Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Tưvấn Dự Án Quốc tế KPF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 87 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN
---------o0o--------

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: Hà Thu Huyền
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Quyên
Lớp: KT2-K5
Khoá: 5
Mã sinh viên: 0546070049

HÀ NỘI - 2013


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm toán

MỤC LỤC
Trang
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn dự án quốc tế KPF:....................7
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:.........................................................................8
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty:.....................................8
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:.........................10
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tư vấn dự án quốc tế KPF:..................13
1.4. Phân tích, đánh giá tình hình kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư
vấn dự án quốc tế KPF:................................................................................................................15
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần tư vấn dự án quốc tế KPF........................................3


2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần Tư vấn dự án quốc tế KPF:..................................4
2.2.1. Các chính sách kế toán chung:................................................................................4
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:.......................................................4
2.3. Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể:......................................................................................8
2.3.1. Tổ chức hạch toán:...................................................................................................8
2.3.2. Tổ chức hạch toán tại Công ty Cổ phần tư vấn dự án quốc tế KPF:....................8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

VNĐ
ĐVT
TNDN
TS
TSNH
TSDH
CCDC
KT
TM
BHXH
BHYT
KH&ĐT

Việt Nam đồng
Đơn vị tính
Thu nhập doanh nghiệp
Tài sản

Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Công cụ dụng cụ
Kế toán
Thương mại
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kế hoạch và đầu tư

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp

1


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

ĐKKD
TK
VCSH

Khoa Kế toán Kiểm toán

Đăng ký kinh doanh
Tài khoản
Vốn chủ sở hữu

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5


Báo cáo tốt nghiệp

2


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm toán

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng biểu 1.1: Bố trí nhân lực Công ty.
Bảng biểu 1.2: Tình hình hoạt động tài chính của Công ty.
Bảng biểu 1.3: Phân tích tình hình tài chính của Công ty.

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp

3


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm toán

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đổ 1.1: Quy trình sản xuất.
Sơ đồ 1.2: Bố trí hiện trường.
Sơ đồ 1.3: Quá trình thi công.

Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính.
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty.

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp

4


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm toán

LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng
bộ. Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy
quản lý của Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng. Với chủ trương tích cực và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày
càng được mở rộng, Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thực
hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),... Đến nay, Việt Nam đã có
quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song
phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế.
Hiện nay, đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, với diễn biến phức
tạp của nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh đều phải có một
chiến lược riêng cho mình để có thể đứng vững và có nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó đòi

hỏi mỗi doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ có năng lực về trình độ chuyên môn, có kiến thức
sâu rộng về ngành nghề kinh doanh để đạt được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp của
mình.
Để đạt được mục tiêu cụ thể đó, mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được đầy đủ thông tin
về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có những giải
pháp tối ưu cho doanh nghiệp phát triển theo xu thế chung của nền kinh tế. Một kế toán có
trình độ chuyên môn, kiến thức sâu rộng, có sự nhạy cảm về ngành nghề sẽ giúp doanh nghiệp
có những chiến lược phù hợp với tình hình chung của thị trường tạo tiền đề cho sự phát triển
của doanh nghiệp.
Với các kiến thức được các thầy, cô truyền đạt trong những năm học vừa qua, để thực sự
được vận dụng những kiến thức đó gắn liền với thực tiễn, được sự nhất trí của nhà trường, Em
đã đến thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Tư vấn Dự Án Quốc tế KPF nhằm hiểu sâu hơn,
thực tế hơn về lĩnh vực mà mình được đào tạo.
Đến với Công ty Cổ phần Tư vấn Dự Án Quốc tế KPF, hiểu hết được những thuận lợi
cũng như khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải, để tồn tại và phát triển không ngừng đòi hỏi
Công ty phải nỗ lực hết mình điều đó được thể hiện trong cách quản lý của doanh nghiệp,
phương thức sản xuất, những yếu tố tác động bên ngoài, tình hình tài chính, tình hình hoạt
động kinh doanh. Sau một thời gian thực tập, qua quá trình trực tiếp tìm hiểu thực tế công tác
kế toán tại công ty, Em xin viết bản báo cáo tổng hợp về Công ty Cổ phần Tư vấn Dự Án Quốc
tế KPF. Nội dung của báo cáo thực tập tổng hợp ngoài lời mở đầu và kết luận Báo cáo gồm 3
phần, cụ thể như sau:
SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp

5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Khoa Kế toán Kiểm toán

Phần 1: Tổng quan chung về Công ty Cổ phần Tư vấn Dự Án Quốc tế KPF.
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tư vấn Dự Án Quốc tế KPF.
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Tư
vấn Dự Án Quốc tế KPF.
Vì kiến thức, trình độ và thời gian thực tập tại công ty có hạn nên bản Báo cáo này không
tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chỉ bảo của thầy, cô, cùng các
bạn sinh viên.
Trân trọng Cảm ơn Cô giáo hướng dẫn Hà Thu Huyền, cùng các anh chị phòng Tài
chính kế toán, ban Giám đốc/Công ty Cổ phần Tư vấn Dự Án Quốc tế KPF đã giúp đỡ em
trong quá trình thực tập, và hoàn thành Báo cáo này./.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Quyên

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp

6


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm toán

PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỰ ÁN QUỐC TẾ
KPF:

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn dự án quốc tế KPF:
Công ty Cổ phần Tư vấn Dự án Quốc tế KPF được thành lập từ ngày 09/06/2009 bởi các
cá nhân có kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tại Việt Nam, tính đến nay
Công ty đã có quá trình hoạt động được 4 năm và đã có những thành công và tự khẳng định
được mình trong thị trường xây dựng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Ban Giám đốc cùng
đội ngũ cán bộ CNV đã có chủ trương “vừa tập trung xây dựng củng cố về mặt tổ chức, vừa
đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh”, và đến nay Công ty đã có những bước phát triển mạnh
mẽ, cụ thể:
- Năm 2010, Công ty đã góp vốn liên doanh, liên kết với Công ty CP Đầu tư Phát triển
Nhà và Đô thị Phú Gia cùng khai thác mỏ đồng ở tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.
- Năm 2012, Công ty đứng ra mua lại 100% cổ phần của Công ty TNHH MTV Phú Gia
Hà Nam khai thác bến bãi và mỏ cát tại xã Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Ngoài ra Công ty tham gia công tác tư vấn, thiết kế các Công trình giao thông, hạ tầng
kỹ thuật trong khu vực Hà Nội và một số tỉnh thành khác trong cả nước.
Tuy nhiên, để bắt kịp với tốc độ tăng trưởng và xu thế trong môi trường kinh doanh, Công
ty đã thay đổi Đăng ký kinh doanh ngày 03/01/2012 nâng Tổng số vốn điều lệ là:
30.000.000.000 tỷ đồng với các ngành nghề kinh doanh, cụ thể như sau :
- Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông và hạ tầng
kỹ thuật.
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi).
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thiết kế kỹ thiết, bản vẽ thi công, lập dự toán chi tiết và tổng dự toán công trình.
- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và tổng dự toán công trình.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Tư vấn giám sát công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông, hạ tầng
kỹ thuật.

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp


7


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm toán

1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn dự án
quốc tế KPF:

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:
Công ty Cổ phần Tư vấn Dự án Quốc tế KPF chủ yếu tham gia thi công các công trình
xây dựng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn cả nước. Ngoài ra, công ty đầu
tư kinh doanh, khai thác khoáng sản.
Ngoài chức năng kinh doanh vốn có của công ty, công ty thực hiện đầy đủ những nghĩa
vụ, chính sách của Nhà nước. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cụ thể như sau:
- Thi công các công trình xây dựng dân dụng, công trình giao thông thuỷ lợi, công trình
hạ tầng kỹ thuật, công trình công nghiệp…;
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, khoáng sản…;
- Mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty:
.

a) Nguyên vật liệu:

Các nguyên vật liệu chủ yếu sử dụng như: Gạch, cát, đá, sỏi, xi măng, sơn, sắt, gỗ....Công
ty có luôn tìm các nguồn hàng cung cấp gần với các công trình, thuận lợi về vị trí địa lý nên
nguồn nguyên vật liệu rất thuận lợi về mọi mặt, vận chuyển, giá thành tận gốc....
b) Máy móc, thiết bị:

Nhận thấy, các doanh nghiệp khác có cùng nghành nghề sản xuất kinh doanh luôn gặp
khó khăn trong việc hoàn thành doanh thu của mình do không chủ động được trong công việc
khi thiếu các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
có đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết lập và củng cố hệ thống
trang thiết bị, máy móc, Công ty Cổ phần Tư vấn Dự án Quốc tế KPF luôn chủ động đầu tư
mua sắm các thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một số
các thiết bị, máy móc hiện có của Công ty, như bảng sau:
Bảng biểu 1.1: Danh mục máy móc, thiết bị
TT Loại thiết bị

Số
lượng

Công
suất

Tính năng

Nước
sản xuất

1

Máy đào

01 cái

0,8m3

Đào đất


Nhật Bản

2

Ô tô tự đổ

05 cái

5 tấn

Vận chuyển vật liệu phế thải Đức

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp

8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm toán

3

Máy trộn bê tông
05 cái
- Máy trộn vữa


250 lít Trộn bê tông, trộn vữa
80 lít

Việt Nam

4

Máy bơm nớc

04 cái

15KW

Bơm nớc công trình

Việt Nam

5

Máy đầm các loại

17 cái

1,5KW

Đầm bê tông

T. Quốc

6


Máy phát điện

01 cái

250KVA Phát điện

Nhật Bản

7

Máy hàn

02 cái

250W

Hàn thép…

T. Quốc

8

Máy tời điện

01 cái

500 Kg

Vận chuyển vật liệu lên cao


T. Quốc

9

Máy uốn sắt

06 cái

Uốn sắt thép

T. Quốc

10

Máy cắt thép

06 cái

Cắt sắt thép

T. Quốc

11

Máy đầm cóc

05 cái

Đầm đất


Nhật Bản

80kg


(Nguồn: Phòng vật tư)
Với việc mua sắm các thiết bị, máy móc trên giúp cho Công ty chủ động hơn trong các
công việc mà công ty nhận được, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo về chất lượng công
trình. Hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại kết hợp với trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên
của công ty giúp Công ty có cơ hội cạnh tranh và phát triển.
c) Nhân lực:
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho
nền kinh tế quốc dân, nó có nhiều điều kiện khác biệt với các ngành khác cả về phương thức
hoạt động và sản phẩm tạo thành được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng kinh tế ký kết với các
Chủ đầu tư sau khi trúng thầu hoặc chỉ định thầu. Vì thế, Công ty luôn chú trọng việc đào tạo
năng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty để đảm nhận được các công việc,
cụ thể như sau:
- Công tác thi công: Công ty phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng công
trình, tiến độ thi công. Đội ngũ tham gia thi công, nghiệm thu công trình luôn tuân thủ theo quy
trình, quy phạm của Nhà nước.
- Công tác thanh toán: Sau khi thi công hoàn thành xong một hạng mục, giai đoạn công
trình, phòng kỹ thuật Công ty làm hồ sơ thanh toán theo đúng hợp đồng, cụ thể như sau:
+ Lập biên bản nghiệm thu khối lượng công việc thực hiện (Ký giữa CĐT, TVGS,
Đơn vị thi công).
+ Bảng giá trị thanh toán của nhà thầu theo khối lượng công việc đã thực hiện
SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp


9


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm toán

+ Công văn đề nghị thanh toán: Đến 80% - 90% giá trị thanh toán (theo hợp đồng
đã ký giữa 02 bên). Hiện nay, Công ty thực hiện giao dịch thanh toán chủ yếu qua tài khoản
ngân hàng và kho bạc.
- Công tác Quyết toán: Phòng kế hoạch thực hiện (Vốn nhà nước + làm quyết toán theo
TT19/TT-BTC):
+ Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng.
+ Bảng giá trị Quyết toán (quyết toán A-B).
+ Biên bản thanh lý hợp đồng (Tư vấn, Thẩm tra, Thi công, chi phí khác)
+ Báo cáo Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
+ Tờ trình, Quyết định phê duyệt Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
- An toàn lao động:
Cùng với việc mua sắm máy móc, thiết bị, Công ty cũng chú trọng trang bị cho mỗi một
công nhân, lao động làm việc trong Công ty các trang thiết bị bảo hộ lao động (như quần áo,
giầy, mũ...) và các trang thiết bị phù hợp với từng dây truyền sản xuất, từng mặt hàng kinh
doanh.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:
Hiện nay, Công ty nhận được các công việc do đấu thầu hoặc được chỉ định thầu. Sau đó
công ty tổ chức triển khai thực hiện trên cơ sở giao khoán trong công ty hoặc giao cho các nhà
thầu phụ tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng công việc cụ thể.
Có thể tóm tắt quy trình sản xuất kinh doanh của công ty thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất
Đấu thầu
hoặc nhận

được giao
thầu.

Lập kế
hoạch sản
xuất kinh
doanh.

Thực hiện
sản xuất
kinh
doanh.

Nghiệm
thu, bàn
giao sản
phẩm.

Trong phần công nghệ sản xuất em xin lấy ví dụ cụ thể cho báo cáo này là về xây dựng
công trình xây dựng dân dụng…

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp 10


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm toán


Sơ đồ thuyết minh hiện trường

- Giám đốc điều hành: Là người thay mặt cho công ty về mọi mặt, nhằm bảo đảm hoàn
thành xây dựng công trình đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn, đáp ứng tiến độ của Chủ đầu tư và
Tư vấn giám sát.
- Bộ phận quản lý hành chính: Bao gồm bộ phận kinh doanh, văn phòng, tài chính kế toán
chịu trách nhiệm về tiến độ tổng thể cũng như tiến độ chi tiết của từng hạng mục công trình,
đáp ứng đầy đủ vật tư,vật liệu, nguồn vốn kịp thời cho đơn vị thi công. Chịu trách nhiệm báo
cáo về tiến độ cho chủ đầu tư và giám đốc điều hành, phối hợp với khác như bộ phận quản lý
kỹ thuật, bộ phận quản lý chất lượng và các đơn vị có liên quan làm công tác nghiệm thu và
thanh, quyết toán công trình.
- Bộ phận quản lý kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề kỹ thuật của toàn bộ
công trình, lập tiến độ tổng thể công trình và chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành, chủ
SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp 11


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm toán

đầu tư về tiến độ thi công công trình. Tham mưu các vấn đề kỹ thuật cho Giám đốc điều hành
để đảm bảo công trình chất lượng, tiến độ và hiệu quả. Cùng với giám sát A, tư vấn thiết kế
trong công tác nghiệm thu công trình, thống nhất các vấn đề kỹ thuật, sử lý kỹ thuật cho công
trình đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng.
- Bộ phận quản lý chất lượng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành, chủ đầu tư về
mặt chất lượng công trình. Bao gồm: bộ phận thí nghiệm, chuyên gia nguyên, vật liệu đầu vào
cho công trình, kinh doanh có năng lực tham mưu cho Giám đốc điều hành và Bộ phận quản lý
kỹ thuật nhằm đảm bảo công trình đạt tiêu chuẩn chất lưọng. Kết hợp các bộ phận khác hoàn

thiện hồ sơ chất lượng công trình.
- Các đội trưởng thi công, vận chuyển: Trực tiếp thực hiện thi công công trình. Chịu trách
nhiệm về mặt tổ chức mô hình sản xuất, lên tiến độ thi công cụ thể cho từng hạng mục. Kiểm tra
đôn đốc hàng ngày trên công trường, đảm bảo công tác thi công an toàn, chất lưọng và hiệu quả.

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp 12


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm toán

1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tư vấn dự án quốc tế KPF:
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp 13


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm toán

- Đại hội đồng cổ đông: là những người góp cổ phần trong công ty, có quyền quyết định
cao nhất, đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài
hạn của công ty, sự sinh tồn và phát triển của công ty. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị
và Ban kiểm soát.

- Hội đồng quản trị (HĐQT): được bầu ra trong đại hội đồng cổ đồng, thay mặt cho đại
hội cổ đông thực hiện nghị quyết của đại hội đồng cổ đông đề ra. Hoạt động tuân thủ theo quy
định của luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty. Đứng đầu là Chủ tịch HĐQT, thay mặt
HĐQT điều hành công ty là Tổng giám đốc.
- Ban kiểm soát: là bộ phận độc lập trong Công ty, chỉ chịu trách nhiệm trước Đại hội
đồng cổ đông về chuyên môn nghiệp vụ của mình. Nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra giám sát mọi
hoạt động diễn ra trong Công ty.
- Tổng Giám đốc: là người thay mặt HĐQT quản lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết
quả sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về ngành nghề
kinh doanh và những quy định khác của Nhà nước.
- Phó giám đốc tài chính: chịu trách nhiệm lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính,
chiến lược kinh doanh cho công ty. Chỉ đạo việc thực thi kế hoạch kinh doanh và có trách
nhiệm đưa ra các giải pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường.
- Phó giám đốc kỹ thuật: trực tiếp phụ trách về kỹ thuật, chịu trách nhiệm về kết quả quản
lý điều hành mọi hoạt động liên quan đến kỹ thuật của công ty.
- Phòng tổng hợp (văn phòng, kế toán):
+ Văn phòng: thực hiện các công tác Quản lý hành chính văn phòng; tổ chức bộ
máy tuyển dụng và đào tạo; hoạt động về lao động tiền lương, thi đua, khen thưởng; thực hiện
các chế độ chính sách với người lao động … của công ty.
+Kế toán: thực hiện các công tác Tài chính, kế toán của Công ty. Ghi chép, phản
ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty thông qua công tác
kế toán. Tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản
lý, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, trên cơ sở đó đề ra các quyết định và quản lý sản xuất
kinh doanh.
- Phòng kinh doanh: tổ chức quản lý kế hoạch kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh, tổ chức tiếp thị ở thị trường nội địa và mở rộng ra thị trường quốc tế. Nhiệm vụ
chủ yếu của phòng là đưa ra các kế hoạch kinh doanh cho công ty, tổ chức thực hiện những kế
hoạch mà Tổng Giám đốc đã phê duyệt. Trực tiếp quan hệ với khách hàng, đề ra chính sách giá
hợp lý, phương hướng quảng cáo phù hợp, tiếp nhận ý kiến đóng góp của khách hàng về chất
lượng mẫu mã, giá thành.

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp 14


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Kế toán Kiểm toán

- Phòng tư vấn giám sát và quản lý chất lượng: tổ chức thực hiện công tác tư vấn giám sát
và quản lý chất lượng công trình của công ty. Quản lý chất lượng công trình theo các tiêu
chuẩn, quy phạm hiện hành. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành, chủ đầu tư về mặt
chất lượng công trình. Kết hợp các bộ phận khác hoàn thiện hồ sơ chất lượng công trình.
- Phòng kỹ thuật và dự toán: lập kế hoạch và tiến độ cung cấp các bản vẽ thiết kế kỹ thuật,
dự toán của toàn bộ dự án trình lãnh đạo Công ty phê duyệt; Kiểm tra, đốn đốc đơn vị Tư vấn
thiết kế thực hiện công tác thiết kế kỹ thuật theo tiến độ của hợp đồng đã được ký kết; Kiểm tra
sự phù hợp của Thiết kế kỹ thuật với Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng.
Kiểm tra sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật so với thiết kế trong giai đoạn lập dự án đầu tư;Kiểm tra khối lượng của các bản vẽ thiết kế được duyệt. Rà soát biện pháp thi công có tối ưu và
phù hợp với thực tế hay không (kể cả thiết kế, dự toán của khối lượng phát sinh); Quản lý và
xác nhận khối lượng phát sinh, những thay đổi thiết kế. Hướng dẫn và cùng với các đơn vị thi
công xây lắp làm đầy đủ thủ tục theo quy định hiện hành để bổ sung thanh toán;
- Các đội thi công: tổ chức trực tiếp thực hiện các hoạt động thi công.
1.4. Phân tích, đánh giá tình hình kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của
Công ty Cổ phần Tư vấn dự án quốc tế KPF:
- Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây
Bảng 3: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2010 - 2012)

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp 15



Trường Đại học Công nghiệp

Khoa Kế toán Kiểm toán

Bảng biểu 1.3: Tình hình hoạt động tài chính của công ty
ĐVT: VNĐ
2011 với 2010
Chỉ tiêu

Năm

Năm 2010

Năm 2011

1. Doanh thu thuần về bán 12.145.750.867 13.531.199.066
hàng và CCDV
2. Chi phí quản lý kinh 1.540.833.653 1.553.034.891
doanh
3. Chi phí thuế TNDN
1.422.888.826 1.566.591.292
4. Lợi nhuận sau thuế 1.087.428.408 1.456.949.039
TNDN
5. Tổng Tài Sản
12.682.084.305 13.738.292.977

Năm 2012


+/-

2012 với 2011
%

+/-

%

15.026.915.278 1.385.448.199 11,4 1.495.716.212 11
1.540.339.028

12.201.238

0,7

1.682.532.317

143.702.466

10,1 115.941.025

7,4

1.755.083.100

369.520.631

34


20,46

15.230.289.566 1.056.208.672 8,3

(12.695.863)

298.134.061

-0.80

1.491.996.589 10,9

6. Nguồn vốn chủ sở hữu

12.112.635.523 12.399.631.915 12.950.078.564 286.996.392

2,4

550.446.649

7. Giá trị TSCĐ bình quân

7.974.256.190

10.875.337.075 756.244.299

9.5

2.144.836.586 24,6


8. Vốn lưu động bình quân

10.246.960.201 12.957.294.308 14.874.952.340 2.710334.107

9. Số lao động bình quân

86

8.730.500.489

98

106

12

4.50

26,4 1.917.658.032 14,8
14

8

8,2

( Nguồn : Phòng tài chính kế toán)

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp KT2-K5

Báo cáo tốt nghiệp 16



Trường Đại học Công nghiệp

Khoa Kế toán Kiểm toán

Dựa vào các chỉ tiêu trên bảng tình hình hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần
Tư vấn Dự án Quốc tế KPF, ta thấy công ty có hoạt động kinh doanh tương đối tốt.
Doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.385.448.199 đ, tương ứng với tốc độ tăng
11,4%. Doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.495.716.212 đ, tương ứng với
tốc độ tăng 11%. Nhìn vào chỉ tiêu lợi nhuận, thì thấy rằng doanh thu thuần về bán
hàng và CCDV đã bù đắp được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.
Lợi nhuận năm 2011 tăng so với năm 2010 là 369.520.631 đ, tương ứng với tốc độ
tăng 34%, lợi nhuận năm 2012 tăng so với năm 2011 là 298.134.061 đ, tương ứng tốc
độ tăng 20,46%. Tổng tài sản năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.056.208.672đ, tương
ứng với tốc độ tăng 8,3%, năm 2011 tăng so với năm 2012 là 1.491.996.589đ, tương
ứng với tốc độ tăng 10.9%, cho thấy hàng năm công ty đều tu sửa nhà xưởng mua sắm
máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty đang trong
giai đoạn hoạt động tốt, các khoản chi phí phát sinh phù hợp với tình hình kinh doanh.
Công ty cần duy trì và phát huy tình hình kinh doanh như hiện tại. Chỉ tiêu TS tăng qua
các năm, công ty đang đầu tư trang thiết bị để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về lao động: Công ty ổn định nguồn lao động và hàng năm có các chính sách đào
tạo, nâng cao chất lượng đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ
công nhân viên, người lao động trong Công ty.
Để nắm rõ tình hình tài chính và khả năng hoạt động của công ty ta có bảng đánh
giá sau:
Bảng 1.4: Bảng phân tích khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu
1. Hệ số đầu tư TSDH
2. Hệ số tài trợ

3. Hệ số tự tài trợ TSDH
4. Hệ số khả năng thanh toán nợ NH
5. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
6. Tỷ suất sinh lời của TS
7. Tỷ suất sinh lời của VCSH
8. Tỷ suất doanh lợi

Năm 2010
0,15
0,58
3,88
3,82
2,54
5,76
8,09
1,2

Năm 2011
0,18
0,64
3,64
4,96
3,35
6,05
9,56
1,6

Năm 2012
0,18
0,70

3,93
6,97
3,60
7,58
10,80
1,8

Tỷ suất sinh lời của TS, tỷ suất sinh lời của VCSH, tỷ suất doanh lợi đều tăng lên,
điều đó phản ánh kết quả kinh doanh của công ty đều tăng, đây là điều đáng mừng đối
với doanh nghiệp. Các hệ số thanh toán năm 2010, 2011, 2012 đều cao và tăng lên theo
mỗi năm, thể hiện tính chủ động của công ty trong hoạt động tài chính. Nhưng công ty
nên giữ ở mức như năm 2010, vì nếu hệ số khả năng thanh toán cao công ty sẽ bị ứ
SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp Kt2-K5


Trường Đại học Công nghiệp

Khoa Kế toán Kiểm toán

đọng vốn, điều đó là không tốt. Nên duy trì hệ số khả năng thanh toán ở mức vừa phải
để tránh rủi ro tài chính cao và đồng thời cũng không bị ứ đọng vốn.
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn dự án
quốc tế KPF trong những năm gần đây là tương đối tốt, lợi nhuận sau thuế của công ty
không ngừng tăng lên. Các chỉ tiêu tài chính luôn đảm bảo ở mức độ an toàn. Công ty
nên duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh như hiện nay
g

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp Kt2-K5



Trường Đại học Công nghiệp

Khoa Kế toán Kiểm toán

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẤN TƯ
VẤN DỰ ÁN QUỐC TẾ KPF:
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần tư vấn dự án quốc tế KPF
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống
nhất trực tiếp của kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hóa cán bộ kế toán. Đồng
thơi căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy kế toán của công ty được
sắp xếp theo sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của cồng ty Cổ phần Tư vấn dự án quốc tế
KPF
Trưởng phòng
(kế toán trưởng)

Phó phòng

Kế toán
thanh toán
tiền mặt

Kế toán
thanh toán
lương và các
khoản trích
theo lương

Kế toán quỹ,
thủ qỹ


- Trưởng phòng: là người điều hành kế toán chung về chế độ của công ty, đồng
thời là người quản lý chung hoạt động tài chính của kế toán.
- Phó phòng: là người được kế toán trưởng trực tiếp giao nhiệm vụ giúp kế toán
trưởng một việc nhất định.
- Kế toán thanh toán tiền mặt: có nhiệm vụ ghi chéo tính toán các khoản tiền liên
quan đến tiền mặt.
SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp Kt2-K5


Trường Đại học Công nghiệp

Khoa Kế toán Kiểm toán

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ tính toán tiền
lương và các khoản khác cho công nhân viên.
- Kế toán quỹ, Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt tại quỹ của công ty theo
chứng từ hợp lệ do kế toán lập, ghi sổ theo dõi tiền mặt tại công ty.
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần Tư vấn dự án quốc tế KPF:
2.2.1. Các chính sách kế toán chung:
- Công ty Cổ phần Tư vấn dự án quốc tế KPF hiện đang áp dụng chế độ kế toán
doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ
Tài Chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung hướng
dẫn thực hiện kèm theo.
- Kỳ kế toán năm được quy định là 12 tháng bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết
ngày31/12 hàng năm.
- Các ghi chép kế toán sử dụng đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (VN Đ). Các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế
của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá trị

hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trự.
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được
thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ tại doanh nghiệp được đánh giá theo chi phí sản phẩm
định mức.
- Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng TSCĐ được ghi
nhận theo nguyên giá hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. TSCĐ được khấu hao theo
phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC về chế độ kế toán do Bộ tài chính ban
hành thì mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty kế toán phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng sự thật nghiệp vụ kế
toán tài chính phát sinh. Công ty CP Tư vấn dự án quốc tế KPF áp dụng tất cả các mẫu
chứng từ do Bộ Tài chính và Nhà nước ban hành

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp Kt2-K5


Trường Đại học Công nghiệp

Khoa Kế toán Kiểm toán

Quy trính luân chuyển chứng từ tại công ty được tiến hành như sau:
- Từ bên ngoài hoặc từng bộ phận trong công ty lập chứng từ theo đúng chế độ
ban hành của Nhà nước và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế của chứng từ. Công tác
kiểm tra, hoàn thiện chứng từ được thực hiện thường xuyên tại khâu lập và các khâu
sau đó.
- Sau khi dược sủ dụng cho việc chỉ đạo các nghiệp vụ ở từng bộ phận điều hành
trực tiếp, chứng từ được chuyển về phòng kế toán để ghi sổ.

- Cuối cùng chứng từ kế toán đã được lưu trữ (sắp xếp, phân loại, bảo quản, cất
giữ…) tại phòng kế toán.
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản sử dụng của Công ty được xây dựng trên cơ sở những quy
định về hệ thống TK chung cho các doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành theo
Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, có sự lựa chọn phù hợp với đặc điểm của mô hình
của công ty.
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán:
Trong doanh nghiệp có thể áp dụng 4 hình thức ghi sổ, đó là:
Hình thức sổ kế toán nhật ký chung, hình thức sổ kế toán nhật ký - sổ cái, hình
thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ, hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ.
Tại Công ty Cổ phần tư vấn dự án quốc tế KPF, do yêu cầu của quản lý và do tính
chất của công tác kế toán chủ yếu cho doanh nghiệp xây lắp nên Phòng Kế toán tại
công ty đã lựa chọn hình thức kế toán nhật ký chung.

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp Kt2-K5


Trường Đại học Công nghiệp

Khoa Kế toán Kiểm toán

Sơ đồ 2.2 : Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG

LOẠI

MÁY VI TÍNH

Ghi chú
Nhập số liệu hàng ngày
In số liệu, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
-

Sổ nhật kí chung.
Sổ cái.
Các sổ kế toán chi tiết.
Sổ tổng hợp chi tiết.

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp Kt2-K5

SỔ KẾ TOÁN:
- SỔ TỔNG HỢP
- SỔ CHI TIẾT

BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
BÁO CÁO KẾ TOÁN


Trường Đại học Công nghiệp

Khoa Kế toán Kiểm toán


Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán của công ty
Chứng từ gốc

Sổ nhật ký

Sổ thể kế toán

chung

chi tiết

Sổ cái

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối

Báo cáo tài chính

số phát sinh
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
- Hiện tại công ty không sử dụng sổ nhật ký đặc biệt.
Hệ thống báo cáo kế toán:
Báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ gồm có:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo luân chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán:
Niên độ kế toán của Công ty Cổ phần Tư vấn dự án quốc tế KPF bắt đầu từ 01/01
đầu năm đến 31/12 hàng năm. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty gồm báo cáo tài
chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.
Báo cáo tài chính năm được lập và gửi cho cục Thống kê quận Đống Đa, các tổ
chức tín dụng, Chi Cục thuế quận Đống Đa.

SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp Kt2-K5


Trường Đại học Công nghiệp

Khoa Kế toán Kiểm toán

Trách nhiệm lập báo cáo tài chính của công ty do kế toán tổng hợp lập và sẽ được
kế toán trưởng của công ty kiểm tra.
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm 4 báo cáo chủ yếu:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Công ty hiện tại chưa có báo cáo quản trị.
2.3. Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể:
2.3.1. Tổ chức hạch toán:
- Chứng từ:
+ Phiếu thu, chi tiền mặt VNĐ.
+ Giấy báo nợ, có của ngân hàng.
+ Phiếu kế toán.

+ Giấy đề nghị tạm ứng.
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng.
+ Hóa đơn giá trị gia tăng.
- Các chứng từ của công ty đều được lập trên máy theo mẫu quy định của Bộ Tài
chính, ngoài hóa đơn giá trị gia tăng phải có sự kiểm duyệt của chi cục thuế quận Đống
Đa, các chứng từ đảm bảo các thông tin cần thiết trong việc quản lý, ghi sổ.
- Mỗi khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phần hành nào thì kế toán
thuộc phần hành đó lập chứng từ. Các chứng từ được lập đều vào số liệu trên máy rồi in
phiếu. Sau khi in chứng từ ra thì kế toán phần hành sẽ xác nhận đầy đủ chữ ký của
những người liên quan để đảm bảo chứng từ hợp lệ.
- Các chứng từ sau khi lập được Công ty cổ phần tư vấn dự án quốc tế KPF đưa
vào luân chuyển khi kết thúc năm tài chính được cho vào lưu trữ.
2.3.2. Tổ chức hạch toán tại Công ty Cổ phần tư vấn dự án quốc tế KPF:
2.3.2.1 Kế toán tiền lương tại công ty:
Công ty CP tư vấn dự án quốc tế KPF hiện đang áp dụng hình thức trả lương theo
thời gian và làm việc thực tế (lương tháng). Việc trả lương căn cứ theo hệ số cấp bậc và
mức lương cơ bản theo chế độ Nhà nước. Hàng tháng kế toán tập hợp bảng chấm công
của toàn công ty, căn cứ vào hệ số cấp bậc để tính lương cho từng người.
- Đối với công nhân viên không trực tiếp tham gia SXKD:
SVTT: Đoàn Thị Quyên - Lớp Kt2-K5


×