Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

GIA TĂNG SỰ THAM GIA CỦA CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.17 KB, 122 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM” NĂM
2014

Tên công trình: Gia tăng sự tham gia của công nghiệp phần mềm Việt
Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu
Thuộc nhóm ngành khoa học: KD2

HÀ NỘI, 2015
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2015
Kính gửi: Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tên tôi (chúng tôi) là:
Nguyễn Thùy Linh
Sinh ngày 03 tháng 01 năm 1994
Nguyễn Thị Thùy Anh
Sinh ngày 15 tháng 09 năm 1993
Nguyễn Thị Dung
Sinh ngày 28 tháng 06 năm 1994
Nguyễn Tiến Vinh
Sinh ngày 17 tháng 03 năm 1993
Sinh viên năm thứ: 3/Tổng số năm đào tạo:4
Lớp: Kinh tế quốc tế 54B
Khoa: Viện Thương mại và
Kinh tế Quốc tế



Ngành học: Kinh tế
Thông tin cá nhân của sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Địa chỉ nhà riêng: Lương Định Của, Q.Đống Đa, TP Hà Nội
Số điện thoại: 01659159606
Đại chỉ Email:
Chúng tôi làm đơn này kính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho chúng
tôi được gửi công trình nghiên cứu khoa học để tham dự giải thưởng “Tài
năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2014 dành cho sinh viên.
Tên đề tài: “Gia tăng sự tham gia của công nghiệp phần mềm Việt Nam
vào chuỗi giá trị toàn cầu”.
Chúng tôi xin cam đoan đây là công do chúng tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng và công trình chưa gửi
tham dự bất kỳ một giải thưởng cấp quốc gia nào khác tại thời điểm nộp
hồ sơ.
Nếu sai, chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Xác nhận của trường
(Ký tên đóng dấu) Xác nhận BCN Khoa
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: ĐẶC TRƯNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÔNG NGHIỆP PHẦN
MỀM VÀ KINH NGHIỆM
7
1.1. ĐẶC TRƯNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM 7
1.1.1. Tổng quan về công nghiệp phần mềm 7
1.1.2. Tổng quan về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị toàn cầu 15

1.1.3. Đặc trưng chuỗi giá trị phần mềm toàn cầu 23
1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ
30
1.2.1. Xét theo hình thức quản trị chuỗi
31
1.2.2. Xét theo công đoạn tham gia chuỗi giá trị 32
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ
TOÀN CẦU NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VÀ BÀI HỌC 33
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế trong tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành
công nghiệp phần mềm 33
1.3.2. Bài học kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu về phần mềm
cho Việt Nam
38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN
CẦU CỦA CÔNG NGHIÊP PHẦN MỀM VIỆT NAM 43
2.1. THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT
NAM 43
2.1.1. Cơ chế chính sách phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam 43


2.1.2. Cơ sở hạ tầng viễn thông phục vụ phát triển công nghiệp phần mềm
59
2.1.3 Tình hình các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phần mềm 65
2.1.4. Tăng trưởng và đóng góp của công nghiệp phần mềm trong kinh tế
Việt Nam 72
2.1.5. Thị trường cho công nghiệp phần mềm Việt Nam 78
2.1.6. Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp
phần mềm Việt Nam.
81
2.2. PHÂN TÍCH SỰ THAM GIA CỦA ÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM

VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 87
2.2.1. Tình hình chuỗi giá trị công nghiệp phần mềm toàn cầu hiện nay
87
2.2.2. Sự tham gia của công nghiệp phần mềm Việt Nam vào chuỗi giá trị
toàn cầu.
89
2.2.3. Phân tích một số doanh nghiệp phần mềm Việt Nam
95
2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM
VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 115
2.3.1. Thành tựu 115
2.3.2. Hạn chế
117
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế118
2.3.4. Đánh giá của người tiêu dùng đối với sản phẩm phần mềm Việt
Nam 123
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG SỰ THAM
GIA CỦA VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 128
3.1 ĐỊNH HƯỚNG
128
3.2. GIẢI PHÁP 130
3.2.1. Giải pháp ngắn hạn
130
3.2.2. Giải pháp dài hạn 132
3.3. KIẾN NGHỊ 136
3.3.1. Về phía Nhà nước 136
3.3.2. Về phía doanh nghiệp
139
KẾT LUẬN 142
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

146
PHỤ LỤC 151
DANH MỤC BẢNG
STT Bảng Tên bảng Trang
1
1.1 So sánh chuỗi giá trị do người bán và người mua chi phối 21
2
1.2 Tỷ lệ chi phí cho hoạt động R&D trên doanh thu Quý 4/2014
tại một số tập đoàn phần mềm trên thế giới 28
3
2.1 Tổng quan các khu công nghiệp CNTT của Việt Nam
59
4
2.2 Các khu công nghiệp CNTT của Việt Nam 60


5
2.3 Tốc độ kết nối Internet trung bình và tốc độ kết nối cao nhất
tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong quý III/201464
6
2.4 Tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp CNTT
65
7
2.5 Số lao động bình quân ngành công nghệ thông tin 67
8
2.6 Doanh nghiệp đạt chứng chỉ CMMi mức 5 69
9
2.7 Bảng xếp hạng 10 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần
mềm toàn cầu năm 2009 70

10
2.8 Bảng xếp hạng 10 quốc gia hấp dẫn nhất thế giới về gia công
phần mềm năm 2011
70
11
2.9 Doanh thu ngành công nghiệp CNTT 72
12
2.10 Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước và một số ngành 74
13
2.11 Bảng xếp hạng các nhà cung cấp phần mềm trên toàn thế
giới, 2012-2013 (tỷ USD)
76
14
2.12 Nhân lực ngành công nghiệp công nghệ thông tin qua các
năm 77
15
2.13 Doanh thu bình quân/1 lao động ngành công nghiệp CNTT
77
16
2.14 Mức lương bình quân ngành công nghiệp công nghê thông
tin qua các năm 77
17
2.15 Một số chỉ tiêu liên quan đến lao động trong lĩnh vực CNPM
82
18
2.16 Bảng phân tích SWOT ngành CNPM Việt Nam
86
19
2.17 Bảng xếp hạng 10 nhà cung cấp phân mềm thế giới năm
2012-2013 88

20
2.18 Chi phí cho đào tạo,R&D của các DNPM Việt Nam(tính đến
đầu năm 2008)
91
21
2.19 Doanh thu xuất khẩu phần mềm và giải pháp phần mềm của
FPT Soft
101
22
2.20 Doanh thu chia theo nhóm khách hàng của FPT
104
23
2.21 Doanh thu công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC qua
các giai đoạn
109
24
2.22 Sự tham gia của Công ty CMC vào chuỗi giá trị toàn cầu
114
25
2.23 Kết quả cuộc điều tra trực tuyến "Nhận thức và nhu cầu
người tiêu dùng đối với sản phẩm phần mềm Việt Nam" 124

DANH MỤC HÌNH
STT Hình Tên hình
Trang
1
1.1 Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp

16



2
1.2 Mô hình chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm phần mềm 24
3
1.3 Mô hình nụ cười Stan Shih
25
4
1.4 Cụ thể hóa mô hình nụ cười Stan Shilh
26
5
1.5 Các công đoạn sản xuất sản phẩm phần mềm29
6
2.1 Sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực công
nghệ thông tin
66
7
2.2 Tỉ trọng các ngành trong doanh thu công nghiệp CNTT 73
8
2.3 Tốc độ tăng trưởng của GDP Việt Nam và một số ngành(%)
75
9
2.4 Khảo sát ngành nghề học tập, làm việc nếu có cơ hội lựa
chọn lại tại Việt Nam từ 6/10 đến 20/10/2010
83
10
2.5 Chi phí dành cho hoạt động R&D và Sales& Marketing theo
doanh thu bán hàng của các công ty phần mềm lớn trên thế giới 94
11
2.6 Doanh thu phát triển phần mềm 101
12

2.7 Doanh thu xuất khẩu phần mềm theo thị trường
102
13
2.8 Đánh giá của người tiêu dùng đối với sản phẩm phần mềm
Việt Nam 125
14
2.9 Yêu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm phần mềm
Việt Nam 126
15
2.10 Đề xuất của người tiêu dùng đối với các công ty phần mềm
Việt Nam 127

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ
VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
1
BCC Business Cooperation Contract Hợp đồng hợp tác kinh
doanh
2
BPO Business Process Outsourcing Gia công trong sản xuất kinh
doanh
3
CMMI
Capability Maturity Model Integration
Chứng
chỉ mô hình trưởng thành năng lực tích hợp)
4
CNPM

Công nghiệp phần mềm
5
CNTT
Công nghệ thông tin
8
CNTT
Công nghệ thông tin
6
CNTT&TT
Công nghệ thông tin và truyền thông
29
CP
Chính phủ
7
CVPM
Công viên phần mềm
12
CHXHCN
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
9
DN
Doanh nghiệp


11
DNPM
Doanh nghiệp phần mềm
14
EBIT Earning Before Interest & Tax Lợi nhuận trước thuế thu
nhập và lãi vay ngân hàng

34
EU European Union Liên minh châu Âu
10
FDI Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
15
GVC Global Value- Chain
Chuỗi giá trị toàn cầu
19
GVC Global Value Chain
Chuỗi giá trị toàn cầu
16
IAOP
International Association of Outsourcing Professionals
Hiệp hội các chuyên gia outsourcing chuyên nghiệp quốc tế
17
IRDC
ICT R&D Center Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thông tin
và công nghệ truyền thông
33
IT
Information Technology Công nghệ thông tin
13
M&A Mergers and Acquisitions
Sáp nhập và mua lại
35
NASSCOM National Association of Software and Services
Companies Hiệp hội các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ phần mềm
28
NQ

Nghị quyểt
18
P&L Profit and Loss
Bảng phân tích doanh thu, chi phí và lợi
nhuận
31

Quyết định
27
R&D Reseach and Development
Nghiên cứu và phát triển
22
STPI Software Technology Parks of India Công viên phần mềm
Ấn Độ
21
SWOT
Strengths, Weaknesse, Oppoturnities, Threats
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
23
TMA TMA Solution
Công ty tin học Tường Minh
20
TNC TransNational Corporation
Công ty xuyên quốc gia
32
TTg
Thủ tướng
24
UBND
Ủy ban Nhân dân

30
USD United States Dollar
Đô la Mỹ
25
VINASA Vietnam Software and IT Service Association
Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam
26
WTO World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế
giới

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa, các mắt xích tạo nên giá trị cuối cùng của
một sản phẩm có thể nằm ở nhiều quốc gia – lãnh thổ khác nhau, hay
một sản phẩm được sản xuất tại một quốc gia nhưng vẫn mang các giá trị


toàn cầu từ đó tạo nên các chuỗi giá trị toàn cầu. Việc tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu trở thành xu thế phổ biến và mang lại nhiều lợi ích kinh tế
và xã hội to lớn, kể cả với các nước đang và kém phát triển.
Công nghiệp phần mềm là ngành kinh tế tri thức, có giá trị gia tăng lớn,
tạo ra giá trị xuất khẩu cao, góp phần quan trọng vào công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Hiện nay, Việt Nam đang dành nhiều ưu đãi và chính sách
đặc biệt để đưa ngành công nghiệp phần mềm trở thành một trong những
ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế. Tham gia chuỗi giá trị toàn
cầu, sẽ là một bước phát triển của công nghiệp phần mềm Việt Nam,
không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, công nghiệp phần mềm Việt Nam có
cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới, rút ngắn khoảng cách công nghệ
với các quốc gia phát triển, và xây dựng đội ngũ nhân lực phần mềm chất

lượng , góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Việt Nam có cơ cấu dân số vàng, nguồn nhân lực được đào tạo bài
bản, cần cù, ham học hỏi và có sức sáng tạo lớn. Đây là lợi thế to lớn của
Việt Nam, đặc biệt trong ngành công nghiệp phần mềm, trí tuệ con người
đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, sự tham gia của công nghiệp
phần mềm Việt Nam chỉ chủ yếu ở khâu gia công phần mềm, chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có.
Vì vậy, đề tài “Gia tăng sự tham gia của công nghiệp phần mềm Việt
Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu” được chọn để nghiên cứu.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 – 2005
( Nghị quyết của chính phủ về việc xây dựng và phát triển công nghiệp
phần mềm giai đoạn 2000- 2005)
Ngày 5 tháng 6 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã kỹ quyết định số 07 /
2000/NQ-CP về việc xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai
đoạn 2000- 2005. Theo nghị định, ngành công nghiệp phần mềm được
xác định là một ngành kinh tế mới, có giá trị gia tăng cao, có nhiều triển
vọng. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích phát triển
ngành công nghiệp này, bước đầu chú trọng đến hình thức xuất khẩu qua
gia công và cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngoài. Theo đó, mục
tiêu trong giai đoạn này là xây dựng ngành công nghiệp phần mềm thành
một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại
hóa và phát triển bền vững các ngành kinh tế- xã hội, nâng cao năng lực
quản lý nhà nước và đảm bảo an ninh quốc gia; Phát huy tiềm năng trí tuệ
của người Việt Nam, đặc biệt là của thế hệ trẻ, chuẩn bị nguồn nhân lực
chất lượng cao cho những thập kỷ tới; phấn đấu đến năm 2005 đạt giá trị
sản lượng khoảng 500 triệu USD.
Trong nghị định này, Chính phủ đã chỉ ra những thuận lợi cơ bản để phát
triển công nghiệp phần mềm gồm có: Thị trường công nghệ thông tin trên



thế giới ngày càng tăng; yêu cầu đầu tư ban đầu không lớn, con người
Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ này; cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp
phần mềm và có nguyện vọng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi, nghị định cũng đã chỉ ra những khó khăn,
thách thức mà công nghiệp phần mềm Việt Nam còn gặp phải: Thị trường
công nghệ thông tin trong nước còn hạn hẹp, hạ tầng viễn thông đáp ứng
chưa đầy đủ yêu cầu phát triển công nghệ thông tin nói chung và công
nghiệp phần mềm nói riêng; môi trường đầu tư cho công nghiệp phần
mềm ở nước ta chưa thuận lợi, còn khoảng cách lớn so với các nước xung
quanh; nhận thức chung của toàn xã hội về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
còn thấp, đặc biệt là về quyền tác giả đối với các sản phẩm phần mềm.
Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm đến năm 2010
Ngày 12/4/2007, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định Số 51/2007/QĐTTg phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam
đến năm 2010. Quyết định đã một lần nữa khẳng định vai trò của ngành
công nghiệp phần mềm và sự quan tâm khuyến khích của Nhà nước dành
cho ngành công nghiệp này. Nghị định đã đặt ra những mục tiêu cơ bản
cho công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010: Tốc độ tăng trưởng
trung bình đạt khoảng 35 - 40%/năm; tổng doanh thu từ phần mềm và
dịch vụ phần mềm đạt trên 800 triệu USD/năm, trong đó giá trị xuất khẩu
đạt ít nhất 40%; tổng số nhân lực phát triển phần mềm và dịch vụ phần
mềm đạt khoảng 55.000 đến 60.000 người, với giá trị sản phẩm trung
bình đạt 15.000 USD/người/năm; xây dựng được trên 10 doanh nghiệp
phần mềm có quy mô nhân lực trên 1.000 người và 200 doanh nghiệp
phần mềm có quy mô nhân lực trên 100 người; thuộc nhóm các nước dẫn
đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực phần mềm và lọt
vào danh sách 15 quốc gia cung cấp dịch vụ gia công phần mềm hấp dẫn
nhất trên thế giới; giảm tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực
phần mềm xuống bằng mức trung bình trong khu vực.

Quan điểm trong quyết định đã chỉ rõ: phát triển nguồn nhân lực về cả số
lượng và chất lượng là điều then chốt cho sự thành công của công nghiệp
phần mềm; cần chú trọng dịch vụ công nghệ thông tin, trước mắt là gia
công phần mềm và dịch vụ cho nước ngoài, song song với việc tăng
cường mở rộng thị trường trong nước, tập trung phát triển một số phần
mềm trọng điểm, đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao, thay thế các sản
phẩm phần mềm nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông
tin của Việt Nam.
Dịch vụ công nghệ thông tin của Việt Nam leo lên trong chuỗi giá trị toàn
cầu ( Vietnam IT Services Climb the Value Chain- Will Greene ).
Will Greene hiện đang điều hành TigerMine Ventures-một công ty tư vấn
giúp các nhà đầu tư, các công ty, doanh nghiệp, và các tổ chức trong khu
vực Đông Nam Á. Bài nghiên cứu của Will Greene được đăng trên


Techonomy.com ngày 4 tháng 12 năm 2014 và được tạp chi Forbes đăng
lại ngày 9/12/2014. Trong bài nghiên cứu của mình, Will Greene đã chỉ ra
khu vực công nghệ thông tin của Việt Nam đang bùng nổ trong những
năm gần đây, không chỉ được nhìn nhận là đất nước có tài năng công
nghệ với chi phí thấp, Việt Nam đã bắt đầu được nhìn nhận như là một
nhà cung cấp các dịch vụ khả thi có giá trị cao hơn, bao gồm cả phát triển
phần mềm phức tạp, phân tích dữ liệu và thậm chí là R&D. Bài nghiên
cứu chỉ ra rằng, mặc dù ngành công nghệ thông tin của Việt Nam còn
tương đối nhỏ so với Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng với lực lượng lao
động được đào tạo mở rộng, chi phi lao động thấp, những ưu đãi của
Chính phủ và những lợi thế khác, tiềm năng Việt Nam sẽ trở thành một
nhà cung cấp lớn các dịch vụ công nghệ thông tin trong những năm tới.
Tác giá cũng chỉ ra những trở ngại mà ngành công nghệ thông tin Việt
Nam phải đối mặt. Đó là những hạn chế về hệ thống giáo dục, cơ sở hạ
tầng và công nghệ yếu kém mặc dù đã được cải thiện hơn nhiều.

Bài nghiên cứu đã phân tích hai ví dụ của ngành công nghệ thông tin Việt
Nam để minh chứng cho sự vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu: TMA
Solutions và Quodisys. Quodisys là một cửa hàng sản xuất kỹ thuật số tại
Thành phố Hồ Chí Minh, đã bắt đầu làm những trang web cơ bản ứng
dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. TMA Solutions , một trong các
công ty gia công phần mềm thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất của Việt Nam
được thành lập vào năm 1997, đã được xây dựng thành một doanh nghiệp
vững chắc cung cấp phát triển, thử nghiệm, và các dịch vụ bảo trì cho các
khách hàng là các doanh nghiệp lớn từ khắp nơi trên thế giới. Với một
thời gian dài tham gia trong lĩnh vực phần mềm với hơn 1.700 kỹ sư về
nhân viên, công ty đang đầu tư ban đầu R & D. Năm 2010 TMA
Solutions đưa ra một kế hoạch nhiều năm để xây dựng các trung tâm R&
D mới ở cả Việt Nam và Thung lũng Silicon và từ đó ,TMA Solution
được đánh giá đang bắt đầu leo lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.
3. Mục đích nghiên cứu
Trình bày tổng quan đặc trưng chuỗi giá trị công nghiệp phần mềm, và
tổng kết kinh nghiệm tham gia của các nước đi trước như Ấn Độ, Trung
Quốc, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Phân tích và đánh giá sự tham gia của công nghiệp phần mềm Việt Nam
vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Đề xuất giải pháp pháp nhằm thúc đẩy sự gia tăng vào chuỗi giá trị toàn
cầu của công nghiệp phần mềm Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Sự tham gia của công nghiệp phần mềm Việt Nam trong
chuỗi giá trị toàn cầu.
- Phạm vi nghiên cứu: Sự tham gia của công nghiệp phần mềm Việt Nam
trong chuỗi giá trị toàn cầu giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm
2020.



5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp phần tích, tổng hợp, mô hình SWOT và
phương pháp chuỗi số liệu. Dữ liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ
Tổng cục thống kê, Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông của
Việt Nam qua các năm, và dữ liệu điện tử quốc tế.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Đặc trưng chuỗi giá trị công nghiệp phần mềm và kinh
nghiệm
Chương 2: Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của công nghiệp
phần mềm Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp gia tăng sự tham gia của Việt Nam
trong chuỗi giá trị toàn cầu
CHƯƠNG 1: ĐẶC TRƯNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÔNG NGHIỆP PHẦN
MỀM VÀ KINH NGHIỆM
1.1. ĐẶC TRƯNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM
1.1.1. Tổng quan về công nghiệp phần mềm
1.1.1.1. Khái niệm phần mềm
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, phần mềm máy tính (tiếng Anh:
Computer Software) hay gọi tắt là Phần mềm (Software) là một tập hợp
những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập
trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm
tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một
vấn đề cụ thể nào đó. Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng
cách gửi cách chỉ thị trực tiếp đến phần cứng máy tính (Computer
Hardware) hoặc bằng cách cung cấp các dữ liệu để phục vụ các chương
trình hay phần mềm khác.
Hay theo Roger Pressman- một nhà khoa học nổi tiếng của Mĩ, ông cho
rằng “ Phần Mềm là: 1.Các chương trình máy tính. 2. Các cấu trúc dữ liệu

làm cho chương trình xử lý thông tin thích hợp và .3. Các tài liệu mô tả
phương thức sử dung các chương trình ấy”. Phần mềm được ví như là
linh hồn còn phần cứng là thể xác của máy tính điện tử, bởi vì nếu không
có phần mềm thì dù có cấu tạo phức tạp và tinh vi đến đâu, máy tính điện
tử cũng chỉ là cái máy chết, không làm được gì hết.
Tóm lại, một cách chung nhất, phần mềm là những chương trình để trên
cơ sở đó, con người có thể giao tiếp với máy tính và làm cho máy tính
hoạt động.
1.1.1.2. Phân loại phần mềm và sản phẩm phần mềm
a. Phân loại phần mềm.
Có nhiều cách phân loại phần mềm


Theo phương thức hoạt động: Phân loại phần mềm theo phương thức
hoạt động thì các loại phần mềm bao gồm: phần mềm hệ thống, phần
mềm ứng dụng, phần mềm lập trình và các phần mềm khác. Trong đó:
- Phần mềm hệ thống: Là phần mềm được dùng để làm cho máy tính
hoạt động điều khiển, xử lý các dữ liệu mà người dùng đưa ra để đưa ra
các thông tin cần thiết. Phần mềm hệ thống có thể tạo môi trường cho các
phần mềm ứng dụng làm việc trên đó và luôn ở trạng thái làm việc khi
thiết bị số hoạt động. Các hệ thống phần mềm đặc biệt: hệ điều hành,
chương trình điều khiển thiết bị, công cụ lập trình, chương trình dịch,
chương trình kết nối, và chương trình tiện ích. Phần mềm hệ thống quan
trọng nhất chính là hệ điều hành. Một số hệ điều hành tiêu biểu như
Windows, MS-DOS...
- Phần mềm ứng dụng: Là phần mềm được phát triển và cài đặt nhằm
thực hiện những công việc, những tác vụ cụ thể nào đó. Ví dụ như Phần
mềm xử lý văn bản: Word; phần mềm vẽ : AutoCad, Paint; phần mềm kế
toán: Excel,Fast...
- Phần mềm lập trình: Là ngôn ngữ do con người tạo ra nhằm diễn đạt

yêu cầu cho máy tính thực hiện nhiệm vụ nào đó. Ví dụ như phần mềm
lập trình C, phần mềm lập trình Java...
Theo khả năng ứng dụng: Phân loại theo khả năng ứng dụng thì phần
mềm chia ra thành phần mềm không phụ thuộc và phân mềm được viết
theo đơn đặt hàng của khách hàng cụ thể. Trong đó:
- Phần mềm không phụ thuộc là phần mềm có thể được bán cho bất kỳ
khách hàng nào trên thị trường tự do. Đây là phần mềm có khả năng ứng
dụng rộng rãi cho nhiều nhóm người sử dụng. Ví dụ: Phần mềm đồ họa
như Photoshop, Corel Draw, phần mềm soạn thảo và xử lý văn bản Word,
phần mềm kế toán Excel...
- Phần mềm được viết theo đơn đặt hàng hay hợp đồng của một khách
hàng cụ thể nào đó là phần mềm được đặt để viết riêng cho đối tượng cụ
thể như một công ty, bệnh viện, trường học... Đây thường là những phần
mềm ứng dụng chuyên ngành hẹp.Ví dụ: phần mềm điều khiển, phần
mềm hỗ trợ bán hàng...
b. Sản phẩm phần mềm
Giữa phần mềm và sản phẩm phần mềm có sự khác biệt. Phần mềm khi
được mang ra mua bán, trao đổi, trở thành hàng hóa, sẽ hình thành công
nghiệp phần mềm với các sản phẩm phần mềm của ngành công nghiệp
đó.
Theo Điều 2, Khoản 2- Quyết định số 128/2000- QĐ-TTg ngày
20/11/2000 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách và biện pháp
khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm, thì : “Sản
phẩm phần mềm là phần mềm được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ
ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được chuyển giao hay mua bán cho
đối tượng khác sử dụng”.


Theo quyết định này, các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
- Phần mềm nhúng: Là phần mềm được nhà sản xuất thiết bị cài sẵn vào

thiết bị và chúng được sử dụng ngay cùng với thiết bị mà không cần có sự
cài đặt của người sử dụng hay người thứ ba.
- Phần mềm đóng gói: Là sản phẩm phần mềm có thể sử dụng được ngay
sau khi người sử dụng hoặc nhà cung cấp dịch vụ cài đặt vào các thiết bị
hay hệ thống. Các phần mềm này thường được cung cấp qua dạng đĩa
mềm, đĩa CD; qua bất kể vật mang tin nào khác hay thông qua mạng máy
tính. Phần mềm đóng gói thường được phân ra hai loại: phần mềm hệ
thống và phần mềm ứng dụng (thí dụ như: hệ điều hành, các công cụ phát
triển, các ngôn ngữ lập trình, xử lý văn bản, bảng tính, diệt virus, kế toán,
dạy học, quản lý tài chính, quản lý vật tư, các phần mềm tính toán khoa
học và kỹ thuật, đồ họa, v.v...).
- Phần mềm chuyên dụng: Là sản phẩm phần mềm được phát triển theo
yêu cầu cụ thể và riêng biệt của khách hàng. Phần mềm chuyên dụng có
thể được phát triển từ đầu hoặc được thiết kế theo yêu cầu của khách
hàng dựa trên cơ sở các phầm mềm sẵn có trên thị trường.
- Sản phẩm thông tin số hóa: là nội dung thông tin số hóa được lưu trữ
trên một vật thể nào đó.
Bên cạnh các sản phẩm phần mềm hữu hình, còn có các dịch vụ phần
mềm. Theo quyết định này, dịch vụ phần mềm dùng để chỉ mọi hoạt động
trực tiếp phục vụ việc sản xuất sản phẩm phần mềm, khai thác, nghiên
cứu, sử dụng, đào tạo, phổ biến và hoạt động tương tự khác liên quan đến
phần mềm.
Dịch vụ phần mềm bao gồm các dịch vụ: tư vấn phần mềm; tích hợp,
cung cấp hệ thống; dịch vụ chuyên nghiệp về phần mềm; gia công phần
mềm; dịch vụ xử lý dữ liệu, dịch vụ huấn luyện, đào tạo và dịch vụ tổ
chức xuất khẩu lao động phần mềm :
- Dịch vụ tư vấn phần mềm bao gồm tư vấn, cung cấp thông tin, hướng
dẫn, trao đổi về phần mềm, nghiên cứu về nhu cầu, giải pháp và kinh
nghiệm trong thiết kế, cài đặt, nâng cấp hệ thống mạng máy tính.
- Dịch vụ tích hợp, cung cấp hệ thống bao gồm tư vấn, kết nối phần

cứng, thiết bị mạng và phần mềm chuyên dụng thành toàn bộ hệ thống,
huấn luyện và đào tạo đi kèm.
- Dịch vụ chuyên nghiệp về phần mềm bao gồm phát triển phần mềm
chuyên dụng cho khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện, quản lý, cài
đặt, nâng cấp, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì các hệ thống công nghệ thông
tin.
- Dịch vụ xử lý dữ liệu là dịch vụ vào dữ liệu, xử lý dữ liệu điện tử số hóa
cho khách hàng.
- Dịch vụ huấn luyện và đào tạo phần mềm là huấn luyện, đào tạo về
chuyên môn liên quan đến công nghiệp phần mềm.


- Dịch vụ phần mềm tại chỗ(outsite service): là việc công ty phần mềm
đưa nhân viên phần mềm của mình sang cơ sở của khách hàng để sản
xuất, phát triển, triển khai(cài đặt), bảo trì phần mềm và thực hiện các
dịch vụ liên quan tới phần mềm.
- Dịch vụ gia công phần mềm: là dịch vụ mà bên nhận gia công sẽ thực
hiện một phần hoặc toàn bộ các bước trong quá trình sản xuất ra một sản
phẩm phần mềm hoàn chỉnh cho bên đặt gia công.
Dịch vụ này xuất phát từ nhu cầu của phát triển công nghiệp phần mềm.
Bên đặt ra công thường là bên có ý tưởng và uy tín bán hàng, và bên nhận
gia công thường vẫn còn hạn chế ở quy mô và khả năng tiếp cận thị
trường. Mặt khác, bên đặt gia công thường là các công ty tập đoàn ở các
nước phát triển, chi phí cho lao động cao, do đó đặt ra nhu cầu đặt gia
công phần mềm ở các nước có nguồn lao động giá rẻ để giảm chi phí
nhân công.
Gia công phần mềm có thể chia theo 2 cách :

Nếu phân loại theo vị trí địa lý, có thể chia gia công phần mềm
thành 2 loại, là gia công phần mềm nội địa giữa công ty này với công ty

khác trong cùng một quốc gia(Inshore software outsourcing) và gia công
cho công ty thuộc quốc gia khác(offshore software outsourcing). Cũng do
sự khác biệt về khoảng cách địa lý giữa các công ty đặt gia công và các
công ty nhận gia công, khái niệm gia công phần mềm(outsourcing) cũng
thường được hiểu với nghĩa gia công phần mềm xuất khẩu(offshoring).

Nếu phân loại theo nội dung công việc gia công: Có 3 loại chính là
gia công dịch vụ công nghệ thông tin(Information Technology
Outsourcing-ITO); Gia công trong sản xuất kinh doanh (Business Process
Outsouring-BPO) và Gia công trong nghiên cứu thiết kế(Knowledge
Process Outsourcing-KPO).
Gia công phần mềm tạo cơ hội cho các quốc gia có trình độ công nghệ
chưa phát triển nhưng có nguồn lao động có chất lượng có thể tham gia
vào sản xuất phần mềm, để từ đó học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia có
nền công nghiệp phần mềm phát triển, tiếp thu công nghệ mới và nâng
cao trình độ phát triển của ngành công nghiệp phần mềm trong nước. Gia
công phần mềm có thể coi là bước đệm cho sự phát triển của công nghiệp
phần mềm.
1.1.1.3.Khái niệm và đặc trưng công nghiệp phần mềm
a. Khái niệm công nghiệp phần mềm
Theo cùng sự cải tiến phát triển của phần cứng, nhu cầu về phần mềm
ngày càng gia tăng và đặt ra yêu cầu ngày càng cao về phần mềm. Các
phần mềm từ được sản xuất ở quy mô nhỏ đã dần dần phát triển, được sản
xuất với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn và dần hình thành một
ngành công nghiệp mới – công nghiệp phần mềm.


Công nghiệp phần mềm bao gồm tất các các hoạt động liên quan đến
phần mềm là các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và cung
ứng dịch vụ phần mềm.

b. Đặc trưng của công nghiệp phần mềm
Công nghiệp phần mềm là một ngành công nghiệp đặc biệt nên bên cạnh
việc mang đầy đủ các đặc điểm của một ngành công nghiệp thông thường
nó còn có các đặc trưng riêng biệt. Có 6 đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, công nghiệp phần mềm là ngành công nghiệp có chứa
hàm lượng chất xám rất cao trong các sản phẩm. Khác với các ngành
công nghiệp khác, công nghiệp phần mềm sử dụng rất it nguyên liệu thô
ban đầu mà phát triển chủ yếu dựa trên trí tuệ con người. Đây là một
ngành công nghiệp lý tưởng khi tạo ra giá trị lớn nhưng tiêu thụ rất ít
năng lượng và nguyên liệu thô.
Thứ hai, nếu như nền tảng của nền công nghiệp nặng, nhẹ là nhà
xưởng máy móc, dây truyền công nghệ thì trong nền công nghiệp phần
mềm, điều quan trọng nhất là trí tuệ của con người. Đây là yếu tố sản xuất
không chịu ảnh hưởng bởi quy luật lợi ích cận biên giảm dần.
Thứ ba, các sản phẩm của công nghiệp phần mềm được tiêu thụ
một các nhanh chóng, tốn ít chi phí vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất
đến nơi tiêu thụ. Khác với các ngành công nghiệp khác khi việc vận
chuyển và bảo quản ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí và giá thành sản
phẩm.
Thứ tư, sản phẩm của ngành công nghiệp phần mềm không bị tiêu
hao đi trong quá trình sử dụng mà ngược lại nó sẽ làm tăng giá trị của các
thành phần sử dụng nó lên gấp nhiều lần.
Thứ năm, nền CNPM tạo điều kiện cho các nước tuy chưa có nền
công nghiệp phát triển cao cũng có thể tham gia nếu có một tiềm năng
chất xám và một chính sách phù hợp.
Thứ sáu, Công nghiệp phần mềm là ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.
Tỷ suất lợi nhuận cao của công nghiệp phần mềm có thể được giải thích
bằng những đặc điểm trên của công nghiệp phần mềm:
Với sản phẩm là phần mềm có hàm lượng chất xám cao và đậm đặc, tiêu
tốn ít năng lượng và nguyên liệu thô, kinh doanh trong lĩnh vực phần

mềm chính là kinh doanh chất xám. Tri thức và trí tuệ là nguồn tạo ra giá
trị lớn nhất trong thời đại hiện nay. Đặc biệt với tính bảo mật và độc
quyền, giá trị của các sản phẩm từ tri thức càng lớn.
Phần mềm với khả năng nhân bản dễ dàng, chi phí nhân bản thấp hầu như
không đáng kể. Do đó công nghiệp phần mềm gần như không phải chịu
giới hạn của khả năng sản xuất. Đặc biệt với chi phí vận chuyển và bảo
quản rất thấp, giảm thiểu rất nhiều chi phí cho ngành công nghiệp phần
mềm.
Hiện nay, nhu cầu về các chương trình phần mềm trên thế giới vẫn còn
rất lớn và thậm chí còn chưa thể hình dung được độ lớn cụ thể. Chính vì


vậy, các công ty phần mềm có được một môi trường rộng lớn đủ để phát
huy sáng tạo. Mặc dù công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm đã
có những bước tiến bộ dài song vẫn còn khá nhiều lĩnh vực để tiếp tục
nghiên cứu phát triển tin học hoá và ứng dụng công nghệ thông tin.
Thị trường cho công nghiệp phần mềm là vô cùng rộng lớn. Với sự phát
triển của công nghệ, công nghiệp phần mềm cũng thay đổi không ngừng
với vai trò ngày càng lớn. Sự phát triển của công nghiệp phần mềm là
một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất của các cuộc suy thoái và
khủng hoảng kinh tế.
1.1.1.4. Điều kiện để phát triển công nghiệp phần mềm
Để phát triên công nghiệp phần mềm đặt ra nhiều yêu cầu và thách thức
cho các nền kinh tế, có thể khái quát chung qua 5 yếu tố điều kiện cơ bản
để phát triển công nghiệp phần mềm.
Thứ nhất, nguồn nhân lực. Công nghiệp phần mềm là nền công nghiệp
dựa trên tri thức con người là nhân tố trung tâm mang yếu tố quyết định.
Do đó, nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản nhất để đảm bản một nền công
nghiệp phần mềm tồn tại và phát triển.
Thứ hai, vốn. Công nghiệp phần mềm còn chịu ảnh hưởng bởi cơ sở hạ

tầng vật chất, các chi phí để nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chi phí
marketing bán hàng, chi phí cho đội ngũ quản lý và các chi phí khác. Tất
cả các yếu tố này đều cần có vốn để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt
động.
Thứ ba, công nghệ. Trong bất cứ ngành công nghiệp nào, công nghệ cũng
có ảnh hưởng tạo ra sự khác biệt và tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Thứ tư, thị trường. Thị trường, đặc biệt là thị trường đầu ra là yếu tố ảnh
hưởng đến tất cả các ngành công nghiệp. Nếu có một thị trường tiêu thị
rộng lớn, ổn định sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp phần mềm tái sản
xuất và mở rộng quy mô.
Thứ năm, các quy chế, chính sách của nhà nước. Đây là yếu tố thúc đẩy
cho ngành công nghiệp phần mềm phát triển.
1.1.2. Tổng quan về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị toàn cầu
1.1.2.1. Tổng quan về chuỗi giá trị
Thuật ngữ chuỗi giá trị được giáo sư Michael Porter, trường Đại học
Harvard đưa ra lần đầu tiên vào năm 1985 trong cuốn sách phân tích
về lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage), khi khảo sát kỹ các hệ
thống sản xuất, thương mại và dịch vụ đã đạt tới tầm ảnh hưởng rất lớn ở
Mỹ và các quốc gia phát triển khác. Theo giáo sư “Chuỗi giá trị là tổng
thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm hoặc
dịch vụ nào đó. Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình tương tác giữa các
yếu tố cần và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm và các hoạt động
phân phối, tiêu thụ sản phẩm, nhóm sản phẩm đó theo một phương thức
nhất định. Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi
công đoạn của chuỗi.”


Trong công trình nghiên cứu của M.Porter (1985) về lợi thế cạnh tranh,
Porter đã dùng khái niệm chuỗi giá trị để phân tích đánh giá xem một
doanh nghiệp nên định vị thế nào trên thị trường trong mối quan hệ với

các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác. Ông đã tìm các
phân tích lợi thế cạnh tranh bằng cách tách biệt các hoạt động trong chuỗi
hoạt động và phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ chuỗi giá
trị đó. Porter cho rằng, chuỗi giá trị gồm có 9 hoạt động, trong đó có 5
hoạt động cơ bản và 4 hoạt động bổ trợ.
Hình 1.1: Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp
(Nguồn: M.Porter, Competitive Advantage,1985)
Những hoạt động cơ bản thể hiện một chuỗi những công việc, từ cũng cấp
nguyên liệu đầu vào, gia công sản phẩm, phân phối sản phẩm đến hoạt
động bán và các dịch vụ sau bán hàng. Các hoạt động cơ bản này trực tiếp
liên quan đến luồng di chuyển của quá trình tạo ra giá trị sử dụng của sản
phẩm và đưa sản phẩm đến với người sử dụng, do đó có thể coi đây là các
hoạt động trực tiếp.
Năm hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị của M.Porter bao gồm:
- Hậu cần nội bộ (Inbound logistics): bao gồm các hoạt động như tiếp
nhận, lưu kho, kiểm soát nguyên vật liệu tồn kho..
- Hoạt động sản xuất (operations): bao gồm tất cả các hoạt động của máy
móc, dây chuyền, đóng gói bao bì, kiểm tra chất lượng…nhằm biến
nguyên liệu đầu vào thành thành phẩm.
- Hậu cần bên ngoài (outbound logistics): là toàn bộ hoạt động nhằm đưa
sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Marketing và bán hàng (marketing & sales) là các hoạt động marketing
trong đó hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng, quảng cáo, PR…
- Cung cấp dịch vụ khác (Services): bao gồm các hoạt động nhằm duy trì
và tăng giá trị sản phẩm như các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, bảo hành, lắp
đặt, nâng cấp…
Đi liên với 5 hoạt động cơ bản, là 4 hoạt động bổ trợ. 4 hoạt động này
không trực tiếp tham gia đến việc tạo ra giá trị sử dụng cho sản phẩm,
nhưng chúng tham gia vào quá trình tạo ra giá trị của các hoạt động cơ
bản. Vì vậy, các hoạt động này được coi là các hoạt động gián tiếp. Bốn

hoạt động bổ trợ bao gồm:
- Hạ tầng của doanh nghiệp: là khung quản lý chung của doanh nghiệp,
trong đó bao gồm cơ cấu tổ chức, các hệ thống kiểm soát và văn hóa
doanh nghiệp.
- Quản trị nguồn nhân lực: là hoạt động đảm bảo doanh nghiệp có thể sử
dụng hợp lý nguồn nhân lực để tạo ra giá trị.
- Phát triển công nghệ: Là hoạt động liên quan đến việc phát triển các sản
phẩm và các phương pháp công nghệ mới.


- Mua sắm: Là hoạt động quản trị sự thu mua, để quản lý sự lưu thông
vật tư qua chuỗi giá trị từ cung cấp đến sản xuất và đi vào phân phối.
Nghiên cứu cũng đã phát triển quan điểm chuỗi giá trị này trên phạm vi
nhiều doanh nghiệp và gọi đây là Hệ thống giá trị(value system). Theo
M.Porter, hệ thống giá trị bao gồm liên kết giữa nhiều chuỗi giá trị giữa
các doanh nghiệp với nhau. Khái niệm Hệ thống giá trị rộng hơn khái
niệm chuỗi giá trị, nó được dùng để mô tả hoạt động tạo ra giá trị của hệ
thống với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp vào việc tạo ra sản phẩm
đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng bắt đầu từ khâu cung ứng nguyên
liệu khô đến dịch vụ phân phối tới tay người tiêu dùng.
Một hướng nghiên cứu khác về chuỗi giá trị là của hai nhà khoa học
Raphael Kaplinsky và Mike Morris. Trong cuốn sách “Handbook for
value chain” năm 2001 của 2 ông cùng là đồng tác giả, 2 nhà khoa học đã
đưa ra một quan điểm về chuỗi giá trị. “ Chuỗi giá trị là một loạt những
hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (một dịch vụ) từ lúc còn là khái
niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến khi phân phối đến
người tiêu dùng cuối cùng và xử lý sau khi sử dụng. (Kaplinsky 1999;
Kaplinsky & Morris 2001).”
Như vậy, có thể khái quát:


Theo nghĩa hẹp: Một chuỗi giá trị gồm một chuỗi các hoạt động
được
thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản lượng nào đó.

Theo nghĩa rộng: Chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động
do
nhiều đối tượng khác nhau tham gia thực hiện (người sản xuất sơ cấp,
người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến
nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ.
Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi nỗ
lực để tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi.
c. Cơ sở hình thành và khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu
Trong quá trình phát triển, nền kinh tế đã không bó hẹp trong phạm vi
một quốc gia, một khu vực, mà đã vươn lên ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Các chuỗi giá trị được hình thành trong từng quốc gia trước đó, cùng với
xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đã ngày càng mở rộng, và xâm
nhập vào các quốc gia khác, tạo thành chuỗi giá trị toàn cầu. Các hàng
hóa, dịch vụ ngày càng đòi hỏi chất lượng cao, từ các sản phẩm công
nghiệp nặng hay sản phẩm tri thức như công nghiệp phần mềm, đều phải
trải qua một chu kỳ, từ nghiên cứu, thử nghiệm, cải tiến, sản xuất đến
phân phối. Quy mô thị trường ngày càng được mở rộng, một công ty, một
quốc gia sẽ bị hạn chế về khả năng cũng như tốn rất nhiều nguồn lực nếu
tập trung để hoàn thành toàn bộ quy trình trong chuỗi giá trị. Do đó,
chuỗi giá trị toàn cầu được hình thành và ngày càng được nối dài.


Nếu trong chuỗi giá trị, các hoạt động trong chuỗi được thực hiện trong
phạm vi một doanh nghiệp, một quốc gia, thì với chuỗi giá trị toàn cầu,
các mắt xích trong chuỗi đã vượt ra phạm vi ngoài biên giới. Sản phẩm có
thể được nghiên cứu phát triển ở quốc gia này, thiết kế ở quốc gia khác,

gia công sản xuất ở một quốc gia khác nữa và được phân phối bán hàng
trên toàn cầu. Các doanh nghiệp từ nhiều quốc giá trên thế giới sẽ trở
thành những mắt xích quan trọng và có thể chi phối sự phát triển của
chuỗi giá trị .
Như vậy, chuỗi giá trị toàn cầu(GVC) là một chuỗi các hoạt động sản
xuất- kinh doanh, có sự tham gia của nhiều quốc gia, trong đó các chủ thể
kinh tế(các quốc gia hoặc các doanh nghiệp) trên toàn thế giới tham gia
vào các công đoạn khác nhau trong một chuỗi thống nhất xuyên xuốt từ
thị trường cung ứng tới thị trường tiêu dùng toàn cầu với mục đích tạo
được giá trị hiệu quả nhất cho người tiêu dùng. Có thể khái quát các mắt
xích chính trong chuỗi giá trị toàn cầu bao gồm: Nghiên cứu phát
triển(R&D)- thiết kế (Product Design)- sản xuất(Production)- Hậu
cần(Logistics)- phân phối(Distribution)- tiêu thụ(Marketing).
Việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là một xu thế tất yếu cho các doanh
nghiệp. Cùng với sự phân công lao động ngày càng sâu sắc, tham gia
chuỗi giá trị toàn cầu sẽ giúp chuyên môn hóa trong từng công đoạn sản
xuất, tận dụng hết được lợi thế so sánh của từng doanh nghiệp/quốc gia,
từ đó tăng hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp và tăng thu nhập cho các
chủ thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
d. Phân loại chuỗi giá trị toàn cầu
Trong tác phẩm “A Commodity Chains Framework for Analyzing Global
Industries”, Gary Gereffi dựa vào nhân tố chi phối chuỗi đã chỉ ra có hai
loại chuỗi giá trị khác nhau cơ bản, đó là chuỗi giá trị do người bán chi
phối và chuỗi giá trị do người mua chi phối.
Chuỗi giá trị do người bán chi phối (Producer-driven commodity chain)
là chuỗi trong đó các công ty, chủ yếu là các công ty đa quốc gia đóng vai
trò trung tâm trong việc kết hợp hệ thống sản xuất (bao gồm cả liên kết
xuôi chiều và ngược chiều). Đây là đặc điểm của ngành sản xuất chiếm
dụng nhiều vốn và đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao như điện thoại, máy
bay, sản phẩm bán dẫn và máy móc công nghiệp.

Chuỗi giá trị do người mua chi phối (Buyer-driven comodity chain) là
chuỗi trong đó những nhà bán lẻ lớn và các nhà sản xuất uy tín đóng vai
trò then chốt trong việc thiết lập hệ thống sản xuất phi tập trung tại các
nước đang phát triển, mà đặc biệt là tại các nước thuộc thế giới thứ ba.
Loại chuỗi này phổ biến ở các ngành sử dụng nhiều lao động, sản xuất
hàng tiêu dùng như hàng dệt may, giày dép, đồ chơi, đồ gia dụng, đồ điện
tử và các loại đồ thủ công.


Bảng 1.1: So sánh chuỗi giá trị do người bán và người mua chi phối
Các tiêu chí
Chuỗi do người bán
chi phối
Chuỗi do người mua chi phối
Hoạt động chi phối
Sản xuất công nghiệp
Thương mại
Năng lực cốt lõi
Nghiên cứu và phát triển, Sản xuất
Thiết kế, Marketing
Rào cản gia nhập
Lợi thế kinh tế theo quy mô
Lợi thế kinh tế đặc thù
Ngành hàng
Hàng tiêu dùng lâu bền, sản phẩm cấp trung, tư bản phẩm
Hàng tiêu dùng không lâu bền
Các ngành điển hình
Điện thoại, máy tính, máy bay
Hàng may mặc, giày dép, đồ chơi
Chủ thể sở hữu các công ty sản xuất

Các công ty xuyên quốc gia
Các công ty nội địa, chủ yếu ở các nước đang phát triển
Những liên kết hệ
thống chính
Đầu tư
Thương mại
Kết cấu hệ thống
Theo chiều dọc
Theo chiều ngang
(Nguồn: Gereffi, A Commodity Chains Framework for Analyzing Global
Industries,1999)


e. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Các yếu tố khách quan
- Nhu cầu của thị trường: Trước hết, khả năng phát triển các chuỗi giá trị
toàn cầu phụ thuộc vào sức cầu của thị trường toàn cầu. Khi nhu cầu của
thị trường tăng, khả năng đáp ứng tại chỗ của các nhà sản xuất trong nước
không đủ đáp ứng, sẽ là một thị trường tiềm năng có sức hút mạnh mẽ với
các nhà sản xuất nước ngoài. Trong xu thế hội nhập, thế giới ngày càng
trở nên phẳng, thị trường ngày càng được mở rộng, sẽ là một cơ hội cho
tất cả các doanh nghiệp, các quốc gia xâm nhập vào các thị trường nước
khác, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Sức ép cạnh tranh toàn cầu: Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa càng diễn
ra mạnh mẽ, thì sức ép đặt ra cho các doanh nghiệp càng tăng. Sức ép
cạnh tranh này đến từ các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp
khác trên khắp thế giới, buộc các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao
hiệu quả để có thể tồn tại và phát triển.Việc tham gia chuỗi giá trị toàn
cầu, thực hiện những công đoạn mà mỗi nước có lợi thế cạnh tranh riêng,

sẽ làm tăng hiệu quả cho toàn chuỗi giá trị.
- Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế: Ngày này việc hội nhập kinh tế quốc tế
đang là một xu thế tất yếu với tất cả các quốc gia. Sự hình thành các tổ
chức mang tính toàn cầu, các hiệp định thương mại tự do song phương và
đa phương...đang làm cho môi trường kinh doanh quốc tế công bằng và
thông thoáng hơn, tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, các
quốc gia có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu tại tất cả các mắt xích.
- Lợi thế quốc gia: Mỗi quốc gia đều có những lợi thế so sánh nhất định
của mình. Đây là cơ hội cho các quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu thế giới, với chất lượng tốt nhất và chi phí cạnh tranh nhất.

Các yếu tố chủ quan
- Năng lực của đơn vị sản xuất/kinh doanh: Sự thành công của các doanh
nghiệp khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trước hết phụ thuộc vào
chính năng lực của doanh nghiệp đó. Khi chuỗi giá toàn cầu được hình
thành, tính chuyên môn hóa tại các khâu trong chuỗi cao, đòi hỏi các
doanh nghiệp muốn tham gia chuỗi phải đáp ứng được những yêu cầu
nhất định, về trang thiết bị, trình độ lao động và trình độ quản lý. Nếu
được chuyển bị một cách kĩ lưỡng, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sẽ
chủ động và nhanh chóng đạt được thành công, ngược lại, sẽ chịu nhiều
thua thiệt và nhận được giá trị gia tăng thấp.
- Cơ chế chính sách của quốc gia/địa phương: Cơ chế chính sách của mỗi
quốc gia/địa phương có tác dụng khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
1.1.3. Đặc trưng chuỗi giá trị phần mềm toàn cầu
1.1.3.1. Mô hình chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm phần mềm
Từ mô hình chuỗi giá trị, có thể xác định mô hình chuỗi giá trị toàn cầu
của sản phẩm phần mềm gồm những mắt xích cơ bản: Hoạt động nghiên



cứu và phát triển (R&D); Sản xuất( Production); Phân phối(Distribution);
và Hỗ trợ khách hàng sau bán hàng( After Sale/Customer Support). Trong
mỗi mắt xích bao gồm những hoạt động khác nhau.

Hình 1.2: Mô hình chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm phần mềm
(Nguồn: www.pwc.com)
Chuỗi giá trị của sản phẩm phần mềm được bắt đầu từ mắt xích R&D.
Trong mắt xích này lại bao gồm các mắt xích nhỏ khác: Nghiên cứu
(Research); Phát triển( Development/Innovation); Lập kế
hoạch( Planning). Hoạt động R&D có thể xuất phát từ ý tưởng của chính
các công ty phần mềm hay từ yêu cầu của khách hàng.
Nối tiếp chuỗi giá trị là các mắt xích sản xuất, phân phối, và sau bán
hàng. Trong các mắt xích này cũng bao gồm các hoạt động khác nhau, và
các mắt xích được nối với nhau qua các hoạt động trên thị trường.
Đóng góp của từng mắt xích trong chuỗi giá trị cũng khác nhau. Hoạt
động R&D, phân phối và sau bán hàng được đánh giá có khả năng tạo ta
giá trị vượt trội hơn hẳn so với hoạt động sản xuất. Một mô hình nổi tiếng
về giá trị gia tăng tạo ra trong chuỗi giá trị phần mềm là “mô hình nụ
cười’ của Stan Shih. Mô hình này được ông StanShih – chủ tịch tập đoàn
Acer Đài Loan phát biểu vào năm 1992. Mô hình này được đưa ra cho


ngành điện tử nhưng đã được kiểm chứng trong nhiều ngành và trở thành
kinh điển trong quản trị kinh doanh.
Hình 1.3: Mô hình nụ cười Stan Shil
Theo mô hình nụ cười Stan Shil, trục hoành của đồ thị là dòng sản phẩm.
Dòng sản phẩm này chủ yếu được hình thành từ 3 khâu: R&D, sản xuất
và phần phối. Trục tung của đồ thị là trục giá trị gia tăng hay chính là lợi
nhuận. Có thể nhận thấy, phần sản xuất là phần có giá trị gia tăng thấp
nhất so với 2 vị trí còn lại.

Mô hình Stan Shil có thể cụ thể hơn nữa khi phân chia các hoạt động lớn
thành các hoạt động nhỏ bao gồm trong đó.
Hình 1.4: Cụ thể hóa mô hình nụ cười Stan Shill
( Nguồn: )
Như vậy, trong chuỗi sản phẩm, giá trị gia tăng sẽ tăng dần khi di chuyển
về hai phía của đồ thị, nghĩa là các hoạt động R&D và phân phối sẽ mang
lại lợi nhuận lớn hơn. Sản xuất hay gia công phần mềm ở đáy của chuỗi
giá trị, sẽ tạo ra giá trị gia tăng nhỏ nhất. Một xu hướng cho các nền công
nghiệp phần mềm phát triển sẽ là ngày càng di chuyển tiến về hai đầu của
đồ thị.
1.1.3.2. Đặc điểm cơ bản của các mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu của
sản phẩm phần mềm
a. Nghiên cứu và phát triển (R&D)
Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) là nhân tố quyết định sự thành
công của một công ty sản xuất phần mềm. Nắm giữ những công nghệ, bí
quyết mới sẽ đảm bảo ưu thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị
trường. Đây là hoạt động được đánh giá mang lại nhiều giá trị gia tăng
trong chuỗi giá trị.
Có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động R&D của các doanh nghiệp phần
mềm. Một số yếu tố có thể kể đến như quy mô tài chính của doanh
nghiệp, thị trường , hoạt động Marketing-bán hàng- sau bán hàng và cơ
chế chính sách.
Với những doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực tài chính mạnh, việc
dành kinh phí cho các hoạt động R&D sẽ dễ dàng hơn so với các công ty
quy mô nhỏ. Trong khi các công ty có quy mô nhỏ thường ưu tiên nguồn
vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng thiết bị, các công ty có quy mô lớn đầu tư
cho hoạt động R&D, giúp nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Lợi nhuận thu được
lại tiếp tục được dành một phần cho R&D, tạo thành động lực cho công ty
ngày càng phát triển và chiếm được lợi thế trên thị trường.
Yếu tố tiếp theo là yếu tố thị trường. Thị trường ngày càng cạnh tranh

quyết liệt, yêu cầu đối với sản phẩm phần mềm ngày càng cao, càng thúc


đẩy các doanh nghiệp phần mềm phải tiến hành các hoạt động R&D để có
thể cạnh tranh với các đối thủ và đứng vững trên thị trường.
Trong quá trình Marketing-bán hàng-sau bán hàng, doanh nghiệp nhận
được phản hồi từ người sử dụng, sẽ tiến hành nâng cấp, sửa chữa phần
mềm và cập nhật được yêu cầu, xu hướng của khách hàng cho hoạt động
R&D của doanh nghiêp.
Một yếu tố khác tác động đến hoạt động R&D là cơ chế chính sách. Nếu
nhận được những khuyến khích, ưu đãi của Nhà nước, Chính phủ cho
hoạt động R&D, các doanh nghiệp phần mềm sẽ có được những thuận lợi
để tiến hành hoạt động R&D của mình.
Do đặc điểm của ngành công nghiệp phần mềm, các sản phẩm chứa hàm
lượng chất xám cao, nên hoạt động R&D của ngành công nghiệp phần
mềm cũng có những khác biệt so với hoạt động R&D của các ngành công
nghiệp khác. Nếu các ngành công nghiệp khác, để tiến hành các hoạt
động R&D, máy móc thiết bị đóng một vai trò quan trọng, từ tiến hành
nghiên cứu, thử nghiệm đến sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh, thì đối
với công nghiệp phần mềm, hoạt động R&D phụ thuộc phần lớn vào trí
tuệ con người và sau khi hoàn thành khâu nghiên cứu và phát triển, sản
phẩm phần mềm gần như đã hoàn chính và có thể đưa vào sử dụng. Do
đó, có thể khẳng định, nghiên cứu và phát triển đóng vai trò trung tâm
trong sự phát triển của một doanh nghiệp phần mềm.
Bảng 1.2: Tỷ lệ chi phí cho hoạt động R&D trên doanh thu Quý 4/2014
tại một số tập đoàn phần mềm trên thế giới
Đơn vị tính: %
STT Công ty
R & D theo% của doanh số bán hàng
1

Autodesk Inc
28,81
2
Red Hat Inc.21.4
3
Adobe Systems 21,1
4
Netsuite Inc 19.9
5
Dassault Systemes 19,3
6
MicroStrategy Inc 19
7
Citrix Systems
18.2
8
Nuance Communications Inc 17.2
9
Symantec Corp. 17.1
10
SunGard Data Systems 14.1
12
salesforce.com Inc 14,26
13
Computer Associates
13.9
14
Microsoft Corp. 13.2
15
SAP AG

12.8
Nguồn: www.pwc.com
Theo dõi bảng số liệu tỷ lệ chí phí cho hoạt động R&D trên doanh thu
quý 4/2014 của các công ty phần mềm hàng đầu thế giới, có thể nhận
thấy các công ty này đã dành một nguồn đầu tư đáng kể cho hoạt động


R&D. Hoạt động R&D chủ yếu được diễn ra tại các nước lớn, với ngành
công nghiệp phần mềm phát triển, có nguồn nhân lực chất lượng cao và
các điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển phần mềm.
b. Hoạt động sản xuất
Sản xuất phần mềm là công đoạn sử dụng những ngôn ngữ lập trình để
viết những ý tưởng thành những sản phẩm phần mềm để đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng đặt ra hoặc tạo ra được những nhu cầu mà khách
hàng chưa biết đến.
Hình 1.5: Các công đoạn sản xuất sản phẩm phần mềm
(Nguồn: www.pwc.com)
Hoạt động sản xuất phần mềm bao gồm các công đoạn: Phân tích yêu
cầu(Process Analysis); Cấu trúc(Architecture); Đặc tả kỹ thụât
(Specification); Mã hoá(Coding); Kiểm tra bộ phận (Test component);
Kiểm tra cuối cùng(Final test); Tích hợp hệ thống(System intergration).
Trên thực tế các hoạt động như đặc tả kỹ thuật hay mã hóa là những hoạt
động được làm dựa trên những ngôn ngữ lập trình có trước nên thường
yêu cầu kỹ thuật không cao, các công ty phần mềm thường tiến hành đặt
hàng các hoạt động này tại các nước có lao động giá rẻ để giảm chi phí.
Do vậy, chi phí cho công đoạn sản xuất mà các nước đi thuê gia công
phải trả là rất thấp, chiếm một phần rất nhỏ so với giá trị cuối cùng mà
sản phẩm phần mềm tạo ra. Sản xuất phần mềm chính là công đoạn tạo ra
giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị.
c. Hoạt động phân phối/tiêu thụ sản phẩm

Cùng với hoạt động R&D, hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm là hoạt
động mang lại giá trị gia tăng cao. Hiện nay, khi thị trường ngày càng
cạnh tranh gay gắt, trong khi vòng đời của sản phẩm công nghệ ngày
càng ngắn, thì hoạt động phân phối/tiêu thụ sản phẩm càng quan trọng.
Trên thế giới, các phần mềm hầu hết được phân phối bởi các công ty, các
tập đoàn lớn về CNTT. Sự thành công của các tập đoàn, một phần đến từ
chất lượng sản phẩm, một phần khác đến từ khả năng Marketing, xúc tiến
giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Tuy mạng lưới phân phối/tiêu thụ sản
phẩm ngày càng phát triển, nhưng vẫn tồn tại những điểm chưa thể vươn
tới. Đây sẽ là cơ hội cho các công ty, các quốc gia có thể liên kết, tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
d. Hoạt động hỗ trợ khách hàng sau bán hàng
Trong điều kiện mạng lưới phân phối rộng khắp thế giới, hoạt động hỗ trợ
khách hàng sau bán hàng cũng là một điều quan tâm của người tiêu dùng.
Đây là hoạt động quan trọng, khi có sự tương tác cao với người tiêu dùng,
sẽ là một yếu tố cho hoạt động R&D phát triển, góp phần tạo nên thương
hiệu, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm phần mềm.
1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ


Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, các doanh
nghiệp có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở tất cả các khâu, từ
nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm
đến hỗ trợ khách hàng sau bán hàng.
1.2.1. Xét theo hình thức quản trị chuỗi
Dựa trên hình thức quản trị chuỗi giá trị, sự tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu có thể được thực hiện theo 4 phương thức:
1.2.1.1. Bán hàng cho người mua độc lập trên thị trường tự do nước ngoài
Có thể dễ dàng nhận thấy, doanh nghiệp tham gia theo phương thức này
là dựa trên quan hệ giản đơn, mua bán hàng hóa trên thị trường. Sự tham

gia của doanh nghiệp và mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong
toàn mạng lưới khá đơn giản, thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế (phổ biến là hình thức mua đứt, bán đoạn). Trọng tâm của quan
hệ giữa người mua và người bán là vấn đề giá cả và quan hệ thường chấm
dứt khi hàng hóa đã được giao,tiền hàng đã được thanh toán. Đây là cấp
độ tham gia thấp nhất và đơn giản nhất của doanh nghiệp trong chuỗi giá
trị.
1.2.1.2. Bán hàng cho bạn hàng nước ngoài quen biết, có quan hệ hợp tác
và liên kết chặt chẽ hơn với đối tác nước ngoài thông qua đầu tư, liên
doanh, nhượng quyền thương mại…
Cấp độ tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị theo các hình thức
này phức tạp và sâu sắc hơn. Mức độ liên kết doanh nghiệp trong mạng
lưới cũng tăng lên, yêu cầu về tích hợp thông tin và năng lực tham gia
liên kết cũng đòi hòi cao hơn rất nhiều so với hình thức đơn giản dựa
trên quan hệ thị trường. Doanh nghiệp phải đạt được trình độ quốc tế hóa
nhất định mới có thể tham gia vào các liên kết dạng này. Những dạng phổ
biến khi doanh nghiệp tham gia các liên kết này có thể là hoạt động
nhượng quyền thương mại, một số công đoạn thuê ngoài…
1.2.1.3. Tham gia với vai trò là một mắt xích, một bộ phận trong mạng
lưới liên kết dọc của các công ty xuyên quốc gia
Hình thức phổ biến của việc tham gia mạng lưới này là các dạng liên kết
phụ thuộc và liên kết dọc. Các công ty xuyên quốc gia (TNC) trong chiến
lược toàn cầu của mình ngày càng có xu hướng thuê ngoài các hoạt động
đơn giản, công nghệ không phức tạp hoặc chuyển ra nước ngoài sản xuất
(offshoring) một số công đoạn nhằm đạt được giá trị gia tăng cao nhất.
Do vậy mà tạo ra những cơ hội mới cho sự tham gia của các doanh
nghiệp các nước có lợi thế so sánh trong lĩnh vực/công đoạn nhất định.
Nhìn chung, các nước đang phát triển đều rất nỗ lực trong việc cải thiện
môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh và xây dựng các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhằm thu hút vốn đầu tư trực

tiếp từ nước ngoài (FDI), đặc biệt là FDI của các TNC, cho phát triển sản
xuất kinh doanh của nước mình.
1.2.1.4.Tham gia với tư cách là người thống lĩnh chuỗi giá trị


×