Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.74 KB, 62 trang )

Đề tài: Nghiên c ứ
u công tác l ập k ế ho ạch đầu t ư phát tri ển nông nghi ệp t ại tnh
ỉ phú th ọ

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Khoa: Đầu tư

Nghiên cứu khoa học:
Đề tài: “Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh
Phú Thọ”

Giáo viên hướng dẫn:
Thành viên:

Trần Thị Mai Hương
Đinh Thị Thảo Anh
Lê Thu Hương
Nguyễn Duy Khánh
Đặng Thành Nam
Tô Phương Thúy

1


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

Mục Lục
Mục Lục.......................................................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP......................7
CHƯƠNG 2:VẬN DỤNG CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN TRÊN ĐỂ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRANG TRẠI NẤM
................................................................................................................................................................... 20
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị..............................................................................................................59

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
1.1.Lý do lựa chọn đề tài:
Ngành nông nghiệp của nước ta những năm gần đây đang trên đà giảm bớt
tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của cả nước nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc
chúng ta không còn quan tâm đến chất lượng trong nông nghiệp, tỷ trọng nông
nghiệp giảm đi nhưng đóng góp của nó cho GDP cả nước thì không hề giảm. Trên
góc độ là những sinh viên nghiên cứu, chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm trong
việc xây dựng và phát triển đất nước theo những khía cạnh nhỏ. Đề tài chúng tôi
lựa chọn ở đây là đầu tư xây dựng phát triển ngành nông nghiệp với mục tiêu
nhằm giữ vững lợi thế của ngành sản xuất nông nghiệp trong nước. Cụ thể hơn,
chúng tôi tham gia tìm hiểu, nghiên cứu và đóng góp cho việc xây dựng dự án
“Xây dựng xưởng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm theo quy mô trang trại”. Dự
án nhằm hướng tới quá trình phát triển nông nghiệp của đất nước và những dự án
mang tính chất tương tự.
Như chúng ta đã biết, nhiều năm trở lại đây, ngành trồng nấm mới được phát
triển mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều người biết đến tác dụng của nấm hơn. Nấm
được trồng tại hơn 100 quốc gia, các quốc gia trồng nấm hàng đầu có thể kể đến
như: Trung Quốc, Hoa Kì, Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha, và Canada… Từ năm 2003
việc sản xuất nấm của Việt Nam ngày càng gia tăng đáng kể và Việt Nam trở thành
một trong những quốc gia xuất khẩu nấm hàng đầu trên thế giới. Do vậy, ngành
trồng nấm hứa hẹn nhiều triển vọng ở Việt Nam.

2



Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

Kể từ năm 1990, ở Việt Nam sản xuất nấm được xem là ngành đem lại hiệu
quả kinh tế cao thu hút sự tham gia của nhiều bà con nông dân. Việt Nam hàng
năm có nguồn phụ phẩm nông nghiệp trên 40 triệu tấn và chỉ cần sử dụng 10-15%
lượng phụ phẩm này là có thể sử dụng vào việc trồng nấm và tạo ra cơ hội cho 1
triệu lao động. Các loại nấm chính được sản xuất gồm nấm sò và nấm rơm.. (ở
miền Nam) và nấm hương, nấm tai mèo, nấm Linh chi… (ở miền Bắc). Tính đến
năm 2013, Việt Nam hàng năm đã sản xuất được trên 250.000 tấn nấm các loại,
phục vụ một phần nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng không đáp ứng được đủ
nấm để xuất khẩu. Nấm được xem là một thực phẩm xếp vào loại rau sạch, rất giàu
chất dinh dưỡng, có thể thay thế thịt cá và là nguồn dược liệu quý. Vì vậy, lượng
cung của nấm luôn thấp hơn so với nhu cầu. Nước ta lại có tiềm năng to lớn để
trồng nấm nhưng nhiều năm nay nghề nấm vẫn dừng chân tại chỗ. Với giá bán từ
30.000 – 35.000 đồng/kg như hiện nay người trồng nấm có thể thu lời từ 10.000 –
15.000 đồng/kg nấm.
Việc nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu nói chung hiện nay rất phù hợp
với người nông dân Việt Nam bởi các lý do:
Thứ nhất, nguyên liệu trồng nấm rất sẵn có như: rơm rạ, mùn cưa, thân cây
gỗ, thân lõi ngô, bông phế loại ở các nhà máy dệt, bã mía ở các nhà máy đường.
Ước tính cả nước có khoảng 40 triệu tấn nguyên liệu nói trên, chỉ cần sử dụng
khoảng 10-15% số nguyên liệu này đem nuôi trồng nấm đã tạo ra trên 1 triệu tấn
nấm/năm và hàng trăm ngàn tấn phân hữa cơ/năm.
Thứ hai, trong những năm gần đây nhiều đơn vị nghiên cứu ở các viện,
trường, trung tâm đã chọn tạo được một số loại giống nấm ăn, nấm dược liệu có
khả năng thích ứng với điều kiện môi trường ở Việt Nam, cho năng suất khá cao.
Các tiến bộ về nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến nấm ngày càng được hoàn
thiện. Kinh nghiệm sản xuất nấm của người nông dân được nâng cao. Năng suất
trung bình các loại nấm ăn đang nuôi trồng hiện nay cao gấp 1,5-2 lần so với 10

năm về trước.
Thứ ba, vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn
vì đầu vào chủ yếu là công lao động nông nghiệp (chiếm khoảng 30-40% giá
thành/một đơn vị sản phẩm) trong khi đó Việt Nam đang dư thừa hàng triệu lao
động ở các vùng nông thôn.

3


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

Thứ tư, thị trường tiêu thụ các loại nấm ăn và nấm dược liệu ngày càng mở
rộng. Giá bán nấm tươi ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh cao gấp 2-3 lần giá thành sản xuất. Cuộc sống của người dân ngày càng ổn
định phát triển, nhu cầu không chỉ là ăn no mặc đủ, cũng vượt lên trên cả ăn ngon
mặc đẹp. Người ta chọn cho mình một thức ăn vừa ngon, vừa bổ, tốt cho sức khỏe
về nhiều mặt. Đó cũng chính là lí do nấm đang được ưa chuộng tại Việt Nam với
nhiều công dụng: giải độc, thanh lọc cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, kháng
ung thư và virus, chống lão hóa… Nhu cầu ăn nấm của nhân dân trong nước ngày
càng tăng do nhiều người đã hiểu được giá trị dinh dưỡng và làm thuốc của nấm.
Thứ năm, phát triển nghề sản xuất nấm ăn – nấm dược liệu còn có ý nghĩa
góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường. Phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa ở
các địa phương đều bị đốt bỏ ngoài ruộng hoặc ném xuống kênh rạch, sông ngòi
gây tắc nghẽn dòng chảy. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn nhưng chưa được sử
dụng, nếu đem trồng nấm không những tạo ra loại sản phẩm có giá trị cao mà phế
liệu sau khi thu hoạch nấm chuyển sang làm phân bón hữu cơ tạo thêm độ phì cho
đất.
1.2.Tính cấp thiết của việc xây dựng dự án ở Phú Thọ:
Trong kế hoạch mở rộng nuôi trồng và sản xuất nấm ở địa phương trên cả
nước, để tạo công ăn việc làm phù hợp với trình độ, tập quán, khả năng tiếp thu

công nghệ của người lao động địa phương thì việc lựa chọn mô hình sản xuất nấm
ăn, nấm dược liệu trên địa bản tỉnh Phú Thọ là thích hợp và cần thiết bởi các lý do
sau đây:
• Sản xuất nấm không cần nhiều diện tích đất, tận dụng được các loại phế
phẩm của nông lâm nghiệp sẵn có ở địa phương.
• Sản xuất tổ chức theo quy mô lớn, người lao động địa phương có thể vừa sản
xuất nấm tại xưởng vừa làm vệ tinh nuôi trồng nấm tại gia đình tạo nghề
mới, tăng thu nhập trên một đơn vị sản xuất nông nghiệp.
• Thị trường về nấm trên địa bàn tỉnh cũng như ở các thành phố lớn lân cận
đang ngày càng mở rộng, nấm ăn đang dần trở thành món ăn dinh dưỡng
trong mỗi bữa ăn gia đình, được các bà nội trợ ưu dùng.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
4


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

2.1.Mục đích của đề tài:
• Nghiên cứu xây dựng một dự án cụ thể trong phát triển nông nghiệp ở địa
phương từ đó mở rộng hình thức phát triển với những dự án tương tự.
• Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp nói chung và dự
án trồng nấm nói riêng.
• Kêu gọi đầu tư vào dự án nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.
2.2.Đối tượng của đề tài:
Đối tượng đề tài của chúng tôi là “Nghiên cứu công tác lập dự án đầu tư phát
triển nông nghiệp tại tỉnh Phú Thọ và vận dụng xây dựng dự án sản xuất trang trại
nấm Linh Chi”.
2.3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
• Phạm vi nghiên cứu ở tất cả các dự án nổi bật, có tính chất tương tự đã được
triển khai ở các tỉnh thành trong cả nước

• Thực tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3. Mục đích và đối tượng của dự án:
3.1.Mục đích của dự án:
• Hướng tới sản xuất các loại nấm dễ trồng, ít tốn kém chi phí đầu tư nhưng
hiệu quả mang lại tương đối khả quan. Vì thế sẽ tạo ra công ăn việc làm cho
nhiều lao động địa phương.
• Góp phần gia tăng thu nhập gia đình, cải thiện đời sống, góp phần phát triển
xã hội địa phương.
• Đa dạng hóa ngành hàng, tìm động lực mới cho quá trình phát triển kinh tế
quốc gia trong thời kỳ mới.
• Thu mua rơm, mùn cưa của bà con nông dân ở nông thôn để sản xuất nấm,
tạo điều kiện bảo vệ môi trường.
3.2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

5


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum. Nấm Linh chi một loại
nấm quý, có nhiều tên gọi khác nhau như linh chi thảo, nấm trường thọ, hổ nhũ
linh chi, mộc linh chi… Linh chi có đến 180 loài khác nhau, mọc hoang ở nhiều
nơi. Nấm Linh Chi được coi là một loại dược lý quan trọng.
Ngày nay Nấm Linh Chi được dùng để giảm áp huyết, tẩy máu, kích thích
sự làm việc của gan và giúp cơ thể chống lại chứng lao lực quá độ. Ở một mức độ
nào đó, Linh Chi có công dụng giải độc trong cơ thể.
Nấm Linh Chi còn được dùng để chữa bệnh mất ngủ, tê thấp, lở dạ dày,
sưng cổ họng, suyễn. Khi dùng lâu, người ta không thấy có những phản ứng phụ
khác. Người Trung Hoa dùng nấm linh chi để làm cho da mặt đẹp, có thể là do các
chất hormone trong loại nấm này nhiều. Nhiều thầy thuốc Nhật Bản, Hàn Quốc lại

dùng Linh Chi trong các loại thuốc trị rụng tóc. Tác dụng bổ khí, làm tăng hệ thống
miễn nhiễm của cơ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu khoa học:
• Phân tích, tổng hợp lý thuyết
• Điều tra, khảo sát.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
5.1.Ý nghĩ kinh tế:
• Sử dụng tối ưu mặt bằng của xưởng trồng nấm và trồng liên tục để đạt được
doanh thu và lợi nhuận cao nhất.
• Đem lại nguồn thu nhập kinh tế cao và ổn định cho người lao động.
5.2.Ý nghĩa xã hội:
• Hiệu quả kinh tế xã hội trực tiếp của dự án: xây dựng hoàn chỉnh xưởng sản
xuất nấm có khả năng chủ động tổ chức sản xuất, hạch toán kinh tế tạo sản
phẩm nấm chất lượng cao.

6


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

• Tạo nguồn sản phẩm nấm tươi cung cấp cho tiêu thụ trên địa bàn tỉnh và các
vùng lân cận. Hình thành sản phẩm trên thị trường, góp phần đổi mới cơ cấu
kinh tế nông nghiệp.
• Giải quyết công ăn việc làm cho lao động ở địa phương.
• Tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận công nghệ, kỹ thuật trồng nấm, từ đó
hình thành các trang trại trồng nấm chuyên nghiệp khác, nâng cao hiệu quả
sử dụng phế phụ liệu trong nông lâm nghiệp.
6. Bố cục của đề tài nghiên cứu:
• Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác lập dự án đầu tư xây dựng phát triển

ngành nông nghiệp.
• Chương 2: Vận dụng các cơ sở lý luận trên để lập dự án đầu tư xây dựng
phát triển trang trại nấm.
• Chương 3: Kết luận và kiến nghị.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP
DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
7


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

1. Nông nghiệp và vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc

dân.
1.1.Khái niệm và đặc điểm nông nghiệp Việt Nam:
1.1.1. Khái niệm:
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai
để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên
liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho
công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên
ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm
nghiệp, thủy sản.
1.1.2. Đặc điểm của ngành nông nghiệp Việt Nam:
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội.
Nông nghiệp Việt Nam có những đặc điểm riêng sau:
1.1.2.1. Nền nông nghiệp nhiệt đới:
Thứ nhất, Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta
phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: phân hóa
rất rõ rệt theo chiều Bắc Nam và theo chiều cao của địa hình có ảnh hưởng đến cơ

cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. Ví dụ như: Ở miền Bắc, vụ đông
xuân là vụ chính, tranh thủ lượng mưa vào cuối đông, đầu xuân còn ở miền Nam,
vụ hè thu là vụ chính, tránh lụt.
Sự phân hóa các điều kiện địa hình và đất trồng do đó phải áp dụng các hệ
thống canh tác khác nhau giữa các vùng. Ví dụ như: Ở trung du và miền núi, thế
mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. Ở đồng bằng, thế mạnh là các
cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.
Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm tăng thêm tính chất
bấp bênh vốn có của nông nghiệp. Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây
trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.
Thứ hai, Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền
nông nghiệp nhiệt đới:
8


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

• Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái
nông nghiệp.
• Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống ngắn ngày,
chống chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.
• Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. Việc trao đổi nông sản giữa các
vùng, nhất là giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam ngày càng mở
rộng có hiệu quả.
• Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả…)
là một phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp
nhiệt đới.
1.1.2.2. Phát triển Nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa đi đôi
với nông nghiệp cổ truyền:
Một đặc điểm khá rõ của nền nông nghiệp nước ta hiện nay là sự tồn tại

song song giữa: Nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và Nền
nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại. Và đang có sự chuyển từ
nông nghiệp tự cấp tự túc sang nông nghiệp hàng hóa.
Nền nông nghiệp cổ truyền: Nền nông nghiệp cổ truyền được đặc trưng
bởi:
o Sản xuất nhỏ.
o Công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người.
o Năng suất lao động thấp.
Đó là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp, tự túc. Nền nông nghiệp
cổ truyền còn rất phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước ta, đặc biệt là các vùng
miền dân tộc thiểu số.
Nền nông nghiệp hàng hóa: Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ
người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mục đích
sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận. Sản xuất theo hướng:
o Đẩy mạnh sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa.

9


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

o Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ
mới.
Nông nghiệp hàng hóa đang ngày càng phát triển và có điều kiện thuận lợi
để phát triển ở: Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa và các vùng gần
các trục giao thông và các thành phố lớn.
1.1.2.3. Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét:
Thứ nhất, Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông
thôn: Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào nông, lâm, ngư nghiệp nhưng xu hướng
chung là các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp và xây dựng, dịch vụ) ngày

càng chiếm tỉ trọng lớn.
Năm

Nông, lâm, thủy sản

Công nghiệp, xây dựng

Dịch vụ

Hộ khác

2001

80.9

5.8

10.6

2.7

2006

71.0

10.0

14.8

4.2


2011

62.2

15

18.4

4.4

Bảng 1: Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính (Đơn vị: %)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Thứ hai, Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế:
o Các doanh nghiệp nông – lâm nghiệp và thủy sản.
o Các hợp tác xã nông – lâm nghiệp và thủy sản.
o Kinh tế hộ gia đình.
o Kinh tế trang trại.
Thứ ba, Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng
sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa. Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp thể hiện
rõ nét ở:
o Sự đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp do đó hình thành các vùng
nông nghiệp chuyên môn hóa.
o Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến.
10


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ


o Hướng mạnh ra xuất khẩu.
1.2.Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
1.2.1. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu
xã hội.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc
phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là nước đang phát triển. Ở những nước
này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay cả các nước có
nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỉ trọng GDP nông nghiệp không lớn,
nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên,
đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm cần thiết đó là
lương thực, thực phẩm. Lương thực thực phẩm có tính chất quyết định sự tổn tại
phát triển của con người và phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống càng cao thì nhu cầu
con người về cả số lượng, chất lượng hay chủng loại về lương thực càng tăng. Việt
Nam là một nước đông dân, muốn phát triển thì đời sống nhân dân phải ổn định thì
phần lớn lương thực tiêu dùng phải sản xuất trong nước. Việt Nam hiện nay nằm
trong top 3 nước xuất khẩu gạo trên thế giới.
1.2.2. Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô
thị.
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp yếu tố đầu vào cho
phát triển công nghiệp và khu vực đô thị. thể hiện qua:
• Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp
lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.Trong giai đoạn đầu của
công nghiệp hóa, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung
sống chủ yếu ở khu vực nông thôn. Nhờ tiến bộ khoa học công nghệ nên
năng suất lao động ngày càng tăng, lực lượng lao động được giải phóng
ngày càng nhiều nên số lao động dịch chuyển này sẽ đáp ứng được nhu
cầu phát triển công nghiệp và đô thị
• Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý cho công nghiệp,
đặc biệt là công nghiệp chế biến, Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị
của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, tăng khả năng cạnh

tranh,..
11


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

• Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển
kinh tế trong đó có công nghiệp, giai đoạn đầu của công nghiệp hóa.
1.2.3. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu
Nông nghiệp được xem là ngành đem lại ngồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các
loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng
hóa công nghiệp. Tại Việt Nam, theo ước tính của Tổng cục Thống kê giá trị sản
xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2014 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt
830 nghìn tỷ đồng, tăng 3,86% so với năm 2013, trong đó: Nông nghiệp đạt 617,5
nghìn tỷ đồng, tăng 2,86%; lâm nghiệp đạt 23,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,09%; thuỷ
sản đạt 188,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,82%.
1.2.4. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền
vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự
nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy vân. Nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất
như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, .. làm ô nhiễm đất và nguồn nước. nếu
rừng bị tàn phá, đất đai bị xói mòn, thời tiết, khí hậy, thủy v thay đổi xấu sẽ đe dọa
đời sống con người. Quá trình canh tắc dễ gây ra xói mòn. Vì thế trong quá trình
phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm ra những giải phá thích hợp để duy trì và
tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.
Tóm lại, nền kinh tế thị trường, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển
bao gồm hai loại đóng góp: thứ nhất là đóng góp thị trường cung cấp sản phẩm
cho thị trường trong và ngoài nước, thứ hai là đóng góp về nhân tố diễn ra khi có
sự chuyển dịch giữa các nguồn lực (lao động, vốn,vv..) từ nông nghiệp sang khu
vực khác.


2. Các dự án đầu tư xây dựng phát triển nông nghiệp:
2.1.Các dự án đầu tư phát triển trong nước:
Phát triển nông nghiệp - nông thôn đóng vai trò chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng
quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh
12


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

quốc phòng, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái đất
nước.
Trong 10 năm qua, sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt nhiều
thành tựu to lớn. Các dự án phát triển nông nghiệp được chú trọng đầu tư và đạt
hiệu quả cao như trồng cây cao su ở Nghệ An, trồng cà phê, hạt điều, mía đường,

Bộ NN&PTNT đã có chính sách phân bổ vốn đầu tư vào các dự án nông
nghiệp, cụ thể năm 2014 như sau: Phân bổ vốn đầu tư Tổng số vốn kế hoạch năm
2014 được giao là 4.660,18 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước 2.960,18 tỷ đồng,
vốn ngoài nước 1.700 tỷ đồng. Tháng 6/2014 theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ đã bổ sung 200 tỷ đồng vốn trong nước cho các dự án đê điều.
Kết quả thực hiện cụ thể: Khối lượng thực hiện ước đạt 6.173,16 tỷ đồng,
bằng 149,74% kế hoạch năm, vốn trong nước đạt 1.907,7 tỷ đồng, bằng 78,75% kế
hoạch, vốn ngoài nước đạt 4.265,46 tỷ đồng, bằng 250,91% kế hoạch, trong đó
khối lượng thực hiện năm 2014 ước đạt 1.077,73 tỷ đồng, bằng 185% kế hoạch,
vốn trong nước đạt 124,89 tỷ đồng, vốn ngoài nước đạt 952,84 tỷ đồng.
Kết quả thực hiện một số dự án:
o Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi
phía Bắc: Khối lượng thực hiện ước đạt 429,73 tỷ đồng;

o Dự án Ứng dụng công nghệ sinh học (QSEAP): Khối lượng thực hiện
ước đạt 398,46 tỷ đồng
o Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung giai đoạn 2:
Khối lượng thực hiện ước đạt 23,12 tỷ đồng
o Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây
Nguyên: Khối lượng thực hiện ước đạt 18,3 tỷ đồng;
Các dự án sử dụng nguồn ngân sách trong nước cũng đang khẩn trương đẩy
nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn
2.2.Các dự án phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ:
Theo chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt, tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế
13


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh
của tỉnh. Phát triển nhanh các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, bảo đảm đủ
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu tạo sự liên kết bền vững giữa
vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, thực
hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm, nhất là chương
trình phát triển cây chè, cây nguyên liệu giấy, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bò
thịt, trồng cây gỗ lớn, cây ăn quả và bảo đảm an toàn lương thực.
Năm 2014, một số dự án nông nghiệp mới được triển khai thành công trên
địa bàn tỉnh như mô hình chuyển đổi sản xuất bí đỏ an toàn và mô hình trồng thâm
canh ớt theo hướng an toàn.
2.2.1. Dự án mô hình chuyển đổi sản xuất bí đỏ an toàn:
Vụ đông năm 2014, được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông
Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ đã xây dựng mô hình Sản xuất bí đỏ
an toàn thuộc dự án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở một số xã xây dựng

nông thôn mới. Mô hình được triển khai tại xã Hà Thạch, Thị xã Phú Thọ; Đây là
mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng,
tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích cây vụ đông, góp phần trong phong trào
xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Quy mô thực hiện 5 ha tập trung với 50
hộ nông dân tham gia, sử dụng giống bí đỏ chất lượng cao F1-868, áp dụng quy
trình sản xuất bí đỏ an toàn, trồng bí theo phương pháp làm đất tối thiểu và phòng
trừ sâu bệnh tổng hợp IPM,…
Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ 100% giống bí đỏ chất lượng cao
F1-868, 50% vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, được tập huấn về chuyển đổi
cơ cấu cây trồng tăng thu nhập cũng như các biện pháp kỹ thuật trồng bí đỏ an toàn
từ khâu ngâm ủ giống, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu
bệnh đến khâu thu hoạch và bảo quản bí.
Giống bí đỏ F1-868 là giống bí chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng
ngắn (Cho thu hoạch sau trồng 75 – 80 ngày), khả năng phân nhánh mạnh, quả có
độ đồng đều cao, ruột đặc, ăn bở, ngọt, hợp với thị hiếu người tiêu dùng, giá bán
cao. Với năng suất bí vụ đông 2014 đạt 400kg/sào (11 tấn/ha), giá bán tại địa
phương thấp nhất đạt 6.000đ/kg (đầu vụ 9.000 - 10.000 đ/kg), cho thu nhập thấp
nhất đạt 2.400.000đ/sào (Chưa kể tiền bán rau bí), sau khi trừ các khoản chi phí
14


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

còn cho lãi 1.482.000đ/sào, cao hơn nhiều so với trồng ngô; Như vậy, với 5 ha mô
hình trồng bí đỏ lai, các hộ nông dân đã thu lợi khoảng 200 triệu đồng.
2.2.2. Dự án mô hình trông thâm canh ớt cay theo hướng an toàn
Mô hình “Trồng thâm canh ớt cay theo hướng an toàn” thực hiện trồng trong
tháng 9/2014 với diện tích 11ha, có 350 hộ nông dân tham gia; Tính đến hết
31/1/2015 đã cho thu 5 đợt quả với sản lượng đạt 39,2 tấn. Điểm thành công của
mô hình này được hình thành trên cơ sở liên kết 4 nhà: Nông dân sản xuất - Nhà

quản lý (UBND xã) - Cơ quan chuyên môn (Trung tâm khuyến nông) - Nhà doanh
nghiệp cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm cho nông dân (Công ty TNHH MTV
đầu tư & phát triển Dũng Đạt). Toàn bộ sản phẩm được doanh nghiệp thu mua
ngay tại ruộng với giá 6.000 đ/kg ổn định trong cả vụ. Hiện tại, ớt đang sinh trưởng
tốt và đang trong giai đoạn thu hoạch quả rộ, vì vậy chính quyền xã, bà con nông
dân và doanh nghiệp thống nhất tiếp tục đầu tư chăm sóc kéo dài thời gian thu ớt
đến tháng 5 năm 2015, không cấy lúa vụ xuân. Theo tính toán, một sào ớt cho thu
lãi 3.868.000 đồng tương đương với 107.530.400 đồng/ha cao hơn nhiều so với
trồng ngô và lúa.
Các dự án đầu tư xây dựng nông nghiệp của tỉnh chủ yếu tập trung vào phát
triển các mô hình sản xuất mới, tìm ra các giống cây mới để nâng cao năng suất
cho các hộ nông dân. Bên cạnh đó tỉnh cũng chú trọng áp dụng khoa học công
nghệ và sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu tạo vùng hàng hóa tập trung,
khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị
sản phẩm nông nghiệp, phát triển kinh tế gia đình.
2.3.Ưu nhược điểm của các dự án:
Ưu điểm:
• Các dự án đều chú trọng phát triển giống cây trồng, vật nuôi mới làm
tăng hiệu quả sản xuất.
• Tận dụng hiệu quả nguồn lực địa phương
• Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, giúp nâng cao trình độ, kĩ năng
của người nông dân, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo được thương
hiệu cho sản phẩm

15


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

• Các dự án hầu hết đem lại lợi nhuận cao hơn cho người dân, góp phần

phát triển kinh tế địa phương đặc biệt là kinh tế hộ gia đình
Nhược điểm:
• Mô hình vẫn còn chưa được phổ biến rộng rãi đến toàn bộ người nông
dân


Việc áp dụng khoa học kĩ thuật yêu cầu trình độ kĩ năng cao nên cần
mất thời gian và chi phí tập huấn và hướng dẫn nông dân để có thể sử
dụng thành thạo các kĩ thuật mới

• Vốn dành cho những mô hình hiện đại thường lớn, đây là một trong
những hạn chế lớn đối với người nông dân khi áp dụng những kĩ thuật
nông nghiệp mới
• Việc phát triển những mô hình trồng trọt, chăn nuôi mới phần lớn còn
sử dụng nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh nên vẫn còn khó khăn do
nguồn vốn hạn chế. Năm 2014 nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh chiếm
72% tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp. Tỉnh Phú Thọ đang chủ
trương tiến hành thu hút các nguồn vốn tư nhân để đầu tư phát triển
nông nghiệp, vừa tạo sự cạnh tranh vừa thúc đẩy phát triển kinh tế của
tỉnh. Dự kiến năm 2015, nguồn vốn từ tư nhân sẽ chiếm khoảng 40%
nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp. Các nguồn vốn tư nhân tham gia
đầu tư phát triển nông nghiệp hứa hẹn sẽ mang đến một bộ mặt mới
đáng kể cho nền nông nghiệp của tỉnh hiện nay.

3. Công tác lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp:
3.1.Nghiên cứu cơ hội đầu tư:
Đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác
định triển vọng đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưu tiên trong chiến lược
phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành trong chiến lược phát
triển KT-XH của vùng, của đất nước. Nội dung việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là

xem xét nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành một công cuộc đầu tư, các kết quả
và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.
16


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

Mục tiêu của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là xác định các khả năng đầu tư
một cách nhanh chóng và ít tốn kém về chi phí. Do đó, đặc điểm nghiên cứu của
giai đoạn này còn khác sơ sài. Việc xác định đầu vào, đầu ra và hiệu quả tài chính
KT-XH của cơ hội đầu tư thường dựa vào các ước tính tổng hợp, hoặc các dự án
tương tự hoạt động trong hoặc ngoài nước.
Trên cơ sở các cơ hội đầu tư đã xác định, tiến hành phân tích để lựa chọn cơ
hội đầu tư được xem là có triển vọng nhất để chuyển sang giai đoạn nghiên cứu
tiếp theo. Việc nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư cần được tiến hành
thường xuyên ở mọi cấp độ để cung cấp các dự án sơ bộ cho nghiên cứu tiền khả
thi và khả thi, từ đó xác định được danh mục các dự án đầu tư cần thực hiện trong
từng thời kỳ kế hoạch.
3.2.Nghiên cứu tiền khả thi
Đây là bước nghiên cứ tiếp theo đối với các cơ hội đầu tư có nhiều triển
vọng đã được lựa chọn. Cơ hội đầu tư này thường có quy mô đầu tư lớn, các giải
pháp kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hồi vốn lâu, có nhiều yếu tố bất định tác
động. Giai đoạn này nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn các khía cạnh mà khi xem xét
cơ hội đầu tư còn thấy phân vân chưa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc
để khẳng định lại tính khả thi của cơ hội đầu tư đã lựa chọn. Đối với các cơ hội đầu
tư có quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt kỹ thuật và triển vọng đem lại hiệu quả
là rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
Đặc điểm nghiên cứu các vấn đề trên ở giai đoạn này là chưa chi tiết, vẫn
dừng lại ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ
thuật, tài chính kinh tế của cơ hội đầu tư và toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư vận

hành kết quả đầu tư.
Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi là: báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi.
3.3.Nghiên cứu khả thi:
Đây là bước sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu. Ở các
giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi không? Có vững chắc, có
hiệu quả không?

17


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

Ở bước nghiên cứu này, nội dung nghiên cứu tương tự giai đoạn nghiên cứu
tiền khả thi nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn. Mọi khía cạnh
nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có tính đến các yếu tố bất
định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu. Xem xét tính vững chắc về hiệu
quả của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định và đưa ra các
biện pháp tác động đảm bảo cho dự án có hiệu quả.
Nội dung nghiên cứu của giai đoạn này cũng tương tự như nội dung nghiên
cứu ở giai đoạn tiền khả thi, gồm:
o Nghiên cứu các điều kiện KT-XH có liên quan đến sự hình thành và thực
hiện của dự án đầu tư.
o Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành
các hoạt động dịch vụ của dự án.
o Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án.
o Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án.
o Phân tích khía cạnh tài chính của dự án.
o Phân tích khía cạnh KT-XH của dự án.
Kết quả nghiên cứu được cụ thể hóa trong báo cáo nghiên cứu khả thi.

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án đầu tư phát triển

nông nghiệp:
4.1.Người lập dự án:
Người lập dự án đóng vai trò quan trọng nhất cho việc thành bại của dự án.
Bản thân người lập dự án phải hiểu rõ về ngành nông nghiệp và các công tác cũng
như những khó khăn trong khâu thực hiện, như vậy mới có thể xây dựng được dự
án tốt.
4.2.Đặc điểm vốn có của ngành nông nghiệp:
Vì khu vực nông nghiệp có những đặc thù không thể bỏ qua, nên các mô
hình về hành vi đầu tư trong khu vực này tất yếu phải được xây dựng trong những
khuôn khổ lý thuyết phản ánh các đặc thù ấy.
18


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

WB (2007) tổng quát hoá đặc thù của khu vực nông thôn là nơi mà cả thị
trường lẫn chính phủ đều thể hiện những thất bại: chi phí giao dịch cao, thiếu điều
kiện và không đồng đều trong việc tiếp cận thông tin, cạnh tranh không hoàn hảo,
ngoại ứng, thiếu hàng hoá công, như cơ sở hạ tầng yếu kém hoặc phân tán. Ngoài
ra, đây cũng là nơi thiếu vắng một số thị trường quan trọng nhất, chẳng hạn thị
trường tín dụng và bảo hiểm.
Hơn nữa, các hộ nông nghiệp là những hộ gắn bó với một chút đất đai và
chủ yếu sử dụng lao động trong hộ để làm việc đồng áng. Các hộ này nằm trong
những môi trường kinh tế và chính trị truyền thống mà vì nó hành vi của họ bị chi
phối nặng nề, và đặc biệt là họ chỉ tiếp cận một phần với thị trường, mà các thị
trường này thì thường là không hoàn hảo (imperfect) và không đầy đủ
(incomplete).
Phải xác định rằng xác định đặc trưng của các tác nhân trong khu vực nông

nghiệp là những đơn vị có sản xuất và tiêu dùng hỗn hợp, nghĩa là chỉ một phần
sản phẩm được bán trên thị trường, còn một phần là tự sản tự tiêu. Họ thường tiếp
cận các thị trường đang phát triển, còn rời rạc, nhỏ lẻ và không liên tục cả theo
không gian lẫn thời gian.
Và vấn đề không thể không nói đến là sự bất bình đẳng trong thu nhập. Các
vùng chuyên hay đa phần là làm nghề nông thường nghèo hơn các vùng khác, do
vậy khả năng vốn kém, không thể đầu tư vốn tự có, và cũng không thể đi vay, bởi
lẽ không có khả năng hoàn trả trong tương lai.
4.3.Do điều kiện thiên nhiên
Nông nghiệp là ngành nghề có thể nói là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
thiên nhiên rất nhiều. Nhưng thiên nhiên lại là yếu tố khách quan không thể lường
trước hay báo trước được. Vấn đề là dù có phòng tránh nhưng nếu không được sự
ủng hộ của thiên nhiên thì có thể mùa màng sẽ thất bát. Hay nói cách khác, ngành
nông nghiệp nói chung có độ rủi ro cao.
4.4.Nhà nước và nhận thức của người dân:
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng nhưng nhà nước chưa có một mức
khuyến khích hậu hĩnh hay thích đáng cho những người nông dân. Do vậy mà làm
nông mãi vẫn nghèo và số lượng người dân theo hoạt động nông nghiệp ngày càng
19


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

giảm đi. Cũng có thể vì vậy mà việc thu hút vốn và nguồn nhân lực gặp khó khăn
rất nhiều, nghề nông sẽ ngày càng đi xuống.
5. Bộ máy hoạt động :
5.1. Nguồn vốn: Do doanh nghiệp và một phần vốn nhà nước
5.2. Người lập dự án và quản lý tiến trình thực hiện dự án: Nhóm sinh viên

CHƯƠNG 2:VẬN DỤNG CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN

TRÊN ĐỂ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TRANG TRẠI NẤM

1. Phát hiện cơ hội đầu tư
1.1.Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của cả nước:
• Theo nghị quyết 10/NQ-CP về định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả
nước giai đoạn 2011-2020 đã chỉ rõ: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo
hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững… Phát triển chăn nuôi theo hướng sản
xuất công nghiệp... Khuyến khích tập trung ruộng đất, đẩy mạnh phát triển
sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
cao trong lĩnh vực nông nghiệp và các nhiệm vụ khác liên quan”. Chính phủ
đã khuyễn khích các dự án nông nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ
cao, quy mô lớn, sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đem lại
20


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

lợi nhuân cao. Đi cùng với đó là năng suất, chất lượng, hiệu quả và có sức
cạnh canh tranh với hàng hóa các nước.
• Như vậy dự án trồng nấm với quy mô lớn, áp dụng thành tựu khoa học công
nghệ tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng tốt, năng suất cao sẽ nằm trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của chính phủ giai đoạn 2011-2020.
1.2.Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Phú Thọ:
Quyết định 99/2008/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về Phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 có đề cập về
vấn đề phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như sau:
• Thực hiện đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, phấn đấu có nhiều sản phẩm có thương hiệu, bảo đảm tồn tại và
phát triển trong cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Tập trung phát triển tiểu thủ

công nghiệp, gắn với công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Phát triển
và khôi phục các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ.
• Nghiên cứu xây dựng và vận hành khu đô thị công nghệ (bao gồm các khu
công nghệ, khu nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở đào tạo, hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội.v.v…).
1.3.Quy hoạch ngành nông nghiệp:
Quyết định 124/ QĐ- TTG của Thủ Tướng Chính Phủ về Phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn đến
năm 2030 đề ta những chiến lược quy hoạch phù hợp với dự án như sau:
• Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản) phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả
năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp.
• Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải trên cơ sở đổi mới tư duy,
tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công
nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực được đào tạo,
thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái để khai thác có
hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương.

21


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

• Thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm,
nhất là chương trình phát triển cây chè, cây nguyên liệu giấy, nuôi trồng
thủy sản, chăn nuôi bò thịt, trồng cây gỗ lớn, cây ăn quả và bảo đảm an toàn
lương thực và các loại cây đem lại lợi nhuận cao khác.
• Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn theo hướng tập
trung phát triển các ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng
tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn và tăng cường đầu tư từ

ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các nguồn vốn nhằm hoàn thiện hệ thống
kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
• Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng
sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của Tỉnh. Phát
triển nhanh các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, bảo đảm đủ nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu tạo sự liên kết bền vững giữa vùng
sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
Từ những điều kiện trên, dự án trồng nấm áp dụng khoa học công nghệ sẽ
phù hợp với kết hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ nói chung và
thành phố Việt Trì nói riêng.
1.4.Quy hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng:
• Về giao thông: đầu tư đồng bộ các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ,
đường thủy, đường giao thông nông thôn và hệ thống giao thông đô thị; các
đường vào khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch và các tuyến đường đấu
nối với đường xuyên Á, đường Hồ Chí Minh. Cải tạo, nạo vét, khơi thông
các tuyến vận tải sông Lô, sông Hồng, sông Đà, nâng công suất của cảng
Việt Trì, Bãi Bằng; xây dựng cảng tổng hợp tại thị xã Phú Thọ và một số
cảng chuyên dùng phục vụ sản xuất kinh doanh; cải tạo, nâng cấp các hệ
thống nhà ga và di chuyển tuyến đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố Việt
Trì; xây dựng, nâng cấp một số nhà ga đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du
lịch như ga Việt Trì, ga Phú Thọ và ga Ấm Thượng.
• Đầu tư tăng năng lực tưới tiêu các công trình thủy lợi; kiên cố hóa kênh
mương, các dự án thủy lợi vùng đồi; hệ thống hồ, đập, cống tự chảy, các bờ
bao, hệ thống đê sông đáp ứng yêu cầu sản xuất và giảm nhẹ thiên tai.
22


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

• Về phát triển lưới điện: đầu tư mở rộng, nâng công suất các trạm 220 KV,

110 KV và hệ thống lưới truyền tải; bảo đảm 100% số hộ được dùng điện,
cung ứng đủ nhu cầu điện năng phục vụ sản xuất kinh doanh. Phát triển Phú
Thọ thành trung tâm điện lực trong Quy hoạch Điện VI và đầu tư xây dựng
một số nhà máy nhiệt điện tại Phú Thọ.
• Về thông tin liên lạc: đầu tư hạ tầng về công nghệ thông tin, viễn thông bảo
đảm 100% số xã có điểm truy nhập Internet công cộng và có các điểm bưu
điện văn hóa xã; 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và các trường trong
hệ thống giáo dục được kết nối Internet.
• Về hạ tầng đô thị: đầu tư mở rộng và phát triển hệ thống đường nội thị, các
điểm vui chơi, quảng trường và các khu đô thị mới tại thành phố Việt Trì, thị
xã Phú Thọ; đầu tư mở rộng các trung tâm, thị trấn, thị tứ các huyện, phù
hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và điểm dân cư của Tỉnh đến
năm 2020.
• Về hạ tầng các khu, cụm công nghiệp: tập trung thu hút vốn đầu tư, từng
bước hoàn thiện hệ thống các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, chú trọng
phát triển nhanh các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú
Thọ và dọc hành lang các tuyến đường quốc lộ, đường xuyên Á, đường Hồ
Chí Minh theo quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp đến năm
2020 của Tỉnh.
• Về thương mại, dịch vụ: tập trung đầu tư hạ tầng du lịch, dịch vụ để hình
thành các tuyến du lịch trọng điểm như: Khu du lịch Đền Hùng, Khu du lịch
Ao Châu, nước khoáng nóng Thanh Thủy, vườn quốc gia Xuân Sơn, Đền
Mẫu Âu Cơ. Xây dựng Trung tâm hội nghị, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc
tế, phát triển hệ thống siêu thị và xây dựng chợ đầu mối, chợ thương mại.
Xây dựng một số khu vui chơi giải trí phục vụ cho người nước ngoài.
1.5.Quy hoạch phát triển đô thị:
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3413/QĐ-UBND về việc phê
duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2020:
• Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2015, toàn tỉnh có 1 đô thị loại I (thành phố
Việt Trì), 1 đô thị loại III (thị xã Phú Thọ) và 12 đô thị loại V; đô thị hóa

23


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

toàn tỉnh đạt 26%, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và có
cấp quản lý hành chính đô thị đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển.
• Giai đoạn từ năm 2016 - 2020, toàn tỉnh có 1 đô thị loại I (thành phố Việt
Trì), 1 đô thị loại II (thành phố Phú Thọ), thành lập mới 3 đô thị loại IV
(Phong Châu, Thanh Ba, Thanh Sơn) và 16 đô thị loại V; đô thị hóa toàn
tỉnh đạt 36% đảm bảo chất lượng phù hợp với loại đô thị. Đạt và vượt các
chỉ tiêu về chất lượng đô thị so với mục tiêu đề ra của Chương trình phát
triển đô thị quốc gia giai đoạn 2013 - 2020.
Để thực hiện tốt chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2013 - 2020 sẽ tập
trung nguồn lực đầu tư phát triển cho các đô thị có tầm ảnh hưởng lớn đối với vùng
và tỉnh như: đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Việt Trì theo hướng hoàn thiện các chỉ
tiêu theo tiêu chuẩn quy định của đô thị loại I; nâng cấp thị xã Phú Thọ thành thành
phố (đô thị loại III) trực thuộc tỉnh Phú Thọ trong năm 2016 và từng bước đáp ứng
tiêu chuẩn đô thị loại II trong năm 2020; thị trấn Thanh Ba (huyện Thanh Ba)
khoanh vùng khu vực xảy ra tình trạng sụt lún để lựa chọn giải pháp phù hợp; thị
trấn Phong Châu (huyện Phù Ninh) và thị trấn Thanh Sơn (huyện Thanh Sơn) từng
bước đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị theo hướng đạt tiêu chuẩn của đô thị loại IV
trong giai đoạn 2013 - 2020; các thị trấn Đoan Hùng, Hạ Hòa, Sông Thao, Lâm
Thao, Hùng Sơn, Hưng Hóa, Yên Lập phấn đấu đầu tư xây dựng để cơ bản hoàn
thiện các tiêu chuẩn của đô thị loại V trong giai đoạn 2013 - 2020; xã Tân Phú huyện Tân Sơn tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các chỉ
tiêu của đô thị loại V để trở thành thị trấn Tân Phú trong năm 2015; thị trấn Thanh
Thủy khai thác tối đa hiệu quả thu hút đầu tư vào địa bàn để trở thành đô thị trung
tâm du lịch nghỉ dưỡng của tỉnh Phú Thọ và chuẩn bị các điều kiện nâng cấp thành
đô thị loại IV trong giai đoạn sau năm 2020. Đối với 7 điểm tập trung dân cư dự
kiến phát triển trở thành đô thị loại V gồm Tây Cốc, Phú Lộc, Vạn Xuân, Hương

Cần, Thu Cúc, Phương Xá, Hiền Lương tiến hành lập đồ án quy hoạch, thực hiện
đầu tư xây dựng theo định hướng trở thành đô thị loại V giai đoạn 2016 - 2017.
1.6.Quy hoạch xây dựng
Phù Ninh là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên 15.648
ha, dân số: 95.990 người. Toàn huyện có 19 xã, thị trấn. Là huyện có tiềm năng về
đất đai, lao động, có vị trí thuận lợi để phát triển KT-XH.
24


Đề tài: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh phú thọ

Công tác quản lý đất đai thực hiện kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện
trạng năm 2013, lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2013 – 2020, tổ
chức hội thảo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2013 – 2020, thực hiện đền bù giải
phóng mặt bằng, quản lý kinh doanh, chế biến khoáng sản trên địa bàn tạo điều
kiện thuận lợi cho các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển, có đất
đai, mặt bằng thuận lợi trong việc canh tác, sản xuất nấm với quy mô vừa và lớn.
Kết luận: Dự án trồng nấm của nhóm trên địa bàn huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ hoàn toàn phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển lâu dài
của cả nước, của tỉnh Phú Thọ nói chung và thành phố Việt Trì, huyện Phù
Ninh nói riêng về các mặt kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, phát
triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng và quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng.
2. Nghiên cứu môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến dự án
2.1.Môi trường kinh tế vĩ mô:
2.1.1. Tốc độ tăng trường:
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) giá 2010 ước đạt 27.183 tỷ đồng, tăng
5,63% so với năm 20131( kế hoạch tăng 7%).
- GRDP theo giá hiện hành ước đạt 36.665 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu
người ước đạt 26,9 triệu đồng;
- Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp, thủy sản (giá 2010) ước đạt

6.645 tỷ đồng, tăng 4,50% so với năm 2013 (kế hoạch tăng 5%);
- Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng (giá 2010) ước đạt 9.068
tỷ đồng, tăng 5,57% so với năm 2013 (kế hoạch tăng 7%);
- Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ (giá 2010) ước đạt 10.049 tỷ đồng, tăng
6,45% so với năm 2013 (kế hoạch tăng 8,6%)2;
- Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp, thủy sản 26,79%; công nghiệp-xây dựng
36,01%; dịch vụ 37,19%3 (kế hoạch: NLN 26,6%; CN-XD 41,1%; DV 32,3%);
1

Tính toán tốc độ tăng trưởng năm 2014 so với kết quả thực hiện năm 2013 do Tổng cục thống kê công bố tại Văn bản số
723/TCTK-TKQG ngày 23/9/2014 là GRDP tăng 5,93%.; trong đó: GTTT Nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 3,98%, GTTT Công nghiệp - Xây dựng
tăng 7,71%, GTTT dịch vụ tăng 5,26%.
2

Theo phương pháp giá cơ bản, giá trị tăng thêm 3 ngành: Nông lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ ở trên chưa bao gồm thuế
nhập khẩu và thuế sản phẩm.

25


×