Giáo án Tiếng việt 5
Luyện từ và câu
Luyện tập về Từ trái nghĩa
I. Mục tiêu
1. Củng cố kiến thức về từ trái nghĩa.
2. Vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài
tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm
được.
II. Đồ dùng dạy - học
- Từ điển tiếng Việt (hoặc phô-tô-cóp-pi vài trang phục vụ bài học)
- Bút dạ và giấy khổ to đủ cho hai đến ba HS làm bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS nêu nội dung Ghi nhớ về từ trái - Hai HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu
nghĩa (tiết học trước), lấy ví dụ minh họa.
của GV.
- GV nhận xét, cho điểm việc làm bài và học - HS lắng nghe.
bài của HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Các em đã được hiểu về từ trái nghĩa qua - HS lắng nghe.
tiết học trước. Giờ học hôm nay chúng ta
cùng vận dụng những hiểu biết đã có về từ
trái nghĩa để tìm từ trái nghĩa, đặt câu với
những cặp từ trái nghĩa vừa tìm được.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1,
- Yêu cầu HS đọc Bài tập1.
- Một HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc
thầm trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau khi HS làm bài - HS làm việc cá nhân. Sau khi làm xong,
xong các em trao đổi với bạn bên cạnh về kết HS trao đổi theo nhóm đôi kết quả bài làm
quả bài làm của mình.
của mình.
- Gọi HS trình bày kết quả bài làm của mình. - Năm đến bảy HS lần lượt trình bày kết
quả bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét chữa bài, chốt lại lời giải - Nhận xét bài làm của bạn.
đúng.
Đáp án: (kèm theo nghĩa để GV tham khảo)
a) ăn ít ngon nhiều: ăn ngon, có chất lượng còn hơn ăn nhiều mà không ngon.
b) Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả.
c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối: trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có
cảm giác tối đến nhanh.
d) Yêu trẻ, trả hay đến nhà; kính già, già để tuổi cho: yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến
nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui vẻ; kính trọng tuổi già thì mình cũng được thọ như người
già.
Bài tập 2
- Gọi một HS đọc yêu cầu bài tập.
- Một HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc
thầm.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau khi HS làm bài - HS làm việc cá nhân. Sau khi làm xong,
xong các em trao đổi với bạn bên cạnh về kết HS trao đổi theo nhóm đôi kết quả bài làm
quả bài làm của mình.
của mình.
- Gọi HS trình bày kết quả bài làm của mình. - Năm đến bảy HS lần lượt trình bày kết
quả bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét chữa bài, chốt lại lời giải - Nhận xét kết quả làm bài của bạn, chữa
đúng.
lại kết quả vào bài làm của mình (nếu sai).
Bài tập 3: (dạy như quy trình bài tập 2)
Đáp án:
Bài tập 2:
Bài tập 3:
a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn.
a) Việc nhỏ nghĩa lớn.
b) Trẻ già cùng đi đánh giặc.
b) áo rách khéo vá hơn lành vụng may.
c) Dưới trên đoàn kết một lòng.
c) Thức khuya dậy sớm.
d) Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em d) Chết trong còn hơn sống đục.
còn sống mãi trong kí ức....
Bài tập 4
- Gọi một HS đọc toàn bài.
- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc
thầm.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm nhỏ, nhóm - HS các nhóm tra từ điển, trao đổi, cử một
bốn. Mỗi nhóm làm một ý của bài tập. GV thư kí viết nhanh lên giấy từ trái nghĩa với
phát bút dạ, giấy khổ to, từ điển (hoặc một những từ đã cho.
vài trang từ điển) cho các nhóm làm bài.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài làm
trên lớp, trình bày kết quả bài làm của
nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua - HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
xem nhóm nào tìm được đúng, nhiều từ.
Đáp án:
a) Tả hình dáng:
c) Tả phẩm chất:
* Cao - thấp; cao - lùn; cao vống - lùn tịt;... * Tốt - xấu; hiền - dữ; lành - ác; ngoan To - bé; to - nhỏ; to xù - bé tí,... Béo - gầy; hư; khiêm tốn ; kiêu căng; hèn nhát - dũng
mập - ốm ; béo múp - gầy tong,...
cảm ; thật thà - dối trá; trung thành - phản
bội; cao thượng - hèn hạ; giản dị - lòe loẹt;
thô lỗ - tế nhị;...
b) Tả trạng thái:
* Vui - buồn; lạc quan - bi quan; phấn chấn ỉu xỉu; ... No - đói... Sướng - khổ; vui sướng khổ cực. Khỏe - yếu; khỏe mạnh - ốm yếu,..
Thờ ơ - tận tình; hờ hững - nhiệt tâm,...
Bài tập 5
- Gọi một HS đọc toàn bài.
- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc
thầm.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Hoạt động cá nhân, hai HS lên bảng làm
bài, HS dưới lớp viết vào vở.
- Gọi HS dưới lớp nối tiếp đọc câu văn của - Năm đến bảy HS đọc bài làm của mình.
mình. GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp hoặc cách
dùng từ cho từng HS (nếu có).
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe.
- Dặn HS về nhà làm lại Bài tập 4, 5 vào vở.
- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo
yêu cầu của GV.