Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Tôn Giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.43 KB, 11 trang )

1

I/ Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, có tôn giáo được tổ chức thành một hệ
thống thống nhất từ Trung ương đến cơ sở như Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
giáo Hội Công giáo Việt Nam, nhưng có tôn giáo trong quá trình phát triển do
nhiều nguyên nhân bị tách ra thành nhiều hệ phái khác nhau, mỗi hệ phái tạo
thành một tổ chức hoạt động độc lập như đạo Cao đài, Tin lành.
Đa số các tổ chức tôn giáo có mối liên hệ đồng đạo với tổ chức tôn giáo
nước ngoài (đạo Công giáo, đạo Hồi, đạo Tin lành, đạo Phật…) tình hình đó đặt
ra nhiều vấn đề trong quản lý các hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức, cá
nhân tôn giáo.
Các tôn giáo ở Việt Nam là đối tượng trong âm mưu lợi dụng của các
thế lực thù địch. Trước đây khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp, phát xít
Nhật, đế quốc Mỹ đều tìm cách lợi dụng các tôn giáo của các thế lực đế quốc đã
để lại nhiều hậu quả mà Đảng và Nhà nước ta đang phải giải quyết.
Ngày nay các thế lực thù địch ở trong nước và ngoài nước đang thực
hiện chiến lược diễn biến hòa bình để chống phá cách mạng nước ta. Trong
chiến lược này, các thế lực thù địch đặc biệt quan tâm lợi dụng vấn đề tôn giáo.
Vấn đề tôn giáo được chúng gắn với vấn đề dân chủ nhân quyền và được thực
hiện qua các thủ đoạn tinh vi.
Sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch như nói trên đặt ra cho
công tác tôn giáo vừa phải đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần
chúng tín đồ, vừa phải cảnh giác đấu tranh làm thất bại âm mưu và những hoạt
động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch để chống phá cách mạng Việt
Nam.
Vì vậy vấn đề tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng trong quá
trình xây dựng và phát triển đất nước tiến lên Xã hội, Xã hội Chủ nghĩa nói
chung và địa phương xã Phú Lập, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Thông qua đề tài này muốn cho chúng ta thấy rõ hơn tầm quan trọng cũng như
những khó khăn, thuận lợi của công tác tôn giáo. Nêu cao vai trò vị thế của


người làm công tác tôn giáo phải tận tâm, tận lực, đề cao cảnh giác, thường
xuyên trao dồi học hỏi kinh nghiệm nắm bắt kịp thời biến chuyển hoạt động tôn
giáo tại địa phương, đồng thời sự quan tâm sâu sát, kịp thời của cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương, cũng như luôn học hỏi theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác – lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo thì mới có thể thực
hiện thành công công tác này.
Bên cạnh đó chọn đề tài này giúp cho bản thân có thêm kiến thức thực tế
trong quá trình tiếp thu trao dồi lý luận và hoạt động công tác tôn giáo tại địa
phương là một minh chứng thực tiễn.
II/ Một số vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và quan điểm
của Chủ Tịch Minh Hồ Chí về tôn giáo
1/ Một số quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo
1.1/ Bản chất của tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp liên quan đến đời sống tinh
thần của một bộ phận quần chúng nhân dân trong các xã hội. C.Mác


2

Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã nêu nhiều quan niệm có giá trị về tôn giáo. Một quan
niệm tiêu biểu của C.Mác cho rằng: “ Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác
của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình
một lần nữa”.
Ph.Ăng ghen có quan niệm: “ Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ
là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người của những lực lượng ở bên
ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những
lực lượng siêu trần thế”.
Từ nhiều ý kiến của các nhà kinh điển có thể thấy được nội dung cơ bản
trong quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, bản chất của tôn giáo là một hình
thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hư ảo, lệch lạc hiện thực khách quan. Sự

phản ánh của tôn giáo luôn cần đến những biểu tượng thần linh, các lực lượng
siêu nhiên nhằm thiêng hóa sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội.
1.2/ Nguồn gốc của tôn giáo
Chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật lịch sử cho nên khi giải
thích nguồn gốc, căn nguyên của tôn giáo cũng trên cơ sở quan điểm duy vật.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - lênin thì tôn giáo có các nguồn gốc trong
kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc về tâm lý, tình cảm.
Về nguồn gốc kinh tế - xã hội, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội,
tôn giáo nảy sinh từ những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định, phản ánh trình
độ của lực lượng sản xuất, trình độ chinh phục các lực lượng tự phát của tự
nhiên và xã hội.
Về nguồn gốc nhận thức, tôn giáo phản ánh nhận thức, thế giới quan của
các bộ phận dân cư có đạo. Sự tồn tại nhận thức, thế giới quan theo quan điểm
duy tâm ngay trong điều kiện khoa học, kỹ thuật công nghệ phát triển là một
thực tế. Bởi vì, sự khác nhau trong thế giới quan liên quan trực tiếp đến quyền tự
do tín ngưỡng và không tín ngưỡng với tư cách là những quyền con người.
Về nguồn gốc tâm linh, tình cảm: Tôn giáo còn có nguồn gốc trong tâm
lý, tình cảm, sự sợ hại tạo ra thần linh. Tâm lý hoang mang, lo sợ, khủng hoảng
niềm tin, trước sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã hội là mảnh đất làm nảy sinh
tôn giáo. Tình cảm tôn giáo gắn liền với tâm lý tôn giáo tạo nên tâm lý cộng
đồng của các nhóm xã hội theo các tôn giáo khác nhau.
1.3/ Những tính chất của tôn giáo
Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đã thể hiện
trong nhìn nhận đánh giá về tính chất của tôn giáo.
Tôn giáo có tính lịch sử. Mỗi một tôn giáo đều do con người sáng tạo ra
trong những điều kiện lịch sử - cụ thể. Tôn giáo có thể thay đổi, tồn tại hay mất
đi. Tôn giáo không phải là một phạm trù vĩnh viễn như các nhà duy tâm, thần
học khẳng định. Lịch sử phát triển của xã hội loài người từ không có tôn giáo
đến các tôn giáo đa thần rồi chuyển sang các tôn giáo độc thần (các tôn giáo có
một vị thần tối cao) đã chứng minh tính lịch sử của tôn giáo. Ở Việt Nam, có

thời kỳ Phật giáo tồn tại với tư cách là quốc giáo. Sau đó suy giảm vị trí, vai trò.
Đến nay không có tôn giáo nào là quốc giáo ở Việt Nam.
Tôn giáo có tính quần chúng. Mỗi một tôn giáo đều phản ánh nhu cầu
của một bộ phận nhân dân. Tuy mức độ lôi cuốn nhiều, ít khác nhau, phạm vi


3

ảnh hưởng khác nhau nhưng các tôn giáo đều có chung chức năng liên kết cộng
đồng, tập hợp quần chúng theo những tín điều, giáo lý, giáo luật nhất định. Thái
độ đối xử với tôn giáo là thái độ đối xử với quần chúng nhân dân có đạo.
Các tôn giáo hiện đại có tính chính trị. Khác với xã hội chưa có giai cấp,
tôn giáo nguyên thủy chỉ đơn thuần phản ánh nhận thức, tư tưởng, tình cảm của
con người đối với thế giới xung quanh, trong xã hội đã có giai cấp, nhà nước,
tôn giáo còn phản ánh các quan hệ giai cấp. Các lực lượng chính trị, nhất là các
giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo phục vụ cho những mục đích ngoài tôn
giáo, mục đích chính trị. Vì vậy, các tôn giáo hiện đại có thêm tính chất chính
trị.
2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo
Vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo trong điều kiện cụ thể của Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu nhiều quan điểm thể hiện thái độ, cách giải
quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam.
Để giải quyết vấn đề tôn giáo, phải có quan niệm đúng về tôn giáo. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã coi tôn giáo như là một thành tố của văn hóa. Người viết:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn ở, đi lại…
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
Nhờ có quan niệm khoa học và thực tiễn về tôn giáo. Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã thể hiện thái độ khoan dung trong ứng xử với tôn giáo. Người không
đối lập máy móc, cực đoan giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội và tôn
giáo. Người khẳng định trong xã hội xã hội Chủ nghĩa tôn giáo vẫn còn tồn tại.
Trong các tôn giáo có các ưu điểm cần khai thác, phát huy trong xây dựng Chủ
nghĩa xã hội.
Một số quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo là:
Phải thực sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, không tín ngưỡng của
nhân dân.
Giải quyết vấn đề tôn giáo theo quan điểm Hồ Chí Minh là phải coi
trọng việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, lấy công tác vận
động quần chúng làm trọng tâm.
Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với công tác tôn giáo,
Đảng và Nhà nước phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ trọng tâm là công tác vận
động quần chúng; thường xuyên củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào
chế độ bằng việc đưa cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến toàn thể nhân dân.
III/ Thực trạng Công tác tôn giáo trên địa bàn xã Phú Lập, huyện
Tân Phú, tỉnh Đồng Nai trong năm 2012 – 2013.
1/ Đặc điểm tình hình của xã phú Lập, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng
Nai
Xã Phú Lập hiện có 1.718 hộ với 6.840 khẩu trên tổng diện tích:
1.450,28 ha. Xã Phú Lập nằm trên vị thế phía Đông giáp xã Núi Tượng, xã Phú
Thịnh; phía Tây giáp xã tà Lài; phía Nam giáp xã Phú Thịnh; phía Bắc giáp Tà


4

Lài. Khoảng 80% số dân làm nông nghiệp, 20% còn lại làm lâm, ngư nghiệp và
tiểu thương buôn bán nhỏ, và đội ngũ tri thức.
Hiện xã Phú Lập có 04 cơ sở tôn giáo hợp pháp theo quy định Nhà
nước: Chùa Hồng Liên, chùa Trung Phú; giáo xứ Thạch Lâm và tu xá Tê rê xa,

Thánh tịnh Cao đài Tiên Thiên và 2 cơ sở tu sĩ chưa hợp pháp: tu sĩ Mai Thị
Tuyết (pháp danh Lệ Bạch), tu sĩ Võ Thị Túy Vân (pháp danh Khánh Châu).
Số hộ dân theo các tôn giáo, tín ngưỡng:
Phật giáo: 451 hộ, 2.366 khẩu
Công giáo: 379 hộ, 2.048 khẩu
Tin lành: 3 hộ, 13 khẩu
Cao đài: 53 hộ, 200 khẩu (trong đó: Cao đài Tiên thiên: 24 hộ, 111 khẩu
và Cao đài Tây Ninh: 29 hộ, 89 khẩu).
Hòa hảo: 1 hộ, 3 khẩu.
Trong năm 2012 - 2013, tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn xã xảy
ra nhiều vấn đề phức tạp. Song cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng
UBMTTQ các ban, ngành đoàn thể luôn cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình,
để nâng cao vai trò của tôn giáo trong công cuộc đổi mới hiện nay. Giúp dân an
để vững tin sản xuất kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Tình hình tôn giáo diễn
biến cụ thể như sau:
2/ Kết quả của công tác tôn giáo trên địa bàn xã Phú Lập, huyện
Tân Phú, tỉnh Đồng Nai trong năm 2012 – 2013.
Trong công tác vận động quần chúng đã được các chức sắc trong tôn
giáo, bà con giáo dân hết sức ủng hộ. Tạo điều kiện cho mọi người cùng cộng
tác với chính quyền trong việc phát triển kinh tế của địa phương ngày càng được
nâng cao.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới hưởng ứng cuộc vận động
xây dựng nông thôn mới của chính quyền địa phương, bà con giáo dân đã cùng
với nhân dân và chính quyền địa phương đã làm nhiều tuyến đường liên xã, liên
ấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã đã được bê tông hóa trên 80%
trong đó có sự góp sức của đồng bào có đạo đã tự nguyện đóng góp bê tông hóa
các tuyến đường trong xóm, ấp. Trong 9 tháng đầu năm 2012 nhà nước và nhân
dân cùng làm đã thi công được 07 tuyến đường với tổng chiều dài là 3.450 m bê
tông hóa trong đó nhân dân đóng góp 1.8 tỷ đồng, tiến độ đạt được 100%.
Trong công tác vận động thanh niên lên đường nhập ngũ hàng năm được

sự phối hợp của các linh mục và ban hành giáo, các tu sĩ, ban trị sự. Kết quả
thanh niên lên đường nhập ngũ của địa phương luôn được đảm bảo đủ quân số
lên đường nhập ngũ đạt 100%.
Trong những năm qua được sự phối kết hợp của giáo xứ Thạch Lâm và
chùa Trung Phú trên địa bàn xã tình hình ANCT – TTATXH luôn được giữ
vững không có những tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy xảy ra … các cuộc vận
động toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm luôn được đồng
bào có đạo và nhân dân trên địa bàn xã nhiệt tình hưởng ứng, nhiều năm qua
trên địa bàn không có sự việc phức tạp xảy ra.


5

Các cuộc vận động ủng hộ đồng bào lũ lụt, công tác đền ơn đáp nghĩa,
thu quỹ vận động “Tháng hành động vì trẻ em” luôn được các chức sắc tôn giáo
và bà con giáo dân nhiệt tình ủng hộ.
3/ Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng nhân dân
Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xã Phú Lập luôn lấy các Nghị
quyết, Chỉ thị của Đảng và các Nghị định, Pháp lệnh của Nhà nước làm kim chỉ
nam cho mọi hành động như:
Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ chính trị về tăng cường
công tác tôn giáo trong tình hình mới;
Thông báo số 145-TB/TW ngày 15/06/1998 của Bộ chính trị về thông
báo kết luận của Bộ chính trị về tăng cường lãnh đạo công tác tôn giáo trong
tình hình mới;
Chỉ thị 37-CT/TW ngày 02/07/1998 của Bộ chính trị về công tác tôn
giáo trong tình hình mới;
Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo.

Nghị định 69-HĐBT ngày 19/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định
về các hoạt động tôn giáo;
Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ quy định
về các hoạt động tôn giáo;
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày
18/6/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI;
Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.
Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định
chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong các năm qua, UBND xã đã tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt
động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Bên cạnh đó còn
phối hợp cùng các ngành có liên quan xem xét xác nhận, đề nghị cấp thẩm
quyền có liên quan công nhận tư cách pháp nhân 01 cơ sở tôn giáo Tịnh Thất
Hồng Liên nay là Chùa Hồng Liên. Riêng 02 điểm tu sĩ Mai Thị Tuyết và điểm
tu sĩ Võ Thị Túy Vân không đủ cơ sở để công nhận tư cách pháp nhân như một
cơ sở tôn giáo. Qua đó cơ sở các tôn giáo được sửa chữa, nâng cấp ngày một
khang trang, tạo được sự đồng thuận trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo và hoạt
động của các tôn giáo diễn ra theo đúng pháp luật.
Trong những năm qua công tác vận động quần chúng nhân dân trong
đồng bào có đạo được chính quyến địa phương, các ban ngành đoàn thể của xã
đặc biệt chú trọng nhất là công tác tuyên truyền vận động “ Toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc.”
Nội dung cơ bản là “tuyên truyền, phổ biến quán triệt chủ trương chính
sách tôn giáo của Đảng và pháp luật nhà nước để mọi người thực hiện đúng”.
Công tác vận động đồng bào có đạo chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương; quan điểm “Nội dung cốt lõi của công tác
tôn giáo là công tác vận động quần chúng” được quán triệt trong toàn bộ hệ



6

thống chính trị. Tạo được sự đồng thuận giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo,
giữa người có đạo và người không có đạo, cùng nhau hướng đến một mục đích
chung “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Cụ thể
như sau:
3.1/ Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước.
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào, giúp đồng bào an tâm tu hành theo quy định của pháp luật. Bình
đẳng giữa các công dân, không phân biệt đối xử vì lý do theo hoặc không theo
tôn giáo; không được ép buộc quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Bên cạnh
quyền lợi, công dân phải làm nghĩa vụ, thực hiện tốt chính sách, pháp luật, tham
gia hoạt động đoàn thể, xây dựng chính quyền.
Gìn giữ đoàn kết dân tộc, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân
tộc; tôn trọng tôn giáo khác.
Các công dân cùng tham gia công tác xã hội, làm việc thiện chăm lo cho
cộng đồng.
Đồng thời đài phát thanh xã đã phát được 20 bài về việc tuyên truyền,
phổ biến giáo dục về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
3.2/ Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo
theo lời Bác Hồ.
Đem lại lợi ích thiết thực về phần đời cho đồng bào theo đạo:
Hỗ trợ đồng bào có đạo làm ăn hiệu quả, trong đó có áp dụng sâu rộng tiến bộ
khoa học – công nghệ nhằm củng cố sự tin tưởng của họ vào sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước như việc mở các lớp học nghề ngắn hạn miễn phí cho tất cả
người dân nhất là đồng bào có đạo. Giúp đỡ đồng bào có đạo làm việc lành, làm
việc thiện để tín đồ tôn giáo sống “tốt đạo, đẹp đời”.
Đảm bảo tín đồ các tôn giáo vừa sinh hoạt tôn giáo bình thường theo
quy định của pháp luật vừa tạo ra sinh hoạt văn hóa, tinh thần lành mạnh và

nâng cao trình độ dân trí. Động viên, khuyến khích đồng bào có đạo tích cực
tham gia các phong trào thi đua yêu nước, có hình thức biểu dương, khen thưởng
của chính quyền, đoàn thể tạo điều kiện gắn bó giữa hệ thống chính trị với đoàn
viên, hội viên là người có đạo cụ thể như việc tổ chức Đại hội Thể dục thể thao
xã nhà, đã vận động các con em là người có đạo tham gia tích cực. Hay UBND
xã luôn kết hợp với trung tâm Văn hóa huyện có các buổi công chiếu phim mang
tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với quy định của Nhà nước cho toàn thể nhân
dân trên địa bàn nói chung và đồng bào có đạo nói riêng.
Đồng thời UBND xã phối hợp đoàn huyện kiểm tra đất đai của Tịnh
Thất Hồng Liên, hướng dẫn làm thủ tục chuyển tỉnh xin phép xây dựng Chánh
điện của cơ sở tôn giáo.
Bên cạnh đó vào các ngày lễ lớn như lễ Phật Đản của các chùa, lễ “ Tao
đoàn hoàn thành vũ trụ hay lễ vía Ngọc Hoàng thượng đế” của Thánh Tịnh
Ngọc Lâm Tiên Đàn, và lễ Giáng sinh của giáo xứ Thạch Lâm. Cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương, Mặt trận tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể xã đến thăm
tặng quà như một sự khích lệ động viên tinh thần với các cơ sở tôn giáo, tạo nên


7

tình thân mến giúp nhau thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
3.3/ Tập hợp tín đồ vào tổ chức đoàn thể, bồi dưỡng cán bộ là người
có đạo.
Gia nhập đoàn thể là gia nhập các hình thức sinh hoạt bổ ích, nâng cao
trình độ của tín đồ; hoạt động của đoàn thể sẽ giúp đỡ cụ thể, thiết thực trong
đời sống; tham gia đoàn thể là có thêm cơ hội trưởng thành về xã hội, qua đó tín
đồ thể hiện ý thức công dân trong việc tham gia xây dựng quê hương, đất nước.
UBND xã cũng đã tạo cơ hội cho 15 tín đồ/ một cơ sở tôn giáo dự tập
huấn pháp luật Nhà nước tại huyện. Và 02 chức sắc, 01 tu sĩ công giáo dự lớp

kiến thức Quốc phòng tại tỉnh. Bồi dưỡng và chọn, cử những thành viên tích cực
vào Ban Chấp hành các đoàn thể từ cơ sở, qua đó chọn người xuất sắc giới thiệu
ứng cử Hội đồng nhân dân, cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp; xây dựng
đoàn viên, hội viên tích cực.
3.4/ Hướng dẫn quần chúng đấu tranh với các biểu hiện mê tín, các
hoạt động lợi dụng tôn giáo:
Đẩy mạnh xây dựng quy ước, hương ước cấp cơ sở nhằm khắc phục các
biểu hiện: chữa bệnh theo kiểu mê tín (cúng, nước thánh, cho bùa…); ma chay
kéo dài, mất vệ sinh, tốn kém, biến tướng trong lễ nghi; cúng giỗ kết hợp “hoạt
động tôn giáo” trái pháp luật…
Cụ thể điểm nhà bà Trần thị Ân tổ 9, ấp 4 đã có biểu hiện biến nhà riêng
thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng (Mẫu). Chuyển cốt người nhà xây 03 mộ sát
nhau với mục đích lôi kéo tụ tập cúng bái.
Điểm nhà tu sĩ Võ Thị Túy Vân ấp 06, Phú Lập treo cờ phô trương nhân
lễ Phật Đản, không đúng với quy định của Nhà nước. UBND xã mời tu sĩ Võ
Thị Túy Vân làm việc nhắc nhở không được phép treo cờ và tụ tập đọc kinh
hàng đêm tại nhà ở của tu sĩ vì đây không phải là một cơ sở tôn giáo.
Tháng 02 năm 2012 mời hai hộ tại tổ 09, ấp 4 lên làm việc: nội dung tự
ý dựng tượng tại nhà. Gồm bà Nguyễn Thị Thu Ân; sn: 1954; và ông Lê Văn
Lang; sn: 1968 sau khi làm việc: Ông Lang cam kết di dời tượng vào nhà, bà Ân
xin giữ nguyên hiện trạng cam kết không tụ tập cúng bái; chỉ để sinh hoạt gia
đình.
Ngày 11/03/2012 tu sĩ Lê Văn Lang lợi dụng việc tín ngưỡng dân gian
gia đình cúng cầu an, đất đai. Mời một số chức sắc, tu sĩ ngoài địa phương đến
tổ chức cúng đàn nhằm mục đích khai trương am cốc của ông. Mặc dù UBND
xã nắm được ý đồ của ông ta nên đã mời về trụ sở nhắc nhở, nhưng ông ta vẫn
cố tình vi phạm. UBND xã đã mời về cơ quan làm công tác tư tưởng và cảnh
cáo ông Lê Văn Lang.
Đồng thời có phát hiện 05 tu sĩ phật giáo phái khất sĩ đi khất thực, quá
duyên tại chợ 13, ấp 03 xã Phú Lập. Cán bộ Tôn giáo dân tộc mời về Ủy ban

nhân dân cho làm bản cam kết không tái phạm vì trái với Hiến chương của Phật
giáo Việt Nam.
Chủ động tuyên truyền giải thích các hiện tượng tự nhiên tránh hoạt động lợi
dụng vì các mục đích thiếu lành mạnh.


8

Vận động quần chúng tham gia đấu tranh, phê phán, giáo dục những đối tượng
có hành động lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật, gây rối, ảnh hưởng tới trật tự
an toàn xã hội. như Hộ Phùng Đăng Hòa tổ 10, ấp 4 tự ý cúng Thượng tượng
trong 03 ngày; có 50 - 60 tín đồ, chức sắc Cao Đài Tây Ninh trong và ngoài xã
tham dự. UBND xã đã nhắc nhở chủ hộ.
Bên cạnh đó trên địa bàn xã cũng xảy ra một số vấn đề bất cập như
Về Phật giáo:
Tháng 1 năm 2012 phát hiện chỗ ở của tu sĩ Mai Thị Tuyết tự ý cơi nới
thêm phòng tiếp khách có S: 49,7 m 2 đã xử phạt hành chính : 1.250.000đ.
Trong tháng 07/2012 Tịnh Thất Hồng Liên tự ý xây dựng cột nhà Chánh
điện, UBND xã lập biên bản đình chỉ nhưng Tịnh Thất lại tiếp tục vi phạm xây
dựng nhà ngũ có lầu có S: 80 m 2, 01 trệt, 01 lầu. UBND xã đã lập biên bản đình
chỉ đồng thời lập tờ trình trình UBND huyện.
Ngày 19/07/2012 UBND xã phát hiện tại ấp 06, điểm tu sĩ Võ Thị Túy
Vân có 06 phật tử nữ cúng bái như cơ sở tôn giáo trong lúc tu sĩ nhập hạ Tp Hồ
Chí Minh. UBND xã đã mời các đối tượng về trụ sở giải thích nhắc nhở, cho các
đối tượng biết sự việc như vậy là trái với quy định của Nhà nước.
Trong tháng 10/2012 điểm tu sĩ Mai Thị Tuyết ấp 1 – Phú Lập có phật
tử đến cúng bái. Điểm tu sĩ Võ Thị Túy Vân thì bà Dung và bà Trần Thị Đáng
ngụ tại xã Núi Tượng, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai vẫn duy trì tụng kinh hàng
đêm là trái với quy định của Đảng và Nhà nước về tôn giáo. UBND xã đã mời
hai đối tượng làm việc với sự giải thích, vận động bằng nhiều hình thức.

Điểm Lê Văn Lang ấp 4, Phú Lập cho một tu sĩ ngoài địa phương ở
chung là trái quy định của Đảng và Nhà nước. Hàng ngày tu sĩ này đi khất thực
tại trung tâm chợ, ngã ba 13.
Tháng 11/2012 điểm tu sĩ Võ Thị Túy Vân, ấp 6, Phú Lập có xuất hiện
thêm 01 tu sĩ chưa rõ họ tên. Hiện điểm tu sĩ này đang nhen nhóm vận động phật
tử quay lại sinh hoạt tôn giáo, họ đã phát tin ảo UBND xã cho sinh hoạt tôn
giáo.
Riêng Chùa Trung Phú xây dựng nhà ở trụ trì không xin phép cấp có
thẩm quyền, S: 99 m2. UBND xã đã lập biên bản đình chỉ việc xây dựng, khi nào
có đầy đủ giấy phép của cấp có thẩm quyền mới được phép tiếp tục xây dựng.
Về Cao đài:
Ngày 22/04/2012 ban cai quản Thánh Tịnh Ngọc Lâm Tiên Đàn gửi đơn
xin UBND xã cho phép xây dựng Thạch trụ; ngay trong ngày UBND xã có công
văn báo huyện về sự việc trên. Cũng trong ngày này ông Nguyễn văn Yên (tín
đồ của Cao đài) đã tự ý xây dựng và hoàn thành Thạch trụ trong 03 ngày sau,
cấp trên có văn bản chỉ đạo buộc tháo dỡ. Đồng thời CB. Tôn giáo – dân tộc
tham mưu UBND xã làm kế hoạch tháo dỡ thạch trụ xây dựng trái phép.
Vấn đề xây dựng Thạch trụ trái phép của Thánh Tịnh Ngọc Lâm Tiên
Đàn, huyện và tỉnh đã có văn bản chỉ đạo tháo dỡ. Thánh Tịnh họp nhân sanh tất
cả đồng tình tháo dỡ song gia đình ông Nguyễn Văn Yên không chấp hành (mục
đích muốn ly khai ra khỏi Hội thánh nhằm tạo cở sở ban đầu cho thánh địa
Hội thánh ly khai ). UBND xã Phú Lập mời ông Nguyễn Văn Yên lên làm công
tác tư tưởng, cuối cùng ông Yên cũng đồng ý việc tháo dỡ.


9

Ngày 15/10/2012 UBND xã giám sát Ban cai quản Thánh Tịnh Ngọc
Lâm Tiên Đàn tháo dỡ bia thạch trụ xây dựng trái phép.
Về Công giáo:

Hộ ông Trần Văn Quyết tổ 09, ấp 4 tại nơi đặt tượng thánh Giuse đã tự ý
đặt thêm 02 băng đá, biến thành sân lễ tượng đài thánh Giuse chưa xin phép cơ
quan có thầm quyền. UBND xã đã mời ông ta lên làm việc song ông không chấp
hành vì lý do đất nơi đặt tượng và băng đá đã thuộc về giáo xứ.
Ngày 20/05/2013 hộ ông Trần Văn Học tổ 7, ấp 5, Phú Lập tự ý xin
tượng đức Mẹ Maria (cũ) về dựng trước sân nhà, tượng cao 2m cả trụ. UBND xã
đã làm lập biên bản và ông đã cam kết không tụ tập làm lễ và sẽ di dời tượng
vào trong nhà.
UBND xã phối hợp với y tế xã kiểm tra tu xá Teresa về việc khám chữa
bệnh. Qua kiểm tra thì tu xá Têresa chưa có giấy phép và chứng chỉ hành nghề.
UBND xã đã nhắc nhở và hướng dẫn tu xá các thủ tục giấy tờ để hoạt động công
tác khám chữa bệnh.
Các vấn đề bất cập khác:
Ngày 15/03/2012 phát hiện hai đối tượng từ Biên hòa về phát tán tài liệu
“phát luân công”. UBND xã phối hợp cùng lực lượng Công an xã để bắt đối
tượng đưa về trụ sở UBND xã tạm giữ 152 cuốn tài liệu. Đối tượng bà Nguyễn
Thị Hường, sn: 1977, thường trú KP13, Phường Hố Nai, Tp Biên Hòa; ông Lê
Thái Toàn , sn: 1992, thường trú phường An Bình, Tp Biên Hòa. UBND xã báo
Công an huyện xử lý.
Trong 08 tháng đầu năm 2013 số vụ vi phạm về tôn giáo của các cơ sở
tôn giáo có giảm so với năm 2012: 6/9 vụ giảm 03 đó là sự quan tâm sâu sắc của
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xã Phú Lập, sự hết mình trong công tác
của CB. Tôn giáo – dân tộc, luôn nâng cao vai trò vị thế của công tác tôn giáo,
đồng thời CB. Tôn giáo – dân tộc luôn biết lắng nghe trao dồi học hỏi kinh
nghiệm, và học hỏi theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về công tác tôn giáo.
Đồng bào có đạo là một phần quan trọng trong thành phần dân cư, có
tính đặc thù. Làm tốt công tác vận động quần chúng là làm tốt công tác tôn giáo.
Khi đồng bào có đạo hiểu – tin thì họ sẽ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia hoạt động của các đoàn thể, tạo thành

phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa, giữ gìn trật
tự an toàn xã hội, phát huy những yếu tố tích cực trong đạo đức tôn giáo, đấu
tranh loại trừ các biểu hiện tiêu cực và lợi dụng tôn giáo vì những mục đích
xấu…
4/ Một số giải pháp tình hình tôn giáo tại địa phương
Trước tình hình tôn giáo của xã Phú Lập đặt ra những trách nhiệm cho
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, CB. Tôn giáo-dân tộc, các cơ sở tôn giáo
trên địa bàn và trách nhiệm của từng người dân.
Đảng và chính quyền địa phương cần có sự quan tâm sâu sát, thực hiện
các sách lược mềm mỏng hay đanh thép kịp thời đến các cơ sở tôn giáo trên địa
bàn.


10

CB. Tôn giáo – dân tộc cần được nâng cao trình độ nghiệp vụ để tham
mưu cấp trên một cách kịp thời đúng đắn nhất.
Ủy ban Mặt trận tổ quốc cũng như các ban, ngành đoàn thể là một trong
hai cánh tay đắc lực. Vì vậy phải hết mình, tận tâm, tận lực liên kết phối hợp
đồng bộ tạo nên sự thành công của công tác tôn giáo.
Riêng các cơ sở tôn giáo trên địa bàn xã Phú Lập được quyền tự do tổ
chức tín ngưỡng, nhưng luôn phải chấp hành tốt đúng đắn các chủ trương chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo.
Nhân dân trên địa bàn xã Phú Lập được quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo, nhưng không được quên nghĩa vụ của mình là luôn phải chấp hành tốt
đúng đắn các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công
tác tôn giáo. Tránh lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của cá nhân mà
làm trái với quy định của Đảng và Nhà nước, hay biến tín ngưỡng tôn giáo của
cá nhân thành mê tín, dị đoan lạc hậu.
IV/ Kết luận

Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của
hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với công tác tôn giáo. Để làm tốt vấn đề
này đòi hỏi các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần thực sự quan tâm, lãnh đạo việc
thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với các tôn giáo
một cách đồng bộ, có tính thống nhất cao; cần phân định rõ vai trò lãnh đạo của
Đảng, công tác quản lý nhà nước của chính quyền và không ngừng phát huy vai
trò vận động của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng trong việc động viên
đồng bào có đạo tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, đoàn
kết, phấn đấu xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.
Các ngành các cấp đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống
yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và toàn ven lãnh thổ, làm cho các tôn
giáo gắn bó với dân tộc, với quê hương đất nước, tăng cường sự đồng thuận giữa
người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không tín ngưỡng, tôn giáo cũng
như giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
Cần nhận thức một cách sâu sắc rằng nội dung cốt lõi của công tác tôn
giáo là công tác vận động quần chúng, thông qua công tác vận động nhằm giúp
đồng bào các tôn giáo phát huy những ưu điểm, khắc phục tồn tại, giữ gìn và
phát huy những truyền thống văn hóa của dân tộc, tôn vinh những người có công
với Tổ quốc, với nhân dân đồng thời chủ động đấu tranh chống lại các hoạt động
lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, hoạt động trái
pháp luật và chính sách của Nhà nước, lợi dụng, kích động chia rẽ nhân dân,
chia rẽ các dân tộc, gây rối , xâm phạm an ninh quốc gia.
Quan tâm xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo đủ
mạnh, tạo điều kiện về mọi mặt nhằm góp phần tham mưu ngày càng tốt hơn
cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo theo
đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Trong tình hình hiện nay, Cán bộ tham mưu, giúp việc về công tác tôn
giáo ở địa phương, chưa được quan tâm đúng mức vì vậy chưa đáp ứng được
yêu cầu tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vấn đề nảy sinh từ cơ
sở. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn



11

cho cán bộ làm công tác tôn giáo của cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và các đoàn
thể quần chúng tạo sự thống nhất và có tính "liên hoàn" cao nhằm phát huy sức
mạnh và hiệu quả công tác tôn giáo trong tình hình mới.
Với những kết quả đã đạt được về công tác tôn giáo thời gian qua, với
sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhất là địa phương ta luôn thực hiện tốt các
Nghị quyết, Nghị định, Pháp lệnh, Chỉ thị, Kế hoạch… của Đảng và Nhà nước.
Thì tin tưởng rằng trong những năm tới các cấp uỷ Đảng, chính quyền,
Mặt trận, các đoàn thể quần chúng trên địa bàn ta cùng cả hệ thống chính trị
tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, nâng cao trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị đối với công tác tôn giáo, góp phần tập hợp, động viên đồng bào
các tôn giáo hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống "tốt đời đẹp
đạo" thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần tích cực vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



×