Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.6 KB, 21 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Li núi u
Kinh t t nhõn c xỏc nh l mt giai on phỏt trin cao ca kinh t hng
hoỏ.Trong lch s, ch ngha t bn l phng thc sn xut u tiờn bit t chc nn
kinh t theo mụ hỡnh kinh t th trng v ó t c nhng thnh tu khụng th ph
nhn. Ngy nay, nn kinh t th trng c xỏc nh l thnh tu chung ca nhõn loi.
Thc t cho thy cha cú nc no thnh cụng trong nn kinh t th trng li thiu khu
vc kinh t t nhõn. Kinh t t nhõn nh mt ng lc thỳc y sn xut hng hoỏ phỏt
trin trong nn kinh t th trng. Ngc li, nn kinh t th trng chớnh l mụi trng
hot ng v phỏt trin ca cỏc thnh phn kinh t trong ú cú kinh t t nhõn.
Nhỡn li lch s kinh t Vit Nam sau 20 nm thc hin cụng cuc i mi, khu vc
kinh t t nhõn nc ta (bao gm kinh t cỏ th, tiu ch v kinh t t bn t nhõn) b
phn cu thnh ca nn kinh t quc dõn ó phỏt trin rng khp trong c nc, úng
gúp quan trng vo phỏt trin kinh t, huy ng cỏc ngun lc xó hi vo sn xut kinh
doanh, to thờm vic lm, ci thin i sng nhõn dõn, tng ngõn sỏch Nh nc,gúp
phn gi vng n nh chớnh tr-xó hi ca t nc.
Tuy nhiờn, kinh t t nhõn ca nc ta cũn bc l nhiu hn ch, yu kộm nh quy mụ
nh, vn ớt,cụng ngh lc hu, hiu qu v sc cnh tranh yu v nhiu khú khn vng
mc v mụi trng phỏp lý v mụi trng tõm lý xó hi
Do vy, to iu kin cho kinh t t nhõn tip tc phỏt trin ỳng hng XHCN v
cú nhng úng gúp to ln cho nn kinh t t nc theo tinh thn i hi IX ca ng
cn nghiờn cu lm rừ c s lý lun, thc tin v ra gii phỏp i vi vic phỏt trin
kinh t t nhõn.
phát triển kinh tế t nhân trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Việt Nam
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chương I. Nhận dạng về kinh tế tư nhân.
1.1. Cơ sở kinh tế nhiều thành phần phù hợp với quy luật khách quan của sự
phát triển kinh tế- xã hội.
1.1.1. Cơ sở lý luận đổi mới quan hệ sản xuất


Theo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI đã đánh giá: do nhận thức chưa đầy đủ về thời kỳ quá độ lên CNXH, do
tư tưởng chủ quan nóng vội xoá bỏ ngay các thành phần phi kinh tế, từ đó đã đề ra chủ
trương: củng cố thành phần kinh tế XHCN bao gồm cả khu vực quốc doanh và khu vực
tập thể một cách toàn diện.Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế đã chỉ rõ: lực lượng sản xuất
bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản
xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất.Tình hình kinh tế nước ta đòi hỏi phải coi trọng những hình thức
kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn…”Coi nền
kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là đặc trưng của thời kỳ quá độ “.
1.1.2.Các thành phần kinh tế trong nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tổng thể
các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh trạnh.Các thành
phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau
trong nền kinh tế thị trường.
Gồm: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân;
kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
1.2.Về khu vực kinh tế tư nhân.
1.2.1.Kinh tế cá thể, tiểu chủ.
- Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả
năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
- Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất
nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và
vốn của bản thân và gia đình.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ đang có vị trí quan trọng trong nhiều ngành, nghề ở nông thôn
và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động,
tay nghề của từng gia đình, từng người lao động.Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinh
doanh của kinh tế cá thể và tiểu chủ cần được khuyến khích.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ có số lượng động đảo, sử dụng nhiều lao động xã hội, huy
động nhiều vốn đầu tư, đóng góp tỷ trọng lớn và GDP. Hộ kinh doanh cá thể là tiền đề,

là bước tập dượt và tích luỹ cho bước phát triển cao hơn về hoạt động sản xuất kinh
doanh la hình thức doanh nghiệp tư nhân.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2.2.Kinh tế tư bản tư nhân
Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm
thuê.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, thành phần kinh tế này
còn có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản
xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội.Đây cũng là thành phần kinh
tế rất năng động nhạy bén, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng
trưởng kinh tế của đất nước. Hiện nay, kinh tế tư bản tư nhân bước đầu có sự phát triển,
nhưng phần lớn tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh doanh bất động sản;
đầu tư vào sản xuất còn ít và chủ yếu quy mô vừa, nhỏ. Các doanh nghiệp tư nhân đã
góp phần sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, tham gia tích cực vào xuất khẩu hàng
hoá, nhất là hàng nông sản,giúp nông dân tiêu thụ một khối lưọng hàng nông sản. Sự
hoạt động sôi nổi của doanh nghiệp tư nhân đã thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh doanh.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chương II_Tình hình kinh tế tư nhân trong thời kì đổi mới hiện nay
ở Việt Nam
2.1. Thực trạng của kinh tế tư nhân hiện nay ở Việt Nam
Sau thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa công thương nghiệp tư bản tư doanh, cho đến
đầu những năm 1980, khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế chỉ có kinh tế cá thể ,
tiểu chủ , kinh tế gia đình, chủ yếu phụ thuộc vào kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước.
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, kinh tế tư nhân mới được khuyến khích phát triển,
đặc biệt phát triển mạnh từ khi nhà nước ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân , Luật
công ty, Luật khuyến khích đầu tư trong nước và gần đây là Luật doanh nghiệp. Tất cả

điều đó thể hiên mối quan tâm nhất định của Đảng và Nhà nước về vấn đề phát triển
kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm qua kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng , vốn kinh doanh,lao
động cũng như là mở rộng các loại hình kinh doanh; phát triển rộng khắp trong tất cả
các ngành nghề, các vùng , các khu vực , đặc biệt là tập trung cao ở các đô thị có điều
kiện thuận lợi và chính quyền có sự quan tâm đúng mức.
2.1.1. Tình hình tăng trưởng doanh nghiệp
Trong giai đoạn 1996-2000, số lượng đơn vị sản xuất, kinh doanh hoạt động trong
khu vực kinh tế tư nhân tăng lên đáng kể, số hộ kinh doanh cá thể tăng 6,02%, số doanh
nghiệp tăng 45,61%, nhưng không đồng đều qua các năm.Điều đặc biệt là sự biến thiên
số doanh nghiệp thể hiện dấu mốc quan trọng dó là số doanh nghiệp tuy giàm vào năm
1997, 1998 nhưng lại tăng mạnh từ năm 2000 kể từ khi có Luật doanh nghiệp. Chứng tỏ
hệ thống hành lang pháp lý có ảnh hưởng to lớn như thế nào đến sự phát triển của các
thành phần kinh tế và nền kinh tế nói chung. Nếu tính 2 năm sau khi Luật doanh nghiệp
có hiệu lực đến ngày 31/12/2001 cả nước có 35.440 doanh nghiệp mới đăng ký hoạt
động., năm 2000 có 14.400 doanh nghiệp mới đăng ký bằng 250% so với năm 1999,
năm 2001 có 21.040 doanh nghiệp mới đăng ký bằng 140% so với năm 2000.
Đến cuối năm 2000 số hộ kinh doanh cá thể lớn hơn doanh nghiệp tư nhân 72,35 lần:
2.137.731 hộ kinh doanh cá thể và 29.548 doanh nghiệp tư nhân.
2.1.2. Vốn đầu tư của kinh tế tư nhân
Tổng vốn dùng vào sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể là 63.668 tỷ đồng,
chiếm 36,61% trong tổng số vốn dùng vào sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư
nhân.(tính đến ngày 31-12-2000).
Tổng vốn thực tế sử dùng của doanh nghiệp tư nhân cũng tăng nhanh, năm 2000 là
110.071 tỷ đồng, tăng 38,46% so với năm 1999.
Số vốn huy động qua đăng ký thành lập mới và mở rộng quy mô kinh doanh tiếp tục
tăng. Chỉ trong 3 năm 2000_2002 số vốn đăng ký huy động được gần 100.000 tỷ đồng
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
(cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài trong cùng thời kỳ): trong đó năm 2000 là 1.33 tỷ

USD đến năm 2002 là gần 3 tỷ USD (cao gần gấp 3 lần vốn đăng ký giai đoạn
1991_1999 theo giá hiện hành). Kết quả là tỷ trọng đầu tư của dân cư và doanh nghiệp
trong tổng đầu tư xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 28.8% năm 2002. Vốn đầu tư của
các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò quan trọng, thậm chí là nguồn vốn đầu tư
chủ yếu trong phát triển kinh tế địa phương.
Mức vốn đăng ký trung bình trên một doanh nghiệp đang có xu hướng tăng lên; từ
mức bình quân 0,57 tỷ đồng thời kỳ 1991_1999, đến năm 2000 đã là 0,96 tỷ đồng và là
1,8 tỷ đồng vào năm 2002.
2.1.3. Vấn đề lao động ở khu vực kinh tế tư nhân
Trong mấy năm qua , các hộ kinh doanh cá thể , các doanh nghiệp mới thành lập và
mở rộng quy mô, địa bàn kinh doanh theo Luật doanh nghiệp thực sự đã là nơi thu hút
chủ yếu chỗ làm việc mới cho xã hội. Chỉ sau 3 năm thực hiện , ước tính có khoảng
1,3_1,5 triệu chỗ làm việc mới đã được tạo ra nhờ hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp
mới thành lập hoặc mở rộng quy mô kinh doanh, đưa tổng số lao động trực tiếp làm việc
trong các doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể tăng lên khoảng 6 triệu người , chiếm hơn
16% lưc lượng lao động xã hội. Có không ít doanh nghiệp tạo công ăn việc làm trực tiếp
cho hàng nghìn lao động và hàng nghìn lao động gián tiếp.
So với tổng lao động trong toàn xã hội thì khu vực này chiếm tỷ lệ khoảng 12%.Năm
2000, lao động trong khu vực kinh tế tư nhân kể cả khu vực nông nghiệp là 21.017.326
người chiếm 56,3% lao động có việc làm thường xuyên trong cả nước.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp có 16.373.482 người.
- Trong lĩnh vực phi nông nghiệp, số lao động trong khu vực kinh tế tư nhân năm là
4.643.844, tăng 20,12% so với1996. Tính từ 1996 đến 2000 lao động trong công nghiệp
tăng nhiều hơn ngành thương mại dịch vụ: công nghiệp tăng 363.442 người; thương
mại, dịch vụ 271.476 người.
2.1.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh (GDP) của khu vực kinh tế tư nhân
Tống sản phẩm trong nước của khu vực kinh tế tư nhân tăng trưởng liên tục kể từ khi
đổi mới. Năm 1996 GDP khu vực kinh tế tư nhân đạt 68.518 tỷ đồng, đến năm 2000 đã
lên tới 86.929 tỷ đồng, tăng bình quân 7% / năm.
Đóng góp vào nguồn thu ngân sách của thành phần kinh tế tư nhân tăng lên từ khoảng

6,4% năm 2001 lên hơn 7% năm 2002. Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài
quốc doanh năm 2002 đạt 103,6% kế hoạch và tăng 13% so với năm 2001.
2.1.5. Xuất xứ lao động trong kinh tế tư nhân
- Đối với hộ kinh doanh cá thể, lao động ở khu vực này là các xã viên hợp tác xã trước
đây, các hộ cá thể hoạt động từ lâu theo kiểu truyền nghề từ đời trước, các hộ sản xuất
nông nghiệp chuyển sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, lực lượng lao động
trẻ được bổ sung hàng năm, cán bộ công nhân từ các cơ quan Nhà nước chuyển sang …
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Đối với doanh nghiệp: một phần lớn phát triển từ kinh tế hộ đi lên, một số được
chuyển từ hình thức hợp tác xã, một số khác được thành lập mới.
Như vậy kể từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực, đội ngũ doanh nghiệp dân doanh
đã phát triển chưa từng có cả về số lượng, quy mô lẫn chất lượng, và đã tham gia vào
hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn
đầu tư trực tiếp phát triển kinh doanh; là nguồn chủ yếu tạo nên việc làm cho người lao
động ; góp phần đáng kể vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
và nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Vì vậy quy mô , vai trò và vị trí của doanh nghiệp
kinh tế tư nhân đang tăng lên với tốc độ nhanh trong nền kinh tế quốc dân. Thực tế từ
những nhân tố trên đã làm cho mức cạnh tranh trên thị trường tăng lên, đặt ra yêu càu
khách quan đối với việc phát triển thị trường vốn, thị trường quyền sử dụng đất và bất
động sản, thị trường khoa học và công nghệ , v.v… góp phần làm tăng phạm vi, quy mô
và mức độ thị trường hóa nền kinh tế nước ta.Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế , tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế,là động lực
để phát triển , huy đông tiềm năng về nhân lực, tài lực , vật lực…Từ thực trạng kinh tế tư
nhân trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam hơn 20 năm qua, chúng ta sẽ phân tích để thấy
được những thành tựu, vai trò và vị trí , cũng như cả những tồn tại yếu kém của thành
phần kinh tế này. Đồng thời phân tích để tìm được những nguyên nhân đã đưa đến những
thành tựu và hạn chế đó của kinh tế tư nhân nhằm làm cơ sở cho việc xem xét vấn đề phát
triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sẽ được tiếp tục như thế
nào trong tương lai không xa trước mắt.

2.2. Những thành tựu đã đạt được trong việc phát triển kinh tế tư nhân định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Thực tế phát triển kinh tế đã cho thấy kinh tế tư nhân có vai trò to lớn đối với nền kinh
tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Sự phát triển của kinh tế tư nhân thời
gian qua đã khơi dậy những tiềm năng của đất nước. Nguồn tiềm năng này bao gồm trí
tuệ , kinh nghiệm năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, tiền vốn, sức
lao động, tài nguyên…Dưới sự quản lý của Nhà nước kinh tế tư nhân đã góp phần xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, góp phần thúc đậy kinh tế_ xã hội phát triển.
Kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, huy động nguồn vốn
trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh; tạo được nhiều việc làm, góp phần cải
thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách cho Nhà nước, tham gia sản xuất nhiều
hàng xuất khẩu, tác động tích cực đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới kinh tế
_ xã hội.
2.2.1.Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công
cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm.
2.2.1.1.Huy động mọi nguồn vốn vào đầu tư phát triển.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trong những năm đổi mới, vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân đã không ngừng
tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn xã hội.
Thời gian từ 2000 đến nay( tức là sau khi Luật doanh nghiệp được thi hành) khu vực
ngoài quốc doanh liên tục tăng trưởng về đầu tư.Đây chính là kết quả của chính sách
khuyến khích đầu tư và huy động nội lực của Đảng và Nhà nước.
2.2.1.2.Tạo việc làm, toàn dụng lao động trong toàn xã hội.
Khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm cho toàn xã
hội.Năm 2000, trên lĩnh vực nông nghiệp có hơn 4,6 triệu người làm việc trong khu vực
kinh tế tư nhân. So với tổng lao động toàn xã hội thì khu vực này chiếm 12% và chiếm
gần 70% lực lượng lao động xã hội trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
Trong giai đoạn 19996-2000, nếu tốc độ tăng lao động bình quân trong các hộ kinh
doanh cá thể, tiểu chủ la 2,01% thì trong doanh nghiệp và công ty tư nhân là

24,15%/năm.Năm 2002, phần đóng góp của khu vực ngoài quốc doanh về tạo việc làm
cho lực lượng lao động xã hội là 88,67%. Đến 2004 lực lượng lao động hàng năm được
bổ sung hàng năm khoảng 1,4 triệu người.
2.2.1.3.Đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Từ năm 1996 trở lại đây tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế tư nhân giữ ở mức 32%-
khoảng 1/3 GDP toàn quốc.Khu vực này có ưu thế là suất đầu tư thấp, dễ chuyển hướng
sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường…Vì vậy tốc độ tăng trưởng của khu vực
kinh tế tư nhân khá ổn định.Giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm của khu vực kinh tế tư nhân là 7,2%.Năm 2002, tốc độ tăng trưởng chung cả nước
là 7% thi khu vực kinh tế tư nhân trong nước tăng 19%.
2.2.1.4.Đóng góp vào ngân sách Nhà nước, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế- xã hội.
Mặc dù phần đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân còn khiêm tốn, nhưng đã có chiều
hướng tăng lên, đó là một biến đổi đáng trân trọng đối với một khu vực kinh tế vốn được
coi là nhỏ bé. Năm 1990, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nộp ngân sách là 969 tỷ đồng,
chiếm 2,3% GDP thì đến năm 1998 đã tăng lên 11.086 tỷ đồng, chiếm 3,5%GDP , trung
bình hàng năm khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách
trên dưới 3% GDP. Quyết toán nguồn thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài
quốc doanh năm 2000 là 5802 tỷ đồng, 2001 là 6723 tỷ đồng.
2.2.2.Thúc đẩy hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo thị
trường, tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế.
Trước đây hầu hết các lĩnh vực kinh tế các ngành sản xuất kinh doanh đều do kinh tế nhà
nước và kinh tế tập thể đảm nhận. Hiện nay, trừ một số lĩnh vực ngành nghề mà nhà nước
độc quyền, kinh tế tư nhân không được kinh doanh, còn lại hầu hết các ngành nghề, lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh khác khu vực kinh tế tư nhân đều tham gia.Trong đó có nhiều
ngành nghề, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng áp đảo như: sản xuất lương thực, thực
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phẩm, nuôi trồng thuỷ hải sản, đánh cá, dệt may, sành sứ, thủ công mỹ nghệ…Thực tế đó
đã đặt ra vấn đề cần xem xét vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong những ngành
nghề nào là thích hợp khi mà khu vực kinh tế tư nhân đã tham gia và chiếm tỷ trọng lớn

trong không ít ngành nghề. Chính sự phát triển phong phú, đa dạng các cơ sở, ngành nghề
sản xuất kinh doanh, các loại sản phẩm dịch vụ, các hình thức kinh doanh…đã tác động
buộc khu vực kinh tế nhà nước phải cải tổ, sắp xếp lại, đầu tư thay đổi công nghệ…để có
thể tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường.
Qua đó, khu vực kinh tế tư nhân đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế,
làm cho nền kinh tế trở nên năng động; đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn buộc cơ chế
quản lý hành chính của nhà nước phải đổi mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh
nghiệp cũng như nền kinh tế thị trường.
2.2.3.Hình thành và phát triển các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân,
góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam, làm đầu tàu thúc
đẩy nền kinh tế bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa hợp
tác với bên ngoài.
Nhờ đổi mới và phát triển khu vực kinh tế tư nhân chúng ta đã từng bước hình thành
được đội ngũ các nhà doanh nghiệp hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành
nghề của nền kinh tế quốc dân với số lượng ngày càng lớn: khoảng trên 40.000 chủ
doanh nghiệp trên 120.000 chủ trang trại.
Mặc dù hình thành một cách tự phát nhưng nhờ được đào luyện trong cơ chế thị
trường, đội ngũ các nhà doanh nghiệp tư nhân đã tỏ rõ bản lĩnh, tài năng, thích ứng khá
kịp với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường. Họ vươn lên tham gia vào hầu hết các
lĩnh vực gồm cả những ngành kỹ thuật cao và làm chủ nhiều lĩnh vực, nhiều ngành
hàng.Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp của nước ta có quy mô vừa và nhỏ mà nhất là trong
giai đoạn hội nhập kinh tế thị trường ngày càng mạnh mẽ và gay gắt như hiện nay thì
đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng rất lớn vào đội ngũ chủ doanh nghiệp.
2.2.4.Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển, thực hiện công bằng xã hội.
Chính nhờ phát triển kinh tế tư nhân với nhiều loại hình kinh tế khác nhau đã góp phần
làm cho quan hệ sản xuất chuyển biến phù hợp với lực lượng sản xuất trong giai đoạn
chuyển đổi nền kinh tế nứơc ta:
Sự chuyển biến trong quan hệ sở hữu: trước đây chỉ bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu
tập thể, hiện nay có cả sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp.

Sự chuyển biến trong quan hệ quản lý: quan hệ giữa chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân và
giám đốc doanh nghiệp nhà nước, quan hệ giữa người lao động làm thuê và những
người làm công ăn lương trong doanh nghiệp nhà nước, quan hệ chủ thợ, quan hệ thuê
mướn lao động…
Sự chuyển biến trong quan hệ phân phối: ngày càng trở nên linh hoạt, đa dạng: ngoài
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

×