Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi
gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sông và cái chết
GỢI Ý
- Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi
gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sông và cái chết. Hai lời thoại của hồn
trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
+ Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi
toàn vẹn...
+ Sống nhờ vào đồ đạc của cải của người khác đã là chuyện không nên đằng này
đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ vào anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giả là cho
tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông không cần biết.
- Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm
thía qua lời thoại này.
+ Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể
có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi, con người bị chi
phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đổ lỗi cho thân xác, không
thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn
+ Thứ hai, sống thực sự cho ra một con người quả không dễ dàng, đơn giản. Khi
sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là chính mình thì cuộc sống ấy
thật vô nghĩa. Những lời thoại của hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật
đã ý thức rõ về tình cảm trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình thấm thìa nỗi đau
khổ ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải
thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.
Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con, cháu), nguyên nhân nào đã
khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào trạng
thái bất ôn và phải chịu đau khố? Trương Ba có thái độ như thế nào trước
những rắc rối đó?
GỢI Ý
Nỗi đau khổ tuyệt vọng của hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với
những người thân:
- Người vợ mà ông rất mực thương yêu giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ
đi. Với bà “đi đâu cũng được... còn hơn là thế này” bà đã nói ra cái điều mà chính
ông cũng cảm nhận được: “Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trươm Ba làm
vườn ngày xưa”.
- Cái Gái, cháu ông bây giờ không cần phải chú ý. Nó một mực khước từ tình
thân (tôi không phải là cháu ông.. Ông nội tôi chết rồi). Cái Gái yêu quý ông bao
nhiêu thì bây giờ nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn
chân “tò bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm
quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều
cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong sốt mê man ý cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt
đền. Với nó, “ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ cái Gái
biến thành sự xua đuổi quyết liệt “ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! lão đồ tể, cút đi!”.
- Người con dâu là người sâu sắc, chín chắc, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thây
thương bố chồng trong tình cành trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm ukhổ hơn xưa nhiều
lắm". Nhưng nỗi buồn đau trước cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị
không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó. Thầy bảo con: cái
bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi
con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả
như lệch lạc, nhoà mờ dần đi. đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy
nữa...”
Tất cả những người thân yêu của hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ
trêu. Họ đã nói ra thành lời bởi với họ ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau,
họ khổ, nhưng “cũng không khổ bằng bây giờ”
Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng
của mình đã khiến hồn Trương Ba không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với bán thân
mình cứ lớn dần... lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. Đặc biệt sau hàng loạt
câu hỏi cỏ vẻ tuyệt vọng của chị con dâu: “Thầy ơi, làm sao giữ được thầy ở lại,
hiền hậu, vui vỏ tôt lành như thầy của chúng con ngày xưa kia? Làm nế nào, thầy
ơi?” thì dường như hồn không thể chịu đựng hơn được nữa.
Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã để cho hồn Trường Ba còn lại trơ trọi một mình
với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại
đầy chua chát đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi, cái thân xác không phải của ta
ạ... Nhưng lẽ nào ta tại phải chịu thua mày”, khuất phục mày và tự đánh mất mình?
“Chẳng lẽ không còn cách nào khác!” Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không
còn cách nào khác? Có thật không còn :ách nào khác? Không cần đến đời sống do
mày đem lại! Không cần! Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định tới hành
động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.
Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn
Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy\" với một lời độc thoại
đầy khẩn thiết
GỢI Ý
- Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn
Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy
khẩn thiết: “Không, không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái
chỗ ở không phải là của tôi lắm rồi! Cái thân kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ
mi, ta muôn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra
khỏi cái xác này. dù chỉ một lát”.
Rõ ràng hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ, những
câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với cái ước nguyện khắc khoải của hồn đã nói
lên điều đó. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi thân xác mà hồn ghê tởm.
Hồn ghê tởm không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ đâu còn là một người làm
vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con, quan tâm tới hàng xóm láng giềng
như ngày trước. Ông Trương Ba được mọi người kính trọng đã chết rồi. Trương ba
bây giờ vụng về, thô lỗ, phủ phàng lắm. Người đọc, người xem càng lúc càng thấy
rõ điều đó qua các đối thoại và hồn Trương ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng
thái đau khổ, tuyệt vọng.
- Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối
lí, bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn thì hồn vẫn phải thừa
nhận. Đó là cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với "tay chân run rẩy”,
”hơi thở nóng rực”, ”cổ nghẹn lại” và "suýt nữa thì...”. Đó là cái lần ông tát thằng
con ông ”toé máu mồm máu mũi”., tất cả đều là sự thật. Xác anh hàng thịt gợi lại
tất cả sự thật ấy khiến hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. Xác anh
hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để nguỵ biện: ”ta vẫn có một
đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn...”. Trong cuộc đối thoại này
xác thắng thế nên rất hả hê tuôn ra với những lời thoại dài với giọng khi thì mỉa
mai cười nhạo, khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những
lời thoại ngắn với những giọng nhát gừng kèm theo tiếng than, tiếng kêu. Không
chỉ đau khổ, hồn còn xấu hổ thấy những lời nói công khai của xác mà trước đó hồn
đã cảm thấy mà không muốn ít nói ra, nhận thấy mà không không muốn thừa nhận.
Cảm nhận về hồn trương ba da hang thịt của lưu quang vũ
BÀI LÀM
Như chúng ta đã biết, Lưu Quang Vũ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân
khấu kịch những năm tám mươi của thế kỉ XX, một nhà soạn kịch tài năng nhất
của nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Nhiều vở kịch của ông đã gây chấn
động dư luận, ta có thể kể đến: Lời nói dối cuối cùng, Lời thề thứ 9, Nàng xi la...
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong số đó.
Hồn Trương Ba, da hăng thịt (viết năm 1981 đến năm 1984 mới ra mắt công
chúng) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn
nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã
xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư
tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
Tóm tắt nội dung vở kịch: Trương Ba đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì
muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào
xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác anh hàng thịt
Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt chống, gia
đinh Trương Ba cũng thấy anh xa lạ...; bản thân Trương Ba thì khổ vì phải sống trái
tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói
xấu, một số nhu cầu vốn không phải của chính bản thân mình. Trước nguy cơ tha
hoá về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân của kẻ khác. Trương Ba quyết
định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận chết, để "không còn cái vật quái gở
mang lên "Hồn Trương Ba. da hàng thịt nữa. Trước khi lìa đời, hồn Trương Ba dặn
dò, an ủi, vĩnh biệt vợ con.
Cảnh VII là đoạn cuối, mâu thuẫn kịch được đẩy lên cao trào để giải quyết.
Muôn thế phải đưa hồn Trương Ba vào sự đau khổ cực độ: bị những người thân
chê trách xa lánh, tự mình ý thức được sự tha hoá của mình, bị thân xác của anh
hàng thịt sỉ nhục, bị cường hào nhũng nhiễu, nhìn thấy con trai hư hỏng không dạy
dỗ được,... Tất cả những cái đó làm cho hồn Trương Ba vốn cao khiết không thể
chịu đựng được nữa và nhận cái chết. Những lớp trong đoạn , sự dồn nén của mâu
thuẫn kịch. Đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt vừa là hành
động kịch đẩy mâu thuẫn lên cao vừa là một đoạn văn sinh động đầy ý nghĩa triết
lí. Trước khi kết thúc, tác giả còn đưa nhân vật vào thử thách cuối cùng, lúc đối
mặt với cái chết: có thể còn một sự lựa chọn là nhập vào thân xác cu Tị, một em bé
hàng xóm vừa chết. Hồn Trương Ba đã xin dành phép màu duy nhất của Đế Thích
cho cu Tị sống lại còn mình kiên quyết nhận cái chết. Kịch hấp dẫn đến cùng và
đầy chất nhân văn. Đoạn kết ngắn nhưng đầy chất thơ và dư ba.
Dưới đây, chúng la sẽ tìm hiểu các lớp của cảnh VII và đoạn kết của vở kết qua
các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài:
- Lớp kịch Cuộc đổi thoại giữa Hồn và Xác (câu hỏi 1)
- Lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, cháu gái, con dâu) (câu hỏi 2)
- Lớp kịch hồn Trương Ba và Đế Thích (câu hỏi 3 và 4)
- Đoạn kết (cảnh vườn cây, Trương Ba chập chờn xuất hiện, vợ Trương Ba chị
Lụa, cu Tị, cái Gái) (câu hỏi 5).
1. Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hành thịt, tìm hàm ý mà nhà
viết kịch muốn gửi gắm
Ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt: hành
động kịch đầy mâu thuẫn, xung đột tới cao trào. Một đoạn văn sinh động đầy nghĩa
triết lí. Xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba. Hồn
Trương Ba đau khổ đến cực độ và thấy không thể chịu đựng được nữa
Xác hàng thịt: ẩn dụ về thể xác của con người.
Hồn Trương Ba: ẩn dụ về linh hồn của con người.
Cuộc đối thoại giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba là cuộc đâu tranh giữa thể
xác và linh hồn trong một con người. Thể xác và linh hồn là hai thực thể có quan
hệ hữu cơ với nhau. Thể xác có tính độc lập tương đối của nó, có tiếng nói của nó,
có khả năng tác động vào linh hồn, linh hồn phải đâu tranh với những đòi hỏi
không chính đáng của thể xác để toàn diện nhân cách.
Hàm ý mà nhà viết kịch muốn gửi gắm chính là: trong một con người, hồn và xác
không thể tách rời (lời xác hàng thịt: "Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!"), vì vậy
việc hồn Trướng Ba phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt là một bi kịch, một mâu
thuẫn đòi hỏi phải có cách giải quyết như ta sẽ thấy trong các lớp nếp theo.
2. Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con dâu, cháu gái), nguyên nhân
nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn
và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó?
Nguyên nhân đã khiến cho người thân của Trươns Ba và cả chính Trương Ba rơi
vào bất ổn là do hồn Trương Ba đã phải sống trong xác hàng thịt và chính cái xác
hàng thịt đó đã làm thay đổi con người của Trương Ba, làm cho hồn Trương Ba giờ
đây không còn là của Trương Ba trước kia nữa:
- Mang xác hàng thịt, hồn Trương Ba trở nên thô vụng hơn (làm gãy cây trong
vườn, gãy diều của cu Tị,...) bởi bây giờ "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông
Trương Ba làm vườn ngày xưa” (lời vợ Trương Ba).
- Trương Ba ngày càng xa lạ hơn với những người thân: vợ muốn bỏ đi để "ông
được thảnh thơi... với cô vợ người hàng thịt": cháu gái nội không nhận ông vì "ông
nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy", mà còn rủa ông và đuổi ông: "Ông xấu
lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!"; ngay cả con dâu, người thông cảm với hồn
Trương Ba hơn cả, cũng thây bố chồng "mỗi ngày một đổi khác dần, mất mát dần".
Đây chính là điều đau đớn nhất của hồn Trương Ba, là bi kịch lớn, là mâu thuẫn đã
được đẩy tới cao trào.
- Hồn Trương Ba cũng nhận ra những điều đó.,ông thây không thể sống như thế
được nữa, không thể khuất phục trước thể xác tự đánh mất mình. Thái độ của hồn
Trương Ba lúc này thật rõ ràng, dứt khoát, quyết liệt: "Nhưng lẽ nào ta lại chịu
thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?" "Chẳng còn cách nào khác!"
"Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác?
Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!" và ông quyết đi: thắp
hương gọi Đế Thích xuống để bàn chuyện này.
3. Sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích vê ý nghĩa sự sống
- Đế Thích quan niệm về sự sống còn đơn giản: sống chỉ là để được sống với
hàm nghĩa là không chết: cho nên Đế Thích mới cho nhập hồn Trương Ba vào xác
anh hàng thịt để sống và bây giờ lại giúp Trương Ba lần thứ hai: nhập hồn Trương
Ba vào xác cu Tị để sông. Chính vì vậy nên Trương Ba mới trách Đế Thích, người
đem lại cho mình sự sống: "Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như
thế nào thì ông chẳng cần biết!” Như thế thì sự sống còn có ý nghĩa gì?
- Lời trách Đế Thích trên đây đã nói lên một quan niệm đúng đắn vẻ ý nghĩa sự
sống của Trương Ba, sống không phải là để tồn tại (không chết) mà phải để được
sống trong một cuộc sống có ý nghĩa: "sống nhờ vào đồ đạc, cài cải người khác đã
là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt",
"Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái
chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải
khổ vì tôi!" chính thế mà Trương Ba muốn trả thân xác này cho anh hàng thịt để
không còn cái quái gở mang tên "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" nữa.
4. Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn
Trương Ba nhập vào xác cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?
Trước khi kết thúc, tác giả còn đưa nhân vật vào cuộc thử thách cuối cùng lúc đôi
mặt với cái chết, trước một sự lựa chọn: nhập vào xác cu Tị, một em bé hàng xóm
vừa chết. Hồn Trương Ba rất thương cu Tị vì đó là một đứa bé ngoan bạn thân của
cái Gái, cháu nội yêu quý của ông. Nhưng ông không thể tái diễn bi kịch sống
trong thân xác mượn của người khác: "Không thể bên trong một đằng bên ngoài
một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Vì thế ông đi xin cho cu Tị được
sống lại, còn mình thì xin được chết.
Hành động chấp nhận cái chết, trả lại xác cho anh hàng thịt của hồn Trương Ba là
một hành động đúng đắn, dũng cảm và đạo đức. Từ tư tưởng triết lí ví quan hệ giừa
thể xác và linh hồn. Lưu Quang Vũ đã đi đến một quan niệm đúng đắn về cách
sống: sống chân thật, sống vì mọi người, vì hạnh phúc và sự tốt đẹp của con người.
Trương Ba chết nhưng hồn Trương Ba vẫn sống, sống trong tình cảm của mọi
người, sống trong sự sống mà không cần mượn đến thân xác của ai.
5. Cảm nghĩ về đoạn kết
Trương Ba chết, nhưng hồn ông vẫn còn đó, "giữa màu xanh cây vườn, Trương
Ba chập chờn xuất hiện" và ông đã nói với vợ mình những lời tâm huyết, hàm chứa
ý nghĩa: "Tôi đây bà ạ. Tôi ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong
ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà rẫy
cỏ,... Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong
những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu..."
Đó là sự bất tử của linh hồn trong sự sống, trong lòng người, tô đậm thêm nhân
cách cao thượng của Trương Ba và khắc sâu thêm tư tưởng nhân văn cao cả của tác
phẩm. Đây là một đoạn kết đầy chất thơ và có dư ba với hình ảnh của sự sống vẫn
nảy nở trong "vườn cây rung rinh ánh sáng", "hai đứa trẻ cùng ăn na ngon lành" và
"gieo hạt na xuống đất cho nó mọc thành cây mới.
Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương qua lịch sử và trong
thơ ca? Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả? Qua
đoạn trích, nêu những nét đặc sắc của văn phong tác giả. Nét đặc sắc của vãn
phong tác giả qua đoạn trích?
GỢI Ý
a. Phẩm chất của sông Hương được tác giả tô đậm: thơ mộng, hoang dã nhưng
duyên dáng, đa tình, lịch lãm và cổ kính.
b. Cách nhìn độc đáo của tác eiả: từ góc độ văn hóa truyền thông, giàu chất thơ.
c. Nét đặc sắc của văn phong tác giả qua đoạn trích
- Soi bóng tâm hồn với tình yêu say đắm, lắng sâu niềm tự hào tha thiết đối với
quê hương, xứ sở vào đối tượng miêu tả, khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền
ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.
- liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hoá,
nghệ thuật và trải nghiệm của bản thân
- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử
dụng nhiều phép tư từ như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ...
- Có sự kết hợp hài hoà của cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.
chứng minh nét riêng trong lối viết kí của tác giả qua hình ảnh sông Hương
GỢI Ý
a. Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang
dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm.
Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông được thể hiện qua những so sánh: “bản
trường ca của rừng già", những hình ảnh đầy ấn lượng: “rầm rộ giữa bóng cây dại
ngàn”. Sự mãnh liệt thể hiện qua những ghềnh thác, cuộn sống như cơn lốc vào
những đáy vực bí ẩn…
- Vẻ dịu dàng, say đắm: sắc màu rực rỡ (“những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa
đỗ quyên rừng").
- Dòng sông được nhân hoá của một cô gái di - gan phóng khoáng và man dại,
rừng già đã hun đúc cho “cô gái” một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong
sáng.
Ngay từ đầu trang viết người đọc đã cảm nhận được sự cảm nhận tài hoa của
ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: liên tưởng kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm...
tạo sức cuốn hút, hấp dẫn về một con sông mang linh hồn, sự sống.
- Kết thúc đoạn văn, tác giả giới thiệu trọn vẹn con sông (tâm hồn sâu thẳm của
nó) vừa dẫn dắt, gợi mở sang đoạn liếp theo sẽ miêu tả khuôn mặt kinh thành của
dòng sông.
b) Sông Hương đoạn chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố
Lúc này, sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng được
“người tình mong đợi” đến đánh thức. Kiến thức về địa lí đã khiến tác giả miêu tả
tỉ mỉ sông Hương với những khúc quanh và những lưu vực của nó.
Đoạn văn thể hiện năng lực quan sát tinh thế và sự phong phú về ngôn từ hình
tượng giúp nhà văn viết được những câu văn đầy màu sắc tạo hình và ấn tượng:
“Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “Sắc nước trở ru: xanh
thẳm”, “nó trôi đi giữa hai dải đồi sừng sững như thành quách, dòng sông mềm
như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi”. Rồi giữa
đám quần sơn lô xô ấy là giấc ngủ nghìn thu của vua chúa được phong kín trong
lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ
toả lan khắp cả một vùng thượng lưu.
Vận dụng kiến thức về văn hoá, văn học, tác giả tạo cho người đọc ấn tượng về
vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí, như cổ thi gắn với thành quách, lăng tẩm của vua
chúa thuở trước.
c) Sông Hương khi chảv vào thành phố có nét đẹp riêng. Nếu ở trên, người đọc
cảm nhận phần nào vẻ đẹp man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông, thì giờ đây
con sông được khám phá, phát hiện ở sắc thái tâm trạng. Sông Hương gặp thành
phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu,
mềm mại. Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh
đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ,
lí thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông. Đó là những nét bút thật “dịu dàng,
tình tứ, đắm đuối”, “chiếc cầu trắng ở thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn
như một vầng trăng non”, sông Hương “uốn một cành cũng rất nhẹ sang cống
Hiến”, đường cung ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không
nói ra của tình yêu, “nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh” làm dòng sông thêm lộng lẫy,
con sông ngập ngừng như có “những vấn vương của một nỗi lòng, không nỡ rời xa
thành phố”. Quả đúng như nhà thơ Thu Bồn đã viết:
Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sóng chảy vào lòng nên Huế rất sâu.
Cảm nhận về Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
BÀI LÀM
Con sông Hương thơ mộng của xứ Huế đã làm ngẩn ngơ không ít những tâm hồn nhạy cảm và cũng
làm “khổ” không ít bậc nghệ sĩ tài hoa. Ta bắt gặp sông Hương ở muôn mặt của nghệ thuật: thơ, ca,
nhạc, hoạ. Đến với bút kí Ai đã dặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường một lần nữa ta cảm
nhận vẻ đẹp sông Hương và sự đam mê của tác giả khi viết về dòng sông.
Bài bút kí đưa ta về với cội nguồn con sông Hương của xứ Huế phát hiện những vẻ đẹp đẩy chất thơ
khi nó chảy qua những vùng đất khác nhau, làm cho ta càng thêm yêu con sông của xứ sở từ lâu đă đi
vào tâm thức của mỗi người Việt Nam, không riêng gì những người quê ở đất cố đô.
Đoạn trích học gồm 5 phần:
- Mở đầu, gợi cảm xúc để đến với dòng sông Hương.
- Vẻ đẹp của sông Hương ở nơi đầu nguồn, vùng thượng lưu.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào thành phố Huế.
- Kết thúc bài kí: huyền thoại về sông Hương nói lên sâu sắc ý nghĩa của nhan đề bài kí.
Bài bút kí cũng chảy như một dòng sông theo mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Vì vậy, ở đây,
cũng sẽ phân tích văn bản đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? Liền mạch từ đầu đến cuối để có một
cảm nhận toàn vẹn và nhất quán về vẻ đẹp của con sông Hương, (trong đó có vẻ đẹp riêng khi nó chảy
qua các vùng đất khác nhau như đã nói trong các phần trên đây).
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong phong cách
nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và chính luận, sử thi hoá lịch sử và khám
phá chiều sâu văn hoá của đối tượng. Chất trữ tình trong bút kí của ông xuyên thấm vào tất cả và thăng
hoa thành chất thơ của ngôn ngữ.
Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài bút kí mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết bằng tất cả tình yêu say
đắm với sông Hương đẹp và dịu dàng, với Huế cổ kính mà thơ mộng.
Đoạn mở đẩu với những khu vườn cổ, những kí ức về Nguyễn Du đã gợi cảm xúc về một vùng đất có
vẻ đẹp sâu lắng (thanh khiết, cổ kính, có tác dụng như một khúc dạo đầu của một bản đàn hay bài ca thơ
mộng).
Mỗi đoạn văn là một chắt lọc tinh tuý về hành trình, về dáng vẻ, về vẻ đẹp và sức cuốn hút riêng của
mỗi đoạn sông.
Sông Hương được miêu tả như một cá thể sống, như một người con gái với những từ gợi cảm, diễn tả
tình yêu say đắm của con người với dòng sông “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như
một cô gái Digan phóng khoáng và man dại". "Sông Hương khi về đồng bằng đã thay đổi tính cách, sông
như đi chế ngự bản năng của người con gái để mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành phù sa
của một vùng văn hoá xứ sở".
Với liên tưởng kỳ thú, diễm tinh, tác giả ví sông Hương như một người con gái đẹp được người tình
mong đợi đến đánh thức. Những câu văn đẹp, đầy màu sắc và ấn tượng. "Sông Hương vẫn đi trong dư
vang của Trường Sơn", "Sắc nước trở nên xanh thắm", "Nó trôi đi giữa hai dẫy đồi sừng sững như
những thành quách". "Dòng sông như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược nhỏ bé vừa bằng con
thoi, những ngọn đồi này tạo nên nhiều mảng phản quang nhiều màu sắc", "Sớm xanh, trưa vàng, chiều
tím”.
Đến ngoại vi thành Huế, sông Hương lại có vẻ đẹp trầm mặc như những rừng thông u tịch và những
lăng tẩm đồ sộ phong kín niềm hãnh âm u.
Đoạn tả sông Hương chảy vào thành phố, tác giả sáng tạo những hình ảnh đầy ấn tượng "chiếc cầu
trắng in ưên nền trời, uốn một cánh cung rất nhẹ". Tác giả sử dụng rộng rãi đặc sắc những phép tu từ gợi
cảm vốn là sở trường của như so sánh kết hợp với nhân hoá, ẩn dụ: "Dòng sông mềm hẳn đi như tiếng
vang không nói ra của tình yêu, khúc quanh trước khi ra biển, như một vấn vương cả một chút lẳng lơ kín
đáo của tình yêu". Những chi tiết về phong tục, lễ hội cũng trở thành hoạ, thành nhạc, thành tình, nghĩa là
thành thơ. "Trăm nghìn cánh hoa đang bồng bềnh vào những đêm hội răm tháng bảy từ điện Chén về
bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, chao nhẹ trên mặl nước những vấn vương của một nỗi lòng".
Thi trung hữu nhạc đó là nhạc của lòng, trong văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có nhạc, gợi nhớ
nhạc "điệu chảy lặng lờ của nó (sông Hương) ngang qua thành phố. Đúng là điệu slow tình cảm dành
riêng cho Huế". Những câu văn trải dài, uyển chuyển, du dương mà tự nhiên, nhuần nhị như dòng sông,
dòng nhạc đẹp, một "Đa nuyp xanh" trong văn.
Trí tưởng tượng thật phong phú trong những liên tưởng so sánh, những hồi tưởng đầy hình ảnh kỳ thú
"Sông Nêva với những phiến băng trôi nhanh như những chiếc thuyền của những chú chim hải âu”
(Chim hải âu đứng băng trên bang – NBS)
Vẻ đẹp của đoạn văn tăng lên trong từng chi tiết, đến chi tiết cuối thì thăng hoa cao nhất, đẹp nhất. Tác
giả lí giải tên dòng sông bằng huyền thoại đầy thơ khiến cho dòng sông vốn có cái tên thơ càng thơ hơn:
Hương là thơm, thơm của ngàn hoa, của nước nâu trăm loài hoa đổ xuống, làm thơ đến cả từng hơi đất.
Bài kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cung cấp thêm cho người đọc nhiều tri thức, sự việc mới lạ về
sông Hương, nó góp phần tạo nên sức hấp đẫn của tác phẩm. Nhưng đó không phải là yếu tố chính, bên
cạnh những tri thức tiếp nhận được, người đọc còn cảm nhận được vốn văn hoá, vốn sống đầy đặn và
đặc biệt sự ngân vang của chất thơ trong bài kí. Tất cả được viết nên bằng nguồn cảm xúc, bằng tình
yêu nồng nàn với dòng sông, với xứ Huế mà ông đã gửi gắm nhiều kỉ niệm của những năm tháng tuổi
thơ.
Cảm nhận về đoạn “Thuyền tôi trôi trên sông Đà... trên dòng trên
BÀI LÀM
Nếu có một buổi tôi hỏi “Anh biết Nguyễn Tuân không ?”, anh đáp “Biết !” nhưng nếu tôi thêm “Anh biết
tác phẩm Sông Đà không ?”, anh trả lời “Không !” thì tôi tin mình đã có đủ cơ sở để khẳng định lời anh
thiếu chính xác. Thật thế, nói đến Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám, người ta phải nhắc Vang
bóng một thời cũng như sau cách mạng tháng Tám, nhắc đến Nguyễn Tuân người ta không thể quên tập
tùy bút Sông Đà của ông.
Thông qua Sông Đà, bằng ngòi bút tài hoa, già dặn của mình, Nguyễn Tuân không chỉ phác họa được
bức chân dung ông lái đò trên sông Đà, bức chân dung người lao động trên sông nước được nâng lên
ngang tầm nghệ sĩ, mà còn đem đến con sông Đà một cái hồn người thực sự: cũng biết vui, buồn, giận
dỗi, phẫn nộ, nhớ thương... Nhưng, gấp lại trang sách, đọng lại trong tôi vẫn là đoạn này: “Thuyền tôi trôi
trên sông Đà... trên dòng trên”.
Sau những đợt gầm rung giận dữ, sóng vỗ tung bờ, sau những trận “làm mình mẩy” với con người Tây
Bắc, con sông Đà lại trở về với cái đằm thắm, hiền hòa cố hữu của nó: “Cảnh sông ở đây lặng tờ. Hình
như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi”. Câu văn đọc nghe cứ êm
trải, mênh mang..., mênh mang như chính những gợn sóng trên sông Đà. Tôi dám cuộc rằng, nếu tác giả
chỉ phác họa cảnh “lặng lờ” không thôi, người đọc cũng đủ hình dung ra cái tĩnh lặng của dòng trôi, cùng
lắm như con sông quê nội, quê ngoại mình hay như con sông trước ngõ nhà mình. Song, ở đây Nguyễn
Tuân đã viết thêm:
“Hình như từ đời Lí, đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi”. Con sông bây giờ
không hẳn chỉ là của hiện tại, mà nó trôi ngược về ạuá khứ. Bởi người ngắm nó - người đang lênh đênh
giữa dòng sông, đang chìm trong hoài niệm, mạch cảm xúc bơi ngược về với lịch sử dân tộc. Nguyễn
Tuân cho phả vào câu chữ của mình, phủ lên bề mặt con sông Đà một lớp sương khói huyền hoặc, mơ
hồ, xa xăm, đẹp và thơ mộng lạ kì. Bỗng dưng tôi nhớ mấy câu ca dao:
Mịt mù khỏi tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tăy Hồ.
Cũng là lãng đãng khói sương, nhưng rõ ràng không gian mặt hồ bị cô lập và có giới hạn hơn không
gian con sông Đà của Nguyễn Tuân.
Vẫn miên man trong mạch xúc cảm đằm sâu, ta có cảm giác con người tác giả đang hiện diện đâu đó
trên con sông Đà đã nhập thân làm một với cỏ cây sóng nước, để cho hiện dần lên trước ống kính những
vẻ đẹp cụ thể gợi cảm. Đúng vậy ! Phải là người của cảnh này, tình này mới có được những hình ảnh
nào là “nõn búp”, “búp có tranh”, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi
niềm cổ tích tuổi xưa”, nào là “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương”, “một tiếng còi
sương”, rồi “đàn cá quẫy vọt bụng trắng như bạc rơi thoi”... cùng cái dáng dấp “lững lờ như nhớ như
thương những hòn đá thác xa xôi” của con sông Đà... Một loại những sắc màu, hình ảnh, một loạt những
so sánh ví von khiến người đọc phải thích thú cảm phục người cảm phục người cầm bút. Song, đọc kĩ lại
ta mới hay rằng Nguyễn Tuân không chỉ muốn người đọc tâm phục đôi mắt nghệ sĩ có một không hai của
mình mà chắc rằng, đằng sau một loạt ngôn từ sáng tạo tài hoa đó là cả một thực thể nguyên khai như
“nụ sữa” thuần khiết. Ngẩm lại mà xem, từ “ nõn búp” đến “búp có tranh” là một cái gì rất tươi non, e ấp,
đến “con hươu thơ ngộ”, bờ sông “hoang dại như một bờ tiền sử”, “hồn nhiên như một nổi niềm cổ tích
tuổi xưa”... đều là những cái ban đầu, băng trinh, nguyên sơ... Và đằng sau, những dáng vẻ, những thực
thể, màu sắc ấy, người ta còn thấy một sức sống ngồn ngộn, tươi rói, trẻ trong đang ẩn nấp, đang ngầm
sinh sôi, chuuyển động, kết giao... Bắt được cái thần thái của cảnh vật, đòi hỏi cảm xúc Nguuyễn Tuân
phải tinh tế đến cỡ nào. Chính xác hơn, như trên đã nói Nguvễn Tuân đã hòa mình vào thiên nhiên, vào
trời mây non nước sông Đà, để thay mặt nó, ra trạng thái trinh nguyên của nó. Có thể hiểu rằng, Nguyễn
Tuân không tả cảnh quan sông Đà hoàn toàn theo cái nhìn chủ quan của người ngắm mà còn tả bằng đôi
mắt khách quan như bản thân con sông Đà hiện có.
Đoạn văn trích cho ta thấy được vẻ đẹp thơ mộng tiềm tàng sức sống của sông Đà, xúc cảm rất chân
thành của người ngắm cảnh và một lần nữa, buộc ta phải khâm phục, ngưỡng mộ ngòi bút tài hoa tài tử
của Nguyễn Tuân, những chữ nghĩa, ví von có hồn có mắt được nâng niu, cẩn thận góp nhặt qua “ hàng
trăm tuần trà, hàng ngàn lần dạo phố Hà Nội, đi Đông đi Tây chắt lọc lại, giữ lại cho chúng ta”.
Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam, uống ngụm nước ngọt của dòng Cửu Long phù sa hiền hòa, đọc
văn Nguyễn Tuân sao tôi cứ thây ao ước, bồn chồn: ước một lần được đặt chân đến với con sông đà,
được chiêm ngưỡng vẻ đẹp có thật của một con sông ở miền Bắc Tổ quốc mình...
Mình cũng là người Việt Nam, cũng biết yêu mến và rung cảm với cái của non sông gấm vóc Việt Nam,
biết đâu mình cũng có thể viết nên những dòng suy nghĩ đậm đà chất thơ theo tấm gương sáng tạo của
tác giả tùy bút Sông Đà.
Cảm nhận về hình tượng người lái đò qua bài tùy bút Người lái đò sông Đà
BÀI LÀM
Nguyền Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đau Mỗi tác phẩm của ông là một
bài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người với tư tưởng, tình cảm gắn bó với đất nước quê hương.
Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo của ông
Người lái đò Sông Đà, đó là một bài tùy bút, cũng là một bài thơ bằng văn xuôi đã thể hiện được những
nét tiêu biểu về phong cách đó.
Người lái đò Sông Đà ưước hết là một tác phẩm viết về một con người một con sông. Nhưng dưới ngòi
bút đầy hứng thú và tài hoa của ông mọi cảnh vật thiên nhiên đều trở thành những công trình mĩ thuật,
con người đều thành những nghệ sĩ điêu luyện. Bằng sự tiếp cận quan sát và khả năng mô tả cùng với
một kho chữ nghĩa vô cùng giàu có, chuẩn xác, Nguyễn Tuân đã dựng lên những bức tranh hết sức sống
động, những hình tượng kì vĩ giàu sức hấp trong thiên tùy bút độc đáo này.
Người lái đò trên sông Đà trong tác phẩm, trước hết là một ông già bảy mươi tuổi, đã giành một phần
lớn đời mình cho nghề lái đò dọc trên sông Đà. Đó một người lái đò lão luyện: “Trên dòng sông Đà, ông
xuôi, ông ngược hơn trăm lần rồi, chính tay giữ lái độ sáu chục lần...” trong thời gian hơn chục năm làm
cái nghề đầy nguy hiểm và gian khổ này. Đây là một con người từng trải hiểu biết, rất thành thạo trong
nghề lái đò, và đã đạt đến trình độ “bằng cách lấy mắt và nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng đất tất cả
những luồng nước tất cả những con thác hiểm trở” Nguyễn Tuân tiếp tục bày tỏ sự khâm phục với con
người này. “Sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cà
những dấu chám than, châm câu và cả những đoạn xuống dòng”. Thật là một cách so sánh “rất văn
chương” đầy thú vị và cũng “rất Nguyễn Tuân”.
Hình tượng người lái đò với “cái đầu bạc quắc thước ấy đặt trên một thân hinh cao to và gọn quánh
như chất sừng, chất mun” và những cánh tay vẫn là cánh tay của một “chàng trai”, “trẻ tráng quá”,
Nguyễn Tuân đã gọi đó là một thứ “vàng mười”. Ông đã đứng trước những thách thức của con sông Đà
với những thế lực của những bãi đá ghê gớm, những cạm bẫy đầy kinh hoàng: “Ngoặt khúc sông lượn,
thây sóng bọt đã trắng xóa cả một chân giời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng
sông, hình như mỗi lần có chiếc nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc
thuyền nào nhô vào đường ngoặt sóng là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”. Và một mình
một thuyền ông đã giao chiến như một dũng sĩ: hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa
phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo, vũ khí trên
cánh tay mình”, và sóng nước “thúc vào gối bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước
bám vào gối bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đồ vật túm
thắt lưng ông đò, đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt”. Có lúc tưởng như ông
lái đò bị nhấn chìm dưới dòng sông... Cách miêu tả chân thực và táo bạo này cho thấy sức mạnh ghê
gớm của dòng thác hung dữ, con người chỉ cần lóa mắt, lỡ tay một chút là phải trả giá bằng sinh mạng
của mình.
Nhưng dũng cảm và gan dạ chưa đủ, mà cái quan trọng hơn là tài nghệ của người cầm lái để lái con
đò đến mức điêu luyện và nghệ thuật. Tác giả so sánh người lái đò sông Đà với người lái xe lao xuống
dốc đèo; tuy rất nguy hiểm nhưng người lái xe còn có phanh chân, phanh tay, có tiến lên, lùi lại. “còn như
cái thuyền mà lao xuống thác thì chả có cái phanh nào cả, chỉ có lao đi chứ không lùi lại, không lao trúng
tim luồng nước thì thuyền quay ngang mà ụp, chứ không có lùi gì cả...”, vẫn bằng phương pháp so sánh,
nhưng với những hình ảnh táo bạo, khơi gợi lạ lùng, tác giả đã tả sông Đà thiên biến vạn hóa, mỗi chỗ
như có một bầy nguy hiểm riêng, đòi hỏi người lái đò phải có một cách ứng phó riêng. Có chỗ thì nước
sông “reo lên như đun sôi lên một trăm độ muốn hất tung đi một cái thuyền đang phải đóng vai một cái
nắp ấm một ấm nước sôi khổng lồ”. “Có luồng nước đi lầm vào thì chết ngay”. Lại có những “hút nước”
xoáy sâu như lòng giếng “cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi”...
Thật là mộl dòng sông Đà đầy hiểm trở, đầy nguy nan cho con người. Thế nhưng, “ông lái đò cố nén
vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cái cuống lái...” Mặc dù mặt “méo bệch đi” vì những đòn hiểm,
“nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh láo của người cầm lái. Rõ
ràng qua cách miêu tả đến tột cùng sự dữ dội của con sông, Nguyễn Tuân nhằm đến một mục đích lớn:
ca ngợi sự dũng câm, tài trí của con người, ca ngợi sự chiến thắng vĩ đại của ông lái đò, đã vượt bao
thác ghềnh, sóng to gió cả đưa con đò về đến bến bình yên, không phải chỉ một lần, mà hàng trăm lần,
suốt mười lăm năm làm người lái thuyền vượt sông Đà. Cuộc đọ sức giữa con người và thiên nhiên thật
ghê gớm, căng thẳng, đầy sáng tạo và con người đã chiến thắng, trở về cuộc sống thanh bình: “Thế là
hết thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh (...). Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy
nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam...”.
Cảm hứng lãng mạn đậm đà trong sáng, lan tỏa trong từng câu văn tả thực tạo cho đoạn văn một sức
lôi cuốn không thể cưỡng nổi. Đó là một bài ca về lao động, về con người lao động. Sau mười năm làm
nghề lái đò, cả sau khi đã thôi nghề vài chục năm, trên ngực người lái đò vẫn còn “bầm tụ” mộl “củ khoai
nâu”, với Nguyễn Tuân, “đó cũng là cái hình ảnh quý giá của một thứ huy chương lao động siêu hạng”.
Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân đã cho chúng ta thưởng thức một công trình nghệ thuật đầy sáng tạp.
Ngoài việc cung cấp cho chúng ta những kiến thức và tri thức về cuộc sống, về văn hóa và lịch sử địa lí,
về ngôn ngữ..., tác phẩm còn là một khối kiến trúc thẩm mĩ độc đáo, giúp ta cảm thụ được cái đẹp mộl
cách sâu sắc, cái đẹp của con người cụ thể, con người lao động. Người lái đò Sông Đà. Nguyễn Tuân
đích thực là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi những con người lao động gian lao nguy hiểm
nhưng đầy vinh quang.
Nhân vật ông lái đò trong thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân
BÀI LÀM
Với mười lăm bài tùy bút và một bài thơ phác thảo sau chuyến thực tế ngược miền Tây Bắc điệp trùng
mà đầy kỳ thú, tập “Tùy bút sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân ra đời (1960) đã góp cho văn học nước
nhà một tác phẩm giá trị khẳng định cuộc sống và con người Tây Bắc trong sự nghiệp dựng xây đất
nước “Người lái đò sông Đà” là một thiên tùy bút đặc sắc trong tập tùy bút của Nguyễn Tuân. Đặc biệt
hình ảnh ông lái đò dũng cảm và tài ba đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong tâm trí người đọc. Cùng với
hình tượng này, phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân càng rõ thêm, ấn tượng thêm.
Nhân vật ông lái chắc chắn sẽ bị mờ nhạt nếu như tác giả chỉ miêu tả ông trong cuộc mưu sinh phẳng
lặng trên sông nước hiền hòa. Người lái đò trong tác phẩm thực sự trở thành hình tượng chân thật và
sông động là sự ký thác ý tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Tuân, văn sĩ suốt một đời say mê kiếm tìm và
khẳng định cái đẹp. Hình tượng ông lái đò đẹp một cách kiêu hãnh trong mối tương quan đồng hiện với
nhân vật sông Đà dữ dằn mà kỳ vĩ ! Đấy cũng chính là dụng ý tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Tuân,
khi ông muốn “ghi ở đoạn này cái hình ảnh chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông
Đà, trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà
Vẻ đẹp đầy ấn tượng về ông lái đò là sự lồn tại sống động trước thử thách ghê gớm của dòng sông Đà.
Ta hình dung như cả một “thạch trận trên sông” dàn giăng muốn bổ chụp hòng nuốt lấy con thuyền và
ông lái. Trong tình thế ấy, sông Đà mới dữ dội và kỳ quái làm sao: “Nó bầy thạch trận trên sông. Đám
tảng, đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền một cái thuyền đơn độc...”.
Trong trận đồ bát quái đó “với đá, nước thác reo hò làm thanh viện... những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm
liệt”, sông nước mà dữ dằn như quỷ dữ. Nhưng cũng chính từ cảnh tượng dữ dội mà kỳ vĩ ấy, hình
tượng ông lái hiện lên rõ ràng trong vẻ đẹp của sức mạnh và bản lĩnh cao cường.
Thiên nhiên muốn lấn át, muốn nuốt sống, ông lái đò bình tĩnh và quả cảm vượt lên sóng dữ: “Ông lái
đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hắt lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”. Bao nhiêu thử thách
của sông nước ông lái phải vượt qua. Không có nghị lực phi thường và sự bình tĩnh chủ động làm sao
ông qua được con quỷ dữ sóng nước: “có lúc chúng muốn đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như
đồ vật túm thắt lưng ông lái đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt...”.
Quả là nhà văn Nguyễn Tuân đã huy động một binh chủng ngôn ngữ thật đa dạng, ở nhiều lĩnh vực để
miêu tả đầy kịch tính, đầy ấn tượng về cuộc giao tranh giữa con người (ông lái đò) và thiên nhiên (sông
Đà). Những cảm giác mạnh luôn đến với ta đấy là cái dữ dội mà kỳ vĩ của dòng nước ấy là cái bình tĩnh
chủ động đầy quả cảm, đầy bản lĩnh của ông lái đò. Con người dũng cảm tài ba và thiên nhiên dữ tợn kỳ
quái cùng lao vào trong cuộc quyết chiến. Và hình tượng ông lái đò càng về sau càng trở nên kiêu dũng,
quyết liệt đến tận cùng trong cuộc giao đấu. Ông lái vượt lên sóng dữ bằng dũng khí tuyệt vời bởi ông
“cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như cưỡi hổ... Ông lái đò ghì cương lái bám chắc lấy luồng
nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà miết một đường chèo về phía cửa đá ấy”.
Một đặc điểm của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là “thiên nhiên hay con người đều được chú ý
khám phá ở phướng diện văn hóa, mĩ thuật của nó”. Vì thế, ta còn bắt gặp ở đây hình ảnh một ông lái đò
rất mực tài hoa, nghệ sĩ bên cạnh vẻ đẹp của lòng dũng cảm và bản lĩnh cao cường trước thử thách của
thiên nhiên.
Một tư thế tuyệt đẹp của ông lái lúc “ghì cương” mà “phóng nhanh vào cửa sinh” cho ta thấy ấn tượng
về một chàng kỵ sĩ dũng mãnh và rất đỗi hào hoa. Một phong thái bình thản, tự tin khi ông lái ứng chiến
với sóng dữ”... đè sắn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Và hình ảnh con thuyền vượt lên “như một
mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước...” đem đến cho ta một cảm giác vừa sảng khoái, vừa hả hê trước
sự chiến thắng của ông lái - nghệ sĩ. Và đây - hình ảnh cuối của người lái đò cũng là hình ảnh tập trung
của sự ký thác tâm tình và nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
“...Trên thác hiên ngang một người lái đò sông Đà có tư do, vì người lái đò ấy đã nắm được cái quy luật
tất yếu của dòng nước sông Đà. Hình tượng ông lái đò một con người lao động bình dị mà phi thường
được Nguyễn Tuân khắc họa như một biểu tượng đẹp của con người Việt Nam trong sự nghiệp xây
dựng đất nước. Đây là một cách nhìn, cách khám phá và khẳng định con người Việt Nam trong thời đại
mới ! Chính vì thế tùy bút “Người lái đò sông Đà” nói riêng và mười lăm thiên tùy bút về sông Đà của
Nguyễn Tuân nói chung đã góp phần khẳng định vẻ đẹp của cuộc sống mới và con người mới trên đất
nước Việt Nam chúng ta.
Bài tùy bút “Người lái đò sông Đà” mà ấn tượng mạnh mẽ là cuộc vượt thác sông Đà của ông lái đò
giúp chúng ta nhận ra một điều lý thú: vẻ đẹp hào hùng tài hoa của những người lao động bình thường
nơi có dòng sông ngọn thác hoang vu kia là có thật. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đâu chì có ở nơi
chiến trường với tiếng súng tiếng bom gầm.
Đọc hết “Người lái đò sông Đà” mà tâm tri ta vẫn như hiển hiện hình ảnh ông lái đò dũng mãnh và hào
hoa với con thuyền nhỏ cưỡi lên sóng dữ mà đi tới mà chiến thẳng, vẻ đẹp ấy huy hoàng và tráng lệ làm
sao !
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua hình tượng con sông Đà
BÀI LÀM
Khát khao cống hiến cho nghệ thuật, khát khao đi tìm và thể hiện những cảm giác mạnh mẽ dữ dội,
cộng với chất nghệ sĩ đã phóng túng, tự do đã thúc đẩy Nguyễn Tuân đến với sông Đà và bằng “nghệ
thuật bậc thầy của ngôn từ”, ông đã sáng tạo nên hình tượng con sông Đà - một trong những kiệt tác của
nghệ thuật văn xuôi. Văn học Việt Nam có thêm hình tượng một dòng sông, người yêu văn chương có
thêm một tác phẩm để mà yêu dấu, trân trọng. Có lẽ hình tượng con sông Đà trong “Người lái đò sông
Đà” là một trong những hình tượng thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Tiếp xúc với văn chương của Nguyễn Tuân, ta bắt gặp ẩn tàng trong những trang văn là “cảm xúc
mạnh, là hơi thở nồng” (Nguyễn Đăng Mạnh) của cái tôi trữ tình nghệ sĩ mang khát vọng cuồng nhiệt,
muốn biến những trang văn thành những trang hoa lộng lẫy, yêu kiều vừa mê hoặc, vừa thách đố người
đọc.
Trải suốt từ trang đầu đến trang cuối tác phẩm là hình ảnh dòng sông Đà được chụp lại ở nhiều chiều,
nhiều góc độ khác nhau, Qua việc tìm hiểu dòng sông, người đọc được hiểu thêm về một con người, một
nghệ sĩ “suốt đời đi lìm cái thật và cái đẹp” - nhà văn Nguyễn Tuân, bởi vì hình tượng con sông vĩ đại của
vùng đất Tây Bắc xa xôi là sự thể hiện khá đầy đủ phong cách hay cái nhìn cuộc sông của nhà văn, ở đó,
bạn đọc đã thấy một con người ưa sự độc đáo trong sự tài hoa - uyên bác; một cá tính mạnh mẽ luôn
săn tìm những gì dữ dội. mãnh liệt; một thầy phù thủy ngôn từ, hình ảnh...
Dòng sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân bên cạnh vẻ dữ dội, hung bạo như “kẻ thù số một” của
con người, cũng có lúc hiện lên rất bay bổng mơ màng, có nét trữ tình của một con người nồng nàn xúc
cảm. Nếu có ai hỏi tôi về đoạn văn tâm đắc nhất tôi sẽ trả lời ngay rằng đó là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp
của dòng sông hiền hòa “con sông Đà luôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình... cuồn cuộn mù khói
núi Mèo đốt nước xuân”. Đoạn văn như một khúc nhạc nhẹ êm ái, lại như một bức tranh thủy mặc mang
đến cho tâm hồn người đọc những rung động tinh vi, những xúc cảm nhẹ nhàng. Bằng tất cả tài năng và
tâm huyết của mình, dòng sông dữ dội đã mờ phai, chỉ còn hình ảnh của dòng nước nhẹ nhàng, cũng có
những rung động yêu thương “dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi
để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Dù được tái hiện dưới góc độ thiên nhiên nhưng Nguyễn Tuân đã thổi
vào dòng sông Đà những cảm xúc tinh tế của một con người nghệ sĩ tài hoa. Nó cũng biết “dịu dàng”,
cũng yêu thương, duyên dáng, cũng hồn nhiên, lặng lẽ... Nsuyễn Tuân không chỉ nhìn dòng sông ấy như
một con người, mà còn hơn thế, một con người có một tâm hồn nghệ sĩ. Chính vì vậy Nguyễn Tuân mới
coi dòng sông Đà như một “cố nhân” (“nó đằm đằm âm ấm như gặp lại cố nhân”), trong nhiều tác phẩm,
nhà văn họ Nguyễn đã thể hiện tình yêu với những con người tài hoa, những thiên nhiên mĩ lệ. Tùy bút
“Sông Đà” là một tác phẩm như thế là sự kết hợp của tình yêu con người và tình yêu thiên nhiên tập
trung trong hình ảnh dòng sông Đà. Từ xưa đến nay đã có ai có niềm vui “như thấy nắng giòn tan sau kì
mưa dầm, như nối lại chiêm bao đứt quãng” khi trông thấy dòng sông. Đó chính là vì Nguyễn Tuân đã
nhìn đòng sông như một con người, và hơn thế, một con người tài hoa, một cố nhân lâu ngày gặp lại.
Tình yêu cuộc sống, lòng ham hiểu biết về con sông, cây cầu của non sông đất nước cũng như ý thích
đi lại hoạt động…đã tạo cho mỗi trang viết của Nguyền Tuân ngồn ngộn kiến thức, thể hiện một sự hiểu
biết tường tận từng chi tiết được nói tới trong văn mình. Dòng sông Đà có thể được tái hiện rất trữ tình,
thơ mộng nhưng cũng có lúc khúc Đà giang vĩ đại hiện lên chính xác trong từng con số. Nguyễn Tuân
thoắt trở thành nhà địa lí khi đưa ta về với thượng nguồn sông Đà ở Cảnh Đông tỉnh Vân Nam sau đó
chan hòa vào sông Hồng, chảy trên đất Việt 500 cây số trong tổng chiều dài 883 nghìn thước mét, khi kể
ra rất chính xác, cụ thể về “những cái thác, những cái ga nước trên sông Đà từ Vạn Yên về xuôi”. Cũng
có khi nhà văn trở thành một nhà điện ảnh, với ngôn ngữ của nghệ thuật thứ 7” những thước phim màu
cũng xoay tít, cái máy lia ngược contre - ploneéc lên cái mặt giếng mà thành giếng...”. Quả thật, khi miêu
tả dòng sông Đà, Nguyễn Tuân đã đứng trong vai trò của nhiều nhà khoa học: một người chuyên nghiên
cứu lịch sử biết dòng sông dưới thời Pháp thuộc có một “cái tên Tây lếu láo”; một nhà chính trị khi biết
“châu Quỳnh Nhai được giải phóng trước tiên ở Tây Bắc”, trở thành “cơ sở bàn đạp ở Tây Bắc” xuyên
vào lòng địch... Không chỉ thế Nguyễn Tuân còn huy động những hiểu biết về những môn nghệ thuật gần
gũi với văn chương như hội họa (“cong sông Đà tuôn dài..."); điêu khắc có chỗ vách đá thành chẹt lòng
sông Đà như một cái yết hầu”...), ở những lĩnh vực rất xa văn chương, Nguyễn Tuân cũng rất hiểu biết và
sử dụng rất linh hoạt qua đó tái hiện Đà giang ở nhiều góc độ khác nhau. Nguyễn Tuân đã sử dụng cả
kiến thức võ thuật để dựng một thạch trận dòng sông: kiến thức thể thao khi miêu tả cuộc chiến đấu “các
luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác”... Nhờ những hiểu biết này, sông
Đà đã hiện lên thật sinh động cụ thể, thật dữ dội cứng cỏi của võ thuật thật bay bổng của hội họa, văn
chương... Nguyễn Tuân đã vươn tới văn chương chuẩn mực: trữ tình, sâu lắng mà chính xác, khoa học...
Trong quá trình làm sống dậy dòng sông Đà, Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện mình là người biết, mà còn
rất ham hiểu biết, say sưa khám phá những lĩnh vực mới mẻ trong cuộc sống. Trong Lịch sử văn học, có
lẽ chẳng có ai đủ kì công như nhà văn đất Thăng Long khi mấy lần bay qua dòng sông Đà chỉ để hạ bút
viết mây câu: đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân hay trên sông Đà... vì mỗi độ thu về”.
Với lòng yêu say tiếng mẹ đẻ, sự hiểu biết sâu sắc về sự biết đổi từng của từ ngữ. Nguyễn Tuân đã trở
thành thầy phù thủy ngôn từ với hàng trăm phép biến hòa mà mỗi phép biến hóa có công dụng lạ lùng
mặc dù trong cuộc đời, nhà văn chỉ thừa nhận ông là “người viết văn bằng tiếng Việt” chứ không phải
“nhà văn” hay bất cứ một danh hiệu cao quý nào khác. Trong tùy bút “Sông Đà” - ông đã dùng hết tài
năng, vốn từ ngữ của mình tung ra trang giấy để tái hiện sự hung bạo của dòng sông cũng như vẻ đẹp
trữ tình của một nhân lâu ngày lặp lại”. Với sự hiểu biết rộng rãi cùa mình, Nguyễn Tuân đi dùng từ ngữ
trong nhiều lĩnh vực để tái hiện được hết tất cả những góc độ khác nhau của dòng sông. Có ngôn ngữ
của điện ảnh (“Contre - plongée”); có võ thuật (“đánh khuýp quật vu hồi”); có cả từ ngữ về ô tô (“sang số
nhấn ga" Những từ ngữ này mang đặc trứng của mỗi lĩnh vực nhưng đều tập trung thể hiện dòng sông
Đà. Với cách sử dụng từ ngữ như thế, nhà văn đã đưa nhiều lĩnh vực tưởng xa với văn chương trở nên
gần gũi đã tập trung thể hiện hình tượng văn học.
Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” ta còn gặp rất nhiều phép so sánh liên tưởng thú vị và bất ngờ.
Để diễn tả cảm giác lạnh lẽo khi ngồi trong khoang đò qua một quãng sông, Nguyễn Tuân đã “cảm thấy
mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái lầng nhà thứ mây
nào vừa tắt phụt đèn điện”. Có phép so sánh nào độc đáo và hiệu quả đến thế không ? Có những khi
Nguyễn Tuân đã lấy lửa để so sánh với nước “thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng
đang lồng lộn giữa rừng vẩu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với
đàn trâu da cháy bùng bùng”. Hình ảnh so sánh cùng nhịp câu văn ngắn, dồn dập tạo cảm giác sóng gió
đang cuồn cuộc dâng trào... Phép so sánh “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên
như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa tập trung thể hiện lòng trân trọng giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện
lòng yêu say thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời thể hiện một cách cảm nhận cuộc sống tươi sáng, trong
ngần như pha lê của người chiến sĩ văn hóa
Hình tượng dòng sông Đà được tái hiện trong trang văn bằng tất cả tài năng và tâm huyếi của nhà văn.
Dòng sông Đà giang vĩ đại đã cuồn cuộc, dữ dội mà hiền hòa dịu êm sau trang văn; hung bạo, mãnh kiệt
mà chất chứa nhớ thương. Phải chăng đó cũng là một phần con người phong cách Nguyễn Tuân; con
người ngang làng đấy, mạnh mẽ đây mà cũng nồng nàn tình cảm với đất nước, con người quê hương.
Con sông Đà được nhìn nhận như “một cố nhân lâu ngày gặp lại” duyên dáng, thướt tha hồn nhiên, được
nhà văn hiểu rất sâu sắc và chính xác; được tái hiện đầy đủ lung linh trong câu chữ thần kì. Qua hình
tượng con sông, một Nguyễn Tuân đã được khẳng định chắc chắn trong lịch sử văn học như một phong
cách độc đáo của một tâm hồn tài hoa uyên bác, mãnh liệt mà ngập tràn yêu thương. Văn chương bao
giờ cũng là con người tác giả, thể hiện cái nhìn tác giả trong từng chi tiết, hình ảnh. Nhiều yếu tố tập hợp
lại, cho người đọc làm quen với một con người nhà văn hoàn thiện.
Người đọc mãi nhớ về một dòng sông Đà trong văn học Việt Nam - dòng sông hung bạo và trữ tình,
cũng như mãi kính yêu một vì sao sáng của bầu trời văn học - nhà văn - người nghệ sĩ Nguyễn Tuân.
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua hình tượng con sông Đà
BÀI LÀM
Khát khao cống hiến cho nghệ thuật, khát khao đi tìm và thể hiện những cảm giác mạnh mẽ dữ dội,
cộng với chất nghệ sĩ đã phóng túng, tự do đã thúc đẩy Nguyễn Tuân đến với sông Đà và bằng “nghệ
thuật bậc thầy của ngôn từ”, ông đã sáng tạo nên hình tượng con sông Đà - một trong những kiệt tác của
nghệ thuật văn xuôi. Văn học Việt Nam có thêm hình tượng một dòng sông, người yêu văn chương có
thêm một tác phẩm để mà yêu dấu, trân trọng. Có lẽ hình tượng con sông Đà trong “Người lái đò sông
Đà” là một trong những hình tượng thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Tiếp xúc với văn chương của Nguyễn Tuân, ta bắt gặp ẩn tàng trong những trang văn là “cảm xúc
mạnh, là hơi thở nồng” (Nguyễn Đăng Mạnh) của cái tôi trữ tình nghệ sĩ mang khát vọng cuồng nhiệt,
muốn biến những trang văn thành những trang hoa lộng lẫy, yêu kiều vừa mê hoặc, vừa thách đố người
đọc.
Trải suốt từ trang đầu đến trang cuối tác phẩm là hình ảnh dòng sông Đà được chụp lại ở nhiều chiều,
nhiều góc độ khác nhau, Qua việc tìm hiểu dòng sông, người đọc được hiểu thêm về một con người, một
nghệ sĩ “suốt đời đi lìm cái thật và cái đẹp” - nhà văn Nguyễn Tuân, bởi vì hình tượng con sông vĩ đại của
vùng đất Tây Bắc xa xôi là sự thể hiện khá đầy đủ phong cách hay cái nhìn cuộc sông của nhà văn, ở đó,
bạn đọc đã thấy một con người ưa sự độc đáo trong sự tài hoa - uyên bác; một cá tính mạnh mẽ luôn
săn tìm những gì dữ dội. mãnh liệt; một thầy phù thủy ngôn từ, hình ảnh...
Dòng sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân bên cạnh vẻ dữ dội, hung bạo như “kẻ thù số một” của
con người, cũng có lúc hiện lên rất bay bổng mơ màng, có nét trữ tình của một con người nồng nàn xúc
cảm. Nếu có ai hỏi tôi về đoạn văn tâm đắc nhất tôi sẽ trả lời ngay rằng đó là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp
của dòng sông hiền hòa “con sông Đà luôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình... cuồn cuộn mù khói
núi Mèo đốt nước xuân”. Đoạn văn như một khúc nhạc nhẹ êm ái, lại như một bức tranh thủy mặc mang
đến cho tâm hồn người đọc những rung động tinh vi, những xúc cảm nhẹ nhàng. Bằng tất cả tài năng và
tâm huyết của mình, dòng sông dữ dội đã mờ phai, chỉ còn hình ảnh của dòng nước nhẹ nhàng, cũng có
những rung động yêu thương “dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi
để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Dù được tái hiện dưới góc độ thiên nhiên nhưng Nguyễn Tuân đã thổi
vào dòng sông Đà những cảm xúc tinh tế của một con người nghệ sĩ tài hoa. Nó cũng biết “dịu dàng”,
cũng yêu thương, duyên dáng, cũng hồn nhiên, lặng lẽ... Nsuyễn Tuân không chỉ nhìn dòng sông ấy như
một con người, mà còn hơn thế, một con người có một tâm hồn nghệ sĩ. Chính vì vậy Nguyễn Tuân mới
coi dòng sông Đà như một “cố nhân” (“nó đằm đằm âm ấm như gặp lại cố nhân”), trong nhiều tác phẩm,
nhà văn họ Nguyễn đã thể hiện tình yêu với những con người tài hoa, những thiên nhiên mĩ lệ. Tùy bút
“Sông Đà” là một tác phẩm như thế là sự kết hợp của tình yêu con người và tình yêu thiên nhiên tập
trung trong hình ảnh dòng sông Đà. Từ xưa đến nay đã có ai có niềm vui “như thấy nắng giòn tan sau kì
mưa dầm, như nối lại chiêm bao đứt quãng” khi trông thấy dòng sông. Đó chính là vì Nguyễn Tuân đã
nhìn đòng sông như một con người, và hơn thế, một con người tài hoa, một cố nhân lâu ngày gặp lại.
Tình yêu cuộc sống, lòng ham hiểu biết về con sông, cây cầu của non sông đất nước cũng như ý thích
đi lại hoạt động…đã tạo cho mỗi trang viết của Nguyền Tuân ngồn ngộn kiến thức, thể hiện một sự hiểu
biết tường tận từng chi tiết được nói tới trong văn mình. Dòng sông Đà có thể được tái hiện rất trữ tình,
thơ mộng nhưng cũng có lúc khúc Đà giang vĩ đại hiện lên chính xác trong từng con số. Nguyễn Tuân
thoắt trở thành nhà địa lí khi đưa ta về với thượng nguồn sông Đà ở Cảnh Đông tỉnh Vân Nam sau đó
chan hòa vào sông Hồng, chảy trên đất Việt 500 cây số trong tổng chiều dài 883 nghìn thước mét, khi kể
ra rất chính xác, cụ thể về “những cái thác, những cái ga nước trên sông Đà từ Vạn Yên về xuôi”. Cũng
có khi nhà văn trở thành một nhà điện ảnh, với ngôn ngữ của nghệ thuật thứ 7” những thước phim màu
cũng xoay tít, cái máy lia ngược contre - ploneéc lên cái mặt giếng mà thành giếng...”. Quả thật, khi miêu
tả dòng sông Đà, Nguyễn Tuân đã đứng trong vai trò của nhiều nhà khoa học: một người chuyên nghiên
cứu lịch sử biết dòng sông dưới thời Pháp thuộc có một “cái tên Tây lếu láo”; một nhà chính trị khi biết
“châu Quỳnh Nhai được giải phóng trước tiên ở Tây Bắc”, trở thành “cơ sở bàn đạp ở Tây Bắc” xuyên
vào lòng địch... Không chỉ thế Nguyễn Tuân còn huy động những hiểu biết về những môn nghệ thuật gần
gũi với văn chương như hội họa (“cong sông Đà tuôn dài..."); điêu khắc có chỗ vách đá thành chẹt lòng
sông Đà như một cái yết hầu”...), ở những lĩnh vực rất xa văn chương, Nguyễn Tuân cũng rất hiểu biết và
sử dụng rất linh hoạt qua đó tái hiện Đà giang ở nhiều góc độ khác nhau. Nguyễn Tuân đã sử dụng cả
kiến thức võ thuật để dựng một thạch trận dòng sông: kiến thức thể thao khi miêu tả cuộc chiến đấu “các
luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác”... Nhờ những hiểu biết này, sông
Đà đã hiện lên thật sinh động cụ thể, thật dữ dội cứng cỏi của võ thuật thật bay bổng của hội họa, văn
chương... Nguyễn Tuân đã vươn tới văn chương chuẩn mực: trữ tình, sâu lắng mà chính xác, khoa học...
Trong quá trình làm sống dậy dòng sông Đà, Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện mình là người biết, mà còn
rất ham hiểu biết, say sưa khám phá những lĩnh vực mới mẻ trong cuộc sống. Trong Lịch sử văn học, có
lẽ chẳng có ai đủ kì công như nhà văn đất Thăng Long khi mấy lần bay qua dòng sông Đà chỉ để hạ bút
viết mây câu: đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân hay trên sông Đà... vì mỗi độ thu về”.
Với lòng yêu say tiếng mẹ đẻ, sự hiểu biết sâu sắc về sự biết đổi từng của từ ngữ. Nguyễn Tuân đã trở
thành thầy phù thủy ngôn từ với hàng trăm phép biến hòa mà mỗi phép biến hóa có công dụng lạ lùng
mặc dù trong cuộc đời, nhà văn chỉ thừa nhận ông là “người viết văn bằng tiếng Việt” chứ không phải
“nhà văn” hay bất cứ một danh hiệu cao quý nào khác. Trong tùy bút “Sông Đà” - ông đã dùng hết tài
năng, vốn từ ngữ của mình tung ra trang giấy để tái hiện sự hung bạo của dòng sông cũng như vẻ đẹp
trữ tình của một nhân lâu ngày lặp lại”. Với sự hiểu biết rộng rãi cùa mình, Nguyễn Tuân đi dùng từ ngữ
trong nhiều lĩnh vực để tái hiện được hết tất cả những góc độ khác nhau của dòng sông. Có ngôn ngữ
của điện ảnh (“Contre - plongée”); có võ thuật (“đánh khuýp quật vu hồi”); có cả từ ngữ về ô tô (“sang số
nhấn ga" Những từ ngữ này mang đặc trứng của mỗi lĩnh vực nhưng đều tập trung thể hiện dòng sông
Đà. Với cách sử dụng từ ngữ như thế, nhà văn đã đưa nhiều lĩnh vực tưởng xa với văn chương trở nên
gần gũi đã tập trung thể hiện hình tượng văn học.
Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” ta còn gặp rất nhiều phép so sánh liên tưởng thú vị và bất ngờ.
Để diễn tả cảm giác lạnh lẽo khi ngồi trong khoang đò qua một quãng sông, Nguyễn Tuân đã “cảm thấy
mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái lầng nhà thứ mây
nào vừa tắt phụt đèn điện”. Có phép so sánh nào độc đáo và hiệu quả đến thế không ? Có những khi
Nguyễn Tuân đã lấy lửa để so sánh với nước “thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng
đang lồng lộn giữa rừng vẩu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với
đàn trâu da cháy bùng bùng”. Hình ảnh so sánh cùng nhịp câu văn ngắn, dồn dập tạo cảm giác sóng gió
đang cuồn cuộc dâng trào... Phép so sánh “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên
như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa tập trung thể hiện lòng trân trọng giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện
lòng yêu say thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời thể hiện một cách cảm nhận cuộc sống tươi sáng, trong
ngần như pha lê của người chiến sĩ văn hóa
Hình tượng dòng sông Đà được tái hiện trong trang văn bằng tất cả tài năng và tâm huyếi của nhà văn.
Dòng sông Đà giang vĩ đại đã cuồn cuộc, dữ dội mà hiền hòa dịu êm sau trang văn; hung bạo, mãnh kiệt
mà chất chứa nhớ thương. Phải chăng đó cũng là một phần con người phong cách Nguyễn Tuân; con
người ngang làng đấy, mạnh mẽ đây mà cũng nồng nàn tình cảm với đất nước, con người quê hương.
Con sông Đà được nhìn nhận như “một cố nhân lâu ngày gặp lại” duyên dáng, thướt tha hồn nhiên, được
nhà văn hiểu rất sâu sắc và chính xác; được tái hiện đầy đủ lung linh trong câu chữ thần kì. Qua hình
tượng con sông, một Nguyễn Tuân đã được khẳng định chắc chắn trong lịch sử văn học như một phong
cách độc đáo của một tâm hồn tài hoa uyên bác, mãnh liệt mà ngập tràn yêu thương. Văn chương bao
giờ cũng là con người tác giả, thể hiện cái nhìn tác giả trong từng chi tiết, hình ảnh. Nhiều yếu tố tập hợp
lại, cho người đọc làm quen với một con người nhà văn hoàn thiện.
Người đọc mãi nhớ về một dòng sông Đà trong văn học Việt Nam - dòng sông hung bạo và trữ tình,
cũng như mãi kính yêu một vì sao sáng của bầu trời văn học - nhà văn - người nghệ sĩ Nguyễn Tuân.