Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.48 KB, 2 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo
Nước ta là nước đa tôn giáo, song có hai tôn giáo mà số tín đồ đông nhất
là Phật giáo và Công giáo.
Là một người cộng sản theo chủ nghĩa Mác - Lê nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh
không bao giờ phản đối, bài xích các tôn giáo. Người luôn luôn tỏ thái độ tôn
trọng và đề cao vai trò của những vị đã sáng lập ra các tôn giáo. Người nói: "Mục
đích cao cả của Phật Thích Ca và chúa Giê-su đều giống nhau. Thích Ca và Giê-
su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng"
Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là mẫu mực của sự tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng và tự do không tín ngưỡng. Người không hề có sự phân biệt đối xử giữa
tôn giáo này và tôn giáo khác, giữa người có đạo và người không có đạo. Tư tưởng
đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo là tư
tưởng nhất quán và trở thành chính sách lớn của Bác.
Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập do
chính Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, đã khẳng định quyền tự
do tín ngưỡng là quyền tự nhiên của người Việt Nam. Người nghiêm khắc phê
phán những biểu hiện vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, quan tâm giáo dục cán bộ
chính quyền, quân đội và các đoàn thể phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, bảo vệ đền
chùa, nhà thờ các tôn giáo.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào lương hay giáo đều là người Việt
Nam, đều là người lao động và sự nghiệp cách mạng là việc lớn, 1à sự nghiệp
chung không phải chỉ của một hai người. Người kêu gọi: "Lương giáo đoàn kết,
toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi trong công
cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc, và xây dựng một nước
Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh"(3).
Người dạy: "Ngày nay, đồng bào cả nước, giáo và lương, đều đoàn kết chặt
chẽ, nhất tâm nhất trí như con một nhà, cương quyết giữ vững tự do độc lập..."
Tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh rõ ràng nổi lên quan
điểm bỏ qua những dị biệt nhỏ để giữ lấy cái tương đồng lớn; vượt qua những
khác biệt về đức tin, lối sống… để giữ lấy tình đoàn kết dân tộc, giữ lấy mục tiêu
độc lập, tự do, hạnh phúc.


Giữa tháng 10 năm 1945, vào ngày lễ hành nguyện Phật giáo, trong một bữa
tiệc chay được tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), có tín hữu hai tôn giáo (Công
giáo và Phật giáo) tham dự, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Mặc dầu hai tôn giáo có
hai giáo lý khác nhau nhưng tôn giáo nào cũng từ bi nhân đạo mà ra, thì không lý
gì lúc này cùng là con dân Việt Nam, lại không thể có sự đoàn kết giữa hai tôn
giáo được".
Trong bức thư gửi các giám mục và đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, ngày 14-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Đức Giêsu hy sinh vì
muốn loài người được tự do hạnh phúc, đồng bào ta cả lương cả giáo cũng vì tự do
hạnh phúc cho toàn dân mà hy sinh phấn đấu”(7)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo không chỉ xuất phát từ thực tế
đất nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc, từ tinh hoa văn hóa dân tộc, từ lý luận
Mác - Lê nin xem cách mạng là sự nghiệp của quần chúng... mà còn từ tình cảm
yêu thương, lòng nhân ái của Người với đồng bào các tôn giáo. Tấm lòng ấy là bản
sắc Hồ Chi Minh luôn biết hòa vào quần chúng, hiểu họ yêu gì, ghét gì và mong
muốn điều gì.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn
dân tộc có một ý nghĩa rất to lớn. Nó đã trở thành cơ sở cho việc hình thành chính
sách tôn giáo của Đảng và Chính phủ ta trong các giai đoạn cách mạng nhằm phát
huy được mặt tích cực của đạo đức tôn giáo trong công cuộc bảo vệ và xây dựng
đất nước.
Kể từ luận cương cách mạng tư sản dân quyền năm 1930 đến Nghị quyết
Đại hội VII của Đảng năm 1996, từ Nghị quyết đầu tiên của Chính phủ ngày 3-9-
1945 đến Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19-4-1999 và trong các bản Hiến
pháp của nước ta, Đảng và Nhà nước đều nhất quán tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo.
Nguyễn Xuyến

×