1
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................... 1
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1
2
Số bảng
1.1
1.2
3
1.3
4
1.4
5
6
7
2.1
2.2
2.3
8
2.4
9
10
2.5
2.6
11
2.7
12
13
14
15
16
2.8
2.9
2.10
2.11
3.1
17
18
19
20
21
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
Tên bảng
Các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM
Các biến sử dụng trong mô hình đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ tiếp cận của TCTCVM.
Mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô
hình.
Quan hệ giữa nguồn tài trợ, hoạt động sử dụng vốn và mức độ
tiếp cận.
Phân đoạn thị trường TCVM hiện nay.
Các đơn vị cung cấp TCVM ở Việt Nam.
Số lượng khách hàng và tổng dư nợ của một số tổ chức cung
cấp dịch vụ TCVM.
So sánh chi phí vay vốn của khách hàng từ TCTCVM và
NHTM.
Số lượng người gửi tiền tại một số TCTCVM (2012 – 2013).
Huy động tiết kiệm của một số TCTCVM tiêu biểu tại
31/12/2013.
Mức cho vay trung bình một số TCTCVM từ năm 2011 đến
2013 (%).
Chi phí của một số tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM.
Mức độ trưởng thành của các tổ chức.
Các loại hình hoạt động của TCTCVM.
Hệ số tương quan giữa các biến liên tục trong mô hình.
Nguồn vốn tại BRI năm 2011
Cơ cấu khách hàng tại BRI năm 2011
Chỉ tiêu tài chính tại ngân hàng Rakyat Indonesia
Số khách hàng tại ngân hàng CARD
Cơ cấu vốn tại ngân hàng CARD
Quá trình thực hiện chính sách đối với các TCTCVM
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
Từ viết tắt
ADB
AECI
AFD
ANT
BRI
BRVT
CAR
CGAP
Công ty TNHH
DID
DN
DOI
EIB
GGS, GB
GNI
GTZ
HĐQT và BKS
HLHPN
HPN
IMF
LLP
MFWG
NGOs
NHCSXH, VBSP
NHNN
NHTM
NHTW
Diễn giải
Ngân Hàng Phát Triển Châu Á
Cơ quan hợp tác phát triển Tây Ban Nha
Cơ quan phát triển pháp
Số lần trung bình vay lặp lại
Ngân hàng Rakyat Indonesia
Bà Rịa - Vũng Tàu
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Tổ chức phát triển quốc tế Desjardins
Doanh nghiệp
Chỉ số độ sâu tiếp cận
Ngân hàng đầu tư châu Âu
Grameen Generalized System
Tổng thu nhập quốc dân
Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức
Hội đồng quản trị và ban kiểm soát
Hội liên hiệp phụ nữ
Hội phụ nữ
Quỹ tiền tệ quốc tế
Chi phí dự phòng
Nhóm công tác tài chính vi mô
Các tổ chức phi chính phủ
Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng trung ương
Số lượng các khoản vay giải ngân từ một TCTCVM
28
29
30
31
32
33
NL
NRB
NSB
OPCO
OSS
QTDNDCS
trong một thời gian xác định
Những khách hàng vay lại
Những khách hàng vay đơn
Chi phí hoạt động
Chỉ tiêu tự bền vững hoạt động
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, nay là Ngân hàng
34
35
36
QTDNDTW
Quỹ TDND
STU
Hợp tác xã – Coop Bank
Quỹ tín dụng nhân dân
Dự án tăng cường năng lực và hỗ trợ giảm nghèo bền
4
37
38
39
40
41
42
43
44
45
TCNT
TCQC
TCTC
TCTCVM
TCTD
TCVM
TYM
WB
WTO
vững
Tài chính nông thôn
Tổ chức quần chúng
Tổ chức tài chính
Tổ chức tài chính vi mô
Tổ chức tín dụng
Tài chính vi mô
Tài chính quy mô nhỏ TNHH Tình Thương
Ngân hàng thế giới
Tổ chức thương mại thế giới
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tài chính vi mô (TCVM) từ lâu đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo; trong
đó, các tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) là hạt nhân, được thành lập với mục tiêu
cung cấp các dịch vụ TCVM cho người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp
từ siêu nhỏ đến nhỏ,… nhằm đem TCVM đến gần hơn với cuộc sống. TCVM không
giống với các mô hình tài chính thông thường, trước hết là bởi chính đối tượng mà
TCVM hướng tới: người nghèo. Việc người nghèo tiếp cận với các dịch vụ tài chính là
một điều hết sức khó khăn, bởi họ chưa thực sự có nhu cầu cấp thiết, hoặc có nhu cầu
cấp thiết nhưng chưa có nhận thức thật sự đúng đắn, hoặc đã có nhận thức về lĩnh vực
tài chính nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. TCVM sẽ giải quyết những khúc mắc
của người nghèo, khi mà mục tiêu của nó là tiếp cận tới những tầng lớp nghèo nhất
trong xã hội. Như vậy, có thể thấy rằng, mức độ tiếp cận của TCTCVM là một khía
cạnh quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động của loại hình này.
Tại Việt Nam, qua ba thập kỷ tồn tại và phát triển, TCVM đã đạt được những
thành tựu đáng kể trong việc hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh
nghiệp nhỏ được tiếp cận nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và
đời sống. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, hầu hết người dân Việt Nam đều
tiếp cận tương đối dễ dàng với các dịch vụ TCVM. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận còn
chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của các TCTCVM, hơn nữa mức độ tiếp cận
sâu sát cũng cần đi đôi với quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Vậy cần làm thế nào để
nâng cao mức độ tiếp cận, hay nói cách khác, những nhân tố nào thực sự ảnh hưởng
đến mức độ tiếp cận của TCTCVM? Trong bối cảnh này, đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ của TCTCVM ở Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu.
2
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đề tài có 4 mục đích cơ bản sau:
(1) Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản xoay quanh TCVM, mức độ tiếp cận của
TCTCVM và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận.
(2) Đánh giá tổng quan về TCVM ở Việt Nam.
(3) Phân tích thực trạng mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam dựa
trên các nhân tố ảnh hưởng: tuổi, nguồn vốn tài trợ, hoạt động sử dụng vốn, chi phí
tính trên mỗi khoản vay, tính chất pháp lý của tổ chức, lãi suất cho vay đồng thời tìm
ra các nhân tố quyết định đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam bao
gồm tuổi, quy mô món vay trung bình, chi phí của mỗi đồng vay, tỷ lệ nợ trên vốn
chủ sở hữu, tỷ trọng danh mục cho vay trên tổng tài sản, lương và các lợi ích trung
bình khác và là TCTCVM được chuyển đổi trong khi lãi suất cho vay thực hiệu quả
không có tác động đáng kể.
(4) Đề xuất một số khuyến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước và các
Bộ, ngành liên quan để hướng tới mục tiêu tăng mức độ tiếp cận cho các TCTCVM
tại Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của
TCTCVM tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
• Nghiên cứu tập trung vào hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam trong
giai đoạn 2009 – 2013.
• Một số tổ chức được đề cập: Nghiên cứu sử dụng số liệu từ 28 TCTCVM.
Dữ liệu nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu chủ yếu là dữ liệu thứ
cấp (tổng hợp từ MIX Market) và tham khảo một số dữ liệu từ báo cáo của các
TCTCVM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014.
3
Phương pháp phân tích:
• Phân tích tổng hợp: kết hợp phân tích định lượng và định tính để giải thích
số liệu, liên hệ các nguyên nhân từ thực tế.
• Mô hình kinh tế lượng.
• Phương pháp chuyên gia.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay trên thế giới và Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài này.
a)
Trên thế giới
Có nhiều tác giả đề xuất các định nghĩa và các phương pháp đo lường mức độ
tiếp cận của TCTCM trên thế giới. Trong đó phải kể đến nghiên cứu “Các khía cạnh
tiếp cận: Một khuôn khổ cho các thảo luận xoay quanh lợi ích xã hội của TCVM”
(Aspects of Outreach: A Framework for the Discussion of the Social Benefits of
Microfinance) của Mark Schreiner (2002) đề cập mức độ tiếp cận của TCTCVM một
cách đầy đủ qua sáu khía cạnh tiếp cận độ sâu tiếp cận, độ rộng tiếp cận, độ dài tiếp
cận, phạm vi, giá trị cũng như chi phí của khách hàng.
Nghiên cứu “TCVM ở Uganda: tính bền vững, mức độ tiếp cận và quy định”
(The microfinance industry in Uganda: sustainability, outreach and regulation) năm
2007 của Luka Jovita Okumu phân tích và kết luận các nhân tố ảnh hưởng tới tính
bền vững mức độ tiếp cận của các TCTCVM một cách đầy đủ trong đó tỷ trọng danh
mục cho vay trong cơ cấu tài sản, quy mô cho vay trung bình, chi phí của món vay
được giải ngân, lương, tuổi, phương pháp cho vay và tổ chức dưới các hình thức tổ
chức phi chính phủ, TCTCVM được nhận tiền gửi và hiệp hội tín dụng-tiết kiệm; tìm
hiểu mối quan hệ giữa tính bền vững và mức độ tiếp cận của TCTCVM; đánh giá tác
động của các quy định tài chính lên sự bền vững và mức độ tiếp cận, đề xuất một số
khuyến nghị của tác giả để nâng cao hiệu quả tiếp cận cho ngành TCVM ở Uganda.
Nghiên cứu “Xác định mức độ tiếp cận TCVM ở Đông Nam Nigeria: phân tích
theo kinh nghiệm” (Determinants of microfinance outreach in South-Western
4
Nigeria: an empirical analysis) năm 2011 của TS Osotimehin, TS Jegede và Thạc sỹ
khoa học Akinlaby tìm ra quy mô cho vay trung bình, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và
lương là những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận đồng thời có
thêm một điểm mới, đó là xác định xu hướng tiếp cận của TCTCVM.
b)
Tại Việt Nam
Trong Luận án Tiến sỹ năm 1998 về “Chi phí giao dịch của người vay, thị
trường phân tách và kém tiếp cận: nghiên cứu về thị trường tín dụng nông thôn Việt
Nam”, PGS.TS Trần Thọ Đạt phân tích về chi phí giao dịch, sự chia tách thị trường
trong khu vực TCVM nông thôn, với mô hình từ số liệu sơ cấp của đồng bằng sông
Hồng.
Nghiên cứu “Báo cáo phân tích tiếp cận: nâng cao khả năng tiếp cận của hộ
gia đình đối với các dịch vụ tài chính chính thức ở Việt Nam” đề cập sâu hơn tới
mức độ tiếp cận của người nghèo tới các TCTCVM ở Việt Nam, tập trung vào khu
vực nông thôn.
Năm 2006, Ngân hàng Thế giới với nghiên cứu: “Việt Nam, phát triển một
chiến lược toàn diện để mở rộng tiếp cận của hộ nghèo đối với các dịch vụ TCVM:
Tăng cường tiếp cận, hiệu quả bền vững” có cái nhìn toàn cảnh về mức độ tiếp cận
của TCTCVM.
Luận án của TS. Lê Thanh Tâm “Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn tại
Việt Nam” năm 2008 đã đưa ra một số kết luận về mức độ tiếp cận và tính bền vững
của TCTCNT tại Việt Nam cũng như kiểm định mối tương quan giữa tính bền vững
và mức độ tiếp cận dựa trên số liệu của các QTDND.
Nghiên cứu “Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam - Kiểm định và so
sánh” (2011) của PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, PGS.TS. Ngô Văn Thứ, TS. Lê Thanh
Tâm và Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai đã phân tích và kiểm định tác động TCVM đến
thu nhập và tài sản của khác hàng, TCVM giúp khách hàng tăng cường năng lực xã
hội, sự hài lòng của khách hàng đối với NHCSXH, QTDND và các TCTCVM.
5
Nghiên cứu “Mức độ bền vững của các TCTCVM ở Việt Nam: Thực trạng và
một số khuyến nghị” (2013) của nhóm Công tác TCVM do PGS.TS. Nguyễn Kim
Anh và TS. Lê Thanh Tâm đồng chủ biên đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về sự
bền vững của TCTCTVM, tổng kết các kinh nghiệm thành công và thất bại trong
việc phát triển bền vững TCVM trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Ngoài ra
nhóm còn phân tích mức độ bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam trên 3 mức
độ: OSS, FSS, ISS, đồng thời so sánh với các TCTCVM trong khu vực. Nhóm cũng
đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các TCTCVM Việt Nam phát triển bền vững.
Nghiên cứu “Tài chính vi mô tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính
sách” (2014) của nhóm Công Tác TCVM do PGS.TS. Nguyễn Kim Anh làm chủ
biên, tập trung phân tích, đánh giá tổng thể thực trạng hoạt động TCVM của
TCTCVM được cấp phép hoạt động TCVM chính thức và các chương trình/dự án
đang cung cấp dịch vụ TCVM tại Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu phân tích, đánh
giá những bất cập về cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý, tiến độ triển khai “Đề án
xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020”, mức độ liên
kết của các TCTCVM đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất có tính hành động cụ
thể, thiết thực nhằm tháo gỡ những nút thắt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
TCVM phát triển.
4. Những đóng góp mới của nghiên cứu
Từ mô hình được lựa chọn và đo lường rút ra nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ
tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam là quy mô món vay trung bình, tổ chức
được chuyển đổi thành TCTCVM chính thức, lương và các khoản lợi ích khác của
nhân viên, chi phí của mỗi đơn vị tiền tệ cho vay, tuổi của TCTCVM, tỷ lệ nợ trên
vốn chủ sở hữu, tỷ trọng danh mục cho vay trong tổng tài sản.
Trong nghiên cứu “Xác định mức độ tiếp cận TCVM ở Đông Nam Nigeria:
phân tích theo kinh nghiệm” (Determinants of microfinance outreach in SouthWestern Nigeria: an empirical analysis) năm 2011 của TS. Osotimehin, TS. Jegede
và Thạc sỹ khoa học Akinlaby tìm ra lãi suất cho vay là nhân tố quyết định đến mức
độ tiếp cận của 80 TCTCVM tại Đông Nam Nigeria trong giai đoạn 2005-2010 thì
tại Việt Nam, nhân tố này có tác động không đáng kể. Tuy nhiên, kết quả này cũng
6
đồng thuận với kết quả của Luka Jovita Okumu khi nghiên cứu các TCTCVM tại
Uganda. Nghiên cứu trên các TCTCVM tại Việt Nam cũng cho thấy rằng khi
TCTCVM được chuyển đổi sẽ có tác động tích cực đến gia tăng mức độ tiếp cận
trong khi tình trạng pháp lý được chứng minh không phải là nhân tố quyết định tại
Nigeria. Đồng thời, quy mô món vay trung bình được tìm ra là nhân tố quan trọng
nhất và có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tiếp cận của TCTCVM so với nhân tố tình
trạng pháp lý và tuổi được chứng minh tại Uganda. Nhân tố tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở
hữu và tỷ trọng danh mục cho vay trong tổng tài sản tại các TCTCVM ở Viêt Nam
cũng được có mối quan hệ ngược chiều với mức độ tiếp cận, trái ngược so với kết
quả tìm được tại Uganda.
5. Cơ cấu nghiên cứu
Ngoài Lời cảm ơn của nhóm, phần kết luận, phụ lục, bảng biểu, hình vẽ minh
họa và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu được trình bày trong 3
chương:
Chương 1: Cơ sở Lý thuyết về các nhân tố quyết định đến mức độ tiếp cận của
tổ chức tài chính vi mô.
Chương 2: Thực trạng thị trường TCVM, mức độ tiếp cận và các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam.
Chương 3: Kinh nghiệm của một số TCTCVM trên thế giới và một số khuyến
nghị.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN
MỨC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
7
1.1. Tổng quan về tài chính vi mô
1.1.1. Khái niệm
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về TCVM. Theo J.Ledgerwood thì TCVM
“là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập
thấp...”. Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất (CGAP) thì TCVM
“cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm:
dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm…". Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB) định nghĩa "TCVM là cung cấp các dịch vụ tài chính tiền
gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo, các hộ
gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ của họ." Còn theo World Bank
thì cho rằng: “ TCVM là hoạt động cung cấp các dịch vụ tín dụng cho vay tiết kiệm
và các dịch vụ tài chính cơ bản khác cho người nghèo để họ tiến hành công việc sản
xuất kinh doanh, mua tài sản ổn định tiêu dùng bảo vệ bản thân họ tránh những rủi
ro. Các dịch vụ tài chính mà người nghèo cần được cung cấp bao gồm vốn vay để
làm việc, tín dụng tiêu dùng tiết kiệm, lương hưu bảo hiểm và các dịch vụ chuyển
tiền”.
Tổng hợp từ những khái niệm trên có thể hiểu TCVM là một cách thức phát
triển kinh tế bằng cách đưa các dịch vụ tài chính như tín dụng, thanh toán và bảo
hiểm tiếp cận với các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi
tiêu và đầu tư. Chính vì thế, không nên bó hẹp TCVM trong tín dụng vi mô là cung
cấp các khoản vay nhỏ cho người nghèo và phạm vi hoạt động của tổ chức TCVM
cũng không chỉ giới hạn ở nông thôn như tổ chức TCNT. Quan điểm này phù hợp
với quan điểm của chính phủ Việt Nam về TCVM trong Nghị định 28/2005/NĐ – CP
ngày 09/3/2005 định nghĩa: “Tài chính quy mô nhỏ là hoạt động cung cấp một số
dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập
thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo”.
1.1.2. Đặc điểm
8
Thứ nhất, mục tiêu của các hoạt động TCVM là sự dung hòa cả mục tiêu lợi
nhuận và mục tiêu xã hội. Khác với các TCTC hoạt động vì một mục tiêu duy nhất là
lợi nhuận, tổ chức TCVM hoạt động vừa vì mục tiêu xã hội, nhằm giúp các cá nhân,
hộ gia đình,… có thu nhập thấp tiếp cận được nguồn vốn để nhờ đó thoát nghèo,
nâng cao chất lượng cuộc sống, vừa vì mục tiêu lợi nhuận để tự thân nó nuôi sống và
vận hành tổ chức.
Thứ hai, đối tượng khách hàng của TCVM là người nghèo có thu nhập thấp,
đặc biệt là phụ nữ nghèo, không giống như các NHTM cho vay các đối tượng có thu
nhập ổn định (phải chứng minh được tình hình tài chính), đối với cá nhân thường là
nam giới. Nguyên nhân là do phụ nữ là đối tượng luôn khao khát một cuộc sống tốt
đẹp hơn cho con cái, nhưng tiềm lực tài chính gần như không có, đặc biệt ở các nước
có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Tuy nhiên, trao vốn cho phụ nữ được coi là khá an
toàn, bởi họ không ưa mạo hiểm như đàn ông, họ sẽ cân nhắc, tính toán và lựa chọn
phương án đầu tư an toàn nhất với mức sinh lời chấp nhận được, đây chính là mục
tiêu mà tổ chức TCVM hướng tới.
Bên cạnh đó, người đi vay thường tập trung thành các nhóm khách hàng trong
một khu vực địa lý, hay cùng nhóm xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân… Những
khách hàng này thường thiếu thông tin cũng như hiểu biết về các dịch vụ tài chính,
và họ cũng e ngại những khoản vay lớn vì tâm lý lo ngại không thể hoàn trả khoản
vay, và phân vân không biết nên đầu tư vào đâu khi sở hữu một số tiền quá lớn, mà
nếu không để nó vận động thì không thể bù đắp được mức lãi suất khá cao từ các
NHTM. Chính vì thế, TCVM rất linh hoạt trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ
với khách hàng, cả về danh mục sản phẩm cũng như quy mô khoản vay. Việc cho
vay theo nhóm cũng giảm chi phí cho cả TCTCVM lẫn người đi vay. Về phía
TCTCVM, họ sẽ không phải tiếp xúc với từng đối tượng quá nhỏ lẻ, mà sẽ làm việc
với đại diện nhóm, thông qua người đại diện mà tư vấn cũng như cung cấp vốn, giảm
thiểu chi phí giao dịch. Người đại diện được chọn thường là cá nhân có kiến thức về
lĩnh vực tài chính, hoặc có uy tín trong nhóm, như vậy sẽ thiết lập được sự tin tưởng
cho cả đôi bên. Với người đi vay, họ có tâm lý e ngại tiếp xúc với cán bộ tín dụng,
9
một phần vì không am hiểu quy trình thủ tục, một phần do nhận thức của người
nghèo chưa cao, việc cử người đại diễn sẽ giải quyết vấn đề này.
Thứ ba, các đơn vị cung cấp tài chính vi mô phải đối mặt với rủi ro cao. Bởi vì
khách hàng của TCVM là ở nông thôn với thị trường tài chính và hàng hóa ở khu
vực này thường biến động mạnh dù chỉ có sự thay đổi nhỏ về cung và cầu. Thu nhập
của người nghèo chủ yếu từ nông nghiệp, các nguồn thu nhập từ làm ăn, kinh doanh
nhỏ như bán rong, mở cửa hàng tạp hóa… chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Rủi ro xảy ra cho
ngành nông nghiệp sẽ ảnh hưởng tới đời sống người nông dân rất nhiều, do đó, sẽ
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
Ngoài ra, rủi ro còn thể hiện ngay trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn
TCVM vì cán bộ tín dụng phải thu thập nhiều thông tin khách hàng thông qua những
lần đến thăm gia đình hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
nhỏ thường có các báo cáo tài chính khá sơ sài, thiếu thông tin, việc hạch toán còn
nhiều sai sót, do đó quá trình thẩm định gặp nhiều khó khăn. Việc tiếp xúc với người
nghèo cũng không dễ dàng khi họ thiếu hiểu biết và chưa quen với các thủ tục báo
cáo với người cho vay, nên cán bộ tín dụng phải giúp đỡ khách hàng chuẩn bị tài liệu
để đánh giá các dòng tiền tương lai và giá trị ròng của các khoản tiền, qua đó xác
định thời hạn và mức khoản vay.
Nếu cho vay qua người đại diện như đã nói ở trên, việc người đại diện này lợi
dụng số tiền của cả nhóm nhằm tư lợi cá nhân, biển thủ hoặc có hành vi lừa gạt cán
bộ tín dụng cũng như thành viên nhóm có thể xảy ra.
Thứ tư, chi phí giao dịch của các hoạt động TCVM cao hơn đối với các tổ chức
cung cấp dịch vụ, sản phẩm và khách hàng. Khách hàng của TCVM chủ yếu ở khu
vực nông thôn với mật độ dân số phân tán, cơ sở hạ tầng chất lượng kém. Do đó,
khách hàng khó tiếp cận thông tin, dịch vụ giáo dục và đào tạo. Thêm nữa, cán bộ tín
dụng phải thường xuyên thăm hỏi các gia đình tại các địa phương, nhằm tìm hiểu
tiềm lực tài chính, gia cảnh cũng như tài sản của họ.
10
Thứ năm, các khoản vay trong TCVM thường không có tài sản thế chấp, nếu có
thì giá trị tài sản đó rất thấp (như ti vi, xe máy,…), trong khi các ngân hàng truyền
thống yêu cầu thế chấp tài sản trong vay vốn thường phải có giá trị cao. TCVM được
xem như là quyền của người nghèo, được tiếp cận các khoản vay vốn nhỏ để tự mình
giải phóng mình thoát khỏi đói nghèo. Do đó, trong một số trường hợp, các khoản
vay vẫn có thế chấp tài sản, nhưng tài sản ấy được xem là một cách ràng buộc người
đi vay phải trả nợ, hơn là sẽ được sử dụng để bù đắp các khoản nợ xấu.
Thứ sáu, cách tính lãi suất của tín dụng vi mô là cách tính lãi suất đơn, còn lãi
suất của các khoản vay truyền thống thường là lãi kép tính theo quý và do đó lãi suất
tính bởi các tổ chức tài chính truyền thống có thể là bội số của khoản vay gốc, và phụ
thuộc vào độ dài của khoản vay. Còn các tổ chức TCVM sẽ không tính lãi nữa sau
khi tiền lãi bằng với tiền vay gốc.
1.1.3. Vai trò
Các tổ chức TCVM có những đóng góp hết sức quan trọng cả về mặt tài chính
cũng như xã hội. Về mặt tài chính, thông qua quá trình cung cấp các dịch vụ tài
chính, các tổ chức TCVM thực hiện huy động tiết kiệm, tái phân bổ tiết kiệm cho
đầu tư, và tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ. Còn
về mặt xã hội, các tổ chức này cũng thể hiện vai trò to lớn của mình trong công cuộc
xóa đói giảm nghèo. Cụ thể:
1.1.3.1. Đóng góp về mặt kinh tế
Thứ nhất, hoạt động của các TCTCVM giúp các thành viên tham gia tiếp cận
nguồn vốn vay một cách thuận lợi hơn, cũng như được lĩnh hội những kiến thức về
quản lý nguồn vốn hiệu quả và tiếp thu những ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến
qua quá trình tiếp xúc và làm việc cũng như học hỏi kinh nghiệm, từ đó ứng dụng
những phát kiến tiến bộ vào đời sống, sản xuất, giúp tăng năng suất lao động, làm
tăng thu nhập cho các thành viên tham gia và cũng là tăng sản lượng cho toàn nền
11
kinh tế, do đó cải thiện thu nhập và cải thiện mức sống cho những thành viên tham
gia cũng như gia đình của họ, đồng thời tạo việc làm cho các thành viên khác trong
nền kinh tế, tránh chảy máu nhân lực và rơi vào tình trạng lao động giá rẻ.
Thứ hai, hoạt động TCVM còn giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập của các đối
tượng tham gia, giảm thiểu rủi ro từ việc chỉ sở hữu một nguồn thu nhập cố định
cũng như gia tăng quy mô nguồn vốn. Bên cạnh đó, các TCTCVM còn cung cấp
những sản phẩm bảo hiểm vi mô để giúp các đối tượng tham gia hạn chế những hậu
quả do những rủi ro được bảo hiểm gây ra.
1.1.3.2. Đóng góp về mặt xã hội
Hoạt động TCVM góp phần vào công cuộc thúc đẩy tiến bộ xã hội thông qua
một số khía cạnh như:
Thứ nhất, hoạt động TCVM có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp xóa
đói, giảm nghèo của Chính phủ, thông qua những hoạt động hỗ trợ cho những người
nghèo và nghèo nhất trong xã hội, giúp họ không còn mặc cảm, có động lực vươn
lên, từ đó làm giảm khoảng cách giàu nghèo.
Thứ hai, hoạt động của các TCTCVM giúp người phụ nữ nâng cao được vị
thếcủa mình trong xã hội, giảm bớt hiện tượng bất bình đẳng giới. Người phụ nữ
được trao quyền làm kinh tế, đồng thời được tiếp cận với tiến bộ xã hội, khoa học
công nghệ, từ đó nâng cao nhận thức, dần xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, giúp
họ tự tin hơn, vững vàng hơn trong cuộc sống.
Thứ ba, hoạt động của các TCTCVM còn phần nào cải thiện dịch vụ y tế, giáo
dục, nâng cao trình độ hiểu biết cũng như giảm tỷ lệ mù chữ ở những địa phương có
triển khai hiệu quả hoạt động TCVM. Một khi đã có vốn đầu tư, cở sở hạ tầng cũng
theo đó mà phát triển, người nghèo được tiếp cận với các luồng thông tin đại chúng,
họ hiểu chỉ có tự nâng cao nhận thức bản thân, trau dồi hiểu biết thì mới có thể thoát
nghèo, nếu không, những đồng vốn quý giá nhận được cũng trở thành vô dụng.
12
Tóm lại, hoạt động của các TCTCVM đã có những đóng góp hết sức quan trọng
không chỉ về mặt kinh tế mà còn có những tác động rất lớn trên phương diện xã hội.
Những đóng góp này đang trở thành động lực để thúc đẩy cho sự phát triển của hoạt
động TCVM ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhân rộng mô hình mang đầy tính
nhân văn này.
1.1.4. Các loại hình TCTCVM
Các đơn vị cung cấp loại hình TCTCVM gồm ba nhóm: chính thức, bán chính
thức và phi chính thức. Trên thế giới tồn tại nhiều quan điểm về việc phân chia các tổ
chức nằm trong 3 nhóm kể trên, tuy nhiên, theo Luật Các TCTD 2010, điều 4 khoản
5:
“TCTCVM là loại hình TCTD chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng
nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh
nghiệp siêu nhỏ”, ta có thể phân chia thành 3 nhóm như sau:
13
Bảng 1.1: Các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM
Khu vực chính thức
Khu vực bán chính thức Khu vực phi chính thức
Các NHTM đầu tư, phát Các hợp tác xã tín dụng và Các hiệp hội tiết kiệm.
triển, thương mại, tiết tiết kiệm.
Các hiệp hội tín dụng và
kiệm.
tiết kiệm quay vòng và
Các hiệp hội tín dụng.
Các ngân hàng phục vụ Các ngân hàng nhân dân các biến thể của nó.
nông thôn.
không đăng ký chính thức Các công ty tài chính,
Các ngân hàng theo mô là TCTD.
hình hợp tác xã.
đầu tư phi chính thức.
Các ngân hàng hợp tác xã. Những người cho vay cá
Các tổ chức phi ngân Các quỹ tiết kiệm tạo việc nhân thương mại (nặng
hàng khác.
làm.
lãi,…) và phi thương mại
Các công ty tài chính.
Các ngân hàng làng xã (bạn bè, họ hàng, làng
Các tổ chức tiết kiệm không đăng ký chính thức xóm, …).
theo hợp đồng, Quỹ hưu là TCTD.
Các thương gia và chủ
trí.
Các dự án phát triển, các hiệu.
Các công ty bảo hiểm.
tổ chức phi chính phủ
Các thị trường (cổ phiếu, cung cấp dịch vụ TCVM.
trái phiếu).
Các
tổ
Các nhóm tương hỗ.
chức
TCVM
chính thức đăng ký theo
Luật Các TCTD.
Nguồn: Legerwood (2013)
Các đơn vị thuộc khu vực chính thức được Chính phủ ủy quyền và tuân theo
các quy định hoạt động, kiểm soát của ngành Ngân Hàng, các đơn vị thuộc khu vực
bán chính thức thì không phải tuân theo các quy định này nhưng lại do các cơ quan
của Chính phủ cấp phép hoạt động nên vẫn chịu sự quản lý của các cơ quan này. Các
đơn vị hoạt động trong khu vực phi chính thức nằm ngoài sự kiểm tra, giám sát của
Chính phủ.
1.1.5. Các hoạt động tài chính cơ bản
14
Hoạt động cơ bản của các TCTCVM là cung cấp các dịch vụ trung gian tài
chính. Các hoạt động tài chính do TCTCVM thực hiện bao gồm: tín dụng tiết kiệm,
thẻ tín dụng, dịch vụ thanh toán, bảo hiểm vi mô. Việc lựa chọn tập trung thực hiện
hoạt động nào và phương pháp cung cấp phụ thuộc vào mục tiêu của TCTCVM, nhu
cầu thị trường và loại hình tổ chức đó.
1.1.5.1. Hoạt động tín dụng
Tín dụng là hoạt động thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người đi
vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền
hoặc hàng hóa cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định với một mục
đích nhất định. Người vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã vay đến
hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi. Tín dụng có vị trí quan trọng
đối với việc tích tụ, tận dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triển kinh
doanh.
Đối với TCTCVM, tín dụng thường đồng nghĩa với cho vay và các khoản vay
này thường phục vụ cho mục đích sản xuất. Một số TCTCVM cũng thực hiện cho
vay tiêu dùng như sửa chữa nhà cửa,… hoặc một số lý do đặc biệt nào đó.
Việc phân tích, thẩm định khách hàng đối với các TCTCVM về nguyên lý vẫn
theo các khung phân tích chung. Tuy vậy, do đặc trưng đối tượng khách hàng của
TCTCVM là người nghèo có thu nhập thấp, một số tiêu chuẩn đánh giá khách hàng
đã được điều chỉnh để phù hợp.
Có nhiều cách phân loại khác nhau về phương thức tín dụng cung cấp cho
khách hàng như theo đối tượng khách hàng (cá nhân, hộ gia đình, nhóm, doanh
nghiệp, tổ chức), theo thời gian (ngắn hạn, trung và dài hạn), theo loại tài sản bảo
đảm (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tín chấp), theo tính chất tín dụng của hợp đồng
(thấu chi, từng lần, hạn mức).
Các phương thức tín dụng thông dụng mà các TCTCVM cung cấp bao gồm: tín
dụng cho cá thể, tín dụng kèm theo nhóm tương hỗ, và tín dụng theo nhóm tương hỗ
thông qua trung gian thứ ba. Do những ưu và nhược điểm của từng phương thức tín
dụng, các TCTCVM tùy thuộc điều kiện và khả năng mà áp dụng một hoặc một số
phương thức.
1.1.5.2. Hoạt động huy động vốn
15
Các TCTCVM có thể thực hiện huy động vốn hằng nhiều cách khác như nhận
tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu; vay các TCTD khác trên địa bàn
hoặc trên thị trường liên ngân hàng; vay NHTW hoặc nguồn tài trợ trực tiếp từ các
nhà tài trợ. Tuy nhiên, do đặc trưng của các TCTCVM là hoạt động khá đơn lẻ, chủ
yếu ở các vùng khó khăn hơn nên không thuận lợi trong việc huy động từ các nguồn
vay. Do vậy, tiết kiệm là hình thức huy động vốn chủ yếu nhất của TCTCVM.
Huy động tiết kiệm là hoạt động nhằm thu hút vốn của người muốn dành riêng
một khoản tiền cho những mục tiêu hay một nhu cầu về tài chính được được dự tính
trong tương lai. Nhiều TCTCVM trên thế giới đã tỏ ra rất thành công trong việc huy
động tiết kiệm. Điều đó chứng minh rằng ngay cả những người nghèo có thu nhập
thấp cũng có khả năng tiết kiệm.
Để phát triển bền vững, hiệu quả, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tài chính khách hàng,
các TCTCVM rất cần thiết phát triển hoạt động này và nguồn vốn từ huy động tiết
kiệm phải trở thành nguồn hoạt động chính của TCTCVM.
Các TCTCVM cung cấp các loại hình tiết kiệm theo nhiều cách khác nhau như
theo thời gian (tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm ngắn hạn, tiết kiệm trung và dài
hạn); theo đối tượng khách hàng (khách hàng cá nhân, tổ chức), theo vị trí địa lý của
khách hàng.
1.1.5.3. Hoạt động tài chính khác
a.
Hoạt động thanh toán
Hoạt động thanh toán của TCTCVM là việc TCTCVM trích tiền từ tài khoản
của đơn vị phải trả chuyển vào tài khoản của đơn vị thụ hưởng. Thanh toán thường
bao gồm các thể thức như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng L/C hay thẻ
thanh toán.
Cũng cần phải chú ý rằng không phải mọi TCTCVM đều được cung cấp dịch
vụ thanh toán, và cung cấp mọi thể thức thanh toán, tùy thuộc vào quy định của từng
quốc gia. Theo luật TCTD Việt Nam chỉ có các ngân hàng mới được cung ứng dịch
vụ thanh toán. Các dịch vụ thanh toán gắn liền với các dịch vụ huy động tiền gửi. Phí
từ hoạt động thanh toán có thể gắn với hoạt động tiền gửi nhưng cũng có thể tách
biệt với mục tiêu đảm bảo bù đắp các chi phí liên quan đến hoạt động thanh toán như
chi phí trang thiết bị và cơ sở hạ tầng khác, chi phí nhân sự, bảo hiểm.
b.
Hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán
16
Một số TCTCVM cũng thực hiện cung cấp dịch vụ thẻ thanh cho khách hàng,
bao gồm thẻ rút tiền tự động, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Thẻ là một phương tiện
thanh toán không dùng tiền mặt được các định chế tài chính hay công ty phát hành,
chủ thẻ sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng dịch vụ tại các đơn vị chấp
nhận thẻ.
Thẻ thanh toán tạo ra nhiều lợi thế cho TCTCVM và khách hàng vì chúng có
thể (i) giảm thiểu chi phí phát hành chính và chi phí hoạt động; (ii) giúp tổ chức hoạt
động hợp lý; (iii) bổ sung dòng tiền theo nhu cầu khách hàng khi cần thiết. Tuy vậy,
dịch vụ này còn khá mới mẻ đối với các TCTCVM.
c.
Hoạt động bảo hiểm vi mô
Nhu cầu bảo hiểm vi mô ở cả khu vực đô thị và nông thôn là rất lớn, đặc biệt
là khu vực nông thôn. Như đã trình bày, khu vực nông thôn chịu nhiều rủi ro như là
rủi ro thiên tai, dịch bệnh. Khách hàng của TCTCVM thường dễ bị tổn thương nếu
rủi ro xảy ra. Vì vậy, nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm là rất lớn. Bảo hiểm là một hợp
đồng theo đó một bên (gọi là công ty bảo hiểm), bằng việc thu một khoản tiền (gọi là
chi phí bảo hiểm), cam kết thanh toán cho bên kia (gọi là người được bảo hiểm) một
khoản tiền, hoặc hiện vật tương đương với khoản tiền đó, khi rủi ro xảy ra gây tổn
thất cho người được bảo hiểm.
Nhiều TCTCVM đã thử nghiệm việc bảo hiểm dư nợ cho vay của các khách
hàng của mình. Trong hầu hết các trường hợp, khách hàng đóng góp một món nhỏ và
quỹ tập thể được sử dụng để trả cho món vay của một khách hàng nếu họ mất khả
năng hoặc các tài sản sản xuất của họ bị phá hủy hoặc bị đánh cắp. Một số TCTCVM
đã thử nghiệm các kế hoạch bảo hiểm để đề phòng thất thoát do hỏa hoạn hoặc mất
trộm và để trả cho toàn bộ các sự kiện trong một chu kỳ sống, như khi sinh nở hay
một thành viên trong gia đình chết. Ví dụ điển hình là ngân hàng Grameen Bank đã
cung cấp dịch vụ bảo hiểm vay vốn và hoàn trả. Mỗi thành vên được yêu cầu đóng
góp khoảng 1% giá trị món vay vào quỹ bảo hiểm. trong trường hợp khách hàng chết
thì quỹ này được sử dụng để hoàn trả món vay và cung cấp cho gia đình người chết
một số tiền để chi phí tang lễ.
17
Bảo hiểm vi mô là một sản phẩm mà TCTCVM có cơ hội cung cấp rộng rãi
hơn trong tương lai, vì khách hàng người nghèo có nhu cầu ngày càng tăng về bảo
hiểm y tế và tiền vay trong trường hợp chết hoặc mất mát tài sản.
Ngoài ra, các TCTCVM có thể thực hiện các hoạt động tài chính đa dạng khác
như: quản lý hộ tài sản, quản lý hộ ngân quỹ, bảo lãnh, ủy thác, tư vấn, đại lý… các
TCTCVM về nguyên lý có thể cung cấp cho khách hàng rất nhiều dạng dịch vụ
thông qua các hoạt động của mình. Việc quyết đinh thực hiện các hoạt động nào phụ
thuộc vào mục tiêu của TCTCVM, nhu cầu thị trường, sự tính toán chi phí chính xác
và tính khả thi của việc chuyển giao các dịch vụ hỗ trợ.
1.2. Khái niệm và đo lường mức độ tiếp cận của TCTCVM
1.2.1. Khái niệm về mức độ tiếp cận
Theo quan điểm của Conning, ông định nghĩa “Mức độ tiếp cận được sử dụng
để đề cập nỗ lực của TCTCVM nhằm mở rộng cung cấp các khoản cho vay và dịch
vụ tài chính cho một khách hàng trên diện rộng (độ rộng tiếp cận) và hướng tới các
khách hàng nghèo nhất trong những người nghèo (độ sâu tiếp cận)”. Trong định
nghĩa này mức độ tiếp cận được phản ánh nỗ lực nhằm cung cấp các khoản cho vay
và dịch vụ tài chính cho đối tượng khách hàng nghèo nhất trong những người nghèo.
Schreiner cho rằng mức độ tiếp cận đại diện cho lợi ích của TCVM thông qua
số lượng khách hàng hoặc quy mô tiền gửi bình quân. Với định nghĩa này, mức độ
tiếp cận được đánh giá qua sáu khía cạnh: giá trị tới khách hàng, chi phí, độ sâu, độ
rộng, chiều dài và phạm vi. Tương tự, Navaja và cộng sự định nghĩa mức độ tiếp cận
là “giá trị xã hội của các sản phẩm đầu ra mà các TCTCVM cung cấp xét trên cả độ
sâu, giá trị, chi phí, độ rộng, chiều dài và phạm vi”. Theo quan điểm của Navaja,
mức độ tiếp cận được nhìn nhận qua giá trị đầu ra của các TCTCVM. Nói cách khác,
các TCTCVM phải cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đầu ra và giá trị của những sản
phẩm và dịch vụ đầu ra này sẽ quyết định đến mức độ tiếp cận.
Một số các tác giả khác lập luận rằng khái niệm về mức độ tiếp cận khá mơ hồ
và rất khó có thể đánh giá vì mức độ tiếp cận bao gồm cả mặt số lượng cũng như mặt
chất lượng. Ngoài ra, đối tượng của việc đánh giá chính là khách hàng, thông thường
rất khó có thể xác định và biết được tình trạng của họ. Ví dụ điển hình như khi đánh
18
giá mức độ tiếp cận thì nên đo lường về số lượng khách hàng đang tiếp cận dịch vụ
tài chính nói chung hay là chỉ đo lường số lượng người nghèo đang tiếp cận? Nếu chỉ
xem xét đến các khách hàng người nghèo thì tiêu chuẩn nào để xác định mức nghèo
của khách hàng?
Các định nghĩa của Schreiner và Navaja về mức độ tiếp cận đầy đủ, chi tiết tuy
nhiên quan điểm này không thực sự hữu ích và rõ ràng khi phản ánh đúng về mức độ
tiếp cận trong bối cảnh tài chính vi mô. Vì vậy, dựa trên quan điểm của Conning, có
thể định nghĩa “mức độ tiếp cận là khả năng khách hàng có thể sử dụng dịch vụ có
chất lượng của TCTCVM, đặc biệt đối với các khách hàng nghèo và dễ bị tổn
thương”.
1.2.2. Đo lường mức độ tiếp cận
Đối với các nước đang phát triển, mục tiêu chính của các chính phủ là đạt được
mức tăng trưởng kinh tế cao và cải thiện chất lượng đời sống của người dân. Trong
suốt những năm 1960-1970, các nước đang phát triển sử dụng nhiều công cụ khác
nhau để tác động vào nền kinh tế, trong đó là tài trợ vốn từ trong nước và quốc tế cho
ngành nông nghiệp đặc biệt cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ với lãi suất cho vay
ưu đãi. Mục tiêu chính của các sáng kiến đó là tăng sản lượng đầu ra và năng suất
nông nghiệp, tạo ra hiệu quả tối ưu trong việc áp dụng các công nghệ mới và sử dụng
các yếu tố đầu vào, cải thiện phân phối thu nhập, xóa đói giảm nghèo và nâng cao
trình độ lao động. Trong thời gian này, các TCTCVM quan tâm đến vấn đề mức độ
tiếp cận hơn sự bền vững của tổ chức. Khi đó, mức độ tiếp cận được phản ánh thông
qua số lượng khoản cho vay, số tấn phân bón, số máy kéo, số lượng trâu bò được
trao đổi. Tuy nhiên những cách đo lường này không phản ánh đầy đủ mục tiêu cuối
cùng của các chính sách.
Trong những năm 1990, khi mà tín dụng vi mô và tài chính vi mô chính thức
sau này đã huy động tiền gửi để cung cấp các dịch vụ tài chính tới người nghèo, khái
niệm mức độ tiếp cận bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính vi mô
đồng thời các phương pháp đo lường mức độ tiếp cận cũng phát triển theo. Trong
thời gian này, Yaron cho rằng các phương pháp định lượng truyền thống đánh giá
thành công của các tổ chức dựa trên lợi nhuận trên báo cáo tài chính chỉ phản ánh
19
một phần thậm chí hoàn toàn là các thông tin không hữu ích để phản ánh khả năng tự
vững tài chính. Vì lí do này, Yaron đã đề nghị các phương pháp thay thế.
Yaron đã đưa ra bảy phương pháp khác nhau có thể sử dụng để đo lường độ tiếp
cận của các TCTCVM : (i) giá trị dư nợ của danh mục đầu tư và giá trị bình quân các
khoản cho vay, (ii) số lượng tiền gửi tiết kiệm và giá trị trung bình các khoản tiền gửi
tiết kiệm, (iii) số lượng các dịch vụ tài chính cung cấp, (iv) số lượng chi nhánh và
đơn vị, (v) tỷ lệ phần trăm tổng dân số nông thôn được phục vụ, (vi) tăng trưởng tài
sản hàng năm của TCTCVM so với những năm gần đây, (vii) tỷ lệ phụ nữ tham gia.
Trải qua nhiều năm, những phương pháp đo lường mức độ tiếp cận đầu tiên
được đề xuất bởi Yaron đã được mở rộng, cải tiến và phân loại. CGAP và Yaron
cùng cộng sự đã mở rộng phương pháp đo lường độ tiếp cận và phân loại theo ba
nhóm cơ bản: (i) độ tiếp cận khách hàng và nhân viên, (ii) độ tiếp cận các khoản cho
vay và (iii) độ tiếp cận các khoản tiền gửi tiết kiệm. Trong mỗi nhóm này, một số các
phương pháp đo lường cụ thể được đề xuất để thể hiện phạm vi TCTCVM tiếp cận
được tới các khách hàng và TCTCVM có phục vụ các khách hàng nghèo hay không.
Mặc dù không có phương pháp đo lường mức độ tiếp cận được đề cập một cách
cụ thể nhưng mức độ tiếp cận có thể được phản ánh thông qua sáu khía cạnh: giá trị
với khách hàng, chi phí của khách hàng, độ sâu, độ rộng, độ dài và phạm vi. Các khía
cạnh này được Schreiner đề xuất đầu tiên và sử dụng để ước tính lợi ích xã hội ròng
của các TCTCVM nổi tiếng ở Mỹ - Latinh – BancoSol của Bolivia và được coi như
phương pháp đo lường độ tiếp cận. Navaja giải thích rằng độ sâu tiếp cận chính là
giá trị lợi ích ròng xã hội từ việc sử dụng tín dụng vi mô. Khi xã hội dần quan tâm tới
tầng lớp dân cư nghèo hơn, mức độ đói nghèo được xem là một đại diện tốt cho độ
sâu tiếp cận. Có thể hiểu đơn giản, giá trị lợi ích ròng của xã hội khi cấp một khoản
vay nhỏ cho một đứa trẻ đường phố sẽ cao hơn so với việc cấp khoản vay đó cho một
người giàu có. Điều này có nghĩa rằng, độ sâu tiếp cận có được khi giá trị xã hội tăng
lên, và để giá trị xã hội tăng lên thì tầng lớp dân cư nghèo phải được tiếp cận tới tài
chính vi mô. Tuy nhiên, Conning chỉ ra rằng, việc tiếp cận tới người nghèo thường
phải chịu chi phí cao hơn do những khó khăn liên quan đến sự không đồng nhất, ít
khả năng để nhận biết khả năng cũng như mức độ sẵn sàng trả nợ của khách hàng
nghèo do đó yêu cầu quá trình thẩm định và giám sát cho vay chặt chẽ. Như vậy,
20
việc cấp tín dụng cho người nghèo tạo ra giá trị xã hội chỉ khi độ sâu tiếp cận tăng
lên với điều kiện chi phí cung cấp dịch vụ thấp.
Giá trị tiếp cận là sự sẵn sàng thanh toán các chi phí của khách hàng bao gồm
tổng chi phí giá cả và chi phí giao dịch. Chi phí giá cả là việc thanh toán trực tiếp
bằng tiền mặt các khoản tiền lãi và phí, đây chính là nguồn thu của TCTCVM. Chi
phí giao dịch là chi phí phi giá cả gồm có chi phí cơ hội và chi phí phi tiền mặt ví dụ
như giá trị thời gian để nhận và hoàn trả các khoản cho vay, cũng như chi phí gián
tiếp bằng tiền mặt cho những việc như vận chuyển, tài liệu, các loại thuế cần thiết để
sử dụng một dịch vụ tài chính. Chi phí giao dịch không phải là doanh thu của người
cho vay.
Độ rộng tiếp cận được hiểu là số lượng người sử dụng sản phẩm và dich vụ tài
chính vi mô. Trong trường hợp này, độ tiếp cận được đo lường bằng một giá trị số
học chẳng hạn như số lượng khách hàng được một TCTCVM cung cấp dịch vụ tài
chính, đặc biệt là những người trước đó chưa hề tiếp cận.
Chiều dài độ tiếp cận là khoảng thời gian mà một TCTCVM cung cấp các
khoản tín dụng. Theo lí thuyết, nguồn vốn trợ cấp lâu dài có thể cho phép một
TCTCVM đạt được chiều dài độ tiếp cận mà không quan tâm đến sự bền vững. Tổn
thất cho vay do cả người đi vay và nhân viên tín dụng có thể có cơ hội thực hiện
hành vi lừa gạt tổ chức thông qua các chi phí hành chính cồng kềnh và khả năng vỡ
nợ sẽ làm rút ngắn chiều dài độ tiếp cận.
Phạm vi độ tiếp cận là số lượng các loại dịch vụ tài chính được cung cấp bởi
TCTCVM, ví dụ như các sản phẩm cho vay và tiết kiệm có quy mô khác nhau, điều
này sẽ làm tăng giá trị cho người sử dụng và tăng chiều dài độ tiếp cận.
Hơn nữa, các phương pháp đo lường độ tiếp cận có thể được phân loại lại
thành: độ rộng (hay quy mô) tiếp cận và độ sâu tiếp cận, mặc dù ngân hàng vi mô
Bulletin đã đưa ra một danh sách dài các chỉ số độ tiếp cận và MIX Market đã sử
dụng số lượng người đi vay thực tế như một phương pháp đo lường mức độ tiếp cận
do trên thực tế đây là đại điện phổ biến nhất để đo lường độ rộng tiếp cận. Trong khi
độ rộng tiếp cận được hiểu là số lượng khách hàng sử dụng dụng sản phẩm và dịch
vụ TCVM trong một giai đoạn nhất định thì độ sâu tiếp cận được định nghĩa là mức
độ đói nghèo của khách hàng được phục vụ (Legerwood).
21
Chavas và Gonzalez - Vega đề xuất rằng, chất lượng của các dịch vụ được đo
lường bằng chi phí giao dịch cũng có thể coi là một đại diện đo lường mức độ tiếp
cận. Tuy nhiên phương pháp đo lường này gặp phải vấn đề do những khó khăn trong
việc định lượng chi phí giao dịch của các khách hàng. Bên cạnh đó, đối tượng người
nghèo và những người không thuộc đối tượng người nghèo lại chịu chi phí giống
nhau, điều này gây lên khó khăn trong việc phân biệt chi phí giao dịch giữa người
nghèo và những người không thuộc đối tượng nghèo. Do đó, chỉ số này có thể không
chính xác khi đo lường độ sâu tiếp cận.
Christen sử dụng quy mô trung bình các khoản cho vay trên thu nhập bình quân
đầu người để đo lường độ sâu tiếp cận, tuy nhiên phải chú ý rằng, mặc dù phương
pháp này được sử dụng rộng rãi nhưng nó lại chưa được thực chứng một cách hệ
thống. Điều này có thể dẫn đến sai lệch do không thống nhất về kỳ hạn và mục đích
sử dụng của các sản phẩm cho vay. Do đó có thể không phản ánh hết được thị trường
mục tiêu và mức độ đói nghèo của các khách hàng.
Từ sau năm 2006, các ý kiến đều đồng thuận rằng trong các ngành công nghiệp
tài chính vi mô việc đo lường mức độ tiếp cận chia thành hai loại: quy mô và chiều
sâu của mức độ tiếp cận.
Paxton và Fruman đã xây dựng phương pháp thay thế là chỉ số độ sâu tiếp cận
(DOI). Chỉ số độ sâu tiếp cận DOI là một phương pháp đo lường độ sâu tiếp cận đơn
giản và hữu dụng. Tuy nhiên, chỉ số này gặp phải một số vấn đề, đó là nó chỉ được
tính toán trên cơ sở bốn đặc điểm của nhóm dân số mục tiêu: sống ở khu vực nông
thôn, phụ nữ, nghèo và tình trạng thất học. Một điểm yếu khác của DOI là việc thừa
nhận một số biến đặc trưng cho những người bị từ chối khi tiếp cận các dịch vụ tài
chính trong lĩnh vực tài chính chính thức. Điều này không đúng trong nhiều quốc gia
có hoạt động của các TCTCVM. Do đó chỉ số này phản ánh khả năng tiếp cận các
dịch vụ tài chính hơn là mức độ đói nghèo của khách hàng.
1.2.3. Lựa chọn phương pháp đo lường độ tiếp cận
Như đã đề cập đến các phương pháp đo lường độ tiếp cận ở trên, độ rộng tiếp
cận là một phương pháp đơn giản và dễ dàng để thiết lập. Tuy nhiên, độ sâu tiếp cận
là một phương pháp đo lường tốt hơn trên cơ sở các quan điểm về nghèo đói. Đối với