Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Crack ! còn ngày mai của công nghiệp phần mềm Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.89 KB, 3 trang )

Crack ! còn ngày mai của công nghiệp phần mềm Việt Nam ?
trang này đã được đọc lần
- Với một số bạn trẻ, khóa bảo vệ các sản phẩm phần mềm là sự thách thức khả năng của họ,
việc bẻ các khóa này vừa như một phương thức tìm tòi cơ hội rèn luyện tri thức, kỹ năng trong
lĩnh vực công nghệ thông tin, vừa như một cách để tự khẳng định mình.
- Đa số người dùng chỉ quan tâm đến việc chọn sử dụng các sản phẩm phần mềm sao cho vừa
rẻ, vừa tiện.
- Còn các nhà sản xuất phần mềm Việt Nam thì lao đao, khốn khổ cả do crack, lẫn do thói quen
tiêu dùng, nhận thức về sở hữu trí tuệ của cả cộng đồng còn chưa đúng, chưa đủ như mong
muốn.
Tìm tòi cơ hội rèn luyện tri thức, kỹ năng, nỗ lực tự khẳng định mình là không xấu. Chuộng hàng
rẻ là không sai. Thế nhưng khi mà vốn liếng, trí tuệ, công sức, thời gian bỏ ra đầu tư cho việc
phát triển các sản phẩm phần mềm Việt Nam không được mọi người tôn trọng và bảo vệ đúng
mức thì công nghiệp phần mềm Việt Nam sẽ khó phát triển vững chắc. Không còn chỗ cho các
doanh nghiệp phần mềm Việt Nam tồn tại, phát triển cũng đồng nghĩa với không có chỗ cho
những lập trình viên xuất sắc, có những đóng góp to lớn cho cộng đồng – vốn là giấc mơ của
nhiều thế hệ cracker kiêm lập trình viên.
Có hay không một vòng luẩn quẩn chẳng có lối ra là do thái độ của tất cả chúng ta: nhà sản
xuất, cracker, người dùng…
Tâm sự cracker:
• Tại sao tôi mê, rồi tại sao tôi bỏ crack?
Cách nay năm năm, khi còn là một học sinh phổ thông, tôi đã mê tin học. Thế nhưng tôi chỉ đủ
điều kiện tự học. Tôi đã tự học về rất nhiều ngôn ngữ lập trình thông qua sách báo, cứ xong
phần căn bản của ngôn ngữ này là chuyển qua ngôn ngữ khác. Đó không đơn thuần để bổ sung
kiến thức mà vì thích...
Thời gian cứ thế trôi qua, với chiếc máy tính 386 cà rịch cà tang cùng với những phần mềm
“chôm” được ởâ các điểm dịch vụ cho thuê máy tính (thuê máy, rồi dùng chương trình Norton
Commander cắt file lớn thành nhiều file nhỏ, chép vào một đống đĩa mềm để đem về nhà chép
lại,... - hình như nhờ vậy mà kỹ năng chỉnh sửa và điều chỉnh hoạt động chương trình của tôi khá
hơn) cho đến ngày tôi có thể hòa mạng, bắt đầu tiếp xúc với bạn NVH và muốn trở thành cracker
như NVH...


Rồi tôi vào đại học, muốn trở thành một lập trình viên viết ra những phần mềm phân phát miễn
phí cho đồng bào của mình để không ai phải đi “chôm” phần mềm như tôi khi trước.
Do tình cờ, tôi tham gia vào website HKC (HacKer Club) và năn nỉ xin được làm thành viên.
Nghiền ngẫm tất cả những bài hướng dẫn hack và crack nhưng có hai điều khiến tôi không hài
lòng: Một, những lý lẽ để biện minh cho việc crack là điều khó có thể chấp nhận. Hai, đa số các
bài viết đều rất khó hiểu, đọc hoài mà vẫn chẳng biết phải làm thế nào cho đúng. Tôi rời bỏ
website Hacker Club và tìm đến những website của nước ngoài, cuối cùng dừng chân ở TkC. Khi
đọc các bài viết bằng tiếng Anh tại site này, tôi làm được tất cả mọi thứ. Tôi trở thành cracker
chuyên nghiệp vì tin rằng muốn bảo vệ phần mềm của mình thì trước hết phải hiểu thế nào là bẻ
khóa và tâm lý của những người thích bẻ khóa phần mềm. CVNCracker ra đời như thế đó!
Ngày xưa, mỗi lần giải được một bài toán khó, lòng tôi lâng lâng, rất khó tả. Khi crack xong một
phần mềm, tôi cũng có cảm giác như thế. Hình như cảm giác đó là lý do khiến thiên hạ mê làm
cracker? Thế nhưng không bao giờ tôi crack phần mềm Việt Nam. Bây giờ thì tôi không crack
nữa, tôi đang viết những phần mềm của tôi và ở vị trí một người viết phần mềm, tôi không thích
crack nhưng vì nhiều lý do nên vẫn xài những phần mềm do người khác crack.
CVNCracker chỉ còn là một “nickname” mà tôi muốn giữ lại như kỷ niệm về một thời...
Có một câu hỏi mà đến giờ tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời: Hacker có mũ trắng và mũ đen đại
diện cho chánh đạo và tà đạo. Còn cracker có phân biệt chánh - tà không?
Người dùng xem cracker như “Robin Hood” nhưng hình như chẳng ai nhắc đến cracker như
những nhân vật chánh đạo cả. Lẽ nào dù thành ý, cracker vẫn bị xem như một thành phần thuộc
tà đạo?
CVNCracker
• Vài đề nghị gởi nhà sản xuất
Tôi crack phần mềm đơn giản vì muốn thử sức mình. Mong tác giả của các phần mềm mà tôi đã
từng thử qua “tha thứ”.
Ở góc độ người dùng, tôi muốn đề nghị các nhà sản xuất phần mềm nên tính đến cách giúp mọi
người tiếp cận được với phần mềm của mình, thuyết phục họ bằng chất lượng, tính tiện ích của
sản phẩm đối với công việc, sinh hoạt. Nếu không thể cung cấp shareware thì nên cung cấp bản
demo (chỉ có một số tính năng) và nếu thích, người dùng phải bỏ tiền mua để có bản hoàn
chỉnh.

Dẫu công sức, thời gian, vốn liếng bỏ ra để phát triển phần mềm mới không phải nhỏ nhưng nhà
sản xuất nên quan tâm đến giá bán. Làm thế nào để giá ấy phù hợp với khả năng của số đông.
Funny Cracker
• Tâm sự của một nhà sản xuất phần mềm:
Ông Phạm Tăng Cường - Giám đốc Công ty SCC: Đừng vì vui mà hại người
Hai năm truớc, SCC bị chính nhân viên của mình crack. 14 bộ mã nguồn chương trình SCC đang
làm lại bị tuồn ra ngoài, một bản đã “bị” xuất bản. Khi phát hiện, tôi kêu công an. Công an nói
khó có thể đưa ra tòa, chỉ bắt làm cam kết không tái phạm.
Không có ai bảo vệ mình nên thời gian qua, SCC không để tâm đến chuyện cracker nữa. Các
cracker muốn làm gì thì làm. Để tồn tại, tôi sản xuất cầm chừng và chuyển hướng họat động.
Trước đây, mỗi tháng, SCC bán 3.000-4.000 sản phẩm, giờ chỉ còn dưới 1.000. Hiện giờ, SCC chú
trọng việc làm giáo trình cho các trường rồi dời chúng lên Internet (lên đó vẫn bị crack nhưng
vốn đầu tư ít hơn, thiệt hại đỡ nghiêm trọng hơn), hoặc làm các giải pháp công nghiệp (không bị
mất bản quyền, doanh nghiệp - khách hàng gắn bó với nhau lâu dài).
Tác hại do các cracker gây ra khó kể xiết. SCC là một trong năm doanh nghiệp làm phần mềm
đóng gói thương phẩm. Công Tâm bỏ tiền mua bản quyền giao diện bộ sách học tiếng Anh
Langmaster để chuyển sang tiếng Việt, chỉ thuế nhập khẩu đã tới 2 tỷ đồng. Nếu ở nước ngoài
bán 590 USD/bộ còn sản phẩm của Công Tâm (một bộ 13 đĩa) chỉ bán 1,1 triệu đồng nhưng
phát hành được ba ngày thì bị crack, giá đĩa “chép” chỉ hơn 100.000 đồng, vậy là xong... Cuối
thập niên 1980, Scitec là một doanh nghiệp lớn nhưng rồi cũng lao đao vì bị sao chép sản phẩm.
Dù có tiềm lực đủ sức thực hiện sản phẩm mới trong vòng một-hai tháng nhưng hiện giờ, mỗi
năm Lạc Việt chỉ ra một sản phẩm, hoạt động cầm chừng.
Các cracker có nhiều lý do để biện minh cho việc mình làm. Tôi chưa tìm hiểu nhiều về chất
lượng sản phẩm và dịch vụ (hậu mãi) của các phần mềm Việt Nam. Các phần mềm đóng gói
thương phẩm ít khi mắc lỗi. Vì số sản phẩm phát hành chưa tới 1.000 bản nên có lỗi là có thể
phát hiện ra ngay để khắc phục. Sản phẩm của các công ty khác mà tôi mua để sử dụng hoặc
tham khảo cũng tốt lắm.
Thật ra, không hẳn là cứ nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ (hậu mãi) sẽ góp
phần hạn chế việc bẻ khóa phần mềm. Điều này chỉ đúng với những phần mềm quản lý cơ sở dữ
liệu vì không khách hàng nào muốn cơ sở dữ liệu của mình bị sự cố nên họ cần dịch vụ hậu mãi

tốt. Thường thì phần mềm nào cũng có những “chiêu thức” chống bẻ khóa, nhiều trườâng hợp
cracker không thể bẻ hết các biện pháp bảo vệ nên được bao nhiêu xài bấy nhiêu, không đầy đủ.
Rồi vì giá các phần mềm này chỉ trên dưới ba triệu đồng nên khách hàng thà tốn tiền còn hơn
mất dữ liệu. Tuy nhiên, số lượng khách hàng dạng này thường ổn định, ít tăng. Còn những phần
mềm phổ thông (phổ biến kiến thức) rất có giá trị, giá lại rẻ như Từ điển Lạc Việt, English
Study... thì rất ít người mua bản chính.
Nói cách khác, có nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay chặn được số sản phẩm sao chép
trên thị trường thì số sản phẩm chính bán được cũng khó tăng vì khách hàng “tốt bụng” (tôn
trọng bản quyền) thường ổn định; còn cracker thì thường cho không, biếu không...
Mới đây, tôi bỏ ra một tuần (sáng từ 9 giờ đến 10 giờ, chiều từ 15 đến 16 giờ) để khảo sát các
cửa hàng trên đường Bùi Thị Xuân, Tôn Thất Tùng ở TP.HCM. Mỗi giờ, một cửa hàng bán khoảng
ba - bốn sản phẩm chép từ sản phẩm chính của SCC. Tính ra, mỗi buổi, khu này bán tới 100 sản
phẩm như vậy. Trong chuyện này, các nhà sản xuất lỗ, cracker không được gì, chỉ có các đối
tượng kinh doanh sản phẩm sao chép là có lợi.
Về nguyên tắc, không có khóa nào là không bẻ được, hôm nay chưa bẻ được thì ngày mai, ngày
mốt... Tôi mong những bạn trẻ, hiếu thắng “tỉnh” hơn. Không nhất thiết phải làm như vậy mới
thành “người hùng”. Trong lĩnh vực phần mềm, còn vô số công việc có ích để làm. Đừng tự
khẳng định theo hướng crack. Hãy đầu tư thời gian công sức vào việc tạo ra những phần mềm
thật tốt. Tôi biết các cracker bẻ khóa thường là do hiếu thắng nhưng đừng vì vui mà hại người.

×