Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Vai trò của lực lượng vũ trang Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.86 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN CÔNG ĐẠT

Vai trß cña lùc l-îng vò trang NghÖ An
trong cuéc kh¸ng chiÕn chèng Mü cøu n-íc
(1954 – 1975)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. TRẦN VŨ TÀI

NGHỆ AN - 2012


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn sư quan tâm giúp đỡ
của các đồng chí Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, các đồng chí trong Ban
Chỉ huy quân sự huyện Tân Kỳ, các cô chú CBCNV tại Thư viện tỉnh Nghệ
An, Thư viện Đại học Vinh, học viên Cao học K18 Nguyễn Thị Hiếu..., đã
giúp đỡ tác giả về mặt tư liệu. Tôi xin cảm ơn các quý thầy cô giáo trong
Khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh đã tận tình chỉ dẫn. Đặc biệt tôi xin chân
thành cảm ơn TS. Trần Vũ Tài, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình xây
dựng đề tài và hoàn thiện luận văn Thạc sĩ. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn tới gia đình, bạn bè, Trường Dự bị Đại học dân tộc TW Nha Trang, đã


động viên, tạo điều kiện về tinh thần cũng như vật chất để tác giả có thể hoàn
thành tốt luận văn.
Tuy nhiên do trình độ và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, điều kiện tư
liệu có hạn, nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong
được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của quý thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn
bè, để giúp tôi hiểu sâu thêm về vai trò của lực lượng vũ trang Nghệ An nói
riêng cũng như vai trò của lực lượng vũ trang cả nước nói chung.
Xin chân thành cảm ơn.

Nghệ An, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Công Đạt


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Lí do chọn đề tài .................................................................................... 1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 2

3.

Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................... 4

4.


Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu .............................................. 5

5.

Đóng góp của luận văn.......................................................................... 6

6.

Bố cục luận văn ..................................................................................... 7

NỘI DUNG....................................................................................................... 8
Chương 1. KHÁI QUÁT VAI TRÒ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
NGHỆ AN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
PHÁP (1945 - 1954) .................................................................... 8
1.1.

Vài nét về điệu kiện tự nhiên - xã hội Nghệ An ................................... 8

1.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, cư dân Nghệ An .................................. 8
1.1.2. Truyền thống yêu nước của nhân dân Nghệ An ................................. 10
1.2.

Vai trò của lực lượng vũ trang Nghệ An giai đoạn 1945 -1954 ......... 15

1.2.1. Chiến đấu bảo vệ quê hương ............................................................... 15
1.2.2. Chi viện cho các chiến trường, góp phần làm nên thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Pháp ............................................................. 27
* Tiểu kết chương 1......................................................................................... 35
Chương 2. VAI TRÒ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NGHỆ AN

TRONG GIAI ĐOẠN 1954 - 1964 .......................................... 37
2.1.

Hoàn cảnh lịch sử ................................................................................ 37

2.2.

Lực lượng vũ trang tỉnh Nghệ An xây dựng và bảo vệ quê hương ........ 38

2.3.

Lực lượng vũ trang Nghệ An chi viện cho chiến trường miền Nam...... 55

* Tiểu kết chương 2: ....................................................................................... 59


Chương 3. VAI TRÒ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NGHỆ AN
TRONG GIAI ĐOẠN 1965 - 1975 .......................................... 61
3.1.

Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới .......................................... 61

3.2.

Góp phần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ...................... 62

3.2.1. Góp phần chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế
quốc Mỹ .............................................................................................. 62
3.2.2. Góp phần chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ ..... 77
3.3.


Lực lượng vũ trang Nghệ An chi viện cho chiến trường miền Nam...... 88

3.4.

Lực lượng vũ trang Nghệ An chi viện cho chiến trường Lào ............. 92

3.5.

Lực lượng vũ trang Nghệ An góp phần giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước ........................................................................... 113

* Tiểu kết chương 3....................................................................................... 117
KẾT LUẬN .................................................................................................. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 123
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là thiên anh hùng ca vĩ đại
trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là một sự kiện lịch sử có tầm vóc quốc tế lớn
lao và tính thời đại sâu sắc. Trải qua 21 năm kháng chiến gian khổ, nhân dân
ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới với quy mô lớn
nhất, dài ngày nhất, ác liệt và dã man nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng
dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sau cách mạng tháng 8/1945, chấm dứt hoàn toàn
ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, hoàn thành cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước. Thắng lợi vĩ đại

đó của toàn thể dân tộc đã và đang là một hướng nghiên cứu hấp dẫn đối với
sử học. Ngoài bình diện chung của cả nước thì góc độ của các địa phương
cũng được chú ý nghiên cứu, bởi từng địa phương là những bộ phận cấu thành
lịch sử dân tộc. Lực lượng vũ trang của các địa phương trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ trở thành một hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học.
1.2. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nghệ An cùng các
tỉnh trong quân khu IV là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến miền Nam và là
tiền tuyến của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Nhận thức sâu sắc
vai trò vị trí chiến lược và trách nhiệm của mình Đảng bộ, nhân dân và lực
lượng vũ trang Nghệ An đã cùng cả nước vượt qua mọi gian khổ hy sinhh đập
tan mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lực phản động và các thế lực thù
địch; đánh thắng từng bước leo thang, tiến lên đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến
tranh phá hoại bằng không quan và hải quân của đế quốc Mỹ giữ vững và đảm
bảo thông suốt mạch máu giao thông chiến lược quốc gia qua địa phương.
Trong chiến công oanh liệt đó của nhân dân Nghệ An phải kể đến những đóng
góp to lớn của lực lượng vũ trang Nghệ An. Với sự cố gắng phi thường, lực


2
lượng vũ trang Nghệ An đã vượt qua gian khổ, hy sinh, vừa sản xuất, vừa chiến
đấu, vừa tăng cường lực lượng, đẩy mạnh hoạt động quân sự. Với khẩu hiện
“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả vì miền
Nam ruột thịt”, quân dân Nghệ An đã hoàn thành nhiệm vụ của hậu phương
lớn đối với tiền tuyến lớn. Nghiên cứu về vai trò lực lượng vũ trang trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
1.3. Gần nửa thế kỉ qua, vai trò lực lượng vũ trang Nghệ An luôn là đề
tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu lịch sử và quân sự, đã có nhiều công
trình đề cập đến vấn đề này. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên
cứu nào nghiên cứu riêng, hệ thống toàn diện về quá trình phát triển và đóng
góp của lực lượng vũ trang Nghệ An trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

(1954-1975). Vì những lý do nêu trên, tôi chọn vấn đề: “Vai trò của lực
lượng vũ trang Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954 – 1975)”, làm đề tài luận văn Cao học Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử
Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố đề
cập tới lịch sử địa phương Nghệ An nói chung. Tuy nhiên, chỉ mới được đề
cập rải rác, thiếu hệ thống từ những góc độ chuyên môn khác nhau; đáng chú
ý là những công trình đã công bố sau: “Nghệ An lịch sử kháng chiến chống
Mỹ cứu nước (1954-1975)” (Thường vụ tỉnh ủy - Đảng ủy, BCH quân sự tỉnh
Nghệ An, 1995), đã trình bày khá chi tiết cuộc kháng chiến chống Mỹ của
nhân dân Nghệ An, trong đó có đề cấp tới những hoạt động và thắng lợi của
lực lượng vũ trang Nghệ An đã đạt được. “Lịch sử Đảng Bộ quân sự tỉnh
Nghệ An 1945-2005)” (Đảng ủy quân sự Tỉnh Nghệ An biên soạn, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, 2010) đã trình bày về sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghệ
An nói chung, đặc biệt là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, trong đó có


3
đề cập tới hoạt động của lực lượng vũ trang nói riêng. “Lịch sử Đảng bộ Nghệ
An 1954 - 1975", tập II (Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An tổ chức nghiên
cứu và biên soạn, Nxb Nghệ An, 1999) đã trình bày về sự lãnh đạo của Đảng
bộ Nghệ An nói chung, đặc biệt là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ,
trong đó có đề cập tới hoạt động của lực lượng vũ trang nói riêng. "Những
trận đánh tiêu biểu của lực lượng vũ trang trang Nghệ An 1945 - 1975), tập I
(Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, Nxb quân đội nhân dân), đã trình bày
những trận đánh tiêu biểu của lực lượng vũ trang Nghệ An trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Bên cạnh đó, trong các công trình xuất bản của
các địa phương trong toàn tỉnh Nghệ An, Ban chỉ huy Quân sự các huyện đã ít
nhiều đề cập tới hoạt động của lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, những hoạt

động của lực lựng vũ trang chỉ mới đề cập như là một bộ phận của lực lượng
cách mạng, một số khía cạnh hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương
hoặc tổng hợp qua những tấm gương anh hùng hay trận đánh tiêu biểu.
Ngoài ra, trong một số công trình về lịch sử và lịch sử lực lượng vũ
trang Việt Nam nói chung như: “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954 - 1975)” (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Sự thật, 1990-1991),
“Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam” (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam,
1994); “Thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ và hai mươi năm xây dựng đất
nước sau chiến tranh” (Viện Sử học, 1995); “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (1954-1975)” gồm 6 tập (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 1995 2003); "Những trận đánh của lực lượng vũ trang quân khu IV (1945 - 1975)"
(Bộ tư lệnh quân Khu IV, Nxb quân đội nhân dân, 2005)... có đề cập tới lực
lượng vũ trang Nghệ An nói riêng những ở mức độ khác nhau trong một bức
tranh tổng thể về lực lượng vũ trang của cả nước.
Nhìn chung, các công trình đã công bố kể trên đã đề cập ít nhiều đến
nội dung chúng tôi nghiên cứu từ những góc độ chuyên sâu khác nhau; tuy


4
nhiên mức độ đề cập ở những mức độ khác nhau, rải rác và thiếu tính hệ
thống. Vai trò lực lượng vũ trang Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (1954 – 1975) vẫn là một đề tài còn mới mẻ. Trên cơ sở kế thừa
những công trình đã công bố trên cả hai phương diện nguồn tư liệu và phương
pháp tiếp cận, chúng tôi sẽ hệ thống và mô tả một cách toàn diện về vai trò
lực lượng vũ trang Nghệ An, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét, đánh giá
khoa học cũng như những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và củng
cố an ninh, quốc phòng ở Nghệ An hôm nay.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Nghệ An trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
- Quá trình xây dựng, trưởng thành và hoạt động của lực lượng vũ trang
Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Vai trò của lực lượng vũ trang Nghệ An trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ trên cả hai phương diện bảo vệ hậu phương và chi viện cho tiền
tuyến lớn miền Nam.
- Rút ra những nhận xét, đánh giá và nêu lên các bài học kinh nghiệm
về công tác xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ở Nghệ An.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung phản ánh trong phạm vi thời
gian của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), trong đó chúng tôi
chú trọng đến vai trò của lực lượng vũ trang Nghệ An trong hai lần chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, để làm rõ nội dung nghiên
cứu, chúng tôi cũng đề cập tới giai đoạn 1945 - 1954, với sự ra đời và sự


5
trưởng thành của lực lượng vũ trang Nghệ An để làm cơ sở so sánh cho
giai đoạn sau.
Phạm vi không gian: Đề tài tập trung phản ánh những hoạt động xây
dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung làm rõ vai trò của lực lượng vũ
trang Nghệ An trên cả 2 phương diện: chiến đấu bảo vệ quê hương và chi viện
cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
Tài liệu lưu trữ: bao gồm các công văn, chỉ thị, các báo cáo của Đảng
bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang tỉnh Nghệ An lưu trữ ở Văn phòng Tỉnh

ủy, Ủy ban nhân nhân tỉnh Nghệ An, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban nghiên cứu
lịch sử, Ban tuyên giáo tỉnh Nghệ An, Ban Khoa học xã hội tỉnh Nghệ An,
Thư viện tỉnh Nghệ An...
Tài liệu tham khảo: các công trình chuyên khảo về hậu phương trong
chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang Việt Nam nói chung và về Nghệ
An nói riêng. Các công trình về lịch sử và lịch sử Đảng bộ Nghệ An cũng như
các công trình về lịch sử của các địa phương trong toàn tỉnh.
Tài liệu hồi cố: Các hồi ký, ghi chép của các nhân chứng lịch sử đã từng
hoạt động, chiến đấu trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời kháng chiến chống Mỹ.
Tư liệu điền dã: Tư liệu có được thông qua việc điền dã, khảo sát của
tác giả ở những địa điểm đã từng diễn ra các hoạt động xây dựng, chiến đấu
của lực lượng vũ trang Nghệ An trong kháng chiến chống Mỹ.


6
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận khi thực hiện đề tài là dựa trên lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về công tác xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Chúng tôi sử dụng 2 phương pháp
chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra,
chúng tôi sử dụng các phương pháp liên ngành như điều tra xã hội học, điền
dã dân tộc học, phỏng vấn báo chí... nhằm đảm bảo tính khoa học của quá
trình phân tích, lí giải các sự kiện của lực lượng vũ trang Nghệ An trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn bước đầu đã khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về vai trò lực
lượng vũ trang Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trên cơ
sở phân tích những hoạt động chiến đấu của lực lượng vũ trang Nghệ An để
đánh giá vai trò và đặc điểm của lực lượng này trên cả hai phương diện: bảo

vệ hậu phương miền Bắc và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Bước đầu
luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển
lực lượng vũ trang.
Luận văn tập hợp được nguồn tư liệu phong phú về lực lượng vũ trang
Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần vào việc nghiên cứu và
biên soạn lịch sử Nghệ An nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung thời chiến
tranh cách mạng.
Luận văn là nguồn tham khảo tốt cho việc giảng dạy lịch sử địa phương,
góp phần giáo dục thêm truyền thống yêu nước, niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng, lòng tự hào của nhân dân Nghệ An, ý chí tự cường cho thế hệ trẻ.


7
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được thể hiện trong 3 chương.
Chương 1. Khái quát vai trò lực lượng vũ trang Nghệ An trong kháng
chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Chương 2. Vai trò lực lượng vũ trang Nghệ An trong giai đoạn
1954 -1964.
Chương 3. Vai trò lực lượng vũ trang Nghệ An trong giai đoạn
1965 -1975.


8
NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VAI TRÒ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NGHỆ AN
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)
1.1. Vài nét về điệu kiện tự nhiên - xã hội Nghệ An

1.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, cư dân Nghệ An
Nghệ An là một miền đất rộng, người đông thuộc Bắc Trung Bộ, cách
thủ đô Hà Nội 291 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.424km, Nghệ An được
định vị từ 18035'00'' đến 20000'10'' vĩ độ Bắc và từ 103050'25'' đến 103040'30''
kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh,
phía Đông là Biển Đông, phía Tây giáp các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng,
Bô-Ly-Khăm-Xay, thuộc cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với đường biên
giới dài 419 km.
Diện tích Nghệ An là 16.487 km2, lớn hàng thứ 3 trong cả nước (sau
Đắc Lắc và Lai Châu), nằm trong vùng kiến tạo đặc biệt có từ tuổi địa chất
già đến rất trẻ, địa hình ở Nghệ An rất đa dạng: miền núi và trung du chiếm
gần 3/4 diện tích toàn tỉnh, núi non trùng điệp ở phía Tây, chay theo hướng
Tây bắc - Đông nam, thấp dần về phía đông, tạo thành thế nghiêng Đông Tây, cao nhất là đỉnh Phu-Xai-Lai-Leng (Kỳ Sơn) với độ cao 271 mét. Dãy
Phu-Xai-Lai-Leng dốc đứng trên một dải dài khoảng 200km, tạo thành biên
giới tự nhiên giữa hai nước Việt - Lào và thấp dần về phía Nam.
Núi rừng trùng điệp dọc ngang tạo thành "thiên la đại võng" rất thuận
lợi trong công cuộc phòng thủ đất nước. Từ xa xưa, các vị anh hùng dân tộc
đều chọn vùng rừng núi để làm nơi lập căn cứ cho các cuộc dậy nghĩa và
chiến tranh giữ nước giải phóng dân tộc. Địa hình đồi núi bao trùm trên 80%
diện tích tự nhiên của tỉnh, nối tiếp vùng núi cao phía tây (bao gồm các huyện


9
Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Qùy Châu, Quỳ Hợp) là vùng núi thấp
(trước đây gọi là vùng trung du, bao gồm các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh
Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn), vùng đồi núi thấp không những có vị trí rất
quan trọng về kinh tế nông, lâm, nghiệp mà còn có tầm quan trọng chiến lược
về quốc phòng - an ninh. Đồng hẹp, bị chia cắt bởi nhiều sông, lạch và những
đồi núi lẻ ăn thông ra biển. Vùng này là nguồn cung cấp dồi dào về lực lượng
và của cải từ xa xưa đến nay.

Bờ biển dài 83 km, có 6 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch
Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội). Vùng thềm lục địa rộng lớn và có 2 đảo, đảo Hòn
Ngư và đảo Hòn Mắt vươn ra Biển Đông giữ vi trí xung yếu của khu vực cửa
ngõ vịnh Bắc Bộ [15,481]. Biển là kho tài nguyên vô giá về khoáng sản, hải
sản, danh lam thắng cảnh mở ra khả năng to lớn phát triển các ngành công
nghiệp, khai thác hải sản, du lịch - dịch vụ. Biển còn có vị trí chiến lược cực
kì quan trọng, là khu vực phòng thủ từ xa, phòng chống địch tấn công từ
hướng Đông, các đảo là các đài quan sát, những trận địa tiền tiêu, là cứ điểm
bảo vệ hành lang cơ động và hoạt động kinh tế biển của ta trong mọi tình
huống. Cư dân miền biển đã không ngừng lao động sáng tạo khai thác tiềm
năng của biển, đóng góp xứng đáng cho công cuộc dựng nước và giữ nước.
Giao thông vận tải, Nghệ An có quốc lộ 1A xuyên việt ở phía Đông,
quốc lộ 15A xuyên việt ở phía Tây, đi suốt chiều dài Bắc - Nam của tỉnh.
Quốc lộ 7 xuất phát từ quốc lộ 1A tại ngã ba Diễn Châu đi theo hướng Tây
Bắc sang tận Xiêng Khoảng (Lào); Quốc lộ 48, Yên Lý - Quế Phong; Quốc lộ
46, Cửa Lò - Dùng - Đô Lương; Các tỉnh lộ 558, Vinh - Phú Thành; 534 Quán
Hành - Bảo Nham; 537 Cầu Giát - Lạch Quèn; 538 Cầu Bùng - Công Thành;
454 của Nghệ An từ ga Hoàng Mai sang ga Yên Xuân.
Về đường thuỷ, sông Lam, sông Con rất thuận tiện cho việc vận tải lâm
sản từ miền ngược về miên xuôi. Các con kênh nhân tạo, đặc biệt là kênh Nhà


10
Lê cũng là một trục giao thông đường thủy quan trọng từ thời Tiền Lê. Cảng
Cửa Lò được xác định là cảng của vùng, phục vụ cho 3 tỉnh Thanh - Nghệ Tĩnh và trung chuyển cho vùng hạ Lào. Các tàu có thể neo đậu tại Hòn Ngư
(cách cảng 7 km) để trung chuyển hàng hóa vào cảng. Hiện nay tàu 3.000 tấn
có thể ra vào dễ dàng. Phía Nam thành phố Vinh, có cảng sông Bến Thuỷ
cảng này có từ thời thuộc Pháp, được nạo vét, mở rộng vào năm 1929. Ngày
nay, cảng hoạt động nhộn nhịp và cảnh quan thêm tươi đẹp, bởi cầu Bến Thuỷ
nối liền 2 bờ Nam Bắc sông Lam.

Với vị trí địa lí quan trọng như trên, Nghệ An trở thành địa bàn trọng
yếu của nước ta qua các thời kì lịch sử. Trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, Nghệ An là tỉnh hậu phương trực tiếp của chiến trường. Trong cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Nghệ An không những là hậu
phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam mà còn là tiền tuyến,
trực tiếp tham gia chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược trong hai cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, góp phần cùng cả nước hoàn thành cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
1.1.2. Truyền thống yêu nước của nhân dân Nghệ An
Trải qua hàng chục vạn năm đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên, với áp
bức, cường quyền của các chế độ thống trị trong nước và nạn ngoại xâm, nhân
dân Nghệ An đã xây dựng nên bản sắc chịu đựng gian khổ, khắc phục khó
khăn, cần cù, dũng cảm, giàu lòng yêu nước, chí khí kiên cường bất khuất liên
tiếp vùng dậy bẻ gãy xiềng xích, đứng lên giành độc lập.
Năm 1858, lợi dụng sự suy yếu của vua chúa nhà Nguyễn, thực dân
Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân ta từ Bắc chí Nam đã dũng cảm đứng lên
đánh giặc Pháp. Hưởng ứng phong trào Cần Vương, đồng bào các dân tộc
trong tỉnh Nghệ An dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước đã hăng hái tham
gia các cuộc khởi nghĩa. Nhân dân Nghệ An đã thể hiện quyết tâm "đánh cả


11
Triều lẫn Tây". Tại Thanh Chương, Nam Đàn từ năm Giáp Tuất (1874), trong
phong trào Văn Thân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn và Đặng Như
Mai. Cuộc khởi nghĩa này đã làm chấn động dự luận trong toàn quốc.
Trong phong Cần Vương, tại Bắc Nghệ An dẫy lên cuộc khởi nghĩa lớn
do tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn và phó bảng Lê Doãn Nhã lãnh đạo lập căn cứ ở
Diễn Châu và Yên Thành. Hai ông cùng với Nguyễn Nguyên Thành, Phan Bá
Niên tổ chức chiến đấu kiên cường. Những trận tấn công chớp nhoáng của
nghĩa quân nổ ra ở Cầu Bùng, Cầu Giát, Kênh Sắt đã gây thiệt hại cho quân

địch. Tại Đồng Mờm và Phủ Lý - Diễn Châu nghĩa quân đã lập được nhiều
chiến công vang dội, khu vực Đồng Thông (Yên Thành) được xây dựng thành
căn cứ quân sự vững chắc. Khi cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng từ Hương
Khê (Hà Tĩnh) phát triển ra, nhân dân Nghệ An đã sôi nổi hưởng ứng.
Đến đầu thế kỷ XX, Nghệ An lại là nơi khởi phát Duy Tân Hội và
phong trào Đông Du với người đứng đầu là nhà chí sĩ yêu nước lừng danh
Phan Bội Châu, Người con xứ Nghệ tiêu biểu nhất của phong trào yêu nước
trong những năm đầu thế kỷ XX. Từ sau phong trào Đông Du thất bại, Phan
Bội Bội Châu và Cương Để bị trục xuất khỏi nước Nhật. Phong trào xuất
dương vẫn diễn ra sôi nổi trên đất Nghệ An hướng xuất dương không còn
sang Nhật mà sang Xiêm, Trung Quốc. Người có công khai phá ra hướng đi
này là Đặng Thúc Hứa (quê Thanh Chương). Năm 1909 ông sang Xiêm và
lập "trại cày" ở Thái Lan, hay các lớp huấn luyện ở Trung Quốc. Tại các lớp
huấn luyện này đã trưởng thành nhiều người con ưu tú đất xứ Nghệ như Đặng
Quỳnh Anh, Võ Trọng Đài, Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu,
Phạm Hồng Thái.
Kế tục truyền thống yêu nước của tổ tiên, bước vào thời đại mới - thời
đại cách mạng vô sản, những thanh niên yêu nước ở Nghệ An, tiêu biểu trong
những người con đất Việt ra đi tìm đường cứu nước đầu thế kỷ XX, người


12
tiêu biểu nhất, đầu tiên bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng
tháng Mười Nga, người duy nhất tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng
Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), thực dân phong kiến thi
hành chính sách bóc lột nặng nề, không cam chịu làm nô lệ cho chúng, nhân
dân lại vùng dậy đấu tranh. Đã đến lúc phong trào cách mạng Việt Nam đòi
hỏi có một chính Đảng cách mạng khoa học tiên tiến đủ uy tín đứng ra lãnh
đạo. Đáp ứng yêu cầu lịch sử, ngày 03 tháng 02 năm 1930, Đảng Cộng sản

Việt Nam ra đời. Ngay sau đó ngọn lửa cách mạng đã bùng cháy thành một
cao trào đấu tranh sôi nổi mạnh mẽ nhất từ trước tới nay, cao trào 1930 - 1931
mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
Vô cùng thống khổ dưới bộ máy cai trị hà khắc của thực dân Pháp và
phong kiến Nam Triều, thợ thuyền và dân cày cùng các tầng lớp nhân dân lao
động ở Nghệ An đã nuôi chí quật khởi chờ dịp vùng lên chặt bỏ xiềng xích nô
lệ giành lại quyền sống. Được ánh sáng của cách mạng tháng Mười Nga soi
sáng, được các Đảng viên Cộng sản trung kiên tuyên truyền, giáo dục, tổ
chức, phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển rộng khắp toàn tỉnh. Xô
Viết Nghệ Tĩnh là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở Việt Nam, là thiên anh hùng ca bất diệt trong chương đầu "pho
lịch sử bằng vàng" của Đảng Cộng sản Việt Nam, là một trong những trang
tiêu biểu nhất của khí phách anh hùng muôn thủa của dân tộc Việt Nam. Với
Cao trào cách mạng 1930 - 1931 đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quốc tế
Cộng sản đã coi Việt Nam là điển hình đầu tiên trong 6 trường hợp điển hình
ở các Châu lục, thuộc khối các nước thuộc địa và phụ thuộc có quá trình đấu
tranh độc đáo từ khi Quốc tế Cộng sản ra đời. Ngay trong khi Xô Viết Nghệ
Tĩnh đang tồn tại, Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản
(tháng 4-1931) đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một bộ phận


13
độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản. Đánh giá về Xô viết Nghệ Tĩnh, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã Viết: "Dù đế quốc Pháp và phong kiến đã tạm thời nhấn
chìm phong trào cách mạng trong biển máu, nhưng truyền thống oanh liệt
của Xô viết Nghệ Tĩnh đã thúc đẩy phong trào cách mạng trong cả nước tiến
lên và đưa đến Cách mạng Tháng Tám thành công rực rỡ". Từ trong phong
trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã nẩy sinh các đội "tự vệ đỏ", mầm mống đầu tiên
của lực lượng vũ trang cách mạng của cả nước, là tổ chức tiền thân của lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam [27, 33].

Tháng 9 năm 1940, Nhật nhảy vào nước ta, thực dân Pháp quỳ gối đầu
hàng, không chịu đựng "một cổ hai tròng" các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam
Kỳ nổ ra càng thôi thúc phong trào nổi dậy đấu tranh của nhân dân Nghệ An.
Ở nông thôn, phong trào chống bắt phu, bắt lính diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi.
Một số cấp ủy Đảng ở Vinh, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Anh
Sơn, Diễn Châu được phục hồi đã tích cực chuẩn bị lực lượng. Đặc biệt các
cuộc đấu tranh bạo động diễn ra ngay trong số binh lĩnh người Việt trong
quân đội Pháp. Tiêu biểu đêm ngày 13 tháng 01 năm 1941, Nguyễn Trí Cung
(Đội Cung) tại đồn Rạng (Thanh Chương) và đồn Đô Lương nổ ra cuộc binh
biến làm chấn động dư luận.
Đêm ngày 09 tháng 03 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp sau vài giờ từ
khi nổ súng, quân Nhật làm chủ hoàn toàn thành phố Vinh. Mặc dù chưa tiếp
nhận kịp chỉ thị của Trung ương về việc "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động
của chúng ta", song với nhạy cảm chính trị, một số cán bộ đảng viên đã gây
dựng lực lượng đón thời cơ khởi nghĩa. Trước đòi hỏi thực tế của cách mạng
ngày 19 tháng 5 năm 1945, Hội nghị thành lập Ban vận động Việt Minh liên
tỉnh Nghệ Tĩnh được tổ chức tại nhà ông Mười Uyên (thành phố Vinh), do
đồng chí Nguyễn Xuân Linh làm trưởng ban. Ngày 15 tháng 8 năm 1945,
phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Chớp thời cơ thuận lợi đó Ủy


14
ban khởi nghĩa Nghệ Tĩnh đã phát lệnh khởi nghĩa. Ngày 16 tháng 8 năm
1945, nhân dân xã Thanh Thủy (huyện Nam Đàn) khởi nghĩa giành chính
quyền tiếp đó huyện Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên…ngày 21 tháng 8 năm 1945,
nhân dân xứ Nghệ giành chính quyền tại thành phố Vinh, chỉ trong vòng một
ngày (21-8-1945) cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Vinh đã thành công
rực rỡ. Ngày 21 tháng 8 năm 1945 trở thành ngày truyền thống của lực lượng
vũ trang Nghệ An.
Sau thắng lợi ở thành phố Vinh, quần chúng cách mạng tiếp tục khởi

nghĩa giành chính quyền ở Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Yên
Thành, Con Cuông, Tương Dương. Chỉ trong một thời gian ngắn chính quyền
cách mạng được thành lập trong toàn tỉnh [46, 35].
Liên tiếp 5 ngày từ 16/8 đến ngày 21/8/1945, tất cả các huyện đồng
bằng, thành phố và miền núi đã giành được chính quyền về tay nhân dân
mau lẹ. Đến ngày 21/8/1945, về cơ bản cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền ở Nghệ An đã giành được thắng lợi. Thắng lợi của cuộc Tổng khởi
nghĩa tháng Tám 1945 ở Nghệ An là kết quả của sự vận dụng linh họat, chủ
động, sáng tạo những Chủ trương Nghị quyết của trung ương Đảng, của
Đảng bộ Nghệ An vào tình hình cụ thể trong tỉnh. Đảng bộ đã xây dựng
được đội quân cách mạng đông đảo ở các địa phương, bao gồm lực lượng
chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang qua các thời kì. Nhờ vậy, khi
thời cơ đến nhân dân Nghệ An đã nhanh chóng vùng dậy giành chính
quyền, góp phần cùng với nhân dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại của
cách mạng tháng Tám năm 1945, đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, ghi một mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc. Trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946 - 1954), Nghệ An
là vùng tự do có những đóng góp to lớn về sức người, sức của góp phần
làm nên chiến thắng của dân tộc.


15
1.2. Vai trò của lực lượng vũ trang Nghệ An giai đoạn 1945 -1954
1.2.1. Chiến đấu bảo vệ quê hương
Cách mạng tháng Tám năm 1945, thành công đã đưa tới sự ra đời của
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuy nhiên sau khi Nhà nước mới ra
đời đất nước ta phải đối mặt với vô vàn khó khăn trên tất cả các lĩnh vực. Vì
vậy, cùng với lực lượng vũ trang cả nước, lực lượng vũ trang Nghệ An phải
đảm nhiệm những nhiệm vụ mới. Trong thời gian từ ngày 2/9/1945 đến
19/12/1946 - năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám, lực lượng vũ trang

Nghệ An bên cạnh việc bảo vệ an toàn bộ máy chính quyền tỉnh, đập tan âm
mưu chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, thì lực lượng vũ
trang Nghệ An còn có nhiệm vụ xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng vũ
trang để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp của dân
tộc. Mặc dù chỉ trong khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi, nhưng lực lượng vũ
trang Nghệ An đã đóng góp vai trò hết sức quan trọng và cơ bản hoàn thành
được nhiệm vụ của Đảng, Chính phủ, Tỉnh ủy Nghệ An giao cho. Thực hiên
chủ trương của Trung ương Đảng, tránh đương đầu với nhiều kẻ thù cùng một
thời điểm, để dành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị lực lượng cho cách
mạng, Tỉnh ủy Nghê An lãnh đạo nhân dân kiên quyết đấu tranh với những
hành động ngang ngược của quân Trung Hoa Dân quốc, nhưng cũng mềm dẻo
buộc chúng và bè lũ tay sai phải thừa nhận chính quyền của nhân dân.
Tình hình đòi hỏi phải gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang của tỉnh để
kịp thời đáp ứng mọi nhiệm vụ quốc phòng an ninh, sẵn sàng chiến đấu
trong mọi tình huống. Chính quyền cách mạng đã động viên tổ chức toàn
dân nhanh chóng xây dựng, phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ
trang nhân dân. Các đoàn thể, chính quyền đều quân sự hóa. Các đội tự vệ từ
chỗ là lực lượng xung kích cùng với nhân dân nổi dậy giành chính quyền
trong cách mạng tháng Tám 1945, nay trở thành công cụ chuyên chính của


16
chính quyền cách mạng ở cơ sở. Bắt nguồn từ truyền thống cách mạng các
đội tự vệ đỏ trong cao trào 1930 - 1931, từ chí khí quật cường của quần
chúng trong tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, và giờ đây khí thế hào
hùng kiên cường chống xâm lăng của toàn dân tộc, lực lượng vũ trang Nghệ
An đã được xây dựng, phát triển nhanh chóng. Sau một thời gian vận động
tổ chức mỗi xã đã có đội du kích (từ một tiểu đội đến một trung đội), mỗi
thôn xóm từ một tiểu tổ đến một tiểu đội. Tất cả dân quân du kích đều không
thoát ly sản xuất làm nhiệm vụ quân sự, an ninh tại chỗ. Các cháu thiếu niên

hăng hái tham gia các công việc trinh sát, giao thông liên lạc. Chị em phu nữ
được hội phụ nữ cứu quốc bình chọn tham gia dân quân vừa biên chế chiến
đấu như nam giới vừa lập ra đội cứu thương, tiếp tế, cùng với Hội mẹ chiến
sĩ lo nuôi dưỡng, động viên.
Năm khu phố của thành Vinh cũng tổ chức các đội tự vệ. Tổng số đội
viên dân quân du kích cuối năm 1946 đã có hơn mười vạn người. Các huyện,
thành Vinh, các đoàn thể cấp tỉnh lựa chọn trong số dân quân tự vệ và thanh
niên tự nguyện các hội viên tổ chức các đơn vị tập trung, lập ra các đội cứu
quốc, giải phóng quân làm lực lượng nòng cốt chiến đấu của từng địa phương,
hầu hết các huyện đều có một trung đội đến một đại đội. Thành phố Vinh lập
ra 5 đại đội của 5 khu phố. Hội công nhân cứu quốc tỉnh lập ra một đại đội
tuyển chọn trong công nhân, lao động thành phố lấy tên đại đội Lê Hồng Sơn,
cử đồng chí Nguyễn Trực làm đại đội trưởng. Hội nông dân cứu quốc tuyển
chọn ra Đại đội Lê Lợi do đồng chí Hoàng Thời chỉ huy. Cả hai đại đội được
sử dung làm lực lượng thường trực của thành phố. Giữa tháng 9 năm 1945,
theo quyết định của Chính phủ, các đơn vị cứu quốc quân, giải phóng quân
trong tỉnh đổi tên thành bộ đôi vệ quốc quân. Để có lực lượng thường trực
mạnh Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh quyết định củng cố xây dựng đơn vị
giải phóng quân của tỉnh ra đời từ những ngày đầu khởi nghĩa giành chính


17
quyền, sau này là bộ đội vệ quốc đoàn thành đơn vị chủ lực của tỉnh, lấy tên
là Chi đội Đội Cung vào tháng 12 năm 1945, quân số của chi đội có 1.650
người, giữa năm 1946 lên đến 2.000 người [46, 69]. Để nâng cao sức mạnh
chiến đấu của lực lượng vũ trang, Chi đội Đội Cung được Bộ Quốc phòng Tổng chỉ huy quyết định lấy phiên hiệu trung đoàn 57 thuộc hệ thống Quân
đội quốc gia Việt Nam. Biên chế cơ bản của trung đoàn có 3 Tiểu đoàn bộ
binh: 265, 346, 418. Mặt trận Quỳ Châu có hai đại đội: 58 và 62. Mặt trận
đường 7 có Tiểu đoàn 265 [27, 63]. Các đại đội, tiểu đoàn của Chi đội Đội
Cung (Trung đoàn 57) đều triển khai giữ những địa bàn xung yếu ở miền Tây,

vùng đồng bằng ven biển, xây dựng huấn luyện, vừa sẵn sàng chiến đấu. Để
làm nhiệm vụ chiến đấu, canh phòng trên biển, tỉnh còn thành lập đơn vị thủy
quân đóng ở Cửa Lò, lấy phiên hiệu Tiểu đoàn 75, quân số 250 người. Cuối
1946, Tiểu đoàn 75 giải thể, bổ sung cho Trung đoàn 57.
Các cấp ủy Đảng coi trọng sự lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối, toàn diện lực
lượng vũ trang, đã cử nhiều đồng chí đảng viên ưu tú, cán bộ có năng lực
được bổ sung làm cán bộ lãnh đạo, chỉ huy. Đến cuối năm 1946 lực lượng vũ
trang Nghệ An đã có gần 1 vạn người trong các đơn vị chủ lực tỉnh, huyện,
hơn 10 vạn người trong lực lượng dân quân. Lực lượng vũ trang Nghệ An đã
trưởng thành một bước, vừa xây dựng vừa chiến đấu, trở thành công cụ
chuyên chính tin cậy nhất của Đảng bộ và chính quyền, làm nòng cốt cho toàn
dân chống thù trong giặc ngoài.
Quân Pháp ráo riết chiếm lại những điểm xung yếu sát biên giới nước
ta. Trên các trục đường quan trọng xuyên Việt - Lào sát tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh đã xuất hiện quân Pháp ở Mường Dương, Mường Lan,
Mường Na, (tỉnh Sầm Nứa Lào), ở Noọng Hét, Bản Ban Mường Ngàn (tỉnh
Xiêm Khoảng), cửa ngõ đường số 7 Xiêng Khoảng - Diễn Châu, ở NaPê,
LakSao, Khăm Cợt (trên tỉnh Khăm Muộn), cửa ngõ đường số 8 Khăm Muộn


18
- Vinh âm mưu của chúng là chuẩn bị đàn áp sẵn sàng tiến công các tỉnh Bắc
Trung Bộ mà Nghệ An là trọng điểm, chúng còn móc nối với quan lại cũ
người Việt ở miền Tây nghệ An chờ thời cơ hành động. Miền Tây hai tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh bị họa xâm lăng trực tiếp uy hiếp của thực dân Pháp.
Trước tình hình đó, ngày 24 tháng 8 năm 1945 hai tỉnh bộ Việt Minh họp liên
tịch bàn và quyết định phối hợp với nhau đánh địch trước, đến nơi có địch mà
đánh, nhân lúc địch mới phục hồi. Trước mắt cần giải phóng Napê, đẩy lùi
nguy cơ bị địch tiến công theo hướng quốc lộ 8, đồng thời giúp cách mạng Lào
Phát triển [46, 73]. Ở thị trấn NaPê là trung tâm chỉ huy của Pháp, ở đây quân

địch trang bị đầy đủ vũ khí. Được tin, tỉnh Nghệ An liền cử một phân đội 60
người thuộc Chi đôi Đội Cung, cấp tốc lên Napê tăng thêm lực lượng cùng Hà
Tĩnh đánh giết địch đang bị vây. Ngày 8 tháng 9 năm 1945, có lực lượng được
bổ sung, ta tiếp tục tiến công. Trận đánh kết thúc gọn chưa đầy 2 giờ đồng hồ.
Ta làm chủ trần địa, Napê được giải phóng. Sau khi nghe tin Napê giải phóng
đơn vị giải phóng quân Thanh Chương do đồng chí Thọ chỉ huy phối hợp với
du kích Bạn bất ngờ tập kích quân Pháp đồn trú tại thị trấn Khăm Cợt diệt một
số địch, tàn quân chúng bỏ chạy, ta truy kích diệt thêm 2 tên ở Na Hương, thu
một bản đồ kế hoạch đánh chiếm thành phố Vinh của địch.
Chiến thắng NaPê - Khăm Cợt đầu tháng 9 năm 1945, là chiến công
đầu có ý nghĩa của lực lượng vũ trang hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, cùng thời
gian đó nhân dân và du kích Lào anh em phối hợp đánh quân Pháp ở cửa ngõ
đường quốc lộ 8, tiêu hao nặng nề một bộ phận sinh lực địch, làm chủ vùng
NaPê, không cho chúng mở rộng phạm vi kiểm soát vùng này, giảm bớt sự uy
hiếp của địch từ phía Tây Nam của tỉnh. Trên hướng quốc lộ số 7, quân Pháp
nhảy dù xuống Noọng Hét, tăng thêm quân mở rộng bàn đập từ Noọng Hét
rộng ra chiếm Pha Veu, Mường Mô. Đầu tháng 10 năm 1945, Tỉnh ủy, Ủy
ban nhân dân Nghệ An tăng cường cán bộ cho huyện Tương Dương xây dựng


19
cơ sở vật chất, điều động một đại đội giải phóng quân hợp nhất của hai huyện
Anh Sơn, Thanh Chương đánh địch ở Noọng Hét. Cuối năm 1945 các đơn vị
giải phóng quân đang hoạt động ở hai huyện Tương Dương, Qùy Châu được
lệnh thống nhất lại, tổ chức thành Tiểu đoàn 418 với nhiệm vụ chủ yếu làm
nồng cốt bảo vệ miền Tây Nghệ An đóng tại thị trấn Mường Xén. Tiểu đoàn
418 được biên chế vào Trung đoàn 57 của tỉnh vẫn tiếp tục làm nhiệm bảo vệ
ở miền Tây. Lúc này trung đoàn cử các đồng chí Võ Văn Bính (cán bộ tham
mưu), Nguyễn Oánh (trưởng ban cung cấp), Nguyễn Đình Tùng (trưởng ban
chính trị trung đoàn) lên miền Tây giúp ban chỉ huy trung đoàn tăng cường

chỉ đạo Tiểu đoàn 418 trong xây dựng và hoạt động [46, 77].
Cùng thời điểm khi quân Tưởng tràn vào Nghệ An, ở miền Nam, thực
dân Pháp với sự cấu kết với quân Anh, lấy cớ vào "giải giáp quân Nhật" đã nổ
súng đánh chiếm Sài Gòn. Tối ngày 23 tháng 9 năm 1945, kháng chiến Nam
Bộ bắt đầu. Quân và dân Nghệ An quyết cùng cả nước hương về miền Nam
ruột thịt, đem hết sức mình thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng ủng hộ Nam Bộ
kháng chiến. Ngày 29/9/1945, hai đại đội Nam tiến còn lại tiếp tục lên đường
vào Nam [46, 84]. Lực lượng Nam tiến vào chiến trường đã làm tăng thêm
sức mạnh chiến đấu cho miền Nam kháng chiến. Như vậy, trong một năm sau
cách mạng tháng 8, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ lực lượng vũ trang Nghệ
An đã cùng với nhân dân hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ của Trung ương
Đảng và Chính phủ giao cho, không chỉ xây dựng, bảo vệ, củng cố chính
quyền cách mạng, đánh đuổi được giặc ngoại xâm, dẹp trừ được nội phản, đẩy
lùi nạn đói, nạn dốt và xây dựng cuộc sống mới, mà còn chuẩn bị thực lực về
cơ bản cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
Khi cuộc kháng chiến Nam Bộ bồng nổ quân và dân Nghệ An cũng mở
đầu cuộc đấu tranh với quân Tưởng và tay sai để bảo vệ nền độc lập bảo vệ
chính quyền cách mạng. Ngày 24 tháng 9 năm 1945, một vạn quân Tưởng từ


20
Hà Nội lũ lượt kéo vào hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Chúng vừa vào ở Vinh
ngang ngược quấy nhiếu, hăm dọa dùng vũ lực giải tán chính quyền cách
mạng, buộc ta phải cung cấp các nhu cầu vật chất mà chúng cần rồi chúng tự
do lập lực lượng vũ trang riêng, tự do chống phá chính quyền cách mạng.
Chúng tự ý cho quân đồn trú những nơi chúng tự chọn như sân bay Nghi Lộc,
Cầu Cấm, Cầu Yên Xuân, Mường Xén, Cửa Rào, Diễn Châu và nhiều nơi
xung yếu ở thành phố Vinh [46, 87]. Quán triệt chỉ thị của Đảng, Chính phủ
và Hồ Chủ tịch, Tỉnh ủy - Ủy ban hành chính tỉnh đã hưỡng dẫn các cấp thực
hiện các biện pháp đấu tranh với quân Tưởng vừa cứng rắn vừa mềm dẻo ôn

hòa, mặt khác ta kiên quyết chặn đứng những hoạt động phi pháp của chúng.
Chỉ một thời gian ngăn trên phạm vi toàn tỉnh nhiều tên cầm đầu "Việt Nam
Quốc dân Đảng" đã bị bắt giữ cùng nhiều tăng vật, tăng chứng. Ở Vinh, các
lực lượng vũ trang đã bắt gọn 3 tên cầm đầu: Nguyễn Xuân Triều - trưởng
ban trinh sát, đặc phái viên của Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Thiên Biên - Bí
thư lâm thời tỉnh ủy Quốc dân Đảng ở Nghệ An, Đặng Thị Nga - phái viên
của trung ương Việt Nam quốc dân đảng. Chúng đã chuẩn bị nhiều vũ khí, tài
liêu, trong đó có kế hoạch lập trụ sở ở Vinh và mật khu ở Đô Lương, Nghĩa
Đàn, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Nhờ chủ trương đúng đán và
biện pháp khôn khéo, mềm dẻo nên sau khi Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hòa ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 với Chính phủ Pháp.
Ta đã chủ động thuyết phục được quân Tưởng đóng ở Vinh bàn giao công
việc cho chính quyền ta, tạo thế chủ động cho ta trước khi quân Pháp tiến vào
Vinh. Ngày 1 tháng 4 năm 1946, quân Tưởng rút khỏi Vinh [5, 52]. Cuối
tháng 6 năm 1946, Tỉnh ủy và ủy ban hành chính tỉnh cho bắt tên Việt Bằng
đang làm trung đoàn phó Trung đoàn 57 về tội làm gián điệp cho Pháp. Cuộc
đấu tranh chống gián điệp tiếp tục diễn ra quyết liệt, nâng cao tinh thần cảnh
giác cho nhân dân, góp phần làm trong sạch nội bộ ta.


21
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đảng bộ và
nhân dân Nghệ An nhận rõ vai trò và vị trí chiến lược của mình đã cùng toàn
quốc tiếp tục vừa kiến quốc, vừa khẩn trương bước vào cuộc kháng chiến toàn
quốc. Theo kế hoạch tác chiến đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy và bộ chỉ huy
Chiến khu 4 thông qua. Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Khu 4 Hồ Tùng Mậu và
Khu phố Đào Chính Nam đã giao nhiệm vụ cho Chính ủy Trung đoàn 57 Lê
Năm Thắng và tham mưu trưởng Trung đoàn Lê Văn Xứng chỉ huy Đại đội 1
thuộc Trung đoàn Đội Cung và Đội Tự vệ Lê Lợi nổ súng tiêu diệt địch ở sở
Canh nông, khu Đề Pô và ga Vinh. Đúng 23 giờ, ngày 19 tháng 12 năm 1946,

Ban chỉ huy Trung đoàn 57 phát lệnh tấn công với sức mạnh áp đảo, quân ta
nhanh chóng đập tan mọi kháng cự của địch, chúng buộc phải đầu hàng vô
điều kiện vào 0 giờ 30 phút, ngày 20 tháng 12 năm 1946. Cùng ngày, tại sân
bay Vinh một đại đội đã bắt gọn tổ lái và thu chiếc máy bay Moran của Pháp.
Chiến thắng thành Vinh vào giữa đêm 19 tháng 12 năm 1946, là chiến công
đầu của quân và dân Nghệ An góp vào chiến công chung của cả nước mở màn
cho cuộc kháng chiến toàn quốc của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược [27, 81].
Thực hiện chủ trưng “tiêu thổ kháng chiến” của Đảng, Chính Phủ và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban kháng chiến
hành chính tỉnh đã lãnh đạo lực lượng vũ trang cùng nhân dân đẩy mạnh công
tác phá hoại để ngăn chặn địch. Ủy viên Quân sự Tỉnh trực tiếp chỉ đạo tiến
hành chiến dịch phá hoại theo phương châm "phá hoại để kháng chiến". Lực
lượng vũ trang tỉnh là lực lượng đóng vai trò xúc tiến mạnh mẽ việc phá hoại
giao thông và vận chuyển hàng vạn tấn máy móc, thiết bị lên chiến khu.
Trong phạm vi toàn tỉnh bộ đội và nhân dân đã phá hủy 302 công sở và nhà
cửa của tư sản Pháp, 11.046 nhà dân. Quân dân Nghệ An đã xúc tiến mạnh
mẽ việc phá họai giao thông. Vào tháng 4 năm 1947, bóc dỡ đoạn đường sắt


×