Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nghiên cứu tác động thuế TTĐB của thuốc lá đối với Ngân sách nhà nước và vấn đề xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.02 KB, 13 trang )

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT CỦA
THUỐC LÁ ĐỐI VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ XÃ
HỘI
1.
Tổng quan nghiên cứu về đề tài
1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Điều tra toàn cầu về thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam
(GATS), 2010 do Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam phối hợp với Bộ Y
tế, Trường Đại học Y Hà Nội và Tổng cục thống kê thực hiện. Đây là một
điều tra quan trọng giúp Việt Nam đánh giá được tỷ lệ sử dụng thuốc lá,
thuốc lào và các yếu tố liên quan tới việc sử dụng thuốc lá
Bài nghiên cứu về thuế thuốc lá ở Việt Nam, năm 2010 do tác giả
Hoàng Văn Kình, đến từ Trường Đại học thương mại cùng cộng sự thực
hiện, đã ước tính rằng, với giả thiết tổng độ co giãn cầu theo giá ở mức
trung bình, tức là -0,50, thì khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ mức 65% lên
đến 85%, tức là tăng mức thuế thuốc lá trong giá bán lẻ từ mức 42.6% lên
48.5%, ước tính sẽ làm giảm số lượng người hút thuốc đi khoảng 300.000
người, giàm được hơn 100.000 ca chết sớm cộng vào năm 2050, và tăng
thu nhập thuế của chính phủ thêm 119 triệu đô la Mỹ.
Bài nghiên cứu về chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp do việc hút
thuốc lá tại Việt Nam do tác giả Phan Thị Hoàng Anh cùng các cộng sự
thực hiện. Nhóm tác giả đã ước lượng chi phí trực tiếp và gián tiếp từ 5
bệnh thường gặp do thuốc lá gây ra, gồm có: ung thư phổi, bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, bệnh đột quỵ, ung thư
vùng miệng. Theo kết quả nghiên cứu thì tổng chi phí ước lượng năm
2011 do thuốc lá gây ra từ 5 bệnh này đạt 24679 tỷ đồng, trong đó chi phí
trực tiếp cho điều trị nội trú và ngoại trú lần lượt là 9896 và 2567 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí gián tiếp do giảm năng suất lao động từ người bị
bệnh và tử vong lần lượt đạt 2652 và 9563 tỷ đồng.
1.2. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài.
Thứ nhất, trong một nghiên cứu về quản lí thuốc lá do Ngân hàng thế giới


tiến hành thì đã chỉ ra rằng, trung bình tăng giá 10% sẽ làm giảm nhu cầu
đối vơi các sản phẩm từ thuốc lá đi khoảng 4% ở các nước thu nhập cao
và khoảng 8% ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Từ đó Ngân hàng
thế giới cũng đề xuất với mức thuế thuốc lá chiếm từ 65-80% giá bán lẻ
sẽ đạt được sự kiểm soát thuốc lá có hiệu quả.
Thứ hai, bài nghiên cứu về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá,
ảnh hưởng của việc tăng thuế đến sức khỏe và ngân sách quốc gia được
thực hiện bởi Văn phòng Ngân sách Quốc hội của Mỹ (CBO Congressional Budget Office) Trong nghiên cứu này, CBO áp dụng mô
hình phân tích một chính sách liên quan đến thuốc lá – giả định tăng 50
cent cho mỗi bao thuốc lá bằng cách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Phân tích
của CBO cho thấy rằng việc giả định tăng thuế và các tác động dẫn đến


hành vi và sức khỏe của người dân sẽ làm tăng doanh thu liên bang
khoảng 41 tỷ USD và tăng bổ sung ngân sách 38 tỷ USD đến năm 2021.
2.
Cơ sở lí luận về tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngân
sách và vấn đề xã hội
2. Cơ sở lý luận về tác động của thuế TTĐB đối với ngân sách nhà nước
và vấn đề xã hội
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng
hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của luật thuế tiêu
thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do
người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
2.1. Thuế TTĐB đối với ngân sách nhà nước
2.1.1. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngân sách nhà nước
Thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam được coi là khoản thu quan trọng
nhất đối với ngân sách nhà nước vì khoản thu này mang tính chất ổn định
và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng, trong đó
mặt hàng thuốc lá cũng nằm trong danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ

đặc biệt với thuế suất lên đến 65%.
2.1.2. Nguyên tắc đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá
Ngoại ứng tiêu cực là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba
(ngoài người mua và người bán trên thị trường) nhưng chi phí đó lại
không được phản ánh trong giá cả thị trường.
Hút thuốc lá là một hoạt động gây ra ngoại ứng tiêu cực. Cụ thể, khi
một cá nhân hút thuốc lá, khói thuốc lá độc hại được thải ra ngoài môi
trường, nó sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của những người xung quanh ở
gần đó, khiến họ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nhưng
người hút thuốc lá lại không phải đền bù cho những thiệt hại do mình gây
ra, vì thế khi tính toán chi phí, họ không đưa những tổn hại này vào giá
thành thuốc lá.
Hình 2.1. Sự phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực do thuốc lá gây
ra
MB, MC
MSC = MPC + MEC
C
A
B

MPC
MEC

MB
Người hút thuốc gây ngoại ứng tiêu cực đã tiêu dùng quá nhiều so
với mức tối ưu xã hội (Q1>Qo). Điều này gây ra tổn thất cho xã hội. Và
mức tổn thất cho xã hội bằng đúng diện tích tam giác ABC.
Giải pháp khắc phục:



Một trong những giải pháp đạt hiệu quả mà Chính phủ có thể can thiệp,
đó chính là biện pháp đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc
lá. Thuế sẽ được đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm thuốc lá được tiêu thụ
trên thị trường, sao cho nó đúng bằng chi phí ngoại ứng biên tại mức sản
lượng tối ưu xã hội.
Cụ thể, Chính phủ đánh thuế t đồng / sản phẩm tiêu thụ. Và mức thuế
hiệu quả chính là đoạn AE. Khi chịu thuế này, đường MPC sẽ dịch
chuyển song song lên trên thành đường MPC + t. Khi đó, để tối đa hóa lợi
nhuận của cá nhân thì MPC + t = MB, tức sản xuất đúng tại điểm Qo như
xã hội mong muốn. Khi đó, Chính phủ sẽ thu được một doanh thu thuế
bằng chính diện tích tô đậm trong hình. Chính phủ sẽ sử dụng khoản thuế
này để bồi thường cho những người bị thiệt hại.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng nguồn thu NSNN từ thuế TTĐB
- Chính phủ và quốc hội : Chính phủ và Quốc hội đóng vai trò quan
trọng trong việc xác định nguồn thu từ thuế của Ngân sách quốc gia. Đây
là nhân tố tác động đến nguồn thu thuế TTĐB của thuốc lá thông qua các
văn bản quy phạm pháp luật, các định hướng về chính sách thể chế chính
trị và mô hình nhà nước.
- Cơ quan thuế : Việc nộp thuế được thực hiện ở các cơ quan thuế, nên
cách thức hoạt động của cơ quan thuế, cơ cấu tổ chức trong cơ quan thuế,
chất lượng cán bộ, thủ tục kê khai nộp thuế có ảnh hưởng đến nguồn thu
thuế hằng năm.
- Người nộp thuế : Người nộp thuế là người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
tại các cơ quan thuế. Người nộp thuế có thể là thể nhân hoặc pháp nhân.
Mỗi đối tượng nộp thuế có sự khác nhau nhất định về năng lực, trình độ
học vấn, ý thức chấp hành luật, và số thuế phải nộp.
- Nhân tố khác : GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế,
lạm phát
2.2. Thuế TTĐB đối với vấn đề xã hội
2.2.1. Các vấn đề xã hội tồn tại liên quan đến thuế TTĐB của thuốc lá

(1) Hộ nghèo ở Việt Nam: Thu nhập khả dụng tăng lên, cú sốc sức khỏe
giảm đi
Chi tiêu hộ gia đình vào thuốc lá đặc biệt trở thành vấn đề ở những
nước có tình trạng kinh tế xã hội còn thấp như Việt Nam, nơi mà các hộ
gia đình có người hút thuốc tiêu tốn khoảng 627.000 VNĐ mỗi năm vào
thuốc lá. Nếu một phần tiền do các hộ gia đình nghèo ở Việt Nam tiêu
vào thuốc lá được dùng để mua thực phẩm thì sẽ có khoảng 11,2% trong
số các hộ gia đình nghèo đói sẽ vượt lên được ngưỡng đói nghèo. Các
nhu cầu thiết yếu khác sẽ được đảm bảo hơn, hiệu quả tạo ra được sẽ rất
lớn. Hơn nữa, nếu như người đàn ông trụ cột trong gia đình không may
mắc phải một căn bệnh nào đó liên quan đến thuốc lá thì kinh tế của hộ
gia đình sẽ càng khó khăn hơn
(2) Tăng thuế và việc làm


Vì mức giá thuốc lá cao do thuế cao có thể dẫn đến giảm sử dụng
thuốc lá, với các yếu tố khác không đổi thì mọi người thường lí luận rằng
thuế thuốc lá cao thường dẫn đến mất việc làm. Tuy nhiên, lý luận này đã
bỏ yếu tố là tiền không tiêu dùng vào thuốc lá sẽ được tiêu dùng vào các
hàng hóa khác và tạo ra việc làm mới ở các khu vực khác, với tác động
ròng thường là tích cực.
(3) Vấn nạn buôn lậu thuốc lá
Nguyên nhân gây ra nạn buôn lậu thuốc lá ở Việt Nam :

Sự quan niệm của công chúng là chất lượng thuốc lá nhập lậu cao
hơn thuốc sản xuất hợp pháp ở thị trường Việt Nam.

Thuế thấp và quản lý lỏng ở các nước láng giềng, như Lào và
Campuchia.


Sự phối hợp hạn chế giữa các cơ quan như biên phòng, hải quan.

Thiếu yếu tố động viên cho các viên chức làm công tác chống buôn
lậu.

Mức phạt thấp một cách không hợp lý đối với người buôn lậu.

Hạn chế về việc làm hoặc các cơ hội thu nhập thay thế cho người
buôn lậu.

Chiến lược định giá của công ty thuốc lá như BAT đã được điều
chỉnh theo kênh phân phối.
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tác động thuế TTĐB đối với vấn đề xã hội

Tỷ lệ ngân sách hộ gia đình chi cho việc sử dụng thuốc lá
Tỷ lệ ngân sách hộ gia đình biểu diễn mối tương quan giữa chi tiêu
cho thuốc lá và thu nhập khả dụng. Chi tiêu vào thuốc lá có thể dẫn đến
nghèo và làm trầm trọng thêm những ảnh hưởng của tình trạng nghèo qua
việc dịch chuyển thu nhập của hộ gia đình khỏi các nhu cầu thiết yếu. Tỷ
lệ ngân sách hộ gia đình chi cho việc sử dụng thuốc lá càng lớn thì mức
độ chuyển dịch càng nhiều, và càng làm trầm trọng hơn tỷ lệ đói nghèo ở
Việt Nam.

Tỷ lệ ngân sách hộ gia đình chi cho việc điều trị bệnh về thuốc lá
Mối tương quan giữa chi phí điều trị cho thấy mức gánh nặng mà gia
đình có người bị bệnh phải chịu. Khi tỷ lệ ngân sách gia đình chi cho điều
trị bệnh gia tăng làm cho gánh nặng tài chính tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo
tăng.

Chỉ tiêu khả năng mua các sản phẩm của thuốc lá

Đây là chỉ tiêu phản ánh khoảng cách giữa thu nhập và giá thuốc lá.
Khoảng cách này càng tăng cho thấy thuốc lá càng trở nên dễ mua hơn, từ
đó làm tăng lượng tiêu thụ thuốc lá và gia tăng nghèo đói ở những hộ gia
đình có người thân hút thuốc lá.
2.2.3. Các nguyên tắc khắc phục vấn đề xã hội do thuốc lá gây ra



Nguyên tắc phát triển bền vững
Nguyên tắc phát triển bền vững đặt ra mục tiêu cho các quốc gia cần giải
quyết tình trạng nghèo đói cũng như các vấn đề xã hội khác hiện nay,
đảm bảo cho các như cầu thiết yếu của người dân ở hiện tại và tương lai
được đáp ứng về nhiều mặt.

Nguyên tắc an sinh xã hội
Với vấn đề hộ nghèo do thuốc lá, nguyên tắc an sinh xã hội đưa ra cách
khắc phục duy trì thu nhập dựa trên sự kết hợp của ba loại chương trình
chính:
Bảo hiểm xã hội
Lợi ích thẩm tra thu nhập: Đây là hỗ trợ tài chính được cung cấp
cho những người không có khả năng trang trải các nhu cầu cơ bản, chẳng
hạn như thực phẩm, quần áo và nhà ở, do nghèo đói hoặc thiếu thu nhập
vì ốm đau, bệnh tật liên quan đến thuốc lá.
Lợi ích phổ quát hoặc lợi ích vô điều kiện, còn được gọi là tài trợ
nhân khẩu. Đây là những lợi ích không đóng góp trao cho toàn bộ các bộ
phận dân cư mà không cần thẩm tra thu nhập hoặc thẩm tra nhu cầu,
chẳng hạn như trợ cấp hộ gia đình.
2.2.4. Kinh nghiệm một số nước áp dụng thành công thuế TTĐB với
thuốc lá
- Thụy Điển: Thụy Điển là nước có giá thuốc lá cao nhất thế giới nhưng

có tỷ lệ buôn lậu thấp nhất thế giới (tỷ lệ buôn lậu là 9% năm 2011). Về
tăng thuế mạnh vào năm 2007 và tăng ít hơn vào năm 2008, một nghiên
cứu độc lập của Trường Đại học Stockholm và Tổng cục Hải quan Thụy
điển, đã không đưa ra khẳng định tăng thuế khiến tăng buôn lậu, như
ngành công nghiệp thuốc lá viện dẫn.
- Braxin: Tình trạng hút thuốc giảm mạnh từ năm 1989 đến năm 2005.
Trong năm 2006, khoảng 20% nam giới và 13% nữ giới hút thuốc tại các
thành phố lớn. Để đạt được những thành công trên, chương trình kiểm
soát thuốc lá của Bra-xin mang tính đổi mới rất cao, thường tập trung vào
các công cụ phi giá cả, bao gồm: cấm quảng cáo thuốc lá và hút thuốc tại
các phương tiện giao thông công cộng; quản lý nhà nước về sản phẩm
thuốc lá, như hạn chế các mức nhựa thuốc lá, ni-cô-tin, các-bon mô-nôxít trong thuốc lá và cả những cảnh báo nghiêm trọng và hình ảnh trên
các gói thuốc và sản phẩm thuốc lá; triển khai các chiến dịch giáo dục và
nâng cao nhận thức.
- Thái Lan: Tại Thái Lan, thuế thuốc lá đã tăng hơn 10 lần trong vòng
20 năm (từ năm 1994 đến năm 2012). Hiện nay mức thuế trên giá bán lẻ
của Thái Lan là 70%. Nếu tính trên giá xuất xưởng, mức thuế này tương
đương 567% thuế theo giá xuất xưởng của Việt Nam. Giá thuốc lá tăng từ
15 Bath/bao (năm 1994) lên 65 Bath/bao năm 2012. Tỷ lệ hút thuốc ở
nam giới giảm từ 59,33% năm 1991 xuống 41,69% năm 2011. Tiêu dùng
thuốc lá giảm nhẹ: sản lượng năm 1994 là 2,328 triệu bao; năm 2012 là


2,130 triệu bao (tuy tỷ lệ hút giảm nhưng do dân số tăng và có một số
lượng nhất định người hút mới nên số lượng người hút ít thay đổi).Ước
tính số ca tử vong sớm tránh được từ việc tăng thuế trong giai đoạn 19912006 tại Thái Lan là 31,867 người.
3.
Mô hình đo lường thực trạng thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá đối
với Ngân sách nhà nước và vấn đề xã hội.
3.1. Thực trạng thuế TTĐB của thuốc lá đối với NSNN và vấn đề xã

hội
Ngành công nghiệp thuốc lá ở Việt Nam có khả năng sản xuất khoảng
6.200 triệu bao mỗi năm, trong đó 70% đến 80% công suất được sử dụng.
Sản lượng thuốc lá của ngành đã tăng liên tục từ năm 2000, ngay cả khi
tính đến tăng trưởng dân số, chủ yếu là do đầu tư vào trồng, chế biến lá
thuốc và các thiết bị sản xuất thuốc lá và do việc kiểm soát chặt chẽ hơn
để chống buôn lậu.
Biểu đồ 3.3: Tổng sản lượng sản xuất thuốc lá hằng năm
Đơn vị: triệu bao
Tăng thuế thuốc lá sẽ gần như luôn dẫn đến tăng thu nhập thuế cho chính
phủ. Đặc biệt, sau khi tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá năm 2006 và năm
2008, nguồn thu từ thuế TTĐB của thuốc lá đã tăng lên đáng kể vào năm
tiếp sau đó: năm 2007 nguồn thu tăng gần 28% so với năm 2006, và năm
2009 tăng hơn 33% so với 2008.
Biểu đồ 3.4: Tổng thu từ thuế TTĐB của thuốc lá qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy nhiên, nguồn thu thuế nhanh chóng giảm xuống từ năm 2010 trở đi.
Lí giải cho điều này là do một vài nguyên nhân. Thứ nhất là do thuế suất
thuế TTĐB của mặt hàng này không thay đổi để theo kịp lạm phát chung
và mức tăng trưởng kinh tế. Thứ hai là do mức tăng thuế suất vào năm
2006 và 2008 còn quá thấp nên chưa duy trì lâu dài được mức tăng nguồn
thu thuế TTĐB.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất thế giới.
Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tại Việt Nam tuy có cải thiện trong
những năm gần đây nhưng tình trạng hút thuốc lá ngày càng gia tăng
đang khiến cho những hộ gia đình này gánh chịu rất nhiều gánh nặng từ
kinh tế đến sức khỏe.
Thứ nhất, số lượng các ca tử vong ở Việt Nam do mắc các bệnh liên quan
đến thuốc lá như ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tim do

thiếu máu cục bộ đang ngày càng gia tăng.
Biểu đồ 3.5: tổng số ca tử vong ở Việt Nam do các bệnh liên quan đến
thuốc lá gây ra
Đơn vị: nghìn
người


Nguồn: WHO
Thứ hai, không chỉ gánh nặng về sức khỏe mà cả gánh nặng về kinh tế do
mắc những bệnh này gây ra cũng rất lớn.
Thứ ba, việc làm trong ngành canh tác và sản xuất thuốc lá chiếm một tỷ
trọng rất nhỏ trong tổng số việc làm ở Việt Nam. Sự giảm sút trong ngành
trồng và sản xuất thuốc lá, khi có thay đổi thuế và giá, chỉ có thể xảy ra
khi lượng tiêu thụ thuốc lá thực tế giảm. Tuy nhiên, việc tăng dân số và
tăng thu nhập ở Việt Nam nhiều khả năng sẽ bù lại bất kỳ ảnh hưởng tiêu
cực nào mà việc đánh thuế cao có thể có lên việc làm trong ngành thuốc
lá nói chung.
3.2. Mô hình đo lường thực trạng của thuế TTĐB của thuốc lá đối với
NSNN
3.2.1. Cơ sở dữ liệu
Nghiên cứu của nhóm tác giả sử dụng số liệu của Việt Nam trong giai
đoạn 1995-2014. Năm 1995 được lấy làm năm cơ sở để tính toán các biến
CPI, GDP. Nguồn dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu này được
lấy từ WB (World Bank), GSO (Tổng cục thống kê Việt Nam).
3.2.2. Biến phụ thuộc
Theo một vài nghiên cứu trước đây, tác động của việc tăng thuế TTĐB
của thuốc lá đến nguồn thu NSNN từ thuế được đánh giá dựa trên hai
thước đo chính:
Thứ nhất là nguồn thu của Chính phủ từ thuế TTĐB của thuốc lá,
bằng VNĐ.

Thứ hai là sự ổn định của nguồn thu Chính phủ qua các thời kì,
được xác định bởi sự khác biệt về nguồn thu của Chính phủ năm hiện tại
và trước đây.
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, nhóm tác giả lựa chọn biến phụ thuộc là
nguồn thu của Chính phủ từ thuế TTĐB (government revenue) để đánh
giá sự tăng/giảm của nguồn thu NSNN nếu thuế suất thuế TTĐB của
thuốc lá biến động.
3.2.3. Biến độc lập

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: GDP thực tế bình quân đầu người tác động tỷ lệ thuận đến
thu NSNN từ thuế TTĐB của thuốc lá.
Giả thuyết 2: Tỷ lệ thất nghiệp tác động tỷ lệ thuận đến thu NSNN từ thuế
TTĐB của thuốc lá.
Giả thuyết 3: Dân số tác động tỷ lệ thuận đến thu NSNN từ thuế TTĐB
của thuốc lá.
Giả thuyết 4: Tổng sản lượng tiêu thụ thuốc lá hằng năm tỷ lệ thuận đến
thu NSNN từ thuế TTĐB của thuốc lá.
Giả thuyết 5: CPI thuốc lá (thực tế) có thể tác động tỷ lệ nghịch hoặc tỷ lệ
thuận đến nguồn thu NSNN.


Giả thuyết 6: CPI thuốc lá/CPI tất cả các mặt hàng tác động tỷ lệ nghịch
đến nguồn thu NSNN từ thuế TTĐB của thuốc lá.
Giả thuyết 7: Thuế suất có thể tác động tỷ lệ nghịch hoặc tỷ lệ thuận đến
nguồn thu thuế TTĐB của thuốc lá.

Xây dựng chỉ số tổng hợp
Dựa trên nguồn dữ liệu thống kê của Việt Nam, nhóm nghiên cứu tiến
hành xử lí số liệu, sau đó tính các chỉ tiêu tổng hợp có ảnh hưởng tới

nguồn thu từ thuế TTĐB của Ngân sách Nhà nước theo phương pháp
phân tích thành phần chính (PCA) . Nhóm tác giả sử dụng phần mềm
SPSS 20.0, kết quả được cho dưới đây:
Bảng 3.1 Ma trận xoay nhân tố
Component
1
2
Sản lượng thuốc lá tiêu thụ hằng năm .920 .328
GDP bình quân đầu người (thực tế) .897 .219
Tỷ lệ thất nghiệp .915 .034
Dân sô
.909 .352
Thuế suất .299 .632
CPI thuốc lá/CPI tất cả các mặt hàng -.134 -.771
CPI thuốc lá (thực tế)
-.055 -.916
Dựa vào bảng trên, nhóm tác giả chia các chỉ số thành 2 nhóm nhân tố:
Nhóm 1 (Biến chỉ số kinh tế vĩ mô – IMV): Sản lượng tiêu thụ thuốc lá
hằng năm, GDP bình quân đầu người (thực tế), tỷ lệ thất nghiệp, dân số.
Nhóm 2 (Biến chỉ số giá thuốc lá – IPV): Thuế suất, CPI thuốc lá/CPI tất
cả các mặt hàng, CPI thuốc lá (thực tế)
3.2.4. Mô hình và kết quả
Mô hình đánh giá tác động của thuế TTĐB của thuốc lá đối với NSNN
theo chỉ số tổng hợp:
Nhóm tác giả sử dụng phần mềm Eview 4 chạy mô hình, lấy mức ý nghĩa
α=0.05.
Bảng 3.2 Kết quả mô hình
Dependent Variable: GOVREV
Method: Least Squares
Date: 04/22/15 Time: 00:38

Sample: 1995 2014
Included observations: 20
Variable
Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C
5388.133 307.6599 17.51328 0.0000
IMV 1254.921 315.6525 3.975643 0.0010
IPV 619.0986 315.6523 1.961331 0.0064
R-squared 0.536185
Mean dependent var 5388.135
Adjusted R-squared
0.481619
S.D. dependent var
1911.002


S.E. of regression 1375.897
Akaike info criterion 17.42908
Sum squared resid 32182567
Schwarz criterion
17.57844
Log likelihood
-171.2908
F-statistic 9.826273
Durbin-Watson stat
0.428428
Prob(F-statistic) 0.001459
Ở mô hình, β1 = 5388.133, β2 = 1254.921, β3 = 619.0986. Từ kết quả mô
hình trên ta có thể thấy biến IMV và biến IPV đều ảnh hưởng tích cực
đến nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế TTĐB của thuốc lá. Ở mô hình

này, R2 = 53.6% cho thấy mức độ phù hợp của mô hình.
Kết hợp với bảng 3.3 mô tả mối tương quan giữa các biến ngẫu nhiên và
biến tổng hợp, ta có thể thấy với mức ý nghĩa 5%, mối quan hệ tác động
giữa các biến ngẫu nhiên và biến phụ thuộc đúng với các giả thuyết
nghiên cứu đã xây dựng. Từ đây ta có thể kết luận thuế suất thuế TTĐB
tác động tích cực đến thu NSNN, nếu Chính phủ tăng mức thuế suất lên
cao thì doanh thu của Nhà nước cũng tăng lên đáng kể. Ngoài ra, CPI
thuốc lá (thực tế) có xu hướng giảm cho thấy việc tăng thuế suất thuế
TTĐB chưa đủ lớn và giá thuốc lá gần như chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi
việc tăng thuế.
3.3. Mô hình đo lường thực trạng thuế TTĐB thuốc lá đối với vấn đề xã
hội
3.3.1. Cơ sở dữ liệu
Nghiên cứu về vấn đề xã hội, nhóm tác giả sử dụng số liệu của Việt Nam
trong giai đoạn 1995-2012. Nguồn dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên
cứu này được lấy từ WB (World Bank), GSO (Tổng cục thống kê Việt
Nam), WHO (World Health Organization).
3.3.2. Biến phụ thuộc
Trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm tác giả lựa chọn tỷ lệ hộ nghèo hằng
năm (poverty rate) làm biến phụ thuộc, biểu diễn ảnh hưởng của việc tăng
thuế TTĐB của thuốc lá đến hộ nghèo ở Việt Nam.
3.3.3. Biến độc lập
Biến độc lập của mô hình gồm hai biến: IRV (biến chỉ số thu nhập hộ gia
đình) và IDV (biến chỉ số bệnh tật). Công thức xây dựng các biến độc lập
như sau:
IRV = - β1X1 + β2X2 - β3X3 + β4X4 - β5X5
Trong đó: βi, với i = 1,…,5 lần lượt là nghịch đảo độ lệch chuẩn của biến
Xi
IDV = β1Y1 + β2Y2 + β3Y3
Trong đó: βi, với i = 1,…,3 lần lượt là nghịch đảo độ lệch chuẩn của biến

Xi
Các chỉ tiêu xây dựng biến độc lập được thể hiện trong bảng 3.3
Bảng 3.3 Các chỉ tiêu xây dựng biến IRV và IDV được giả định như sau:
IRV IDV
Chỉ tiêu
Kí hiệu
Tác động Chỉ tiêu
Kí hiệu
Tác động


GDP bình quân đầu người (thực tế) X1 Số ca tử vong do bệnh
ung thư phổiY1 +
CPI tất cả các mặt hàng (thực tế)
X2 +
Số ca tử vong do bệnh
COPD
Y2 +
CPI thuốc lá (thực tế)
X3 Số ca tử vong do bệnh thiếu máu
cục bộ
Y3 +
GDP bình quân đầu người/CPI thuốc lá
X4 +
Thuế suất X5 Nguồn: Theo kết quả nghiên cứu thế giới và sự tổng hợp của tập thể tác
giả
Dấu “ + ” : tác động cùng chiều với tỷ lệ hộ nghèo
Dấu “ - ”: tác động ngược chiều với tỷ lệ hộ nghèo
3.3.4. Mô hình và kết quả
Mô hình hồi quy đánh giá tác động cơ bản nhất của thực trạng thuế

TTĐB của thuốc lá đến tỷ lệ hộ nghèo có dạng:
Nhóm tác giả sử dụng phần mềm Eview 4 chạy mô hình, lấy mức ý nghĩa
α=0.05.
Bảng 3.4 Kết quả mô hình
Dependent Variable: POVRATE
Method: Least Squares
Date: 04/22/15 Time: 11:15
Sample: 1995 2012
Included observations: 18
Variable
Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C
207.0398 20.34718 10.17536 0.0000
IRV 0.017301 0.011131 1.554312 0.0410
IDV -1.628667 0.102977 -15.81587 0.0000
R-squared 0.943429
Mean dependent var 30.95000
Adjusted R-squared
0.935886
S.D. dependent var
18.88536
S.E. of regression 4.781917
Akaike info criterion 6.118572
Sum squared resid 343.0010
Schwarz criterion
6.266967
Log likelihood
-52.06715
F-statistic 125.0761
Durbin-Watson stat

0.830529
Prob(F-statistic) 0.000000
Từ bảng kết quả mô hình, ta thấy β1 = 207.0398, β2 = 0.0173, β3 =
-1.628 cho thấy biến chỉ số IRV tác động cùng chiều với tỷ lệ hộ nghèo;
biến chỉ số IDV tác động ngược chiều với tỷ lệ hộ nghèo. Ở mô hình này,
R2 = 94,3% cho thấy mức độ phù hợp của mô hình là rất cao.
Kết hợp với bảng 3.7, ta thấy với mức ý nghĩa 5% mối tương quan giữa
các biến ngẫu nhiên và biến phụ thuộc có 5 giả thuyết giả định từ đầu đã
được chứng minh và phù hợp với mô hình. Từ đây ta cũng có thể kết luận
thuế suất thuế TTĐB tăng làm giảm tỷ lệ hộ nghèo quốc gia, việc tăng
thuế có thể giúp cải thiện thu nhập khả dụng của hộ gia đình.


Đối với 3 giả thuyết cho biến chỉ số bệnh tật, vì β3 < 0 chứng tỏ số ca tử
vong của các bệnh liên quan đến thuốc lá tác động tiêu cực đến tỷ lệ hộ
nghèo.Nguyên nhân là do giai đoạn 1995 – 2012, dân số Việt Nam tăng
lên quá nhanh khiến cho số ca tử vong tăng lên.
3.3. Kiểm định mô hình
3.3.1. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến độc lập
Để kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến độc lập, nhóm tác giả sử
dụng kiểm định Wald-Test. Cặp giả thuyết cần kiểm định:
H0: β2 = 0

H0: β3 = 0
H1: β2 ≠ 0
H1: β3 ≠ 0
Đối với mô hình Ngân sách Nhà nước:
Wald Test
Null Hypothesis β2 = 0
β3 = 0

F-statistic 15.8057
Probability 0.000977
Probability 0.006431
Chi-square 15.8057
Probability 0.000070
Probability 0.004984

3.84681
3.84681

Đối với mô hình hộ nghèo:
Wald Test
Null Hypothesis β2 = 0
β3 = 0
F-statistic 2.41588
Probability 0.040952 250.142
Probability 0.000000
Chi-square 2.41588
Probability 0.020110 250.142
Probability 0.000000
Như vậy, các giá trị Prob < 0.05 nên các biến độc lập đều có ý nghĩa
thống kê.
3.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Giả thuyết của kiểm định là:
Đối với mô hình Ngân sách Nhà nước
Từ bảng kết quả, ta thấy, Fqs =9.826273 , P-value(F) = 0.001459 <
0.05 nên bác bỏ H0 tức là với mức ý nghĩa 5%, mô hình phù hợp.
Đối với mô hình hộ nghèo:
Tương tự, từ bảng kết quả mô hình ta cũng có Fqs = 125.0761, P-value
(F) = 0.000000 <0.05 nên bác bỏ H0 với mức ý nghĩa 5%. Mô hình là

phù hợp.
4. Giải pháp tăng thu NSNN và hạn chế tác động thuế TTĐB của thuốc lá
đối với vấn đề xã hội
4.1. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá
Một nguyên tắc căn bản khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc
lá là ít nhất phải tăng thuế kịp với tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu


người mới làm cho sức mua không thay đổi. Và để giảm sức mua và tỷ lệ
sử dụng thì mức thuế mới phải làm giá tăng cao hơn mức tăng thu nhập
bình quân đầu người. Thu nhập bình quân đầu người thực tế của Việt
Nam mỗi năm tăng khoảng 4.8%, trong khi đó với mức tăng 5% vào năm
2015 và 5% vào năm 2018 theo dự thảo Luật sẽ không tác lớn tới tiêu
dùng, tỷ lệ hút thuốc và chỉ làm tăng thu ngân sách ở mức độ vừa phải.
Để đạt mục tiêu quốc gia về giảm tỷ lệ hút thuốc, theo tính toán của
các chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới và Ngân hàng Thế giới, từ
1.1.2015, mức thuế TTĐB đối với thuốc lá phải tăng từ 65% lên 105%; từ
1.1.2018 từ 105% lên 145% mới phù hợp. Việc tăng thuế ở mức 105%
vào năm 2015 và 145% vào năm 2018 vẫn bảo đảm mức tăng thu ngân
sách.
4.2. Nên áp dụng mức biểu thuế tuyệt đối đối với thuốc lá.
Theo khảo sát ở 188 nước của Tổ chức Y tế thế giới thì có tới 55 nước chỉ
áp dụng thuế suất tuyệt đối với thuốc lá, 48 nước áp dụng hỗn hợp thuế
suất tuyệt đối và thuế suất tương đối. Như vậy,ta có thể thấy việc áp dụng
mức thuế suất tuyệt đối đối với thuốc lá là một xu hướng tất yếu của hệ
thống thuế trên thế giới.
Việc áp dụng mức thuế tuyệt đối phải được tăng hàng năm để theo và
đuổi kịp mức lạm phát dự kiến, và quan trọng là không được giảm mức
thuế tiêu thụ đặc biệt đang áp dụng. Theo một nghiên cứu của tác giả
Hoàng Văn Kình, đến từ trường Đại học Thương mại thì nếu áp dụng bổ

sung một mức thuế tuyệt đối là 1.750 VNĐ mỗi bao 20 điếu thì sẽ tăng
thu ngân sách mỗi năm 4300 tỷ đồng và tránh được 339.000 ca tử vong
sớm.
4.3. Nên áp dụng mức biểu thuế tuyệt đối đối với thuốc lào.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Việt Nam chưa áp dụng bất
kỳ một biểu thuế nào đối với thuốc lào, như phần đa thuốc lào được sản
xuất tại nhà, cơ sở sản xuất manh mún, sản phẩm thường không được
đóng gói, bao bì nên khó quản lý về sản phẩm. Do giá thuốc lào rất rẻ nên
khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá thì người dân, đặc biệt ở
các vùng nông thôn sẽ có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm từ
thuốc lào. Như thế sẽ làm giảm đi hiệu quả từ chính sách tăng thuế thuốc
lá của chính phủ.
4.4. Tăng cường các biện pháp chống buôn lậu.

Tăng cường các biện pháp xử lý pháp luật đối với hành vi buôn
lậu thuốc lá.
Theo quy định của pháp luật thì người có hành vi vận chuyển, buôn
lậu từ 1500 gói thuốc lá trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
dưới 1500 gói thì sẽ bị tịch thu toàn bộ tang vật, phạt tiền từ 80 đến 100
triệu VNĐ. Chính từ quy định này mà các đối tượng đã tìm cách chia nhỏ
các lô thuốc lá lậu ra nhiều lần để dễ vận chuyển và tránh bị truy cứu


trách nhiệm hình sự. Do đó, chính phủ nên hạ thấp mức quy định xử phạt
truy cứu trách nhiệm hình sự để tăng cường tính răn đe.

Nâng cao mức khen thưởng cho cán bộ và người dân trong việc
phòng chống thuốc lá lậu.
Nâng cao mức khen thưởng cho cán bộ cũng như người dân khi phát
hiện, báo cáo cũng như xử lý hành vi buôn bán thuốc lá lậu. Điều này sẽ

làm tăng thêm động lực cho cán bộ, người dân và góp phần đẩy lùi tệ nạn
bao che, đồng lõa với các đầu nậu thuốc lá.
4.5. Lồng ghép các chương trình kiểm soát thuốc lá trong các nỗ lực giảm
nghèo.
Thuốc lá đã và đang gây ra những tác hại đáng kể đến nền kinh tế
cũng như ngân sách chi tiêu của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo.
Họ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do việc sử dụng thuốc lá. Họ
thường dùng các loại thuốc lá rẻ tiền nên sẽ bị mắc các bệnh về thuốc lá
hơn các đối tượng khác. Và một khi đã mắc bệnh sẽ tạo ra gánh nặng cho
gia đình vì các chi phí điều trị rất cao, càng ngày thì nên kinh tế trong gia
đình sẽ càng bị suy sụp, vì người trụ cột trong gia đình không còn khả
năng lao động. Chính vì thế mà trong doanh thu từ thuế thuốc lá nên trích
ra một phần để đóng góp cho các quỹ phòng chống nghèo đói, điều này sẽ
làm giảm đi phần nào ảnh hưởng của thuốc lá lên các hộ gia đình nghèo.
4.6. Khuyến nghị
Chính phủ cần thiện nội dung hệ thống pháp luật, cơ sở pháp lí chặt chẽ
về thu thuế TTĐB đối với thuốc lá, tình hình sản xuất trong nước và xuất
nhập khẩu thuốc lá. Cần có chế tài đủ mạnh để kiểm soát tình trạng buôn
bán thuốc lá, ngăn chặn buôn lậu thuốc lá qua biên giới quốc gia.
Bộ Y Tế cần nghiên cứu mức độ ảnh hưởng từ tác hại của việc hút thuốc
lá đối với các căn bệnh thường gặp ngày nay như ung thư phổi, bệnh phổi
tắc nghẽn mãn tính, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, đột quỵ.
Bộ Thông tin và truyền thông cần không ngừng nâng cao, tuyên truyền
tác hại do thuốc lá gây ra nhằm nâng cao ý thức của người dân thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh,
băng rôn, khẩu hiệu nhằm tác động một cách mạnh mẽ và thường xuyên
nhất tới ý thức và thái độ của người dân đối với vấn đề thuốc lá.
Các tổ chức quốc tế về phòng chống tác hại của thuốc lá cần có sự phối
hợp chặt chẽ hơn nữa đối với các tổ chức phòng chống tác hại thuốc lá tại
Việt Nam nhằm qua đó có thể hiểu rõ hơn nữa về thực trạng của Việt

Nam, trên cơ sở những bài học kinh nghiệm của thế giới để đề xuất các
khuyến cáo phù hợp cho chính sách phòng chống tác hại thuốc lá của Việt
Nam.



×