Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng mặc xuất khẩu của CÔNG TY TNHH Maxcore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.96 KB, 38 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngành dệt may là lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm đến 17%
tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Liên tục trong mấy năm trở lại đây, xuất
khẩu của của ngành này đã vượt qua dầu khí, chiếm vị trí số 1 về kim ngạch
xuất khẩu năm 2011 đạt 13,5 tỷ USD.
Trong suốt quá trình phát triển của mình ngành may sẵn nhận được sự
quan tâm của nhà nước, một thuận lợi lớn mà không phải ngành nào cũng có.
Quyết định 55 của chính phủ ký năm 2001, theo quyết định này ngành may
sẵn sẽ được vay vốn ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện các dự án đầu
tư phát triển ngành từ năm 2001 và ưu đãi trong hoạt động xúc tiến thương
mại , chính phủ cho phép dùng phí hạn ngạch để lại hỗ trợ cho các hoạt động
xúc tiến thương mại của ngành. Tuy hiện nay sự ưu đãi này không còn nhưng
nhờ đó mà các doanh nghiệp đã có một nền tảng để phát triển sau này
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một Doanh nghiệp,
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề then chốt gắn liền với
sự phát triển của Doanh nghiệp đó và ngược lại. Như vậy, phải nắm chắc và
hiểu biết được hiệu quả mới giúp các nhà quản lý đưa ra được những quyết
định đúng đắn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là một tế bào của nền kinh tế, để nền
kinh tế hoạt động toàn diện thì các tế bào cũng phải biết vận động tìm chỗ
đứng cho bản thân mình, đây chính là cơ sở, là tiền đề xây dựng một nền kinh
tế vững mạnh. Sự phát triển của mỗi Doanh nghiệp sẽ tạo đà phát triển cho
toàn bộ nền kinh tế. Tất cả những cải tiến về nội dung, phương pháp quản lý
chỉ thực sự có ý nghĩa nếu có làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với nhận thức về vai trò quan trọng của vấn đề cùng với mong muốn
sử dụng những kiến thức đã học trong nhà trường để phân tích, đánh giá hoạt
động kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể em đã chọn đề tài: “Giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng mặc xuất
khẩu của CÔNG TY TNHH Maxcore.”

SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên



1

Lớp : 7LTCD QL203


Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty TNHH MAXCORE
CHƯƠNG II: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng
vốn của Công ty.
CHƯƠNG III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng may mặc xuất khẩu của Công ty TNHH MAXCORE
Để hoàn thành luận văn này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ
tập thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên Công ty MAXCORE tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Công ty và cung cấp số liệu
cho bài luận văn, và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo.
Do thời gian còn hạn chế và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên bài
viết không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và
đồng nghiệp cho bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, lãnh đạo Công ty
Maxcore và cô giáo Ths. Đặng Thị Lan đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho
em hoàn thành bài luận văn này !
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2012.

SVTH: Nguyễn Hưng Yên

SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

2


Lớp : 7LTCD QL203


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MAXCORE

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
1. Giới thiệu về công ty.
Công ty TNHH Maxcore là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài , thuộc
công ty INTERMAX có trụ sở tại Seoul Hàn Quốc, chuyên sản xuất hàng
may mặc xuất khẩu vào các thị trường Mỹ và Châu Âu. Trụ sở kinh doanh
đóng trên địa bàn xã Hòa Xá, Huyện ứng Hòa - TP Hà Nội.
1 Tên công ty
2 Địa chỉ
3 Điện thoại
4 Fax
5 Email
6 Loại hình công ty
7 Giấy phép kinh doanh số

MAXCORE CO.,LTD
Hoà Xá –Ứng Hoà-Hà Nội
84.33.896.635
84.33.896.659
develop@m axcore.com.vn
Công ty TNHH
01104300771


8 M ã số thuế

0104509183

9 Website

www.maxcore.com.vn

SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

3

Lớp : 7LTCD QL203


Công ty được thành lập từ tháng 3/2010, với triết lý kinh doanh thể hiện ở:
Quan niệm: Dựa trên nguyên tắc bảo vệ môi trường, tính nhân văn và
kiến thức chứng tỏ sự tồn tại lâu dài. Quyết tâm không ngừng cho sự sáng tạo
và cải tiến kỹ thuật đưa ra những sản phẩm hợp thời trang, đáp ứng được nhu
cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng.
Tầm nhìn: Trở thành công ty tiên phong về nghiên cứu và phát triển
trong lĩnh vực công nghiệp thiết kế, sản xuất và gia công xuất khẩu, với sự
tiến bộ về kỹ thuật nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm ưu việt về
chất lượng, tính năng thẩm mĩ, thời trang và được mọi người tin dùng.
Hiện nay công ty có quy mô về nhân lực la 300 người với số vốn trên 10tỷ
VND, toạ lạc trên diện tích 1,2 ha, sử dụng công nghệ máy móc hiện đại từ
Hàn Quốc để sản xuất ra các sản phẩm may mặc là chủ yếu.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
Công ty Maxcore có cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ để phục vụ yêu
cầu sản xuất ra sản phẩm may mặc xuất khẩu. Cơ cấu tổ chức của

MAXCORE được thể hiện dưới sơ đồ sau: (xem hình 1)
Hình 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Maxcore

SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

4

Lớp : 7LTCD QL203


2.1. Giám Đốc
Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ
chức các bộ máy, bộ phận, nhân sự trong phạm vi quyền hạn cho phép tại
Điều lệ. Giám Đốc Công ty được HĐQT bầu và Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm.
Chức năng quyền hạn cụ thể của Giám Đốc Công ty được qui định trong điều
lệ hoạt động và tổ chức của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc có 1 thư ký và
phó giám đốc cùng các quản lý ,bộ phận sản xuất, xuất nhập khẩu và bộ phận
nghiên cứu phát triển.
2.2. Bộ phận sảnxuất
Là các dơn vị thực hiện quy trình sản xuất ra sản phẩm may mặc bao
gồm các công đoạn:
Bộ phận cắt  Bộ phận may  Bộ phận hoàn thiện  Bộ phận kho
- Bộ phận cắt: Tiếp nhận Nguyên liệu từ kho, triển khai cắt theo số
lương đơn hàng từ bộ phận kế hoạch, dựa trên mẫu mã, sơ đồ được cung cấp
từ phòng Kỹ thuật.
- Bộ phận may: Bao gồm 07tổ may, mỗi tổ may bố trí 32-35công
nhân, thực hiện sản xuất theo số lượng đơn hàng từ phòng kế hoạch & kỹ
thuật, dựa trên mẫu mã thuật đã duyệt, kèm theo tài liệu hướng dẫn, tiếp nhận
bán thành phẩm từ bộ phận cắt, sản xuất ra những sản phẩm hoàn thiện.
- Bộ phận hoàn thiện: Tiếp nhận sản phẩm từ bộ phận may đã qua

kiểm tra kỹ về chất lượng, đạt tiêu chuẩn tiến hành đóng gói theo quy cách mà
khách hàng yêu cầu dưới sự hướng dẫn của phòng Kỹ Thuật.
- Bộ phận kho: Tiếp nhận nguyên phụ liệu, cấp phát phục vụ cho sản
xuất, tiếp nhận thành phẩm từ bộ phận sản xuất, xuất hàng theo yêu cầu của
bộ phậnXNK.
2.3. Các phòng ban
- Phòng nhân sự: Hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của Giám Đốc
Thực hiện tuyển dụng nhân viên cho công ty đồng thời sa thải và cho
nghỉ việc theo yêu cầu của nhà quản lý. Đánh giá cán bộ nhân viên và xem xét
thăng tiến
SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

5

Lớp : 7LTCD QL203


Lưu trữ thông tin, ghi chép về cán bộ công nhân viên trong công ty Tổ
chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên. Chế độ thang bảng lương và
các chính sách cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng kế toán tài chính: Hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của
Giám, đốc Lập trình, quản lý tài chính nhanh gọn, chính xác.
Thực hiện các nghiệp vụ thu - chi đúng chính sách.
Lập báo cáo tài chính của Công ty.
Giám sát bán hàng thông qua hoạt động tài chính
Xây dựng, đề xuất chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban.
Phối hợp với phòng nhân sự tổ chức tuyển dụng, đào tạo cho nhân viên.
Giải quyết các vấn đề liên quan tới luật pháp.
- Phòng xuất nhập khẩu: Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống
khách hàng, và các nhà cung cấp. Thực hiện hoạt động xuất nhập hàng hoá tới

các khách hàng, và các nhà cung cấp. Phối hợp với các bộ phận liên quan như
kế toán, sản xuất,.. .nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng.
- Phòng quản lý chất lượng:Thực hiện kiểm tra kiểm soát chất lượng
của nguyên phụ liệu đầu vào và thành phẩm trước khi xuất cho khách hàng,
dựa trên tiêu chuẩn về kỹ thuật được ban hành từ phòng kỹ thuật, kết hợp tiêu
chuẩn về chất lượng từ phía khách hàng, chịu trách nhiệm trước công ty về
chất lượng của sản phẩm khi tới tay khách hàng.
- Phòng cơ khí thiết bị: Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ máy móc
thiết bị của nhà máy, lên kế hoạch bảo dưỡng thiết bị định kỳ đảm bảo phục
vụ an toàn cho sản xuất, nghiên cứu phát triển các thiết bị hỗ trợ phục vụ cho
sản xuất làm tăng năng suất, giảm thao tác cho người lao động.
- Phòng kế hoạch & kỹ thuật: Thiết kế, nghiên cứu, tìm kiếm phát
triển dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất, cải tiến mẫu mã cho phù hợp
với thị hiếu khách hàng và người tiêu dùng. Ban hành quy định về tiêu chuẩn
kỹ thuật của sản phẩm, theo dõi kiểm soát chất lượng của sản phẩm có hướng
dẫn kịp thời cho sản xuất tránh sai hỏng hàng loạt.

SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

6

Lớp : 7LTCD QL203


3. Nguồn nhân lực và thiết bị của Công ty.
3.1 Nhân lực
Con người là yếu tố chính cho sự phát triển của doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào quy
mô của từng doanh nghiệp mà các nhà quản lý có những chiến lược riêng về phát triển
nguồn nhân lực cho doanh nghiệp của mình như: Tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp mình.

Tổng nhân lực của công ty là gần 300 người tất cả tập trung tại công ty và nhà máy
sản xuất tại Ứng Hoà – Hà Nội. Nhìn chung đội ngũ cán bộ và công nhân của công ty được
đào tạo và nâng cao trình độ đảm bảo và đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất của công ty qua
các năm . (xem bảng 1)

Bảng 1: Cơ cấu nhân lực của công ty qua 2 năm 2010 – 2011
Năm 2010

225

Tỷ
trọng
(%)
100%

182
43

So sánh tăng,
giảm 2011/2010
Số
tuyệt
%
đối
34
15%

259

Tỷ

trọng
(%)
100%

81%
19%

212
47

82%
18%

30
4

1%
-1%

51
174

23%
77%

56
203

22%
78%


5
29

-1%
1%

5
13
207

2%
6%
92%

5
15
239

2%
6%
92%

0
2
32

0%
0%
0%


9
35
70
111

4%
16%
31%
49%

10
34
68
147

4%
13%
26%
57%

1
-1
-2
36

0%
-2%
-5%
7%


Số
lượng
Tổng số lao động
Phân theo tính chất
lao động
- Lao động trục tiếp
- Lao động gián tiếp
Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ
Phân theo trình độ
- Đại học và trên đai học
- Cao đảng và trung cấp
- PTTH hoặc THCS
Phân theo độ tuổi
- Trên 45 tuổi
- Từ 35 đến 45 tuổi
- Từ 25 đến 35 tuổi
- Dưới 25 tuổi

Năm 2011
Số
lượng

Nguồn: Báo cáo của phòng nhân sự – MAXCR RE

SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

7


Lớp : 7LTCD QL203


Qua bảng cơ cấu nhân lực của Công ty ta nhận thấy số lượng nhân viên
thay đổi tăng (32%) chứng tỏ tình hình nhân sự diễn biến qua 2 năm khá tốt.
Cụ thể qua 2 năm, lực lượng lao động trực tiếp tăng 38% các năm 2010 và
2011 , đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng hàng hóa ra thị trường chuyền sản
xuất. MAXCORE là một công ty gia công sản xuất sản phẩm may mặc nên
việc lực lượng lao động nữ luôn chiếm phần lớn và cũng có sự tăng lên theo
nhu cầu chủ yếu là từ nhà máy.
Hiện tại lực lượng lao động trên 35 tuổi vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp 6%, cùng
với đó những cán bộ thế hệ sau đang ở độ tuổi 25-35 hầu hết là những cán bộ có
tay nghề trên dưới 10 năm cũng thể hiện nguyện vọng tiếp tục gắn bó với công
ty chiếm tỷ lệ 11%. Công ty có nhiều chế độ quan tâm đến những nhân tài trẻ và
chăm chút đào tạo trở thành lực lượng nòng cốt, số nhân viên trong độ tuổi dưới
25chiếm 56% tỷ lệ lực lượng lao động dưới, bao gồm lực lượng công nhân và
một số nhân viên trẻ mới đến với công ty tìm cơ hội phát triển.
3.2 Máy móc, trang thiết bị chủ yếu.
Trang thiết bị trong nhà máy và khu vực văn phòng chủ yếu được
sử dụng phục vụcho sản xuất, các trang thiết bị toàn bộ đều được nhập mới
hoàn toàn khi nhà máy hoạt động, phòng cơ khí thiết chịu trách nhiệm bảo
dưỡng bảo trì máy móc thường xuyên để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất,
công ty đầu còn đầu tư một số xe ôtô công để phục vụ các đơn vị chủ quản
cùng cán bộ đi công tác thị trường phục vụ cho hoạt động kinh doanh hiệu
quả. (xem bảng2)

SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

8


Lớp : 7LTCD QL203


Bảng 2: Danh mục các loại máy móc, trang thiết bị chủ yếu
STT

Khu vực

Loại thiết bị

ĐVT

1

Văn
Phòng

Máy điện
thoại bàn
Máy tính
Máy Photo
Máy in
Máy scan
Máy may

Chiếc

2
3

4
5
6
7
8
9
10
11

Xưởng
sản xuất

Bộ
Chiêc
Chiêc
Chiêc
Chiêc

Số lượng Số tháng
khấu
hao
3
24
8
1
1
1
500

12

12
12
12
36

Máy cắt
Chiêc
10
36
Máy kiểm
Chiêc
2
36
vải
Máy thêu
Bộ
1
36
Nồi hơi
Chiêc
1
60
Phòng kỹ
Hệ thống
Bộ
1
36
thuật
thiết kế
Nguồn: Báo cáo của phòng cơ khí thiết bị - MAXCORE


II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀN MAY MẶC CỦA CÔNG TY.
1. Kim ngạch xuất khẩu.
May mặc là hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty từ năm 2010 khi Công
ty được thành lập và nhanh chóng ổn định sản xuất hoàn thành tiến độ sản
xuất đơn hàng đúng thời hạn, tiếp cận nhanh với những đơn hàng có chất
lượng cao. Dựa vào nền tảng và và sự hỗ trợ từ công ty mẹ trong quản lý và
phương hướng kinh doanh Maxcore. Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng
may mặc chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty. Tuy
nhiên khi Việt Nam trở thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại Quốc
tế (WTO 2007) Công ty được thành lập ngay sau đó kim ngạch xuất khẩu của
Công ty cũng có nhiều thuận lợi.

SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

9

Lớp : 7LTCD QL203


Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Công ty qua các năm:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
2010
2011

Tỷ lệ tăng trưởng (%) qua
từng năm

Kim ngạch xuất khẩu

36,19
47,27

31%

Nhìn vào bảng trên ta thấy mức độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu
hàng may mặc của Công ty tương đối lớn, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu
tăng 31% so với năm 2010. Sở dĩ có tốc độ tăng trưởng như vậy là do Công ty
đã tạo được mối quan hệ tốt đối với khách hàng, dây chuyền sản xuất đi vào
ổn định.
2. Mặt hàng xuất khẩu.
Một số mặt hàng chính công ty sản xuất như áo jacket, quần áo thể
thao, hàng dán công nghệ không đường may và các sản phẩm khác.
Các sản phẩm của MAXCORE chủ yếu là các sản phẩm may mặc cao
cấp co giá trị cao được chia làm nhóm chính: Sản phẩm dành cho hoạt động
ngoài trời (Outdoor), sản phẩm cho hoạt động thể thao (Sportware) và các loại
sản phẩm khác. Trong đó các sản phẩm Outdoor là nhóm chiếm tỷ trọng xuất
khẩu lớn nhất chiếm tỷ trọng hơn 70% trên tổng doanh thu.
Như vậy, qua đây ta thấy thế mạnh của MAXCORE là những sản phẩm
mặc ngoài trời.
Dưới đây là một số mẫu hình ảnh về sản phẩm của công ty.

SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

10

Lớp : 7LTCD QL203


Sản phẩm của Công ty xuất khẩu đi nhiều nước với nhiều khách hàng

khác nhau nên rất đa dạng về mẫu mã và chủng loại đáp ứng được nhu cầu
của các khách hàng khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...
- Aó khoác thời trang chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU các
hàng dán công nghệ cao, vải tráng nhựa với kiểu dáng đẹp, không bị thấm ướt
khi trời mưa là mặt hàng được thị trường các nước phát triển ưa chuộng.
Quần áo thể thao chủ yếu dùng trong đua xe mô tô chịu được độ mài
mòn cao xuất sang các thị trường: Đức, Hà Lan, Hàn Quốc. Đặc biệt là quần
áo thời trang dùng trong leo núi, trượt tuyết xuất sang thị trường Mỹ loại sản
phẩm này đòi hỏi công nghệ cao, được may nhiều lớp bảo vệ cho người mặc
không bị lạnh khi nhiệt độ xuống rất thấp khi trời có băng tuyết.
- Ngoài ra Công ty còn có các sản phẩm như : Quần áo săn bắn, quần
áo trẻ em và quần soóc nam xuất sang thị trường Mỹ, Đức, Nhật Bản...
Công ty chủ yếu gia công cho các hãng nổi tiếng như: GAP, TCP, NIKE,
COLUMBIA, CABELA’S được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản
phẩm. Các khách hàng khó tính như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc đều hài
lòng với các sản phẩm của công ty vì vậy Công ty luôn ký được những đơn
hàng với số lượng lớn và thông thường các khách hàng thường ký hợp đồng
thường niên với công ty.
3. Thị trường xuất khẩu.
Các thị trường chính của công ty là Mỹ, Đức, Canada, Hà Lan chiếm
đến 87,37% (xem bảng4)
Bảng 4: Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu và tỷ trọng XK của Công ty
sang mỗi thị trường trong những năm gần đây.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Năm 2010
Năm 2011
Giá trị
Giá trị
Kim
Tỷ

trọng
Kim
Tỷ trọng
Tên nước
ngạch XK
%
ngạch XK
%
Mỹ
11,13
31
15.43
32,5
Đức
4,95
14
6,01
13
Canada
1,54
4
5,29
11
Hà Lan
5,94
16
6,54
14
Các nước khác
12,63

35
14
29,5

SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

11

So sánh tăng, giảm
2011/2010
Số tuyệt
đối

%

2
-1
7
-2
-6

5%
-7%
175%
-13%
-16%

Lớp : 7LTCD QL203



Số liệu của bảng trên cho ta thấy thị trường Mỹ là lớn nhất chiếm tới
32,5%, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường khác của Công ty có số giảm
nhưng lại tăng ở 2 thị trường lớn là Mỹ và Canada do tinh hình suy thái kinh
tế chung của toàn cầu. Tuy nhiên năm 2012 lượng hàng XK sang các nước
này đã tăng trở lại.
Thị trường sản phẩm cụ thể:
Áo khoác thời trang và các sản phẩm thông thường tập trung chủ yếu
vào 2 thị trường chính là Mỹ và Châu Âu
Các dòng sản phẩm khác như quần, đồ thể thao, chủ yếu là thị trường
Châu Âu.

SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

12

Lớp : 7LTCD QL203


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QỦA SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY.

1. Tình hình sử dụng vốn của Công ty.
Vốn là điều kiện đầu tiên để hình thành một doanh nghiệp và đảm bảo
cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó được tiến hành thuận lợi.
Với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại vốn là cơ sở quan trọng trong
hoạt động kinh doanh vì vậy công ty phải thường xuyên có kế hoạch quản lý
vốn và sử dụng nguồn vốn để đạt hiệu quả cao nhất. (Xem bảng 5)
Bảng 5: Cơ cấu vốn của công ty qua 2 năm 2010-2011
ĐVT: T ỷ đồng

So sánh tăng,
giảm 2011/2010
Tỷ trọng
Tỷ trọng Số tuyệt
Số lượng
Số lượng
%
(%)
(%)
đối
10,414
100%
10,771
100%
0,357 0,36%
Năm 2010

Tổng vốn
Chia theo sở hữu
1 - Vốn chủ sởhữu
- Vốn vay
Chia theo tính chất
- Vốn cố định
- Vốn lưu động

Năm 2011

10,414
0


100%
0%

10,771
0

100%
0%

0,357
0

0,36%
0%

6,164
4,250

59%
41%

6,404
4,367

59%
41%

0,24
0,117


0,24%
0,12%

Nguồn: Báo cáo của phòng kế toán – MAXCORE
Nhìn vào bảng cơ cấu vốn của công ty ta thấy được vốn của chủ sở hữu
doanh nghiệp chiếm 100% tăng 36% trong năm 2011, trong đó nguồn vốn cố
định tăng 24%, nguồn vốn lưu động tăng 12%. Như vậy cho ta thấy chính
sách đầu tư của Công ty tiếp tục tăng để phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản
xuất kinh doanh trong nhưng năm tiếp theo.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Cũng như mọi doanh nghiệp khác, doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu
mà công ty Maxcore xem là động lực thúc đẩy sự phát triển. Nhưng để biết
SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

13

Lớp : 7LTCD QL203


được sự phát triển theo chiều sâu của Công ty ta phải xem xét các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả kinh doanh được thể hiện ở bảng đưới đây:
Bảng 6: Kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty
ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu
+ Vốn hoạt động
Vốn cố định
Vốn lưu động

2010

10,414
6,164
4,250

+ Doanh thu thuần.
+ Tổng chi phí.
Chi phí mua hàng.
Chi phí bán hàng.
Chi phí quản lý.

10,854
10,13
9,551
0,700
0,603

14,560
10,770
9,262
0,820
0,688

0,429
0,072
0,357

0,547
0,117
0,430


+ Tổng LN trước thuế
Thuế lợi tức.
Lợi nhuận sau thuế.

2011
10,771
6,504
4,267

(Nguồn Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy:
2.1 Về doanh thu
Doanh thu của Công ty đạt được qua các năm là khá cao. Năm 2010 đạt
10,854 (tđ), năm 2011 đạt 14,560 (tđ). Năm 2011 doanh thu của Công ty tăng
lên 3,706 (tđ) so với năm 2010. Nguyên nhân là bước vào năm 2011 thị
trường của Công ty được mở rộng đặc biệt là thị trường Mỹ và Canada.
Doanh thu của Công ty đạt được hàng năm rất cao nhưng chi phí để
thực hiện hoạt động kinh doanh của Công ty cũng rất lớn. Ngoài chi phí mua
hàng rất lớn còn có các khoản chi phí khác như chi phí lưu thông, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý, thuế sử dụng vốn... làm cho chi phí hoạt động kinh
doanh của Công ty khá lớn. Cùng với việc tăng quy mô kinh doanh trong các
năm thì chi phí hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng lên về giá trị
tuyệt đối, nhưng tỷ suất chi phí thì giảm xuống theo tỷ lệ tăng của quy mô.

2.2 Về lợi nhuận.
SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

14

Lớp : 7LTCD QL203



Lợi nhuận của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau bao
gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi
nhuận từ các hoạt động khác. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là
chính, mà hoạt động kinh doanh lại chủ yếu là hoạt động kinh doanh xuất
khẩu hàng hoá đem lại lợi nhuận.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của Công ty luôn ở mức cao.
Năm 2010 đạt 429 (trđ) và năm 2011 đạt 574 (trđ). Năm 2011 trong khó khăn
Công ty đã tìm cho mình một hướng đi mới đó là mở rộng thị trường và biện
pháp này đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Kết
quả là lợi nhuận tổng thể của Công ty năm 2011 vẫn tăng cao hơn năm 2010.
3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Các chỉ tiêu cụ thể về sử dụng vốn của Công ty được tính qua bảng sau:
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010

Vốn lưu động
Tổng DT thuần
Lợi nhuận
Vòng quay vốn LĐ

2011
4,250

4,267


10,854
0,429

14,560
0,547

2,5

3,4

(Nguồn Phòng tài chính kế toán)
* Vòng quay của vốn lưu động: đây là chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý
hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Nó cho biết một đồng vốn lưu
động bỏ ra thu về bao nhiêu đồng doanh thu hay là nó cho biết số lần quay
vòng của vốn lưu động trong năm để thực hiện các hoạt động kinh doanh của
Công ty.
Qua bảng phân tích ta thấy số vòng quay của vốn lưu động là không
lớn, tốc độ quay vòng trung bình của vốn trong giai đoại 2010-2011 là 2,95
Đây là một con số tương đối thấp nó cho thấy quy mô hoạt động của Công ty
là chưa ổn định. Nguyên nhân của việc quay vòng vốn chưa nhanh của công
ty chủ yếu là do lượng hàng tồn kho khá lớn. Ngoài ra Công ty chi phí khá tốn
SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

15

Lớp : 7LTCD QL203


kếm để tổ chức hệ thống nguồn vật tư từ các nhà cung cấp, tạo mối quan hệ

làm ăn lâu dài. Do đó khi cần hàng là có được ngay. Đồng thời công ty tập
trung khai thác, liên tục ký kết các hợp đồng xuất khẩu. Cùng với việc thúc
đẩy các mặt hoạt động xuất khẩu hàng hoá Công ty cũng tiến hàng chú trọng
trong việc nghiên cứu thị trường, và tiến hành nhập khẩu các vật tư thiết bị
phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Điều này góp phần làm giảm tốc độ quay vòng
của vốn lưu động. Nhìn chung thì dựa vào tốc độ quay vòng của vốn lưu động
trong giai đoại ta thấy là việc sử dụng vốn lưu động của Công ty có hiệu quả
chưa cao.
4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2010

Vốn cố định
Doanh thu
Lợi nhuận
Mức sinh lợi vốn CĐ

2011
6,164

6,504

10,854
0,429

14,560
0,547


0,07

0,08

(Nguồn Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty
tăng không cao. Lý do chính là do công ty cũng thường xuyên đầu tư trang
thiết bị tài sản cho việc kinh doanh. Mặc dù chỉ số này không cao nhưng giá
trị đạt được ở mức cao cho thấy việc sử dụng tài sản của Công ty vẫn có hiệu
quả. Năm 2011 chỉ số này đạt ở mức cao nhất, mức sinh lợi đạt 0,08%. Tuy
việc đầu tư thêm trang thiết bị, tài sản làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố
định, nhưng đây là điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh chung của
Công ty. Điều này sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty và gián
tiếp làm tăng doanh thu hoạt động của Công ty, cũng như làm tăng hiệu quả
kinh doanh của Công ty.

SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

16

Lớp : 7LTCD QL203


5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung của Công ty
Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn nói chung
ĐVT: Tỷ đồng

STT


Chỉ tiêu

1

Doanh thu

2

2010

2011

Lợi nhuận

10,854
0,429

14,560
0,547

3

Tổng vốn KD

10,414

10,771

4


Doanh thu/ Vốn KD

1,04

1,35

5

LN/ Vốn KD

0,04

0,05

(Nguồn Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng số liệu ta thấy năm 2011 chỉ số Doanh thu/ vốn kinh doanh là
1.35 tăng so với năm 2010 và chỉ số Lợi nhuận/vốn kinh doanh là 0,05 cũng
tăng so với năm 2010.
Năm 2011 lợi nhuận của công ty đạt 547 (trđ) và tăng so với năm 2010
là 118 (trđ) tương ứng với 27.5%, và Doanh thu đạt 14,560 (tyđ) tương ứng
tăng 34% so với năm 2010.
Trong 2 năm hiệu quả kinh doanh qua các năm tương đối ổn định, mặc
dù chưa được cao nhưng đã có lãi sau khi đã trang trải các chi phí kinh doanh.
Cơ sở vật chất, vốn kinh doanh đã có sự tăng trưởng, tạo tiền đề tăng năng lực
và phát triển kinh doanh cho nhiều năm sau. Hiệu quả kinh doanh thấp mà
một phần là do hiệu quả sử dụng vốn thấp, chưa tận dụng hết cơ hội và tiềm
năng của Công ty. Qua nghiên cứu có thể thấy rằng Công ty còn nặng về tăng
doanh thu, nhưng chưa quan tâm đúng mức đến tỷ suất lợi nhuận, tổng chi phí
cho hoạt động kinh doanh còn quá cao do đó mức lợi nhuận kinh doanh của
Công ty đạt thấp hay hiệu quả kinh doanh của Công ty thấp. Hơn nữa do tình

trạng bị chiếm dụng vốn từ một số khách hàng nên gây nhiều khó khăn cho
Công ty.
6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Năm 2010 là cột mốc đánh dấu sự suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam
không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, chỉ số tiêu dùng giảm mạnh, lạm phát
tăng cao đã làm ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và tình hình
hoạt động kinh doanh của công ty nói riêng. Bằng rất nhiều biện pháp tích cực
cùng với sự quyết tâm đồng lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty
vẫn vững vàng trong điều kiện kinh tế đất nước đang hết sức khó khăn.
Từ khi đi vào sản xuất (3/2010) Công ty đã đứng vững trên thị trường
SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

17

Lớp : 7LTCD QL203


và liên tục tăng trưởng, các chỉ số giá trị đều tăng so với năm trước .Giá trị
tổng sản lượng theo giá cố định tăng 21%, doanh thu tiêu thụ tăng 34%, lợi
nhuận tăng 20%, thu nhập bình quân tăng 19%, lực lượng lao động tăng 32%.
Như vậy cho ta thấy mặc dù khó khăn rất nhiều nhưng Công ty vẫn duy trì
được sự tăng trưởng qua các năm 2010 và 2011.
(xem bảng 10)
Bảng 10: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010 – 2011
ĐVT : Tỷ đồng
STT

1
2
3

4

Các chỉ tiêu chủ yếu

Giá trị tổng sản lượng theo giá cố định
Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành
Tổng số lao đông
Tổng vốn kinh doanh bình quân 4a. Vốn

Năm

Năm

triệu đồng
triệu đồng
người
triệu đồng

So sánh tăng,
giảm 2011/2010
Số tuyệt
2010 2011
%
đối
2,530 8,157
5,63
45%
10,854 14,560 3,71
34%
225

298
73
32%
2,604 2,693 0,089
3%

triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
Trđ/tháng
triệu đồng
%
%
'vòng
chỉ số

1,541
1,063
357
72,5
2,6
0,06
32,89
137,12
10
0,02

1,601
1,092

430
117
3,1
0,06
29,53
159,69
13
0,02

Đơn vị tính

cố định bình quân 4b. Vốn lưu đông bình
4a
4b
5
6
7
8
9
10
11
12

quân
Vốn cố định bình quân
Vốn lưu đông bình quân
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
Thu nhập BQ 1 lao động (V)
Năng suất lao động BQ (W - 1/3)

Tỷ suất lơi nhuân/doanh thu tiêu thu (5/2)
Tỷ suất lơi nhuân/vốn KD (5/4)
Số vòng quay vốn lưu đông (2/4b)
Mối quan hê giữa tốc đô tăng wvà tăng V

0,060
0,029
73,000
44,500
0,500
0,005
- 3,358
22,56
3
- 0,002

4%
3%
20%
61%
19%
9%
-10%
16%
31%
-8%

(8/7)

Nguồn: Báo cáo của phòng kế toán - MAXCORE


SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

18

Lớp : 7LTCD QL203


Qua bảng phân tích kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm cho thấy
kết quả kinh doanh của công ty tăng trưởng khá tốt sử dụng nguồn vốn hiệu quả tỷ
suất lợi nhuận tăng 20%, hiệu quả vòng quay vốn lưu động tăng 34%, thu nhập
bình quân của người lao động tăng 19%, năng suất lao động bình quân tăng 0,9%,
nộp ngân sách nhà nước 430 triệu đồng tăng 20% so với năm trước.
Như vậy, Công ty đi vào hoạt động 2 năm có lãi, tạo công ăn việc làm cho
gần 300 lao động trên địa bàn
- Sản phẩm được đánh giá cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường
khó tính như Mỹ, Châu Âu….
- Có chính sách nhân sự ổn định, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao
động, có chế độ đãi nghộ tốt cho người lao động, tham gia đầy đủ các chế độ về
xà hội cho ngưòi lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…..
- Duy trì ổn định mức thu nhập bình quân cho người lao động từ 3 triệu đồng
trở lên.
- Công ty có hệ thống quản lý chi phí nội bộ tương đối tốt. Hệthống lập kế
hoạch được hết sức chú trọng. Mọi hoạt động, dù lớn hay nhỏ, đều được lên
chương trình từ đầu mỗi năm. Do đó, kết quả hoạt động kinh doanh đều không
khác so với dự kiến ban đầu.
- Công ty thiết lập nên hệ thống đặt hàng và mua hàng hết sức chi tiết, quản
lý theo từng hạng mục mua sắm cũng như kế hoạch cho hạng mục đó. Neu số tiền
đề nghị vượt quá số kế hoạch, máy tính sẽ tự động thông báo cho người quản lý
chi phí và đơn hàng đó sẽ bị loại bỏ. Mỗi tháng, phòng tài chính - kế toán sẽ phát

hành bản so sánh giữa chi phí thực tế với kế hoạch và trưởng bộ phận có trách
nhiệm giải trình những khác biệtđáng chú ý. Do vậy các khoản chi phí bất hợp lý
hay sai mục đích đều được chấn chỉnh ngay để tránh những sai sót cơ bản tiếp
diễn trong thời gian dài.
Các sản phẩm của MAXCORE chủ yếu là các sản phẩm may mặc cao cấp
có giá trị cao được chia làm nhóm chính: Sản phẩm dành cho hoạt động ngoài trời
(Outdoor), sản phẩm cho hoạt động thể thao (Sportware).Trong đó các sản
SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

19

Lớp : 7LTCD QL203


phẩm Outdoor là nhóm chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất chiếm tỷ trọng hơn
70% trên tổng doanh thu.
Như vậy, qua đây ta thấy thế mạnh của MAXCORE là những sản phẩm
mặc ngoài trời xuất đi các thị trường khác nhau cụ thể là.

Về thị trường xuất khẩu, hiên tai công ty có 2 thị trường chính là EU và
Mỹ chiếm 90% trên tổng sản lượng xuất đi trong do EU chiếm 55%,
Mỹchiếm 35%, 10% còn lạilà thị trường Nhật bản và các nước khác như
HongKong, Australia.
Do công ty mới thành lập và phát triển, các đơn hàng chủ yếu là đơn
hàng gia công từ bên ngoài do công ty khai thác về, hiện tại mảng sản xuất
trong nước vẫn còn đế ngỏ, chiến lược của công ty trong vòng 5 năm tới
nghiên cứu sâu và phát triển mang sản phẩm trong nước.
Đi vào hoạt động sản xuất. Trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu bị suy
thoái, đặc biệt kinh tế trong khu vực càng khó khăn hơn. Lực lượng công nhân
trực tiép sản xuất chưa đáp ứng đủ cho dây chuyền sản xuất, tay nghề công nhân

không đồng đều và chưa đáp ứng được cho đơn hàng đòi hỏi kỹ thuật cao, công
nhân chưa có thói quen làm việc với tác phong công nghiệp vẫn còn theo thói
quen làng xóm và không chuyên nghiệp.
Song với mong muốn và sự quyết tâm của công ty, thành lập một công
ty mang phong cách mới, mang đến cho người lao động một nơi làm việc
thoải mái và chuyên nghiệp, công ty đã tăng cường đầu tư, đẩy mạnh sản
xuất, thu hút công nhân vào làm việc tại công ty, từng bước xây dựng công ty
phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động .
7. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
7.1 Những thuận lợi.
Từ tháng 12/1992 Việt Nam ký với liên minh Châu Âu ấn định một số
hạn ngạch cho xuất khẩu quần áo được sửa đổi 3 lần, lần cuối sửa vào tháng
04/2004. Năm 2000 Việt Nam đã ký hiệp định thượng mại song phương với
Mỹ theo hiệp định này ngành may mặc của Việt Nam cũng được hưởng nhiều
SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

20

Lớp : 7LTCD QL203


thuận lợi bình quân thuế suất giảm từ 60% xuống còn 5% do vậy kim ngạch
xuất khẩu của Công ty và thị trường được mở rộng trong những năm gần đây.
- Công ty đã và đang từng bước tạo dựng thương hiệu riêng cho các sản
phẩm của mình và mở thêm các hướng kinh doanh mới. Các chỉ tiêu kinh tế
của Công ty hàng năm đều tăng.
- Các đơn vị sản xuất của Công ty đã hình thành bộ khung quản lý với
những cán bộ có năng lực nên dễ dàng đáp ứng yêu cầu về chất lượng hàng
hoá, thẩm mỹ của khách hàng, lực lượng công nhân sản xuất đều là người địa
phương, có trình độ văn hoá và tay nghề khá. Do vậy số lượng các hợp đồng

gia công xuất khẩu của Công ty ngày càng tăng lên.
- Kết quả quản lý thể hiện trước hết ở các chỉ tiêu hieejquả kinh doanh của
Công ty nhìn chung là tốt. Doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, hiệu quả sử dụng
vốn lưu động và vốn cố định là tương đối tốt.
- Máy móc thiết bị đều được đầu tư mới, đang hoạt động tốt, đáp ứng
được mọi yêu cầu cao về kỹ thuật của khách hàng.
- Các sản phẩm may mặc của Công ty đều là những sản phẩm cao cấp,
ít gặp phải cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (kể cả
Trung Quốc) khi tổ chức thương mại thế giới (WTO) bỏ hạn ngạch may mặc.
Khi Việt Nam chưa là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) thì việc xuất khẩu hàng may mặc của Công ty có một số thuận lợi sau:
+ Các sản phẩm may mặc có tỷ trọng giá trị lao động sống cao, giá
nhân công phù hợp, khéo tay, thời gian đào tạo ngắn giúp cho Công ty đảm
bảo được nguồn nhân lực đầy đủ, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao được sức
cạnh tranh giảm chi phí đầu tư giá thành sản phẩm thấp.
+ Công ty xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh,
đội ngũ cán bộ quản lý được rèn luyện qua nhiều thử thách, tay nghề công nhân
ngày càng được nâng cao giúp Công ty có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường.
+ Công ty được hưởng lợi từ các chính sách bảo hộ hàng may mặc
trong nước của chính phủ.
- Với việc mở rộng giao lưu kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức Quốc tế như ASEAN,
SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

21

Lớp : 7LTCD QL203


APEC tổ chức thương mại thế giới WTO và những hiệp định thương mại với

EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ nên Công ty có điều kiện mở rộng thị trường.
- Sau khi Việt Nam gia nhập WTO có nhiều cơ hội lớn hơn mở ra cho
xuất khẩu hàng may mặc của Công ty như :
+ Thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu đối với hàng dệt may đã giảm chỉ
còn 0% do vậy chi phí cho sản xuất sẽ giảm. Đồng thời Công ty có điều kiện
để đẩy mạnh khẩu sang thị trường Mỹ khi hạn ngạch được xoá bỏ.
+ Giá đầu vào của ngành dệt may như chi phí về bưu chính viễn thông
sẽ giảm do sẽ có nhiều nhà cung cấp trong lĩnh vực này. Công ty có điều kiện
tăng năng xuất, hạ giá thành sản phẩm.
+ Công ty đặc biệt quan tâm phát triển hàng FOB thay thế dần phương
thức gia công mặt hàng này đòi hỏi phải có trình độ tay nghề cao nhưng đem
lại lợi nhuận cho Công ty cao, vị thế của Công ty được nâng cao, chủ động
được từ khâu mua nguyên phụ liệu trong sản xuất và có thể nội địa hoá được
nhiều nguyên phụ liệu trong nước sản xuất ra với chất lượng tốt trong sản
phẩm chủ động trong sản xuất và thị trường.
Tận dụng được những cơ hội ấy Ban giám đốc Công ty nhạy bén trong
quá trình hội nhập tự điều chỉnh tăng năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm đến khâu hoàn thiện phù hợp với những yêu cầu ngày càng khắt khe
của thị trường trong nước và quốc tế.
7.2. Những khó khăn, hạn chế đối với Công ty.
- Các thủ tục về hành chính như quy trình khai hải quan còn rườm rà,
các chính sách về thuế của nhà nước đối với hàng hoá nhập khẩu còn cao.
- Cơ chế chính sách, đặc biệt là cơ chế chính sách về tài chính, vốn
chưa đồng bộ nên hiệu lực thi hành chưa cao.
- Trình độ lao động không đồng đều, chủ yếu được trưởng thành trong
quá trình làm việc đặc biệt là các lao động chuyên ngành kỹ thuật, kiểm hoá,
tổ trưởng, quản đốc chủ yếu là được đào tạo tại chỗ và không được đào tạo
một cách có tổ chức.
SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên


22

Lớp : 7LTCD QL203


- Sự biến động về nguồn lao động lớn luôn có sự di chuyển về lao động
giữa các công ty trong tỉnh vì vậy Công ty luôn trong tình trạng thiếu nhân
lực. Đặc biệt là lao động có tay nghề cao ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của
Công ty. Công ty đang phải đối mặt với tình trạng biến động về thị trường lao
động nguồn lao động chắc chắn sẽ bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên, cạnh
tranh trong việc thu hút lao động ngày càng gay gắt hơn.
- Nhờ tham gia vào WTO, hàng loạt mặt hàng nhập khẩu được áp mức
thuế suất 0% tuy có lợi cho người tiêu dùng, nhưng tác động lớn đến tình hình
kinh doanh trong nước của Công ty.
Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, hàng rào bảo hộ may mặc trong nước không còn
Công ty sẽ không còn được hưởng lợi từ những chính sách bảo hộ hàng may
mặc của chính phủ nữa.
Có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, do vậy sức
ép cạnh tranh đối với Công ty ngày tăng lên.
- Công tác marketing cho hình ảnh của công ty chưa được chú trọng.
Thương mại điện tử chưa được áp dụng rộng rãi và phổ biến cho toàn Công ty.
- Nhà xưởng thiết bị công nghệ hiện đại của Công ty cần được đầu tư
nâng cấp đáp ứng được với yêu cầu mới
- Phần lớn nguyên phụ liệu đầu vào phải nhập khẩu chiếm trên 90% giá
nhập khẩu nên chi phí nhập nguyên phụ liệu và chi phí vận chuyển rất cao.
- Có quá ít lực lượng lao động làm việc lâu năm có nhiều kinh nghiệm
trong quản lý, chuyên môn. Đồng thời, lực lượng lao động có trình độ cao còn
quá thiếu (đại học, trung cấp, công nhân bậc cao, cán bộ quản lý giỏi…)
- Trình độ quản lý chưa theo kịp với tình hình cạnh tranh ngày càng
khốc liệt của thị trường hiện nay.

-Hiện nay chỉ tiêu hiệu quả - vòng quay vốn lưu động còn chưa cao, do
lương hàng tồn kho còn nhiều.
Tất cả những nguyên nhân trên dẫn tới chất lượng sản phẩm hàng may mặc
của Công ty còn chưa ổn định, giá thành cao, chưa chủ động về thị trường,
tính cạnh tranh sản phẩm không mạnh, hiệu quả sản xuất kinh doanh chua
được như mong muốn.
SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

23

Lớp : 7LTCD QL203


CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY TNHH MAXCORE

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong nước và nước ngoài như hiện
hay, để đứng vững và phát triển mỗi Doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một
hướng đi phù hợp trong từng giai đoạn, trên cơ sở thực tế của từng đơn vị. Với
chiến lược đúng đắn bản thân các Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những
mục tiêu, kế hoạch và biện pháp cụ thể mang tính khả thi đảm bảo mang lại hiệu
quả kinh doanh cao và đạt được những thắng lợi trong cạnh tranh.
1. Mục tiêu và kế hoạch của Công ty trong thời gian tới
Công ty TNHH M axcore là một đơn vị kinh doanh do đó Công ty hoạt
động luôn hướng tới lợi nhuận. Muốn vậy Công ty phải quan tâm đến điều
hòa vốn và thời gian hoàn vốn, từ đó xác định được doanh số bán hàng, thời
gian cho lãi và các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới lợi nhuận. Để
mục tiêu của Công ty đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ thuật, công

nghệ, tiền vốn, vật tư lao động của mình cần phải xác định phương hướng và
biện pháp đầu tư, biện pháp sử dụng điều kiện sẵn có làm sao có hiệu quả tối ưu nhất.
1.1. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung.
Trong quá trình hoạt động Công ty đã xây dựng cho mình những mục
tiêu chiến lược cụ thể:
- Tiếp tục mở rộng quy mô tăng lợi nhuận, tăng thu cho ngân sách nhà
nước. ổn định và nâng cao mức sống cho người lao động.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, bảm bảo nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên

24

Lớp : 7LTCD QL203


- Nâng cao chất lượng hang hoá thoả mãn khách hàng nhằm tiêu thụ
mạnh, chú trọng hơn về khâu marketing nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để từng bước tiến tới
hội nhập kinh tế thế giới.
b. Mục tiêu cụ thể.
Năm 2012 và những năm tiếp theo Công ty tiếp tục đẩy mạnh kinh
doanh. Quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch mà công ty đề
ra cụ thể mục tiêu năm 2012 của Công ty đề ra là:
- Giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu tăng trưởng 12% so với năm 2011.
- Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động.
- Cố gắng nâng mức thu nhập bình quân trên 3.500.000 đ/ người/ tháng.
1.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của doanh nghiệp được thể hiện

ở bảng dưới đây
Bảng 11: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của doanh nghiệp
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2012

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

16,744

Lợi nhuận

Tỷ đồng

0,810

2. Phương hướng phát triển của Công ty
2.1. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ
Công ty có kế hoạch củng cố và mở rộng thị trường như sau:
- Tập trung chỉ đạo và đầu tư cho công tác thị trường nội là khu vực
đang có đà phát triển cao vì thế Công ty có khả năng phát triển trước mắt và
lâu dài. Mục tiêu những năm tới thị trường nội địa chiếm tỷ lệ % lớn khoảng
30% tổng doanh thu của Công ty.

SVTH : Nguy ễn H ưng Y ên


25

Lớp : 7LTCD QL203


×