Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Báo cáo thực tập: Hoạt động của VNPT Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.1 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH
Lớp
GVHD

: Nguyễn Như Bảo Nguyên
: 07DT3
: Lê Hồng Nam

Đà Nẵng,14/01/2012

1


MỞ ĐẦU
Sau khoảng thời gian học tập tại khoa Điện Tử Viễn Thông - Trường Đại Học
Bách Khoa Đà Nẵng, cơ hội để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đã
được củng cố trong đợt thực tập tốt nghiệp này. Với sự hướng dẫn nhiệt tình của
anh chị trong tổ Truyền dẫn, tổ Chuyển mạch, chúng em đã có một cái nhìn tổng
quan về cách thức hoạt động của hệ thống tổng đài và truyền dẫn trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến với các thầy cô, Tổ Chuyển Mạch KênhĐài Chuyển Mạch Truyền Dẫn, Phòng Hành Chính-TTVT Huế cùng với VNPT
TT-Huế đã giúp đỡ, động viên, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành tốt đợt thực tập
tốt nghiệp này.
Xin chúc các thầy cô và anh chị sức khỏe.



2


NHẬT KÝ THỰC TẬP
 Tuần 1,2,3: tổ Truyền dẫn
 Tìm hiểu về sơ đồ mạng cáp quang Thừa Thiên Huế, 15 vòng ring trong hệ thống
truyền dẫn quang
 Tìm hiểu tuyến viba
 Một vài sự cố nhỏ thường xảy ra và cách khắc phục
 Tuần 4,5,6: tổ Chuyển mạch
 Tìm hiểu cấu trúc, hoạt động của tổng đài Alcatel E10
 Cách thiết lập cuộc gọi nội hạt và liên tỉnh giữa 2 thuê bao
 Tuần 7,8: viết báo cáo và chỉnh sửa, tham khảo thêm ý kiến của các anh chị tổ
Truyền dẫn và tổ Chuyển mạch Kênh để hoàn thiện báo cáo.

3


MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG VNPT THỪA THIÊN HUẾ...............1
1.1 Tổng quan mạng viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế:.............................................. 1
1.2 Mạng truyền dẫn:....................................................................................................... 1
1.3 Mạng chuyển mạch....................................................................................................3
1.4 Những thuận lợi và thách thức...................................................................................8
Chương 2: MẠNG TRUYỀN DẪN VNPT HUẾ................................................................9
2.1 Mạng viba:................................................................................................................. 9
2.2 Mạng quang:.............................................................................................................. 9
2.2.1 Giới thiệu về thiết bị truyền dẫn FLX150/600 (FUJITSU):................................. 14
2.2.1 Một số tham số kỹ thuật....................................................................................14

2.2.2 Cấu trúc của thiết bị truyền dẫn FLX150/600 và một số chức năng:............... 14
2.2.3 Cấu hình mạng vòng (Ring Network) dùng FLX150/600:...............................15
2.2.4.Một số cảnh báo thông thường......................................................................... 15
Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG ĐÀI ALCATEL 1000E10 MM............... 17
3.1 Vai trò của Alcatel 1000E10 MM trong mạng viễn thông:..................................... 17
3.2 Đặc tính kỹ thuật của tổng đài Alcatel 1000E10 MM:............................................ 18
3.3 Cấu trúc của tổng đài Alcatel 1000E10:.................................................................. 19
3.3.1 Cấu trúc phần cứng của tổng đài A1000 E10:.................................................. 20
3.3.2 Cấu trúc phần mềm của tổng đài A1000 E10:................................................. 21
2.4. Các phân hệ của hệ thống chuyển mạch tổng đài ALCATEL E10 MM.................... 23
2.4.1. OCB HC3.1..............................................................................................................23
2.4.2. OCB HC3.2..............................................................................................................24
2.4.3. OCB HC3.3..............................................................................................................24
2.4.4. OCB HC3.4..............................................................................................................24
2.5. Những thay đổi của tổng đài A 1000E10 MM so với A1000E10.............................. 25
3.5.1. Trạm SMB....................................................................................................... 26
3.5.2. Ma Trận chuyển mạch ATM : RCH................................................................ 31
3.5.3. Trạm khai thác bảo dưỡng SMM.....................................................................34
3.5.4. Trạm SMB_A.................................................................................................. 37
3.5.5. Trạm đồng bộ và phân phối đồng hồ STS (Time and Synchronization Station)
................................................................................................................................... 38
3.5.6. Khối truy nhập thuê bao CSN (Subscriber Access Unit)................................ 38
3.5.7. Trạm vận hành bảo dưỡng SML......................................................................41
3.5.8. Mạch vòng thông tin Ethernet LAN................................................................ 42
3.5.9. Các thay đổi về phần mềm và lệnh khai thác.................................................. 43
Chương 4: THIẾT LẬP, XỬ LÝ CUỘC GỌI GIỮA HAI THUÊ BAO.......................... 45
4.1. Thuê bao chủ gọi nhấc máy.................................................................................... 45
4.2. Kiểm tra loại của thuê bao chủ gọi......................................................................... 46
4.3. Kết nối âm hiệu mời quay số và chấp nhận cuộc gọi............................................. 46
4.4. Nhận con số quay đầu tiên......................................................................................46

4.5. Kiểm tra trạng thái thuê bao bị gọi......................................................................... 46
4.6. Gởi hồi âm chuông (Ringing Tone) đến thuê bao chủ gọi và chờ thuê bao bị gọi
nhấc máy........................................................................................................................ 46
4.7 .Thuê bao bị gọi nhấc máy.......................................................................................47

4


4.8. Kết nối thuê bao gọi và bị gọi.................................................................................47
4.9. Giải phóng.............................................................................................................. 47

5


Chương 1: TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG
VNPT THỪA THIÊN HUẾ
1.1 Tổng quan mạng viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế:
Với địa hình khá đa dạng có cả nông thôn, trung du, miền biển và miền núi,
mạng viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế cũng vì thế mà rất đa dạng và phức tạp.
Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hoá diễn ra khá rầm rộ và rộng khắp đã
đặt những nhà quản lý mạng viễn thông đứng trước những khó khăn nhất định đó
là việc dự báo, qui hoạch mạng sao cho hợp lý và khoa học nhất.
Do nhận định từ rất sớm về tình hình phát triển dịch vụ viễn thông trên địa
bàn tỉnh trong tương lai là rất lớn nên lãnh đạo Viễn Thông tỉnh đã vạch ra được
chiến lược phát triển mạng từ những năm đầu khi chuyển từ tổng đài cơ điện sang
tổng đài điện tử số. Việc đầu tư lắp đặt tổng đài có dung lượng lớn, năng lực phục
vụ tốt và đáp ứng nhiều loại hình dịch vụ có thể được xem là một thành công. Cho
đến nay mạng chuyển mạch trên địa bàn thành phố khá đồng bộ và hoạt động ổn
định với dung lượng máy hiện có trên mạng vào khoảng 130 ngàn thuê bao.
Những xã vùng núi và trung du, miền biển được lắp đặt các thiết bị truy nhập thuê

bao CSN, CNE, RLU, V5.2… kết nối về trung tâm bằng các phương thức truyền
dẫn cáp quang hoặc viba đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân dù ở nơi xa
thành phố nhất, địa hình hiểm trở.
1.2 Mạng truyền dẫn:
Mạng truyền dẫn gồm 2 loại, mạng viba và mạng quang. Mạng viba dùng cho
cấu hình điểm điểm, và được sử dụng cho các địa hình hiểm trở khó triển khai
mạng có dây. Mạng quang tại Viễn Thông TT Huế chủ yếu được xây dựng theo
cấu trúc mạng vòng (ring). Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây
cáp được thiết kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một
chiều nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà
thôi. Dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.
Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít
hơn so với dạng bus và hình sao. Đồng thời, tại một node, tín hiệu sẽ được truyền
đi theo hai hướng đồng thời, tại node nhận sẽ phân tích chất lượng tín hiệu nhận
được từ hai hướng để quyết định xem sẽ nhận tín hiệu nào; trường hợp bị đứt liên
kết tại một vị trí nào đó thì sẽ không mất liên kết trên toàn mạng ring.

1


Hình 1.1 Mạng truyền dẫn quang VNPT Huế

2


1.3 Mạng chuyển mạch
Tính đến cuối năm 2011, hệ thống Chuyển Mạch VNPT TT-Huế gồm 3 hệ
thống Host và các trạm vệ tinh.

Hình 2: Cấu hình mạch chuyển mạch VNPT Thừa Thiên Huế

• Host 1 Alcatel E10MM Huế (08- Hoàng Hoa Thám): 1 Tổng Đài Host Huế
và 56 trạm vệ tinh. Trong đó bao gồm: 46 trạm vệ tinh CSN , 4 trạm vệ tinh CNE
và 6 trạm MSAN dùng giao tiếp V5.2 . Quản lý số lượng thuê bao lớn nhất tỉnh
với gần 65.000 thuê bao. Đấu nối với các Tổng Đài khác như Host Chân Mây,
Host Bạch Yến,VTN3, VDC3, Đài ACD 108, Đài Hệ I Tỉnh Uỷ, Tổng đài Công
An, quân đội, VIETEL Huế, EVN Huế. Ngoài ra cũng làm chức năng transit cho 1
số Tổng Đài khác.

3


STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Địa điểm lắp đặt
Huế
Huế 2
Huế 3
Nam Giao
Nam Giao

Nam Giao 2
Xuân Phú
Xuân Phú
Xuân Phú 2
Hương Thủy
Hương Thủy
Hương Thủy 2
Long Thọ
Vĩ Dạ
Dương Hòa
Thủy Dương
Phú Thượng
Thuận An
Huế

Loại tổng đài
Host
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel


Dung lượng thuê bao
Lắp Đặt
Sử dụng
3584
3042
4096
3302
2048
1622
2560
2177
2048
1610
3584
2565
3840
3767
2304
2130
2048
1774
3072
1961
3840
3696
512
341
3840
2680
3328

2961
2560
1449

Hiệu suất
sử dụng
84.9 %
80.6 %
79.2 %
85.0 %
78.6 %
71.6 %
98.1 %
92.4 %
86.6 %
63.8 %
96.3 %
66.6 %
69.8 %
89.0 %
56.6 %
4


11
Vinh An
12
Phú Diên
13 Phú Thuận
14

Lộc Sơn
15
Phú đa
16
Vinh Thái
17
A Lưới
18 Hương Lâm
19
Hồng Vân
20 Hương Nguyên
21
Nam đông

Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel
Alcatel

2048
1792
2816
1536

1024
1536
2048
768
256
256
1792

1394
1553
2547
1135
881
1005
1768
539
120
174
1527

68.1 %
86.7 %
90.4 %
73.9 %
86.0 %
65.4 %
86.3 %
70.2 %
46.9 %
68.0 %

85.2 %

Bảng 1: Thống kê dung lượng một số trạm của host OCB Huế
(Nguồn:Số liệu Phòng kỹ thuật viễn thông TT viễn thông Huế tính đến ngày
28/11/2010).
• Host 2 Alcatel E10MM Bạch Yến (Bạch Yến): 1 Host Bạch Yến và 44 trạm
vệ tinh. Trong đó gồm có 38 CSN, 8 MSAN dùng giao tiếp V5.2 quản lý số lượng
thuê bao vào khoảng hơn 55.000 thuê bao điện thoại. Đấu nối với các Tổng Đài
khác như Host Huế, Host Chân Mây, NGN, VTN 3.

5


STT

Địa điểm lắp đặt

1

Huế thành

2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16

Loại tổng đài

Huế Thành Alcatel
Huế Thành 2 Alcatel
Tây Lộc
Alcatel
Tây Lộc
Tây Lộc 2 Alcatel
Bạch Yến
Host
Đông Ba
Alcatel
Bãi Bâu
Alcatel
Kim Long
Alcatel
Hương Trà
Alcatel
Bình điền
Alcatel
Quảng Công
Alcatel
Quảng điền

Alcatel
Quảng Thành
Alcatel
Quảng Thái
Alcatel
Phong điền
Alcatel
Điền Hòa
Alcatel
Ưu điềm
Alcatel
Phong Xuân
Alcatel

Dung lượng thuê bao
Lắp Đặt
Sử dụng
4864
4306
1024
970
3584
2446
3840
2931
4096
3223
3072
2883
5120

4434
4352
3307
4096
3564
1280
831
2048
767
3328
2609
2304
1408
768
533
2048
1503
2048
1378
2048
1276
1024
337

Hiệu suất
Sử dụng
88.5 %
94.7 %
68.2 %
76.3 %

78.7 %
93.8 %
86.6 %
76.0 %
87.0 %
64.9 %
37.5 %
78.4 %
61.1 %
69.4 %
73.4 %
67.3 %
62.3 %
32.9 %

Bảng 2: Thống kê dung lượng một số trạm của host OCB Bạch Yến
(Nguồn:Số liệu Phòng kỹ thuật viễn thông TT viễn thông Huế tính đến ngày
28/11/2010).
• Host 3 AXE-810 Chân Mây : 1 Host Chân Mây và 2s0 vệ tinh. Trong đó có
1 Host và 16 RLU ,4 V5.2 Litespan 1450 của Alcatel. Quản lý số lượng thuê bao
khoảng hơn 11.000 thuê bao. Đấu nối với các Tổng Đài khác như : Host Huế, Host
Bạch Yến, NGN, VTN3.

6


Địa điểm
STT lắp đặt

Loại tổng đài


1
2
3
4
5
6
7

Host
Ericsson
Ericsson
Ericsson
Ericsson
Ericsson
Ericsson

Chân mây
La sơn
Phú lộc
Lộc thủy
Lăng cô
Vinh giang
Vinh hưng

Dung lượng thuê bao
Lắp đặt
Sử dụng
960
584

2640
1486
2640
2284
1050
604
1440
1085
2610
1699
360
354

Hiệu
dụng

suất

sử

60.8 %
56.3 %
86.5 %
57.5 %
75.3 %
65.1 %
98.3 %

Bảng 3: Thống kê dung lượng một số trạm của host OCB Chân Mây
(Nguồn:Số liệu Phòng kỹ thuật viễn thông TT viễn thông Huế tính đến ngày

28/11/2010).
Với 3 Tổng Đài Host phân chia trên 3 khu vực của tỉnh, quản lý 70 Tổng đài
vệ tinh số lượng thuê bao tổng cộng trên mạng Viễn Thông Huế khoảng 132.000
thuê bao điện thoại. Mạng Chuyển mạch của VNPT Thừa Thiên Huế thuộc loại
lớn trong khu vực miền Trung. Vì địa hình phức tạp nên các trạm vệ tinh phải đặt
rải rác nhiều nơi trên toàn tỉnh, ngoài ra với lý do an ninh quốc phòng, phục vụ
cho nhân dân nên có nhiều vùng được lắp đặt đài vệ tinh chỉ có 1 số thuê bao nhất
định và khả năng phát triển mạng lưới điện thoại chậm. Ví dụ như Đồn Biên

7


phòng 637 ở Hương Lâm chỉ có 16 thuê bao chủ yếu là phục vụ cho an ninh quốc
phòng và Bưu Điện văn hoá xã.
1.4 Những thuận lợi và thách thức
Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầy đủ điều kiện để trở thành trung tâm du lịch của
cả nước, phấn đấu trở thành Thành phố Festival, về kinh tế cũng đang phấn đấu trở
thành 1 thành phố kinh tế mạnh ở miền Trung. Vì vậy, VNPT Thừa Thiên Huế
đang đứng trước 1 cơ hội lớn với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ Viễn Thông
hàng đầu ở tỉnh nhà. Trong những năm gần đây khi tiến đến hội nhập kinh tế quốc
tế nhu cầu thông tin liên lạc thật sự bùng nổ, mạng Viễn Thông TT-Huế ngày càng
thay đổi và phát triển nhanh chóng cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
Với những nỗ lực của ngành, những cán bộ công nhân viên là đáng ghi nhận,
tuy nhiên với cơ chế mở có nhiều nhà cung cấp dịch vụ có mặt trên thị trường
cũng là 1 thách thức không nhỏ. Làm sao để giữ được thị phần, giữ chân được
khách hàng là cả 1 chiến lược lớn, trong đó việc làm sao cung cấp dịch vụ tốt đảm
bảo thông tin liên lạc, nâng cao chất lượng mạng lưới, nhất là nhu cầu chất lượng
dịch vụ thoại, truyền số liệu và các dịch vụ cộng thêm là rất quan trọng.
Để làm được điều đó không những mang tính chủ quan của con người mà
còn cần phải có các thiết bị đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của người sử dụng. Do đó

VNPT Thừa Thiên Huế đã quyết định nâng cấp hệ thống Tổng Đài A1000E10 lên
hệ thống Alcatel 1000 MM E10 (E10MM) để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng,
đồng thời thích ứng được với mạng viễn thông thế hệ mới NGN.
Về phía truyền dẫn, VNPT Thừa Thiên Huế cũng tiến hành nâng cấp các thiết
bị Alcatel với hiệu suất tốt hơn nhiều các thiết bị đời cũ. Đồng thời mở rộng tuyến
cáp quang nội tỉnh, đẩm bảo nhu cầu dung lượng đường truyền trên địa bàn tỉnh.

8


Chương 2: MẠNG TRUYỀN DẪN VNPT HUẾ
2.1 Mạng viba:
Do tính ưu việt của truyền dẫn quang nên truyền dẫn viba ngày càng ít dùng.
Do đặc điểm về địa hình ở Huế lắp đặt một số trạm viba phục vụ nhu cầu truyền
dẫn trong đố có 2 tổng đài viba chính: Huế - Phước Tượng và Huế - Núi VungĐồi 920-A Lưới. Thiết bị sử dụng ở tổng đài là DM 2G-1000 hoạt động ở dải tần
số dao động 5 Mb/s.
2.2 Mạng quang:
Vì sự đột phá về tốc độ cự ly truyền dẫn và cấu hình linh hoạt cho các dịch
vụ nên truyền dẫn quang ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tại VNPT Huế, mạng
quang xây dựng theo cấu trúc Token Ring. Trong quá trình vận hành, sử dụng và
nâng cấp nên thiết bị sử dụng của nhiều hãng: Nortel(1), NEC(1), Vnode(2),
Fujisu(4), Alcatel(7), trong đó thiết bị của Alcatel cho hiệu suất lớn nhất nên dùng
cho 7 vòng Ring trong tổng số 15 vòng Ring. Ngoài ra còn có các trạm cuối kết
nối theo kiểu point-point.
Dưới đây là sơ đồ 1 số vòng Ring:

Hình 2.2.Sơ đồ các vòng ring Acatel.

9



Th.Phuong
AnCuu

15,16/24

13,14/24

1Y
2Y

1,2/24

3,4/8
5,6/24o

5,6/24
5,6/24

7,8/24o

3,4/24o

11,12/12

2Y 1Y

2Y 1Y

Phu Bai


Xuan Loc
1,2/24o

H.Thuy

1,2/24o

Nam
Dong

7,8/12

2Y
BTS
VIETEL

Huong
Hoa

2Y

17,18/24

MS Dạ Lê

Huế

1Y


2Y 1Y

TDuong

1Y
Cáp
VIETEL

BTS
VIETEL

La Son

7,8/12

11,12/12

1Y 2Y

Huong
Giang

Hình 2.3.RING2 FUJITSU NAM ĐÔNG

10


Bạch
Yến


IP

Cơ Vụ 1
3,4/481

Hương
Trà

6 8

27,28/48o

6 8

1,2/4

1,2/4

21,22/48
VTN

Quảng
Điền
Cáp
VTN

6
8

1,2/12


Quảng
Lợi

1,2/12

8
6
Phong
Điền

13,14/24m

7,8/24m

Phong
Chương

6

8

5,8/12

Ưu Điềm

Điền
Hương

9,10/24m


2,3/12
Điền
Lộc

SaGem
Quảng
Thái

Hình 2.4.RING NORTEL PHÍA BẮC (STM4)

11


Bạch Yến
Bãi Dâu

1,2/24

7/2 7/1

3,4/24
1,2/24

7,8/24 7,8/24

Hương Trà AnLo

10/1


7,8/24

Đồng Lâm

9,10/12
Đức Phú

9,10/24

Hương
Vinh

Hương An

9,10/12

9,10/24

2
1

1,2/24

1
2

Phong Điền

7/2


Quảng
Thành

Phong
Chương

Hương
Chữ

Ưu Điềm

2,3/12
7,8/24
Điền
Hương

1,2/24

7,8/24

Hương
Phong

1
2

Điền Lộc

2
1


13,14/24
9,10/24

1
2
Hải Dương

1

2

3,4/12

Quảng
Công

1,2/12

1

2

Điền Hòa

5,6/12

Quảng Ngạn

13,14/24


Phong 1
Hải

Hình 2.4 RING V-NODE PHÍA BẮC (STM4)

12

15,16/24

2


Trong một vòng ring , giữa các thiết bị còn có các điểm trung gian đấu chuyển
ODF. Giữa hai thiết bị ta dùng 2 sợi quang để kết nối, 1 sợi cho hướng đi và 1 sợi
cho hướng về.
Dưới đây ta tìm hiểu sơ lược về thông số một số vòng Ring:
 Ring 1 a lưới ( stm4)
Thiết bị : Fujitsu FLX600A
3 card luồng E1 21=> 1 stm1
x2
1 card dự phòng
Mở rộng ring 1-4 và ring 1-5
 Mở rộng Ring 1-4
3 card luồng E1 21-> 63 luồng E1
1 card dự phòng
2 card quang ; một card quang có một cặp dây thu phát ; 1card hoạt động và một
card dự phòng
 Mở rộng ring 1-5 : chưa dùng
 Như vậy , vòng ring 1 a lưới (STM4) mới chỉ dùng 63x3 luồng E1

 Ring liên host 1660 (357 E1)
17 card luồng
1 card 21 luồng 357 luồng
2 card matrixe
1 card PQ2/EQC điều khiển
+ 2 card quang dùng để mở rộng
+ 2 card quang dùng để tạo vòng ring : 1 card đi chân mây (L64.2E)
, 1 card đi bạch yến ( S-64.2 E)
 Mở rộng 1 ( 1662-1) : 504 E1 ring liên host STM16
8card P63E1
2card quang
 Mở rộng 2 : giống mở rộng 1
 Ring Nam thành phố Huế 1660 (0E1)
Có 4 card quang , 2 card quang dùng để mở rộng + 2 card quang tạo ring đi long
thọ và phú vang
Ring 3 acatel STM16 ( dùng để mở rộng)
 Mở rộng ring Nam thành phố huế 1662 (441 E1)
1662 chỉ hỗ trợ stm16
1660 hỗ trợ từ stm0 đến stm64
Có 7 card x 63E1= 441 E1

13


2.2.1 Giới thiệu về thiết bị truyền dẫn FLX150/600 (FUJITSU):
Mục này giới thiệu về thiết bị truyền dẫn FLX150/600. Tuy là thiết bị đời cũ
và hầu hết đẫ được nâng cấp bằng thiết bị Alcatel, tuy nhiên trên cơ sở nắm được
các tham số kỹ thuật và nguyên lý hoạt động ta cũng có cái nhìn tổng quan về cách
hoạt động của một hệ thống truyền dẫn.
2.2.1 Một số tham số kỹ thuật

- Chất lượng đường truyền : 1*10-10 giữa 2 trạm lặp
- Dung lượng luồng chính : 2 x STM – 1 hoặc 2 x STM – 4
- Dung lượng luồng nhánh :Số luồng tối đa tại mỗi cổng giao tiếp
+ Không có bảo vệ : 63 x 2 Mb/s, 5 x 34 Mb/s, 2 x 140 Mb/s, 2 x STM – 1
+ Có bảo vệ : 63 x 2 Mb/s, 3 x 34 Mb/s, hoặc 5 x STM – 1.
- Mức nối chéo : VC - 12, VC – 3 và VC – 4
- Dung lượng nối chéo : 13 x STM – 1 tại HOVC level, 5 x STM – 1 tại LOVC
level
- Các giao diện đồng bộ: Giao diện với đầu cuối nội hạt V.24
- Các giao diện quản lý : Giao diện với hệ thống quản lý mạng X.25
- Dải điện thế đầu vào : -48 V – 60 V danh định
- Có thể dùng trong cấu hình mạng :
+ Điểm - điểm
+ Chuỗi
+ Phân nhánh
+ Vòng
+ Kết hợp
2.2.2 Cấu trúc của thiết bị truyền dẫn FLX150/600 và một số chức năng:
a/Cấu trúc
Các khối trong FLX150/600 được chia làm 4 phần chính:
- Nhóm chung (COMMON)
- Phần giao diện trạm (SIA)
- Nhóm giao diện tổng hợp (AGGREGATE)
- Nhóm giao diện nhánh (TRIBUTARY)
b/Một số chức năng
-Chức năng giám sát chất lượng thông tin
-Chức năng nâng cấp hệ thống khi hệ thống đang trong trạng thái làm việc
-Chức năng đấu nối chéo, xen rẽ
+Chức năng đấu nối chéo HOVC TSI
+Chức năng đấu nối chéo LOVC TSI

-Các chức năng dịch vụ tiện ích:
+Thoại nghiệp vụ
+Cảnh báo quản lý trạm
-Chức năng tự động tắt nguồn laser
14


-Chức năng quản lý luồng
-Chức năng dự phòng
2.2.3 Cấu hình mạng vòng (Ring Network) dùng FLX150/600:
2.048 Mbit/s,
34.368 Mbit/s
139.264 Mbit/s,
STM-1

STM-1/4
2.048
Mbit/s,
34.368
Mbit/s
139.264
Mbit/s,
STM-1

FLX150/600
ADM

FLX150/
600


STM-1/4

STM-1/4

FLX150/
600

FLX150/600
ADM

2.048
Mbit/s,
34.368
Mbit/s
139.264
Mbit/s,
STM-1

STM-1/4

2.048 Mbit/s,
34.368 Mbit/s
139.264 Mbit/s,
STM-1

Hình 2: Sơ đồ 1 mạng vòng (Ring Network)
Trong mạng này, các nút mạng được liên kết với nhau theo 1 vòng tròn khép
kín. Tại mỗi nút mạng, FLX160/500 là thiết bị xen rẽ ADM, cho phép người khai
thác truy nhập với tốc độ thấp (mức VC) trong tín hiệu STM – 1/4. Mạng này có
chức năng bảo vệ luồng nhánh PPS.

Trong mạng vòng, FLX150/600 phát tín hiệu theo cả 2 hướng, tại phía thu
FLX160/500 chọn 1 trong 2 tín hiệu thu được có chất lượng cao nhất dựa trên cơ
chế kiểm tra lỗi và các thông tin cảnh báo của tín hiệu thu được.
2.2.4.Một số cảnh báo thông thường
Khi có sự cố, đèn cảnh báo trên khối nguồn PWRDIS của thiết bị sẽ sáng đỏ.
Để xác định chính xác phần sự cố, cần kiểm tra bằng phần mềm quản lý. Các
thông số phần mềm quản lý sẽ cung cấp như sau :
- AIDTYPE : Loại nhận biết truy nhập
- AID : nhận biết truy nhập

15


- Mức độ cảnh báo: Hệ thống sẽ đưa ra các mức độ ảnh hưởng của cảnh báo tới
hệ thống. Có 5 mức cảnh báo theo thứ tự nghiêm trọng như sau:
+ CR (critical) : nguy kịch (rất nghiêm trọng)
+ MJ (major) : nghiêm trọng
+ MN (minor) : không nghiêm trọng
+ WR (warning) : cảnh báo
+ NR (not report) : không cảnh báo
- Mức độ cảnh báo –SA : có ảnh hưởng của mức độ cảnh báo
- Mức độ cảnh báo –NSA : không ảnh hưởng của mức độ cảnh báo
- Vị trí (location) : chỉ vị trí của trạm xuất hiện cảnh báo
+ NEND (Local station Near end) : trạm đầu gần
+ FEND (Remote station Far end) : trạm đầu xa
- Hướng (direction) : thông số của phía phát hoặc phía thu
+ TRMT (transmit) : phát
+ RCV (receive) : thu
+ NA (not apllicable) : không áp dụng
* Trên đây chỉ là những điểm tổng quan nhất khi tìm hiểu về thiết bị FLX150/600.

Qua đây ta đã biết được về cơ bản về cấu tạo cũng như cơ chế phát/thu tín hiệu
trong vòng Ring và một số cảnh báo thông thường, làm cơ sở để hiểu được hoạt
động của các thiết bị khác.

16


Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG ĐÀI
ALCATEL 1000E10 MM
3.1 Vai trò của Alcatel 1000E10 MM trong mạng viễn thông:
Do nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay đòi hỏi thêm các dịch vụ đa phương
tiện như số liệu, hình ảnh (thời gian thực) điều này yêu cầu có các công nghệ dựa
trên kỹ thuật gói. Alcatel đã đưa ra thị trường loại Tổng Đài mới ALCATEL
1000MM E10 Multimedia Multiservice cho phép :
- Sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có để duy trì và phát triển việc cung cấp các
dịch vụ cho thông tin thoại và qua đó bảo đảm các nguồn thu nhập.

Hình 3: Chuyển mạch đa phương tiện và đa dịch vụ
- Điểm truy nhập cho mạng băng rộng: Tổng đài A1000 E10 MM có khả
năng kết nối mạng băng rộng, sử dụng thoại qua ATM (VoATM), hỗ trợ dữ liệu
theo nguyên lý đường dây thuê bao bất đối xứng tốc độ cao ADSL (Asymmetric
Digital Subscriber Line) với tốc độ chiều lên 640kbit/s và chiều xuống 6Mbit/s tại
bộ truy cập thuê bao số đa dịch vụ (CSN MM)…

17


Hình 4: Kết nối qua mạng ATM
Mục tiêu là làm chức năng trao đổi bên trong mạng điện thoại với khả năng
chuyển mạch đa dịch vụ. Hệ thống đa dịch vụ giúp đơn giản hoá mạng viễn thông.

Với khả năng xử lý lớn, độ tin cậy cao và khả năng đa dịch vụ làm giảm số lượng
tổng đài và các cấp độ trong mạng. Chỉ với duy nhất 1 tổng đài E10MM có thể
đảm nhiệm được nhiều chức năng chuyển mạch và định tuyến cho các dịch vụ cố
định hay di động, nội hạt, quá giang và quốc tế. Cung cấp 1 giải pháp để phát triển
lên mạng NGN với các công nghệ IP/ATM.
- Dễ dàng đưa vào các dịch vụ mới an toàn trong tương lai. Tổng đài E10MM
sẵn sàng thích ứng cho việc áp dụng các dịch vụ mới như chỉ cần thay 1 tấm mạch
thuê bao đã có thể sử dụng dịch vụ ISDN hay thêm modul phần mềm để sử dụng
dịch vụ giá trị gia tăng, ngay cả dịch vụ băng rộng xDSL cũng có thể dễ dàng
được đưa vào bằng việc thêm modul phần cứng và phần mềm mới. Với thế hệ tổng
đài ALCATEL 1000MM E10 là họ Tổng Đài E10 được phát triển lên với công
nghệ mới đáp ứng mọi nhu cầu nâng cấp phát triển dịch vụ. Tổng đài này dễ sử
dụng nhờ cấu trúc dự phòng và hệ thống phần mềm tự chuẩn đoán với tính chính
xác cao. Đặc biệt có cấu trúc dự phòng khi có lỗi xuất hiện, không cần thiết phải
có sự can thiệp tức thời của nhân viên bảo dưỡng, tổng đài vẫn hoạt động bình
thường và thiết bị có lỗi có thể chờ sửa lỗi theo đúng lịch trình bảo dưỡng, giảm
được chi phí bảo dưỡng và khai thác.
3.2 Đặc tính kỹ thuật của tổng đài Alcatel 1000E10 MM:
Chuyển mạch ATM 80GBit/s.
Dung lượng lớn với 16.384 PCM hoặc 512 STM1, từ 2,5 - 4 MBHCA với
100% IN và 8 MBHCA với 0% IN, lưu lượng chuyển mạch 200.000 Erl.
Mật độ tích hợp trên ngăn giá máy và board mạch cao : 2048 PCM chỉ trong
5 giá máy.
Trung kế VoSDH và VoATM.
Tổng đài vệ tinh dung lượng lớn và mềm dẻo.
Truy cập Internet tốc độ cao – tích hợp ADSL trong CSN (Subscriber Access
Unit - Đơn vị đấu nối thuê bao).
Bộ biến đổi mã UMTS.
18



Có khả năng phát triển nâng cấp trong mạng NGN.
Quản lý tập trung.
Khả năng tương thích công nghệ sử dụng lại phần mềm và phần cứng ...
* Một số tính đặc trưng của hệ thống tổng đài này là:
 Multiservice: 1 thiết bị được tích hợp nhiều tính năng, đồng thời có thể
sử dụng làm tổng đài cố định hoặc di động, nội hạt hoặc transit.
 Hoạt động theo Modul nên dễ dàng thay đổi khả năng, tính năng.
 Tính tương thích của phần cứng và phần mềm phát triển độc lập nhau.
Điều này đảm bảo tính tương thích của thiết bị khi nhà khai thác yêu cầu nâng cấp
tổng đài. Ví dụ: nâng cấp phần mềm từ R22 lên R24, nâng cấp phần cứng từ E10
lên E10MM.
* Do đó đã nổi trội lên những đặc tính nổi bật như:
 Chất lượng dịch vụ (QoS) không phụ thuộc vào kiểu của mạng truyền tải:
chất lượng dịch vụ thoại qua chuyển mạch kênh (PSTN) hoặc chuyển mạch gói là
như nhau.
 Bảo đảm dịch vụ cộng thêm trong tổng đài bảo tồn nguồn thu nhập, nâng
cao hiệu quả kinh tế bởi các dịch vụ trên mạng PSTN/ISDN của nhà khai thác..
 Khả năng phát triển dịch vụ dựa trên công nghệ gói trong tương lai:
VoATM, biến đổi mã UMTS.
 Hỗ trợ việc tính cước thông qua việc tạo ra các bản ghi cước cho bất cứ 1
hình thức thông tin nào.
 Khả năng tương thích kết nối với tất cả thiết bị Viễn thông hiện có trên
mạng, đảm bảo sự tương tác giữa các mạng số liệu quốc gia và quốc tế.
 Cung cấp các kết cuối mạng tích hợp dung lượng cao như SDH STM1.
3.3 Cấu trúc của tổng đài Alcatel 1000E10:
Trước hết, ta xét cấu trúc của tổng đài A1000E10. Đây chính là phiên bản cơ
sở để sau này nâng cấp lên thành tổng đài A 1000E10 MM.
Tổng đài A1000E10 có kiến trúc mở rộng và phân tán, có nhiều cấu hình và
cấp bậc. Nó dựa chủ yếu trên các modul phần cứng cơ sở là các trạm đa xử lý và

trên các modul phần mềm cơ sở là các phần mềm.
Về phần cứng: các trạm đa xử lý SM với nền tảng nhiều bộ xử lý, nhiều mục
đích mạnh. Một tổng đài hoàn chỉnh được tạo nên bởi việc kết hợp 1 số các SM
nối với nhau thông qua mạng LAN, được dùng để truyền các bản tin điều khiển
trao đổi giữa các SM.
Về phần mềm (ML): một phần mềm có khả năng xử lý tất cả những vấn đề
trong dịch vụ thoại: xử lý cuộc gọi, điều khiển chuyển mạch và giao tiếp, giám sát
tổng đài …

19


Khi kết hợp cả phần cứng SM và phần mềm ML thì đối với yêu cầu về cấu
hình cụ thể, số lượng các ML sẽ được tính toán thích hợp cho mỗi 1 chức năng và
được nạp vào 1 số lượng các SM thích hợp.
3.3.1 Cấu trúc phần cứng của tổng đài A1000 E10:

Hình 5: Cấu trúc phần cứng của tổng đài A1000 E10
Hệ thống tổng đài A1000 E10 bao gồm 3 phân hệ chức năng độc lập:

Phân hệ truy nhập thuê bao: đấu nối các đường dây thuê bao tương tư, số....

Phân hệ điều khiển và đấu nối: có nhiệm vụ quản lý chuyển mạch kênh
phân chia theo thời gian và các chức năng xử lý cuộc gọi, tính cước...

Phân hệ quản lý, khai thác và bảo dưỡng: là phần giao tiếp giữa kỹ thuật
viên vận hành và hệ thống tổng đài Host (giao tiếp người – máy). Nó quản trị các
kết nối vào hệ thống tổng đài mà qua đó người điều hành hệ thống có thể nhập
lệnh, tác động vào hệ thống; ngược lại hệ thống sẽ đưa các thông tin và các đáp


20


×