngời sử dụng từ cách
sử dụng đồng tiền có thể thấy bản chất của con ngời và xã hội
b. Vị trí, vai trò của đồng tiền trong cuộc sống hiện nay (1 đ)
- Là một phơng tiện rất tiện ích có thể thoả mãn những nhu cầu vật chất
chính đáng của con ngời
- Là một thứ thuốc thử để làm bộc lộ bản chất, tầm văn hoá của con ngời
c. Thái độ cần có đối với đồng tiền (1,5 đ)
- Không kì thị vớiđồng tiền, thậm chí cần trân trọng nếu đồng tiền là kết
quả của mồ hôi công sức lao động, là thành quả xứng đáng vơí những gì con ngời
đã nỗ lực cống hiến, tích cực làm việc để có nó.
- Không quỵ luỵ, phụ thuộc hoặc quá mê muội vì tiền sẽ đánh mất bản thân,
đánh mất sự tự do và nhầm lẫn các giá trị thực sự trong đời sống.
d. Bài học rút ra: Phải rèn luyện bản lĩnh, tích luỹ hiểu biết, tích cực làm
việc để bằng nội lực của mình mà đứng cao hơn đồng tiền và có cái nhìn đúng,
cách sử dụng đúng với nó. (1 đ)
Câu 2 ( 12 điểm)
Yêu cầu
*Kiến thức:
1. Giải thích:
- Hào khí Đông A: hào khí đánh giặc cứu nớc bảo vệ non sông của quân dân ta đời
Trần. Với hào khí này, rất nhiều các tớng sĩ đã khắc vào tay hai chữ Sát Thát biểu
hiện tinh thần của dân tộc.
2. Phân tích:
a. Giống: Cả hai bài thơ đều khắc hoạ h/a ngời anh hùng thời đại, làm nổi bật ngời
anh hùng chiến trận với tất cả lòng yêu nớc nhiệt thành và ý thức, quyết tâm sống
trọn đời cho sự nghiệp cao cả: bảo vệ gấm vóc, non sông Tổ quốc.
b. Khác:
* Thuật hoài:
- Hoàn cảnh đất nớc đang lâm nguy trớc nạn ngoại xâm nhnh nhìn chung quyền
lợi của nhân dân và quyền lợi của triều đình còn thống nhất, hình ảnh của tráng sĩ
là sức mạnh của khối đoàn kết, của dân tộc. Bài thơ mang cảm xúc hào hùng của
dân tộc đang trong t thế chiến đấu.
- Hình ảnh ngời anh hùng bảo vệ tổ quốc: tầm vóc hoành tráng, nổi trội giữa ba
quân, khí thế ngất trời.
- ý chí, hoài bão của ngời anh hùng: lí tởng đền nợ nớc, khát vọng đợc giúp dân,
giúp nớc.
- ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và danh dự của kẻ làm trai trong lúc đất nớc lâm
nguy.
-> Đây chính là hình ảnh ngời anh hùng lí tởng mang hoài bão cao đẹp, có tính
khái quát tiêu biểu cho thế hệ thanh niên nh Phạm Ngũ Lão lúc bấy giờ. Hình ảnh
này còn mang tính cá biệt của Phạm Ngũ Lão.
* Cảm hoài
- Ra đời trong lúc cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc đang thất bại, vì vậy cảm xúc bao
trùm lên bài thơ là cảm xúc trữ tình bi tráng của ngời anh hùng lỡ thời, sa cơ. Đây
chính là hiện thực thời đại mà tác giả đang sống.
- Những lời bi ai, thống thiết, than thở về tuổi già, sức kiệt và vô phơng xoay
chuyển tình thế của một ngời anh hùng lỡ vận chỉ còn biết ngậm đắng nuốt cay.
- Con ngời vẫn giữ vững t thế hiên ngang, ý chí sắt thép của một trang nam nhi,
một tráng sĩ trong thời khó khăn, vô vọng bị đẩy vào hoàn canh nguy nan nhng
vẫn tiếp tục sự diệt thù cứu nớc. Đó là hình ảnh của tráng sĩ mài gơm dới bóng
trăng.
* Kĩ năng
Học sinh biết viết một bài nghị luận văn học. văn viết mạch lạc trôi chảy, có
hình ảnh, có cảm xúc.... Bài không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, lỗi trình
bày....
Cách cho điểm.
- Điểm 10-12 : Học sinh đạt đợc hầu hết các yêu cầu trên, vn mt m , trụi
chy, gi u hỡnh nh.. .
- Điểm 7-9 : Học sinh đạt đợc hầu hết các yêu cầu về kiến thức nhng còn một
vài lỗi về kĩ năng, hoặc cha thật đầy đủ về kiến thức nhng đạt đợc yêu cầu về kĩ
năng.
- Điểm 1-2 : Bài viết sơ sài, còn mắc nhiều nhiều lỗi.
- Điểm 0 : Không viết gì hoặc tỏ ra không hiểu gì về đề.
Thí sinh cần vận dụng kĩ năng so sánh để thấy nét chung và riêng của từng
bài khi thể hiện hào khí Đông A, cần vận dụng kiến thức lí luận để bài có độ
sâu.
L u ý: + Cho điểm 0 ở từng câu khi không viết gì hoặc viết những thứ không liên
quan đến yêu cầu của đề bài.
+ Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5