Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ THI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 TRƯỜNG THCS BẠCH ĐẰNG Q3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.23 KB, 2 trang )

Trường THCS Bạch Đằng Q3

ĐỀ THI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC LỚP 8 NĂM 2011
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (2 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
(1)
Al
+
HNO3 → Al(NO3)3
+
NO
+
H2O
(2)
FexSy +
O2
→ Fe2O3
+
SO2
(3)
CxHyOzNt + O2
→ CO2
+
H2O +
N2
(4)
M(NO3)x
→ M2Oy
+
NO2 +
O2


Câu 2: (3,5 điểm)
1) Có các chất lỏng không màu đựng trong mỗi lọ riêng biệt: HNO 3, KCl, Ba(OH)2, H2O, C12H22O11
(đường). Hãy trình bày cách phân biệt các chất lỏng trên. Các dụng cụ và hóa chất cần thiết xem như có
đủ.
2) Cho một mẫu đá vôi vào ống nghiệm có chứa 10ml dung dịch HCl 1M. Cứ sau 30 giây người ta
đo được thể tích khí CO2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn, được kết quả như sau:
Thời gian (giây)
0
30
60
90
120
150
180
210
Thể tích khí CO2 (cm3)
0
30
52
78
80
88
91
91
Phản ứng xảy ra theo phương trình hóa học sau: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
a) Vẽ đồ thị biểu diễn thể tích khí CO 2 thoát ra theo thời gian (2cm trên trục ngang ứng với thời
gian 30 giây, 1cm trên trục đứng ứng với 10cm3 khí CO2).
b) Phản ứng dừng lại ở thời điểm nào? Giải thích tại sao phản ứng dừng lại ở thời điểm đó?
c) Dựa vào đồ thị, kết quả đo ở thời điểm nào được nghi ngờ là sai lầm?
d) Giới thiệu những biện pháp nào để phản ứng xảy ra nhanh hơn?

Câu 3: (3 điểm)
1) Cho x gam Na vào 200ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A có nồng độ 1,25M. Tính
giá trị x, biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
2) Trộn m gam dung dịch Na2SO4 a% với 2m gam dung dịch Na2SO4 b% thu được dung dịch
Na2SO4 c%. Tính c theo a và b.
Câu 4: (2,5 điểm)
Hòa tan a gam Fe trong dung dịch HCl vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m 1 gam
muối A. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam Fe trong một lượng vừa đủ khí clo, được m 2 gam muối B.
Biết m2 – m1 = 3,55. Tính giá trị của a.
Câu 5: (2,5 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Al, Zn trong khí oxi dư, thu được (a + 12,8) gam hỗn
hợp chất rắn Y. Hòa tan hết Y trong một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Tính thể tích dung dịch HCl
cần dùng.
Câu 6: (2 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn một kim loại M trong khí oxi thu được oxit có khối lượng lớn hơn gấp 1,381
lần khối lượng kim loại tham gia phản ứng. Xác định kim loại M.
Câu 7: (2 điểm)
Oxit của hai nguyên tố A, B có dạng lần lượt là AO x và BOy. Phần trăm về khối lượng của A, B
trong các oxit lần lượt là 40% và 27,273%. Xác định công thức của hai oxit.
Câu 8: (2,5 điểm)
Cho 8,064 lít hỗn hợp khí X gồm CO và H 2 tác dụng vừa đủ với 23,2 gam hỗn hợp Y gồm CuO và
Fe2O3, nung nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp hơi Z và m gam chất rắn T. Làm lạnh hỗn hợp Z thì còn
lại 5,6 lít khí. Các thể tích khí đều đo ở đktc.
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính m.
Cho: Na = 23, Fe = 56, H = 1, S = 32, C = 12, O = 16, Cl = 35,5
----------HẾT----------





×