Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

giáo dục giới tính cho học sinh thpt ở thành phố thái nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.41 KB, 81 trang )

phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài nghiờn cu
Lịch sử nhân loại cũng nh lịch sử mỗi dân tộc là một dòng chảy liên tục tiếp
nối nhiều thế hệ. Thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tơng lai của đất nớc. Chính
bởi vậy mà Đảng và nhà nớc ta đã đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục, bồi dỡng
thế hệ trẻ nói chung và thanh niên học sinh nói riêng một cách toàn diện trên tất
cả các mặt : đức, trí, thể, mĩ.
Trong mấy thập niên trở lại đây, bên cạnh việc giáo dục kiến thức văn hoá nói
chung, thì vấn đề giáo dục giới tính cũng đã đợc đa vào giảng dạy trong các nhà
trờng. Việc hớng dẫn thế hệ trẻ phát triển giới tính một cách đúng đắn,chuẩn bị cho
các em sau này làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, hởng hạnh phúc lứa đôi trọn
vẹn và xây dựng tổ ấm gia đình bền vững là trách nhiệm nặng nề và vinh quang
của các lực lợng giáo dục mà trớc hết là các thầy, cô giáo.
Trên thế giới, vấn đề giáo dục giới tính đã đợc tiến hành từ rất sớm. Ngay từ
năm 1921, Thụy Điển đã nghiên cứu vấn đề này và đến năm 1956 thì quyết định
đa nội dung giáo dục giới tính vào dạy phổ cập trong tất cả các loại trờng từ tiểu
học đến trung học.
Việt Nam, việc giáo dục giới tính trớc đây hầu nh bị né tránh và ít đợc chú
trọng nghiên cứu. Tuy nhiên trong hơn 10 năm trở lại đây,giáo dục giới tính cũng
đã đợc tiến hành thực hiện trong các trờng phổ thông. Song vấn đề này vẫn cha
đợc quan tâm đúng mức. Vì thế mà, hiệu quả của nó vẫn cha đợc nh chúng ta
mong muốn. Thực tế cho thấy, số em bị mắc các bệnh lây truyền qua đờng tình
dục, số em nạo phá thai ở lứa tuổi học sinh THPT vẫn còn ở mức đáng lo ngại.
Do vậy, biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hiện tợng này là chúng ta cần phải
đẩy mạnh việc giáo dục giới tính trong các nhà trờng THPT.
Thái Nguyên là một tỉnh lớn ở khu vực miền núi phía Bắc, là một trong những
trung tâm giáo dục hàng đầu của cả nớc. Bên cạnh hệ thống các trờng đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, Thái Nguyên cũng đã xây dựng rất nhiều trờng
THPT, chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã có tới 11 trờng.
Không nằm ngoài thực trạng chung, vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh
THPT ở thành phố Thái Nguyên cũng còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Chính vì thế


mà việc nâng cao chất lợng giáo dục giới tính là một vấn đề rất cấp thiết.
Hiện nay, em đang là sinh viên s phạm theo học chuyên ngành GDCD, đồng
thời cũng là một ngời con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái Nguyên. Do vậy
việc tìm hiểu nghiên cứu thực trạng giáo dục giới tính ở nhà trờng THPT không
1
chỉ giúp ích cho việc giảng dạy của em sau này, mà còn góp phần xây dựng, phát
triển nền văn hoá - xã hội của địa phơng.
Xuất phát từ lí do đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Giáo dục giới tính cho học
sinh THPT ở thành phố Thái Nguyên hiện nay" làm khoá luận tốt nghiệp đại học
chuyên ngành GDCD.
2.Tình hình nghiên cứu
Giáo dục giới tính cho học sinh THPT là vấn đề đợc rất nhiều ngời quan tâm
nghiên cứu, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này dới những góc độ và
phạm vi khác nhau :
- Các đề tài nghiên cứu luận văn cấp tiến sĩ, thạc sĩ :
+ "Một số biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh THPT" - Luận án tiến sĩ
của Trần Thị Minh Ngọc
+ "Những yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận giáo dục giới tính của thanh
niên học sinh" - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Minh
- Một số sách xuất bản có nội dung liên quan đến giáo dục giới tính nh :
+ Đào Xuân Dũng, Giáo dục tính dục, nhà xuất bản Thanh Niên, 1996
+ Đào Xuân Dũng, Giáo dục giới tính vì sự phát triển của trẻ vị thành niên,
nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2002
+ Nguyễn Quang Mai, Giới tính và đời sống gia đình, nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội, 2002
+ Nguyễn Thị Minh, Bàn về giáo dục giới tính, NXB Trẻ, 1998
+ Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Đoan, Giáo dục giới tính, NXB Thanh Niên,
1997
- Ngoài ra, còn có nhiều bài viết trên các báo và tạp chí đề cập đến các khía cạnh
khác nhau của giáo dục giới tính nh: Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Tạp chí Phụ

nữ, Tạp chí Tâm lí học, Tạp chí Tri thức trẻ
Các công trình khoa học nói trên đều đã đề cập đến việc giáo dục giới tính cho
thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Khoá luận tốt nghiệp này sẽ tiếp tục tìm hiểu
về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh THPT trên địa bàn cụ thể, đó là : giáo
dục giới tính cho học sinh THPT ở thành phố Thái Nguyên hiện nay
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.Đối tợng nghiên cứu
- Giáo dục giới tính cho học sinh THPT ở thành phố Thái Nguyên
3.2.Phạm vi nghiên cứu
-Nghiên cứu công tác giáo dục giới tính cho học sinh trong một số trờng
THPT ở thành phố Thái Nguyên hiện nay (Từ năm 2000 đến nay)
2
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.Mục đích nghiên cứu
- Nhận thức đợc tầm quan trọng của giáo dục giới tính trong nhà trờng
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh THPT ở thành
phố Thái Nguyên, nhằm đa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lợng giáo
dục giới tính cho học sinh THPT
4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích tầm quan trọng của giáo dục giới tính đối với học sinh THPT
- Phân tích, đánh giá thực trạng giảng dạy và học tập các tri thức về giới
tính trong học sinh THPT
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lợng giáo dục giới tính cho
học sinh THPT
5. Phơng pháp nghiên cứu
- Phơng pháp lịch sử - lôgic
- Phơng pháp phân tích - tổng hợp
- Phơng pháp điều tra xã hội học
6. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu góp phần

nâng cao chất lợng giáo dục giới tính cho học sinh THPT.
7. Kết cấu của đề tài
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
gồm có 3 chơng 6 tiết.

3
phÇn néi dung
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ GIỚI TÍNH
VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
1.1 Quan niệm về giới tính và giáo dục giới tính
1.1.1. Quan niệm về giới và giới tính
* Quan niệm về giới :
Giới là một khái niệm phức tạp được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác
nhau, nhiều quan điểm khác nhau:
Dưới góc độ sinh học: giới là một tập hợp những đặc điểm sinh lý cơ thể đặc
trưng ở con người (ở động vật, giới ở đây có nghĩa là giống,trong động vật có
giống đực và giống cái). Những đặc điểm sinh lý cơ thể người thường bao gồm
những đặc điểm di truyền, những hệ cơ quan sinh lý cơ thể điển hình và quan
trọng nhất là hệ cơ quan sinh dục. Ở người có hai loại cơ quan sinh dục chính là
hệ cơ quan sinh dục nam và hệ cơ quan sinh dục nữ. Vì vậy loài người có hai
giới: giới nam và giới nữ. Giới theo nghĩa này được hiểu là giới sinh học.
Dưới góc độ xã hội: giới là những đặc điểm mà xã hội tạo nên ở người nam và
người nữ, là quy định của xã hội về người nam và người nữ, là những đặc trưng
xã hội ở nam và nữ. Đây chính là giới xã hội, giới xã hội bao gồm nhiều vấn đề
như: vai trò, vị trí của mỗi giới, đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi giới trong xã
hội…Những vấn đề này thường do xã hội quy định và biến đổi theo từng giai
đoạn lịch sử, từng quốc gia, tuỳ theo truyền thống, phong tục tập quán của mỗi
dân tộc.
Như vậy, tổng quát hơn có thể định nghĩa giới như sau : Giới là một tập
hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh lý cơ bản giống nhau.

Định nghĩa này cho thấy: Giới là một tập hợp người mang những đặc điểm sinh
học cơ bản giống nhau. Những đặc điểm sinh học cơ bản này bao gồm nhiều đặc
điểm sinh lý cơ thể như: hình dáng, cấu tạo các hệ cơ quan sinh lý, nhưng điển
hình là hệ cơ quan sinh dục. Căn cứ vào hệ cơ quan sinh dục, người ta chia loài
người ra làm hai giới: giới nam và giới nữ. Như vậy, giới được hình thành bởi
4
những đặc điểm sinh lý cơ thể. Cũng có thể nói một cách khác, những đặc điểm
sinh lý cơ thể là căn cứ để xác định giới, là cơ sở để hình thành giới.Tuy loài
người chủ yếu có hai giới là giới nam và giới nữ, nhưng trong thực tế vẫn còn
một số ít người không thuộc hai giới trên, người ta thường gọi là giới thứ ba.
Giới này xuất hiện do nguyên nhân chủ yếu là hệ cơ quan sinh dục không được
bình thường về mặt cấu tạo hoặc chức năng, dẫn tới việc phát triển tâm lý, sinh
lý cơ thể không bình thường. Nhiều người cho rằng đây là những người có sự
lệch lạc trong sự hình thành và phát triển của hệ cơ quan sinh dục. Bên cạnh đó,
giới còn là một tập hợp người trong xã hội. Vì vậy, giới mang những đặc điểm
về nhóm người, về xã hội loài người.Với ý nghĩa này, giới có thể được dùng để
chỉ các tập hợp người như: giới tri thức, giới sinh viên, giới bình dân…
Tuy nhiên, theo góc độ của tâm lý học giới tính, giới được hiểu như là một tập
hợp người có chung những đặc điểm sinh lý điển hình. Mỗi một tập hợp người
đó bị chi phối và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội một cách khác nhau, tạo
nên những giá trị xã hội khác nhau. Từ đó, hình thành những đặc tính riêng của
từng giới và dần dần hình thành những đặc điểm xã hội đặc trưng cho mỗi người
(về chức năng, vai trò xã hội, nghĩa vụ, quyền hạn…). Trong trường hợp này giới
được quy định bởi những đặc điểm xã hội. Nói cách khác, giới mang tính xã hội.
Như vậy, giới bao gồm hai loại thuộc tính: thuộc tính sinh lý cơ thể và
thuộc tính xã hội.
Xét về mặt sinh lý cơ thể, giới là những đặc điểm bẩm sinh, có tính di
truyền. Yếu tố quan trọng và điển hình của giới ở đây là hệ cơ quan sinh dục.
Dưới ảnh hưởng chủ yếu bởi hoạt động của hệ cơ quan sinh dục, cơ thể con
người còn có nhiều biến đổi khác tạo nên những đặc trưng của giới về hệ xương,

hệ cơ, chiều cao, cân nặng, tỉ lệ giữa cơ và mỡ, hình dáng đặc trưng của cơ thể
nam và cơ thể nữ, sức lực của từng giới và về nhiều đặc điểm sinh lý cơ thể
khác. Do cấu tạo sinh lý cơ thể khác nhau, ở mỗi giới có những chức năng sinh
lý khác nhau như: giới nữ có khả năng thụ thai, sinh nở, có hiện tượng kinh
5
nguyệt…còn giới nam không có những chức năng trên, nhưng thường cao lớn
khoẻ mạnh hơn, có khả năng sản xuất ra tinh trùng…
Xét về mặt xã hội, giới là những đặc điểm do xã hội tạo ra, do những quy
định, luật lệ, đòi hỏi của xã hội đối với con người là nam hay nữ. Ban đầu dưới
ảnh hưởng của những đặc tính về sinh lý cơ thể như: chiều cao, tầm vóc to lớn
của cơ thể, sức mạnh…người nam và người nữ được phân công những công
việc, những vai trò khác nhau trong đời sống xã hội: nam cần đảm nhiệm những
công việc nặng nhọc, khó khăn, nguy hiểm, còn nữ thường được phân công
những công việc đòi hỏi tính kiên trì, sự khéo léo, tính mềm mại. Dần dần mỗi
người, mỗi giới tạo nên những đặc tính về mặt xã hội như vai trò trong gia đình,
địa vị trong xã hội hoặc những yếu tố về mặt tâm lý như: nhu cầu về sự thành
đạt, nhu cầu về đời sống tình cảm…Những yếu tố trên chịu sự tác động của xã
hội, của lịch sử, tạo nên những đặc điểm, chức năng, vai trò xã hội khác nhau.
Giới được thể hiện ở vai trò, chức năng, nghĩa vụ xã hội. Giới là tập hợp người
có vai trò, chức năng xã hội nhất định.
Tóm lại, giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh lý
cơ bản giống nhau.
* Quan niệm về giới tính :
Giới tính của con người trước hết là do các tế bào sinh sản quyết định.
Trong tế bào sinh sản của nam có chứa tinh trùng mang cặp nhiễm sắc thể XY.
Trong tế bào sinh sản của nữ mang nhiễm sắc thể XX. Đứa trẻ sinh ra sẽ là nữ
nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thụ tinh với trứng cũng mang nhiễm sắc
thể X và là nam nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y. Các nhiễm sắc thể mang
tính trạng nam và nữ cho thai nhi có cấu tạo đặc trưng của cơ thể nam hoặc cơ
thể nữ trong quá trình phát triển của trẻ. Do cấu tạo khác nhau nên hoạt động

sinh lý của mỗi giới cũng có những điểm khác nhau. Như vậy giới tính của con
người được quy định ngay khi có sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Việc sinh
con trai hay con gái phụ thuộc vào cả hai vợ chồng, phụ thuộc vào đặc điểm tâm
lý, chế độ ăn uống…Những đặc điểm về giải phẫu, sinh lý của cơ thể là tiền đề
vật chất tạo nên sự khác biệt giới tính. Đây chính là nguồn gốc sinh học của
6
giới tính. Nguồn gốc sinh học này là tiền đề cơ sở, là những đặc điểm bẩm sinh
di truyền, là cái mà tạo hoá ban cho những đặc tính và khả năng riêng biệt để ta
phân biệt được trai hay gái.
Bên cạnh đó, giới tính còn có nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc này được biểu
hiện trong tiến trình lịch sử, nó quy định tính nam và tính nữ của mỗi người. Nó
không thể hình thành một cách tự nhiên mà còn chịu nhiều tác động của yếu tố
khách quan như: gia đình, nhà trường, xã hội. Mỗi xã hội có sự phân công lao
động riêng, có quan niệm với giới theo những chuẩn mực đạo đức và văn hoá
nhất định.
Như vậy, giới tính có hai nguồn gốc: nguồn gốc sinh học và nguồn gốc xã
hội. Hai nguồn gốc này tạo ra những đặc điểm chủ yếu của giới tính. Vậy giới
tính là gì ?
Giới tính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và thường bị sử
dụng lẫn lộn với nhiều thuật ngữ khác nhau như: giới, tính dục, tình dục, sinh
dục…Nhiều người thường quan niệm giới tính đồng nghĩa với tình dục hoặc tính
dục. Đó là quan niệm chưa thực sự đầy đủ, chỉ hiểu một cách đơn giản hoặc hiểu
về một mặt nào đó của giới tính
Giới tính cần được hiểu một cách toàn diện hơn: trước hết theo từ ngữ giới tính
có thể được hiểu là những đặc điểm của giới. Những đặc điểm này có thể rất
phong phú và đa dạng. Vì giới vừa bao gồm những thuộc tính về sinh học và
những thuộc tính về tâm lý xã hội, nên giới tính cũng bao gồm những đặc điểm
về sinh lý cơ thể và tâm lý xã hội.
Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc trưng của giới, giúp cho
chúng ta phân biệt giới này với giới kia. Những đặc điểm giới tính cũng có thể là

những đặc điểm sinh lý cơ thể như: cấu trúc và chức năng của các bộ phận cơ
thể, đặc biệt là hệ cơ quan sinh dục của con người, sự phát triển của chúng,
những chức năng đặc biệt của hệ cơ quan sinh dục như: kinh nguyệt, sinh nở, sự
vỡ giọng, mọc râu…những trạng thái bệnh lý của các bộ phận sinh lý cơ thể ở
nam và ở nữ. Những đặc điểm giới tính còn có thể là những đặc điểm về tâm lý,
7
tính cách như : sự dịu dàng hiền hậu, sự kín đáo, tính cương trực thẳng thắn, tính
mạnh mẽ…Những đặc điểm trên thường mang đặc trưng của từng giới và tạo
nên sự khác biệt giữa hai giới. Giới tính là những yếu tố xác định sự khác biệt
giữa giới này với giới kia. Do đó có thể định nghĩa giới tính là toàn bộ những
đặc điểm ở con người, tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ.
Trong đời sống con người, hai giới không thể tồn tại độc lập mà luôn luôn
tác động đến nhau, có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Sự quan hệ qua lại
này bị chi phối bởi nhiều đặc điểm về sinh lý, tâm lý ở mỗi con người, bởi
những đặc điểm về văn hoá, chính trị, phong tục tập quán của xã hội, trong đó
có các đặc trưng của mỗi giới. Từ đó lại hình thành nên nhiều yếu tố mới, hiện
tượng mới trong đời sống giới tính như: sự giao tiếp giữa hai giới, quan hệ bạn
khác giới, quan hệ tình yêu hôn nhân…
Tóm lại, khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ, toàn diện
về nhiều mặt sinh lý và tâm lý cá nhân và xã hội, hôn nhân và gia đình, tình yêu và
tình bạn, sự giao tiếp nam nữ…Như vậy, có thể nói giới tính là tổng thể những đặc
điểm tâm lý, hành vi của từng giới, là tổng thể những biểu hiện mà ta quan sát
được, nó chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của môi trường sống, hoàn cảnh xã hội, nền
văn hoá, nó không bất biến mà thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của xã
hội. Mỗi thời đại, mỗi xã hội có những chuẩn mực riêng về giới tính, đòi hỏi mỗi
giới phải có những phẩm chất nhất định về hành vi ứng xử, đạo đức.
Về mối quan hệ giữa giới và giới tính: giới và giới tính có mối quan hệ rất
chặt chẽ, phức tạp. Giới là cơ sở để tạo nên giới tính. Những đặc điểm sinh học
của giới xác định giới tính về mặt sinh học đồng thời cũng là những biểu hiện
của giới tính về mặt sinh học. Ở góc độ này, giới là một bộ phận của giới tính,

đồng thời giới chi phối và quyết định giới tính. Những đặc điểm xã hội cũng góp
phần hình thành những đặc điểm xã hội của giới tính. Chúng cũng chi phối và
quyết định sự hình thành giới tính.
Ngược lại giới tính cũng phải phù hợp với giới và bị xã hội đánh giá theo
giới. Giới tính cũng góp phần khắc hoạ rõ nét thêm về giới. Ở một mức độ nào
đó, giới tính cũng chính là giới hoặc giới tính là một thành phần của giới.
8
Khi nói đến giới, người ta hiểu giới tính là một đặc điểm của giới, giới
tính là một bộ phận của giới, là yếu tố tạo nên khái niệm giới, là cơ sở để phân
định rõ hơn vai trò, chức năng, vị trí của giới.
Khi nói đến giới tính, giới lại được hiểu như là một đặc điểm của giới
tính,chẳng hạn là những đặc điểm giới tính về mặt cấu trúc sinh lý cơ thể.
1.1.2. Quan niệm về giáo dục giới tính
GDGT là một khái niệm phức tạp, có nhiều quan niệm, nhiều ý kiến khác
nhau về vấn đề này :
Theo Từ điển Văn hoá giáo dục Việt Nam : "GDGT là nội dung cần thiết
trong giáo dục gia đình và nhà trường, nhằm củng cố những hiểu biết về giới
tính cho trẻ em và thanh thiếu niên được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ,
đạo đức, thẩm mĩ trong lĩnh vực giới tính. Nắm vững kiến thức cơ bản của sự
khác biệt về giới tính, đặc điểm tâm sinh lý, hành vi khác nhau giữa nam với nữ
từ tuổi mẫu giáo đến tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành, giúp các em có thái độ và
hành vi đúng đắn về bạn khác giới, có quan hệ tình bạn chân thành trong sáng,
quan hệ tình yêu lành mạnh, có sự chuẩn bị về thể chất tâm lý cho việc xây dựng
cuộc sống gia đình hạnh phúc".[7, 122]
Theo Từ điển Tâm lý học : “GDGT là chương trình được tổ chức để giáo
dục các vấn đề về sinh sản, giải phẫu giới tính, quan hệ tình dục và một số khía
cạnh khác của hành vi giới tính của con người. Giáo dục về sự sinh sản, mô tả
quá trình hình thành con người, bao gồm các giai đoạn: Thụ thai, phát triển thai
nhi, sự sinh ra một đứa trẻ. Giáo dục về sự sinh sản thường bao gồm các chủ đề
như: Bệnh lây truyền qua đường tình dục và cách phòng tránh như thế nào, các

phương pháp tránh thai.” [4, 109].
Theo cuốn Giáo dục giới tính của Nguyễn Văn Lê và Nguyễn Thị Đoan:
“GDGT là giáo dục chức năng làm một con người có giới tính. Điều quan trọng là
đề cập vấn đề giới tính một cách công khai và đầy đủ trong lớp học, từ nhà trẻ đến đại
học, giúp cho học sinh cảm thấy an toàn và tự do trong việc biểu lộ các cảm xúc liên
quan đến đời sống giới tính.” [5,16].
9
Định nghĩa này nêu bật được bản chất của công tác GDGT. Đó là sự định
hướng cho thế hệ trẻ cách sống đúng đắn cửa con người có giới tính.Việc giúp
cho thế hệ trẻ " làm một con người có giới tính " là điều hết sức cần thiết trong
cuộc sống. Nhiều người không nhận thức được việc thiếu nữ tính của phụ nữ
hoặc nam tính của đàn ông là một tai hại. Tai hại vì khi mất đi cái "tôi" thì đồng
thời hệ thống quan hệ với người khác giới cũng bị phá vỡ. Tuy nhiên, cần phải
hiểu rằng "tính nam" và "tính nữ " ở đây không thể hình thành một cách tự nhiên
mà phải trải qua quá trình được giáo dục, được rèn luyện, trải nghiệm mới có.
Ngay chức năng mà tạo hoá đã ban cho người đàn ông là truyền giống và người
đàn bà là sinh đẻ cũng cần được giải thích, làm sáng tỏ cơ sở khoa học của sự
diễn biến có tính quy luật của hành vi tình dục nhằm mang lại sự “an toàn và tự
do“ cho con người. Con người chỉ cảm thấy tự do khi đã nắm vững được cái tất
yếu, nắm vững những quy luật phát triển tâm, sinh lý người. Định nghĩa này còn
đề cập đến vai trò của các cơ quan giáo dục, đặc biệt là của trường học, nơi có
đầy đủ các điều kiện thuận lợi để truyền thụ cho các thế hệ những kiến thức về
giới tính một cách toàn diện, có hệ thống đảm bảo giáo dục và phát triển nhân
nhân cách một cách toàn diện.
Theo Giáo sư Trần Trọng Thuỷ : "GDGT là hình thành có tiêu chuẩn đạo
đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín của đời sống con người hình
thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, thanh nam
và thanh nữ, giáo dục những sự “ kiềm chế có đạo đức “, sự thuần khiết và tươi
mát về đạo đức trong tình cảm của các em. Như vậy, GDGT có phạm vi rất rộng
lớn, tác động toàn diện đến tâm lý, đạo đức con người, nó chỉ có thể thực hiện

thông qua giáo dục nói chung, không thể tách rời nó ra khỏi hệ thống chung này
như một cái gì độc lập, riêng lẻ, tách rời mà không phụ thuộc ". [17, 5].
Như vậy, GDGT hướng tập trung vào khía cạnh giới tính của cá nhân,
giúp cho thế hệ trẻ có thái độ, có hiểu biết và suy nghĩ đúng đắn lành mạnh về
giới tính. Giúp cho thế hệ trẻ hiểu biết về “ tính nam “, “ tính nữ “, từ đó họ có
những hành vi xử phù hợp với giới tính của mình, đồng thời giúp họ hiểu biết và
10
quý trọng cuộc sống hơn, hiểu về sự sinh ra và phát triển của một con người.
Điều này nói lên bản chất và mục đích cuối cùng của GDGT là: xây dựng lối
sống lành mạnh trong quan hệ giới tính và tình dục. Nghĩa là GDGT Không chỉ
nhằm vào các mối quan hệ hiện có của các em ở lứa tuổi học sinh mà còn phải
hướng tới các mối quan hệ lành mạnh mà các em cần phải tạo lập sau này. Mặt
khác, giúp các em góp phần tham gia đấu tranh chống lối sống buông thả xây
dựng quan hệ lành mạnh trong gia đình và ngoài xã hội. Giúp các em biết tận
dụng và phát huy năng lực giới của mình trong cuộc sống.
Tóm lại, GDGT là một bộ phận quan trọng của giáo dục nhân cách cân
đối toàn diện. GDGT nhằm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những hiểu biết giới tính
cần thiết, hình thành cho họ những phẩm chất giới tính của giới mình, giới thiệu
cho họ thái độ và kĩ năng giao tiếp ứng xử lịch sự văn minh trong quan hệ với
người khác giới ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, rèn luyện cho họ ý chí làm
chủ bản năng, làm chủ quá trình sinh sản nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng cuộc sống của bản thân, của gia đình và của cộng đồng xã hội.
1.2. Tầm quan trọng của giáo dục giới tính
1.2.1. Tầm quan trọng của giáo dục giới tính đối với xã hội
Tình yêu, hôn nhân, gia đình là quy luật tất yếu của xã hội loài người.
Thực chất đây chính là mối quan hệ giữa hai giới.
Tình yêu là một dạng quan hệ tình cảm đặc biệt giữa hai người khác giới.
Đó là một tình cảm cao cấp được nảy sinh trên cơ sở sự gắn bó mật thiết, sự cảm
thông sâu sắc, sự yêu thương đằm thắm và sự rung cảm mạnh mẽ giữa hai
người. Một tình yêu chân chính sẽ dẫn đến việc xây dựng gia đình hạnh phúc.

Có thể nói, chính do giới tính tác động hai người khác giới mới có nhu cầu kết
hôn với nhau. Nhờ những đặc điểm tính dục và tâm lý tính dục mới có quan hệ
yêu đương, quan hệ vợ chồng, có sự sinh con, có quan hệ cha con, mẹ con, có
đời sống gia đình…Bởi vậy, cần phải xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc.
Mỗi một thời đại lịch sử trong sự phát triển của loài người đều đề ra một
kiểu quan hệ giới tính giữa nam và nữ. Vì những quan hệ này đều mang tính
11
chất xã hội, đều được gắn với tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo…nhất định.
Cho nên văn hoá giới tính cũng như văn hóa nhân cách của con người nói chung
không phải được hình thành ngay cùng một lúc. Nó phải được giáo dục bồi
dưỡng. Chính thứ văn hoá đó lại tạo ra những tiền đề của cuộc sống gia đình
vững chắc. Nam và nữ thanh niên càng được chuẩn bị để bước vào cuộc sống,
độc lập tốt bao nhiêu họ càng hiểu biết sâu sắc mọi vấn đề liên quan đến các
chức năng của gia đình bao nhiêu, thì hôn nhân càng ổn định, bền chặt bấy
nhiêu, mà gia đình càng yên ấm thì xã hội sẽ càng ổn định, đi lên.
Nhưng thật đáng tiếc là từ lâu và trong một thời gian dài người ta đã có
quan niệm không đúng rằng trong các vấn đề quan hệ thầm kín giữa đàn ông và
đàn bà thì người ta tự đến với nhau, đó là điều tự nhiên và dường như tự động.
Việc bàn luận rộng rãi và toàn diện vấn đề đó cũng như việc tuyên truyền tri
thức - ngay cả những tri thức khoa học - về nó cũng đều là vô đạo đức, là tục
tĩu và chỉ làm nảy sinh sự quan tâm không lành mạnh đến các vấn đề quan hệ
qua lại giữa nam và nữ, làm cho đạo đức suy đồi.
Ngày nay, ngày càng có ít người sợ rằng việc giáo dục và giảng dạy về
giới tính sẽ như " đổ dầu vào lửa " làm kích thích thêm tính dục ở trẻ. Trái lại, người
ta ngày càng quan tâm đến việc GDGT, ngày càng muốn cung cấp cho trẻ em
những hiểu biết đúng đắn, cần thiết về giới tính. Bởi vì thực tế đã cho thấy: sự
thiếu hiểu biết về giới tính cũng giống như sự thiếu hiểu biết về các vấn đề khác,
đều nguy hiểm và gây tổn hại cho sức khoẻ, tâm lý và đạo đức của con người.
Những quan hệ giới tính của con người là lĩnh vực thầm kín nhất của các
mối quan hệ qua lại giữa người với người. Đó là cái nền tảng sinh học mà giáo

dục được xây dựng trên đó. Cũng như mọi lĩnh vực giáo dục khác, GDGT phải
được tiến hành ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời con người (tất nhiên ở
mỗi lứa tuổi phải có nội dung và hình thức thích hợp), nhưng ở lứa tuổi thiếu niên
và đầu thanh niên là rất quan trọng, vì các em đã bước sang thời kỳ phát triển nhất.
Rõ ràng là nếu nam, nữ, thanh thiếu niên biết trước về những biến đổi thể
xác và tinh thần mà các em đang chờ đợi và không lo lắng, hồi hộp về chúng thì
12
điều đó sẽ giúp các em khỏi bị căng thẳng, sợ hãi, tâm lý chưa ổn định của các
em khỏi bị chấn thương.
GDGT không chỉ cần thiết cho bản thân thanh thiếu niên mà còn có ý
nghĩa to lớn đối với toàn xã hội. Mục đích của chúng ta hiện nay là đào tạo con
người mới phát triển toàn diện. Đó chính là con người có nhân cách phát triển về
mọi mặt: đạo đức, trí tuệ, có khả năng góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, phát
triển. Nhưng chính những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách và sự đóng góp hiệu
quả của con người với xã hội lại phụ thuộc vào đời sống giới tính của họ. Nhiều
phẩm chất nhân cách quan hệ mật thiết với giới tính, hoặc cũng chính là những
đặc điểm giới tính và ngược lại. Chính việc thiếu hiểu biết kiến thức về giới tính,
về đời sống tính dục, về hôn nhân gia đình làm cho con người dễ mắc vào vòng
tội lỗi, làm cho cuộc sống gia đình của họ không hạnh phúc và do đó hạn chế khả
năng đóng góp vào việc xây dựng và phát triển xã hội. Do đó có thể nói GDGT
góp phần quan trọng làm nhân cách phát triển toàn diện, làm con người có điều
kiện xây dựng xã hội tốt đẹp lành mạnh, làm cho cuộc sống của con người có văn
hoá, biết làm chủ những hành vi và khát vọng của mình trong quan hệ với người
khác giới. Làm cho con người biết tôn trọng người khác, tôn trọng bạn khác giới,
tôn trọng phụ nữ và từ đó biết tôn trọng chính bản thân mình. GDGT làm cho con
người biết xử sự đúng mực với mọi người, có hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong
phù hợp với giới của mình theo các chuẩn mực đạo đức, văn hoá xã hội.
Ngày nay, tình trạng gia tăng dân số quá mức đang là mối quan tâm, e
ngại của nhiều nước. Nạn "bùng nổ dân số" này nhiều khi lại là do sự thiếu hiểu
biết nhiều vấn đề của giới tính như: sự sinh đẻ, việc kết hôn sớm…hoặc do

những quan niệm sai lầm về đời sống giới tính, đời sống gia đình như: đẻ nhiều
con vì muốn có cả con trai, con gái, vì cho rằng đẻ càng nhiều càng tốt, lấy vợ
sớm để có cháu cho bà bế…
Việc trang bị những tri thức về giới tính sẽ giúp cho con người làm chủ
được "vấn đề sinh đẻ ", biết cách hạn chế sinh đẻ, nhất là những tri thức và quan
niệm chung về vấn đề dân số. Nhờ đó họ sẽ tự giác tham gia vào công cuộc
"chiến đấu, chống lại nạn bùng nổ dân số ", họ sẽ tự giác góp phần vào việc làm
13
giảm bớt "sự phát triển đáng sợ của dân số". Nhờ có GDGT công tác dân số mới
đạt hiệu quả cao. Vì thế, GDGT gắn liền với giáo dục dân số, trở thành một bộ
phận hữu cơ của giáo dục dân số.
Bên cạnh đó, GDGT còn góp phần nâng cao chất lượng đời sống gia đình,
làm cho các gia đình hạnh phúc hơn, êm ấm hơn. Do đó, GDGT làm nâng cao đời
sống văn hoá xã hội. Nó còn tác tác động nhiều mặt khác: đời sống kinh tế, trật tự
an ninh, đạo đức xã hội, thuần phong mĩ tục… Những lĩnh vực xã hội đó chịu ảnh
hưởng nhiều của cuộc sống con người về mặt giới tính. Chỉ khi có đời sống hạnh
phúc, mỗi người và mỗi gia đình mới có thể đóng góp tốt nhất cho xã hội.
Tóm lại, có thể nói GDGT góp phần giữ gìn và nâng cao sức khoẻ thể
chất và tinh thần của mỗi công dân. Xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh lành
mạnh, bình đẳng nam, nữ, cư xử lịch sự với người khác giới và với mọi người
trong xã hội, giúp cho con người có tình yêu hạnh phúc, gia đình bền vững và
phát triển, làm tròn nhiệm vụ sinh con và giáo dục chúng trở thành những thành
viên xứng đáng của xã hội. Đồng thời tạo ra bầu không khí xã hội thuận lợi nhờ
mỗi công dân đều biết các đặc điểm giới tính đặc thù của những người khác giới
và tôn trọng những đặc điểm đó trong quá trình hoạt động chung. Như vậy, việc
GDGT vừa có lợi cho từng người, vừa có lợi chung cho mọi người, cho xã hội.
Nó góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, tốt đẹp.
1.2.2 Tầm quan trọng của giáo dục giới tính đối với học sinh THPT
Một vấn đề quan trọng đặt ra là nên GDGT cho con người vào thời điểm
nào ? Một số quan niệm cho rằng, chỉ nên GDGT cho các em khi đã trưởng

thành. Một số khác lại đòi hỏi phải GDGT cho con người khi bước vào lứa tuổi
dậy thì. Tuy nhiên, ngày nay nhiều nhà khoa học đều thống nhất rằng GDGT
cho con người càng sớm càng tốt.
Giới tính xuất hiện từ rất sớm ở con người, bởi vậy để con người phát triển
toàn diện và tốt đẹp cũng cần GDGT từ rất sớm. Song đối với tuổi dậy thì GDGT
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là lứa tuổi có nhiều biến động to lớn trong đời
sống tâm lý cơ thể, lứa tuổi diễn ra quá trình chín muồi tính dục. GDGT trong
14
thời kỳ này có tác dụng rất to lớn trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong phạm vi đề
tài này chúng ta chỉ đề cập đến vai trò của GDGT đối với học sinh THPT.
Học sinh THPT bao gồm các em có độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi. Đó là
những học sinh đang theo học từ lớp 10 đến lớp 12 ở các trường THPT. Lứa tuổi
này có vị trí đặc biệt trong các thời kỳ phát triển của con người. Người ta còn
gọi lứa tuổi này là tuổi thanh niên mới lớn. Tuổi thanh niên mới lớn là thời kỳ
đặc biệt quan trọng trong cuộc đời. Là thời kỳ kết thúc cả một quá trình phát
triển lâu dài của các lứa tuổi từ 0 đến 18 tuổi. Là thời kỳ kết thúc một quá trình
trưởng thành và phát triển lâu dài của trẻ về sinh lý và tâm lý. Là thời kỳ năng
lực trí tuệ, nhân sinh quan, thế giới quan, lý tưởng và toàn bộ nhân cách của con
người đang phát triển và biến đổi về chất. Sự hoàn thiện đó đã tạo điều kiện
thuận lợi cho thanh niên tham gia vào cuộc sống tự lập sau khi rời ghế nhà
trường. Ở độ tuổi này hầu hết thanh niên học sinh đã phát triển hoàn thiện về
mọi mặt, cả về thể chất và tâm lý. Có thể nói, nhân cách của các em đã được
định hình về cơ bản. Những phẩm chất tốt đẹp và tài năng của các em đang độ
nảy nở và đầy hứa hẹn. Đó chính là hành trang, là sức mạnh tạo cho các em
niềm tin và tâm thế sẵn sàng bước vào cuộc sống tự lập.
Theo quy luật phát triển cơ thể con người, khi các em bước vào lứa tuổi
học sinh THPT cũng chính là lúc các em bước vào giai đoạn chín muồi giới tính
(từ độ tuổi 14, 15 đối với nữ;16, 17 đối với nam). Bởi vậy, GDGT có vai trò rất
quan trọng đối với lứa tuổi này nó đáp ứng những quy luật phát triển về tâm lý,
sinh lý cơ thể, đặc biệt là sự phát triển về đời sống tính dục và sự trưởng thành

nhân cách của thanh thiếu niên trong xã hội.
Do đặc điểm phát triển sinh lý cơ thể, tự các em sẽ tìm đến những vấn đề
về giới tính. Mặt khác, chính bản thân những tác động của đời sống xã hội cũng
ảnh hưởng tới việc quan tâm đến các vấn đề tính dục, tình yêu, hôn nhân, của
các em. Trong cuộc sống xã hội, con người luôn phải giao tiếp xã hội, luôn tiếp
xúc với mọi người và tiếp xúc với các vấm đề xã hội. Chính sự tiếp xúc này tạo
nên những nhận thức nhất định, đầu tiên của con người về các vấn đề của đời
15
sống giới tính như: giao tiếp với bạn khác giới, nhận thức về tình yêu và những
cử chỉ yêu thương…Đến một độ tuổi nhất định, không phải do bản thân các em
mà chính là mọi người trong xã hội: bạn bè, người lớn, đặc biệt là những người
thân trong gia đình cũng luôn nhắc nhở gợi ý, thậm chí yêu cầu các em hướng
đến những vấn đề trong quan hệ giới tính như: xây dựng tình yêu, kết hôn…
Những hiểu biết, những ảnh hưởng mạnh mẽ các sinh hoạt yêu đương,
của đời sống giới tính trong xã hội, kết hợp với những rung cảm giới tính, những
biến đổi giới tính trong cơ thể, trong tình cảm dần dần hình thành ở thanh niên
học sinh một dạng kiến thức mới dù chưa được học tập trong nhà trường hay
trong gia đình.
Như vậy, sự quan tâm đến các vấn đề giới tính, thậm chí việc nảy sinh
những hành vi giới tính, yêu đương là tất yếu, có quy luật. Nó nảy sinh do chính
đời sống sinh lý cơ thể và đời sống xã hội của các em. Nếu không được hướng
dẫn về vấn đề này, các em sẽ gặp phải những khó khăn và chính xã hội và người
lớn cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi những khó khăn đó. Bên cạnh đó, việc che giấu
né tránh của người lớn đối với các vấn đề giới tính nhiều khi chỉ gây nên tính tò
mò, kích thích sự tìm hiểu có thể gây ra những hậu quả bất lợi.
Do đó, GDGT giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với lứa tuổi học
sinh THPT. Nó trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học, thái độ và quan
niệm đúng đắn về những hiện tượng của đời sống giới tính, sinh lý tính dục, về
cấu trúc và chức năng các hệ cơ quan của cơ thể nhất là hệ cơ quan sinh dục, về
cách cư xử đúng đắn, phù hợp trong các mối quan hệ với mọi người, với người

khác giới, về những vấn đề đạo đức giới tính, thẩm mĩ giới tính, tình yêu, hôn
nhân và đời sống gia đình…Từ đó, giúp các em phát triển nhân cách, thích ứng
hơn với đời sống xã hội.
Ngày nay do nhiều nguyên nhân tâm lý và xã hội như: sự đô thị hoá, cuộc
cách mạng khoa học kĩ thuật, sự xuất hiện nhiều phương tiện tránh thai hiệu
quả… càng ngày càng có nhiều biểu hiện phức tạp trong đời sống xã hội về giới
tính: Theo các nhà khoa học, trong năm mươi năm vừa qua cứ mười năm tuổi
16
dậy thì của các em gái lại sớm hơn bốn tháng. Hiện tượng này diễn ra ở hầu hết
các nước trong đó có nước ta. Theo số liệu hằng số sinh lý Việt Nam: hiện nay
tuổi dậy thì của các em gái ở thành phố là: 13,10 +_ 1,2; ở nông thôn là: 14,5 +_
1, 3. Sự dậy thì sớm có thể dẫn tới quan hệ tình dục sớm, quan hệ yêu đương
sớm. Các công trình nghiên cứu hiện nay cho thấy, lứa tuổi các em có quan hệ
tình dục là khá sớm: nhiều em 16, 15 tuổi thậm chí 13, 14 tuổi đã có quan hệ
tình dục. Quan hệ tình dục sớm dẫn tới tình trạng có thai ngoài ý muốn và những
hậu quả tai hại của nó là khó tránh khỏi. Những hiện tượng nạo phá thai, có thai
tuổi vị thành niên, việc sinh con của các bà mẹ quá trẻ 13, 14, 15 tuổi…việc kết
hôn sớm xảy ra rất nhiều, kéo theo nhiều tác hại khác cho bản thân các em, cho
gia đình, cho xã hội như: tình trạng bệnh tật, đẻ con dị dạng, sức khoẻ của người
mẹ và đứa con yếu kém nghiêm trọng.
Mặt khác, các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng phát triển rất phức tạp.
Các tệ nạn mại dâm, ma tuý, sự biến tướng trong hoạt động của các vũ trường,
việc sử dụng thuốc lắc, nếp sống ăn chơi, trác táng, đồi trụy… đã gây ảnh hưởng
xấu về nhiều mặt cho con người, đặc biệt cho thanh niên học sinh, nó làm cho
các em dễ bị suy thoái về đạo đức, bệnh hoạn trong lối sống, suy sụp về sức
khoẻ, sa sút về học tập…có em bị nhiễm HIV, nghiện xì ke ma tuý, có em bị dụ
dỗ vào con đường ăn chơi trụy lạc, mại dâm…
Việc GDGT sẽ giúp cho các em có bản lĩnh vững vàng bước vào đời sống
xã hội, biết bảo vệ giữ gìn sức khoẻ cho bạn và cho chính mình, có khả năng
chống chọi lại những cạm bẫy, quyến rũ của lối sống ăn chơi, đồi trụy, biết phê

phán, bác bỏ những quan điểm không đúng về tình yêu, tình dục, quan hệ tình
dục quá sớm hoặc buông xuôi, cả nể, dẫn tới quan hệ tình dục bừa bãi, yêu nhau,
bỏ nhau quá dễ dàng. Đồng thời GDGT còn giúp các em biết trân trọng và bảo
vệ những giá trị cao cả và thiêng liêng của tình bạn thân thiết gắn bó, của tình
yêu sâu nặng thuỷ chung, biết được cái hay cái đẹp của lối sống văn minh.
Tóm lại, GDGT được thực hiện một cách đúng đắn sẽ mang lại cho thế hệ
tương lai những quan niệm mới về thang bậc giá trị của tình yêu, hôn nhân, gia
17
đình…tạo điều kiện cho sự phát triển hài hoà ở thế hệ trẻ, cho sự hình thành đầy
đủ giá trị của chức năng sinh dục và khả năng làm chủ sinh sản, cho việc nâng
cao những kiến thức về tình dục học, cho việc phát triển phẩm chất đạo đức
trong nam nữ, góp phần củng cố hôn nhân và gia đình, nâng cao chất lượng cuộc
sống của cá nhân, của gia đình và của cộng đồng xã hội.
Kết luận chương 1:
GDGT là một bộ phận quan trọng của giáo dục nhân cách, góp phần giúp
cho con người phát triển cân đối toàn diện. GDGT nhằm hình thành cho thế hệ
trẻ những phẩm chất của giới tính giúp cho các em biết cư xử đúng đắn, có thái
độ, có thói quen giao tiếp lịch sự trong quan hệ với người khác giới, chuẩn bị
kiến thức kĩ năng cho các em bước vào cuộc sống xã hội, cuộc sống vật chất và
biết tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc trong tương lai.
Đối với học sinh THPT, GDGT có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó
giúp cho học sinh tự khám phá bản thân, giúp học sinh nhận thức được vai trò,
chức năng của từng giới, trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh có được thái độ và
hành vi đúng mực phù hợp với giới tính của mình.
18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH THPT Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và hệ thống các trường
THPT ở thành phố Thái Nguyên hiện nay
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi và trung du phía Bắc,

nằn giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng núi rừng việt Bắc, ở toạ
độ 21°20’ Bắc - 22°03’ Bắc và 105° Đông – 106°16’ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh
Bắc Kạn, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía
Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và phía Đông
Nam giáp tỉnh Bắc Giang.
Tỉnh có diện tích 3562,82 km² và dân số tại thời điểm năm 2009 là
1124786 người với mật độ dân số trung bình là 306 người/km². Tỉnh Thái
Nguyên bao gồm 9 đơn vị hành chính trong đó có một thành phố (thành phố
Thái Nguyên), một thị xã (thị xã Sông Công) và bảy huyện: Phú Bình, Phổ Yên, Đại
Từ, Đồng Hỷ, Định Hoá, Phú Lương, Võ Nhai với 180 xã, phường, thị trấn (theo
quyết định 42/UB-QĐ ngày 23/5/1997 của Bộ trưởng Uỷ ban dân tộc miền núi).
Trong 9 đơn vị hành chính ấy, thành phố Thái Nguyên được coi là trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của toàn tỉnh với 25 phường, xã và nằm
trong toạ độ 21°29’ Bắc – 21°38’ Bắc và 105°43’ Đông – 105°55’ Đông. Phía
Bắc giáp huyện Phú Lương, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Đông giáp huyện
Đồng Hỷ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên. Đây là một vị trí không chỉ thuận lợi
cho phát triển kinh tế mà còn "Trọng yếu về an ninh chính trị quốc phòng của
quân khu I".[15, 35]
Thành phố có diện tích là 185,705 km² chiếm khoảng 4,82% diện tích của
toàn tỉnh. Trong đó, diện tích đất tự nhiên là: 17.707,52 ha, đất nông nghiệp là
888,35 ha chiếm 50% diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp là 3009,05 ha chiếm
17%. Do diện tích đất nông nghiệp khá lớn nên thành phố Thái Nguyên có điều
kiện để phát triển nông nghiệp trồng trọt. Theo số liệu năm 2009 dân số trên địa
19
bàn thành phố Thái Nguyên là 256.346 người chiếm 22,8% dân số toàn tỉnh, mật
độ dân số là 1260 người/km², gấp 4,32 lần mật độ toàn tỉnh. Đây là nguồn lực
lao động dồi dào phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của thành phố. Không
chỉ thế, hệ thống sông suối ở đây cũng tạo điều kiện rất lớn trong đời sống sinh
hoạt của nhân dân và công việc phát triển kinh tế. Bắt nguồn từ Chợ Đồn chảy
qua các huyện Phú Lương, Võ Nhai, dòng sông Cầu thơ mộng hiền hoà đã đem

lại một nguồn lợi rất lớn cho đất và người thành phố Thái Nguyên. Với lượng
nước trung bình hằng năm là 135m³/s, sông Cầu đã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu
cho nhân dân các phường (Túc Duyên, Tân Long, Cam Giá ), các xã (Thịnh
Đức, Thịnh Đán, Phúc Xuân…) trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Bên cạnh đó, với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt khá hoàn
chỉnh, thành phố Thái Nguyên đã ngày càng phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác
buôn bán, giao lưu với các tỉnh, các vùng miền trong cả nước. Đường quốc lộ
1B bắt đầu từ thành phố Thái Nguyên qua thị trấn Đình Cả (thuộc huyện Võ
Nhai ), Bắc Sơn lên Đồng Đăng gặp đường số 4; đường quốc lộ 1A bắt nguồn từ
Lạng Sơn qua thành phố Thái Nguyên rồi xuôi xuống thủ đô Hà Nội. Ngoài ra
hai tuyến đường sắt: Hà Nội – Quán Triều - Núi Hồng và Lưu Xá – Kép – Uông
Bí đang ngày càng phát huy hiệu quả làm cho việc đi lại và vận chuyển hàng
hoá diễn ra dễ dàng thuận lợi.
Mặt khác, thành phố Thái Nguyên còn nằm gần vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc, một vùng kinh tế năng động của nước ta hiện nay. Với vị trí này,
thành phố Thái Nguyên có một ý nghĩa rất quan trọng để phát triển kinh tế cũng
như quốc phòng an ninh, tạo điều kiện cho việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng
hoá công nghệ, lao động kĩ thuật, phát triển thương mại du lịch. Phát huy truyền
thống của dân tộc, nhân dân thành phố Thái Nguyên đã có rất nhiều cố gắng, nỗ
lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung của tỉnh
Thái Nguyên nói riêng.
Năm 1958, khu liên hợp Gang Thép ra đời đã tạo ra một bước phát triển
mạnh mẽ với thành phố Thái Nguyên. Nó không chỉ thúc đẩy kinh tế phát triển,
20
nâng cao tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế mà còn tạo ra công ăn
việc làm cho nhân dân. Trải qua gần 48 năm xây dựng và phát triển, cho đến nay
thành phố Thái Nguyên đã có nhiều khởi sắc. Qua nhiều năm phát triển theo
hướng một thành phố công nghiệp tổng sản phẩm GDP trên địa bàn thành phố
đã chiếm hơn 50% GDP của toàn tỉnh. Năm 2009 thu ngân sách trên địa bàn đạt
332 tỉ đồng của toàn tỉnh. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của

người dân cũng không ngừng được cải thiện nâng cao. Trong thời gian qua, các
chính sách xã hội đã luôn luôn được đảng bộ và chính quyền địa phương quan
tâm chú trọng. Việc trợ cấp cho các đối tượng chính sách, chi trả bảo hiểm xã
hội đã được tiến hành nhanh chóng và nghiêm túc, tỉ lệ đói nghèo giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền, quản lí, kiểm tra các hoạt động
văn hoá và dịch vụ văn hoá cũng được quan tâm chỉ đạo sát xao. Phong trào
“Toàn dân đoàn kết” phát triển mạnh. Số gia đình văn hoá, phố văn hoá ngày
càng nhiều. Việc phòng chống các tệ nạn xã hội được đẩy mạnh không ngừng.
Từ năm 2001 – 2005 thành phố đã triển khai “đề án phòng chống ma tuý giai
đoạn 2001 – 2005”, mở bốn đợt cao điểm phòng chống tội phạm và tệ nạn xã
hội, thí điểm thành lập 25 đội xung kích phòng chống ma tuý tại các xã phường.
Ngành y tế cũng đã duy trì tốt việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng. Các chương trình mục tiêu như: phòng chống lao, bảo vệ bà mẹ trẻ
em, dân số kế hoạch hoá gia đình…đã được triển khai đồng bộ. Việc kiểm tra xử
lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm được tiến hành thường xuyên.
Về giáo dục đào tạo, thành phố Thái Nguyên không chỉ là một trung tâm
kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên, mà còn là một trung tâm kinh tế xã hội của
khu vực miền núi phía Bắc. Nằm ở vị trí then chốt của đầu mối giao thông trong
và ngoài tỉnh, Thái Nguyên là nơi tập trung của nhiều trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, thu nhận hàng chục ngàn con em các dân tộc trên khắp
mọi miền đất nước về học.
Từ ngày thành lập đến nay (1962 – 2009), cùng với sự trưởng thành toàn
diện của thành phố, sự nghiệp giáo dục đào tạo của thành phố Thái Nguyên cũng
21
không ngừng phát triển. Gần 48 năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo của thành
phố Thái nguyên không ngừng phát triển về số lượng và từng bước nâng cao về
chất lượng. Trong đó, đáng chú ý là hệ thống các trường THPT.
Trước năm đổi mới, thành phố Thái nguyên mới chỉ có 5 trường THPT:
THPT Lương Ngọc Quyến, THPT Gang Thép, THPT Dương Tự Minh, THPT
Ngô Quyền, THPT Vùng cao Việt Bắc, thì hiện nay số lượng các trường đã lên

tới con số 11 đó là :
1. THPT Chuyên Thái Nguyên
2. THPT Lương Thế Vinh
3. THPT Thái Nguyên
4. THPT Chu Văn An
5. THPT Lê Quý Đôn
6. THPT Lương Ngọc Quyến
7. THPT Gang Thép
8. THPT Dương Tự Minh
9. THPT Ngô Quyền
10.THPT Vùng cao Việt Bắc
11.Trường phổ thông dân tộc nội trú Thái Nguyên
Không chỉ thế, các loại hình giáo dục ngày càng đa dạng, phong phú.
Ngoài loại hình công lập, còn có các trường bán công, trường dân lập. Các
trường THPT đều xây dựng cơ sở vật chất khá hiện đại để phục vụ quá trình dạy
học. Hầu hết các trường đã xây dựng các phòng học cao tầng. Mỗi phòng học
đều được đầu tư phát triển khang trang, hiện đại theo đúng tiêu chuẩn phòng học
do Bộ Giáo dục đào tạo đưa ra. Đó là: thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp
với lứa tuổi học sinh…mỗi phòng học đều được trang bị đèn điện chiếu sáng,
quạt điện,…các trường đều có phòng máy vi tính, phòng thí nghiệm, thư viện,
sân thể dục…nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên
và học sinh. Bên cạnh đó, quy mô giáo dục cũng không ngừng được mở rộng. số
học sinh, số giáo viên tăng lên nhanh chóng, chất lượng giáo dục cũng đã được
nâng cao đáng kể. Hầu hết các giáo viên đều được giảng dạy theo đúng chuyên
22
ngành đào tạo, số giáo viên có trình độ thạc sĩ ở mỗi trường hàng năm đều tăng
lên, chiếm tỉ lệ cao trong đội ngũ giáo viên ở các trường. Hằng năm, các trường
thường mời một đến hai đợt chuyên gia là các giáo sư, tiến sĩ đang trực tiếp
giảng dạy tại các trường đại học về giảng dạy cho các thầy cô giáo ở hầu hết các
bộ môn, nhằn cung cấp cho giáo viên những kiến thức nâng cao, cập nhật, giải

quyết những băn khoăn thắc mắc của giáo viên. Mặt khác, số lượng giáo viên
tham gia và đạt danh hiệu giáo viên giỏi ngày càng nhiều. Đội ngũ này là nòng cốt
của tập thể giáo viên các trường để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự
nghiệp giáo dục. Sự cố gắng vươn lên của đội ngũ giáo viên trong các trường
THPT trong những năm qua đã tạo cho các trường một tiềm năng khoa học rất lớn,
nâng cao chất lượng, uy tín của trường. Về phía học sinh, nhìn chung kết quả học
tập của học sinh các trường THPT ở thành phố đều khá cao, năm sau cao hơn năm
trước. Số lượng các em học sinh giỏi đều tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên quá trình phát triển kinh tế
xã hội của thành phố cũng còn không ít những khó khăn, hạn chế. Kết quả phát
triển một số mặt kinh tế xã hội còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh
của thành phố. Việc xây dựng triển khai một số chương trình, đề án còn chậm,
hiệu quả chưa cao. Trong phát triển kinh tế, sản xuất và chế biến nông sản chưa
được quan tâm đúng mức, chưa phát triển được các ngành nghề mới về sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Bộ mặt đô thị có nhiều thay đổi nhưng chưa
đồng bộ, công tác vệ sinh môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác giải
phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, tai nạn giao thông và tệ nạn xã hội có dấu
hiệu gia tăng.
2.2. Giáo dục giới tính cho học sinh THPT ở thành phố Thái Nguyên
hiện nay - những thành tựu đạt được và những hạn chế
2.2.1 Những thành tựu đạt được trong công tác giáo dục giới tính cho học
sinh THPT ở thành phố Thái Ngưyên hiện nay
Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới với mục tiêu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện thành công mục tiêu đó đòi hỏi phải có một
nguồn nhân lực to lớn, đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu mới của đất nước. Muốn
23
làm được điều đó trước hết cần phải tăng cường giáo dục và phát triển con người
về mọi mặt: đạo đức, tư tưởng, trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật, năng lực
chuyên môn…trong đó có một mặt không thể không nhắc tới là giới tính.
Trong sự tồn tại và phát triển của con người, giới tính có một vai trò đặc

biệt quan trọng. Một người có giới tính rõ rệt và bình thường sẽ có điều kiện
phát triển thuận lợi. Những đặc điểm sinh lý, tâm lý giới tính đó giúp con người
có sự phát triển cơ thể hài hoà, khoẻ mạnh, có sự cân đối giữa thể chất và tinh
thần, có sự tự tin trong cuộc sống…Nhờ đó, con người mới có điều kiện phát
triển toàn diện, có khả năng lao động sáng tạo, có cuộc sống gia đình hạnh phúc,
sinh con khoẻ mạnh, góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
Bởi vậy, trong quá trình lãnh đạo và quản lý công cuộc xây dựng đất nước
Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác GDGT cho quần chúng nhân
dân, đặc biệt là thanh niên học sinh. Trong chỉ thị số 176A ngày 24/12/1984 chủ
tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã ký nêu rõ: “ Bộ Giáo dục, Bộ Đại
học và trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có
liên quan xây dựng chương trình chính khoá và ngoại khoá nhằm bồi dưỡng cho
học sinh những kiến thức về khoa học giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi
dạy con cái.”
Thực hiện chỉ thị trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giới tính
vào chương trình giáo dục ở trường THPT. Nội dung này được giáo dục lồng
ghép thông qua các môn học: GDCD, Sinh học và thông qua các hoạt động
ngoại khoá ở cả ba lớp 10, 11, 12 với các nội dung cụ thể sau:
Chương trình lớp 10 bao gồm các chủ điểm sau:
+ Gia đình
+ Các giai đoạn phát triển của gia đình
+ Các mối quan hệ gia đình
+ Cách cư xử trong các mối quan hệ gia đình
+ Bổn phận làm con
+ Tình người
24
+ Tình bạn
Chương trình lớp 11 bao gồm các chủ điểm sau:
+ Tình yêu
+ Hôn nhân

+ Một số vấn đề trong luật Hôn nhân gia đình
+ Quản lý gia đình
+ Quản lý và sử dụng của cải trong gia đình
+ Trách nhiệm làm cha mẹ
Chương trình lớp 12 bao gồm các chủ điểm:
+ Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nam, nữ
+ Sự thụ thai và phát triển của thai
+ Dấu hiệu thai nghén và sự sinh con
+ Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
+ Các bệnh lây lan qua đường tình dục
+ Có thai ở tuổi vị thành niên và các hậu quả
+ Vấn đề của vợ chồng trẻ
+ Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua công
tác GDGT cho học sinh THPT ở thành phố Thái Nguyên đã thu được những
thành tựu đáng kể. Qua việc điều tra thực tế 350 học sinh và 14 giáo viên ở 7
trường THPT: THPT Dương Tự Minh, THPT Lương Ngọc Quyến, THPT Vùng
cao Việt Bắc, THPT Chu Văn An, THPT Thái Nguyên, THPT Ngô Quyền,
THPT Gang Thép, kết quả thu được như sau:
Thứ nhất, tất cả các trường THPT ở thành phố Thái Nguyên đều đã triển
khai thực hiện chương trình GDGT, thông qua việc lồng ghép vào các môn
GDCD, Sinh học và thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
Khảo sát tình hình lồng ghép GDGT thông qua môn GDCD, Sinh học kết
quả thu được như sau :
25

×