Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

HIỆN TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.43 KB, 58 trang )

Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
HIỆN TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM
VIỆT NAM
1. Tổng quan về doanh nghiệp phần mềm
1.1 Khái niệm
Doanh nghiệp CNTT là các doanh nghiệp được xem là chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực CNTT, nếu có trên một nửa số hạng mục đăng ký kinh
doanh (từ 50% trở lên) thuộc lĩnh vực CNTT
DNPM là doanh nghiệp có từ 50% doanh số CNTT là doanh số phần
mềm
1.2 Phân loại DNPM Việt Nam
Theo sự phân loại của Hội Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh, DNPM
trong nước được tạm xếp vào 4 nhóm: rất nhỏ (micro), nhỏ (small), vừa
(middle), một số ít có quy mô lớn (large) và hàng đầu (top).
 Doanh nghiệp rất nhỏ (micro) : dưới 10 nhân lực và /hoặc doanh số tối
đa đến 30.000 USD/ năm; tương đương khoảng 2.500 USD/ tháng. (năng suất
tối đa 3.000 USD/ năm/ người).
 Doanh nghiệp nhỏ (small): từ 10 đến dưới 30 nhân lực và /hoặc doanh
số từ 100.000 USD/ năm đến tối đa là 150.000 USD/ năm; tương đương từ
8.500 USD/ tháng đến tối đa là 12.500 USD/ tháng. (năng suất tối đa 5.000
USD/ năm/ người).
 Doanh nghiệp vừa (middle): từ 30 đến dưới 100 nhân lực và /hoặc
doanh số từ 250.000 USD/ năm đến tối đa là 800.000 USD/ năm; tương
đương từ 20.000 USD/ tháng đến tối đa 60.000 USD/ tháng (năng suất tối đa
8.000 USD/ năm/ người).
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc1
1
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam


____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
 Doanh nghiệp lớn (large): từ 100 đến dưới 300 nhân lực và /hoặc doanh
số từ 2.000.000 USD/ năm đến tối đa là 3.000.000 USD/ năm; tương đương
170.000 USD/ tháng đến tối đa là 250.000 USD/ tháng (năng suất tối đa
10.000 USD/ năm/ người).
 Doanh nghiệp hàng đầu (top): trên 300 nhân lực. Năng suất từ 10.000
USD/ tháng/ người.
1.3 Tỷ lệ DNPM trong số các DN đăng ký hoạt động PM
Năm 2002, cả nước có khoảng 350 đơn vị đăng ký hoạt động sản xuất
kinh doanh CNTT, trong đó có khoảng 200 đơn vị đăng ký hoạt động phần
mềm. HCA ước lượng trong số này có khoảng 40% số đơn vị đăng ký (80 đơn
vị) nhưng không hoạt động, 25% (50 đơn vị) hoạt động rồi ngưng, khoảng
35% (70 đơn vị) sẽ bổ xung vào số đơn vị phần mềm “sống được” (Nguồn:
Báo Cáo Toàn Cảnh CNTT 2003 – HCA).
Tỷ lệ này không thực sự phán ánh tình trạng khó khăn của DNPM. Con
số 40% đơn vị đăng ký nhưng không hoạt động trong lĩnh vực phần mềm là số
doanh nghiệp không chủ yếu làm phần mềm.
Tỷ lệ tình trạng “sống được” là 35% này trong trường hợp các địa
phương chưa có số liệu thống kê đầy đủ hoặc chưa tổ chức khảo sát hoặc chưa
tổ chức khảo sát số doanh nghiệp thực sự hoạt động trong lĩnh vực phần mềm.
Như vậy, trong 200 doanh nghiệp đăng ký hoạt động phần mềm trên đây,
số doanh nghiệp thực sự hoạt động phần mềm là 120 đơn vị, trong số này có
50 đơn vị (40%) hoạt động sau một thời gian rồi ngưng và có 70 đơn vị (60%)
tồn tại được. Dù sao, số doanh nghiệp tồn tại được cũng không phải là khả
quan đối với một ngành có triển vọng như ngành CNPM. Cần phải nâng tỷ lệ
sống được từ 60% như hiện nay lên 70% - 80%.
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc2
2

Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
1.4 Môi trường hoạt động của DNPM.
Trong kinh doanh, DNPM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố chủ quan và
khách quan. Tuy nhiên, có thể nói rằng DNPM chịu tác động mạnh mẽ của
môi trương kinh doanh và môi trường xã hội. Các chính sách ưu đãi trong
CNPM và việc hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước là 2 yếu tố tích cực đến
sự phát triển CNTT tác động khá tiêu cực đến DNPM. Có thể nói các doanh
nghiệp CNTT nói chung và DNPM nói riêng đã chịu tác động mạnh mẽ của
môi trường kinh doanh và môi trường xã hội, trong đó có yếu tố quan trọng là
chính sách của Nhà nước và hoạt động của bộ máy quản lý từ cấp trung ương
đến các địa phương.
Trong các năm từ 2000 đến 2004, các chính sách của Đảng và Chính phủ
liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam đã được triển khai từng
bước, bắt đầu từ việc ban hành chiến lược, xây dựng kế hoạch tổng thể ứng
dụng và phát triển CNTT đến năm 2005, xây dựng các bộ máy cấp vĩ mô là
Bộ Bưu chính, Viễn thông; đổi mới Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT, kiện toàn
bộ máy Nhà nước về CNTT tại địa phương, thành lập các Sở Bưu chính, Viễn
thông tại TP. HCM, Hà Nội và các tỉnh thành.
Năm 2004, Chính phủ cũng thể hiện việc đặc biệt khuyến khích đầu tư
vào ngành CNPM bằng các chính sách thuế ưu đãi ở mức cao nhất. Ngày 22
tháng 12 năm 2004, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 123/2004/TT-BTC
hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
và làm dịch vụ phần mềm. Những ưu đãi này tập trung vào thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu và thuế thu nhập cá nhân.
Trong 2 năm 2004 và 2005, Quốc Hội và các bộ ngành cũng đã soạn thảo
các dự thảo Luật Giao dịch điện tử, Luật Sở hữu trí tuệ và Luật CNTT. Năm
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc3

3
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
2004 là năm đầu tiên Chính phủ duyệt chương trình xúc tiến thương mại cho
các doanh nghiệp CNTT, thông qua các hiệp hội. Năm 2005 cũng là năm đầu
tiên Bộ Bưu chính, Viễn Thông xây dựng các kế hoạch phát triển CNPM, phát
triển bưu chính-viễn thông và Internet và gần đây nhất là chiến lược phát triển
CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2010.
Nhìn chung, các ý kiến của DNPM đều cho rằng môi trường chính sách
có tác động tích cực đối với hoạt động doanh nghiệp. Các cầu nối giữa doanh
nghiệp với chính quyền thông qua tổ chức hiệp hội, các kênh truyền thông đã
có nhiều thuận lợi. Cộng đồng CNTT và doanh nghiệp đã được tiếp cận từ
cộng đồng hoặc từ chính quyền địa phương đã đến được với lãnh đạo cấp cao
của đất nước, nhiều thành tích hoạt động đã được ghi nhận kịp thời.
Mặc dù vậy, việc không xây dựng được các kế hoạch cụ thể trong các
năm vừa qua do bộ máy chuyên trách quản lý ngành CNTT từ trung ương đến
các địa phương mới thành lập, đang trong quá trình kiện toàn tổ chức đã hạn
chế phần nào sự tăng trưởng của DNPM. Mặt khác, các cơ chế chính sách cụ
thể chậm được ban hành cũng khiến cho việc mở rộng thị trường ở khu vực
nhà nước gặp trở ngại. Sự thiếu nhất quán trong việc thực thi các chủ trương
chính sách ưu đãi cho phát triển CNPM đã đem lại những quan ngại cho các
nhà đầu tư vào lĩnh vực CNPM.
1.5 Đánh giá nhu cầu của các DNPM để hình thành và phát triển
Vốn
Vấn đề thiếu vốn để có thể thành lập, sản xuất và phát triển của DNPM
hiện nay chưa có giải pháp hỗ trợ nào được thực thi. Quy đầu tư mạo hiểm
hay còn được gọi là đầu tư triển vọng là một hoạt động kinh doanh không
nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp. Có ý kiến cho rằng tìm nguồn vốn là vấn

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc4
4
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
đề của doanh nghiệp và của ngân hàng. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
thì phải vay vốn ở ngân hàng theo quy định cần thiết như thế chấp tài sản.
Điều này đúng trong trường hợp bình thường, phát triển ngành CNPM thì cần
tìm ra giải pháp có tính đột phá. Nhà nước cần chấp nhận một tỷ lệ tổn thất
trong việc hỗ trợ DNPM vay vốn. Đây cũng là yêu cầu để nâng cao tỷ lệ
“sống được” của DNPM. Sự tổn thất từ 60% đến 70% doanh nghiệp hoặc nếu
chỉ là 50% cũng là một tổn thất rất lớn không những về chi phí xã hội mà còn
làm chậm việc đạt được mục tiêu phát triển CNPM.

Nhân sự
DNPM không nêu vấn đề thiếu nhân sự, không nêu vấn đề nhân sự thiếu
trình độ mà nêu khó khăn vì nhân sự không ổn định. Như vậy, nhu cầu về
nhân sự mà một trong số công ty nêu ra có thể là vấn đề bức bách nhưng
không hẳn là vấn đề cơ bản. Cần bảo đảm để giải quyết một khủng hoảng
thiếu nhưng không đem đến một khủng hoảng thừa. Khủng hoảng thừa có thể
không chỉ vi chưa xác định địa chỉ cung cấp mà còn có thể vì chưa tạo đủ điều
kiện môi trường để các địa chỉ đó xuất hiện trên thực tế. Có trường hợp doanh
nghiệp một năm trước còn xem nhân lực là vấn đề bức xúc nhưng ngay trong
năm sau đã giải quyết ổn thoả nhu cầu phát triển nhân sự của mình.
Trở lại vấn đề nhân sự không ổn định của các DNPM vừa và nhỏ, chúng
ta thấy không chỉ là nhân sự không ổn định mà bản thân các doanh nghiệp khó
giữ được sự ổn định. Như vậy vấn đề chính là việc xây dựng và định hình
được môi trường kinh doanh ổn định cho DNPM. Đây chính là vấn đề khó
khăn cho các DNPM, đặc biệt trong buổi đầu thành lập.

Thị trường
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc5
5
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
Hai thiếu thốn lớn của DNPM trong vấn đề thị trường là thiếu thông tin
và thị trường không ổn định. Trong đó, thiếu thông tin là vấn đề lớn nhất.
DNPM ngoài việc tự bản thân phải thu thập thông tin thì rất cần được hỗ trợ
từ nhà nước những thông tin về thị trường, như các quốc gia khác vẫn làm để
hỗ trợ DNPM của họ.
Đối với thị trường CNTT nội địa, khách hàng lớn nhất hiện nay là khu
vực nhà nước. Hàng năm, DNPM cần được thông báo công khai, đầy đủ và
cùng lúc về nhu cầu thực hiện các dự án phát triển CNTT của các bộ ngành
trung ương cũng như các cơ quan, sở ngành của tất cả các địa phương. Đây là
một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của cơ quan quản lý CNTT các
cấp. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho DNPM phát triển thị trường, cần phải tháo
gỡ những ràng buộc làm cản trở tính cạnh tranh của doanh nghiệp, như giải
quyết nhu cầu kết nối viễn thông giá rẻ (qua vệ tinh chẳng hạn), tiết kiệm chi
phí cho những doanh nghiệp thực sự có nhu cầu. Điều nay sẽ làm tăng lợi thế
thu hút đầu tư vào ngành CNPM.
Những vấn đề của DNPM có quy mô lớn.
Bên cạnh sự tăng trưởng nhanh về số lượng các DNPM thì ngày càng
xuất hiện nhiều DNPM có tên thương hiệu, có đủ sức cung cấp các giải pháp
và sản phẩm tốt cho thị trường trong nước.
Quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn cũng đòi hỏi trình độ quản lý doanh
nghiệp ngày càng cao, càng có nhiều thách thức khác phát sinh.
Luật pháp về bảo hộ sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả vẫn còn nhiều
bất cập là mối lo ngại và nguy cơ rủi ro cao đối với các DNPM hàng đầu cung

cấp phần mềm trong nước. Nguy cơ tranh chấp sản phẩm có chiều hướng gia
tăng trong những năm tới, cũng như sự cạnh tranh của các phần mềm và giải
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc6
6
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
pháp từ nước ngoài là thách thức lớn đối với DNPM trong nước hiện nay.
1.6 Ứơc tính số lượng DNPM thực sự hoạt động trong cả nước
Tổng hợp số liệu điều tra DNPM đang hoạt động ở Hà Nội, TP. HCM và
các tỉnh thành khác, ta có số DNPM cả nước ước khoảng 722 đơn vị, theo
bảng sau:
Số lượng DNPM hiện đang hoạt động trong cả nước (Nguồn: HCA)

Ước tính doanh nghiệp phần
mềm
Số lượng Tỷ lệ
Hà Nội 290 40%
TP. Hồ Chí Minh 372 52%
Các tỉnh thành khác 60 8%
Cả nước 722 100%

2. Vai trò của các khu CNPM tập trung đối với sự phát triển
DNPM Việt Nam
2.1 Tình hình hoạt động của các khu CNPM tập trung
a) Trung tâm Công nghệ Phần mềm Sài Gòn (SSP)
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc7
7
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam

____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
Mục đích
SSP được thành lập năm 2000, tại một vị trí trung tâm thành phố, đặc biệt
thuận lợi về mặt địa lý. SSP được UBND thành phố quan tâm, đầu tư ngay từ
ban đầu bằng các khoản vay không lãi suất (14 tỷ đồng), cấp chuyển từ kinh
phí trung ương (khoảng 3 tỷ đồng), điều chuyển nhiệm vụ quản lý và khai
thác Phòng thí nghiệm CNTT từ Ban chỉ đạo CNTT Thành phố (giai đoạn
trước 2000), cho phép lắp đặt ăng ten VSAT kết nối Internet qua vệ tinh. Hiện
nay cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, vị trí của SSP vẫn là một môi trường lý
tưởng đối với các DNPM. Một trong các nhiệm vụ ban đầu, cũng như mục
đích thành lập SSP là để hình thành như một Vườn ươm hỗ trợ, nuôi dưỡng
các DNPM mới và non trẻ, chưa có đủ điều kiện để phát triển nhanh và là nơi
thực thi chính sách hỗ trợ các DNPM.
Quá trình hoạt động
Từ năm 2000 đến năm 2002, SSP là địa chỉ thu hút nhiều DNPM, hỗ trợ
về giá thuê văn phòng có chi phí thấp, kết nối Internet tốc độ cao. Từ sau năm
2002, đơn vị quản lý SSP liên tục tăng giá thuê văn phòng và các dịch vụ, làm
hàng loạt các DNPM vừa và nhỏ không thể trụ được tại đây. Cho đến thời
điểm năm 2005, tại SSP chỉ còn 01 doanh nghiệp quy mô lớn (Global
Cybersoft), cùng với 10 DNPM khác. Nhìn chung các DNPM trong SSP
không còn nhận được ưu đãi hay hỗ trợ gì nữa. Đơn vị chủ quản hiện nay của
SSP cũng trở thành một doanh nghiệp sản xuất phần mềm.
Như vậy xét về hiệu quả kinh tế thì việc khai thác toà nhà cho thuê có phần
nguồn thu tăng, do tăng giá thuê văn phòng, nhưng xét về mục đích ban đầu là
hỗ trợ, ươm tạo DNPM thì coi như không đạt được. Mặc dù chúng ta không
phủ nhận vai trò lịch sử của SSP là đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của Khu
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc8
8

Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
CNPM tập trung tại các địa phương, trong đó tại TP. HCM có Công viên Phần
mềm Quang Trung (2001), toà nhà E-Town của Công ty REE (2002), Khu
CNPM Đại học Quốc gia TP. HCM (2003).
b) Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC)
Mục đích
QTSC được thành lập từ năm 2001, với quy mô diện tích đến 43 ha, có
mục tiêu hình thành một cơ sở hạ tầng hoàn hảo để tiếp nhận các nhà đầu tư
trong và ngoài nước tới phát triển CNPM, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh
của ngành CNPM, mà SSP không thể thoả mãn được do có quy mô quá nhỏ.
QTSC còn là nơi thực thi các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, thu hút đầu tư đối với
các DNPM và các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện chức năng ươm
tạo DNPM.
Quá trình hoạt động
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo các điều kiện kinh doanh
cho các DNPM về cơ bản đã hoàn thành trong năm 2005. QTSC có hệ thống
viễn thông hiện đại vào bậc nhất, kết nối trực tiếp với 2 cổng ra quốc tế, tổng
băng thông 68Mbps. Các dịch vụ được cung cấp trong QTSC ngày càng hoàn
hảo như nhà hàng ăn uống, khu nhà ở và biệt thự, phương tiện đưa rước vận
chuyển. Các chính sách ưu đãi nhà đầu tư và hỗ trợ DNPM được triển khai có
hiệu quả tại QTSC.Tại đây đã thu hút được các nhà đầu tư đăng ký thuê đất,
lấp đầy toàn bộ diện tích và hiện các nhà đầu tư đang tiến hành xây dựng các
toà nhà cao ốc văn phòng hiện đại, phục vụ các DNPM với tổng vốn đầu tư
đăng ký trên toà nhà cao ốc văn phòng hiện đại, phục vụ các DNPM với tổng
vốn đầu tư đăng ký trên 1000 tỷ đồng. Trong thời gian từ năm 2001 đến nay,
QTSC đã tiếp nhận và hỗ trợ ra đời 65 DNPM mới. Thương hiệu và khả năng
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc9

9
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
thu hút đầu tư của QTSC ngày càng được củng cố. Các hoạt động hỗ trợ
DNPM bên trong QTSC, mà tiêu biểu là các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp
(business matching), các hoạt động xúc tiến thương mại cộng với chính sách
ưu đãi giá cho thuê văn phòng, dịch vụ hoàn hảo đã tạo môi trường kinh
doanh có tính cạnh tranh cao cho các DNPM.
Môi trường thuận lợi với các dịch vụ dùng chung trong QTSC là nguyên
nhân trực tiếp đem lại hiệu quả hoạt động của DNPM. Tỷ lệ sống sót của các
DNPM tại QTSC đạt 70%, là cao gấp đôi so với tỷ lệ 35% DNPM sống sót tại
TP. Hồ Chí Minh. QTSC đang là một mô hình Khu CNPM tập trung hoạt
động hiệu quả, đúng với định hướng của lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh. QTSC sẽ
là nơi đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của CNPM TP. HCM, là nơi
thu hút các DNPM có quy mô lớn vào hoạt động, đặc biệt là các DNPM với
định hướng khai phá các thị trường mới như thị trường Nhật Bản.
Tồn tại lớn nhất hiện nay đối với QTSC là vấn đề giao thông đi lại bên
ngoài chưa được giải quyết dứt điểm đang gây khó khăn lớn cho các DNPM
hoạt động bên trong QTSC.
c) Toà nhà E-Town
Toà nhà E-Town được hình thành từ dự án xây dựng toà cao ốc của Công
ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE. E-Town được xây dựng từ năm 2001 và bắt
đầu đi vào hoạt động cuối năm 2002. E-Town có tổng diện tích văn phòng trên
30.000 m
2
, là nơi cung cấp môi trường làm việc khá lý tưởng cho các DNPM
thuê. Hiện nay tại E-Town có 20/107 doanh nghiệp CNTT đang hoạt động,
với khoảng 1000 chuyên gia CNTT. Hiện tại Công ty REE đang có dự án xây

dựng toà nhà E-Town 2 để tiếp tục làm văn phòng cho các DNPM thuê và mở
rộng sản xuất.
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc10
10
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
d) Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP. HCM
Dự án Khu CNPM Đại học Quốc gia TP. HCM (VNU-ITP) được khởi
động từ năm 2001, đến cuối năm 2005, VNU-ITP đã quy hoạch được 23,8 ha
đất để phát triển, xây dựng xong Giai đoạn I khuôn viên gần 8 ha, với trên
17.000 m
2
văn phòng làm việc.
Hiện nay tại VNU-ITP có 4 trung tâm đào tạo nhân lực và phát triển phần
mềm trực thuộc Đại học Quốc gia (CITD, Unisoft, Pronet, DATAGis, …)
cùng một số doanh nghiệp thuê văn phòng để hoạt động, với tổng số trên 100
người. Hoạt động ươm tạo công nghệ dành cho đối tượng là các sinh viên và
giáo viên chuyên ngành CNTT đã được khởi động tại đây từ năm 2002, hiện
nay vẫn đang được tiếp tục với một số dự án quy mô nhỏ.
2.2 Vai trò hỗ trợ phát triển DNPM của các khu CNPM tập trung
a) Ưu thế của các khu CNPM tập trung
Khu CNPM tập trung là các khu sản xuất phần mềm quy mô lớn, tập trung
nhiều DNPM. Đây còn là nơi các nhà khoa học, các lập trình viên được tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất để nghiên cứu – phát triển sản phẩm mới, tạo ra
các sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám cao. Bên cạnh chức
năng sản xuất và dịch vụ của các DNPM, ba lĩnh vực được đặc biệt ưu tiên và
hỗ trợ trong các khu CNPM tập trung là nghiên cứu và phát triển trong công
nghệ phần mềm, đào tạo nhân lực chất lượng và trình độ cao, ươm tạo DNPM

mới cho ngành CNPM. Các nghiên cứu trên toàn thế giới còn cho thấy có 04
điều kiện quan trọng để các khu CNPM tập trung phát triển là :
 Sự tiếp cận dễ dàng những nguồn nhân lực lành nghề.
 Khả năng kết nối viễn thông và Internet với chi phí thấp.
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc11
11
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
 Dễ dàng và thuận tiện trong giao thông (gần sân bay quốc tế).
 Có các điều kiện sống và sinh hoạt chất lượng cao.
Xây dựng và phát triển các khu CNPM tập trung là một trong những yếu tố
hàng đầu trong phát triển CNPM và phải dựa trên hai yếu tố chính là “dành
các chính sách ưu đãi tối đa” và “đầu tư tập trung có trọng điểm” vào một số
khu CNPM tập trung. Làm tốt việc này, các khu CNPM tập trung sẽ trở thành
hạt nhân cho nền CNPM quốc gia, là nơi sản sinh ra những DNPM có tầm vóc
lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thực tiễn ra đời và quá trình hoạt động của QTSC và các khu CNPM tập
trung khác tại TP. HCM trong 05 năm qua đã góp phần không nhỏ trong sự
phát triển của CNPM Việt Nam, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia sản
xuất phần mềm và khẳng định được sự cần thiết của mô hình này.
b) Mô hình Vườn ườm DNPM trong các khu CNPM tập trung
Trong thực tiễn kinh doanh, do tiềm lực về tài chính không mạnh, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thường bị bất lợi về cạnh tranh hơn sơ với
những doanh nghiệp lớn. Họ vấp phải những rào cản thâm nhập thị trường,
khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp, tiếp cận các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chi phí giao
dịch cao hơn khi cần tiếp cận với các thị trường nước ngoài, dẫn đến tỷ lệ các
SME thất bại là tương đối cao. Điều này cũng đúng cho các DNPM tại một

quốc gia mới phát triển CNPM như Việt Nam, như thực tế khảo sát cho thấy.
Vai trò của Nhà nước là phải tìm giảm bớt tỷ lệ thất bại của DNPM, khắc
phục những khiếm khuyết của thị trường bằng cách cung cấp những dịch vụ
hỗ trợ kinh doanh và tài chính cho các DNPM mới thành lập, quy mô nhỏ để
giúp họ cải thiện tính cạnh tranh, tiếp cận được các thị trường mới hoặc phát
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc12
12
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
triển những sản phẩm và dịch vụ mới. Vườn ươm DNPM sẽ cung cấp một môi
trường hỗ trợ thuận lợi cho chủ nhân của các DNPM mới tồn tại và phát triển.
Việc cung cấp những dịch vụ cần thiết cho DNPM trên cơ sở “một cửa” cho
phép giảm tổng chi phí hoạt động của DNPM. Vườn ươm nuôi dưỡng những
DNPM trẻ, giúp đỡ họ sống sót và tăng trưởng trong thời gian khởi nghiệp -
thời kỳ dễ bị thất bại và tổn thương nhất. Một cách cụ thể hơn, Vườn ươm
DNPM sẽ đem đến:
Dịch vụ phát triển doanh nghiệp: giúp đỡ DNPM mới thành lập các kinh
nghiệm về một lĩnh vực xác định, có thể liên quan đến việc lập kế hoạch kinh
doanh, đào tạo kỹ năng quản lý, tiếp cận với trình độ cao về kế toán, pháp
luật, tiếp thị và tài chính, và những hình thức tư vấn đặc thù khác. Vườn ươm
có thể tạo ra hay điều hành Quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào các doanh
nghiệp được ươm tạo.
Mạng tư vấn doanh nghiệp: Vườn ươm DNPM tự bản thân nó không thể
cung cấp tất cả các phương tiện và những dịch vụ cần thiết, vì những tài
nguyên chỉ có hạn. Thành mạng lưới với những nhà cung cấp bên ngoài là
việc cần phải làm. Một mạng tư vấn hoạt động chung quanh Vườn ươm, hoặc
một mạng lưới hỗ trợ phát triển DNPM gồm các chuyên gia tư vấn, nhà cung
cấp dịch vụ chuyên nghiệp, nhà giáo và doanh nhân thành đạt giàu kinh

nghiệm sẽ sẵn sàng cung cấp tư vấn và các sự giúp đỡ cần thiết cho doanh
nghiệp. Những người tham gia vào mạng lưới tư vấn sẽ được hưởng lợi thông
qua hoạt động tư vấn, vì họ có được một nguồn khách hàng càng ngày càng
nhiều và đây là một kênh thông tin tiếp thị rất có hiệu quả.
Hiệp lực điều hành: Đóng góp quan trọng nhất của những Vườn ươm
doanh nghiệp tới các doanh nghiệp trong Vườn ươm là các cơ hội mà chúng
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc13
13
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
cung cấp cho chủ doanh nghiệp, để hợp tác và phát triển những mối quan hệ
làm ăn với những chủ doanh nghiệp khác. Một đóng góp quan trọng khác mà
việc sử dụng cùng trụ sở của các chủ doanh nghiệp có thể làm, là sẽ khắc phục
được sự cô đơn của môi trường làm việc. Khuyến khích những quan hệ làm ăn
bên trong Vườn ươm doanh nghiêp, trao đổi ý tưởng và tư vấn không chính
thức sẽ tạo nên một mối liên hệ khăng khít giữa các doanh nghiệp.
Không gian làm việc linh động với giá cả chấp nhận được: dưới dạng văn
phòng làm việc hoặc dưới dạng phân xưởng, dựa trên cơ sở “dễ vào và dễ ra”,
từ những không gian nhỏ (10 mét vuông), trong một thời gian ngắn (chỉ cần
đăng ký trước 1 tháng), khả năng di chuyển vào một vị trí khác lớn hơn ngay
trong Vườn ươm. Điều quan trọng là môi trường Vườn ươm, cả không gian
bên trong lẫn công việc bên ngoài, đều phải được cung cấp với những tiêu
chuẩn cao nhất, để xúc tiến kế hoạch cho những khách hàng mới nhưng cũng
giúp tiếp thị những doanh nghiệp cho khách hàng. Cần có một địa điểm đầu
mối ở đó mọi người có thể gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm, thành công cũng
như thất bại của họ. Nơi đây có thể bao gồm một căng tin, một nhà bếp riêng
biệt và phòng vệ sinh.
Những dịch vụ dùng chung: Bao gồm thư ký hỗ trợ, gọi điện trả lời, lễ

tân và dịch vụ chuyển thư, truy nhập máy tính và các thiết bị văn phòng khác,
phòng học và (trong vài trường hợp) căng-tin. Vườn ươm cần cung cấp cho tất
cả các doanh nghiệp thuê được phép truy nhập tới một “cơ sở hạ tầng CNTT-
TT” chung, nơi mà các doanh nghiệp truy cập Internet và được cung cấp
những dịch vụ hỗ trợ khác.
Dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng: một Vườn ươm doanh nghiệp
sẽ tìm cách cung cấp sự giúp đỡ liên tục cho những doanh nghiệp thuê sau khi
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc14
14
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
họ rời Vườn ươm, và có thể cung cấp những dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp
nhỏ trong vùng nói chung. sự sẵn có những giải pháp đầy đủ và thích hợp là
rất quan trọng, ngoài việc có đủ không gian làm việc.
c) Các loại hình Vườn ươm doanh nghiệp
Mô hình Vườn ươm có thể phân loại thành 2 loại: (1) Các vườn ươm phi
lợi nhuận và (2) các vườn ươm vì lợi nhuận.
Nhóm thứ nhất là các vườn ươm được các tổ chức, cơ quan của Chính phủ,
các Trường đại học và các tổ chức không vụ lợi tài trợ, mục đích hướng đến là
để phát triển kinh tế qua việc tăng công ăn việc làm, đa dạng hoá cơ sở kinh
tế, tăng nguồn thu về thuế cũng như thương mại hoá các công nghệ mới. Các
Vườn ươm này thường kết hợp với các chương trình nghiên cứu tại các trường
đại học.
Nhóm thứ hai là các Vườn ươm mang tính chất phi Chính phủ và thường là
do các nhóm đầu tư, các nhà đầu tư thiện chí hay các công ty tư nhân vận
hành. Hình thức đầu tư này được phổ biến khá rộng rãi tại EU và cũng đã đem
lại nhiều kết quả khả quan trong những năm qua.
Theo kinh nghiệm các nước, việc theo đuổi một chiến lược Vườn ươm phi

lợi nhuận dựa trên sự bao cấp của Nhà nước với niềm tin sẽ có chiếc chìa
khoá kỳ diệu để đi vào Vương quốc công nghệ cao sẽ làm thui chột sự năng
động và hiệu quả trong hoạt động của các Vườn ươm – vì dù sao Vườn ươm
cũng là một thành phần, thậm chí là thành phần năng động nhất của nền kinh
tế. Điều quan trọng là “gieo mầm” hoạt động của Vườn ươm hơn là bao cấp
một cách vô điều kiện. Một khi chính quyền chấp nhận nghĩa vụ bao cấp,
trọng tâm sẽ dịch chuyển từ việc nuôi dưỡng các công ty mới (các doanh
nghiệp mới được hưởng lợi) sang việc xây dựng và duy trì những khu liên hợp
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc15
15
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
khổng lồ (ở đây chỉ các nhà thầu xây dựng và các công chức quản lý được
hưởng lợi). Một mô hình kinh doanh tốt phải nỗ lực vì mục tiêu hoạt động tự
hạch toán và ở đây Nhà nước chỉ đóng vai trò người tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho sự vận hành của những Vườn ươm doanh nghiệp. Tuy nhiên ở giai
đoạn đầu của quá trình phát triển Vườn ươm hầu hết các nước trên thế giới
đều chọn mô hình Vườn ươm phi lợi nhuận (nonprofit) hoặc bán phi lợi nhuận
(semi-nonprofit). Điều này dễ hiểu bởi để vận hành thành công mô hình Vườn
ươm cần có khả năng tài chính dồi dào và kinh nghiệm quản lý tốt. Một giải
pháp tốt cho việc hình thành và phát triển các Vườn ươm doanh nghiệp là hợp
tác liên doanh với các đối tác nước ngoài, để đòi hỏi kinh nghiệm quản lý của
họ.
Về hình thức pháp lý của Vườn ươm. Theo kinh nghiệm của Pháp, vận
hành Vườn ươm ban đầu (3 năm) có thể dưới dạng các công ty khuyết danh,
nhóm quyền lợi công cộng (GIP) hay là công ty thương mại tự cân đối tài
chính – các Vườn ươm này tiếp tục hưởng một vài trợ giúp của Chính phủ,
nhưng sẽ tìm được các nguồn tài chính khác.

Như vậy, có thể khẳng định Vườn ươm là một doanh nghiệp. Theo pháp
luật Việt Nam, Vườn ươm có thể hoạt động dưới các hình thức cụ thể như
doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã,
công ty cổ phần…
d) Thực tiễn và kinh nghiệm triển khai mô hình “Vườn ươm DNPM”
Đầu tư phát triển các Vườn ươm DNPM tại Việt Nam là hết sức cần thiết,
vì đa số các DNPM mới thành lập còn rất yếu trong kinh nghiệm quản lý và
khả năng thâm nhập thị trường. Sự liên kết giữa các DNPM trong tổ hợp
Vườn ươm sẽ giúp họ có được một nền tảng vững vàng hơn trong thời gian
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc16
16
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
đầu mới thành lập và nhanh chóng trưởng thành.
Vườn ươm DNPM không phải là một khái niệm hoàn toàn mới đối với
CNPM Việt Nam. Ở TP. HCM từ năm 2000 cho đến nay đã có một số dự án
nghiên cứu và áp dụng mô hình này. Hoạt động “ươm tạo” các DNPM tại TP.
HCM có thể kể trước tiên là tại QTSC. Xây dựng theo mô hình một khu
CNPM tập trung, mục đích hoạt động của QTSC khong chỉ là tạo môi trường
thu hút các DNPM đang tồn tại tập trung lại thành một khối, một cộng đồng,
để chia sẻ các nguồn tài nguyên và hỗ trợ, hợp tác với nhau, mà còn là một
môi trường “nâng đỡ” cho các DNPM mới thành lập hoặc đang chuẩn bị
thành lập.
Tuy nhiên những hỗ trợ ưu ái các DNPM hoạt động tại QTSC được hưởng
còn nặng về cơ sở hạ tầng. QTSC vẫn chưa thể hiện được kinh nghiệm, sự
hiểu biết trong việc nhanh chóng nắm bắt những nhu cầu của DNPM mới,
trong các dự án kinh doanh mới và giúp cho các dự án đó nhanh chóng được
thức hiện.

Ngày 13/09/2005, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định số
15/2005/QĐ-BKHCN về việc Ban hành Quy định tạm thời về việc tổ chức
thực hiện nhiệm vự ươm tạo công nghệ trong các trường đại học. Đây là một
bước tiến đáng kể trong nhận thức của lãnh đạo về vai trò ươm tạo công nghệ
mà Vườn ươm Unisoft ĐHQG đã thử nghiệm trước đó 03 năm. 01 tháng sau
khi có quyết định này, tại Đại học Quốc gia TP. HCM đã có 4 đề tài đăng ký
ươm tạo được xét duyệt với kinh phí trên 2,5 tỷ đồng (trong tổng kinh phí 4 tỷ
đồng dự kiến chi cho hoạt động ươm tạo công nghệ), chứng tỏ nhu cầu lấy
công nghệ làm nền tảng để hình thành các doanh nghiệp công nghệ cao là rất
thực tế.
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc17
17
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
Hiện nay, dự án “Vườn ươm DNPM” tại QTSC, với sự hỗ trợ về chuyên
gia và tài chính của Uỷ ban Châu Âu (EC) đang được triển khai. Đây là một
trong tiểu chương trình 2 thuộc Chương trình Hỗ trợ khu vực tư nhân của EC
tại Việt Nam. Mục tiêu tổng thể của chương trình này là “thúc đẩy các hoạt
động của khu vực tư nhân, đặc biệt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam, và thúc đẩy sự hội nhập của khu vực này vào nền kinh tế quốc tế”. Để đạt
được mục tiêu đó, bên cạnh việc cố gắng cải thiện môi trường pháp lý và hành
chính cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao năng lực
của các hiệp hội kinh doanh và sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh, một trong các kết quả chính mà Chương trình hướng đến là “tạo ra các
doanh nghiệp mới qua việc thành lập các Vườn ươm công nghệ - kinh doanh
kiểu mẫu trong các ngành đã được lựa chọn (ngành chế biến thực phẩm ở Hà
Nội và CNTT ở TP. HCM)”.
3. Sự hình thành và phát triển của một số DNPM Việt Nam

3.1. Công ty cổ phần phần mềm kế toán Bravo
a) Sự hình thành
Công ty cổ phần phần mềm kế toán Bravo được thành lập theo giấy phép
số 4467/GP-UB ngày 07 tháng 10 năm 1999 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành
Phố Hà Nội. Được Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 056682 ngày 18 tháng 10 năm 1999
Bravo là công ty chuyên sâu trong việc phát triển phần mềm kế toán và
phần mềm quản trị tài chính. Với những kinh nghiệm thực tế giúp Bravo đã
đáp ứng được những yêu cầu quản lý của các đơn vị và đây cũng chính là nền
tảng để công ty phát triển phần mềm kế toán Bravo với những đặc điểm và
chức năng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về kế toán và chức năng
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc18
18
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
quản trị.
Phần mềm kế toán Bravo được thiết kế theo tư tưởng “hệ thống mở”, cho
phép dễ dàng bổ xung và hiệu chỉnh chương trình theo yêu cầu của người sử
dụng. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài với những phiên bản phần mềm
kế toán đầu tiên Bravo 3.0,4.0,5.0,6.0 và hiện là Bravo 6.3, nó được xem là
phần mềm dễ sử dụng nhất, đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của thực tế và mang
tính quản trị cao. Điều này cũng xuất phát từ chính mục tiêu phát triển của
công ty là : “ trở thành nhà cung cấp phần mềm số 1 trong lĩnh vực phần
mềm kế toán quản trị”
Nhân lực của công ty : hiện tại công ty có hơn 70 nhân viên (gồm 60 lập
trình viên), làm việc tại 03 văn phòng gồm Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố
Hồ Chí Minh. Họ là những nhân viên chuyên nghiệp, trẻ, năng động, sáng tạo
đã được đào tạo có bài bản, hiểu biết sâu sắc về kế toán tài chính và có khả

năng triển khai, lập trình tốt. Công ty đã và đang triển khai một số dự án lớn
được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như : Ngân Hàng Thế Giới, Chính Phủ
Đan Mạch hay tổ chức SIDA của Thuỵ Điển, các dự án lớn trong nước như
tổng công ty gang thép Thái Nguyên, công ty than nội địa, tổng công ty Du
lịch Bến Thành, công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí điện
than Cà Mau…
Trong quá trình phát triển, công ty luôn ý thức được rằng con người là
yếu tố quan trọng nhất để đi đến thành công. Chính vì vậy, công ty luôn có các
khoá đào tạo cho nhân viên về nghiệp vụ, công nghệ, kỹ năng làm việc. Ngoài
ra, công ty còn cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo của Ngân Hàng Thế Giới,
các khoá cập nhật văn bản pháp luật Bộ Tài chính, các khoá tập huấn về các
chuẩn mực kế toán mới của Việt Nam.
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc19
19
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
Trong khi hầu hết các công ty phần mềm trong buổi đầu thường chọn
hướng đi dễ tiếp cận, đơn giản thì những người sáng lập Bravo lại nghĩ khác.
Để khẳng định mình trên thương trường họ cần chọn hướng đi chuyên nghiệp
và bài bản hơn; dù có chông gai. Với vốn kinh nghiệm tích luỹ được từ quá
trình lặn lội trong lĩnh vực phần mềm trước đó, tháng 10 / 1999, 3 chàng trai
trẻ, những người sáng lập Bravo đã chính thức khai sinh công ty . Và lĩnh vực
họ chọn là phần mềm kế toán quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi nhiều kinh
nghiệm quản trị, một mảng “yếu” của phần mềm Việt Nam nói chung. “Đừng
nghĩ có nhiều công ty cung cấp là thị trường phần mềm kế toán đã bão hoà”;
ông Phạm Trung, giám đốc Bravo nhận xét “Chế độ kế toán hiện hành của
Việt Nam luôn thay đổi và đang tiến tới xây dựng các chuẩn mực kế toán. Các
doanh nghiệp có xu hướng chú trọng hơn tới công tác quản trị doanh nghiệp.

Nên kế toán không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng vấn đề nghiệp vụ với những con
số đơn thuần mà còn là công cụ để điều hành doanh nghiệp. Chỉ riêng điều đó
thôi cũng cho thấy nhiều cơ hội rộng mở cho những DNPM có cái nhìn nghiêm
túc với thị trường và có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của nhà quản
lý”
b) Sự phát triển của công ty
Ý thức được tàm quan trọng của chất lượng dịch vụ nhất là trong lĩnh
vực công nghệ thông tin, do vậy công ty đã triển khai hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và đã áp dụng thành công hệ thống
chuẩn hoá tất cả các quy trình làm việc trong các phòng ban của công ty.
Thành công của buổi ban đầu thành lập : công ty đã tạo được dấu ấn với
thị trường gần 200 công ty làm phần mềm kế toán ở Việt Nam không phải là
điều dễ! Nhưng những người trẻ tuổi ở công ty phần mềm kế toán Bravo đã
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc20
20
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
làm được điều đó và làm một cách tự tin như chính cái tên của họ “ Hay
lắm!”.
Bravo là một ví dụ điển hình về mô hình của các công ty phần mềm Việt
Nam nói chung : tuổi đời trung bình chỉ 26. Trong khi giới làm chính sách và
các nhà quản lý đang đau đầu với vấn đề làm thế nào để phát triển thị trường
phần mềm trong nước thì một công ty phần mềm trẻ như Bravo vẫn hết sức
lạc quan với tốc độ tăng trưởng của Bravo luôn đạt năm sau hơn năm trước
vài chục phần trăm.
Năm 1999: Triển khai thành công phần mềm kế toán cho hơn 30 khách
hàng đầu tiên, trong đó có những khách hàng lớn như Công ty nhựa thiếu niên
tiền phong, Cấp nước Hải Phòng, gạch ngói Đồng Nai, Việc Vacxin Nha

Trang, Tập Đoàn Hoà Phát…
Năm 2000: Triển khai thành công phần mềm kế toán cho hơn 80 khách
hàng. Đặc biệt là công ty đã bắt đầu triển khai phần mềm cho các đơn vị có
vốn đầu tư nước ngoài và những công ty sản xuất công nghiệp lớn hạch toán
cực kỳ phức tạp như : dệt may Thắng Lợi, công nghiệp FUSHENG, công ty
sản xuất thiết bị điện (05 đơn vị). Triển khai thành công phần mềm kế toán
quản trị cho công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí VietGas, thoả
thuận với công ty than nội địa về việc triển khai phần mềm cho các đơn vị
trực thuộc.
Năm 2001: Triển khai thành công phần mềm kế toán cho hơn 110 khách
hàng trong đó có những dự án triển khai trên diện rộng nhiều đơn vị thành
viên như công ty lương thực Miền Nam, công ty công nghệ thực phẩm miền
trng Focosev, công ty lương thực Miền trung Foodico…
Năm 2002: Triển khai thành công phần mềm kế toán cho hơn 140 khách
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc21
21
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
hàng. Trong đó có công ty thuốc lá An Giang, Công ty RedBull…đặc biệt
phần mềm Bravo được đánh gía là phần mềm chuyên nghiệp trong việc hạch
toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Ký hợp đồng thoả thuận hợp tác với
công ty kiểm toán Việt Nam về cung cấp và triển khai phần mềm kế toán cho
các doanh nghiệp do VACO tư vấn, kiểm toán tài chính.
Năm 2003: Triển khai thành công phần mềm kế toán cho hơn 180 khách
hàng. Trong đó có công ty sứ vệ sinh Inax, công ty Nichias Việt Nam, đặc biệt
là công ty gang thép Thái Nguyên.
Năm 2004: Triển khai thành công phần mềm kế toán cho hơn 210 khách
hàng, lần đầu tiên triển khai thành công phần mềm BOMs cho công ty LG-IS

Việt Nam.
Đồng thời năm 2004 công ty cũng đã chính thức áp dụng thành công hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.
Năm 2005: doanh thu đạt trên 07 tỷ đồng và được các giới CNTT đánh
giá rất cao. Công ty cũng đã hợp tác với các bộ, ngành triển khai thành công
một số dự án ODA, các dự án của WB, SIDA…của các Chính Phủ và tổ chức
quốc tế tại Việt Nam.Mục tiêu trong năm 2006 là
“Đạt mốc khách hàng thứ 1000, doanh thu toàn công ty đạt 10 tỷ đồng”
3.2. Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ tin học HPT.
Sự hình thành của công ty
Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ tin học HPT là công ty được thành lập
vào ngày 13 tháng 01 năm 1995. Trụ sở chính 60 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú
Nhuận, TP.HCM. Công ty HPT ngày nay đã trở thành một trong những công
ty tin học hàng đầu tại Việt Nam. Công ty cung cấp các dịch vụ CNTT cho
nhiều khách hàng trong và ngoài nước, trong đó có các cơ quan Chính phủ,
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc22
22
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
doanh nghiệp Nhà nước, công ty đa quốc gia và các nhà máy xí nghiệp - họ là
những đơn vị đang giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế.
Ra đời ngay khi các hãng công ty hàng đầu thế giới như IBM, HP, Microsoft,
Oracle…đang ồ ạt tiến vào Việt Nam, Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ tin học
HPT chủ động nắm bắt thời cơ và từng bước hoà nhập được với cuộc cạnh tranh
mang tầm cỡ toàn cầu này. HPT trở thành công ty tin học Việt Nam đầu tiên tại
TP.HCM được cấp chứng nhận về Hệ thống Quản lý Chất lượng phù hợp với
tiêu chuẩn ISO 9000. Đầu năm 2006, họ đã chính thức được tập đoàn Microsoft
cấp chứng nhận đối tác vàng (Microsoft Gold Cerified Partner), trở thành một

trong những đối tác hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương và là công ty tin học
thứ hai của Microsoft tại Việt Nam đạt đối tác vàng…
10 năm xây dựng và vinh quang
Lựa chọn HP và cũng được HP lựa chọn, công ty TNHH Dịch vụ Công
nghệ Tin học HPT được hình thành vào năm 1995 với số vốn ban đầu rất ít ỏi
(400 triệu đồng), chỉ vừa đủ chi phí để tìm mặt bằng thuê nhà, mua sắm trang
thiết bị sử dụng và trả lương cho nhân viên. Khi đó, tình hình ứng dụng CNTT
còn rất mới, đặc biệt các ứng dụng quản lý được phục vụ các doanh nghiệp
lớn hầu như chưa có ở Việt Nam. Vậy nhưng đội ngũ cán bộ kỹ sư rất trẻ của
HPT đã mạnh dạn lao vào nghiên cứu các hệ thống máy tính mini làm việc
trên môi trường mở. Họ miệt mài nghiên cứu, học tập, thực hành, triển khai…
làm việc mỗi ngày từ sáng sớm đến tối mịt. Rồi HPT trở thành một trong
những công ty đi tiên phong trong nghiên cứu triển khai hệ thống máy tính
chạy trên nền hệ điều hành Unix, mô hình tổ chức hệ máy client – server. Năm
2005 vốn của công ty đã là 15 tỷ đồng và doanh thu đạt 295 tỷ đồng.
Một trong những yếu tố cơ bản để đạt được mục tiêu phát triển biền vững
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc23
23
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
của HPT là xây dựng bản sắc văn hoá riêng của doanh nghiệp. Ngay từ những
ngày đầu thành lập, HPT đã tạo dựng một bầu không khí doanh nghiệp có văn
hoá nhân bản, tiên tiến, có nguyên tắc rõ ràng trong mọi mặt hoạt động công
tác, giao tiếp và vui chơi giải trí…Văn hoá HPT được thể hiện trong những
tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo, trong phong cách làm việc kiểu mới, xây
dựng mối quan hệ con người với con người, con người với tổ chức nền tảng
các giá trị nhân bản…Và, HPT cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng
đầu tiên, đó là ký được những hợp đồng lớn với Đại học Báck kho TP. HCM,

với liên doanh Canametal-box, Samsung Vina…; tạo được niềm tin với đối tác
Hewlett-Packard, được hãng uỷ quyền rất lớn cho HPT trở thành nhà cung cấp
các giải pháp ứng dụng phục vụ doanh nghiệp, những giải pháp rất hiện đại
lúc bấy giờ chạy trên các hệ máy tính mini HP9000 với hệ điều hành Unix-
UX, triển khai thành công Hệ thống máy tính HP9000 lớn đầu tiên tại Việt
Nam.
Tổng giám đốc HPT Ngô Vi Đồng chia sẻ : “điều mà chúng tôi tâm đắc
hơn cả là chúng tôi được truy cập vào kho dữ liệu trí thức khổng lồ của HP,
kho dữ liệu chỉ rành riêng cho nội bộ và các đối tác hàng đầu của HP. Chúng
tôi được thoải mái nghiên cứu những công nghệ mới, những ứng dụng hiện
đại. Chúng tôi còn học được nhiều từ nguồn tri thức này, đó là cách thức tổ
chức xây dựng công ty, kinh nghiệm quản lý điều hành, kinh nghiệm kinh
doanh phát triển thị trường. Những bài học quản lý được học từ một công ty
nổi tiếng về quản trị tuyệt hảo như HP, một công ty có bề dày hơn 60 năm
phát triển và thành công, đó là những giá trị rất hữu ích giúp cho HPT xây
dựng một chiến lược phát triển của riêng mình sau này”.
HPT hôm nay
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc24
24
Đề án sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam
____________________________________________________________
We
bsite: Email : Tel (: 0918.775.368
Hoạt động của HPT ngày nay mở rộng trên khắp cả nước, có trụ sở chính,
4 chi nhánh tại TP. HCM và một chi nhánh tại Hà Nội. Các lĩnh vực dịch vụ
của HPT cũng được phát triển, mở rộng theo thời gian và đi liền với sự phát
triển, tăng trưởng của công ty với 5 mảng dịch vụ chính là : Phát triển phần
mềm và dịch vụ phần mềm; Cung cấp các giải pháp, sản phẩm CNTT; Dịch
vụ hỗ trợ kỹ thuật và bảo hành; Dịch vụ tư vấn và đào tạo - dịch vụ kế toán;
Xuất nhập khẩu và giao nhận hàng hoá. Trong đó, việc cung cấp giải pháp, sản

phẩm và dịch vụ CNTT chiếm một tỷ trọng đáng kể về doanh số, hiệu quả và
lợi nhuận của công ty trong suốt 11 năm qua. Hiện nay, HPT được khách hàng
biết đến như một thương hiệu mạnh và uy tín trong việc thực hiện các giải
pháp tích hợp, là nhà cung cấp các hình thức dịch vụ hỗ trợ và bảo hành tối
ưu.
Các giải pháp tích hợp gồm có : Giải pháp mạng, Giải pháp viễn thống,
Giải pháp lưu trữ dữ liệu, Giải pháp và dịch vụ Microsoft, Giải pháp và Dịch
vụ Orcle. Khách hàng đã được HPT thực hiện triển khai tích hợp giải pháp
CNTT là các cơ quan doanh nghiệp nhà nước, các xí nghiệp liên doanh, các
doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoan đa quốc gia, các tổ chức, doanh nghiệp
ngoài quốc doanh như : Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà
nước, Tổng cục thuế, Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam Airline, Sacombank, xí
nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Bưu điện TP. HCM, đại học quốc gia
TP. HCM, tập đoàn Unilever…
Với trên 300 cán bộ nhân viên chủ yếu là lực lượng chuyên gia, kỹ sư giầu
kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai các ứng dụng CNTT, công ty
HPT đang đảm trách một khối lượng lớn các dự án ứng dụng tin học quan
trọng cho nhiều tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trên khắp mọi miền của đất
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Ngọc25
25

×