Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nghiên cứu tác động thuế TTĐB của thuốc lá đối với Ngân sách nhà nước và vấn đề xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.55 KB, 62 trang )

MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
LỜI MỞ ĐẦU
6
1. Tính cấp thiết của đề tài.
6
2. Mục đích nghiên cứu 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu
7
5. Điểm mới của đề tài 8
6. Kết cấu của đề tài
8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI 10
1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước 10
1.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài 12
1.3 Khoảng trống nghiên cứu 13
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ
ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
15
2.1 Khái quát về thuế tiêu thụ đặc biệt 15
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt
15
2.1.2 Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt
16
2.1.3 Nội dung của thuế tiêu thụ đặc biệt
19
2.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngân sách nhà nước
23
2.2.1 Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngân sách nhà nước


23
2.2.2 Nguyên tắc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá
23
2.2.3 Cơ sở đánh giá đóng góp từ thuế TTĐB cho số thu NSNN 26
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt cho
ngân sách nhà nước
28
2.3 Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với vấn đề xã hội
29
2.3.1 Các vấn đề xã hội tồn tại liên quan đến thuế TTĐB của thuốc lá 29
2.3.2 Các tiêu chí đánh giá tác động của thuế TTĐB của thuốc lá đối với
vấn đề xã hội
33
2.3.3 Các nguyên tắc khắc phục vấn đề xã hội gây ra từ thuốc lá 35
2.4 Kinh nghiệm của một số nước trong việc áp dụng thuế TTĐB hạn chế
các vấn đề xã hội 36
2.4.1 Kinh nghiệm một số nước 36
2.4.2 Bài học rút ra cho Việt Nam
39
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG THỰC TRẠNG CỦA THUẾ
TTĐB CỦA THUỐC LÁ ĐỐI VỚI NSNN VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
41
3.1 Thực trạng thuế TTĐB của thuốc lá đối với NSNN và vấn đề xã hội
41
3.1.1 Cơ sở pháp lí thu thuế TTĐB đối với thuốc lá41
3.1.2 Thực trạng thuế TTĐB của thuốc lá đối với NSNN và vấn đề xã
hội 42


3.2 Cơ sở đề xuất mô hình đánh giá 50

3.2.1 Mô hình đánh giá tác động của thuế TTĐB của thuốc lá đối với
NSNN
50
3.2.2 Mô hình đánh giá tác động của thuế TTĐB của thuốc lá đối với vấn
đề xã hội 51
3.3. Mô hình đánh giá tác động của thuế TTĐB của thuốc lá đến NSNN
53
3.3.1 Cơ sở dữ liệu53
3.3.2 Biến phụ thuộc
53
3.3.3 Biến độc lập 53
3.3.4 Mô hình và kết quả 61
3.4 Mô hình đánh giá tác động của thuế TTĐB của thuốc lá đối với vấn
đề xã hội 62
3.4.1 Cơ sở dữ liệu62
3.4.2 Biến phụ thuộc
62
3.4.3 Biến độc lập 63
3.4.4 Thống kê mô tả các biến độc lập 65
3.4.5 Mô hình và kết quả 66
3.5 Kiểm định mô hình 68
3.5.1 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến độc lập 68
3.5.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
71
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG THU NSNN VÀ HẠN CHẾ TÁC
ĐỘNG THUẾ TTĐB CỦA THUỐC LÁ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ XÃ HỘI 73
4.1. Chiến lược của Nhà nước đối với thuế tiêu thụ đặc biệt và thuốc lá
73
4.1.1. Chính sách Nhà nước đối với thuế tiêu thụ đặc biệt 73
4.1.2 Chính sách Nhà nước đối với vấn đề hút thuốc lá 74

4.2. Giải pháp nhằm tăng thu ngân sách nhà nước 75
4.2.1. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá 75
4.2.2. Nên áp dụng biểu thuế tuyệt đối đối với thuốc lá 78
4.2.3. Nên áp dụng mức biểu thuế tuyệt đối đối với thuốc lào. 79
4.2.4. Tăng cường các biện pháp chống buôn lậu 82
4.2.5. Lồng ghép các chương trình kiểm soát thuốc lá trong các nỗ lực
giảm nghèo 83
4.3 Khuyến nghị 84
4.3.1. Đối với chính phủ 84
4.3.2. Đối với các Bộ, Ngành liên quan
86
4.3.3. Đối với tổ chức quốc tế 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
PHỤ LỤC 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
101


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 2.1. Thu ngân sách từ thuế thuốc lá giai đoạn 2005-2010 của Thái
Lan 39
Bảng 3.1 Biểu thuế suất thuế TTĐB của thuốc lá qua các thời kì 42
Bảng 3.2 Ma trận xoay nhân tố 58
Bảng 3.3: Thống kê mô tả các biến định lượng
59
Bảng 3.4: Ma trận hệ số tương quan 59
Bảng 3.5: Kết quả chạy mô hình NSNN
61
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu xây dựng biến IRV được giả định như sau:

63
Bảng 3.7: Các chỉ tiêu xây dựng IDV được giả định như sau: 64
Bảng 3.8: Thống kê mô tả các biến độc lập 65
Bảng 3.9: Ma trận hệ số tương quan 66
Bảng 3.10: Kết quả mô hình hộ nghèo 67
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số β2
68
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số β3
70
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số β2
70
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số β3
70
Bảng 4.1 Hệ thống thuế áp dụng cho thuốc lá ở 182 nước
78
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức tăng thuế đối với thu ngân sách từ thuế thuốc lá và tỷ lệ
hút thuốc giai đoạn 1991-2012 tại Thái Lan 39
Biểu đồ 3.1: CPI tất cả các mặt hàng và CPI thuốc lá giai đoạn 1995-2014
43
Biểu đồ 3.2: CPI thuốc lá và GDP theo đầu người giai đoạn 1995-2014
44
Biểu đồ 3.3: Tổng sản lượng sản xuất thuốc lá hằng năm 46
Biểu đồ 3.4: Tổng thu từ thuế TTĐB của thuốc lá qua các năm 47
Biểu đồ 3.5: tổng số ca tử vong ở Việt Nam do các bệnh liên quan đến
thuốc lá gây ra
49
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nam giới hút thuốc lá và thuốc lào theo mức thu nhập
81
HÌNH VẼ

Hình 2.1 Đồ thị thuế đánh vào người bán
17
Hình 2.2 Đồ thị thuế đánh vào người mua 18
Hình 2.3. Sự phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực 25
Hình 2.4 Chính phủ đánh thuế t đồng/sản phẩm
26
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT


CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
NSNN
Ngân sách Nhà nước
TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt
PTBVPhát triển bền vững
TIẾNG ANH
CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ TIẾNG VIỆT
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước
CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
SPSS Statistical Package for the Social Sciences Phần mềm thống kê
dành cho nghiên cứu xã hội học
PCA Principal Component Analysis Phương pháp phân tích nhân tố
chính

LỜI MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài.
Hút thuốc lá đã và đang gây ra những hậu quả hết sức nặng nề cho sức
khoẻ và kinh tế. Thuốc lá đang trở thành một trong những nguyên nhân

hàng đầu gây ra tử vong cho con người. Số ca tử vong do các bệnh liên
quan đến thuốc lá ngày càng gia tăng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế
Thế giới nếu không có các biện pháp ngăn chặn thì đến năm 2020, 10%
dân số Việt Nam sẽ tử vong vì các bệnh liên quan đến sử dụng các sản
phẩm thuốc lá.
Một mặt khác, hút thuốc lá có ảnh hưởng đáng kể đến các hộ gia đình
nghèo. Nguyên nhân do số tiền họ chi tiêu cho thuốc lá khá nhiều, trong
khi họ có thể dùng số tiền đó để trang trải cho các chi tiêu hằng ngày
(thực phẩm và phi thực phẩm). Không những vậy, việc điều trị các bệnh
liên quan đến thuốc lá cũng gây nên các gánh nặng tài chính cho người
thân của chính họ, gây ra các tổn thất về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Chính phủ Việt Nam đã thực thi rất nhiều biện pháp để có thể giảm thiểu
số lượng người hút thuốc lá. Trong số đó, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với thuốc lá là một công cụ hữu hiệu. Trong vòng chỉ 15 năm thì
chính phủ đã có 6 lần thay đổi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
thuốc lá. Tuy nhiên, lần thay đổi gần nhất là cách đây 7 năm và điều đó
đã không còn phù hợp với thực tế hiện tại. Giá thuốc lá đang ngày càng rẻ
hơn đối với sức mua của người tiêu dùng. Chính vì vậy, để thực hiện
được mục tiêu là giảm được tỷ lệ người hút thuốc ở nam giới chỉ còn 39%
vào năm 2020 theo như chiến lược phòng chống tác hại thuốc lá đã đề ra,
cũng như đảm bảo được nguồn thu ngân sách từ thuốc lá thì cần có thêm


những nghiên cứu, đề xuất về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với nguồn thu ngân sách nhà nước cũng như các vấn đề xã hội.
Với tính cấp thiết của vấn đề này, tập thể tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài:
Nghiên cứu tác động thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá đối với ngân sách
nhà nước và vấn đề xã hội làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên của
mình.
2.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thuế tiêu thụ đặc biệt,
tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối ngân sách nhà nước cũng
như xem xét được các kinh nghiệm quý báu cho vấn đề kiểm soát tình
trạng hút thuốc lá từ các nước đã triển khai thành công trên thế giới nhằm
rút ra những bài học quý báu cho Việt Nam.

Đánh giá được thực trạng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá
trong việc thu ngân sách nhà nước cũng như tỷ lệ người hút thuốc qua các
năm, đặc biệt là trong những lần thay đổi thuế suất. Từ đó có thể đưa ra
các kết quả cũng như hạn chế và nguyên nhân trong điều chỉnh thuế tiêu
thụ đặc biệt của thuốc lá nhằm hai mục tiêu là tăng thu ngân sách nhà
nước và hạn chế tác động tiêu cực của mặt hàng thuốc lá.

Xây dựng mô hình đo lường kiểm định tác động của việc tăng thuế
tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá đối với nguồn thu ngân sách nhà nước và
vấn đề xã hội.

Khuyến nghị và giải pháp về chính sách thuế đối với thuốc lá.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu vào tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt
của thuốc lá đối với nguồn thu ngân sách nhà nước và vấn đề xã hội
thông qua các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô, tài chính

Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Từ chính sách thuế với thuốc lá trong 20 năm trở lại đây

đồng thời vấn đề ngân sách nhà nước đặt ra đối với nguồn thu từ thuốc lá
tại Việt Nam.
Về thời gian: Từ năm 1995 đến năm 2014
4.
Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, trong quá trình thực hiện đề tài,
nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và
phương pháp hệ thống: Việc nghiên cứu thuế tiêu thụ đặc biệt và nguồn
thu ngân sách từ thuế ở Việt Nam được thực hiện một cách đồng bộ, gắn
với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể. Các nội dung về thuế
tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với


nhau cả không gian và thời gian, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu
vào nền kinh tế thế giới.

Phương pháp thống kê: Nhóm tác giả đã sử dụng các số liệu thống
kê thích hợp để phục vụ phân tích thực trạng của thuế tiêu thụ đặc biệt, từ
đó sử dụng một số chỉ số thống kê để phân tích định lượng cho tác động
của thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nguồn thu ngân sách nhà nước và vấn
đề xã hội.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích nội dung cụ
thể, nhóm tác giả đưa ra những đánh giá chung về thực trạng thuế tiêu thụ
đặc biệt trong điều kiện hiện nay.

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đánh giá thực trạng thuế tiêu thụ
đặc biệt đối với ngân sách nhà nước và vấn đề xã hội được xem xét trên

cơ sở có sự so sánh giữa các giai đoạn, các thời kì đổi mới chính sách
thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá.

Phương pháp phân tích định lượng: Nhóm tác giả đã sử dụng mô
hình hồi quy để đánh giá tác động của thực trạng thuế tiêu thụ đặc biệt
đến nguồn thu ngân sách nhà nước và vấn đề xã hội.
5.
Điểm mới của đề tài
Đưa ra mô hình đo lường đánh giá tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt của
thuốc lá đối với nguồn thu ngân sách nhà nước và vấn đề xã hội.
So sánh kinh nghiệm của Thụy Điển, Braxin, Thái Lan là những nước đã
rất thành công trong việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá để
nhằm tăng thu NSNN và hạn chế các vấn đề xã hội. Từ đó đưa ra những
bài học quý báu cho Việt Nam.
Khuyến nghị về sử dụng các công cụ phi giá cả trong phòng chống thuốc
lá và giải pháp áp dụng biểu thuế tuyệt đối đối với thuốc lá và thuốc lào là
sự đột phá cần thiết hiện nay mà nước ta chưa làm được, trong khi thế
giới đã có những nước áp dụng thành công như Ấn Độ, Braxin.
6.
Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
ngân sách và vấn đề xã hội
Chương 3: Mô hình đo lường thực trạng thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc
lá đối với ngân sách nhà nước và vấn đề xã hội.
Chương 4: Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước và hạn chế tác động
của thuốc lá đối với vấn xã hội.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

1.1
Tổng quan nghiên cứu trong nước


Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ hút thuốc cao nhất trên thế
giới . Sử dụng thuốc lá không chỉ tác động xấu lên sức khỏe mà còn tạo ra
gánh nặng lên xã hội và hệ thống chăm sóc sức khỏe do tiêu thụ các
nguồn lực quý giá. Chính vì những tác động này mà đã có hàng loạt các
công trình nghiên cứu về tác động của thuốc lá đến sức khỏe và chi phí xã
hội để khắc phục hậu quả do thuốc lá gây ra. Một số công trình tiêu biểu
như:
Thứ nhất, điều tra toàn cầu về thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam
(GATS), 2010 do Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam phối hợp với Bộ Y
tế, Trường Đại học Y Hà Nội và Tổng cục thống kê thực hiện. Đây là một
điều tra quan trọng giúp Việt Nam đánh giá được tỷ lệ sử dụng thuốc lá,
thuốc lào và các yếu tố liên quan tới việc sử dụng thuốc lá. Kết quả điều
tra GATS năm 2010 cho thấy mặc dù các hoạt động phòng chống thuốc lá
gần đây đã nhận được sự chú ý nhưng vẫn còn những vấn đề cần cải
thiện:

Tỷ lệ hút thuốc lá đã giảm so với năm 2002 (nam: 56,1% xuống
47.4%; nữ: 1,8% xuống 1,4%), nhưng vẫn còn rất cao trong nam giới.

Gía trị trung vị của số tiền bỏ ra mua một bao thuốc lá 20 điếu lá
5.500 đồng (khoảng 0,29 Đô la Mỹ). Gía trị trung vị của chi phí cho
thuốc lá hàng năm của mỗi người hút thuốc là 1.096.000 đồng (khoảng 57
Đô la Mỹ). Tỷ lệ % giá trung vị của giá cho 100 bao thuốc lá điếu nhà
máy trên tổng thu nhập bình quân đầu người là 2.7%.

Có 71.3% người trưởng thành ủng hộ việc tăng thuế thuốc lá


Hầu hết những người trưởng thành (95.7%) tin rằng hút thuốc lá
gây ra bệnh tật và ốm đau nghiêm trọng. Tỷ lệ phần trăm những người tin
rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi, đột quỵ và đau tim lần lượt là 95.6%,
70.3% và 62.7%. Có 55.5% những người trả lời rằng hút thuốc lá có thể
gây ra cả ba bệnh ung thư phổi, đột quỵ và đau tim.
Thứ hai, bài nghiên cứu về thuế thuốc lá ở Việt Nam, năm 2010 do tác
giả Hoàng Văn Kình, đến từ Trường Đại học thương mại cùng cộng sự
thực hiện, đã ước tính rằng, với giả thiết tổng độ co giãn cầu theo giá ở
mức trung bình, tức là -0,50, thì khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ mức
65% lên đến 85%, tức là tăng mức thuế thuốc lá trong giá bán lẻ từ mức
42.6% lên 48.5%, ước tính sẽ làm giảm số lượng người hút thuốc đi
khoảng 300.000 người, giảm được hơn 100.000 ca chết sớm cộng vào
năm 2050, và tăng thu nhập thuế của chính phủ thêm 119 triệu đô la Mỹ.
Tuy nhiên mức tăng mức thuế thuốc lá trong giá bán lẻ đến mức 48.5%
là còn quá thấp so với tỷ lệ 65-80% do Ngân hàng thế giới ghi nhận ở các
nước có chính sách kiểm soát thuốc lá hiệu quả. Cũng theo tác giả, nếu để
gần đạt đến mức khuyến cáo theo Ngân hàng thế giới, khoảng đạt mức
61.5% giá bán lẻ thì phải tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên đến 150%, khi đó
sẽ làm giảm số lượng người hút thuốc đi khoảng 1.500.000 người, giảm
được hơn 500.000 ca chết sớm vào năm 2050, và tăng thu nhập thuế cho


chính phủ thêm 316 triệu đô la Mỹ. Hơn nữa, tác giả cũng khuyến nghị
với mục tiêu tăng trưởng đáng kể giá của các sản phẩm thuốc lá rẻ nhất
và do đó giảm cơ hội người hút thuốc chuyển sang các sàn phẩm rẻ hơn
khi thuế tăng, nên áp dụng một loại thuế tính theo số lượng, có điều chỉnh
hàng năm theo lạm phát hoặc có lộ trình tăng theo thời gian để theo kịp
và vượt mức lạm phát dự kiến.
Thứ ba, bài nghiên cứu về tác động của Phòng chống tác hại thuốc lá đến

GDP và việc làm ở Việt Nam do nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền,
Nguyễn Tiến Minh, Nguyễn Bảo Ngọc, Hoàng Anh Tuấn đã chỉ ra rằng
số việc làm trong ngành thuốc lá chỉ chiếm khoảng 0.6% tổng số việc làm
tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng kết luận rằng nếu thuế tăng 50% giá bán
lẻ thì tiêu dùng thuốc lá sẽ giảm khoảng 10%. Nếu số tiền từ việc tiêu
dùng thuốc lá được dành cho các hàng hóa và dịch vụ khác thì Tổng sản
phẩm quốc nội sẽ tăng thêm 600 tỷ đồng, trong khi đó trong dài hạn số
việc làm được tạo ra ở các ngành nghề khác sẽ tăng thêm 500.000 việc
làm.
Thứ tư, bài nghiên cứu về chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp do việc hút
thuốc lá tại Việt Nam do tác giả Phan Thị Hoàng Anh đến từ Tổ chức
HealthBridge Canada tại Việt Nam cùng các cộng sự thực hiện. Nhóm tác
giả đã ước lượng chi phí trực tiếp và gián tiếp từ 5 bệnh thường gặp do
thuốc lá gây ra, gồm có: ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,
bệnh tim do thiếu máu cục bộ, bệnh đột quỵ, ung thư vùng miệng. Theo
kết quả nghiên cứu thì tổng chi phí ước lượng năm 2011 do thuốc lá gây
ra từ 5 bệnh này đạt 24679 tỷ đồng, trong đó chi phí trực tiếp cho điều trị
nội trú và ngoại trú lần lượt là 9896 và 2567 tỷ đồng. Trong khi đó, chi
phí gián tiếp do giảm năng suất lao động từ người bị bệnh và tử vong lần
lượt đạt 2652 và 9563 tỷ đồng. Chi phí gián tiếp đạt gần một nữa tổng chi
phí từ việc hút thuốc lá. Việc hút thuốc lá đã gây ra gánh nặng lớn cho
nền kinh tế Việt Nam.
1.2
Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới thì thuốc lá được biết đến là một nguyên nhân chính gây tử
vong có thể ngăn ngừa được trên thế giới hiện nay, cứ mỗi sáu giây lại
giết chết một người. Sử dụng thuốc lá đang gây ra 5 triệu ca tử vong mỗi
năm và dự đoán sẽ gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2030. Nếu
xu thế sử dụng thuốc lá hiện tại không thay đổi, dự đoán đại đa số ca tử
vong sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Chính vì thế mà đã có hàng

loạt các công trình nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, từ đó đề xuất các
chính sách, biện pháp cho chính phủ các nước. Một số công trình nhóm
tác giả nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, trong một nghiên cứu về quản lí thuốc lá do Ngân hàng thế giới
tiến hành thì đã chỉ ra rằng, trung bình tăng giá 10% sẽ làm giảm nhu cầu
đối với các sản phẩm từ thuốc lá đi khoảng 4% ở các nước thu nhập cao
và khoảng 8% ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Từ đó, Ngân hàng


thế giới cũng đề xuất với mức thuế thuốc lá chiếm từ 65-80% giá bán lẻ
sẽ đạt được sự kiểm soát thuốc lá có hiệu quả. Ngân hàng thế giới cũng
cho rằng tăng thuế thuốc lá sẽ gần như luôn dẫn đến tăng thu nhập cho
chính phủ.
Thứ hai, bài nghiên cứu về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá,
ảnh hưởng của việc tăng thuế đến sức khỏe và ngân sách quốc gia được
thực hiện bởi Văn phòng Ngân sách Quốc hội của Mỹ (CBO Congressional Budget Office) vào tháng 06 năm 2012. Trong nghiên cứu
này, CBO áp dụng mô hình phân tích một chính sách liên quan đến thuốc
lá – giả định tăng 50 cent cho mỗi bao thuốc lá bằng cách tăng thuế tiêu
thụ đặc biệt (số liệu mỗi năm được điều chỉnh để theo kịp lạm phát và
mức tăng trưởng thu nhập của người dân) – nhằm chứng minh được sự
liên kết phức tạp giữa chính sách tăng thuế và ảnh hưởng đến ngân sách
liên bang. Phân tích của CBO cho thấy rằng việc giả định tăng thuế và
các tác động dẫn đến hành vi và sức khỏe của người dân sẽ làm tăng
doanh thu liên bang khoảng 41 tỷ USD và giảm chi tiêu ngân sách ít nhất
là 1 tỷ USD đến năm 2021. Ngoài ra, khoảng 38 tỷ USD của các khoản
thu bổ sung được ước tính đến từ việc đưa ra mức thuế suất thuế tiêu thụ
đặc biệt cao hơn. Và theo ước tính của các nhân viên của Ủy Ban Liên
Hợp về Thuế thì doanh thu liên bang sẽ tăng thêm 1 tỷ USD từ những cải
tiến trong y tế, chủ yếu là từ những khoản bổ sung do sức khỏe tốt hơn
cho phép người dân làm việc làm việc hiệu quả hơn.

Thứ ba, trong một nghiên cứu khác của Ngân hàng thế giới về Phòng
chống tác hại Thuốc lá đã đưa ra những tác hại đáng cảnh báo do mặt
hàng thuốc lá gây ra cho chính sức khỏe của bản thân và những người
xung quanh. Theo nghiên cứu, có khoảng 5500 tỉ điếu thuốc đốt mỗi năm,
cứ mỗi 6 giây có 1 người chết vì nó, giết 100 triệu sinh linh trong thế kỷ
20 tức gấp đôi số thương vong trong Thế chiến thứ II, dự báo thuốc lá sẽ
giết 1 tỉ người trong thế kỷ này.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp đối với mặt hàng độc
hại này để nhằm ngăn chặn số lượng người hút thuốc gia tăng, mà đặc
biệt là giải pháp tăng thuế thuốc lá. Giải pháp này chỉ ra rằng, chi phí của
việc tăng thuế thuốc lá là từ 5 đến 17 USD để có được một năm sống
khỏe mạnh (mà lẽ ra sẽ bị mất do hút thuốc gây ra). Mức chi phí-hiệu quả
này là rất tối ưu và có thể so sánh ngang với mức chi phí-hiệu quả khi áp
dụng những can thiệp y tế ban đầu có chi phí hiệu quả tối ưu, ví dụ như
tiêm chủng trẻ em.
1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu đa dạng trên thế giới
nhưng khó lòng có thể đáp ứng với thực tiễn tại Việt Nam, bởi sự khác
nhau về điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa, nhận thức người dân cũng như
các chính sách quốc gia nhằm hạn chế tác hại của thuốc lá. Trong khi,
Việt Nam lại là một quốc gia có số lượng người hút thuốc lá lớn trên thế


giới và đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm tại Việt Nam hiện
nay.
Thứ hai, tại Việt Nam các đề tài về thuốc lá vẫn còn rất ít, và không mấy
nhà nghiên cứu tiếp cận. Những bài nghiên cứu đã được thực hiện thì lại
cách đây khá lâu, chưa theo kịp với tình hình kinh tế xã hội ngày càng
thay đổi.
Thứ ba, chế tài pháp luật đối với sản xuất và tiêu thụ thuốc lá tại Việt

Nam chưa thật sự tốt. Những điểm chưa hoàn thiện trong các văn bản
pháp luật, các quy định ban hành khiến cho tình trạng buôn lậu và tiêu thụ
thuốc lá ngày càng gia tăng.
Thứ tư, sức ép từ tăng thu ngân sách nhà nước luôn là mục tiêu hướng
đến mỗi khi nhắc đến một giải pháp nhưng ít nhất có hai tác dụng đối với
thuốc lá: tác dụng tăng thu NSNN đồng thời hạn chế vấn đề xã hội gây ra
từ thuốc lá.
Chính vì thế, nhóm xin mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu tác động
thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá đối với ngân sách nhà nước và vấn đề
xã hội để có được cái nhìn tổng quan nhất về những mặt tác động của
chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
ĐỐI VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
2.1
Khái quát về thuế tiêu thụ đặc biệt
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng
hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của luật thuế tiêu
thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do
người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới
với những tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam, năm 1990, Bộ Tài Chính đã
soạn thảo dự án luật thuế mới với tên gọi thuế tiêu thụ đặc biệt, và được
Quốc hội thông qua vào ngày 30/06/1990. Từ đó đến nay, nước ta đã sửa
đổi, thay thế nhiều điều luật để hoàn chỉnh hơn và phát huy vai trò của
thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều tiết sản xuất và tiêu dùng xã hội.
Vì thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế nên nó mang các đặc điểm
chung của thuế bao gồm: tính bắt buộc, tính pháp lí cao, tính không hoàn

trả trực tiếp. Ngoài ra, thuế tiêu thụ đặc biệt còn có các đặc điểm riêng
như sau:
(1) Là một loại thuế gián thu – Nghĩa là thuế tiêu thụ đặc biệt là loại
thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế là hai đối tượng khác nhau.
Cụ thể, người chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở đây là khách hàng còn người


nộp thuế lại là người bán hàng. Việc phân chia các loại thuế ra thành thuế
gián thu hay thuế trực thu nhằm mục đích chỉ ra ai thực sự là người sẽ
nộp thuế và ai sẽ là người chịu gáng nặng về thuế. Từ đó, giúp các nhà
làm luật đưa ra cách thức thu thuế phù hợp cho từng loại thuế nhất định.
(2) Thu một lần vào khâu sản xuất hoặc kinh doanh, dịch vụ – Nghĩa là
thuế TTĐB là loại thuế một giai đoạn nên chỉ thu một lần duy nhất vào
khâu “đầu vào”, không có sự trùng lặp qua các khâu của quá trình luân
chuyển hàng hóa. Đặc điểm này cho thấy điểm khau nhau giữa thuế
TTĐB với thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng, vì các loại thuế này
đánh trên toàn bộ doanh thu bán hàng hoặc giá trị.
(3) Thường có mức động viên cao – Nghĩa là thuế TTĐB có thể được
xác định trên cơ sở giá trị hoặc trên cơ sở đơn vị đo lường khác và thường
được thu với thuế suất cao hơn so với thuế tiêu dùng thông thường. Đặc
điểm này thể hiện sự điều tiết của Nhà nước thông qua thuế TTĐB. Xét ở
khía cạnh quản lí, việc tiêu dùng hoặc sản xuất các loại hàng hóa đặc biệt
không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế mà còn ảnh hưởng đến vấn đề xã
hội. Vì vậy để định hướng sản xuất hoặc tiêu dùng các mặt hàng này, Nhà
nước cần thiết phải sử dụng mức thuế cao thông qua thuế TTĐB để
hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lí. Xét ở khía cạnh phân phối thu
nhập, đối tượng tiêu dùng phần lớn các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt này
phần lớn là những người có thu nhập cao. Vì vậy, thuế TTĐB có mức
động viên cao nhằm điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao,
đảm bảo công bằng xã hội.

(4) Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế không nhiều và thay đổi
theo từng thời kì tùy vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và mức sống
dân cư – Nghĩa là số lượng các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không
nhiều; đến năm 2010, số lượng hàng hóa, dịch vụ chịu loại thuế này chỉ
bao gồm 6 nhóm hàng hóa và 4 nhóm dịch vụ. Điều này khác với các loại
thuế gián thu khác như thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng là những loại
thuế có đối tượng chịu thuế rộng rãi và bao quát hầu hết các mặt hàng và
dịch vụ, trong khi đó thuế TTĐB chỉ tập trung điều tiết một số mặt hàng
nhất định không được Nhà nước khuyến khích tiêu dùng. Tùy theo quan
điểm của các nhà làm luật ở mỗi quốc gia mà danh mục hàng hóa và dịch
vụ phải chịu thuế TTĐB có thể rất khác nhau. Ngoài ra, tùy vào từng thời
kì phát triển kinh tế - xã hội mà danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế sẽ
được thay đổi, bổ sung sao cho phù hợp với chủ trương, chính sách của
Nhà nước trong việc hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng cũng như điều tiết thu
nhập của các tầng lớp dân cư.
2.1.2 Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt
Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến người bán
Giả sử Chính phủ công bố để hạn chế việc sản xuất một loại hàng hóa nào
đó, Chính phủ quyết định đánh thuế t đồng vào mỗi sản phẩm hàng hóa
đó được sản xuất ra tại xưởng. Lúc này, người bán sẽ là người chịu thuế


theo quy định. Khi đó, trong hình 2.1, đường cung S là đường thể hiện
mức tối thiểu mà người sản xuất sẵn sàng bán hàng hóa của mình cho
người tiêu dùng. Sau khi đánh thuế, đường S sẽ dịch chuyển song song
lên trên một khoảng đúng bằng mức thuế t.
P

S’= S + t
t

S

Pm
Po
Pb

A
G

B
C
D

Q1 Qo
Q
Hình 2.1 Đồ thị thuế đánh vào người bán
Mức giá mà người mua phải trả cao hơn trước (Pm > Po) nhưng giá
mà người bán nhận được lại giảm đi (Pb < Po), và mức chênh lệch đúng
bằng t.
Điểm cân bằng thị trường chuyển từ B sang A, với sản lượng cân
bằng được sản xuất ra cũng giảm từ Qo xuống Q1.
Như vậy, điều này đã gây ra tổn thất cho xã hội (do Q1 < Qo), và mức tổn
thất xã hội đúng bằng diện tích tam giác ABC, trong đó diện tích tam giác
ABG là tổn thất của người mua, còn diện tích tam giác GBC là tổn thất
của người bán. Tổng số thuế mà Chính phủ thu được bằng diện tích hình
chữ nhật PmPbCA.
Mặc dù, thuế đánh vào người bán nhưng người bán không chịu hết mà
chuyển một phần thuế cho người tiêu dùng, bằng cách tăng giá sản phẩm
lên. Vậy gánh nặng thuế của người tiêu dùng là diện tích PmPoGA, còn
gánh nặng thuế của người bán là diện tích PoPbCG.

Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến người mua
Đối với thuế bên cầu (người mua là người chịu thuế theo quy định) thì
Chính phủ để hạn chế tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ sẽ đánh thuế t đồng
trên mỗi sản phẩm, dịch vụ được mua trên thị trường. Tác động của thuế
được phân tích tương tự như đối với thuế bên cung. Kết quả, như hình
2.2, toàn bộ đường cầu D dịch chuyển song song xuống dưới, và điểm
cân bằng thị trường chuyển từ E xuống F. Giá người mua phải trả cao hơn
trước, là Pm = Pb (giá người bán nhận được) + t. Và thuế tuy đánh vào
người mua nhưng gánh nặng thuế được chuyển cho cả người mua lẫn
người bán. Xã hội cũng chịu một mức tổn thất do Q2 < Qo.
P
S
Pm
Po
Pb

H
G

E
F

D


t
D’
Q2
Qo
Hình 2.2 Đồ thị thuế đánh vào người mua

Từ những phân tích hình 2.1 và 2.2, ta có những kết luận về ảnh hưởng
của thuế TTĐB đến thị trường như sau:
Giá người mua phải trả sau khi có thuế cao hơn giá ban đầu, còn
giá người bán nhận được lại giảm đi. Phần chênh lệch chính là số thuế
phải nộp vào ngân sách nhà nước nhằm điều tiết thu nhập, đảm bảo công
bằng xã hội.
Việc đánh thuế gây ra tổn thất cho xã hội. Cả người mua và người
bán đều phải chịu gánh nặng từ thuế gây ra.
Gánh nặng thuế của người mua và người bán không phụ thuộc thuế
đánh vào đối tượng nào (người mua hay người bán), mà chỉ phụ thuộc
vào độ co giãn của đường cung và đường cầu theo nguyên tắc: nếu đường
cung ít co giãn hơn so với đường cầu thì người bán chịu nhiều thuế hơn
và ngược lại, đường cầu ít co giãn hơn thì người tiêu dùng chịu nhiều
thuế hơn.
2.1.3 Nội dung của thuế tiêu thụ đặc biệt
2.1.3.1 Xác Định Phạm Vi Áp Dụng
(1) Về đối tượng chịu thuế: Là các loại hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, đắt tiền;
hoặc là những mặt hàng độc hại cho sức khỏe con người nhưng người dân
vẫn tiêu dùng với số lượng lớn. Điểm chung của những đối tượng chịu
thuế TTĐB là đều không được Nhà nước khuyến khích sử dụng, một số
mặt hàng có thể bị cấm tiêu dùng.
Hiện nay, theo luật hiện hành ở Việt Nam thì đối tượng chịu thuế TTĐB
gồm có 10 loại hàng hóa và 6 loại dịch vụ. Một số loại hàng hóa chịu thuế
như:
Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút,
hít, nhai, ngửi, ngậm;
Rượu;
Bia
Xe ô tô dưới 24 chỗ,
Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên

125cm3;
Tàu bay, du thuyền (là loại sử dụng cho mục đích dân dụng)
Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade
component) và các chế phẩm khác
Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống
Bài lá;
Vàng mã, hàng mã
Có thể thấy, ngoài những mặt hàng độc hại thường hay chịu thuế TTĐB ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới như thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia thì có


trong đó có một số hàng hóa mang tính đặc trưng tại Việt Nam mà theo
quy định của nhiều nước lại không phải là đối tượng chịu thuế TTĐB
như: vàng mã, hàng mã, bài lá. Hoặc một số hàng hóa phổ biến ở nhiều
quốc gia nhưng lại là hàng hóa không được Chính phủ khuyến khích như
xe oto, tàu bay, du thuyền.
Một số loại hình dịch vụ bị đánh thuế TTĐB hiện nay như:
Kinh doanh vũ trường;
Kinh doanh mát-xa (massage), karaoke
Kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng;
Kinh doanh golf bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi golf;
Kinh doanh xổ số.
(2) Về đối tượng không chịu thuế: các hàng hóa xa xỉ, đắt tiền nhưng
được phục vụ cho mục đích kinh doanh, sản xuất, phục vụ cho mục đích
nhân đạo, cứu trợ, các dịch vụ công.
Theo điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 thì đối tượng không
chịu thuế gồm có 5 loại hàng hóa như tàu bay, du thuyền được phục vụ
cho mục đích kinh doanh, du lịch, hay như các loại xe ô tô cứu thương, xe
phục vụ tang lễ, xe chở phạm nhân. (Xem Phụ lục 5)
(3)Về đối tượng nộp thuế: là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu

hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Theo
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 thì đối tượng nộp thuế bao gồm:
Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo
Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh
nghiệp) và Luật Hợp tác xã.
Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức
khác.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài
tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh
doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối
tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
2.1.3.2 Căn Cứ Tính Thuế
(1) Giá tính thuế
Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ: là giá bán hàng hoá, giá cung
ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo
vệ môi trường (nếu có) và thuế GTGT.
Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế
có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam
theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu
để xác định giá tính thuế.

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng sản xuất trong nước:



Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu:

(Hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế
không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm)

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa gia công, hàng đem
biếu tặng, hàng tiêu dùng nội bộ: Giá tính thuế là giá tính thuế của mặt
hàng cùng loại hoặc của mặt hàng tương đương tại cùng thời điểm giao
hàng hoặc phát sinh các hoạt động này

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ: Giá tính thuế TTĐB
là giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt
(2) Thuế suất
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng có tính chất phân biệt giữa các
nhóm hàng hóa, dịch vụ và giữa các hàng hóa, dịch vụ trong cùng một
nhóm nhằm thực hiện chính sách điều tiết sản xuất và hướng dẫn tiêu
dùng xã hội của Nhà nước và được quy định cụ thể tại biểu thuế suất thuế
tiêu thụ đặc biệt (Xem Phụ lục 1).
2.1.3.3 Phương Pháp Tính Thuế
Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính theo phương pháp trực tiếp. Theo đó, số
thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được xác định qua công thức:
Thuế TTĐB phải nộp = (Số lượng hàng hóa tiêu thụ hay nhập khẩu) x
(Giá tính
thuế đơn vị hàng hóa) x (Thuế suất thuế TTĐB)
2.1.3.4 Quản Lí Thuế
(1) Kê khai thuế: Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế khai theo tháng và
khai theo lần phát sinh.

Khai theo tháng: Đối với người nộp thuế sản xuất, gia công hàng
hoá và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ

đặc biệt.

Khai theo từng lần phát sinh: Đối với người nộp thuế mua hàng hoá
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán
trong nước.
– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ
thuế thì người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế. Chậm nhất là 5
ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải có thông báo
bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hết thời hạn tạm ngừng
kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai theo quy định.
(2) Hoàn thuế là việc Nhà nước trả lại số thuế mà đối tượng nộp thuế
đã nộp vào Ngân sách Nhà nước trong một số trường hợp nhất định.
Một số trường hợp phổ biến hiện nay được hoàn thuế ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới như:


Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, đã nộp thuế TTĐB.
Được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số
nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất hàng hoá thực tế xuất khẩu.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia,
tách, giải thể, phá sản ..v.v. có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số
thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa.
Ngoài ra, một số trường hợp khác cơ quan hoặc tổ chức kinh doanh vẫn
có thể hoàn thuế TTĐB (tùy vào từng quốc gia) như:
Theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật
Theo Điều ước quốc tế mà nước đó là thành viên.
Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp lớn hơn số tiền thuế tiêu thụ
đặc biệt phải nộp theo quy định.
2.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngân sách nhà nước

2.2.1 Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngân sách nhà nước
Là công cụ để Nhà nước huy động các nguồn lực tài chính.
Từ khi ra đời cho đến nay, Nhà nước đã đặt ra các hình thức thu thuế
khác nhau để duy trì hoạt động của Bộ máy quản lí. Có thể thấy, vai trò
đầu tiên và cơ bản nhất của thuế nói chung và thuế tiêu thụ đặc biệt nói
riêng đó chính là tạo nguồn thu chủ yếu và lâu dài cho ngân sách nhà
nước.
Thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam được coi là khoản thu quan trọng nhất
đối với ngân sách nhà nước vì khoản thu này mang tính chất ổn định và
khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng, trong đó mặt
hàng thuốc lá cũng nằm trong danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt với thuế suất lên đến 65%.
Đối với Việt Nam, ngành công nghiệp thuốc lá là một nguồn quan trọng
của thu ngân sách nhà nước. Hằng năm, thuế tiêu thụ đặc biệt nói chung
và thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá nói riêng đóng góp tỉ lệ lớn trong tỉ
trọng thu ngân sách. Mặc dù, tỉ lệ sản lượng công nghiệp thuốc lá trong
tổng sản lượng công nghiệp và sản lượng sản xuất hàng năm là không quá
vượt trội (ví dụ: trong năm 2000, tỉ lệ này chỉ chiếm 3% tổng sản lượng
công nghiệp và 3.5% tổng sản lượng sản xuất), nhưng ngành công nghiệp
thuốc lá đã đóng góp một phần đáng kể trong tổng thu ngân sách nhà
nước. Như đã nêu trong Bảng 2, ngành công nghiệp thuốc lá đóng góp
khoảng 3% tổng thu ngân sách nhà nước trong năm 2000.
2.2.2 Nguyên tắc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá
Ngoại ứng tiêu cực là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba
(ngoài người mua và người bán trên thị trường) nhưng chi phí đó lại
không được phản ánh trong giá cả thị trường.
Hút thuốc lá là một hoạt động gây ra ngoại ứng tiêu cực. Cụ thể, khi một
cá nhân hút thuốc lá, khói thuốc lá độc hại được thải ra ngoài môi trường,
nó sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của những người xung quanh ở gần đó,



khiến họ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nhưng người hút
thuốc lá lại không phải đền bù cho những thiệt hại do mình gây ra, vì thế
khi tính toán chi phí, họ không đưa những tổn hại này vào giá thành thuốc
lá.
Sự phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực do thuốc lá gây ra
MB, MC
MSC = MPC + MEC
C
A
B

MPC
MEC
MB

0
Qo
Q1
Q
Hình 2.3. Sự phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực
Đường MB thể hiện lợi ích biên mà người hút thuốc nhận được khi
hút thêm một điếu thuốc.
Đường MPC thể hiện chi phí tư nhân biên, tức mọi khoản chi phí
mà người hút thực sự phải chi ra để hút thêm một điếu thuốc.
Đường MEC thể hiện chi phí ngoại ứng biên, cho biết tổng thiệt hại
mà người xung quanh phải gánh chịu khi người hút hút thêm một điếu
thuốc. Mức thiệt hại được giả định tăng dần khi người hút hút thuốc càng
nhiều. Vì thế, đường MEC có chiều đi lên giống đường MPC
Đường MSC thể hiện chi phí xã hội biên. Vì thế MSC = MPC +

MEC
Người hút muốn đạt tối đa hóa lợi ích của mình <=> MB = MC. Nhưng
MC mà người hút quan tâm là MPC nên mức sản lượng mà người hút sẽ
tiêu dùng là tại điểm B, tức là tại MPC = MB. (Q1 là sản lượng cân bằng
thị trường)
Trái lại, cũng theo nguyên tắc biên của tính hiệu quả, nhưng vì quan tâm
đến chi phí của cả xã hội nên mức sản lượng tối ưu theo quan điểm xã hội
phải đạt tại A, khi MB = MSC. (Qo là sản lượng hiệu quả của xã hội)
Như vậy, người hút thuốc gây ngoại ứng tiêu cực đã tiêu dùng quá nhiều
so với mức tối ưu xã hội (Q1>Qo). Điều này gây ra tổn thất cho xã hội.
Và mức tổn thất cho xã hội bằng đúng diện tích tam giác ABC.
Giải pháp khắc phục ngoại ứng tiêu cực
Một trong những giải pháp đạt hiệu quả mà Chính phủ có thể can thiệp,
đó chính là biện pháp đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc
lá. Thuế sẽ được đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm thuốc lá được tiêu thụ


trên thị trường, sao cho nó đúng bằng chi phí ngoại ứng biên tại mức sản
lượng tối ưu xã hội.
MB, MC

t

MSC = MPC + MEC
A
E

MPC + t
MPC
MEC

MB

0
Qo
Q1
Q
Hình 2.4 Chính phủ đánh thuế t đồng/sản phẩm
Cụ thể, Chính phủ đánh thuế t đồng / sản phẩm tiêu thụ. Và mức thuế
hiệu quả chính là đoạn AE. Khi chịu thuế này, đường MPC sẽ dịch
chuyển song song lên trên thành đường MPC + t. Khi đó, để tối đa hóa lợi
nhuận của cá nhân thì MPC + t = MB, tức sản xuất đúng tại điểm Qo như
xã hội mong muốn. Khi đó, Chính phủ sẽ thu được một doanh thu thuế
bằng chính diện tích tô đậm trong hình. Chính phủ sẽ sử dụng khoản thuế
này để bồi thường cho những người bị thiệt hại.
2.2.3 Cơ sở đánh giá đóng góp từ thuế TTĐB cho số thu NSNN
Dựa trên tầm quan trọng của vấn đề đánh giá mức đóng góp từ thuế
TTĐB cho NSNN trong việc quản lí ngân sách quốc gia, nhóm tác giả xin
đề xuất đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá nhằm xác định mức hiệu
quả của việc áp dụng thuế TTĐB và vai trò quan trọng của nguồn thu từ
thuế TTĐB đến ngân sách nhà nước.

Tỷ trọng tổng thu thuế TTĐB trên tổng thu ngân sách nhà nước
Nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt đóng vai trò rất quan trọng trong tổng
nguồn thu của ngân sách nhà nước. Đây là một trong những nguồn thu
lâu dài và chủ yếu nhằm gia tăng ngân sách qua các năm. Hàng năm, thu
từ thuế TTĐB chiếm khoảng từ 15% đến 18% trong tổng số thuế gián thu
và chiếm từ 7% đến 9% tổng thu ngân sách nhà nước.
Công thức:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp của thuế TTĐB trong tổng nguồn
thu. Khi tỷ trọng này càng lớn thì mức đóng góp của thuế TTĐB càng

cao, thể hiện mức độ hiệu quả của việc áp dụng thuế TTĐB hiện hành.

Tỷ trọng từng mặt hàng chịu thuế TTĐB trên tổng thu thuế TTĐB
Theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 thì có tới 11 loại hàng hóa và 6
loại hình dịch vụ khác nhau là phải chịu thuế TTĐB. Mỗi loại hàng hóa
có giá trị và biểu thuế suất khác nhau (từ 10% đến 70%), vì vậy mức độ
đóng góp vào tổng nguồn thu NSNN là cũng khác nhau. Do đó, để đánh
giá mức đóng góp của từng mặt hàng này trong tổng nguồn thu, nhóm tác


giả xin đề xuất chỉ tiêu tỷ trọng từng mặt hàng chịu thuế TTĐB trên tổng
thu thuế TTĐB.
Công thức:
Chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa nguồn thu của từng mặt hàng
với nguồn thu từ thuế TTĐB. Tỷ trọng của mặt hàng nào càng cao cho
thấy mức độ đóng góp vào nguồn thu từ thuế càng lớn.

Tốc độ tăng trưởng nguồn thu thuế TTĐB qua các năm
Nguồn thu thuế TTĐB luôn có sự thay đổi qua các năm, do có sự biến
động về giá cả, cũng như việc Quốc hội thường xuyên có sự sửa đổi và bổ
sung Luật thuế TTĐB nhằm không ngừng nâng cao tính hiệu quả của
Luật thuế TTĐB.
Công thức:
Đây là chỉ tiêu này nhằm đánh giá mức độ biến động nguồn thu thuế
TTĐB qua các năm để từ đó có những biện pháp thay đổi kịp thời khi có
dấu hiệu giảm hiệu quả nguồn thu thuế.
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt cho
ngân sách nhà nước

Nhân tố thuộc chính phủ, Quốc hội

Chính phủ và Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguồn
thu từ thuế của Ngân sách quốc gia. Đây là nhân tố tác động đến nguồn
thu thuế TTĐB của thuốc lá thông qua các văn bản quy phạm pháp luật,
các định hướng về chính sách thể chế chính trị và mô hình nhà nước.
Các văn bản quy phạm pháp luật là những văn bản hướng dẫn thi hành
luật thuế TTĐB, cách thức tính thuế và nộp thuế, xác định mức thuế suất
phù hợp với điều kiện quốc gia. Vì vậy, nếu hệ thống các luật thuế và
quản lí thuế rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu sẽ giúp cho người nộp thuế lẫn
người thu thuế thực hiện tốt hơn, làm tăng nguồn thu thuế hằng năm cho
Ngân sách.

Nhân tố thuộc cơ quan thuế
Việc nộp thuế được thực hiện ở các cơ quan thuế, nên cách thức hoạt
động của cơ quan thuế, cơ cấu tổ chức trong cơ quan thuế có ảnh hưởng
đến nguồn thu thuế hằng năm.
Về bộ máy ngành thuế: Bộ máy ngành thuế thường được tổ chức thành
nhiều cấp. Ở mỗi cấp, bộ máy cơ quan có thể được tổ chức theo sắc thuế,
theo chức năng hoặc theo đối tượng nộp thuế. Mỗi cấp sẽ thực hiện thu
từng mức thuế nhất định. Vì vậy, nếu bộ máy ngành thuế tinh giảm, gọn
nhẹ thì việc thu thuế sẽ trở nên hiệu quả hơn, tránh gây rối loạn cho người
nộp thuế.
Về đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế: Nếu đội ngũ công chức ngành
thuế có năng lực, trình độ chuyên môn tốt, có tư duy quản lí thuế mới thì
sẽ tác động tích cực tới nguồn thu thuế hằng năm.


Về cơ chế quản lí thuế: Đây là cơ chế điều hành hoạt động của cơ quan
thuế. Có hai cơ chế quản lí thuế:
Cơ chế cơ quan thuế xác định mức thu thuế và ra thông báo thuế
đến với đối tượng nộp thuế. Trong cơ chế này, người nộp thuế phụ thuộc

nhiều vào cơ quan quản lí, mất đi tính chủ động.
Cơ chế đối tượng nộp thuế tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế. Với cơ
chế này, người nộp thuế có thể chủ động và tăng tính chịu trách nhiệm
khi không hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Nhân tố thuộc về người nộp thuế
Người nộp thuế là người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tại các cơ quan
thuế. Người nộp thuế có thể là thể nhân hoặc pháp nhân. Mỗi đối tượng
nộp thuế có sự khác nhau nhất định về năng lực, trình độ học vấn, ý thức
chấp hành luật, và số thuế phải nộp.
Vì vậy, nếu người nộp thuế có năng lực, trình độ tốt, có ý thức tuân thủ
pháp luật thì số thu từ thuế sẽ tăng cao.

Nhân tố khác
Một số nhân tố khác cũng tác động đến nguồn thu ngân sách nhà nước từ
thuế tiêu thụ đặc biệt, như:
GDP bình quân đầu người: Là yếu tố phản ánh mức độ phát triển nền
kinh tế và phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước.
Mức độ phát triển nền kinh tế hàng hóa tiền tệ luôn là nhân tố quan trọng
nhất đối với sự phát triển của mọi khâu tài chính. GDP bình quân đầu
người là một yếu tố khách quan quyết định mức động viên của thu nhập
vào NSNN.
Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước: Khi các nguồn tài trợ
khác cho chi phí hoạt động của Nhà nước có khả năng tăng lên, thì việc
tăng mức độ chi của Nhà nước cho các hoạt động thu NSNN sẽ tốt hơn,
lượng thu NSNN sẽ nhiều hơn.
2.3 Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với vấn đề xã hội
2.3.1 Các vấn đề xã hội tồn tại liên quan đến thuế TTĐB của thuốc lá
(1) Hộ nghèo ở Việt Nam: Thu nhập khả dụng tăng lên, cú sốc sức
khỏe giảm đi

Hầu hết mọi người vẫn cho rằng thuốc lá chỉ là một vấn đề liên quan tới
sức khỏe mà không nhận ra được ảnh hưởng có hại của nó lên nền kinh
tế, đặc biệt là vai trò của nó trong việc gia tăng đói nghèo. Ngân hàng thế
giới định nghĩa nghèo là không có khả năng duy trì mức sống ở tối thiểu.
Vào năm 2002, 29% dân số Việt Nam sống ở mức nghèo, với 5-10% dân
số khác dễ rơi xuống mức nghèo. Hút thuốc có thể làm tăng mức độ
nghèo đói theo cả cách trực tiếp và gián tiếp.
Việc giảm tiêu thụ thuốc lá có thể giúp cải thiện các tình trạng sức khỏe
liên quan trực tiếp, chẳng hạn như giảm mắc bệnh tim mạch và hô hấp,
đồng thời cũng góp phần giúp giảm các tình trạng sức khỏe liên quan gián
tiếp thông qua đói nghèo, chẳng hạn như suy dinh dưỡng ở trẻ em. Việc


cha mẹ sử dụng thuốc lá ở nhà làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng nặng,
thấp bé nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hơn nữa, ảnh hưởng sức khỏe công
cộng của việc trẻ em hít phải khói thuốc thụ động là rất lớn, gây ra các
bệnh về đường hô hấp, viêm tai giữa và suy giảm chức năng hô hấp.
Chi tiêu hộ gia đình vào thuốc lá đặc biệt trở thành vấn đề ở những nước
có tình trạng kinh tế xã hội còn thấp như Việt Nam, nơi mà các hộ gia
đình có người hút thuốc tiêu tốn khoảng 627.000 VNĐ mỗi năm vào
thuốc lá. Chi tiêu thuốc lá có thể dẫn đến đói nghèo và làm trầm trọng
thêm những ảnh hưởng của đói nghèo. Nếu một phần tiền do các hộ gia
đình nghèo ở Việt Nam tiêu vào thuốc lá được dùng để mua thực phẩm
thì sẽ có khoảng 11,2% trong số các hộ gia đình nghèo đói sẽ vượt lên
được ngưỡng đói nghèo. Các nhu cầu thiết yếu khác sẽ được đảm bảo
hơn, hiệu quả tạo ra được sẽ rất lớn.
Những cú sốc sức khỏe, chẳng hạn như những cú sốc gây ra bởi các bệnh
liên quan đến hút thuốc, sẽ làm giảm tổng thu nhập gia đình cũng như gia
tăng chi phí chăm sóc y tế ở những người không có bảo hiểm. Việc bệnh
nhân phải tự chi trả những chi phí chữa bệnh vẫn rất còn phổ biến ở Việt

Nam và tạo ra một gánh nặng lớn lên tài chính của các hộ nghèo. Những
người càng nghèo, càng ít được học hành và có ít kĩ năng thì càng có khả
năng kiếm kê sinh nhai bằng lao động chân tay. Khi có một người lao
động trụ cột ở trong một hộ gia đình nghèo bị ốm không làm việc được,
nguồn cung cấp thực phẩm và thu nhập của gia đình thường bị chấm dứt.
(2) Tăng thuế và việc làm
Vì mức giá thuốc lá cao do thuế cao có thể dẫn đến giảm sử dụng thuốc
lá, với các yếu tố khác không đổi thì mọi người thường lí luận rằng thuế
thuốc lá cao thường dẫn đến mất việc làm. Tuy nhiên, lý luận này đã bỏ
yếu tố là tiền không tiêu dùng vào thuốc lá sẽ được tiêu dùng vào các
hàng hóa khác và tạo ra việc làm mới ở các khu vực khác, với tác động
ròng thường là tích cực.
Việc làm trong ngành canh tác và sản xuất thuốc lá chiếm một tỷ trọng rất
nhỏ trong tổng số việc làm ở Việt Nam. Sự giảm sút trong ngàng trồng và
sản xuất thuốc lá, khi có thây đổi về thuế và giá, chỉ có thể xảy ra khi
lượng tiêu thị thuốc lá thực tế giảm. Tuy nhiên, việc tăng dân số và tăng
thu nhập ở Việt Nam nhiểu khả năng sẽ bù lại bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực
nào mà việc đánh thuế thuốc lá tạo ra nói chung. Tính trung bình, dân số
Việt Nam tăng 1,5% mỗi năm kể từ năm 1990, còn GDP thực tế theo đầu
người tăng 5,8% mỗi năm trong thập kỷ qua. Với những xu hướng này,
các chính sách liên quan đến kiểm soát thuốc lá sẽ chỉ có một ảnh hưởng
nhỏ liên quan đến việc làm liên quan đến thuốc lá.
(3) Vấn nạn buôn lậu thuốc lá
Về bản chất, khó có thể đo lường mức độ buôn lậu ở bất kỳ một quốc gia
nào. Ở Việt Nam chẳng hạn, các ước tính khác nhau về hoạt động buôn
lậu trong thập kỷ qua đưa ra các con số khác nhau từ chỉ 20 triệu bao cho


đến 400 triệu bao mỗi năm. Ở một nước có ít hoặc không có thuốc lá
ngoại hợp pháp, nó chiếm khoảng từ 0.5% đến 10% thị phần.

Có thể có một số cách giải thích đã được đề ra để lý giải cho hoạt động
buôn lậu ở Việt Nam:

Sự quan niệm của công chúng là chất lượng thuốc lá nhập lậu cao
hơn thuốc sản xuất hợp pháp ở thị trường Việt Nam.

Thuế thấp và quản lý lỏng ở các nước láng giềng, như Lào và
Campuchia.

Sự phối hợp hạn chế giữa các cơ quan như biên phòng, hải quan.

Thiếu yếu tố động viên cho các viên chức làm công tác chống buôn
lậu.

Mức phạt thấp một cách không hợp lý đối với người buôn lậu.

Hạn chế về việc làm hoặc các cơ hội thu nhập thay thế cho người
buôn lậu.

Chiến lược định giá của công ty thuốc lá như BAT đã được điều
chỉnh theo kênh phân phối.
Buôn lậu thuốc lá ở Việt Nam gây ra thất thu thuế. Một loại buôn lậu có
liên quan đến buôn bán trái phép thuốc lá được giảm giá, thường là thông
qua việc trốn thuế. Vì giá là nhân tố cơ bản quyết định việc hút thuốc,
việc có sẵn sàng các sản phẩm giá thấp hơn sẽ tạo ra khả năng gia tăng
hút thuốc và làm mất đi các lợi ích sức khỏe có thể có được từ việc tăng
giá thuốc lá trong nước. Do đó, các nỗ lực như thay đổi giá ở cấp khu vực
có thể có tiềm năng rất lớn trong việc giảm hoạt động buôn lậu.
Loại buôn lậu thứ hai có vẻ như không liên quan đến giá và là đến sự
quan niệm rằng thuốc lá buôn lậu có chất lượng cao hơn. Vào năm 1994,

BAT đã được sản xuất trong nước nhãn hiệu thuốc lá 555 mà lúc đó đang
phổ biến trên thị trường thuốc lá nhập lậu ở Việt Nam. Mặc dù nhãn hiệu
sản xuất trong nước rẻ hơn đáng kể, người hút thuốc tiếp tục ưa dùng
nhãn hiệu nhập lậu vì cho rằng chất lượng cao hơn. Có vẽ như BAT dã có
ảnh hưởng đáng kể lên nhận thức này, các tài liệu cho thấy rằng BAT
kiểm soát chiến lược định giá của cả hai sản phẩm và quảng cáo nhãn
hiệu thuốc lậu là tuyệt hảo, và sự hiểu biết về các con đường buôn lậu đã
cho phép họ kiểm soát cung ở Việt Nam. Để khắc phục loại buôn lậu thứ
hai này cần có các nỗ lực chính sách cần tập trung vào hành vi của các
công ty thuốc lá đa quốc gia.
Trong khi có một vài cách lý giải về nguyên nhân buôn lậu, thì cũng có
một số biện pháp có khả năng làm giảm thiểu buôn lậu các sản phẩm
thuốc lá. Một trong các biện pháp như vậy đã được dùng ở Việt Nam là
tem thuế. Năm 1999, Thủ tướng yêu cầu dán tem thuế trên các sản phẩm
thuốc lá sản xuất trong nước với mục địch phân biệt với thuốc lá nhập
ngoại có cùng thương hiệu. Chính sách này đã làm tăng thu cho chính
phủ khoảng 300 – 500 tỷ VNĐ mỗi năm. Một năm sau khi thực hiện thì


việc bày bán và buôn bán công khai thuốc lá lậu đã giảm đi đáng kể, mặc
dù hoạt động trái phép không được xóa bỏ hoàn toàn.
(4) Chi phí của việc sử dụng thuốc lá
Chi phí của việc sử dụng thuốc lá thương được đo lường ở hai khía cạnh
chính là: Chi phí cho chăm sóc y tế và chi phí xã hội nói chung
Khía cạnh chi phí của hệ thống chăm sóc y tế xem xét chi phí y tế liên
quan đến mắc bệnh và tử vong do sử dụng thuốc lá và do hút thuốc thụ
động gây ra. Ví dụ như về các chi phí có thể bao gồm chi phí nằm viện,
chăm sóc ngoại trú, đi lại, dịch vụ của các bác sỹ, kê toa, chăm sóc tại
nhà. Theo một nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hoàng Anh cùng các
cộng sự thì chi phí chăm sóc y tế cho 5 bệnh thường gặp do thuốc lá gây

ra năm 2011 tại Việt Nam là 12463 tỷ đồng, trong đó chi phí cho điều trị
nội trú và ngoại trú lần lượt là 9896 và 2567 tỷ đồng. Số lượng người hút
thuốc lá ngày càng gia tăng dẫn đến chi phí của hệ thống y tế dành cho
điều trị các bệnh về thuốc lá ngày càng gia tăng.
Khía cạnh chi phí xã hội rộng hơn ở chỗ ngoài chi phí chăm sóc sức khỏe,
nó còn cân nhắc đến các chi phí gián tiếp liên quan đến sử dụng thuốc lá,
đáng chú ý là sự giảm sút năng suất lao động. Điều này liên quan đến việc
ước tính chi phí của xã hội khi bỏ lỡ một phần thu nhập vì lý do bệnh tật
và tử vong liên quan đến thuốc lá. Mức lương là một nhân tố quan trọng
trong việc đánh giá chi phí do giảm năng suất lao động. Lương là một cơ
sở quan trọng cho việc tính thiệt hại về năng suất lao động. Cũng theo
nghiên cứu trên thì chi phí do giảm năng suất lao động từ người bị bệnh
và tử vong lần lượt đạt 2652 và 9563 tỷ đồng. Đó là chưa tính đến các
loại bệnh khác hay chấn động tâm lý do có người thân bị bệnh hoặc tử
vong do thuốc lá gây ra. Con số thực tế có thể còn lớn hơn nhiều.
Với những vấn đề xã hội đã nêu trên, nhóm tác giả xin đề xuất đánh giá
tác động của thuế TTĐB của thuốc lá đến vấn đề (1) hộ nghèo ở Việt
Nam.
2.3.2 Các tiêu chí đánh giá tác động của thuế TTĐB của thuốc lá đối với
vấn đề xã hội
Dựa trên tầm quan trọng của vấn đề đánh giá tác động của thuế TTĐB
của thuốc lá đến chi tiêu của các hộ nghèo và phạm vi nghiên cứu đã đưa
ra, nhóm tác giả xin đề xuất đưa ra hệ thống các tiêu chí nhằm đánh giá
tác động của việc chi tiêu thuốc lá đến hộ gia đình ở Việt Nam.

Tỷ lệ ngân sách hộ gia đình chi cho việc sử dụng thuốc lá
Chi tiêu hộ gia đình vào thuốc lá đặc biệt trở thành vấn đề ở những nước
có tình trạng kinh tế xã hội còn thấp như Việt Nam, nơi mà các hộ gia
đình có người hút thuốc tiêu tốn khoảng 627.000 VNĐ (40 USD)(1) mỗi
năm vào thuốc lá. Do vậy, để đánh giá mức chi tiêu cho mặt hàng này,



nhóm tác giả đề xuất sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ ngân sách hộ gia chi cho việc
sử dụng thuốc lá hằng năm.
Công thức:
Tỷ lệ ngân sách hộ gia đình biểu diễn mối tương quan giữa chi tiêu cho
thuốc lá và thu nhập khả dụng. Chi tiêu vào thuốc lá có thể dẫn đến nghèo
và làm trầm trọng thêm những ảnh hưởng của tình trạng nghèo qua việc
dịch chuyển thu nhập của hộ gia đình khỏi các nhu cầu thiết yếu. Tỷ lệ
ngân sách hộ gia đình chi cho việc sử dụng thuốc lá càng lớn thì mức độ
chuyển dịch càng nhiều, và càng làm trầm trọng hơn tỷ lệ đói nghèo ở
Việt Nam.
Thực tế cho thấy, đối với các hộ gia đình Việt Nam thuộc hai nhóm
“nghèo” và “nghèo nhất” (là hai nhóm ngũ phân có thu nhập thấp nhất),
chi tiêu hàng năm vào thuốc lá thường lấy đi một phần đáng kể chi tiêu
hàng năm vào các hạng mục thiết yếu như thực phẩm, quần áo và giáo
dục.

Tỷ lệ ngân sách hộ gia đình chi cho việc điều trị bệnh về thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây ra 25 loại bệnh khác nhau, trong đó
các bệnh liên quan về phổi như ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính… Các bệnh này thường có chi phí điều trị lớn, lâu dài và gây cho
người bệnh mất khả năng lao động.
Công thức:
Mối tương quan giữa chi phí điều trị cho thấy mức gánh nặng mà gia đình
có người bị bệnh phải chịu. Khi tỷ lệ ngân sách gia đình chi cho điều trị
bệnh gia tăng làm cho gánh nặng tài chính tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo tăng.
Ngày nay, số lượng mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá ngày càng gia
tăng. Số ca tử vong tăng lên đáng kể do hút chủ động và hút thụ động
thuốc lá gây ra. Và điều này làm gia tăng gánh nặng cho hộ gia đình.


Chỉ tiêu khả năng mua các sản phẩm của thuốc lá
Công thức:
Đây là chỉ tiêu phản ánh khoảng cách giữa thu nhập và giá thuốc lá.
Khoảng cách này càng tăng cho thấy thuốc lá càng trở nên dễ mua hơn, từ
đó làm tăng lượng tiêu thụ thuốc lá và gia tăng nghèo đói ở những hộ gia
đình có người thân hút thuốc lá.
Trong những năm từ 1995 đến nay, khi tính theo giá thực, giá các sản
phầm của thuốc lá ở Việt Nam không hề tăng. Tính trung bình thì giá
thuốc lá còn giảm 5%. Điều này trái ngược với sự tăng trưởng thu nhập
thực tế ở Việt Nam, GDP bình quân đầu người đã tăng hơn 80% từ 1995
đến 2012, do đó làm cho thuốc lá tính trung bình trở thành mặt hàng ngày
càng rẻ hơn.
2.3.3 Các nguyên tắc khắc phục vấn đề xã hội gây ra từ thuốc lá



Nguyên tắc phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển
trong tương lai. Đây hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia
trên thế giới.
Khái niệm “Phát triển bền vững” gắn với hai khái niệm chính:
Khái niệm “nhu cầu”: nguyên tắc này cho thấy những nhu cầu tối
thiểu nhất của con người cần được đáp ứng một cách toàn vẹn.
Khái niệm của sự giới hạn mà tình trạng hiện tại của khoa học kỹ
thuật và sự tổ chức xã hội áp đặt lên khả năng đáp ứng của môi trường
nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại và tương lai.
Có thể thấy, nguyên tắc phát triển bền vững đặt ra mục tiêu cho các quốc
gia cần giải quyết tình trạng nghèo đói cũng như các vấn đề xã hội khác

hiện nay, đảm bảo cho các như cầu thiết yếu của người dân ở hiện tại và
tương lai được đáp ứng về nhiều mặt.
Mục tiêu của PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh
thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã
hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Vì vậy, muốn khắc phục tình
trạng vấn đề hộ nghèo do thuốc lá gây ra cần có những biện pháp tuân
theo PTBV, giúp các hộ nghèo giải quyết các gánh nặng về mặt tài chính
lẫn tinh thần.

Nguyên tắc an sinh xã hội
An sinh xã hội được hiểu là các chương trình hành động của chính phủ
nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ
đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm và nơi trú ẩn
và tăng cường sức khỏe và phúc lợi cho người dân nói chung và các phân
đoạn có khả năng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người bệnh và
người thất nghiệp.
Với vấn đề hộ nghèo do thuốc lá, nguyên tắc an sinh xã hội đưa ra cách
khắc phục duy trì thu nhập dựa trên sự kết hợp của ba loại chương trình
chính:
Bảo hiểm xã hội
Lợi ích thẩm tra thu nhập: Đây là hỗ trợ tài chính được cung cấp
cho những người không có khả năng trang trải các nhu cầu cơ bản, chẳng
hạn như thực phẩm, quần áo và nhà ở, do nghèo đói hoặc thiếu thu nhập
vì ốm đau, bệnh tật liên quan đến thuốc lá.
Lợi ích phổ quát hoặc lợi ích vô điều kiện, còn được gọi là tài trợ
nhân khẩu. Đây là những lợi ích không đóng góp trao cho toàn bộ các bộ
phận dân cư mà không cần thẩm tra thu nhập hoặc thẩm tra nhu cầu,
chẳng hạn như trợ cấp hộ gia đình.
Có thể nói, phát triển kinh tế phải hướng tới mục đích phục vụ con người.
Giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là các vấn đề xã hội bức xúc, thực hiện



×