Giáo án Tiếng việt 5
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
I. Mục tiêu
1. Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Tổ quốc.
2. Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương.
II. Đồ dùng dạy - học
- Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt, sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học.
- Bút dạ và giấy khổ to đủ cho các nhóm HS làm bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS nêu các từ đồng nghĩa với màu - Hai HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của
xanh (hoặc màu đen, hoặc màu trắng, hoặc GV.
màu vàng). Đặt câu với một trong những từ
đồng nghĩa vừa nêu.
- GV cho điểm, nhận xét việc làm bài và học - Cả lớp lắng nghe.
bài ở nhà của HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trong tiếng Việt có rất nhiều từ nói về Tổ - HS lắng nghe.
quốc, quê hương. Để nhận biết và hệ thống
hóa các từ đó, hôm nay chúng ta học bài luyện
từ và câu Mở rộng vốn từ: Tổ quốc.
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu Bài tập 1.
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp
theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. Cả lớp chia
làm bốn nhóm, GV phát giấy khổ to, bút dạ
cho các nhóm, cứ hai nhóm cùng tìm chung
các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong một
bài Thư gửi các học sinh hoặc Việt Nam thân
yêu.
- HS nhận giấy, bút dạ từ GV. Các nhóm đọc
bài, trao đổi, cử một thư kí viết nhanh lên
giấy từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc có trong
bài văn.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài làm
trên lớp, trình bày kết quả làm việc của
nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua - HS thực hiện theo yêu cầu của GV và sửa
xem nhóm nào tìm được đúng, nhiều từ.
lại theo kết quả đúng:
* Bài Thư gửi các học sinh: nước nhà, non
sông.
* Bài Việt Nam thân yêu: đất nước, quê
hương.
Bài tập 2
- Yêu cầu một HS đọc to Bài tập 2.
- Một HS đọc to bài tập, cả lớp theo dõi đọc
thầm.
- GV chia HS làm bốn nhóm. Tổ chức cho các - HS chơi trò chơi tiếp sức, lần lượt thay
nhóm lên bảng thi tiếp sức. Mỗi nhóm viết vào phiên nhau viết lên bảng những từ đồng
một phần của bảng.
nghĩa với từ Tổ quốc.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm đọc kết quả bài làm của
nhóm mình.
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua - HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
xem nhóm nào tìm được đúng, nhiều từ.
- GV gọi HS bổ sung thêm từ vào kết quả bài - HS bổ sung làm phong phú hơn kết quả bài
làm của nhóm thắng cuộc.
làm của nhóm thắng cuộc.
- Gọi một HS đọc lại và chữa bài vào vở.
- Một HS đọc lại kết quả đã được bổ sung,
Đáp án: Từ đồng nghĩa với Tổ quốc: đất cả lớp theo dõi đọc thầm, sau đó viết lại vào
nước, nước nhà, quốc gia, non sông, giang vở.
sơn, quê hương.
Bài tập 3
- Yêu cầu HS đọc Bài tập 3.
- Một HS đọc bài tập, cả lớp theo dõi đọc
thầm.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. Cả lớp chia - HS nhận giấy, bút dạ từ GV. Các nhóm đọc
làm bốn nhóm, GV phát giấy khổ to, bút dạ bài, trao đổi, cử một thư kí viết nhanh lên
cho các nhóm làm bài.
giấy các từ chứa tiếng quốc có nghĩa là
nước.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài làm
trên lớp, trình bày kết quả làm việc của
nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua - HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
xem nhóm nào tìm được đúng, nhiều từ.
Đáp án:
Bài tập 3: HS tìm được càng nhiều từ chứa tiếng quốc càng tốt. Song các em không nhất thiết
phải nêu đủ các từ được liệt kê dưới đây. Khi chốt lại những từ đúng mà HS tìm được, GV có
thể kết hợp giải nghĩa từ rất nhanh.
- Vệ quốc (bảo vệ Tổ quốc), ái quốc (yêu nước), quốc gia (nước nhà), quốc ca ( bài hát chính
thức của nước dùng trong các nghi lễ quan trọng), quốc dân (nhân dân trong nước), quốc
doanh (do nhà nước kinh doanh), quốc hiệu (tên gọi chính thức của một nước), quốc hội (cơ
quan dân cử có quyền lực cao nhất trong một nước), quốc huy (huy hiệu tượng trưng cho một
nước), quốc khánh (lễ kỉ niệm ngày có sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử), quốc kì (cờ tượng
trưng cho một nước), quốc ngữ (tiếng nói chung của cả nước), quốc phòng (giữ gìn chủ quyền
và an ninh của đất nước), quốc sách (chính sách quan trọng của cả nước), quốc sử (lịch sử
nước nhà), quốc thể (danh dự của một nước), quốc vương (vua một nước), quốc thư (thư của
một nước), quốc tang (tang chung của cả nước),...
Bài tập 4
- Yêu cầu một HS đọc to toàn bài.
- Một HS đọc to toàn bài, cả lớp theo dõi đọc
thầm.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Hoạt động cá nhân, hai HS lên bảng làm
bài, HS dưới lớp viết vào vở.
- Gọi HS dưới lớp nối tiếp đọc câu văn của - Năm đến bảy HS đọc bài làm của mình.
mình. GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp hoặc cách
dùng từ cho từng HS (nếu có).
GV dựa vào câu văn của HS để giải thích
trường hợp các từ ngữ quê hương, quê mẹ, quê
cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn được HS dùng
đặt câu với nghĩa chỉ một vùng đất, trên đó có
những dòng họ sinh sống lâu đời, gắn bó với
nhau, với đất đai rất sâu sắc. (So với từ Tổ
quốc thì những từ ngữ này chỉ một diện tích
đất hẹp hơn nhiều). Và trường hợp đặt câu có
dùng các từ ngữ trên với nghĩa tương tự của từ
Tổ quốc. Ví Dụ:
Quê hương tôi là Việt Nam.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài trên bảng cho bạn - Nhận xét, chữa bài.
(nếu sai).
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những - HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu
HS tích cực trong học tập. Dặn HS về nhà làm cầu của GV.
lại Bài tập 2, 4 vào vở.